You are on page 1of 26

Mục Lục

LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................................2


PHẦN 1: Đặt vấn đề.........................................................................................................................3
PHẦN 2: Tóm tắt nội dung chính của môn học.............................................................................4
1. Văn hóa kinh doanh................................................................................................................4
2. Triết lý kinh doanh....................................................................................................................4
3. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội...............................................................................5
4. Văn hóa doanh nhân.................................................................................................................5
5.Văn hóa doanh nghiệp.................................................................................................................6
6.Tinh thần khởi nghiệp.................................................................................................................7
PHẦN 3: Giới thiệu doanh nghiệp..................................................................................................8
Phần 4: Nội dung chính...................................................................................................................9
4.1. Nội dung chính của Văn Hóa Doanh Nghiệp............................................................................9
4.1.1 khái niệm...........................................................................................................................9
4.1.2 Các cấp độ văn hóa của doanh nghiệp............................................................................10
4.1.3 Tác động của văn hoá doanh nghiệp tới hoạt động của doanh nghiệp...........................12
4.1.4.Các nhân tổ ảnh hường đến văn hoá doanh nghiệp........................................................14
4.1.5 Các giai đoạn hình thành văn hoá doanh nghiệp.............................................................18
4.1.6 Văn Hóa Doanh nghiệp của Công ty TNHH Điện máy Gia dụng Hòa Phát.......................20
4.2. Tinh thần khởi nghiệp.............................................................................................................20
4.2.1 Khái niệm khởi nghiệp.........................................................................................................20
4.2.2 Những yếu tố cần thiết của khởi nghiệp.............................................................................21
4.2.3 Hành trình khởi nghiệp........................................................................................................22
4.2.4 Ý nghĩa của khởi nghiệp.......................................................................................................22
4.2.5 Tinh thần khởi nghiệp của Công ty TNHH Điện máy Gia dụng Hoà Phát.............................22
PHẦN 6: Kết luận..........................................................................................................................24

1
LỜI NÓI ĐẦU
Xin chào thầy!
Lời đầu tiên, em xin cả ơn thầy- TS.Nguyễn Đức Trọng- đã truyền cảm hứng,
tâm huyết của thầy vào những bài giảng rất hay và thú vị về môn học này, đưa
ra những tài liệu tham khảo bổ ích nhất và cách truyền tải bài giảng của thầy
cũng rất dễ hiểu dễ để em tiếp thu.
Trong thời gian qua khi được học môn “Văn hóa kinh doanh và tinh thần
khởi nghiệp”, em đã có cái nhìn tổng quát hơn, sâu sắc hơn về Văn hóa kinh
doanh cũng như biết mình nên làm gì để có được doanh nghiệp phát triển vượt
bật, làm thế nào để thở trành một doanh nhân thành đạt, làm sao để khởi
nghiệp thành công…Mặc dù chỉ là những kiến thức cơ bản nhưng đối với một
người chưa từng có suy nghĩ khởi nghiệp như tôi nay lại có cái nhìn khác về
vấn đề khởi nghiệp.
Dựa trên các kiến thức đã học em đã có bài tập lớn phân tích về Công ty Điện
máy Gia dụng Hòa Phát. Bài tập lớn còn có nhiều sai sót mong nhận được sự
góp ý của thầy!
Em xin cảm ơn!

2
PHẦN 1: Đặt vấn đề

Ngay từ xa xưa con người đã biết cách chống lại cái nóng của mặt trời, làm
mát nhà cửa nơi trú ngụ tránh khỏi cái nóng bằng nhiều cách khác nhau. Đó
cũng chính là mô hình những chiếc điều hoà không khí sơ khai nhất. Cùng với
sự phát triển của loài người, sau phát minh ra điện của Thomas Edison, con
người đã biết cách làm mát bằng phát minh ra quạt. Nhưng loài người ngày
càng phát triển, dân số ngày càng đông, nhu cầu làm mát tăng cao một cách
nhanh chóng, những chiếc quạt dù cho công suất có lớn nhưng khả năng làm
mát không thể đáp ứng được, không thể chống chọi được với cái nắng nóng
của mùa hè. Những chiếc điều hoà đầu tiên vì thế mà ra đời nhằm đáp ứng nhu
cầu làm mát, điều hoà không khí ở một môi trường lớn, công suất làm mát
nhanh và hơn rất nhiều so với những chiếc quạt thông thường.
Ngày nay với sự nóng lên toàn cầu, dân số ngày càng tăng, nhu cầu về điều
hoà để làm mát, điều hoà không khí trong những ngày nóng bức là không thể
thiếu. Đặc biệt là Việt Nam chúng ta có vị trí nằm gần xích đạo, những năm
gần đây xuất hiện những kỉ lục nắng nóng cực đoan trên diện rộng, điều hoà là
một đồ dùng không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất,
văn phòng. Nhắc tới điều hoà thì trên thị trường có vô số loại, mẫu mã khác
nhau của những thương hiệu khác nhau. Nằm trong chiến lược kinh doanh đa
ngành của Hòa Phát, đồng thời tạo thêm động lực tăng trưởng cho Tập đoàn,
Hòa Phát đã thành lập Công ty Điện máy Gia dụng Hòa Phát quản lý toàn bộ
hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện máy, điện lạnh, điện
gia dụng. Hòa Phát triển khai 3 nhà máy sản xuất hàng gia dụng tại 3 vùng
kinh tế trọng điểm của Việt Nam với sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng
những sản phẩm điện lạnh, máy gia dụng có chất lượng tốt nhất, nâng cao chất
lượng cuộc sống cho mọi gia đình Việt. Các nhà máy đều nằm ở vị trí gần
đường giao thông huyết mạch của quốc gia, gần các cảng biển lớn, đặc biệt
thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu các mặt hàng gia dụng chất lượng cao tới
các nước trên thế giới. Hòa Phát đặt mục tiêu sớm trở thành nhà sản xuất hàng
điện lạnh, gia dụng số 1 tại Việt Nam, đạt tiêu chuẩn quốc tế và xuất khẩu,
vươn mình tới các thị trường khó tính nhất trên thế giới. Không chỉ hướng tới
vị trí số 1 tại Việt Nam, với lợi thế về quy mô sản xuất, Hoà Phát còn quy
chuẩn hệ thống để có thể sản xuất OEM cho các đơn vị trong và ngoài nước.

3
Công ty Điện máy gia dụng Hòa Phát luôn đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất
theo hướng hiện đại nhất với mục tiêu nội địa hóa, đem lại sản phẩm chất
lượng cao, giá thành hợp lý nhất tới tay người tiêu dùng cả nước.

PHẦN 2: Tóm tắt nội dung chính của môn học

1. Văn hóa kinh doanh


Đầu tiên cần nắm được, văn hóa kinh doanh là gì? Văn hóa kinh doanh là
một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ
thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách
ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực.

2. Triết lý kinh doanh


Triết lý kinh doanh là cơ sở tạo ra sự thống nhất trong hành động của cá nhân,
bộ phận và doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh bao gồm: Sứ mệnh doanh nghiệp (là bản tuyên bố nhiệm
vụ của doanh nghiệp, lý do tồn tại, quan điểm, tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích;
trả lời cho câu hỏi: doanh nghiệp là ai, làm gì, làm vì ai và làm như thế
nào?...); Mục tiêu của doanh nghiệp (là kết quả cuối cùng hay trạng thái mà
doanh nghiệp muốn đạt được sau một quá trình hoạt động/sau khi thực hiện kế
hoạch; mục tiêu được thiết lập trên mô hình SMART đồng thời muốn thực
hiện được mục tiêu cần có chiến lược.) cuối cùng là Hệ thống các giá trị (giá
trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản của những người làm việc
trong doanh nghiệp, hệ thống các giá trị của doanh nghiệp xác định thái độ của
doanh nghiệp đối với các đối tượng hữu quan đồng thời nó bao gồm cả giá trị
cốt lõi của doanh nghiệp, các nguyên lý, hịnh hướng hành vi cho tổ chức, có
vai trò quan trọng trong nội bộ tổ chức).
Triết lý kinh doanh được xây dựng trên nhiều cách khác nhau, phổ biến nhất là
ba cách: Từ kinh nghiệm, Từ mong muốn của nhà quản lý và Tham vấn
chuyên gia. Triết lý kinh doanh hiện nay đang được áp dụng theo môn hình
3P: People-Product-Profit.

