You are on page 1of 3

Câu 1 :

Đạo đức kinh doanh là gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội có tác dụng hướng
dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh, được những người hữu quan ( đầu tư , khách
hàng, người quản lí, người lao động, đại diện cơ quan, pháp lí cộng đồng dân cư , đối
tác, đối thủ, sử dụng để phán xét hành động đúng hay sai.

Sự cần thiết đạo đức kinh doanh.

-Các doanh nhân cần có ý thức rõ ràng về phạm trù đạo đức cơ bản, phổ biến trong truyền
thống luận lý tốt đẹp của dân tộc đã từ xưa như sự phân biệt thiện ác, lương tâm nghĩa vụ,
nhân đạo,…

-Các doanh nhân còn cần tiếp thu đạo đức phát sinh trong xã hội mới nước ta, các chuẩn
mực đạo đức mới để áp dụng vào kinh doanh như : tính trung thực , tính tập thể ,…

-Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh là cơ sở tình cảm và trí tuệ cụ thể định hướng trong
các hoạch định của tổ chức kinh doanh để đảm bảo được sự phát triển kinh tế xã hội cho
doanh nghiệp của mình .

vi du : lạm dụng thời gian công ty về hành vi đạo đức . Nhiều nhân viên lạm dụng thời
gian của công ty theo nhiều cách khác nhau : lướt internet trong giờ làm việc, nghỉ giải
lao kéo dài , thay đổi bảng thời gian

Việc lạm dụng thời gian công ty là trái đạo đức vì nhân viên được trả lương cho công
việc của họ mà họ không hoàn thành thời gian , họ không cống hiến cho công việc của
mình .

Câu 2 :

Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối
với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác
động tiêu cực đối với xã hội . Về cơ bản, trách nhiệm xã hội bao gồm nghĩa vụ về kinh tế,
pháp lý đạo đức và nhân văn . Trách nhiệm đảm bảo chuẩn mực của một xã hội được
tuân theo một cách đúng đắn khi xây dựng doanh nghiệp.
Phân biệt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

Đạo đức kinh doanh

-Mang lại lợi nhuận cho nhân viên và công ty

- Được sử dụng theo nghĩa kinh doanh

-Đến công ty và kinh doanh

-Và biết điều gì là tốt hay xấu đối với công ty và nhân viên của công ty

Trách mực xã hội

-Mang lại lợi ích cho xã hội.

- Được sử dụng theo nghĩa chung

-Đến xã hội và cá nhân

-Là nhìn nhận và lưu giữ các đạo đức của một xã hội và các mục tiêu môi trường tâm trí

4 nghĩa vụ kinh tế

Nghĩa vụ kinh tế của một doanh nghiệp là sản xuất hàng hoá và dịch vụ thoả mãn được
nhu cầu tiêu dùng của xã hội ở mức giá cả có thể cho phép duy trì được công việc kinh
doanh và làm hài lòng các chủ đầu tư. Thực hiện nghĩa vụ kinh tế là để đảm bảo sự tồn tại
của doanh nghiệp.

Nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp là thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính
thức đối với những người hữu quan, trong cạnh tranh và đối với môi trường tự nhiên do
pháp luật hiện hành quy định. Thực hiện nghĩa vụ pháp lý là để doanh nghiệp có thể được
chấp nhận về mặt xã hội.

Nghĩa vụ đạo đức của doanh nghiệp được định nghĩa là những hành vi hay hoạt động
được xã hội mong đợi nhưng không được quy định thành các nghĩa vụ pháp lý. Nghĩa vụ
đạo đức chính là nền tảng của các nghĩa vụ pháp lý. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức là để
doanh nghiệp có thể được xã hội tôn trọng và được chấp nhận trong một ngành. Nghĩa vụ
nhân văn của doanh nghiệp bao gồm những hành vi và hoạt động mà xã hội muốn hướng
tới và có tác dụng quyết định chân giá trị của một tổ chức hay doanh nghiệp.

Nghĩa vụ nhân văn thể hiện những mong muốn hiến dâng của doanh nghiệp cho xã hội.
Thực hiện nghĩa vụ nhân văn là thể hiện ước muốn tự hoàn thiện và vì nhân loại (xã hội)

You might also like