You are on page 1of 9

Trách nhiệm xã hội và kinh doanh có trách nhiệm, Phân tích 1 tình huống DDKD cụ thể

1. Những vấn đề đạo đức điển hình nảy sinh từ hoạt động của DN trong cơ chế kinh tế thị
trường
-Quan hệ với KH, người tiêu dùng: Hàng giả, hàng nhái; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo
mật thông tin KH
-Vấn đề trong quan hệ với người LĐ: Vấn đề về quyền của người LĐ; an toàn LĐ; thực
hiện đóng bảo hiểm cho người LĐ; cơ hội phát triển nghề nghiệp; an ninh việc làm
-Vấn đề trong quan hệ với ngành: Cạnh tranh không lành mạnh; câu kết, hạn chế cạnh
tranh; kiểm soát thị trường; thôn tính; sở hữu trí tuệ
-Vấn đề trong quan hệ với chủ sở hữu: Trung thực, minh bạch; chiếm dụng vốn

2. Trách nhiệm XH của DN


a. Khái niệm TNXH của DN
-Ngân hàng thế giới WB: “Là sự cam kết của DN đóng góp cho sự phát triển bền vững,
thông qua tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động,
đào tạo nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả DN cũng như sự phát
triển chung của XH”
-Tổ chức phát triển công nghiệp LHQ UNIDO: “Trách nhiệm xã hội là một khái niệm về
quản lý, trong đó các công ty tích hợp các mối quan tâm về xã hội và môi trường vào hoạt
động KD và tương tác với các bên liên quan”
=> CSR là 1 dạng hoạt động có quy tắc được các DN đưa ra nhằm đóng góp cho các mục
tiêu XH, dưới vai trò là 1 DN nhân đạo, hoạt động vì cộng đồng, giúp tối đa hóa tác dụng
tích cực, cũng như tối thiểu hóa hậu quả tiêu cực trong xã hội.
b. Lịch sử của khái niệm CSR
-Khái niệm CSR được xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ 20, khi mà những doanh
nghiệp đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề từ thiện trong cộng đồng. Những nhà lãnh đạo
triệu phú như Andrew Carnegie hay ông hoàng dầu mỏ John D. Rockefeller đã đặt nền
móng cho CSR bằng việc lập nên những quỹ từ thiện giáo dục, sức khỏe, nghệ thuật bằng
chính tài sản của họ, với mục đích thúc đẩy sức khỏe cộng đồng và những nghiên cứu y
khoa (Rockefeller) hay cung cấp kiến thức miễn phí bằng những thư viện từ thiện
(Carnegie).
-Tuy nhiên, phải đến những thập niên 50, 60, CSR mới thực sự có những bước phát triển
đột phá, đi cùng với sự phát triển của xã hội và các hoạt động môi trường. Giai đoạn này
đã chứng kiến sự xuất hiện của một số những tác giả, những nhà hoạt động có tầm ảnh
hưởng lúc bấy giờ. Tiêu biểu là nhà hoạt động người Mỹ Ralph Nader với cuốn sách
“Unsafe at Any Speed” được xuất bản năm 1965. Tác phẩm đã gây tiếng vang lớn bằng
việc kêu gọi sự nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là trách nhiệm của những DN đối với
hành động của họ, và đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên ý tưởng về
trách nhiệm doanh nghiệp.
-Giai đoạn từ thập niên 70 trở về sau đã chứng kiến sự tập trung vào tính bền vững, tạo ra
những giá trị được chia sẻ giữa các bên hữu quan của doanh nghiệp. Giai đoạn này được
đánh dấu bằng mối quan tâm ngày càng tăng về biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường,
cũng như sự hiểu biết ngày càng tăng về mối liên hệ giữa các vấn đề kinh tế, xã hội và
môi trường. Một vài ví dụ tiêu biểu như Unilever hay Patagonia đã tiên phong đi đầu
trong những hoạt động kinh doanh bền vững trong nhiều năm bằng việc đặt ra những
mục tiêu giảm tác động tới môi trường, cam kết không phá rừng, cung cấp 100% nguyên
liệu thô hoàn toàn từ thiên nhiên. Những bước đệm này phần nào sẽ gia tăng sự kỳ vọng
vào các doanh nghiệp, trong việc giải quyết các thách thức xã hội và môi trường, song
song với hoạt động kinh doanh của mình.

c. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội


-Giáo sư Archie B. Carroll, thuộc Đại học Georgia đã đưa ra mô hình “Kim tự tháp về
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” vào năm 1991. Với tính đơn giản, đi kèm sức miêu
tả cao, mô hình này đã dần trở thành một trong những lý thuyết được các công ty chấp
nhận nhiều nhất về CSR kể từ đó.
a. Trách nhiệm Kinh tế.