4
3. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, ta cần phân biệt hai khái niệm này
bởi vì chúng rất dễ nhầm lẫn cho nhau.
Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh;
một số nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh: tính trung thực, tôn
trọng con người, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khác hàng và xã
hội… đối tượng mà đạo đức kinh doanh hướng đến bao gồm: doanh nhân,
khách hàng và các chủ thể liên quan khác. Đạo đức kinh doanh có vai trò quan
trọng trong sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp có những điểm riêng biệt khác với đạo đức kinh
doanh.
Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã
hội, có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác động tích cực và
giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực với xã hội. Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp bao gồm: Nghĩa vụ kinh tế (sản xuất, phát triển hàng hóa; đáp
ứng đủ nhu cầu nhà đầu tư; tạo công ăn việc làm cho người lao động…), nghĩa
vụ pháp lý (thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật, tuân thủ luật cạnh tranh,
bảo vệ khách hàng, môi trường…), nghĩa vụ đạo đức (là những hành vi và
hành động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định
trong hệ thống pháp luật không thể chế hóa thành luật), nghĩa vụ nhân văn (là
những hành vi và hoạt động thể hiện mong muốn đóng góp cho cộng đồng và
xã hội).

4. Văn hóa doanh nhân


Văn hóa doanh nhân là hệ thống các giá trị chuẩn mực, các quan niệm và
hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp, là
bộ phân quan trọng nhất, là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh
doanh.
Văn hóa doanh nhân chịu tác động của các nhân tố: văn hóa (là yếu tố cơ bản
quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới văn hóa của doanh nhân), kinh tế (ảnh
hưởng quyết định đến việc hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân),
chính trị pháp luật (cho phép lực lượng doanh nhân phát triển hay không,
khuyến khích hay hạn chế ở lĩnh vực nào).

5
Văn hóa doanh nhân do các bộ phận sau cấu thành: năng lực doanh nhân
(chuyên môn – năng lực lãnh đạo – trình độ quản lý), tố chất doanh nhân (tầm
nhìn chiến lược – khả năng thích nghi môi trường – linh hoạt, sáng tạo – độc
lập, quyết đoán, tự tin – năng lực quan hệ xã hội – nhu cầu cao về sự thành đạt
– say mê, yêu thích kinh doanh), đạo đức doanh nhân (xác định hệ thống giá
trị đạo đức làm nền tảng hoạt động – nỗ lực vì sự nghiệp chung – kết quả công
việc và mức độ đóng góp cho xã hội).
Bên cảnh đó, phong cách doanh nhân là yếu tố không thể thiếu để hình thành,
phát triển văn hóa doanh nhân. Phong cách doanh nhân là một chỉnh thể bao
gồm từ phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong
cách ứng xử, phong cách sinh hoạt của doanh nhân. Các yếu tố hình thành nên
phong cách doanh nhân: văn hóa cá nhân, tâm lý cá nhân, kinh nghiệm cá
nhân, chuyên môn đào tạo, môi trường xã hội hội nhập và thách thức. Có
nhiều “loại” phong cách doanh nhân, ví dụ: phong cách tham vấn, phong cách
gia trưởng, phong cách “con sói đơn độc”, phong cách “nhà sản xuất”,… Để
đánh giá phong cách doanh nhân, người ta dự trên các tiêu chí: về sức khỏa,
đạo đức, trình độ và năng lực, phong cách, thwujc hiện trách nhiệm với xã hội.

5.Văn hóa doanh nghiệp


Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm
và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong
doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh ngiệp.
Văn hóa doanh nghiệp được chia thành ba cấp độ: Cấp độ thứ nhất (biểu trưng
trực quan – hữu hình), Cấp độ thứ hai (biểu trưng phi trực quan – vô hình),
Cấp độ thứ ba (những quan niệm chung).
Văn hóa kinh doanh là nền tảng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bởi vậy
nó có những tác động tích cực đến doanh nghiệp: tạo nên phong thái riêng của
doanh nghiệp, giúp phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác;
tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp; khích lệ quá trình đổi
mới và sáng tạo. Bên cạnh đó cũng có một số tác động tiêu cực khi doanh
nghiệp có nền quản lý cứng nhắc: gây không khí làm việc thụ động, sợ hãi cho
nhân viên, kìm hãm sự sáng tạo….
Vậy các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp là gì? Đó là: Nhân tố
bên trong (Người đứng đầu/Người chủ doanh nghiệp; lịch sử, truyền thống

6
của doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp; hình thức sở hữu
doanh nghiệp; mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp; những giá
trị văn hóa học hỏi được) và Nhân tố bên ngoài (văn hóa xã hội, văn hóa vùng
miền, văn hóa dân tộc; thể chế xã hội; quá trình toàn cầu hóa; sự khác biệt và
giao lưu văn hóa; khách hàng).
Để hình thành nên văn hóa kinh doanh cần trải qua các giai đoạn: Giai đoạn
non trẻ (doanh nghiệp phải tập trung tạo ra các giá trị văn hóa khác biệt so với
đối thủ cạnh tranh, củng cố giá trị văn hóa và truyền đạt cho những người
mới) – Giai đoạn giữa (người sáng lập không còn giữ vai trò thống trị, vì vậy
xảy ra xung động giữa những người muốn đổi mới và những người không
muốn đổi mới) – Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái (doanh nghiệp
không tiếp tục tăng trưởng nữa do thị trường đã bão hòa hoặc do sản phẩm trở
nên lỗi thời).
Văn hóa doanh nghiệp rất đa dạng, nó được phân theo nhiều hướng khác nhau:
phân theo sự phân cấp quyền lực (văn hóa nguyên tắc, văn hóa quyền lực, văn
hóa đồng đội, văn hóa sáng tạo), phân theo cơ cấu và định hướng về con người
và trách nhiệm (Tháp Eiffel, Gia đình, Lò ấp trứng, Tên lửa được định hướng),
phân theo mối quan tâm đến nhân tố con người và mối quan tâm đến thành
tích (văn hóa kiểu lãnh đạm, văn hóa kiểu chăm sóc, văn hóa kiểu đòi hỏi
nhiều…),phân theo vai trò của nhà lãnh đạo (văn hóa quyền lực, văn hóa
gương mẫu, văn hóa nhiệm vụ,…).

6.Tinh thần khởi nghiệp


Tinh thần khởi nghiệp là sự theo đuổi các cơ hội mới vượt quá nguồn lực bị
kiểm soát. Tinh thần khởi nghiệp luôn đi kèm với người khởi nghiệp. Người
khởi nghiệp có thể là: nhà kinh doanh, nhà khoa học…. và họ phải có khát
vọng tạo ra giá trị, dám chấp nhận bất trắc, nhận biết và nắm bắt cơ hội. Tinh
thần khởi nghiệp động viên người chủ doanh nghiệp: trật tự xã hội, thiên kiến
của cộng đồng,…
Hành trình khởi nghiệp được thể qua sơ đồ: Ý tưởng → Kế hoạch kinh doanh
→ Phát triển sản phẩm → Thương mại hóa ban đầu → Thương mại hóa toàn
phần → Mở rộng sản phẩm → Phát triển cổ phiếu IPO.
Cuối cùng là sáng tạo và không gian khởi nghiệp. Sáng tạo là phát hiện, phát
minh ra những thứ mới, hữu ích, phù hợp. Sáng tạo giúp tối ưu và gian tăng

7
đồng thời giúp phát triển ở những lĩnh vực mới: công nghệ y sinh, vật lý, kỹ
thuật số… Không gian khởi nghiệp thuận lợi tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo là
nền tảng của khởi nghiệp thành công.

