You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.

HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

----------------------------------------------------------------

TIỂU LUẬN MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Đề tài: Đạo đức kinh doanh, nghiên cứu đạo đức kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan

Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Vũ Quốc Quý

Lớp: 08_QTTH2

Nhóm:

Thành viên nhóm

Trần Thị Ánh Linh 0850090064

Nguyễn Thị Hồng Nhung 0850090081

Lê Thị Cúc Hoa 0850090057

Thân Khánh Vy 0850090093

Đoàn Hoàng Dương 0850090052

Hồ Thị Yến Nhi 0850090076

TP.HCM, 2022
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 01

Chương 1: Cơ sở lý luận về đạo đức kinh doanh .................................................... 02

1.1 Đạo đức kinh doanh là gì? ................................................................................... 02

1.1.1 Khái niệm về đạo đức kinh doanh ....................................................................... 02

1.1.2 Đặc điểm của đạo đức kinh doanh ...................................................................... 03

1.2 Phân biệt đạo đức kinh doanh với trách nhiệm xã hội ..................................... 04

1.3 Đạo đức kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp .................................. 05

1.4 Vấn đề đạo đức kinh doanh và đối thủ cạnh tranh ........................................... 06

1.4.1 Các hình thức cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ ...................................... 06

1.4.2 Sống chung với đối thủ cạnh tranh ...................................................................... 07

1.5 Vấn đề lợi nhuận và đạo đức kinh doanh........................................................... 08

1.6 Các bước xây dựng đạo đức kinh doanh trong Doanh nghiệp......................... 08

1.6.1 Phân tích hành vi đạo đức.................................................................................... 08

1.6.2 Xây dựng đạo đức kinh doanh ............................................................................. 09

Chương 2: Cơ sở thực tiễn và nghiên cứu đạo đức kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Thực phẩm Masan ...................................................................................................... 10

2.1 Tầm quan trong của đạo đức kinh doanh đối với sự thành công của Doanh
nghiệp và thực trang đạo đức kinh doanh của các Doanh nghiệp tại Việt Nam .. 10

2.1.1 Tầm quan trong của đạo đức kinh doanh đối với sự thành công của các Doanh
nghiệp ........................................................................................................................... 10

2.1.2 Thực trang đạo đức kinh doanh của các Doanh nghiệp tại Việt Nam ................. 10

2.2 Nghiên cứu đạo đức kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan .... 11

2.2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan ............................................. 11

2.2.2 Đạo đức kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan ............................ 12
2.2.3 Xây dựng đạo đức kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan ............ 17

Chương 3: Giải pháp ngâng cao nhân thức về đạo đức kinh doanh cho các Doanh
nghiệp tại Việt Nam .................................................................................................... 19

3.1 Về phía các Doanh nghiệp kinh doanh ............................................................... 19

3.2 Về phía Cơ quan Nhà nước ................................................................................. 20

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 22

DANH MỤC THAO KHẢO ........................................................................................ 24


LỜI MỞ ĐẦU

Khi nhắc tới khái niệm “đạo đức kinh doanh” người ta thường cho rằng đó là một
yếu tố rất trù tượng hoặc không thực tế, bản thân những người hoạt động kinh doanh
đôi khi cũng không hiểu rõ hết khái hiệm này và vai trò của yếu tố đạo đức trong kinh
doanh. Họ coi đó là yếu tố “vị nhân” (dùng làm người) chứ không phải “vị lợi” (không
sinh lợi).

Trong khi đó đạo đức kinh doanh lại có vai trò rất lớn đối với sự phát triển hiện nay,
nếu không hiểu được vai trò của đạo đức kinh doanh, không có ý thức xây dựng đạo
đức kinh doanh trong doanh nghiệp thì sẽ rất khó đi tới con đường thành công.

Để hiểu rõ hơn về vai trò, khái niệm và cách thức xây dựng đạo đức kinh doanh đối
với một doanh nghiệp. Chính vì vậy nhóm em đã chọn đề tài “Nghiên cứu đạo đức kinh
doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan” để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Trong quá trình làm bài tiểu luận, chắc chắn nhóm em sẽ không tránh khỏi được
những thiếu sót. Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để bài tiểu luận của
nhóm em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1
Chương 1: Cơ sở lý luận về đạo đức kinh doanh

1.1 Đạo đức kinh doanh là gì?

1.1.1 Khái niệm về đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh (hay đạo đức doanh nghiệp) tiếng anh gọi là “Business Ethics”.
Là tập hợp những nguyên tắc đạo đức và các chuẩn mực nhằm điều chỉnh, đánh giá,
hướng dẫn và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh, các vấn đề nảy sinh trong môi
trường kinh doanh.

Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

 Tính trung thực, minh bạch

Không dùng thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, giữ lời hứa, giữ chữ tín trong
kinh doanh, không làm ăn phi pháp

Ví dụ: không được treo đầu dê bán thịt chó ví dụ như kh muốn mua một chiếc dt mới
chưa qua sd nhưng vì lòng tham mê lời nhiều nên cửa hàng đã bán cho kh một chiếc dt
cũ đã qua sd, sửa lại giống như dt mới và bán như giá của dt mới .

 Tôn trọng con người

Đối với nhân viên: Tôn trọng những quyền lợi chính đáng của nhân viên, đáp ứng
những nhu cầu cơ bản, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, công bằng, không
bóc lột sức lao động, khuyến khích nhân viên chuyên tâm vào công việc và thúc đẩy sự
phát triển của doanh nghiệp.

Đối với khách hàng: Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tôn trọng sở thích, nhu cầu
và tâm lý của khách hàng. Không vì mục tiêu lợi nhuận mà lừa dối khách hàng, kinh
doanh bất chấp không quan tâm đến sức khỏe của khách hàng và xã hội.

Đối với đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh lành mạnh, không dùng những biện pháp, thủ
đoạn để tranh giành khách hàng, gia tăng lợi nhuận.

 Đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu

Các công ty xây dựng văn hóa doanh nghiệp với tiêu chí đặt nhu cầu của khách hàng
lên hàng đầu, đáp ứng nhu cầu và cung cấp những giá trị tốt nhất cho khách hàng. Tuy

2
nhiên, không phải khách hàng là “thượng đế” mà doanh nghiệp đối xử phi đạo đức với
nhân viên như: bắt nhân viên làm việc quá giờ, đáp ứng những nhu cầu không cần thiết
của khách hàng, chịu đựng sự lạm dụng quyền từ phía khách hàng, ...

 Tính trách nhiệm với cộng đồng, xã hội

Doanh nghiệp là một phần của xã hội, vì vậy doanh nghiệp cần có trách nhiệm với
xã hội. Kết hợp kinh doanh và bảo vệ môi trường không vì mục tiêu lợi nhuận trước
mắt mà tàn phá môi trường. Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp một phần, cùng
chung tay với Nhà nước giải quyết các vấn đề chung của xã hội.

1.1.2 Đặc điểm của đạo đức kinh doanh

 Kỉ luật

Đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc hướng dẫn của chức năng kinh doanh, đó là
kiến thức mà qua đó hành vi của con người được học trong một tình huống kinh doanh.

 Khái niệm cổ đại

Đạo đức kinh doanh là một khái niệm cổ xưa, nó có nguồn gốc với sự phát triển của
nền văn minh nhân loại.

 Nhân phẩm cá nhân

Các nguyên tắc đạo đức phát triển phẩm giá cá nhân và nhiều vấn đề về đạo đức phát
sinh do không trao nhân phẩm cho cá nhân. Tất cả các quyết định kinh doanh nên được
nhắm đến bằng cách cung cấp nhân phẩm cho khách hàng, nhân viên, nhà phân phối,
cổ đông và chủ nợ,… Nếu không họ phát triển vô đạo đức trong các hoạt động kinh
doanh.

 Liên quan đến khía cạnh con người

Đạo đức kinh doanh nghiên cứu những hoạt động, quyết định và hành vi liên quan
đến khía cạnh con người. Chức năng của đạo đức kinh doanh là thông báo các quyết
định đó cho khách hàng, chủ sở hữu doanh nghiệp, chính phủ, xã hội, đối thủ cạnh tranh
và những người khác về hành vi kinh doanh tốt hay xấu, đúng hay không đúng.

 Nghiên cứu các mục tiêu và phương tiện

3
Đạo đức kinh doanh là nghiên cứu các mục tiêu và phương tiện để lựa chọn hợp lý
các đối tượng thiêng liêng và sự hoàn thành của chúng. Nó chấp nhận các nguyên tắc
của các mục tiêu thuần túy truyền cảm hứng cho các phương tiện thuần túy và các
phương tiện cơ bản để biện minh cho sự kết thúc. Điều cần thiết là các mục tiêu và
phương tiện nên dựa trên đạo đức.

 Khác với Trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội chủ yếu liên quan đến các chính sách và chức năng của doanh
nghiệp, trong khi đạo đức kinh doanh đối với hành vi và hành vi của doanh nhân. Nhưng
có một thực tế là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các chính sách của nó bị ảnh
hưởng bởi đạo đức kinh doanh.

 Lớn hơn Luật

Mặc dù luật phê duyệt các quyết định xã hội khác nhau, nhưng luật không lớn hơn
đạo đức. Luật thường liên quan đến sự kiểm soát tối thiểu của phong tục xã hội trong
khi đạo đức coi trọng các hành động phúc lợi xã hội và cá nhân.

1.2 Phân biệt đạo đức kinh doanh với trách nhiệm xã hội

Đạo Đức Kinh Doanh Trách nhiệm xã hội

Quy định và tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi Nghĩa vụ phải thực hiện đối với xã hội
trong giới kinh doanh. nhằm tối ưu hóa tác động tích cực tối
thiểu hóa tác động tiêu cực với xã hội.

Các quy tắc rõ ràng về phẩm chất đạo đức Được xem như cam kết với xã hội.
của tổ chức kinh doanh.

Liên quan đến các nguyên tắc và quy định Quan tâm tới hậu quả của những quyết
chỉ đạo những quyết định của các nhân và định của tổ chức tới xã hội.
tổ chức.

Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng
xuất phát từ bên trong. xuất phát từ bên ngoài.

4
1.3 Đạo đức kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp

 Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh
doanh:
Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh
doanh.
Hành vi doanh nghiệp thể hiện tư cách của doanh nghiệp và chính tư cách ấy tác
động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức.

Ngạn ngữ Ấn Độ: “Gieo tư tưởng gặt hành vi, gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói
quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận.”

Các nhà đầu tư nhận ra rằng một môi trường đạo đức là nền tảng cho sự hiệu quả,
năng suất và lợi nhuận.

Sự lãnh đạo cũng có thể mạng lại các giá trị tổ chức và mạng lưới xã hội ủng hộ các
hành vi đạo đức.

Các lãnh đạo ở địa vị cao trong tổ chức đóng vai trò chủ chốt trong việc truyền bá
các tiêu chuẩn đạo đức, các chuẩn tắc và quy định đạo đức nghề nghiệp.
 Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp:

Các tổ chức phát triển được một môi trường trung thực và công bằng sẽ xây dựng
được nguồn lực đáng quý có thể mở rộng cánh cửa dẫn tới thành công.

Các tổ chức được xem là có đạo đức thường có nền tảng là các khách hàng trung
thành cũng như đội ngũ nhân viên vững mạnh, bởi sự tin trưởng và phụ thuộc lẫn nhau
trong mối quan hệ.

Nhận thức của các nhân viên về công ty của mình là một môi trường đạo đức sẽ mang
lại những kết quả tốt đẹp trong hoạt động của tổ chức.

Các mối quan hệ có lòng tin trong một tổ chức giữa giám đốc với cấp dưới và ban
quản lý cấp cao góp phần vào hiệu quả của quá trình đưa ra quyết định

Hầu hết các công ty đáng ngưỡng mộ nhất trên thế giới đều chú trọng vào phương
pháp làm việc nhóm, quan tâm nhiều đến khách hàng, đề cao việc đối xử công bằng với

5
nhân viên và thưởng cho các nhân viên có thành tích tốt cũng như trong công cuộc đổi
mới.

