You are on page 1of 8

Chương 1: tổng quan về văn hóa kinh doanh

1. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
2. Văn hóa có 8 đặc trưng: luôn tiến hóa, học hỏi đc, chủ quan, khách quan, tập
quán , cộng đồng, kế thừa, dân tộc
3. Chức năng của văn hóa (4 chức năng)
- Chức năng giáo dục:
- Chức năng nhận thức
- Chức năng thẩm mĩ
- Chức năng giải trí
4. Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanh
chọn lọc, tạo ra sử dụng biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tòa nên bản
sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó
- Nhân tố văn hóa được chủ thể KD tạo ra các giá trị của riêng mình trong
quá trình KD
5. Vai trò của VHKD(3 vai trò)
- VHKD là phương thức phát triển SXKD bền vững
- VHKD là nguồn lực phát triển KD
- VHKD là điều kiện đẩy mạnh KD quốc tế
chương 2: Triết lí kinh doanh
1. Triết lsi kinh doanh gồm 3 nội dung: sứ mệnh, mục tiêu cơ bản, hệ thống các
giá trị
2. Sứ mệnh của doanh nghiệp
- Sứ mệnh của doanh nghiệp là bản tuyên bố lý do tồn tại của DN. Nó mô tả DN
làm những gì, vì ai và làm như thế nào

- Sứ mệnh của DN thực chất trả lời cho các câu hỏi:

+ DN của chúng ta là gì?

+ DN muốn trở thành tổ chức như thế nào?

+ DN tồn tại nhằm mục đích gì?

+ Công việc của DN là gì?

+ DN có nghĩa vụ gì?

+ Các mục tiêu định hướng của DN là gì?

Ví dụ: Sứ mệnh của Vinamilk là “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng
đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính
sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con
người và xã hội”.
3. Hệ thống mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp
- Sứ mệnh của DN đc cụ thể hóa bằng các mục tiêu chính có tính chiến lược

- Xác định các mục tiêu cơ bản

+ Vị thế của DN trên thị trường

+ Thành tích của DN

+ Lợi nhuận

Ví dụ: VD: Mục tiêu chiến lược


- Khả năng sinh lợi

- Vị thế cạnh tranh trên thị trường

- Hiệu suất SX

- Cơ cấu SP

- Mục tiêu tài vụ

- Xây dựng và phát triển DN

- Sáng chế, phát minh

- Tình hình phát triển nguồn nhân lực

- Mức độ phúc lợi của nhân viên

- Trách nhiệm XH của DN

4. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp

- Trả lời cho câu hỏi “DN hoàn thành sứ mạng KD bằng con đường nào? Với
những nguồn lực gì?”

- Phương thức hành động bao gồm:

+ Hệ thống giá trị

+ Tổ chức quản lý DN

+ Những nguyên tắc (đạo đức) chung của DN

Ví dụ:Giá trị cốt lõi của Colgate


Hoạt động kinh doanh của Colgate dựa trên ba giá trị cốt lõi

 Quan tâm
 TInh thần đồng đội toàn cầu
 Cải thiện không ngừng

5. Vai trò triết lí kinh doanh


Triết lý KD cốt lõi (quan trọng nhất) của VHDN tạo ra phương thức phát triển bền
vững của DN

- Triết lý KD của DN là công cụ định hướng và cơ sở quản lý chiến lược, làm nên
thành công của DN

- Triết lý KD là 1 phương tiện giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo ra 1
phong cách làm việc đặc thù của DN

=> Đặc trưng triết lý KD của DN ổn định, bền vững, khó thay đổi... tạo nên cơ
sở, bản sắc DN

Chương 3: đạo đức kinh doanh

1. Đạo đức làtập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực XH nhằm điều chỉnh,
đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người
khác, với XH
2. Đạo đức kinh doah là 1 tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh , đánh giá, hướng dẫ và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh, là
đạo đức đc áp dụng vào hoạt động kinh doanh, là 1 dạng đạo đức nghề
nghiệp có tính đặc thù của hoạt động kinh doah
3. Vai trò của đạo đức kinh doanh(6 vai trò)
- Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh
 Luật kinh doanh và đạo đức kinh doanh là 2 thước đo
 Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với luật kinh doanh
 Điều chỉnh hành vi của chủ thể( hợp pháp+phù hợp đạo đức)

Ví dụ: Viettelpost xóa sổ cả 1 chi nhánh ở Nam định vì 1 nhân viên ném đồ của khách khi vận
chuyển. Điều này đã vi phạm dạo đức kinh doanh của công ty Viettel. Chủ thể kinh doanh là lãnh
đạoo ban giám đốc Viettel. Vì slogan : hãy nói theo cách của bạn -> điều chỉnh hành vi nhân viên
Viettel của cả nước
 Pháp luật càng chặt chẽ thì đạo đức kinh doanh càng được đề cao

- Góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp

*Các yếu tố phản ánh chất lượng của doanh nghiệp


 Chất lượng sản phẩm
 Sự tận tâm của nhân viên
 Sự trung thành của khách hàng
 Sự đóng góp của doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội
 Lợi nhuận ngày càng tăng
Ví dụ: Thu hồi hơn 800.000 xe ô tô Toyota