8
PHẦN 3: Giới thiệu doanh nghiệp
Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ
một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa
Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây
dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát
chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã
chứng khoán HPG. Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực: Gang
thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn
mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực) - Nông nghiệp - Bất động sản – Điện máy
gia dụng. Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và
lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất 8 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là
doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Tập đoàn Hòa
Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và thịt bò Úc.
Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn
nhất Việt Nam, Top 10 DN lợi nhuận tốt nhất, Top 5 DN niêm yết có vốn điều
lệ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Vốn hóa thị trường của HPG
đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất
trong ngành thép thế giới.
Nằm trong chiến lược kinh doanh đa ngành của Hòa Phát, đồng thời tạo thêm
động lực tăng trưởng cho Tập đoàn, Hòa Phát đã thành lập Công ty Điện máy
Gia dụng Hòa Phát quản lý toàn bộ hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh các
sản phẩm điện máy, điện lạnh, điện gia dụng. Hòa Phát triển khai 3 nhà máy
sản xuất hàng gia dụng tại 3 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam với sứ
mệnh mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm điện lạnh, máy gia dụng
có chất lượng tốt nhất, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi gia đình Việt.
Các nhà máy đều nằm ở vị trí gần đường giao thông huyết mạch của quốc gia,
gần các cảng biển lớn, đặc biệt thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu các mặt
hàng gia dụng chất lượng cao tới các nước trên thế giới. Hòa Phát đặt mục tiêu
sớm trở thành nhà sản xuất hàng điện lạnh, gia dụng số 1 tại Việt Nam, đạt
tiêu chuẩn quốc tế và xuất khẩu, vươn mình tới các thị trường khó tính nhất
trên thế giới. Không chỉ hướng tới vị trí số 1 tại Việt Nam, với lợi thế về quy
mô sản xuất, Hoà Phát còn quy chuẩn hệ thống để có thể sản xuất OEM cho
các đơn vị trong và ngoài nước. Công ty Điện máy gia dụng Hòa Phát luôn
đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại nhất với mục tiêu nội
địa hóa, đem lại sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý nhất tới tay người

9
tiêu dùng cả nước. Năm 2014, Công ty Điện lạnh Hòa Phát (tiền thân của Điện
máy gia dụng Hoà Phá) vinh dự được lựa chọn là nhà sản xuất tủ lạnh, tủ đông
duy nhất tại Việt Nam được nhận tài trợ “chương trình loại trừ các chất
HCFC” để bảo vệ người sử dụng, môi trường của Worldbank. Nhà máy sản
xuất Tủ đông Hòa Phát được được xây dựng năm 2001 và nằm trong khuôn
viên của công ty Điện Lạnh Hòa Phát với diện tích trên 10.000m2 nhà xưởng.
Tháng 08/2013 công ty đã đầu tư thêm hơn 200 tỉ đồng để nâng công suất sản
xuất tủ đông lên 300.000 sản phẩm/năm Dây chuyền gia công vỏ cơ khí, lòng
trong của tủ đông tự động hoàn toàn, từ khâu lấy phôi đến khi ra thành phẩm.
Hệ thống dây chuyền đổ PU nhập khẩu từ Italia với công nghệ tiến tiến, đảm
bảo các sản phẩm tủ đông được bảo ôn tốt nhất, tránh thất thoát nhiệt và tiết
kiệm điện năng.

Phần 4: Nội dung chính


4.1. Nội dung chính của Văn Hóa Doanh Nghiệp

4.1.1 khái niệm 


Vào những năm 1970, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật và
đặc biệt đã thành công vang dội trên đất Mỹ, các công ty Mỹ bắt đầu đi nghiên
cứu và quan tâm đến văn hoá doanh nghiệp; vốn được coi là một trong những
nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của các công ty Nhật trên
khắp thế giới. Vào đầu thập kỷ 90 người ta bắt đầu đi nghiên cứu và tìm hiểu
sâu về văn hoá doanh nghiệp. Đặc biệt vào những năm gần đây, khái niệm văn
hoá doanh nghiệp ngày càng sử dụng phổ biến, văn hoá doanh nghiệp đã và
đang dược nhắc tới như là một "tiêu chí" để đánh giá doanh nghiệp; cũng có
quan niệm mới cho rằng, văn hoá doanh nghiệp chính là “tài sản vô hình " của
mỗi doanh nghiệp. 
Từ quá trình nghiên cứu đó đã có rất nhiều khái niệm văn hoá doanh
nghiệp được đưa ra, nhưng cho đến nay chưa có một định nghĩa chuẩn nào
được chính thức công nhận. 
Theo ông Georges de Saite Marie, một chuyên gia người Pháp về doanh
nghiệp vừa và nhỏ, đã đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hoá doanh nghiệp là
tổng hợp các giả trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, điều cấm kỵ, các
quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp". 

10
Tồ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization - ILO) thì
định nghĩa văn hoá doanh nghiệp như sau:’’Văn hoá doanh nghiệp là sự trộn
lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái
độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đổi với một tổ chức đã
biết” 
Định nghĩa được phổ biến và chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của
Edgar Shein, một chuyên gia nghiên cứu các tổ chức: Văn hóa công ty là tổng
hợp các quan niệm chung mà cảc thành viên trong công ty học được trong quả
trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý với các môi trường xung quanh 
Nói chung, các định nghĩa đều đã đề cập đến những nhân tố tinh thần cùa
văn hoá doanh nghiệp như: các quan niệm chung, các giá trị, các huyền thoại,
các nghi thức... của doanh nghiệp, nhưng chưa đề cập đến yêu tố vật chất; đây
cũng là một nhân tố quan trọng của văn hoá doanh nghiệp 
Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan
niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên
trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng ca doanh nghiệp. 
Trong một xã hội lớn, thì mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu
nhò, xà hội lớn có nền văn hoá lớn; xã hội nhỏ cũng có nền vẵn hoá nhỏ. Nền
văn hoá nhỏ vừa chịu ảnh hưởng và cũng đồng thời là một bộ phận cấu thành
nền văn hoá lớn  nền văn hoá xã hội. Như Edgar Schein, đã nói “Văn hoá
doanh nghiệp (corporate culture) gần với văn hoá xã hội, đó là bước tiến cùa
văn hoá xã hội. là tầng sâu của văn hoá xã hội. Văn hoá doanh nghiệp vừa đòi
hỏi chú ý đến năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý đên quan hệ chủ thợ,
quan hệ giữa người với người. Nói rộng hơn, nếu toàn bộ nền sản xuất đều
được xây dựng trên một nền văn hoá doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản
xuất đó sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay “. 
 
4.1.2 Các cấp độ văn hóa của doanh nghiệp 
Văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành hai cấp dộ (level) khác nhau:
+Cấp độ thứ nhất hữu hình: Đó là những biếu trung trực quan giúp con người
dễ nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy các giá trị và triết lý cần được tôn trọng, cấp
độ này ta dễ dàng quan sát được ngay từ lần gặp đầu tiên đối với doanh
nghiệp, bao gồm:
 Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm
 Cơ cấu tổ chức các phòng ban của doanh nghiệp
 Các văn bàn quy định nguyên tắc hoạt động cùa
doanh nghiệp
 Lề nghi và lề hội hàng năm
 Các biểu tượng, logo, slogan, khẩu hiệu, tái liệu
quàng cáo của doanh nghiệp