Trước hết các hệ thống doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh, nó phải có mục tiêu sản
xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần, muốn bán chúng với mức giá hợp lý và mang lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp đủ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp,
mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Nếu không có lợi nhuận, công ty sẽ không thể trả lương cho công nhân của họ, nhân viên
sẽ mất việc làm ngay cả trước khi công ty bắt đầu các hoạt động CSR. Có lợi nhuận là
cách duy nhất để một công ty có thể tồn tại lâu dài và mang lại lợi ích cho xã hội.
Ngày nay, sự siêu cạnh tranh toàn cầu trong kinh doanh đã nhấn mạnh tầm quan trọng
của trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp. Tính bền vững kinh tế đã trở thành một chủ đề
cấp thiết, nhưng chúng vẫn chưa đủ.

b. Trách nhiệm Pháp lý.

Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc tuân theo pháp luật. Luật
việc làm, sự cạnh tranh với các công ty khác, các quy định về thuế và sức khỏe, sự an
toàn của nhân viên là một số ví dụ về các trách nhiệm pháp lý mà một công ty phải tuân
thủ. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không đồng ý với các luật đã được thông qua hoặc sắp
được thông qua, xã hội cũng cung cấp một cơ chế để những người bất đồng chính kiến có
thể được nêu quan điểm thông qua các tiến trình chính trị.

Trong những thập kỷ trước, xã hội đã chứng kiến sự gia tăng của các luật và quy định
nhằm giám sát và kiểm soát hành vi kinh doanh. Với sự gia tăng của các đổi mới công
nghệ, các quy định ảnh hưởng đến nền kinh tế kỹ thuật số đang trở thành một chủ đề cấp
bách hơn.

c. Trách nhiệm Đạo đức

Trách nhiệm đạo đức thể hiện phạm vi đầy đủ của các chuẩn mực, tiêu chuẩn, giá trị và
kỳ vọng phản ánh những gì mà người tiêu dùng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng coi là
công bằng, phù hợp với việc tôn trọng hoặc bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.

Không giống như hai cấp độ đầu tiên, đây là điều mà một công ty không bắt buộc phải
làm. Tuy nhiên, tốt nhất là một công ty nên có trách nhiệm đạo đức vì điều này không chỉ
cho các bên liên quan thấy rằng công ty có đạo đức và công bằng, mà mọi người cũng sẽ
cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng hóa, dịch vụ từ công ty.

Về mặt lịch sử, những thay đổi trong quan niệm về đạo đức hoặc giá trị của công chúng
trước sự ra đời của các luật mới và chúng trở thành động lực thúc đẩy sự ra đời của các
luật và quy định. Trong những năm gần đây, các vấn đề đạo đức trên toàn cầu đã nhân
rộng, thúc đẩy việc nghiên cứu các chuẩn mực và thông lệ kinh doanh có thể chấp nhận
được.

d. Trách nhiệm Nhân văn

Trên đỉnh kim tự tháp, chiếm không gian nhỏ nhất là hoạt động nhân văn. Mặc dù đây là
mức CSR cao nhất, nhưng không nên xem nhẹ nó vì nhiều người muốn kinh doanh với
các công ty đang đóng góp cho xã hội và chúng phản ánh kỳ vọng hiện tại của công
chúng về hoạt động kinh doanh.
Số lượng và bản chất của các hoạt động này là tự nguyện hoặc tùy nghi, được thực hiện
bởi mong muốn của doanh nghiệp là tham gia vào các hoạt động xã hội không được luật
pháp yêu cầu. Các hoạt động đó có thể bao gồm việc tặng quà của công ty, đóng góp sản
phẩm, dịch vụ, tình nguyện của nhân viên, phát triển cộng đồng và bất kỳ hình thức sử
dụng tự nguyện nào khác của tổ chức với cộng đồng hoặc các bên liên quan.

