You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Bách Khoa Hà Nội


KHOA: Nhiệt-Lạnh



Báo Cáo Cá Nhân

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Đức Trọng


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Quang
Lớp : 134138
MSSV : 20193886

06 tháng 06 năm 2022


Contents
Đặt vấn đề........................................................................................................3
Giới thiệu qua về ngành Nhiệt......................................................................3
Nội dung chủ đạo bài báo cáo.......................................................................3
Những nội dung chính về Văn hóa doanh nghiệp và tinh thần khởi
nghiệp...............................................................................................................3
Văn hóa doanh nghiệp...................................................................................3
Theo N.Demetr :........................................................................................3
Theo E.N.Schein.......................................................................................3
Tóm lại......................................................................................................3
Tinh thần khởi nghiệp.............................................................................5
Giới thiệu về Doanh Nghiệp...........................................................................5
I. Đặt vấn đề
1.Giới thiệu qua về ngành Nhiệt
Trong cuộc sống hiện nay bên cạnh các lĩnh vực như điện, điện tử, cơ khí thì
ngành Nhiệt-Lạnh cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của con
người. Nhắc đến Nhiệt người ta thường chỉ nghĩ đến điều hòa, lò hơi,… nhưng
sâu bên trong đó là cả một hệ thống rất phức tạp và để có thể hiểu rõ về hệ thống
đó đòi hỏi người học phải đầu tư thời gian và trí óc mới có thể hiểu hết được.
Trong khuôn khổ báo cáo môn học Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi
nghiệp, chúng em xin phép được giới thiệu với mọi người về những Doanh
nghiệp trong lĩnh vực Nhiệt-Lạnh để mọi người có thể có một cái nhìn mới hơn
về ngành này, cũng như có thể đem lại sự hứng thú cho mọi người về một lĩnh
vực Khoa học Công nghệ mới trong đời sống.
2.Nội dung chủ đạo bài báo cáo
Nội dung chính của nhóm em là ‘Văn hóa doanh nghiệp và tinh thần khởi
nghiệp trong lĩnh vực Nhiệt-Lạnh’

II. Những nội dung chính về Văn hóa


doanh nghiệp và tinh thần khởi nghiệp
1.Văn hóa doanh nghiệp
a.Theo N.Demetr :
Văn hóa doanh nghiệp – đó là hệ thống những quan niệm, những biểu tượng,
những giá trị, và những khuôn mẫu hành vi được tất cả các thành viên trong
doanh nghiệp nhận thức và thực hiện theo.
Văn hóa doanh nghiệp còn đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích tập thể với lợi ích
cá nhân và giúp cho mỗi cá nhân thực hiện vai trò của minh theo đúng định
hướng chung của doanh nghiệp.

b.Theo E.N.Schein:
Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể những thủ pháp và quy tắc giải quyết vấn đề
thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong các nhân viên, những quy tắc đã tỏ
ra hữu hiệu trong quá khứ và vẫn cấp thiết trong hiện tại. Những ‘quy tắc’ và ‘
thủ pháp’ này là yếu tố khởi nguồn trong việc các nhân viên lựa chọn phương
thức hành động, phân tích và ra quyết định thích hợp. Các thành viên của tổ
chức doanh nghiệp không đắn đo suy nghĩ về ý nghĩa của những qui tắc và thủ
pháp ấy, mà coi chúng là đúng đắn ngay từ đầu.

c.Tóm lại :
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên
trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó
trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của
doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của
mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các
mục đích.
Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so
với tất cả các doanh nghiệp khác. Để tạo ra sự khác biệt này, doanh
nghiệp phải xây dựng văn hoá dựa trên hai yếu tố:
- Định hướng, chiến lược của công ty (sứ mệnh, tầm nhìn)
- Những giá trị mà công ty đang có (giá trị)
Định hướng, chiến lược của công ty Những giá trị mà công ty đang có
- Các mục tiêu cụ thể mà công ty đặt - Đội ngũ nhân sự
ra, bao gồm mục tiêu xuyên suốt - Môi trường làm việc, văn hoá giao
trong quá trình hoạt động và mục tiếp trong công ty
tiêu cụ thể theo từng giai đoạn. - Hình thức và phương pháp làm việc
- Khách hàng

