You are on page 1of 15

Em hiện đang là sinh viên k66 của viện dệt-may, da giày và thời trang

thuộc trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Và như với cái tên, viện của em
học và nghiên cứu về các sản phẩm thời trang cũng như là học cách
thiết kế ra chúng. Ngành học này em thấy khá là thích thú vì em cũng có
sở thích rất lớn với thời trang. Năm nay là năm thứ 2 mà em vẫn chưa
hề có định hướng là mình sẽ vào làm tại công ty nào tại vì ở Việt Nam
hiện giờ có rất nhiều công ty về dệt may và mỗi công ty lại có một cách
hoạt động cũng như các mặt hang sản xuất khác nhau và các tiêu chí
cũng khác nhau. Nhưng nhờ có môn văn hóa kinh doanh vào kì này mà
em được hiểu biết thêm các tiêu chí mà doanh nghiệp cần phải có để có
thể chọn được một công ty sau này mình sẽ gắn bó lâu dài. Và công ty
mà em đang rất quan tâm đó chính là tổng công ty cổ phần may Việt
Tiến. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp là môn học để nêu
lên được cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái đúng và sai trong kinh doanh.
Văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn hoá trong xã hội, kinh
doanh có văn hóa đòi hỏi chủ thể của nó không chỉ đạt được mục tiêu
lợi nhuận cá nhân mà còn mang đến cái lợi, cái thiện, cái đẹp cho khách
hàng, đối tác và xã hội, nó cần áp dụng trong hoạt động của doanh
nghiệp, doanh nhân và cả trong hành vi ứng xử của khách hàng. Hoạt
động kinh doanh cố nhiên không lấy các giá trị của văn hoá làm mục
đích trực tiếp, song nghệ thuật kinh doanh, từ việc tạo vốn ban đầu, tìm
địa bàn kinh doanh, mặt hàng kinh doanh cách thức tổ chức thực hiện
chiến lược kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và bảo hành sau
bán... được “thăng hoa” lên với những biểu hiện và giá trị tốt đẹp thì
kinh doanh cũng là biểu hiện sinh động văn hoá của con người. Văn hóa
kinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố chính là triết lý kinh doanh,
đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp và
văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh. Văn hóa kinh doanh là văn
hóa của nghề kinh doanh, là văn hóa của cộng đồng kinh doanh, là văn
hóa của giới doanh nhân. Vai trò, tác dụng của nó không chỉ trong công
tác quản trị nội bộ mà còn cả trong quan hệ của doanh nghiệp, doanh
nghiệp với xã hội; doanh nghiệp cần phải tạo ra những sản phẩm dịch
vụ có hàm lượng văn hóa đậm đà, phải vươn tới việc sáng tạo ra các giá
trị nhân văn giàu bản sắc, qua đó quảng bá, nâng tầm giá trị của thương
hiệu quốc gia, dân tộc.
I.Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Tiền thân Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến là một xí nghiệp may tư
bản “ Thái Bình Dương kỹ nghệ Công ty”- tên giao dịch là Pacific
Enterprise. Xí nghiệp này được thành lập bởi 8 cổ đông góp vốn do ông
Sâm Hào Tài- một doan nhân người Hoa làm giám đốc.
Sau ngày thống nhất đất nước, Nhà nước tiếp quản và quốc hữu hóa rồi
giao cho Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý ( nay là Bộ Công Thương).
Tháng 5/1977 được Bộ Công nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh
và đổi tên thành Xí nghiệp May Việt Tiến
Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn , thiệt hài hoàn toàn. Tuy thế,
được sự trợ giúp từ những đơn vị bạn , cộng với lòng hăng say gắn bó
với xí nghiệp, toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi
vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên
thương trường.
Ngày 29/04/1995 Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam ra đời.
- Ngày 11/01/2007, Thành lập Tổng Công ty May Việt Tiến trên cơ
sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt
Nam.
- Ngày 13/02/2007, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết Định số
544/QĐ-BCN về việc cổ phần hóa Tổng Công ty May Việt Tiến
- Ngày 02/01/2008, Tổng Công ty may Việt Tiến chính thức đi vào