=>Tóm lại đạo đức trong kinh doanh mang đến


 Hiệu quả công việc ngày càng cao
 Sự tận tâm của nhân viên
 Chất lượng sản phẩm được cải thiện
 Đưa ra được quyết định đúng đắn hơn
 Nhận được sự trung thành của khách hàng
 Thu được lợi ích từ kinh tế lớn hơn (vì khách hàng thích mua sản phẩm của các
công ty liêm chính hơn nên các công ty muốn làm ăn lâu dài với doanh nghiệp mà
họ tin tưởng. Vì vậy, các nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề đạo đức và trách nhiệm
xã hội của công ty mà họ đầu tư ( vì những yếu tố này ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động kinh doanh).

1.4 Vấn đề đạo đức kinh doanh và đối thủ cạnh tranh

1.4.1 Các hình thức cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ

 Xâm phạm thông tin bí mật

Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện
pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó.

Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở
hữu thông tin đó là hành vi sử dụng thông tin bí mật kinh doanh của các chủ thể khác
hoặc tiết lộ thông tin khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu thông tin đó.

 Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác

Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa
hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

 Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác

Là hành vi cung cấp thông tin gian dối, thông tin không có thật về doanh nghiệp khác
bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính
hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

6
 Lôi kéo khách hàng bất chính

Gây rối bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh
doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

Có thể như hành vi đập phá doanh nghiệp của người khác làm cản trở, gián đoạn hoạt
động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

 Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả
năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch
vụ đó

Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc
hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà
doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác.

So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp
khác nhưng không chứng minh được nội dung.

1.4.2 Sống chung với đối thủ cạnh tranh

Mỗi công ty có cách nhìn khác nhau về đối thủ nhưng dù sao cũng không nên “tiêu
diệt” đối thủ vì diệt đối thủ này sẽ có đối thủ khác xuất hiện. Cách lựa chọn đúng đắn
là phải tập sống chung và luôn cảnh giác đừng để mất thị phần vào tay đối thủ.

Một ngành kinh doanh mà có nhiều đối thủ cũng có cái lợi chẳng hạn như tạo được
tiếng nói tập thể đối với cơ quan chức năng hay tạo được sức mạnh khi cùng khai phá
thị trường mới. Thậm chí, khi có nhiều công ty cùng cố gắng đẩy mạnh nhu cầu thì thị
phần của một vài doanh nghiệp có thể bị nhỏ lại nhưng điều quan trọng là doanh số của
tất cả đều tăng một điểm lợi nữa là các doanh nghiệp có thể học hỏi lẫn nhau và cùng
phát triển.

Ví dụ: Một doanh nhân từng chia sẻ, trong ngành của ông có hai doanh nghiệp nhỏ
chiếm khoảng 15% thị phần. Nếu thật sự muốn chiếm trên 80% thị phần ông có thể
giảm giá và dùng nhiều chiêu cạnh tranh khác để đưa hai doanh nghiệp kia đến chỗ phá
sản. Nhưng ông đã không làm thế. Thứ nhất, ông nghĩ mình ăn cơm, thì cũng nên dành

7
cho người ta miếng cháo. Thứ hai, cứ để cho công ty đối thủ tồn tại thì công ty của ông
còn được học tập ý tưởng kinh doanh mới, để sáng tạo và phát triển mạnh hơn.

1.5 Vấn đề lợi nhuận và đạo đức kinh doanh

Lợi nhuận, đạo đức trong kinh doanh là những mục tiêu song hành để duy trì sự phát
triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi nhuận thì khách hàng
sẽ dần dần rời xa và mất lòng tin về doanh nghiệp còn nếu doanh nghiệp nào chỉ chú
trọng đến việc đi theo đạo đức kinh doanh, giữ chân khách hàng và củng cố lòng tin cho
người tiêu dùng thì một sớm nào đó họ cũng sẽ bị phá sản bởi không hề mang lại lợi
nhuận cho sự phát triển kinh doanh của công ty.

Theo ý kiến của các nhà quản trị cấp cao, lợi nhuận luôn là yếu tố sống còn và là mục
tiêu của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu lợi nhuận kiếm từ sáng tạo, sự tư duy làm
việc, đổ mồ hồi từ doanh thu bán hàng, từ chất lượng sản phẩm thì đó mới là lợi nhuận
chính đáng và được xem là đạo đức kinh doanh.

Các tập đoàn lớn ổn định lâu dài là do dịch vụ cung cấp của họ đạt chất lượng cao
trên nền tảng phục vụ nhu cầu khách hàng. Họ xây dựng lòng tin của khách hàng và
chính khách hàng sẽ phát triển thương hiệu cho họ.

Còn những doanh nghiệp chỉ chăm chăm kiếm lợi nhuận, bán hàng gian dối, sử dụng
mánh khóe trong sản xuất sẽ bị khách hàng tẩy chay và sụp đổ.

Như vậy lợi nhuận, đạo đức là những yếu tố quan trọng đi kèm nhau, bổ trợ và không
thể tách rời trong sự phát triển của doanh nghiệp. Qua những chia sẻ thực tế trên, chúng
tôi hy vọng rằng những nhà lãnh đạo sẽ có những hướng đi đúng đắn để giúp công ty
phát triển một cách toàn diện về mọi phương diện.

1.6 Các bước xây dựng đạo đức kinh doanh trong Doanh nghiệp

1.6.1 Phân tích hành vi đạo đức


Nhận diện các vấn đề đạo đức: Vấn đề đạo đức là một tình huống, một vấn đề hoặc
một cơ hội yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải chọn trong số những hành động được
đánh giá là đúng hay sai, có đạo đức hay vô đạo đức.

Các vấn đề đạo đức có thể chia làm bốn loại:


 Các vấn đề do mâu thuẫn về lợi ích
8
 Các vấn đề về sự công bằng và tính trung thực
 Các vấn đề về sự giao tiếp
 Các vấn đề về mối quan hệ của tổ chức
1.6.2 Xây dựng đạo đức kinh doanh
 Xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả
 Phối hợp chuơng trình tuân thủ đạo đức với ban giám đốc cao cấp, hội đồng quản
trị.
 Phát triển, duyệt, phổ biến các quy định đạo đức.
 Giao tiếp và truyền đạt hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức.
 Thiết lập hệ thống kiểm tra.
 Xem xét và chỉnh sửa chương trình để cải thiện tính hiệu quả.
 Xây dựng và truyền đạt phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức.
 Thiết lập hệ thống điều hành, thực hiện, kiểm tra, tăng cường tiêu chuẩn về đạo
đức.
 Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức.