11
 Ngôn ngữ, cách ăn mặc, cách biểu hiện cảm xúc.
 Những huyền thoại, câu chuyện về doanh nghiệp
 Hình thức mẫu mã sàn phẩm
 Thái độ cung cách ứng xử cùa các thành viên
Đày là cấp độ văn hoá dễ nhận biết nhất, dễ cảm nhận nhất; ta có thể nhận
thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên thông qua các yếu tố vật chất như vật
kiến trúc, cách bài trí. đồng phục,... cùa doanh nghiệp, cấp độ văn hoá chịu
ảnh hường nhiều bởi tính chất công việc ngành nghề kinh doanh của doanh
nghiệp và quan điểm của lành dạo.
 Cấp độ thứ hai vô hình: những giá trị được tuyên bố và những
quan niệm chung
Những giá trị được tuyên bố
Bẩt kể doanh nghiệp nào cũng có các quy định, nguyên tắc, triêt lý, mục
tiêu và chiến lược hoạt động riêng của mình; nhưng chúng được thể hiện với
nội dung, phạm vi mức độ khác nhau giữa các doanh nghiệp mà thôi. Đó là
kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp và được
doanh nghiệp công bô rộng rãi ra công chúng đê mọi thành viên cùng thực
hiện, chia sẻ và xây dựng. Đây chính là những giá trị được công bố, một bộ
phận của nền văn hoá doanh nghiệp.
Nhưng giá trị được công bố cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận
biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức
năng hướng dẫn cho các nhân viên trong doanh nghiệp cách thức đôi phó với
các tình huống cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các nhân viên mới trong
môi trường cạnh tranh.
Những quan niệm chung
Trong bất kỳ hình thức văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh,
văn hóa doanh nghiệp,...) cũng đều có các quan niệm chung, được tồn tại
trong thời gian dài. chúng ân sâu vào trong tâm trí của hầu hết tẩt cả các thành
viên thuộc nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận.
Ví dụ, cùng một vẩn đề: Vai trò của phụ nữ trong xã hội. Văn hoá Á Đông
nói riêng và văn hoá Việt Nam nói riêng, có quan niệm truyền thống là: nhiệm
vụ quan trọng nhẩt cùa người phụ nữ là chăm lo gia đình còn công việc ngoài
xã hội là thứ yếu, điều này mặc nhiên hình thành trong suy nghĩ của đại đa số
mọi người trong xã hội và được truyền qua các thế hệ. Trong khi đó văn hoá
phương Tây lại quan niệm ràng: Người phụ nữ có quyền tự do cá nhân và
không phải chịu sự ràng buộc quá khắt khe vào lễ giáo tuyên thống. Vùng
Trung Đông theo đạo Hồi thì vấn đề này lại càng khắt khe hơn rẩt nhiều trong
việc cho phép nữ giới tiếp xúc và khàng định vị tri trong xã hội.
Để hình thành được các quan niệm chung này, một cộng đồng văn hoá (bất
kỳ ờ cấp độ nào) cũng phải trải qua một quá trình hoạt động lâu dài, trải qua

12
sự va chạm và xử lý các tình huống thực tiễn, phải trải qua quá trình tích
luỹ. Chính vì vậy khi đã hình thành, các quan niệm chung rất sẽ khó bị thay
đổi. Không phải vô lý mà hàng chục năm nay, sự bình đẳng nam - nữ vẫn là
mục tiêu mà nhiều quốc gia trên các châu lục đều hướng tới. Hay quan điểm
trọng nam khinh nữ vốn đã trở thành quan niệm chung của nhiều quôc gia,
nhiều cấp độ văn hoả.
Khi một doanh nghiệp đã hình thành cho mình dược quan niệm chung, tức
là các thành viên trong doanh nghiệp cùng nhau chia sè và hành động theo
quan niệm chung đỏ, họ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại với
quan niệm chung. Ví dụ, cùng vấn đề trả lương cho người lao động, các công
ty Mỹ và hầu hết các công ty Châu Âu trả lương theo năng lực làm việc cùa
người lao động, do vậy người trẻ có năng lực thực sự hoàn toàn có thế có mức
lương cao hơn người lớn tuổi và có thàm niên. Trong khi đó đại đa số các
công ty ờ Châu Á, trong đó có Việt Nam cùng chia sẻ quan niệm chung là trả
lương theo thàm niên lao động. Người lao động được đánh giá và trả lương
theo thâm niên cống hiến cho doanh nghiệp.
Tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển doanh nghiệp
Nên văn hoá doanh nghiệp mạnh yếu khác nhau sẽ có những ảnh hưởng
tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu tác động của văn hoá doanh nghiệp xét trên cả hai phưong
diện:
 Thứ nhất: Văn hoá doanh nghiệp là nguồn lực quan trọng tạo ra
lợi thế cạnh tranh
 Thứ hai: Là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu đối với doanh
nghiệp
Trên cơ sở phân tích như vậy giúp chúng ta thấy được vị trí đặc biệt quan
trọng của văn hoá doanh nghiệp trong quá trình hình thành và phát triên doanh
nghiệp
4.1.3 Tác động của văn hoá doanh nghiệp tới hoạt động của doanh nghiệp 
Tác động tích cực của văn hoá doanh nghiệp 
Văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò là tài sản vô hình cùa doanh nghiệp, có
những tác động tích cực đến quá trình hình thành và phát triển bền vững cùa
doanh nghiệp thể hiện trên các mặt sau 
Văn hoá doanh nghiêp tạo nên phong thái riêng của doanh nghiệp, giúp phân
biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác: 
Văn hoá doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận hợp thành: Gồm triết lý kinh
doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen, cách thức đào tạo, giáo dục, truyền
thuyết, huyền thoại của một số thành viên trong doanh nghiệp,... Tât cả những
yếu tố đó tạo nên phong cách riêng của doanh nghiệp; điều này giúp cho ta
phân biệt được sự khác nhau giữa các doanh nghiệp và giữa các tổ chức xã

13
hội. Phong cách đó đóng vai trò như không khí và nước đối với doanh nghiệp,
có ảnh hưởng rất khi đối với doanh nghiệp. 
Chúng ta không mấy khó khăn để nhận ra phong cách riêng của các doanh
nghiệp thành công, phong cách dó thường gây ấn tượng rất mạnh đối với
người ngoài khi mới tiếp xúc doanh nghiệp và là niềm tự hào đối với mọi
thành viên trong doanh nghiệp. Như khi mới bườc chân vào công ty Wait
Disney, người ta sẽ có một vài cảm nhận chung qua bộ trang phục của các
nhàn viên và một khẩu ngữ chung mà các nhân viên ở đây dùng là “một chú
Michey tốt đấy" có nghĩa là “bạn làm việc tốt đấy”; phong cách ứng xừ chung
của họ là luôn tươi cười và lịch sự với khách hàng; họ đều có tình cảm chung
nữa là rất tự hào là nhân viên cùa công ty Walt Disney. Hoặc bạn vào bất kể
một còng ty lớn nào cùa Việt Nam thì sẽ cỏ những cảm nhận về sự khác biệt
trong phong cách của các công ty này. như vào công ty FPT, Viettel,
Vietcombank, Công ty vận tải Hoàng Long, Taxi Mai Linh,... 
  
Văn hoá doanh nghiệp tạo môi trường làm việc hiệu quả, thân thiện, tạo sự
gắn kết và thống nhất ý chí, góp phần định hướng và kiểm soát thái độ hành vi
của các thành viên trong doanh nghiệp. 
Văn hoá doanh nghiệp góp phần làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp,
trên cơ sở tạo ra bầu không khí và tác phong làm việc tích cực, khích lệ tinh
thần sáng tạo, cùng cố lòng trung thành gắn bó cùa các thành viên, nâng cao
tinh thần trách nhiệm,... Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo năng suất lao
động và đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ, từ đó sẽ củng cố khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp. 
Văn hoá doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mởi và sáng tạo 
Tại các doanh nghiệp mà môi trường văn hoá ngự trị mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự
tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các cá nhân được khuyến khích
để tách biệt đưa ra ý kiến, sáng kiến, thậm chí cà các cá nhân ở cấp cơ sở, sự
khích lệ này phát huy được tính năng động sáng tạo của mọi thành viên trong
công ty, là cơ sở cho quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D) của công ty.
Mặt khác những thành công của nhân viên trong công việc sẽ tạo động lực
cho sự gắn bỏ của họ với công ty lâu dài và tích cực hơn. 
  