Văn hoá doanh nghiệp có thể được hình thành từ khi doanh nghiệp mới
thành lập. Nhưng qua quá trình kinh doanh và hoạt động, để văn hoá doanh
nghiệp có ảnh hưởng tích cực và hiệu quả, doanh nghiêp phải có phương
án xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Cụ thể, mỗi doanh nghiệp sẽ trải quá
trình xây dựng văn hoá như sau:
Bước 1: Xác định những mục tiêu, định hướng của doanh nghiệp.
Bước 2: Tập trung soạn thảo, xây dựng và thực hiện các khía cạnh của văn
hoá doanh nghiệp:
+ Quy chế, quy định của công ty;
+ Khẩu hiệu (slogan);
+ Tầm nhìn;
+ Sứ mệnh;
+ Giá trị cốt lõi;
+ Triết lý kinh doanh;
+ Đội ngũ nhân sự.
Bước 3: Đánh giá lại quá trình thực hiện văn hoá doanh nghiệp;
Bước 4: Củng cố, điều chỉnh các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian, những người lãnh đạo
doanh nghiệp có thể điều chỉnh một hoặc toàn bộ các nội dung của văn hoá
doanh nghiệp như đã nêu.

Văn hoá doanh nghiệp sẽ có những giá trị cốt lõi xuyên suốt nhưng cách
thể hiện nó hoặc một trong những nội dung của nó cần được thay đổi để
phù hợp hơn. Trong đó, yếu tố khách quan (thị trường, công cụ sản xuất…)
sẽ tác động mạnh đến việc thay đổi này.

Ví dụ: Thời điểm năm 2020, dịch COVID - 19 đang bùng phát phát mạnh
mẽ ảnh hưởng đến thị trường. Hiện nay, công nghệ thông tin cũng đang
ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và kinh doanh của hầu hết các doanh
nghiệp.
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh về tầm nhìn,
chiến lược kinh doanh của mình phù hợp với xu thế đang diễn ra. Việc thay
đổi này sẽ kéo theo những thay đổi khác về quy chế nội bộ,  nhân sự, đối
tượng khách hàng…Và từ đó, văn hoá doanh nghiệp sẽ thay đổi.
Doanh nghiệp, tập Nôi dung Văn hoá doanh nghiệp
đoàn
Google Chú trọng các chính sách cho nhân viên, tạo sự thoải
mái cho nhân viên khi làm việc. Bên cạnh đó, luôn cải
tiến văn hoá doanh nghiệp để phù hợp với sự nâng
tầm về cả quy mô và chất lượng của đội ngũ nhân
viên.
Facebook Văn hóa làm việc tự do, bình đẳng và không có
khoảng cách cấp bậc. Hình thức làm việc theo nhóm
được ưu tiên, tạo điều kiện để mọi người giao tiếp
mở.
Vingroup - Mục tiêu kinh doanh: Con người tinh hoa - Sản
phẩm/dịch vụ tinh hoa - Cuộc sống tinh hoa - Xã hội
tinh hoa".
- Giá trị cốt lõi: " TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH -
NHÂN".
- Văn hóa làm việc tốc độ cao, hiệu quả và tuân thủ
kỷ luật đã thấm nhuần trong mọi hành động của cán
bộ nhân viên.