9
Chương 2: Cơ sở thực tiễn và nghiên cứu đạo đức kinh doanh của Công ty Cổ
phần Thực phẩm Masan

2.1 Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với sự thành công của Doanh
nghiệp và thực trang đạo đức kinh doanh của các Doanh nghiệp tại Việt Nam

2.1.1 Tầm quan trong của đạo đức kinh doanh đối với sự thành công của Doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh rất quan trọng vì chúng mang ý nghĩa lâu dài trong quá trình
phát triển của một công ty, bao gồm kiểm soát sai phạm trong kinh doanh là hệ thống
tiêu chuẩn giúp phân biệt đúng sai trong một tổ chức, bất kỳ ai vi phạm đều chịu phạt
theo quy định.

Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh

 Tạo mối quan gần gũi giữa các nhân viên

Nhân viên là một phần quan trọng và cần thiết quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh giúp đảm bảo quyền lợi thiết thực của họ trong tổ chức gồm: chế
độ lương thưởng, bảo hiểm, khen thưởng, …

 Cải thiện sự tin tưởng của khách hàng

Câu nói “Khách hàng là thượng đế” chưa bao giờ sai trong kinh doanh, vì họ là người
quyết định sự thành bại của một công ty. Đạo đức kinh doanh đưa ra các nguyên tắc sản
xuất sản phẩm có chất lượng tốt nhất và hỗ trợ tối đa các khiếu nại, nhu cầu của khách
hàng một cách hợp lý nhằm cải thiện mức độ hài lòng của họ.

 Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh hơn

Đạo đức kinh doanh cung cấp các quy tắc và hướng dẫn cụ thể, vì vậy trong các
trường hợp cần thiết có thể giúp lãnh đạo hoặc người chịu trách nhiệm đưa ra quyết
định kịp thời.

 Bảo vệ xã hội

Đạo đức kinh doanh định hướng doanh nghiệp phát triển vì lợi ích của cộng đồng,
góp phần xây dựng cộng đồng tốt đẹp như tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng công ích…

2.1.2 Thực trang đạo đức kinh doanh của các Doanh nghiệp tại Việt Nam

10
Tại nhiều nước trên thế giới đã có quá trình xây dựng nền sản xuất kinh doanh trong
cơ chế kinh tế thị trường qua hàng trăm năm hoặc ít nhất 70 - 80 năm như Nhật Bản,
Hàn Quốc, trong đó cơ chế thị trường và hệ thống luật pháp đã được hoàn thiện ở mức
cao, đạo đức kinh doanh đã trở thành chuẩn mực và truyền thống trong xã hội. Việt
Nam mới chỉ bước vào xây dựng kinh tế thị trường từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới
với Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, lại xuất phát từ một nền kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp. Văn hóa kinh doanh, trong đó quan trọng nhất là đạo đức kinh doanh, đến
nay dư luận chung trong xã hội vẫn cho là còn “bở ngỡ”.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã xảy ra hàng nghìn vụ vi phạm luật pháp và
đạo đức kinh doanh với rất nhiều hiện tượng tiêu cực như sử dụng các thủ đoạn không
chính đáng, kể cả bất hợp pháp để đạt lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Sản xuất, nhập
khẩu hoặc kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng quốc cấm, hàng kém chất lượng, độc
hại, kể cả trong sản xuất kinh doanh dược phẩm và thực phẩm không an toàn. Không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động
như về tiền lương, bảo hiểm, an toàn lao động, chế độ hưu trí, thiếu tôn trọng lợi ích
người tiêu dùng, khách hàng và đối tác trốn thuế, buôn lậu, gian lận thương mại gây ô
nhiễm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội không thực hiện các trách nhiệm xã
hội,…

Tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh đã trở thành một vấn đề “nhức nhối” trong
xã hội hiện nay. Chỉ riêng vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh trong sản xuất thực phẩm
đã dấy lên hồi chuông báo động đỏ – như một đại biểu Quốc hội đã phát biểu: “Con
đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn và dễ dàng như hiện nay!”. Trước
tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 15/3 hằng năm là Ngày Bảo
vệ quyền người tiêu dùng Việt Nam và chủ đề của năm 2016 là “Quyền được an toàn
của người tiêu dùng”. Đài Truyền hình Việt Nam cũng có hẳn một chuyên mục “Nói
không với thực phẩm bẩn!”

2.2 Nghiên cứu đạo đức kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan

2.2.1 Giới thiệu về Công ty Masan

11
Công ty cổ phần tập đoàn Masan
(Masan Group) là một trong những
công ty lớn nhất trong khu vực kinh
tế tư nhân của Việt Nam và có
thành tích trong hoạt động xây
dựng, mua lại và quản lý các doanh
nghiệp hàng đầu trong một số lĩnh
vực tăng trưởng nhanh nhất của nền
kinh tế Việt Nam.

Các doanh nghiệp trực thuộc Masan Group bao gồm Masan Consumer,
Techcombank và Masan Resources lần lượt là những nền tảng vận hành hàng đầu có
quy mô lớn trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính và tài nguyên.

Công ty cổ phần Thực phẩm Masan – Masan Food là một trong những công ty thành
viên của Masan Consumer, tọa lạc tại địa chỉ: Tòa nhà Central Plaza, Phòng 802, 17 Lê
Duẩn, Quận 1, Tp.HCM.

Tiền thân của Masan Food là hai công ty: Công ty Cổ phần Công nghiệp – Kỹ nghệ
– Thương mại Việt Tiến, được thành lập ngày 20/06/1996, chuyên sản xuất thực phẩm
chế biến, nhất là ngành gia vị như: nước tương, tương ớt, các loại sốt,… và công ty Cổ
phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt, thành lập ngày 31/05/2000 chuyên
hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.