Sự khác biệt chính giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm nhân văn là những trách
nhiệm nhân văn thường không được mong đợi theo nghĩa luân lý hoặc đạo đức. Cộng
đồng mong muốn doanh nghiệp đóng góp tiền bạc, cơ sở vật chất và thời gian của nhân
viên cho các chương trình hoặc mục đích nhân đạo, nhưng họ không coi các công ty là
phi đạo đức nếu công ty không cung cấp các dịch vụ này. Do đó, những trách nhiệm này
mang tính tùy nghi hơn, hoặc tự nguyện hơn về phía doanh nghiệp. Loại trách nhiệm này
đòi hỏi công ty phải cống hiến cho cộng đồng chỉ vì công ty là một thành viên của cộng
đồng.

https://youtu.be/9GYOjDOYa74?si=P-3AXygkIpiYFZVS

3. Kinh doanh có trách nhiệm


a. Khái niệm
-Là hành vi kinh doanh không chỉ quan tâm tới lợi nhuận, mà còn quan tâm tới việc tạo ra
những thay đổi tích cực cho một thế giới công bằng, bền vững, đóng góp cho sự phát
triển của các bên hữu quan như cộng đồng địa phương, khách hàng, xã hội…
b. Đặc điểm
-Về nội dung: Tập trung thực hiện các nghĩa vụ được nêu trong trách nhiệm xã hội của
DN như kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn. KDCTN được coi là bước phát triển xa
hơn, là hướng thực hành tích cực của việc thực thi TNXH của DN
-Về biện pháp:
+KDCTN nhấn mạnh tới những yếu tố tích cực, chủ động thực thi các nghĩa vụ
+Đưa những nội dung thực hành kinh doanh có trách nhiệm vào trong quá trình ra quyết
định như một nội dung tác nghiệp
+Tăng cường trao quyền tự chủ cho người lao động, tạo ra môi trường thuận lợi để nâng
cao nhận thức, hành động thống nhất
c. Các trụ cột chính
d. Ý nghĩa
-Với tổ chức/doanh nghiệp:
+Thị trường được mở rộng, ngày càng phong phú
+Nâng cao năng lực, tiếp nhận, đổi mới phương pháp thực hành kinh doanh hiện tại
+Giảm thiểu rủi ro liên quan tới môi trường, đạo đức, xã hội
+Góp phần phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống
-Với xã hội:
+Thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn của các bên liên quan
+Tái phân bổ một cách hiệu quả những nguồn lực xã hội cho việc gia tăng phúc lợi, giảm
thiểu việc khắc phục hậu quả do kinh doanh thiếu trách nhiệm gây ra
+Giảm thiểu bất bình đẳng, thúc đẩy phát triển kinh tế, chống biến đổi khí hậu
e. Phương thức thực hiện
*Đối với khách hàng – đối tác – nhà cung cấp
-Tôn trọng lợi ích khách hàng: Giữ lời hứa về chất lượng SP, nói không với hàng giả,
hàng kém chất lượng
-Tôn trọng lợi ích đối tác, nhà cung ứng: Giữ lời hứa về điều khoản thanh toán, cam kết
thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận, duy trì MQH hỗ trợ lẫn nhau
=> Tạo niềm tin, sự hài lòng và MQH trung thành
*Đối với nhân viên – cộng đồng – pháp luật
-Bảo vệ quyền lợi nhân viên, gắn kết và tăng hiệu suất công việc, đảm bảo chất lượng SP
– DV, giảm chi phí tìm kiếm nhân sự mới, tạo hình ảnh môi trường làm việc tốt
-Tham gia những hoạt động cộng đồng, thiện nguyện, thể hiện tinh thần trách nhiệm xã
hội, tạo sự thân thiện trong mắt khách hàng và cộng đồng
-Tuân thủ ác quy định của pháp luật, tránh khỏi những rắc rối pháp lý không đáng có, thể
hiện sự trách nhiệm và làm tròn nghĩa vụ với nhà nước
https://youtu.be/AQNVhEmj2pU?si=Da2lZockPCMeWWbd
4. Kinh doanh có trách nhiệm – một phương thức kinh doanh mới
a. Vai trò, tác động của tiến bộ KHKT tới sự thay đổi tư duy, nhận thức
-Đi kèm với những nguồn lợi nhuận khổng lồ mà các công ty đã thu được sau 4 cuộc
cách mạng công nghiệp lớn, thế giới đã phải hứng chịu những hậu quả to lớn về môi
trường, mà trong đó việc phát triển nóng với một tốc độ quá cao là tác động không nhỏ
dẫn tới tình trạng này.