2.Tinh thần khởi nghiệp


‘ Khởi nghiệp ’ tức là những ý định, những ước mơ đang ấp ủ cho một công
việc kinh doanh của riêng minh, mà trong đó bạn sẽ là quản lý hoặc tự minh
làm, tự kiếm thu nhập cho minh. Hoặc khởi nghiệp là việc bạn cung cấp và
phát triển một sản phẩm, dịch vụ nào đó, hoạt động mua bán lại một sản
phẩm để thu lợi nhuận từ hoạt động đó.
‘ Tinh thần khởi nghiệp ’ chính là động lực của sự phát triển. Được biểu đạt
ở nhiều mức độ khác nhau, có thể là mức độ cá nhân, ở mức độ tổ chức,…
biến các ý tưởng của một cá nhân hay tổ chức nào đó trở thành sáng kiến
thực tế, giải phóng sức mạnh sáng tạo đó trở thành nguồn vốn nhân lực ở
góc độ cá nhân. Ở góc độ tổ chức, nó trở thành động lực chính trong việc
tăng trưởng và sự tồn tại của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, tinh thần
khởi nghiệp chính là yếu tố quyết định công ty, doanh nghiệp có phát triển
hay chết. Đối với góc độ xã hội, tinh thần khởi nghiệp góp phần trong việc
sáng tạo ra sự kết nối giữa cung và cầu, tạo ra nhiều việc làm mới, từ đó
mà các vấn đề phát sinh cũng được giải quyết.
III. Giới thiệu về Doanh Nghiệp
a. Tập đoàn Hòa Phát
Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một
Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần
lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện
lạnh, bất động sản và nông nghiệp. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm
yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.
Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực: Gang thép (thép xây dựng,
thép cuộn cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây,
thép dự ứng lực) - Nông nghiệp - Bất động sản – Điện máy gia dụng. Sản xuất
thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập
đoàn. Với công suất 8 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản
xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và
thịt bò Úc. Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư
nhân lớn nhất Việt Nam, Top 10 DN lợi nhuận tốt nhất, Top 5 DN niêm yết có
vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Vốn hóa thị trường của
HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất
trong ngành thép thế giới.
Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát dành ngân sách
hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
với cộng đồng.

b.Công ty TNHH Điện máy Gia dụng Hoà Phát


Nằm trong chiến lược kinh doanh đa ngành của Hòa Phát, đồng thời tạo thêm
động lực tăng trưởng cho Tập đoàn, Hòa Phát đã thành lập Công ty Điện máy
Gia dụng Hòa Phát quản lý toàn bộ hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh các
sản phẩm điện máy, điện lạnh, điện gia dụng.
Hòa Phát triển khai 3 nhà máy sả n xuấ t hàng gia dụ ng tạ i 3 vùng kinh tế trọ ng
điểm củ a Việt Nam vớ i sứ mệnh mang đến cho ngườ i tiêu dùng nhữ ng sả n
phẩ m điện lạ nh, máy gia dụ ng có chấ t lượ ng tố t nhấ t, nâng cao chấ t lượ ng cuộ c
số ng cho mọ i gia đình Việt. Các nhà máy đều nằ m ở vị trí gầ n đườ ng giao thông
huyết mạ ch củ a quố c gia, gầ n các cả ng biển lớ n, đặ c biệt thuậ n lợ i cho hoạ t
độ ng xuấ t khẩ u các mặ t hàng gia dụ ng chấ t lượ ng cao tớ i các nướ c trên thế
giớ i.
Hòa Phát đặ t mụ c tiêu sớ m trở thành nhà sả n xuấ t hàng điện lạ nh, gia dụ ng số
1 tạ i Việt Nam, đạ t tiêu chuẩ n quố c tế và xuấ t khẩ u, vươn mình tớ i các thị
trườ ng khó tính nhấ t trên thế giớ i.
Không chỉ hướ ng tớ i vị trí số 1 tạ i Việt Nam, vớ i lợ i thế về quy mô sả n xuấ t, Hoà
Phát còn quy chuẩ n hệ thố ng để có thể sả n xuấ t OEM cho các đơn vị trong và
ngoài nướ c.
C. Văn hóa doanh nghiệp

You might also like