Ngày 01/08/2003, Công ty Cổ phần Công nghiệp – Kỹ nghệ – Thương mại Việt Tiến
sáp nhập vào Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt. Sau đó,
Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghiệp – Thương mại Masan (MST).

Tháng 12/2008, đổi tên thành Công ty cổ phần Thực phẩm

MaSan.

Masan Food là công ty thực phẩm và thức ăn tiện lợi lớn nhất Việt Nam, có các nhãn
hàng nổi tiếng như: Chin-Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Rồng Việt, Mì Omachi,…

2.2.2 Đạo đức kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan

 Đạo đức trong Quản trị nguồn nhân lực


12
 Về tuyển dụng bổ nhiệm sử dụng và đánh giá người lao động

Xem nguồn nhân lực như là sức mạnh cạnh tranh

Thực hiện đánh giá minh bạch kết quả làm việc hàng năm của nhân viên ở tất cả các
cấp, điều này giúp Công ty đưa ra quyết định cho lương bổng và phúc lợi của nhân viên.
Chúng tôi đề cao việc lương thưởng nhân viên công bằng, phù hợp với năng lực và sự
đóng góp của họ cho sự phát triển của Tập đoàn.

Khuyến khích nhân viên và quản lý trực tiếp chia sẻ trách nhiệm với nhau để đảm
bảo mỗi cá nhân đều có thể có cơ hội được đào tạo, phát triển tiềm năng tối đa của mình.

Masan còn đào tạo huấn luyện nhân viên theo nhu cầu công việc và đặc biệt kế hoạch
phát triển nghề nghiệp cho các nhân viên nắm giữ các vị trí quản lý chủ chốt và các lĩnh
vực “mũi nhọn”.

Cơ hội tại Masan không có sẵn và không đến dễ dàng cho tất cả mọi người mà đó là
kết quả của sự miệt mài lao động nghiêm túc, kiên trì, thông minh, hiệu quả.

 Về bảo vệ, quyền lợi người lao động

Hỗ trợ tăng ca.

Tham gia các loại Bảo hiểm theo quy định của Pháp luật (BHXH, BHYT, BHTN).

Tham gia bảo hiệm sức khỏe AON hoặc bảo hiểm tai nạn 24/24.

Thưởng lương tháng 13 vào dịp cuối năm, thưởng năng suất hàng tháng, cuối năm.

Chế độ nghỉ mát hằng năm, thăm hỏi khi đau ốm, hiếu hỉ.

Hạn chế làm thêm giờ, đảm bảo đủ ngày nghỉ hàng tháng theo quy định.

 Đạo đức trong Marekting

Trên thị trường, mỗi sản phẩm, dịch vụ áp dụng một chiêu marketing riêng để nhằm
gây chú ý cho khách hàng tiềm năng. Đặc biệt có một chiêu mà nhiều công ty thường
hay sử dụng để lật đổ đối thủ cạnh tranh và tôn vinh mình lên, đó là những chiêu thức
quảng cáo quá sự thật. Công ty cổ phần Thực phầm Masan cũng không ngoại lệ, công
ty đã lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng để giành lợi thế về mình trong cuộc đua cạnh
tranh khốc liệt giành thị phần.

13
 Nước mắm Nam Ngư “Vì sức khỏe người tiêu dùng”

Trên bao bì của chai nước mắm Nam Ngư, thành phần được ghi gồm có: nước, muối,
đạm cá cơm, đường, chất điều vị, chất bảo quản, chất ổn định, màu tổng hợp (HT155),...
chất HT155 (hay còn được gọi là E155 hoặc Brown HT) là một loại phụ gia dùng trong
sản xuất thực phẩm. Tuy chưa có nghiên cứu nào phát hiện chất E155 gây tình trạng
ung thư, nhưng một số thông tin cho rằng nó có thể gây dị ứng với người bị hen suyễn,
ảnh hưởng đến những người dị ứng với aspirin, thậm chí gây dị ứng da.

 Mỳ khoai tây Omachi “Không lo bị nóng”

Mỳ này chứa chỉ 5% khoai tây, nghĩa là hầu như làm hoàn toàn từ bột mỳ như tất cả
các mỳ khác. Chưa kể Omachi còn chứa chất màu tổng hợp Tartranzine 102 (E102).
Đây là chất có khả năng gây dị ứng cao nên bị hạn chế nghiệm ngặt ở một số nước như
Nhật Bản, Hàn Quốc. Năm 2008, EU yêu cầu các sản phẩm có sử dụng E102 phải ghi
khuyến cáo trên nhãn E102 - có thể có ảnh hưởng xấu lên hoạt động và sự chú ý của trẻ
em.

 Mỳ Tiến Vua “Mỳ vì sức khỏe”

Mỳ Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat
(loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành).

Tuy nhiên, theo kết quả phân tích mẫu


số 10071105/107315 của Cty Cổ phần
Khoa học công nghệ Sắc Ký Hải Đăng
(TP. Hồ Chí Minh) thì trong một gói mỳ
Tiến Vua, tỷ lệ chất Transfat là 0,097%,
chứ không phải là zero như quảng cáo. Vi
phạm Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày
30/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
quảng cáo trung thực.

 Tương ớt Chinsu tạo hình Lăng Bác tại quầy trưng bầy sản phẩm

Theo đại diện Masan, chào mừng những ngày lễ lớn 30.4 và 1.5 năm 2019 sắp tới,
siêu thị Lotte (Liễu Giai, Hà Nội) phát động phong trào trưng bày sản phẩm trong nội

14
bộ siêu thị theo chủ đề 30/4 – 1/5. “Sản phẩm tương ớt Chinsu đã được các bạn PG sắp
xếp mô phỏng theo tạo hình Lăng Bác với tinh thần tưởng nhớ nhưng lại gây hiệu ứng
ngược tới người tiêu dùng”.

Việc Công ty Masan sử dụng sản


phẩm tương ớt Chinsu để “tạo hình”
thành mô hình Lăng Bác cho quầy trưng
bày sản phẩm khuyến mãi tại siêu thị
Lotte Liễu Giai (Hà Nội), có dấu hiệu vi
phạm khoản 5, Điều 8 Luật Quảng cáo
về những hành vi cấm trong hoạt động
quảng cáo: “Quảng cáo gây ảnh hưởng
xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ,
Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng
dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ,
lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.