-Với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng của các nhà máy, cùng với
đó là việc chiếu sáng quá mức trong các thành phố lớn từ các nguồn sáng nhân tạo, những
khí thải nhà kính như CO2, NO2, CH4 hay NF3 đã tạo thành một hàng rào khí quyển,
ngăn chặn việc ánh sáng mặt trời thoát ra ngoài Trái Đất. Vô hình trung, điều này đã gây
ra sự tổn thương lớn với hành tinh xanh của chúng ta. Có thể kể đến như:
+Những màn sương khói hiện đại, sương mù quang hóa được sinh ra khi ánh sáng mặt
trời tác động lên khí thải của các nhà máy công nghiệp
+Gián đoạn hoạt động sống của giới động vật hoang dã hoạt động về đêm, đồng thời lấn
át các tế bào cảm quang của con người, làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên
+Một thống kê đã cho thấy, hàng năm, lượng ô nhiễm ánh sáng tại riêng vùng Bắc Mỹ có
xu hướng tăng từ 6% tới 10% mỗi năm
+Lượng khí thải nhà kính tồn tại thông qua một nghiên cứu thu được từ lõi băng đã cho
ra kết quả cao nhất trong 420 nghìn năm qua
+Hay theo nghiên cứu của NASA, băng biển Bắc Cực đã giảm đi 10% trong khoảng 3
thập kỷ gần nhất.
=>Bên cạnh nguồn thu từ lợi nhuận, các công ty lớn đã bắt đầu chú ý đến việc phát triển
song song với bảo vệ môi trường, kiến tạo cho cộng đồng xung quanh
b. Những điểm khác biệt cần được nhận diện
-Nếu như những quan điểm kinh doanh truyền thống đã gắn chặt với những khái niệm
“tài chính”, “tiền tệ” như là nguồn lực chính, hay mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp
là “tối đa hóa lợi nhuận” tồn tại trong một thời gian dài, việc chuyển hướng sang kinh
doanh có trách nhiệm đã và đang có những tác động thông qua sự tái định hình lại bộ
máy, cũng như phương thức hoạt động của các doanh nghiệp trên toàn cầu.
-Ngày nay, cộng đồng không chỉ đòi hỏi ở doanh nghiệp những lợi ích về tài chính (ngắn
hạn), mà thứ họ cần là niềm tin, sự đoàn kết để cùng nhau tiến lên, phục vụ vì lợi ích
chung của toàn xã hội (dài hạn)
-Kinh doanh có trách nhiệm đặc biệt đề cao vốn xã hội, hạn chế ảnh hưởng của hệ thống
tổ chức trong doanh nghiệp, cũng như quyền lực của lãnh đạo mà thay vào đó, những “gã
khổng lồ” như SpaceX, Google hay Meta ngày nay đã tiên phong đặt nguồn nhân lực của
họ là tài sản hàng đầu.
-Để bắt kịp với xu hướng chung này, bản thân mỗi DN cần hướng tới sự nhất quán trong
lộ trình thay đổi của họ. DN cần tập trung vào lợi ích dài hạn mà họ mong muốn cung cấp
cho cộng đồng, thay vì những kết quả tức thời ngay trong quá trình chuyển đổi (cơ hội
thành công thấp so với chi phí bỏ ra -> dễ bỏ cuộc)
-Các DN có thể áp dụng mô hình H2H để truyền đạt ý tưởng từ lãnh đạo tới nhân viên, để
khơi dậy năng lực của toàn bộ tập thể. Một nhà lãnh đạo giỏi khác với một nhà quản lý
tốt ở chỗ, họ biết cách khai thác thêm 5% tinh túy của đội ngũ nhân viên dưới quyền, thứ
mà có thể giúp cho DN thay đổi toàn bộ cục diện trên thị trường của họ.
B1: Xác định giá trị cốt lõi của DN mà LĐ mong muốn hướng tới
+Hãy đặt những câu hỏi như: “Chúng ta là ai?”, “Chúng ta mong muốn cung cấp điều gì
tới cộng đồng?”, “Chúng ta sẽ làm điều đó như thế nào?”…
+Hãy nhớ rằng những giá trị cốt lõi của DN không đồng nghĩa với việc cứng nhắc, khó
thay đổi. Ngược lại, khi xác định những giá trị cốt lõi, cần đảm bảo sự linh hoạt sao cho
phù hợp với những biến đổi của cộng đồng và môi trường kinh doanh
+Sử dụng phương pháp đồng bộ nhằm rút gọn những ý kiến ban đầu xuống còn 4-5 nhóm
độc lập với nhau.
+Lựa chọn những từ khóa cô đọng, phù hợp cho từng giá trị cốt lõi. Đảm bảo rằng những
từ khóa được lựa chọn diễn tả chính xác và trọn vẹn ý nghĩa của từng nhóm giá trị.