hoạt động Công ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 4103008950 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí
Minh Cấp lần đầu ngày 02/01/2008 với vốn điều lệ là 230 tỷ đồng.
- Năm 2011, tổng công ty tang vốn điều lệ từ 230 tỷ thành 280 tỷ.
Hiện nay vốn điều lệ của Công ty là 280 tỷ theo giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 0300401524 do Sở kế
hoạch và Đầu tư tp. HCM cấp thay đổi lần thứ 08 ngày
22/07/2015.
2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
a. Cơ cấu tổ chức của công ty gồm có Tổng công ty và các Chi nhánh
bao gồm:
- Chi nhánh của Tổng công ty tại Hà Nội: số 79, Lạc Trung, Quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội.
- Chi nhánh của Tổng công ty tại Đà Nẵng: 102,Nguyễn Văn
Linh,Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Chi nhanh của Tổng công ty tại Hải Phòng: 5 Lý Tự Trọng,Phường
Hoàng Văn Thụ, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.
b. Cơ cấu bộ máy quản lý
- Đại hội cổ đông
- Hội Đồng Quản Trị và Ban Kiểm Soát
- Ban Tổng Giám Đốc
- Các phòng ban chức năng; các xí nghiệp, chi nhánh phụ thuộc và
các đơn vị HTKD,liên doanh, liên kết
3. Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt may các loại
- Sản xuất, kinh doanh nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng,
công cụ ngành dệt may và bao bì
- Dịch vụ giặt in thêu và đào tạo cắt may công nghiệp
4. Những thành tự nổi bật
- Năm 2011 được Chủ tịch nước trao giải huân chương độc lập hạng
II
- Từ năm 2008 đến năm 2010 được Bộ Công thương trao giải
Thương hiệu quốc gia
- Năm 2000 được Chủ tịch nước trao giải Tập thê Anh hung lao động
- Năm 1996 được Chủ tịch nước trao giải Huân chương lao động
hạng I
- Năm 1992 được Chủ tịch nước trao giải Huân chương lao động
hạng II
- Năm 2004 được Chủ tịch nước trao giải Huân chương lao động
hạng III
- Từ năm 2002 đến năm 2011 được Thủ Tướng chính phủ trao giải
Cờ thi đua Chính phủ 10 năm liền
- Năm 2009 được Bộ Công Thương trao giải Doanh nghiệp tiêu biểu
Việt Nam lần I
II. Nội dung nghiên cứu
1. Triết lý kinh doanh
1.1Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Khái Niệm: Triết lý kinh doanh là những quan niệm, giá trị mà
doanh nghiệp, doanh nhân và các chủ thể kinh doanh theo đuổi
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.2 Vai trò
- Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra
phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để xây dựng và
quản lí chiến lược của doanh nghiệp.
- Góp phần giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và các mục
tiêu khác của doanh nghiệp
- Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển
nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của
doanh nghiệp.
- Triết lý kinh doanh là cơ sở tạo ra sự thống nhất trong hành động
của các cá nhân, bộ phận và doanh nghiệp.
1.1.3 Nội dung
 Sứ mệnh
a. Khái niệm:
+ Bản tuyên bố nhiệm vụ của doanh nghiệp
+ Lý do tồn tại, quan điểm, tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích
+ Doanh nghiệp là ai, làm gì, làm vì ai và làm như thế nào.
b. Các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh:
+ Lịch sử
+ Những năng lực đặc biệt
+ Môi trường của doanh nghiệp (tổ chức)
c. Các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh:
+ Lịch sử
+ Những năng lực đặc biệt
+ Môi trường của doanh nghiệp (tổ chức)
 Mục tiêu:
+ Các mục tiêu của doanh nghiệp
+ Sự phân cấp của các mục tiêu
+ Kết hợp mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, mục tiêu bộ
phận và mục tiêu tổng thể
+ Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
 Hệ thống các giá trị:
- Xác định thái độ của doanh nghiệp với những người sở hữu, nhà
quản trị, người lao động, khách hàng và các đối tượng liên quan
khác.
- Nội dung:
+ Nguyên tắc của doanh nghiệp
+ Lòng trung thành và sự cam kết