 Đạo đức trong các mối quan hệ với người lao động
 Về chế độ đãi ngộ cho người lao động:

Năm 2022 phát hành cổ phiếu cho người lao động với giá 20.000 đồng/cổ phần, thời
gian thực hiện dự kiến trên quý 2. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của MSR có
mức giá tham chiếu 24.800 đồng/cổ phiếu (phiên ngày 27/4).Đại diện của công ty chia
sẻ đây là chính sách đãi ngộ nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của người lao
động trong công ty và số tiền thu được từ việc phát hành này sẽ được sử dụng tăng vốn
điều lệ, phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh và bổ sung vốn lưu động.

Masan luôn đưa ra những chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc hấp dẫn nhằm thu
hút và giữ chân nhân tài. Được đánh giá là 1 trong top 100 doanh nghiệp có môi trường
làm việc tốt nhất Việt Nam 2016 ( theo Anpha và Nielsen). Masan chính là nơi làm việc
ao ước của rất nhiều người, mặc dù lương thưởng khi làm việc ở Msan không được
công khai, nhưng theo chia sẽ của những nhân viên đã từng làm việc tại đây thì con số
đó không hề nhỏ so với mặt bằng chung, kể cả với thực tập sinh.

15
 Về bí mật thương mại:

Bí mật thương mại cần phải được bảo vệ vì nó là một loại tài sản đặc biệt mang lại
lợi nhuận cho công ty. Nếu bí mật thương mại bị tiết lộ sẽ dẫn đến hậu quả làm mất lợi
thế cạnh tranh trong kinh doanh của công ty. Vì thế, người lao động trực tiếp liên quan
đến bí mật thương mại (những nhân viên kĩ thuật cao cấp, những người làm việc trong
bộ phận nghiên cứu và phát triển) có nghĩa vụ bảo mật không được tiết lộ hay sử dụng
thông tin tích lũy được trong quá trình làm việc.

Để giải quyết vấn đề bảo vệ bí mật thương mại, Masan đã thực hiện nhiều chính sách
để cải thiện mối quan hệ với cán bộ nhân viên mà yếu tố then chốt là tạo ra một bầu
không khí đạo đức trung thực, minh bạch. Ở Masan, các bộ nhân viên được đối xử đàng
hoàng, xác định đúng mức độ đóng góp, xác định đúng chủ quyền đối với các ý tưởng
nên mang lại sự bảo vệ các bí mật thương mại có kết quả hơn là dựa vào pháp luật. Ở
Masan, người lao động thực sự cảm thấy rằng những tài sản của Công ty cũng là của họ
chứ không phải của riêng ông chủ. Do đó, họ tự giác có ý thức bảo mật thông tin của
Công ty.
 Điều kiện môi trường làm việc:
Masan được đánh giá là nơi hội tụ, nuôi dưỡng khát vọng và tài năng.
Số công ty thành viên, vốn, quy mô,… còn khiêm tốn nhưng phong cách làm việc,
tốc độ xử lý vấn đề và nhất là những ước vọng “muốn làm một cái gì đó…” không nhỏ
chút nào.
Nơi làm việc thoáng mát, công ty đầu tư các trang thiết bị hiện đại, trang bị đầy đủ
các thiết bị an toàn lao động.
Công ty cam kết xây dựng cho tất cả cán bộ công nhân viên một môi trường làm việc
chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả để cán bộ công nhân viên phát huy hết khả năng
và sự sáng tạo của mình.
 Kỉ luật
Nhận thức rõ rằng nếu Công ty đối xử với nhân viên thiếu đạo đức (không công bằng,
hạn chế cơ hội thăng tiến, trả lương không tương xứng,…) sẽ dẫn đến tình trạng người
lao động không có trách nhiệm với công ty, thậm chí ăn cắp và phá hoại ngầm.Thay vì
áp dụng quy chế kỉ luật, xử phạt thằng tay thì Masan đã áp dụng nhiều chế độ lương,

16
thưởng xứng đáng đối với nhân viên nhằm nâng cao lòng trung thành, sự gắn bó và ý
thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên đối với Công ty.
 Đạo đức trong các mối quan hệ đối với khách hàng
Sau nhiều clip quảng cáo của đại gia Masan bị "bóc mẽ", người tiêu dùng thực sự
thất vọng nặng nề nếu không nói, niềm tin hoàn toàn bị đánh mất. Các chiến dịch quảng
cáo và Marketing của Masan tung ra thị trường đều đánh vào tâm lý bảo vệ sức khỏe
của người tiêu dùng. Nhưng thực chất lại ngược lại với quảng cáo là những chiêu trò
thủ đoạn Maketing bẩn.
Công nghệ quảng cáo đang phát triển phi mã: "nhà nhà quảng cáo, đài đài quảng
cáo", người tiêu dùng không còn lạ lẫm với những câu slogan đánh đúng tâm lý như:
“Nước mắm ngon vì sức khỏe”, “Hạt nêm không bột ngọt”, “Mì gói không sử dụng dầu
ăn chiên đi chiên lại nhiều lần”,… Thế nhưng, khi những hình ảnh long lanh, những
ngôn từ "như rót mật" trôi qua, không ít người tiêu dùng đã biết tự đặt câu hỏi, trong
những câu slogan ấy, có được bao nhiêu phần trăm là sự thật?
Ví dụ như là Hạt nêm Chin-su “không bọt ngọt” mà chỉ có chất… siêu ngọt. Theo
thông tin đăng tải trên giaoduc.net.vn vào tháng 1/2014, để đánh vào tâm lý sợ bột ngọt
ở người tiêu dùng, Masan đã tung ra quảng cáo “hạt nêm không bột ngọt” để cạnh tranh
với các đối thủ. Tuy nhiên, ngay sau khi tung ra quảng cáo không lâu, mẫu hạt nêm
không bột ngọt này của Masan đã được đưa đi kiểm nghiệm tại Trung Tâm dịch vụ phân
tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học công nghệ TP.HCM. Phiếu kiểm nghiệm cho thấy:
bột nêm “không bột ngọt” Chin-su có hàm lượng 1,21% monosodium glumate (còn gọi
là bột ngọt). Không chỉ riêng hạt nêm Chin-su, một nghiên cứu của Viện Vệ sinh y tế
cộng đồng (TP.HCM) cũng đã từng đưa ra các kết quả xét nghiệm mẫu hạt nêm Knorr,
Maggi cũng chứa siêu ngọt. Và thực chất, trong các loại hạt nêm này, thành phần không
hoàn toàn kết tinh từ nước hầm xương, thịt như các lời quảng cáo: “100% từ nước hầm
xương”, “ngon từ thịt, ngọt từ xương”, “tốt hơn cho sức khỏe”,… mà có chứa rất nhiều
bột ngọt.
Vì vậy, có thể khẳng định Masan đã vi phạm đạo đức kinh doanh đối với khách hàng
thông qua các hoạt động Marketing, quảng cáo và những sản phẩm chứa các hóa chất
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

