You are on page 1of 3

A.

PHẦN MỞ ĐẦU
Lời mở đầu
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nguy cơ đồng hoá về văn hoá không hề nhỏ. Để
tránh thế giới biến thành một thể thống nhất về văn hoá, mỗi người, mỗi dân tộc đều cần
phải giữ gìn và phát huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc "hoà nhập" chứ không "hoà
tan". Do đó, ta thấy rằng trong bất kì lĩnh vực nào cũng đều có rất nhiều doanh nghiệp
cùng tham gia sản xuất kinh doanh. Để trở thành doanh nghiệp mà người dân luôn nhớ
đến thì đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận không thể thiếu mà
các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho riêng mình. Đạo đức kinh doanh và văn hóa
doanh nghiệp đã và đang trở thành một nhân tố có tác động tới mọi khía cạnh hoạt động
của doanh của doanh nghiệp từ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh các quan hệ trong
và ngoài doanh nghiệp cho đến phong thái phong cách của người lãnh đạo và cách ứng
xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Để thành công, các doanh nghiệp phải hiểu rõ
khái niệm, vai trò và cách thức xây dựng đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng.
Vietnam Airlines là hãng hàng không ra đời sớm nhất tại Việt Nam, hãng Vietnam
Airlines nhanh chóng chiếm được cảm tình của rất nhiều hành khách trong và ngoài
nước.Vậy Vietnam Airlines đã xây dựng đạo đức kinh doanh như thế nào ?
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát : Tìm hiểu về đao đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của
Vietnam Airlines . Nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho Vietnam Airlines,
hay còn gọi là Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu các hoạt động liên quan đến đao đức kinh doanh và văn hóa
doanh nghiệp trong những thời gian qua. Đánh giá được thực trạng của và đưa ra các giải
pháp để phát triển Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airlines.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phần nội dung: Nghiên cứu đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của Vietnam
Airlines.
Không gian nghiên cứu: Tại Vietnam Airlines.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp lịch sử : là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của các
sự kiện lịch sử, phong trào cách mạng theo một trình tự liên tục, trong mối liên hệ tác
động lẫn nhau của chúng.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết : phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý
luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối
tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra
một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
Nguồn dữ liệu: Quan sát, tìm kiếm và thu thập dữ liệu từ sách, báo, Internet.
5.Ý nghĩa của đề tài
Đạo đức kinh doanh như một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh,
là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và những người tiêu dùng
đối với những doanh nghiệp.Đạo đức kinh doanh chính là cơ sở để xây dựng lòng tin, sự
gắn kết và sự trung thành của đội ngũ cán bộ , công nhân viên trong doanh nghiệp, bảo
đảo từ lãnh đạo đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp có những ứng xử
đúng chuẩn mực đạo đức qua đó không ngừng nâng cao hình ảnh , uy tín và thương hiệu
của doanh nghiệp qua đạo đức kih doanh và văn hóa doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA HÃNG HÀNG
KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM
3.1. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp
của Vietnam Airlines.
Những hoạt động Vietnam Airlines đang triển khai để thúc đẩy phát triển văn hóa doanh
nghiệp như :
- Thường xuyên tổ chức hội thảo văn hóa, đào tạo nội bộ theo chủ đề văn hóa an toàn và
sứ mệnh, giá trị cốt lõi của thương hiệu.
- Chủ động tìm kiếm thông tin đa chiều, nhận diện rủi ro và quản lý an toàn chặt chẽ. Chủ
động ứng dụng thành tựu công nghệ kỹ thuật tiến tiến vào hệ thống với mục tiêu duy trì
độ chính xác, an toàn cao.
- Tạo cơ hội trao đổi về văn hóa doanh nghiệp cho cán bộ nhân viên. Đây cũng là cơ hội
để người quản lý định hướng đúng đắn cách nhìn nhận vấn đề của nguồn nhân lực.
- Ban hành chỉ thị kỷ cương, kỷ luật nghiêm khắc, coi trọng tính minh bạch, trung thực để
mỗi cá nhân sẵn sàng báo cáo khi xuất hiện vấn đề.
- Đặt ra các mục tiêu như phát triển văn hóa doanh nghiệp tiến bộ, văn minh, tiêu biểu
trên thị trường.
3.2. Một số kiến nghị nhằm phát triển đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp
của Vietnam Airlines.

You might also like