You are on page 1of 5

1.

1 ĐẠO ĐỨC QUẢN TRỊ

- Khái niệm : Đạo đức ở đây là từ Hán Việt, từ xa xưa đã được dùng để chỉ
phẩm chất và giá trị con người. Nó là hệ thống quy tắc và chuẩn mực của xã
hội, qua đó mọi người tự nguyện điều chỉnh các hành động, hành vi của bản
thân sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Đạo đức đuợc cấu
tạo từ tiêu chuẩn của pháp luật và những tiêu chuẩn cá nhân, xã hội. Khi nói
tới đạo đức là nói tới vấn đề Phải – Trái hoặc Đúng – Sai của một cá nhân,
một tổ chức nào đó. Và các nhà quản trị luôn phải đối mặt những sự khó
khăn, thử thách khi đứng giữa những quyết định đúng – sai, không những
thế họ còn gặp căng thẳng khi đứng giữa lý trí bản thân và nghĩa vụ thực
hiện mệnh lệnh của các nhà lãnh đạo cấp trên.

1.2 THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH,


DOANH NGHIỆP Ở VN

- Đạo đức trong kinh doanh là một thứ khá mới ở Việt Nam chúng ta. Những
vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp
mới nổi lên thời gian gần đây, kể từ lúc Việt Nam thực hiện những chính
sách Đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa năm
1991. Trước đây, thời điểm kinh tế kế hoạch tập trung, các vấn đề này không
được đề cập thường xuyên. Ở thời kỳ bao cấp, Nhà nước chỉ đạo các hoạt
động kinh doanh, do vậy những hành vi được cho là có đạo đức được coi là
những hành vi tuân thủ lệnh cấp trên. Do khan hiếm hầu hết những hàng hóa
tiêu dùng và để mua được nó vô cùng khó, vậy nên gần như không có ai
phàn nàn về chất lượng hàng hóa như thế nào. Ngoài ra vì cầu cao hơn cung,
chất lượng phục vụ bên trong mạng lưới cung cấp rất thấp nhưng có rất ít
người phàn nàn. Vào thời điểm đó, các ngành công nghiệp tại Việt Nam
chưa phát triển, chỉ tồn tại số lượng rất ít nhà sản xuất và phần lớn đều thuộc
sở hữu của bên nhà nước nên không cần quan tâm những vấn đề như thương
hiệu hay sở hữu trí tuệ. Phần lớn những người lao động đều làm việc cho
nhà nước, nơi mà yếu tố kỷ luật và chế độ lương thưởng đều trở nên thống
nhất và đơn giản. Mọi hoạt động trong xã hội đều phải tuân thủ quy định của
Nhà nước nên những phạm trù trên là không cần thiết. Mặc dù vậy, kể từ lúc
Việt Nam bắt đầu tham gia quốc tế hóa, bắt đầu có nhiều phạm trù mới xuất
hiện thêm như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đình công, thị
trường chứng khoán… qua đó khái niệm đạo đức kinh doanh ngày càng phổ
biến và được biết đến rộng rãi hơn trong xã hội.Thế nhưng song song với đó
luôn tồn tại các điểm mạnh và yếu tố bất cập trong thời điểm hiện nay.
- Điểm mạnh :

Theo thống kê Việt Nam hiện nay có gần 907 nghìn doanh nghiệp đang vận
hành, khoảng 15,3 nghìn hợp tác xã, ngoài ra còn có khoảng 5,6 triệu hộ
kinh doanh ( trích Khánh Linh - Báo Đầu tư năm 2022 ). Qua đấy, đội ngũ
doanh nhân cả nước tham gia vào việc lãnh đạo, quản lý, điều hành sản xuất,
kinh doanh đạt gần 7 triệu người. Độ tuổi trung bình các doanh nhân rơi vào
khoảng 30 - 50 tuổi, số lượng doanh nhân trẻ (dưới 30 tuổi) đang phát triển
nhanh. Trong số 7 triệu doanh nhân và 907 nghìn doanh nghiệp, Việt Nam
đã có 7 doanh nhân tiến vào top“tỷ phú USD toàn cầu” năm 2022, 124
doanh nghiệp (với 283 sản phẩm) được công nhận đạt thương hiệu quốc gia,
trong đó có các thương hiệu gây được tiếng vang lớn trong thị trường khu
vực, quốc tế (Vinacafe, Vinamilk, Viettel, Vinfast...).
Doanh nhân Việt Nam hiện nay là tiêu biểu cho sự kết tinh và tiêu biểu cho ý
chí, nghị lực vươn lên làm giàu của dân tộc ta. Đội ngũ này góp phần hình
thành nên một đời sống sáng tạo, tự lập, tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám
đương đầu với khó khăn, dám chấp nhận rủi ro, có chí làm giàu, sống có
trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. Doanh nhân giàu
có, thành đạt trở thành mục tiêu, khát vọng phấn đấu của giới trẻ. Sự phát
triển, lớn mạnh của đội ngũ doanh nhân đã tạo ra những phẩm chất, giá trị
đạo đức văn hóa, lối sống mới: tự lập, tự chủ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,
đương đầu với khó khăn, thách thức cuộc sống, thất bại. Họ được xã hội
ngưỡng mộ, là nhân vật được tôn vinh ở thời kỳ phát triển mới của đất nước
dựa trên mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,…