+ Hướng dẫn những hành vi ứng xử mong đợi
+ Phong cách ứng xử, giao tiếp
1.1.4 Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý kinh
doanh
- Điều kiện về cơ chế luật pháp
- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của doanh
nhân
- Năng lực lãnh đạo của doanh nhân
- Sự chấp nhận tự giác của nhân viên
1.1.5 Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
- Từ kinh nghiệm: do người sáng lập đưa ra được kiểm nghiệm,
đúc rút và bổ sung
- Được tạo lập theo mong muốn của người quản lý. Sự thảo luận
của lãnh đạo và nhân viên.
1.1.6 Triết lí kinh doanh hiện nay
* Mô hình 3 P:
- Profit- Product- People
- People- Profit- Product
- Product- People- Profit
1.2 Liên hệ
Sứ mệnh kinh doanh của Việt Tiến xác định nhiệm vụ chính là xây
dựng công ty vững mạnh về mọi mặt, tạo thêm nhiều công ăn việc
làm cho người lao động, tạo sự gần gũi với cộng đồng. Để các
thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như
người tiêu dung tín nhiệm. Sản xuất các loại quần áo phục vụ cho
các lứa tuổi từ thanh niên tới công sở và những đối tượng có thu
nhập cao.
2. Văn hóa doanh nhân
2.1Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm:
• Là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và
hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý
doanh nghiệp
• Là văn hóa của người làm nghề kinh doanh, là văn hóa để làm
người lãnh đạo doanh nghiệp
• Là văn hóa của người đứng đầu doanh nhân, văn hóa của
“thuyền trưởng” con thuyền doanh nhân;
• Là chuẩn mực của hệ thống giá trị hội đủ bốn yếu tố Tâm, Tài,
Trí, Đức.
2.1.2 Ảnh hưởng của văn hóa doanh nhân đến văn hóa doanh nghiệp
• Văn hóa doanh nhân là hạt nhân, là bộ phận quan trọng nhất
của văn hóa doanh nghiệp
• Văn hóa doanh nghiệp là phản ánh văn hóa của người lãnh
đạo doanh nghiệp
• Doanh nhân là người tạo ra môi trường cho các cá nhân khác
phát huy tính sáng tạo, là người góp phần mang đến không
gian tự do, bầu không khí ấm cúng trong doanh nghiệp;
• Doanh nhân có khả năng thay đổi hẳn văn hóa của doanh
nghiệp và tạo ra một sức sống mới, tạo bước nhảy vọt trong
hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.3 Các yếu tố tác động đến văn hóa doanh nhân
a. Yếu tố văn hóa
• Là cái nôi nuôi dưỡng văn hóa doanh nhân
• Là điều kiện để văn hoá doanh nhân tồn tại và phát triển
đồng thời là động lực thúc đẩy doanh nhân hoạt động kinh
doanh
• Có vai trò như một hệ điều tiết quan trọng đối với lối sống
và hành vi của mỗi doanh nhân
• Tạo ra đặc trưng riêng biệt cho mỗi doanh nhân (do kết
hợp văn hóa dân tộc, văn hóa tổ chức, tính cách cá nhân).
b. Yếu tố kinh tế
• Văn hoá của doanh nhân hình thành và phát triển phụ
thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế và mang đặc
thù của lĩnh vực mà doanh nhân hoạt động kinh doanh
• Hoạt động của các hình thái đầu tư cũng là một trong
những yếu tố kinh tế quyết định đến văn hóa của đội ngũ
doanh nhân
• Một nền kinh tế mở, thông thoáng từ bên trong và hội
nhập với bên ngoài là động lực cho doanh nhân hoạt động.
c. Yếu tố chính trị- pháp luật
• Các thể chế chính trị - pháp luật cho phép lực lượng doanh
nhân phát triển hay không, được khuyến khích hay hạn chế
phát triển.
• Môi trường kinh doanh lành mạnh được bảo vệ bởi một hệ
thống pháp lý rõ ràng, công bằng.
2.1.4 Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân
a. Năng lực của doanh nhân
Trình độ chuyên môn
• Trình độ chuyên môn của doanh nhân bao gồm bằng cấp
chuyên môn, kiến thức xã hội, kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ,
kiến thức ngoại ngữ
• Là tổng hoà những hiểu biết, nhận thức, kỹ năng và khả
năng giải quyết vấn đề của doanh nhân
• Là yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề
trong điều hành công việc, thích ứng và luôn tìm giải pháp
hợp lý với những vướng mắc có thể xảy ra
• Các doanh nhân luôn phải nâng cao trình độ chuyên
môn của mình.