Tác động tiêu cực của văn hoá doanh nghiệp 
Thực tế đã chứng minh rằng hầu hết các doanh nghiệp thành công đều có tập
hợp các “niềm tin dẫn đạo”. Trong đó các doanh nghiệp có thành tích kém hơn
thường thuộc hai loại: Không có tập hợp một niềm tin nhất quán nào hoặc có
mục tiêu rõ ràng và được thảo luận rộng rãi nhưng chỉ dừng lại ở mục tiêu có
thể lượng hoá được (mục tiêu tài chính) mà không có mục tiêu mang tính chất

14
định tính. Ở một mức độ nào đấy các doanh nghiệp hoạt động kém đều có nền
văn hoá ‘"tiêu cực”, nền văn hoá yếu. 
Một doanh nghiệp có nền văn hoá tiêu cực có thể là doanh nghiệp có nền quản
lý cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền và hệ thống bộ máy
quản lý quan liêu, gây ra không khí làm việc thụ động, sợ hãi của nhân viên,
làm kìm hãm sự sáng tạo, khiến họ có thái độ thờ ơ hoặc chống đối lãnh đạo.
Đây là các doanh nghiệp không có ý định tạo (hoặc không có khả năng tạo)
được một mối liên hệ nào đó giữa các nhân viên trong và ngoài quan hệ công
việc, mà chỉ dừng lại ở chỗ tập hợp hàng nghìn người xa lạ, chỉ tạm dừng chân
tại công ty. Người quản lý chỉ phối hợp các cố gắng của họ, và như vậy dù thế
nào đi nữa thì cũng sản xuất ra một thứ gì đó, nhưng niềm tin của họ vào công
việc, vào doanh nghiệp là không hề có, họ luôn cố ý định tìm cơ hội để ra đi
và như vậy doanh nghiệp ngày càng di vào sự khó khăn. 
Trên thực tế không ít doanh nghiệp đã và đang đi theo đà này. Ví dụ các công
ty mỹ phẩm, dược phẩm họ có thể tuyển ồ ạt hàng chục và thậm chí hàng trăm
nhân viên bán hàng tại một thời điểm nào đó, không quan tâm đến trình độ
học vấn, văn hoá của nhân viên, các công ty này trả lương cho nhân viên theo
doanh số bản hàng mà họ bán được trong tháng. Nếu một nhân viên nào
không bán được gì trong tháng thì họ không được nhận bất kỳ khoản gì từ
phía doanh nghiệp, nếu trường hợp họ bị ốm cũng không có bất kỳ một chế độ
nào, thậm chí nếu nhân viên xin nghỉ việc vào ngày vì công việc gia đình thì
họ sẽ có nguy cơ bị mất việc làm. 
Một điều không thể phủ nhận được rằng, nếu những giá trị và niềm tin của
doanh nghiệp mang tính tiêu cực thì sẽ ảnh hường rất lớn đối với con người ở
doanh nghiệp đó. Công việc xác định phẩn lớn cuộc đời của mỗi chúng ta, nó
chiếm thời gian khá lớn của chúng ta (8/24h mỗi ngày), quyết định thời gian
đi lại của chúng ta, công việc và môi trường làm việc quyết định đến các tiêu
khiển, tính cách, quyền lợi cũng như những bệnh tật mà chúng ta có thể mắc
phải, nó quyết định đến cách chúng ta sử dụng thời gian sau khi nghỉ hưu về
đời sống vật chất và nhiều vấn đề khác mà chúng ta gặp phải khi đó. Do vậy
nếu môi trường văn hoá của công ty không lành mạnh, không tích cực sẽ ành
hường xấu đến tâm lý làm việc, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân viên và tác
động tiêu cực đến kết quả hoạt động của toàn công ty. 
4.1.4.Các nhân tổ ảnh hường đến văn hoá doanh nghiệp 
Quá trình hình thành và phát triển của văn hoá doanh nghiệp là một quá trình
lâu dài và chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Là một bộ phận cấu thành văn
hóa kinh doanh, là biều hiện cụ thể của văn hóa kinh doanh ở cấp độ công ty
nên văn hỏa doanh nghiệp chịu tác động của các nhân tố tác động đến văn hóa
kinh doanh nói chung . Phân tích sâu hơn, chúng ta thấy văn hóa doanh nghiệp
chịu tác động trưc tiếp, mạnh mẽ của các yếu tố sau: 

15
Người đứng đầu/người chủ doanh nghiệp: 
Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Người
đứng đầu doanh nghiệp không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công
nghệ được áp dụng trong doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các biểu
tượng, các ý thức hệ, các hệ thống giá trị áp dụng trong doanh nghiệp, sáng
tạo ra niềm tin, các giai thoại, nghi lễ, các nguyên tắc, mục tiêu, chiến
lược,...của doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp,
các hệ tư tưởng, tính cách của người đứng đầu doanh nghiệp sẽ được phản
chiếu trong hoạt động kinh doanh, góp phần quan trọng trong quá trình hình
thành văn hoá doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có những con người có khát
vọng cháy bỏng, dám biến những khát vọng thành hiện thực sinh động thì
doanh nghiệp ấy sẽ chiến thắng trên thương trường. Cho nên có thế nói, nhân
cách của người chủ hay người đứng đầu doanh nghiệp sẽ quyết định chất
lượng văn hóa của cả doanh nghiệp. Thái độ, trách nhiệm, tình cảm sâu sắc
đối với công việc kinh doanh và đồng nghiệp, ý chí ham muốn thành công
định hướng cho những khát vọng cháy bỏng trong việc làm giàu cho chính
mình, cho mọi người và cho cà doanh nghiệp, tính bền bỉ, kiên trì với ý tưởng
sáng tạo, kiên quyết dám chấp nhận mạo hiểm. V.V.. là những phẩm chất của
người đứng đầu doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn, mang tính chất quyết định
đối với việc hình thành văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp. Những
người đứng đầu/người chủ doanh nghiệp khác nhau thì mức độ thể hiện nhân
cách chủ đạo sẽ khác nhau và đó là nguồn gốc của tính đặc thù bản sắc văn
hỏa doanh nghiệp. Văn hóa của một doanh nghiệp là sự mô hình hóa hoặc
chịu tác động rất lớn của các giá trị cá nhân của người đứng đầu lãnh đạo
doanh nghiệp. 
Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp: 
Đây là yếu tố tuy không mang vai trò quyết định nhưng cần phải được kể đến
trước tiên. Bởi vì, trên thực tế, mỗi doanh nghiệp đều có lịch sử phát triền của
mình. Qua mỗi thời kỳ tồn tại, mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm
mang tính đặc thù cả về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động và đặc trưng văn
hóa. Tất cả những yếu tố đó đều có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng,
điều chỉnh và phát triển văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn
mới. Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa của một doanh nghiệp cho
chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình vận động, thay đồi của doanh nghiệp,
cũng như thấy được những nguyên nhân và sự tác động của những nguyên
nhân đó đối với sự thay đổi của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, những doanh
nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời và bề dày truyền thống thường khó thay
đổi về tổ chức hơn những doanh nghiệp non trẻ chưa định hình rõ phong cách
hay đặc trưng văn hóa. Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hóa đã xuất
hiện và định hình trong lịch sử vừa là chỗ dựa nhưng cũng cỏ thể là rào cản

16
tâm lý không dễ vượt qua trong việc xây dụng và phát triên những dặc trưng
văn hóa mới cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác nhau thì có lịch sử
hình thành và phát triền khác nhau điều này mang lại những đặc tính riêng cho
từng công ty. Các doanh nghiệp mới thành lập thường có các phong cách kinh
doanh hiện đại và hướng tới thị trường nhiều hơn. Thành viên của doanh
nghiệp này cũng trẻ hơn và năng động hơn. Ngược lại những doanh nghiệp có
lịch sử phát triển lâu dài thường khó đổi mới hơn và có các giá trị văn hóa
truyên thống, có kinh nghiệm chuyên môn hơn. Nếu một doanh nghiệp có một
nền văn hoá truyền thống với những bản sắc riêng đã hình thành trong tâm trí
của mọi thành viên trong doanh nghiệp thì văn hoá của doanh nghiệp càng có
khả năng, có cơ hội phát triển đạt mức cao hơn và ngược lại. Như với truyền
thuyết, câu chuyện về sự phát triển của doanh nghiệp, của thành viên điển
hình sẽ tiếp thêm sức mạnh và sự gắn bó có tính cam kết vô hình giữa các
thành viên với tổ chức, xây dựng lòng tự hào trong mỗi thành viên. 
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: 
Giữa các công ty có ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có văn hóa khác
nhau.Văn hóa ngành nghề cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến kết quả
kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các công ty thương mại có văn hóa khác
với công ty sản xuất và chế biến. Mặt khác, văn hóa ngành nghề cũng thể hiện
rõ trong việc xác định mối quan hệ giữa các phòng ban và bộ phận khác nhau
trong công ty. Những người làm hành chính sẽ có các cách ứng xử và những
giá trị văn hóa khác với các công nhân trực tiếp sản xuất và khác với các nhân
viên kế toán... Điều đó đã lý giải cho việc tại sao giữa các đơn vị, bộ phận
trong một công ty nhiều khi lại khó phối hợp hoạt động. Sự khó phối hợp này
đã làm giảm khả năng của tất cả các đơn vị trong việc đưa ra chât lượng hiệu
quả cao vì mục đích chung của doanh nghiệp. Điêù này thấy rất rõ trong các
công ty liên doanh. Các bên đối tác sẽ mang đến chủ công ty liên doanh những
văn hóa khác nhau của doanh nghiệp mình. Nó thể hiện rõ ở các khó khăn
trong công tác quản lý, ở việc xác lập một phong cách quản lý chung dung hòa
giữa các bên đối tác trong các công ty liên doanh, bời vi mỗi bên nhìn nhận
đối tác cùa mình theo con mắt riêng của họ. Chính vi vậy để thu dược thành
công trong quản lý, các nhà quán lý của công ty liên doanh cân phải hiểu biết
sâu sắc và chính xác về văn hóa và các giả trị của phía đối tác từ đó mới có
các hành vi phù hợp tránh các mâu thuẫn và bất đồng không cần thiết. 
Hình thức sở hữu của doanh nghiệp: 
Loại hình sở hữu hay các loại hình công ty khác nhau cũng tạo ra sự khác biệt
trong văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Các công ty cổ phần sẽ có những
giá trị văn hóa khác với giá trị văn hóa của các công ty trách nhiệm hữu hạn
và càng khác vời giá trị văn hóa của các công ty của nhà nước. Sở dĩ như vậy
vì bản chất hoạt động và điều hành cũng như ra quyết định của các công ty

