You are on page 1of 4

4 nội dung chính :

Triết lý kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc và niềm tin mà doanh nghiệp luôn
hướng đến trong suốt quá trình phát triển. Là những tư tưởng mà chủ doanh nghiệp
hình thành để định hướng tư duy và hành động cho toàn bộ nhân viên trong công
ty.

Triết lý kinh doanh được bắt nguồn từ thực tế cuộc sống được con người tổng kết
và đúc rút lại thành những tư tưởng chủ đạo như những nguyên tắc về đạo lý,
phương pháp quản lý doanh nghiệp thường thể hiện qua lý do tồn tại và các quan
điểm hành động liên quan đến các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp.

Vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp

- Là phương thức để doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực: Công tác đào tạo
nguồn nhân lực nhân viên kinh doanh ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất
bại trong doanh nghiệp. Với việc lập ra các ý tưởng và mục tiêu kinh doanh cụ thể,
triết lý doanh nghiệp giúp định hướng cho đội ngũ nhân lực đầy đủ về lý tưởng,
công việc và mục tiêu phát triển. Nó cung cấp các giá trị chuẩn mực hành vi tạo
nên một phong cách làm việc và sinh hoạt chung đậm đà bản sắc văn hóa của
doanh nghiệp.

- Tạo ra phong cách đặc thù cho doanh nghiệp : Cung cấp các giá trị chuẩn mực
hành vi cho cán bộ công nhân viên. Tạo ra một phong cách làm việc, sinh hoạt
chung trong doanh nghiệp, mang một bản sắc riêng của doanh nghiệp.

- Là giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp và phuowngt hức phát triển bền vững:
Triết lý kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Nó phản ánh
tinh thần, ý thức của doanh nghiệp ở mức cơ bản nhất, có tính khái quát và rất khó
thay đổi. Một khi đã phát huy được tác dụng nó sẽ trở thành tư tưởng chung và khi
cơ cấu doanh nghiệp có thay đổi thì triết lý đó vẫn giữ nguyên giá trị.
- Tạo sức mạnh thống nhất tập thể : Triết lý trong kinh doanh góp phần tạo nên văn
hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định trong việc bảo tồn nền văn hóa này từ đó
góp phần tạo nên một tập thể thống nhất, mạnh mẽ.

Đạo đức trong kinh doanh : là tất cả những nguyên tắc cũng như tiêu chuẩn và
chuẩn mực đạo đức trong luật lệ, lối sống, mối quan hệ xã hội trong con người,…
Hoặc là luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực
có trong kinh doanh.

Đúng với tên gọi của nó, đạo đức kinh doanh có tính đặc thù riêng trong hoạt động
kinh doanh. Do kinh doanh là một hoạt động mang tính chất thu về lợi ích kinh tế
nên các khía cạnh ứng xử về đạo đức sẽ không hoàn toàn giống các hoạt động
khác. Mà nó thể hiện ở tính thực dụng, sự coi trọng hóa về mức độ hiệu quả trong
hoạt động kinh tế,… Nhưng nhìn chung đây đều là những đức tính tốt của giới
kinh doanh. Nên nhớ một điều rằng, đạo đức trong vấn đề kinh doanh vẫn luôn
phải chịu một sự chi phối nào đó tác động bởi một hệ giá trị và mức chuẩn đạo đức
trong xã hội chung.

Vai trò: Đạo đức kinh doanh nên được kết hợp với pháp luật để có những điều
chỉnh về hành vi kinh doanh. Kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và các chuẩn
mực đạo đức xã hội. Pháp luật càng đầy đủ chặt chẽ và được thi hành nghiêm
chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, càng hạn chế được sự kiếm lợi phi pháp, tham
nhũng, buôn lậu,… Khi bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh, lúc này việc kiện
tụng buộc người ta phải cư xử có đạo đức.