B2: Cụ thể hóa bằng bộ quy tắc ứng xử của DN


+DN cần xây dựng CoC với nền tảng là những giá trị cốt lõi đã được xác định từ B1
+Tiếp thu những ý kiến xây dựng từ nhân viên, quản lý phòng ban các cấp…trong quá
trình xây dựng CoC cho DN (do đây là những đối tượng mà CoC trực tiếp hướng tới để
điều chỉnh hành vi của họ)
Có thể thực hiện thông qua những cuộc khảo sát nội bộ/những cuộc họp 1-1 với những
nhân viên lâu năm (những con người đã thấm nhuần triết lý của DN)
+Học hỏi các bộ CoC của những DN lớn đầu ngành theo phương pháp GAP. Điều này
giúp cho DN có thể thiết kế bộ CoC của họ sao cho phù hợp nhất có thể ngay từ những
bước đầu, giúp hạn chế những sai lầm hoặc những quy tắc ứng xử không phù hợp với văn
hóa DN

B3: Chuyển hóa những giá trị từ lý thuyết tới hành động thực tiễn, trở thành một tấm
gương sáng cho những nhân viên noi theo
+LĐ cần nắm vững quy tắc Head to Hand: Chuyển đổi từ lý thuyết, kiến thức thành hành
động trong cuộc sống.
+Những hành động của LĐ cần đặt lợi ích của DN lên hàng đầu, đồng thời thực hiện
những hành động đó với trọn vẹn trách nhiệm và tâm thế của 1 người LĐ đúng mực

B4: Khuyến khích, động viên những hành động của nhân viên tạo ra giá trị, phù hợp với
mục đích chung của DN và LĐ
+Cần có sự động viên, khen thưởng đối với những hành động hướng tới giá trị cốt lõi,
cũng như lợi ích chung của doanh nghiệp mà nhân viên thực hiện. Tuy nhiên, cần lưu ý
rằng phần thưởng chỉ mang tính tượng trưng, mục tiêu lớn nhất vẫn là việc nhân viên
thực hiện hành động đó bằng đúng cái tâm của họ. Nếu mục đích của nhân viên là vì
phần thưởng, điều này sẽ gây hại ngược về phía DN và LĐ.
+Vinh danh những nhân viên có hành động, ý tưởng mang tính đột phá theo hàng tháng,
hàng quý, tạo động lực và phát triển một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho những
nhân viên trong nội bộ công ty.

B5: Đánh giá theo thời gian định kỳ nhằm đảm bảo những giá trị đặt ra ban đầu được
nhân viên BIẾT – HIỂU – ÁP DỤNG, đồng thời có những điều chỉnh, phương pháp
nhằm đưa những giá trị thấm nhuần sâu hơn nữa vào tư tưởng và hành động của nhân
viên

You might also like