17
này là khác nhau. Trong các công ty nhà nước, khi giám đôc điều hành hoạt
động sán xuất kinh doanh dựa trên nguồn vốn 100% của nhà nước, lại hoạt
dộng chủ yếu trong các môi trường độc quyền và điều hành hoạt động theo
các chi tiêu kế hoạch mà nhà nước thông qua thì tính chù động và tự giác sẽ
thấp hơn các công ty tư nhân. Theo các nhà nghiên cứu thì các công ty nhà
nước thường có giá trị vãn hóa thích sự tuân thủ, ít chú ý đến hoạt động chăm
sóc khách hàng trong khi các công ty tư nhân lại có giá trị văn hóa hướng tới
khách hàng và ưa thích sự linh hoạt hơn. 
Mối quan hệ giữa các thành viên cuả doanh nghiêp:
Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp sẽ là yếu tố ảnh hưởng
rất mạnh mẽ đến văn hóa doanh nghiệp cũng như sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có những giá trị phù hợp để mọi thành viên
cùng chia sẻ, quan tâm; có một hệ thống định chế bao gồm những vấn đề liên
quan đến tính chuyên nghiệp như sự hoàn hào của công việc, sự hài hòa giữa
quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; có quy
trình kiềm soát, đánh giá chính xác hiệu quả làm việc của người lao động, v.v.
thì sẽ tạo thành được một thể thống nhất, tạo dược sự gắn bó, đoàn kết giữa
các thành viên. Từ đó, doanh nghiệp cỏ thề phát huy được cao nhất nguồn lực
con người như nãng lực quản lý, năng lực nghiên cứu, năng lực tiếp thu và vận
dụng công nghệ, năng lực khám phá thị trường, V.V.. Với ý nghĩa như vậy,
nguồn lực con người luôn có tính quyết định, đồng thời giúp cho doanh nghiệp
vượt qua được những rùỉ ro to lớn. 
Văn hóa vùng miền: Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong doanh nghiệp
có các nhân viên đến từ các địa phương, các vùng khác nhau thì các giá trị văn
hóa vùng miền thể hiện rất rõ nét. Các hành vi mà nhân viên mang đến nơi
làm việc không dễ dàng thay đổi bởi các qui định của doanh nghiệp. Hay nói
cách khác, văn hóa của công ty không dễ dàng làm giảm đi hoặc loại trừ văn
hóa vùng miền trong mỗi nhân viên của công ty. Một số các nghiên cứu khác
cũng chỉ ra những mâu thuẫn tại nơi làm việc giữa các nhân viên đến từ các
vùng miền khác nhau khi họ mang theo các văn hóa khác nhau của các vùng
miền mặc dù cùng làm việc trong một công ty và chịu tác động chung của văn
hóa công ty đó. Do đó, đây cũng là yếu tố tác động đến VHKD của doanh
nghiệp. 
Những giá trị văn hoá học hỏi được: 
Những giá trị học hỏi được thường rất phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu
qua các hình thức sau : 
Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp. Đây là nhũng kinh nghiệm có
được khi xử lý các công việc chung, rồi sau đó được tuyên truyền và phổ biến
toàn doanh nghiệp và các thành viên mới. 

18
 Những giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp khác: Đó là kết quả của
quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, các chương
trình giao lưu, hội chợ, các khoá đào tạo của ngành,...Các nhân viên của các
doanh nghiệp khác nhau học hòi lẫn nhau và được truyền lại cho các thành
viên khác trong đơn vị. 
 Những giá trị văn hoá được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền
văn hoá khác: Đây là trường hợp phố biến của các công ty đa quốc gia và
xuyên quốc gia, các công ty gửi nhân viên đi làm việc và đào tạo ở nước
ngoài, các doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài và có các đối tác nước ngoài. 
 Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại: Việc tiếp
nhận những giá trị này thường phải trải qua một thời gian dài, tiếp nhận một
cách vô thức hoặc có ý thức. Ví dụ khi chưa có nhân viên mới này, doanh
nghiệp chưa có thói quen giải quyết khiếu nại của khách hàng trong vòng 24
giờ (đây là thói quen của nhân viên mới), do thực hiện tốt công việc được
khách hàng khen ngợi, được cấp trên thưởng. Các nhân viên khác thấy vậy noi
gương theo, dẫn đến hình thành văn hoá của doanh nghiệp. 
 Những xu hướng và trào lưu xã hội: Các trào lưu xã hội tác động ảnh
hường đến vãn hoá doanh nghiêp, ví dụ như ngày càng nhiều các doanh
nghiệp Việt Nam thực hiện công việc trên cơ sở máy tính hoá và sử dụng thư
điện từ trong công việc như thông báo cho khác hàng, phân công công việc,
gửi các tài liệu,...đều có thể trao đổi qua thư điện tử, và như vậy hình thành
nền văn hoá điện tử (E - Culture) đang dần được hình thành. 
Các giai đoạn hình thành và cơ cấu thay đổi văn hoá doanh nghiệp 
 Việc thay đổi văn hoá doanh nghiệp thường rất khó khăn, phải trải qua
thời gian dài và không tránh khỏi những mất mát nhất định, đặc biệt là các
doanh nghiệp đã có nền văn hoá lâu đời và thành công. Điều quan trọng ở đây
là, không chỉ khi doanh nghiệp rơi vào thời kỳ suy thoái mới cần phải thay đổi
những giá trị văn hoá doanh nghiệp, mà ngay cả trong thời kỳ non trẻ, hoặc đã
phát triền của mình thì doanh nghiệp cũng vẫn cần chú ý tới việc đổi mới và
học hỏi những giá trị văn hoá khác nhằm củng cố và phát triển những giá trị
văn hoá của mình. Vì môi trường hoạt dộng kinh doanh và đối thủ cạnh tranh
không ngừng thay đổi, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tự đổi mới mình để
phát triển, tránh bị tụt hậu: dưới đây là các giai đoạn hình thành văn hoá doanh
nghiệp 
4.1.5 Các giai đoạn hình thành văn hoá doanh nghiệp 
 Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn còn non trẻ
 Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp phải tập trung tạo ra các giá trị văn
hoá khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, củng cố giá trị văn hoá và
truyền đạt cho những người mới. Nền văn hoá trong những doanh
nghiệp trẻ thành đạt thường đựơc kế thừa các nhân tài