Tuy nhiên, pháp luật không thể thay thế vai trò, chức năng của đạo đức trong việc
khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm của doanh nhân.
Bởi phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực
của thế giới tinh thần. Trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan
đến chế độ nhà nước, chế độ xã hội,…

Tất cả hành vi trong kinh doanh sẽ thể hiện phẩm chất tư cách của doanh nghiệp ra
bên ngoài. Và chính tư cách này sẽ tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức.
Vì vậy, từ xa xưa, Ấn Độ đã có một ngạn ngữ được lưu truyền trong giới doanh
nhân: “gieo tư tưởng gặt hành vi, gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tư
cách, gieo tư cách gặt số phận”.

Chẳng hạn như, sự tận tâm của người lao động được xuất phát từ việc bản thân họ
đã tin rằng họ có tương lai tại doanh nghiệp, và tương lai của họ gắn liền với tương
lai của doanh nghiệp. Họ sẵn sàng cống hiến thời gian, sức lực của mình cho doanh
nghiệp. Vậy nên, nếu doanh nghiệp quan tâm đến người lao động sẽ nhận được
nguồn lợi từ họ theo một tỷ lệ thuận.

3. hệ thống sản phẩm là :

Hệ thống sản phẩm là đặc trưng của nền kinh tế mà các quyết định cơ bản về việc
sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai được xác định bởi sự tương tác giữa người
mua và người bán trên thị trường nhân tố và sản phẩm .Trong nền kinh tế doanh
nghiệp tư nhân hay nền kinh tế hỗn hợp có khu vực tư nhân lớn, mức sản xuất và
tiêu dùng sản phẩm là kết quả của các quyết định do khu vực hộ gia đình và doanh
nghiệp đưa ra. Các quyết định này bị chi phối bởi hệ thống giá cả làm cơ sở cho
các giao dịch của họ trên thị trường. Doanh nghiệp là một yếu tố then chốt trong hệ
thống thị trường. Nó hoạt động trên thị trường sản phẩm để bán hàng hoá và dịch
vụ, trên thị trường nhân tố để mua hoặc thuê các nhân tố sản xuất hay nguồn lực
phục ,vụ cho việc sản xuất, về cơ bản, hệ thống sản phẩm chi phối cả hai loại thị
trường này và đảm bảo rằng các nguồn lực kinh tế được phân bổ phù hợp với nhu
cầu của người tiêu dùng.

(còn thiếu)

4. Thể chế hoạt động :


Thể chế có thể được hiểu là cái tạo thành khung khổ trật tự cho các quan hệ của
con người, định vị cơ chế thực thi và giới hạn của các quan hệ giữa các bên tham
gia tương tác; là ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những
quy tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung được mọi người chia
sẻ…

Môi trường thể chế được xác định là khung khổ hành chính và pháp lý điều chỉnh
hành vi và các mối quan hệ giữa chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân nhằm tạo ra
thu nhập và của cải vật chất của một nền kinh tế .

Như vậy, có thể thấy được 3 yếu tố chính trong nội hàm của khái niệm thể chế kinh
doanh gồm: (1) Hệ thống pháp luật về kinh doanh, các quy tắc xã hội điều chỉnh
các mối quan hệ kinh doanh và các hành vi kinh doanh được pháp luật thừa nhận
của một quốc gia; (2) Các chủ thể thực hiện và quản lý hệ thống kinh doanh (bao
gồm nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự); (3) Các cơ
chế, phương pháp, thủ tục thực hiện hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành hệ
thống kinh doanh.

Vai trò của thể chế phụ thuộc lớn vào chất lượng của khung khổ pháp luật; sự can
thiệp của chính phủ vào thị trường, mức độ tự do hóa và hiệu quả hoạt động của thị
trường. Tình trạng quan liêu hay can thiệp quá mức, tham nhũng, tình trạng thiếu
trung thực trong thực hiện các hợp đồng mua sắm công, hoặc thiếu minh bạch,
công khai, sự phụ thuộc lớn của hệ thống tư pháp có thể khiến chi phí kinh doanh
trở nên đắt đỏ và cản trở phát triển kinh tế.

You might also like