2.2.3 Xây dựng đạo đức kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan

17
Xây dựng lại một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả:

 Chương trình chất lượng sản phẩm đúng như cam kết.
 Hoạt động marketing - quảng cáo đúng sự thật, không phóng đại.
 Mọi nhân viên, lãnh đạo trong công ty cam kết thực hiện đúng nội quy của chương
trình.

Xây đựng và truyền đạt phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức được thực hiện qua
các bước sau:

 Bước 1: Phổ biến toàn diện về những quy định về đạo đức trong hoạt động
Marketing của Masan cho toàn công ty.
 Bước 2: Masan luôn giúp đỡ nhân viên hiểu và thực hiện theo quy định về đạo
đức marketing.
 Bước 3: Vai trò của Ban Giám đốc: Phát triển và phối hợp nhân viên thực hiện tốt
những quy định.
 Bước 4: Thông báo mục tiêu chung của bản quy định về đạo đức trong marketing
là tạo uy tín và lòng tin với khách hàng về sản phẩm của Masan.
 Bước 5: Thiết lập quy trình đưa ra ý kién phản hồi là lấy ý kiến của toàn thể nhân
viên và lãnh đạo về việc thực hiện đạo đức về Marketing trong công ty.
 Bước 6: Thông qua kết quả nghiên cứu, mọi người trong công ty thống nhất về
việc thực hiện quy định về đạo đức Marketing.

18
Chương 3: Giải pháp nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh cho các Doanh
nghiệp tại Việt Nam

3.1 Về phía các Doanh nghiệp kinh doanh

 Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho
doanh nghiệp

Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu có tính đột phá cả trước mắt và cơ bản lâu dài.
Chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự bảo đảm chính
trị - pháp lý là điều kiện môi trường tiên quyết để hoạt động của doanh nhân và doanh
nghiệp là một thể thống nhất. Không thể có đội ngũ doanh nhân phát triển nếu như điều
kiện chính trị - pháp lý, môi trường kinh doanh thiếu khoa học, sơ cứng, trì trệ, xa rời
thực tiễn sự vận động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Mặt khác, chỉ khi các
doanh nghiệp hoạt động tốt, có hiệu quả thì đội ngũ doanh nhân mới trưởng thành về
mọi mặt.

 Đối với thị trường và người tiêu dùng: Doanh nghiệp phải bảo đảm chữ “tín”,
bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện đúng các tiêu chuẩn chất
lượng của sản phẩm, dịch vụ, thực hiện các cam kết dịch vụ sau khi bán như đã
bảo đảm với khách hàng, không quảng cáo quá sự thật.

Pháp luật không thể quy định và tiết chế tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Chính
doanh nghiệp phải bảo đảm thương hiệu của mình bằng cách duy trì chất lượng, tính ổn
định của chất lượng sản phẩm, dịch vụ không vượt ra khỏi các quy định của pháp luật.
Trong kinh doanh, doanh nghiệp có quan hệ không chỉ với khách hàng, mà còn quan hệ
với các nhà đầu tư ngân hàng, nhà cung ứng các sản phẩm, dịch vụ trợ giúp, các viện
khoa học, trường đại học thực hiện các dịch vụ nghiên cứu, giảng dạy, thiết kế,...

 Đối với người lao động

Doanh nghiệp phải coi người lao động là tài sản lớn nhất của mình, chăm lo cuộc
sống vật chất và tinh thần cho người lao động, bảo đảm cho người lao động không chỉ
tái sản xuất sức lao động mà còn được nâng cao trình độ chuyên môn, chăm lo sức khỏe.
Về phía người lao động, phải tôn trọng các cam kết trong hợp đồng lao động, làm việc

19
tại doanh nghiệp phù hợp với những cam kết khi được bồi dưỡng, nâng cao trình độ.
Luật pháp phải bảo đảm sự cân bằng lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao
động giữa 2 bên phải thường xuyên trao đổi thông tin để thông cảm lẫn nhau, tránh sự
hiểu lầm không cần thiết hay sự ưu đãi thái quá cho một bên.

 Doanh nghiệp cần phải tôn trọng và bảo vệ môi trường vì lợi ích của các thế hệ
mai sau.

Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều tiêu chuẩn, định mức quy định chế độ hạch
toán xã hội, kiểm toán xã hội và báo cáo cho xã hội biết kết quả thực hiện. Các nước
nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu từ các nước đang phát triển như Việt Nam
phải tuân thủ hàng loạt quy định hay tiêu chuẩn như: SA 8000, AA1000, ISO 14000,...
Vì lợi ích kinh doanh, doanh nghiệp phải bảo đảm sự tuân thủ các quy định được đòi
hỏi để có thể tiếp tục duy trì quan hệ kinh doanh.

3.2 Về phía Cơ quan Nhà nước

 Cần có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp nâng cao đạo đức kinh
doanh của mình

Chúng ta cần ý thức rằng không có ranh giới cố định nào của đạo đức mà đạo đức là
một phạm trù mà con người luôn cần vươn lên để đạt đến nó. Rất khó kiểm soát đạo
đức vì nó vượt xa hơn việc tuân thủ pháp luật rất nhiều. Với đạo đức kinh doanh, vấn
đề còn phức tạp hơn vì việc tuân thủ đạo đức trong ngắn hạn thường không đem lại
doanh thu cho doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận mới là mục đích chính của doanh
nghiệp. Vì vậy, các cơ quan cần có những biện pháp để khuyến khích doanh nghiệp có
thành tích trong đạo đức kinh doanh như trong các giải Sao Vàng Đất Việt, Bông Hồng
Vàng,...