19
 Những người sáng lặp ra nó vẫn tồn tại
 Chính nền văn hoá đó đã giúp cho doanh nghiệp khẳng định được mình
và phát triển trong môi trường đầy cạnh tranh
 Rất nhiều giá trị của nền văn hoá đó là thành quả cùa quá trình đúc kết
được trong quá trình hình thành và phát triển cùa doanh nghiệp
 Cũng chính vì vậy mà trong giai đoạn này, việc thay đổi văn hoá doanh
nghiệp hiếm khi diễn ra, trừ khi có những yếu tố tác động bên ngoài
như khủng hoàng kinh tế khiến doanh số và lợi nhuận sụt giảm, khi đó
sẽ diễn ra quá trình thay đổi có thể sẽ tạo ra một diện mạo văn hoá
doanh nghiệp mới
 Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn giữa
 Giai đoạn này là khi người sáng lập không còn giữ vai trò thống trị hoặc
đã chuyển giao quyền lực cho ít nhất hai thế hệ. Doanh nghiệp có nhiều
thay đổi và có thể xuất hiện những xung đột nhất định giữa phe Bào thủ
và phe Đổi mới (những người muốn thay đổi nền văn hoá doanh nghiệp
để củng cố uy tín và quyền lực của bản thân)
 Điều nguy hiểm khi thay đổi văn hoá doanh nghiệp trong giai đoạn này
là những đặc điểm của người sáng lập qua thời gian đã in dấu ấn trong
nền văn hoá doanh nghiệp, do vậy việc nỗ lực thay đổi những dặc điểm
này sẽ đặt doanh nghiệp vào những thử thánh mới. Nếu những thành
viên quên đi nền văn hoá của họ đã dược hình thành từ hàng loạt các bài
học được đúc kết từ thực tiễn và những kinh nghiệm thành công trong
quá khứ, họ sẽ phải có thay đổi những giá trị mà có thể thực sự vẫn cần
đến.
 Sự thay đổi chỉ thực sự cần thiết khi những yếu tố từng giúp doanh
nghiệp thành công đến nay đã lỗi thời do sự thay đổi của môi trường
bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, khi đó sự thay đổi sẽ diễn ra dễ
dàng hơn
 Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái
 Khi ở trong giai đoạn này doanh nghiệp không tiếp tục tăng trường nữa
do thị trường đã bão hoà hoặc do sản phẩm trở nên lỗi thời. Sự chín
muồi này không hoàn toàn phụ thuộc vào mức dộ lâu đời, quy mô hay
số thế hệ thay thế các thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp mà vẫn đề cao cốt
lõi là sự phản ánh mối quan hệ giữa sản phẩm của doanh nghiệp với
những cơ hội kinh doanh và hạn chế của môi trường hoạt động.
 Những giá trị văn hoá doanh nghiệp đã lỗi thời cũng có những tác dộng
tiêu cực không nhỏ đến doanh nghiệp. Ví dụ như các tập đoàn (cheabol)
vốn dược coi là những cỗ xe lớn của nền kinh tế Hàn Quốc trong những
năm 30, nhưng từ năm 1997 các cheabol này đã trải qua những xáo trộn
lớn cùng với sự khủng hoảng nền kinh tê Hàn Quốc. Phong cách quản

20
lý truyền thống dựa trên tư tưởng Nho giáo và ý thức hệ gia trưởng
thống trị trong các tập đoàn này, đây chính là những nguyên nhân khiến
cho các tập đoàn trở nên kém linh hoạt trước những thay đổi của môi
trường kinh doanh, các yêu tố đó đã bóp nghẹt tính sáng tạo cá nhân,
làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty.
 Tuy nhiên tính lâu đời của văn hoá doanh nghiệp cũng đóng một vai trò
quan trọng trong việc thay đổi văn hoá doanh nghiệp. Nếu trong quá
khứ doanh nghiệp có một thời gian dài phát triển thành công và hình
thành những giá trị văn hoá của mình, mà đặc biệt là những quan niệm
chung, thì rất khó thay đổi; vì những giá trị này phản ánh niềm tự hào
và lòng tự tôn của mọi thành viên trong doanh nghiệp, nó đã in dấu ấn
sâu đậm trong mỗi thành viên nên sự thay đổi gặp khó khăn.
4.1.6 Văn Hóa Doanh nghiệp của Công ty TNHH Điện máy Gia dụng Hòa
Phát
Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là triết lý Hòa hợp cùng Phát
triển. Điều này thể hiện trong mối quan hệ giữa các cán bộ công nhân
viên, giữa Tập đoàn và đối tác, đại lý, cổ đông và cộng đồng xã hội,
đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan trên cùng một con thuyền,
hướng tới sự phát triển bền vững. Đặc biệt, Tập đoàn Hòa Phát đã xây
dựng được mối quan hệ đối tác bền vững, lâu dài, tin tưởng như người
một nhà với các đại lý bán hàng song hành cùng Tập đoàn từ những
ngày đầu thành lập. Tầm nhìn : Trở thành Tập Đoàn sản xuất công
nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong đó Thép là lĩnh vực cốt lõi Sứ
mệnh : Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống, đạt được sự tin yêu của khách hàng. Định vị : Tập Đoàn Hòa Phát
- Thương hiệu Việt Nam - Đẳng cấp toàn cầu Với triết lý kinh doanh
“Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát dành ngân sách hàng trăm tỷ đồng
mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng
đồng : Ngày 20/5/2021, Lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát đã trao 3 tỷ đồng
tiền mặt và 30 tủ đông ủng hộ tỉnh Bắc Giang phòng chống dịch Cov
19. Trước đó ngày 18/5/2021, Hòa Phát cũng ủng hộ 70.000 quả trứng
gà và 4 tấn heo thịt tới các điểm cách ly tập trung, bệnh viện và các chốt
kiểm dịch của tỉnh Bắc Giang và huyện Sơn Động Bắc Giang. Ngày
01/4/2022, Hội Liên hiệp phụ nữ và Sở Lao động Thương binh xã hội
tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ phát động chương trình “Mẹ đỡ đầu – Kết
nối yêu thương” nhằm hỗ trợ trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn. Tại sự kiện, Tập đoàn Hòa Phát đã nhận hỗ trợ, đỡ đầu cho 40 trẻ
mồ côi trên địa bàn trong vòng 5 năm với tổng giá trị 1,2 tỷ đồng

21
4.2. Tinh thần khởi nghiệp
4.2.1 Khái niệm khởi nghiệp 
Khởi nghiệp tức là đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ
thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập
hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay
thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý
tưởng có riêng mình... đều được gọi là khởi nghiệp. 
Khởi nghiệp có thể là quá trình tạo ra một lĩnh vực hoạt động mới cho riêng
mình. Qua đó bạn có thể thuê các nhân viên về làm việc cho bạn và bạn là
người quản lý công ty, doanh nghiệp của mình. Khởi nghiệp mang lại rất
nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã hội, cho người lao
động. 
Đối với cá nhân theo đuổi việc khởi nghiệp, hoạt động này giúp họ tạo ra công
việc, thu nhập cho chính mình mà không phải bắt đầu từ việc đi làm thuê. Họ
được tự do trong công việc, và nếu công ty của họ phát triển tốt thì nguồn thu
nhập của họ có thể cao gấp nhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại. 
Đối với xã hội và nền kinh tế thì các công ty khởi nghiệp tạo ra thêm nhiều
công ăn việc làm. Điều này giúp đất nước giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo
ra nguồn thu nhập cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình. 
Bằng việc tạo ra lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, giữ tỉ lệ thất
nghiệp của nền kinh tế ở mức an toàn, khởi nghiệp thành công gián tiếp góp
phần ổn định xã hội, giảm thiểu các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra như
trộm cắp, bài bạc, đua xe, ma túy... Khởi nghiệp cũng góp phần giảm áp lực
lên nền kinh tế, trợ cấp xã hội, đưa đất nước ngày càng phát triển. 
4.2.2 Những yếu tố cần thiết của khởi nghiệp.  
- Năng lực sáng tạo:  
Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu con đường làm giàu của mình
đó là bản thân bạn phải có một sự sáng tạo vượt bậc. Bởi vì chỉ có sự sáng tạo
mới làm nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ, chỉ có sự sáng tạo hơn người
mới có thể giúp bạn nhìn thấu toàn bộ thị trường hiện tại, tìm ra những nhu
cầu chưa được đáp ứng, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh cho riêng mình. Kế
hoạch này không nhất thiết phải bao gồm những ý tưởng kinh doanh chưa ai
biết đến hay những ý tưởng mới hoàn toàn chưa ai nghĩ đến, mà nó phải tạo
nên sự đột phá và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn. 
Sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp là điểm tựa quan trọng
cho bạn trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này. Vậy thì, thay vì tranh
giành miếng bánh với các đối thủ lớn trên thị trường ra đời sớm hơn mình,
mạnh hơn mình, nhiều kinh nghiệm hơn mình thì chúng ta có thể tự tìm ra một
miếng bánh mới – mà tại đó chúng ta chính là người dẫn đầu.  