Tháng 11/2018, hãng ô tô Nhật Bản Toyota thông báo lập tức thu hồi hơn 800.000 xe trên toàn
thế giới do lỗi kĩ thuật ở bộ phận điều hòa ko khí, gây thiệt hại cho hãng hơn 1 triệu USD

->Đạo đức kinh doanh đặt chất lượng sản phẩm lên trên hết

- Góp phần vào sự trung thành và tận tâm của nhân viên

*Sự tận tâm, trung thành của nhân viên xuất phát tư:
 Doanh nghiệp thực hiện tốt và đầy đủ nghĩa vụ với người lao
động(lương, thưởng,phúc lợi...)
 Doanh nghiệp có chính sách quan tâm, tôn trọng nhân viên
 Môi trường làm việc
 Doanh nghiệp đóng góp tích cực cho cộng đồng
+nhân viên tự hào là thành viên của công ty, cảm thấy cai trò tích cực
của họ trong công ty
+họ muốn cống hiến hết mình cho doanh nghiệp
Ví dụ: Văn hóa công ty Twitter

Nhân viên của công ty Twitter không ngừng ca ngợi về văn hóa tuyệt vời. Môi trường giúp đỡ
lẫn nhau, cuộc họp được tổ chức trên tầng thượng, đồng nghiệp thân thiện. Đặc biệt mỗi cá nhân
đều cảm thấy mình là một phần quan trọng trong tầm nhìn phát triển chung.
Tuy nhiên, nhân viên của doanh nghiệp ở trụ sở chính tại San Francisco được cung cấp
bữa ăn miễn phí. Đồng thời, có những kì nghỉ không giới hạn, lớp dạy Yoga…. Thậm chí
nhân viên còn cảm giác rằng mình đang làm việc với những bạn thông minh, nhạy bén

- Góp phần làm hài lòng khách hàng


 Khách hàng thích mua sản phamar của doanh nghiệp uy tín, danh
tiếng, quan tâm khách hàng và xã hội
 Hành vi vô đạo đức có thể làm khách hàng ra đi
 Hành vi đạo đức có thể lôi cuốn khách hàng
Ví dụ: -Cửa hàng trà T-we Tea ở San Francisco luôn đính kèm dòng ghi chú ngọt ngào
cho mỗi hóa đơn khi khách hàng mua sản phẩm. Bằng một hành động nhỏ nhưng vô cùng
tinh tế, T-we Tea đã hoàn toàn ghi điểm trong mắt khách hàng. Vì vậy, cửa hàng này đã
trở thành sự lựa chọn hàng đầu đối với người dùng có nhu cầu mua hoặc uống trà chiều.

-Các shop quần áo trên Shopee luôn đính kèm những tấm thiệp nhỏ với lời cảm ơn chân
thành và giấy thơm trong mỗi đơn hàng. Điều này khiến khách hàng cảm thấy được trân
trọng hơn.

- Góp phần tạo ra lợi nhuận


 Sự tin tưởng của khách hàng và nhân viên
 Sự trug thành của nhân viên
 Sự thỏa mãn của khách hàng
 Chất lượng của tổ chức

- Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia
Đạo đức+ niềm tin
Môi trường tốt:
 Tăng động lực
 Giảm chi phí
 Cạnh tranh hiệu quả
Ví dụ: Viettel là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tiên phong trong thực thi chiến lược quốc gia
về lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông tin và công nghiệp quốc phòng công nghệ cao. Luôn là
doanh nghiệp hiệu quả nhất, lợi nhuận trước thuế các năm gần đây của Viettel luôn duy trì trên
40.000 tỉ/năm, tỉ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu luôn duy trì trên 25%.
Đến nay 7/10 thị trường kinh doanh đã có lợi nhuận, dòng tiền về nước những năm gần đây ở
mức 250-350 triệu USD/năm. Đến nay, Viettel đã thu về 900,3 triệu USD, tương đương 62%
tổng đầu tư.

4. Trách nhiệm xã hội Là cam kết của công ty đóng góp cho việc phát triển KT
bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ MT, bình đẳng về
giới, an toàn lao động, quyền lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát
triển nhân viên, phát triển cộng đồng theo cách có lợi cho cả công ty cũng
như phát triển chung của xã hội

- Trách nhiệm XH là một nghĩa vụ mà DN phải thực hiện đối với XH nói chung

- Có trách nhiệm xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tối
thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội

-> đạo đức kinh doanh là sức mạnh của trách nhiệm xã hội

Chương 4: văn hóa doanh nhân

1. Doanh nhân là người làm kinh doanh, là những người tham gia quản lý, tổ
chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2. Vai trò của doanh nhân

- Doanh nhân là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất góp phần phát triển kinh
tế

- Doanh nhân là người kết hợp và sử dụng nguồn lực tối ưu nhất

- Doanh nhân là người sáng tạo sản phẩm, dịch vụ, phương thức sản xuất mới, góp
phần thúc đẩy sự phát triển
- Doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy giao
lưu phát triển kinh tế xã hội

- Doanh nhân là những người đào tạo cho những người dưới quyền góp phần phát
triển nguồn nhân lực.

3. Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hoá mà các doanh nhân chọn lọc,
tạo ra và sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình.

You might also like