Năng lực lãnh đạo Trình độ quản lý


• Doanh nhân không chỉ đưa ra đường • Trình độ quản lý kinh doanh giúp
lối, mục tiêu mà còn biết cách chỉ dẫn doanh
những người làm theo cách của mình; nhân thực hiện đúng vai trò, chức
• Doanh nhân là người đưa ra quyết năng,
định nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp
nên tập trung nguồn lực của công ty ở mình.
đâu, đầu tư vào lĩnh vực nào thì đem • Hoạt động quản trị kinh doanh
lại lợi nhuận tối đa; của doanh
• Doanh nhân là người chèo lái con nhân bao gồm năm chức năng
thuyền doanh nghiệp của mình bằng chính:
cách tác động tới nhân viên và thay đổi  Chức năng lập kế hoạch
suy nghĩ của họ.  Chức năng ra quyết định
 Chức năng tổ chức
 Chức năng điều hành
 Chức năng kiểm tra kiểm soát.

b. Tố chất của doanh nhân


• Tầm nhìn chiến lược
• Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm,
linh hoạt, sáng tạo
• Tính độc lập, quyết đoán, tự tin
• Năng lực quan hệ xã hội
• Có nhu cầu cao về sự thành đạt
• Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp
nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh.
c. Đạo đức của doanh nhân
• Đạo đức của một con người
• Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động
• Nỗ lực vì sự nghiệp chung
• Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội.
d. Phong cách của doanh nhân
-Những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân:
• Văn hóa cá nhân
• Tâm lý cá nhân
• Kinh nghiệm cá nhân
• Nguồn gốc đào tạo
• Môi trường xã hội
-Những nguyên tắc định hình một phong cách tốt của doanh
nhân
• Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo
• Vượt qua mọi rào cản để tim ra chân lý một cách nhanh
chóng
• Vận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho
công việc
• Biến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người
• Hiểu được và biết dự liệu đến những tiểu tiết
• Không tự thoả mãn.
2.1.5 Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân
- Tiêu chuẩn về sức khỏe
 Thể chất không bệnh tật
 Tinh thần không bệnh hoạn
 Trí tuệ không tăm tối
 Tình cảm không cực đoan
 Lối sống không sa đoạ.
- Tiêu chuẩn về đạo đức
 Tính trung thực
 Tính nguyên tắc
 Tính khiêm tốn
 Lòng dũng cảm.
- Tiêu chuẩn về trình độ năng lực
Hoạch định -> Lập kế hoạch -> Tổ chức -> Ra
quyết định -> Điều hành -> Kiểm tra
- Tiêu chuẩn về phong cách
 Đối với tinh thần làm việc
 Trong quan hệ giao tiếp ứng xử
 Trong việc đánh giá và giải quyết vấn đề.
- Tiêu chuẩn về thực hiện trách nhiệm xã hội
 Các nghĩa vụ về kinh tế
 Các nghĩa vụ về pháp lý
 Nghĩa vụ đạo đức
 Nghĩa vụ nhân văn.
2.2 Liên hệ
Công ty may Việt Tiến được sáng lập bởi 8 cổ đông góp vốn do
ông Sâm Hòa Tài – một doanh nhân người hoa làm giám đốc. Trải
qua hơn 40 năm phát triển thì hiện tại chủ tịch của công ty là ông
Vũ Đức Giang. Ông có gần 40 năm công tác gắn bó với ngành Dệt
May Việt Nam với nhiều cương vị khác nhau, trong đó có hơn 9
năm trên những cương vị lãnh đạo cao nhất của Tập đoàn. Ông
đã cùng HĐTV ( trước kia là HĐQT), CQĐH các thời kỳ chủ động,
sáng tạo, đoàn kết, thống nhất lãnh đạo Tập đoàn vượt qua
những khó khăn thách thức và hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu
mà Chính phủ và Bộ Công thương giao phó. Kết quả sản xuất –
kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, 11 năm liên tục Tập
đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc. Ông
đã giúp Việt Tiến vươn lên khẳng định vị thế một trog những
thương hiệu về thời trang công sở hang đầu tại Việt Nam với hơn
50 khách hàng trên thế giới và 1380 cửa hàng , đại lý phân bố đều
tại khắp các tỉnh thành trong cả nước.
3. Văn hóa doanh nghiệp
3.1Cơ sở lý thuyết
3.1.1 Khái niệm:
- Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hoá được
doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt
động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp
đó.