- Điểm bất cập :

Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn hiện nay vẫn đang dần hoàn thiện, hệ thống
pháp luật chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu thực tiễn, tồn đọng nhiều bất
cập. Và trong bối cảnh như thế, một số doanh nhân lợi dụng các kẽ hở của
pháp luật, “lách luật” để làm giàu bất chính. Điều đó làm ảnh hưởng xấu tới
sự hình thành và phát triển đạo đức doanh nhân.
Mục tiêu lợi nhuận quá cao , vì thế nhiều doanh nhân bất chấp pháp luật,
xem nhẹ trách nhiệm của mình đối với xã hội, đối với người lao động, nhà
đầu tư như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, phá hoại môi trường, lừa đảo,
chiếm đoạt tại sản,.. Một số người trong đội ngũ doanh nhân dần thoái hóa,
biến chất về đạo đức khiến cho phương châm sống chủ nghĩa xã hội “mình
vì mọi người, mọi người vì mình” trở nên khó đi vào thực tiễn. Người dân
đôi khi còn chưa tin tưởng hàng Việt Nam khi thực phẩm dán mác “sản
phẩm sạch” nhưng bị nhiễm chì và “ngậm” thuốc trừ sâu trầm trọng, nhiều
hoa quả bày bán bị phơi nắng trong thời gian dài nhưng vẫn tươi ngon, thậm
chí một số thương hiệu lớn cũng bị phát hiện ra họ gian lận xuất xứ hàng
hóa. Mọi người dần tỏ ra hoài nghi về sự tồn tại của “đạo đức kinh doanh”
trong cơ chế thị trường. Kinh tế càng phát triển thì tính phức tạp của đạo đức
kinh doanh càng khó được kiểm soát. Không ít doanh nhân đã vì lợi nhuận
mà bất chấp mọi thứ, xem nhẹ luân thường đạo lý, thậm chí vi phạm đến
pháp luật. Nhiều doanh nhân vì tiền, lợi nhuận mà không tiếc chiêu trò lừa
đảo đối tác, khách hàng của mình bằng những hành vi tinh xảo, mua chuộc,
hối lộ những cán bộ có chức có quyền để tạo điều kiện cho họ làm ăn phi
pháp. Những việc làm trái pháp luật trên đã đảo lộn các chuẩn mực, giá trị
đạo đức kinh doanh, làm hao mòn niềm tin vào hình ảnh “doanh nhân thành
đạt”, làm ảnh hưởng đến các doanh nhân, hình thức kinh doanh có đạo đức
chuẩn mực.

1.3 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (tiếng Anh là Corporate social
responsibility (CSR) ) là dạng hoạt động có quy tắc do các doanh nghiệp tự
đưa ra với ý định giúp doanh nghiệp đóng góp cho xã hội dưới vai trò là
doanh nghiệp nhân đạo, hoạt động vì cộng đồng. Điều này được thể hiện qua
cách tham gia, hỗ trợ hoạt động tình nguyện hoặc thực hiện những hoạt động
mang tính đạo đức. Trước kia, thuật ngữ này được hiểu như một chính sách
nội bộ riêng của tổ chức hay chiến lược đạo đức kinh doanh nào đó, nhưng
điều này không còn chính xác bởi sự phát triển của rất nhiều bộ luật quốc
tế và việc hàng loạt các tổ chức sử dụng khả năng của mình để đưa thuật ngữ
này vươn ra xa hơn, không giới hạn ở việc chỉ là một sáng kiến hay lý tưởng
của vài cá nhân hay thậm chí là của một ngành nghề kinh doanh nhất định.
Sau đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được coi là một cách tự
điều chỉnh của các doanh nghiệp, tuy nhiên trong khoảng một thập kỷ trở lại,
ý nghĩa của thuật ngữ này đã dần dần thay đổi, không còn chỉ là những quyết
định mang tính tự nguyện dưới cấp độ của một cá thể tổ chức nào đó, mà đã
trở thành một chính sách bắt buộc phải có của bất cứ tổ chức nào dù ở tầm
cỡ khu vực, quốc gia hay quốc tế. Dựa trên mức độ của tổ chức, CSR được
hiểu như là sáng kiến chiến lược giúp nâng cao danh tiếng thương hiệu. Dựa
theo đó những sáng kiến trách nhiệm xã hội phải liên kết chặt chẽ với nhau,
tích hợp lại thành một mô hình kinh doanh thì mới thành công. Với một số
mô hình, việc thực hiện CSR vượt ra khỏi sự tuân thủ các yêu cầu được quy
định và đóng góp vào "các hành động có vẻ giúp tăng cường một số lợi ích
xã hội, vượt ra khỏi lợi ích của công ty và những điều được pháp luật yêu
cầu". Điển hình như nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã và đang có các
hoạt động CSR hiệu quả ví dụ như Vinamilk và “Vươn cao Việt Nam”,
Honda Việt Nam và các chương trình giáo dục về an toàn giao thông.

+ Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp
- Việc thực hiện trách nhiệm xã hội các doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi
ích trong quá trình vận hành, tạo hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy trên thị
trường.
+ Tăng khả năng giữ chân khách hàng:
- Khi khách hàng nhìn thấy các báo cáo hoạt động về trách nhiệm của doanh
nghiệp đối với xã hội, họ thường có xu hướng phản ứng tích cực với thông
điệp quảng bá của những doanh nghiệp đó. Cùng với đó là sự trung thành
của khách hàng càng được nâng cao hơn, doanh số bán hàng cũng gia tăng.
+ Tăng lợi thế cạnh tranh
- Khi nhận được sự tin tưởng của khách hàng, doanh nghiệp từng bước xây
dựng một vị thế, cấp bậc không thể thay thế trên thị trường. Từ đó có sức
cạnh tranh mạnh mẽ hơn với những công ty cùng ngành, dễ dàng chiếm thị
phần và gia tăng lợi nhuận.

+ Thu hút vốn đầu tư

- Trên thực tế các nhà đầu tư thường có thiện cảm và sẵn sàng hỗ trợ, đầu tư
cho những doanh nghiệp có chính sách CSR toàn diện.
+ Tăng chất lượng tuyển dụng:
- Thực tế, chuyện phúc lợi và tiền lương không phải yếu tố duy nhất hấp dẫn
các ứng viên. Dựa trên khảo sát ở LinkedIn nhận thấy có đến 75% ứng viên
có tìm hiểu về danh tiếng, đánh giá của công chúng về doanh nghiệp trước
khi nộp đơn ứng tuyển. Tạp chí CR của Mỹ cũng đã chỉ ra rằng 75% người
người lao động nước này sẽ không nhận việc tại một công ty bị phản ánh
trách nhiệm xã hội kém. Như vậy, CSR chính là một trong những điểm cộng
vô cùng lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng người tài và xây dựng bộ
máy nhân sự vững mạnh.
+ Phân loại trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

- Có 4 loại :

* Trách nhiệm đạo đức: Là thực hiện các hành vi được xem là công bằng.
Điều này nghĩa là các điều khoản quy định giữa doanh nghiệp và nhân viên,
khách hàng, nhà cung cấp, các bên liên quan phải tuân thủ pháp luật và minh
bạch. Đồng nghĩa với việc tạo môi trường làm việc không tệ nạn, phân biệt đối
xử hay giao dịch bất hợp pháp.

* Trách nhiệm nhân đạo: Hướng tới việc tình nguyện giúp đỡ cộng đồng,
giúp đỡ những người kém may mắn, cải thiện mức sống tại các vùng khó khăn
thông qua quyên góp từ thiện hoặc hoạt động tình nguyện.

* Trách nhiệm môi trường : Bên cạnh việc cố gắng hạn chế tối thiểu các tác
động xấu lên môi trường trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp còn có
trách nhiệm chủ động kêu gọi, nâng cao nhận thức của những người tiêu dùng
về các vấn đề về môi trường thông qua sản phẩm hay các chiến dịch truyền
thông

* Trách nhiệm kinh tế: Trách nhiệm kinh tế được hiểu rằng việc công ty làm
việc nhằm cải thiện tình hình kinh tế của xã hội mà họ đang hoạt động, bao gồm
việc đưa ra các quyết định và thực hiện các chính sách giúp ích cho cả công ty
và xã hội.

You might also like