22
- Vốn kinh doanh khởi nghiệp:  
Một trong những yếu tố quan trọng khác khi bạn muốn khởi nghiệp đó là vốn
khởi nghiệp kinh doanh. Đây là nguồn nuôi dưỡng cho kế hoạch kinh doanh
và là một đòn bẩy cho sự thành công của bạn.  
- Sự kiên trì: 
Sở dĩ sự kiên trì là một yếu tố quan trọng bởi vì trong quá trình khởi nghiệp
không phải ai cũng có được thành công trong lần đầu bắt tay vào làm, có
những người thất bại rất nhiều lần nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục
đứng dậy để thực hiện ý tưởng của mình. Chính sự quyết tâm và lòng kiên trì
trong con người đó đã tạo nên sự thành công về sau này của họ như câu nói:
“Thất bại là mẹ thành công” . Thật sự, thực tế đã chứng minh rằng những
doanh nhân thành công là những người có tinh thần quyết tâm cao hơn những
người bình thường để vượt qua những trở ngại, có sự đam mê và kiên trì hơn
người để đứng lên từ những thất bại trong thời gian ngắn.  
- Kiến thức nền tảng cơ bản: Hiện nay muốn làm bất cứ một việc gì trong bất
cứ một ngành nghề nào bạn cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó, vì
thế nếu muốn khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó bạn cũng nên tìm hiểu kĩ
các kiến thức xung quanh lĩnh vực đó. Ví dụ: bạn muốn khởi nghiệp bằng
cách mở phòng thu âm cho ca sĩ bạn cần phải có những kiến thức cơ bản trong
thanh nhạc, cách mix nhạc và biết sử dụng một số nhạc cụ cơ bản… Hay bạn
muốn trở thành một nhà buôn thời trang lớn bạn cần có những kiến thức cơ
bản về xu hướng thời trang, về bán hàng …  
- Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực mình hoạt
động hay nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp như sản phẩm, nhân
lực, công nghệ, thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan là
một bước đệm quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự thất bại trong việc thiếu
chuyên môn và những lí do ngoài ý muốn. Vì thế nếu bạn có ý định khởi
nghiệp trước tiên hãy trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức này.  
- Các kĩ năng cần thiết để bắt đầu khởi nghiệp: Kỹ năng nghiên cứu thị
trường; Kỹ năng quản lý tài chính ;Kỹ năng ủy quyền;Kỹ năng hoạch định
chiến lược.  
4.2.3 Hành trình khởi nghiệp  
Được trình bày qua sơ đồ : Ý tưởng → Kế hoạch kinh doanh → Phát triển sản
phẩm → Thương mại hóa ban đầu → Thương mại hóa toàn phần → Mở rộng
sản phẩm → Phát triển cổ phiếu IPO. 
4.2.4 Ý nghĩa của khởi nghiệp 
- Khởi nghiệp hỗ trợ việc hình thành mạng lưới các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Khởi nghiệp tạo ra việc làm cho xã hội. 

23
- Khởi nghiệp tạo ra giá trị cho xã hội bằng các sản phẩm có giá trị cho tinh
thần, vật chất… 
4.2.5 Tinh thần khởi nghiệp của Công ty TNHH Điện máy Gia dụng Hoà Phát
Với tinh thần không ngại khó ngại khổ, Hòa Phát luôn tự chủ và sáng tạo.
Khởi đầu từ một công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ năm 1992
tới nay, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống
thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001), Nông
nghiệp (2016). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong
đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là công ty mẹ cùng các
công ty thành viên và công ty liên kết. Chủ lực của Hòa Phát là sản xuất thép
nhưng tập đoàn luôn hướng tới chiến lược kinh doanh là đa ngành. tháng
10/2021, Tập đoàn Hòa Phát đã thành lập Tổng công ty Điện máy Gia dụng
Hòa Phát, tham gia đầu tư lớn, bài bản vào ngành hàng điện máy. Công ty
Điện máy Gia dụng Hòa Phát có tiền thân là công ty Điện lạnh Hòa Phát, được
thành lập vào năm 2001 và có 20 năm kinh nghiệm trong việc phát triển và
sản xuất các dòng sản phẩm tủ lạnh, tủ mát, tủ đông, điều hòa mang thương
hiệu Hòa Phát và Funiki. Toàn bộ dây chuyền, thiết bị sản xuất, lắp ráp của
công ty được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới, hiện đại và tự
động hóa hoàn toàn, tăng năng suất lao động, đông thời, sản phẩm có giá cả
hợp lý, chất lượng ổn định, bền đẹp. Việc tham gia vào thị trường Điện Lạnh
không chỉ là một cuộc chơi thoáng qua mà ở sân chơi này Hòa Phát muốn
khẳng định vị thế và đẳng cấp của mình. Hòa Phát triển khai 3 trung tâm sản
xuất tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Các trung tâm sản xuất
này đều được đặt ở vị trí gần đường giao thông huyết mạch của quốc gia, gần
các cảng biển lớn, đặc biệt thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu tới các nước trên
thế giới. Bên cạnh đó, công ty Điện máy Gia dụng Hòa Phát cũng nghiên cứu
phát triển các sản phẩm có thiết kế hiện đại, chất lượng và giá thành cạnh
tranh tốt với hàng nhập khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để vươn mình tới
các thị trường khó tính nhất. Công ty Điện máy gia dụng Hòa Phát luôn đầu tư
cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại nhất với mục tiêu nội địa hóa,
đem lại sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý nhất tới tay người tiêu dùng
cả nước. Bên cạnh đó Công ty Điện máy Gia dụng Hòa Phát còn không ngừng
học hỏi công nghệ từ các nước đi trước để áp dụng vào sản xuất.Dây chuyền
gia công vỏ cơ khí, lòng trong của tủ đông tự động hoàn toàn, từ khâu lấy phôi
đến khi ra thành phẩm. Hệ thống dây chuyền đổ PU nhập khẩu từ Italia với
công nghệ tiến tiến, đảm bảo các sản phẩm tủ đông được bảo ôn tốt nhất, tránh
thất thoát nhiệt và tiết kiệm điện năng. Hệ thống kiểm tra tính năng làm lạnh

24
toàn bộ sản phẩm với phần mềm máy tính hiện đại giúp quá trình kiểm soát
chất lượng sản phẩm có độ chính xác cao

25
PHẦN 6: Kết luận

Thông qua triết lý kinh doanh và văn hóa kinh doanh ta có thể thấy được Công
ty TNHH Điện máy Gia dụng Hoà Phát Việt Nam ngày càng nâng cao địa thế
doanh nghiệp cũng như dịch vụ phục vụ của mình để đưa doanh nghiệp phát
triển trên đà đỉnh cao của mình và sẵn sàng cạnh tranh công bằng với các
thương hiệu lớn trên trường quốc tế.
Trên đây là phần tìm hiểu và tóm lược lại nội dung văn hóa doanh nghiệp và
tinh thần khởi nghiệp của Công ty TNHH Điện máy Gia dụng Hoà Phát. Bài
tìm hiểu còn nhiều thiếu xót nên mong nhận được sự góp ý của thầy
Đồng thời thông qua bài phân tích trên đã phần nào giúp em cải thiện hơn kỹ
năng cá nhân cũng như có cái nhìn tường tận hơn về vấn đề khởi nghiệp hiện
nay, có thể đây sẽ là bước đệm cho vấn đề việc làm sau này. Không chỉ vậy,
thông qua phần bài tập này em cũng đã hiểu sâu nơi về ngành nghề của bản
thân, đặc biệt là về Công ty TNHH Điện máy Gia dụng Hoà Phát – có thể sẽ là
nơi em hướng đến sau khi tốt nghiệp ra trường.

26

You might also like