• Chọn lọc và sử dụng vào hoạt động kinh doanh:


 Tri thức, kiến thức, sự hiểu biết
 Ngôn ngữ, niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo
 Các giá trị văn hoá truyền thống
 Các hoạt động văn hoá tinh thần
• Tạo ra và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh:
 Các sản phẩm hữu hình: Hình thức, mẫu mã của sản phẩm,
thiết bị nhà xưởng, biểu tượng, khẩu hiệu, logo, lễ nghi,...
 Các sản phẩm vô hình: Phương thức tổ chức, quản lý kinh
doanh, hệ giá trị, tâm lý truyền thống doanh nghiệp, chiến lược
kinh doanh, triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh của doanh
nghiệp, ..
3.1.2 Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp
a. Cấp độ thứ nhất – Cấu trúc hữu hình
Đó là những cái dễ nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận được khi
tiếp xúc với doanh nghiệp, những biểu hiện bên ngoài:
• Kiến trúc; cách bài trí, nội ngoại thất,
• Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp,
• Lễ nghi và lễ hội hàng năm,
• Các biểu tượng, logo, slogan, webside,
• Cách ăn mặc, đồng phục,
• Hình thức mẫu mã của sản phẩm...,
• Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh
nghiệp.
b. Cấp độ thứ hai – Những giá trị được tuyên bố / chấp nhận
• Là các quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược và mục tiêu
riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên
và thường được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công
chúng.
• Ví dụ: Trung Nguyên: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua
việc mang đến cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm
hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung
Nguyên đậm đà văn hóa Việt.
c. Cấp độ thứ ba – Những quan niệm chung / giá trị cốt lõi
• Hình thành sau một thời gian hoạt động, va chạm, xử lý
nhiều tình huống thực tiễn
• Ăn sâu vào tâm lý hầu hết các thành viên gần như không
thể bị phản bác, không thể thay đổi, không được làm khác
đi.
• Định hướng cho suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của các
thành viên trong cả mối quan hệ bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp.
3.1.3 Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của
doanh nghiệp
a. Tác động tích cực:
Các doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh:
• Tạo nên phong cách và “bản sắc” của doanh nghiệp
• Văn hoá doanh nghiệp như là “bộ gen” của doanh nghiệp
• Văn hoá doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng
tạo
• Văn hoá doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho
toàn doanh nghiệp, tạo môi
trường làm việc thân thiện, hiệu quả
• Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp:
 Khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế
 Thu hút nhân tài và nâng cao lòng trung thành của nhân viên
 Nâng cao đạo đức kinh doanh
 Làm phong phú dịch vụ cho khách hàng và mang lại hình ảnh
doanh nghiệp
b. Tác động tiêu cực:
- Các doanh nghiệp có nền văn hóa yếu:
• Cơ chế quản lý cứng nhắc, độc đoán chuyên quyền, hệ
thống tổ chức quan liêu
• Không khí thụ động, sợ hãi của các nhân viên
• Nhân viên thờ ơ hoặc chống đối lãnh đạo
• Nhân viên không có niềm tin và không có mối quan hệ
thân thiện với doanh nghiệp
• Doanh nghiệp không thực hiện các trách nhiệm xã hội...
 Kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
- Văn hóa doanh nghiệp mạnh và văn hóa doanh nghiệp yếu:
• Văn hóa doanh nghiệp mạnh hay yếu phụ thuộc vào phạm vi
và cường độ chia sẻ các đặc tính của văn hóa doanh nghiệp.
 Phạm vi chia sẻ có thể rộng hoặc hẹp (được nhiều thành viên
hoặc ít thành viên đồng tình)
 Cường độ chia sẻ có thể cao hoặc thấp (tích cực thể hiện ở
mức độ cao hay thấp).
• Văn hoá tổ chức mạnh là văn hoá được nhiều người đồng
tình, chia sẻ và tích cực thể hiện.

You might also like