 Cần nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện khung luật pháp Việt nam nhằm tạo cơ
sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh

Cần hoàn thiện các Bộ Luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Lao động, Luật
Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ Người tiêu dùng, Luật Môi trường,... Một nguyên nhân
quan trọng cho tình trạng yếu kém của đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay xuất
phát từ sự thiếu hoàn thiện trong pháp luật Việt Nam, nếu luật pháp quy định chặt chẽ

20
hơn hợp lý hơn sẽ tránh được tình trạng doanh nghiệp rơi vào sự sơ hở của luật pháp
mà trốn tránh nghĩa vụ đạo đức của mình.

 Cần nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh ở Việt Nam

Cần lưu ý là không chỉ các nhà kinh doanh, các nhà nghiên cứu mới cần nắm được
kiến thức về đạo đức kinh doanh mà cả xã hội cần ý thức điều này. Vì vậy, trước hết
các phương tiện thông tin đại chúng nên tiến hành phổ cập các kiến thức về đạo đức
kinh doanh nhằm định hướng hành vi của người dân để người dân có thể nắm được
nhằm tự bảo vệ quyền lợi cho mình và giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo,
các cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn doanh nghiệp như Bộ Công
thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam, Sở Kế hoạch - Đầu tư ở các tỉnh,
Thành phố cần quan tâm phổ biến những kiến thức chung nhất về đạo đức kinh doanh.
Việc này có thể tiến hành bằng nhiều cách như tổ chức các lớp học cho doanh nghiệp
về đạo đức kinh doanh, chọn lựa, dịch và xuất bản một số sách có uy tín của nước ngoài
về đề tài này,...

21
KẾT LUẬN

Đạo đức là một phạm trù xã hội về mối quan hệ con người. Đạo đức đề cập đến bản
chất và nền tảng của mối quan hệ con người và được thể hiện thông qua các quan niệm
về cái đúng, cái sai, sự công bằng, về chuẩn mực và quy tắc ứng xử trong mối quan hệ
giữa người với người và người với thế giới tự nhiên. Đạo đức chứa đựng những giá trị
nhận thức của con người về giới tự nhiên và xã hội, được thể hiện qua hành vi và được
xã hội nhận thức và phán xét. Quan niệm này không chỉ thể hiện ở các cá nhân với tư
cách là các “nhân cách độc lập” mà còn thể hiện thông qua mối liên hệ - nhân cách trong
một tập thể thành “nhân cách tổ chức”. Chính vì vậy, nó ngày càng được các tổ chức,
doanh nghiệp quan tâm và chú trọng phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả to lớn đó, kinh tế thị trường còn mang những
nguy cơ ẩn chứa bên trong cần phải được loại bỏ. Đó là nguy cơ làm băng hoại đạo đức
do sự cạnh tranh không lành mạnh vì mục tiêu lợi nhuận, chạy theo lối sống thực dụng,
cá nhân chủ nghĩa, thờ ơ với đồng loại; nguy cơ hủy hoại môi trường, làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên,... Để loại bỏ những nguy cơ ấy, cần phải có sự đóng góp
trách nhiệm của những người tham gia kinh tế thị trường, đặc biệt là trách nhiệm của
các doanh nghiệp.

Tóm lại, chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với các
cá nhân, đối với doanh nghiệp và đối với xã hội cùng với sự vững mạnh của nền kinh
tế quốc gia nói chung. Các cổ đông muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có chương trình
đạo đức hiệu quả, quan tâm đến xã hội và có danh tiếng tốt. Các nhân viên thích làm
việc trong một công ty mà họ có thể tin tưởng được và khách hàng đánh giá cao về tính
liêm chính trong các mối quan hệ kinh doanh. Môi trường đạo đức của tổ chức vững
mạnh sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng và nhân viên. sự tận tâm của nhân viên và sự
hài lòng của khách hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tư cách công dân của
doanh nghiệp cũng có mối quan hệ tích cực với lợi nhuận mang lại của các khoản đầu
tư tài sản và tăng doanh thu của doanh nghiệp. Đạo đức còn đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia, đạo đức kinh doanh nên được tập thể
quan tâm trong khi lập kế hoạch chiến lược như các lĩnh vực kinh doanh khác như sản
xuất tài chính, đào tạo nhân viên, và các mối quan hệ với khách hàng.

22
Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng được một chương trình đạo đức hiệu quả đảm bảo
tất cả các nhân viên đều hiểu và tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức kinh doanh đưa
ra. Doanh nghiệp hướng dẫn mọi thành viên thực hiện, đồng thời thường xuyên kiểm
tra, đánh giá chương trình đạo đức và không ngừng hoàn thiện chương trình đạo đức.
Xây dựng và phát triển đạo đức trong doanh nghiệp là cả một quá trình đòi hỏi sự tận
tâm của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

23
DANH MỤC THAO KHẢO

1. Những sự cố Masan dính phải trước khi thâu tóm Vinmart và VinEco
(trithuccuocsong.vn)

2. (Công ty Cổ phần Thực Phẩm Masan) http://www.masanfood.com/

3. Đạo đức kinh doanh là gì? Tổng quan về đạo đức trong kinh doanh (luanvan99.com)

4. Thuyết trình: Vai trò đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp - TaiLieu.VN

5. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào của đối thủ có thể bị khiếu nại?
(luatlongphan.vn)

6. Đạo đức với đối tác và đối thủ - Báo Nhân Dân (nhandan.vn)

7. Lợi nhuận, đạo đức, lòng tin trong kinh doanh (acabiz.vn)

8. (Phân tích đạo đức kinh doanh) https://text.123docz.net/document/4512108-phan-


tich-dao-duc-kinh-doanh-tai-cong-ty-co-phan-thuc-pham-masan-eng-vi.htm

9. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường (tapchitaichinh.vn)

HẾT

24

You might also like