You are on page 1of 3

1.

Đạo đức kinh doanh là:


Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh
hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Khi kết hợp đạo đức vào kinh doanh thì
sẽ tạo nên khái niệm về đạo đức kinh doanh. Vậy đạo đức kinh doanh đó chính là tập hợp các nguyên
tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh
(doanh nhân, doanh nghiệp,…)
2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đó chính là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh
và đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao
động và gia đình của họ, cho cộng đồng địa phương và xã hội.
3. Sự khác biệt giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội:
 Đạo đức kinh doanh:
Đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu để tạo ra lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp. Khi các doanh nhân và các doanh nghiệp không tuân thủ đạo đức kinh doanh tốt thì
họ sẽ phải bị trừng phạt theo quy định của pháp luật.
Đạo đức kinh doanh được xây dựng trên các nguyên tắc sau:
+ Tính trung thực: Đây là một trong những chuẩn mực quan trọng nhất trong kinh doanh. Trung thực
tức là không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để tạo ra lợi nhuận. Ngoài ra, trung thực còn là giữ chữ
tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm. Đặc biệt là tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp
luật, ví dụ như tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế; không kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng mà pháp
luật cấm; không thực hiện những dịch vụ trái với thuần phong mỹ tục; không lừa dối khách hàng;….
+ Tôn trọng con người:
 Trong quan hệ giũa doanh nghiệp với khách hàng: doanh nghiệp cần tôn trọng nhu cầu, sở thích
của khách hàng
 Trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ cạnh tranh, cạnh tranh một
cách lành mạnh,…
 Trong quan hệ giữa các đồng nghiệp, giữa cấp trên với cấp dưới: tôn trọng quyền lợi, ý kiến của
nhau; tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân,…
Mục tiêu của đạo đức kinh doanh: nhằm thúc đẩy tính liêm chính giữa các thành viên trong một tổ
chức, đồng thời tạo được sự tin tưởng của các bên liên quan như: các nhà đầu tư, đối tác, người tiêu
dùng,…ngoài ra, mục tiêu của đạo đức kinh doanh còn là nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho nhân viên và
doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh: đạo đức kinh doanh rất quan trọng vì chúng mang ý nghĩa lâu
dài trong toàn bộ quá trình phát triển của một doanh nghiệp, bao gồm:
+ Kiểm soát sai phạm trong kinh doanh: là một hệ thống tiêu chuẩn giúp các chủ thể trong doanh nghiệp
biết được những hành vi nào được phép làm và không được phép làm, nếu vi phạm thì đương nhiên các
chủ thể trong doanh nghiệp và chính doanh nghiệp đó sẽ phải chịu phạt theo quy định của pháp luật.
+ Tạo mối quan hệ gần gũi với các nhân viên: nhân viên là đối tượng không thể thiếu trong một doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp có phát triển và tồn tại lâu dài được hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính
sách của công ty đối với họ (chế độ lương, thưởng, bảo hiểm,..) . Nếu như chính sách với các nhân viên
không đủ đảm bảo quyền lợi cho họ thì đương nhiên họ không thể đồng hành và cống hiến công sức và
trí tuệ của mình cho công ty.
+ Bảo vệ xã hội: Đạo đức kinh doanh định hướng doanh nghiệp phát triển vì lợi ích của cộng đồng, góp
phần xây dựng cộng đồng tốt đẹp hơn.
 Trách nhiệm xã hội:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được xem như một cam kết của công ty đóng góp cho việc phát
triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về: bảo vệ môi trường; bảo vệ văn hóa cộng
đồng;bình đẳng giới; tạo và tham gia các chương trình hỗ trợ người tàn tật, ủng hộ đồng bào lũ lụt; bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác trong xã hội,… theo cách có lợi cho cả công ty
cũng như phát triển chung của xã hội.
Ngoài ra, Trách nhiệm xã hội có thể được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau như khía cạnh kinh tế,
pháp lý, đạo đức, nhân văn, cụ thể:
+ Khía cạnh kinh tế:
 Đối với người tiêu dùng: cung cấp hàng hóa dịch vụ đảm bảo về chất lượng, an toàn sản phẩm,
định giá, thông tin về sản phẩm,..
 Đối với người lao động: tạo công ăn việc làm đối với người dân với mức lương xứng đáng với
công sức họ tạo ra. Tạo môi trường cạnh tranh làn mạnh, lao động an toàn vệ sinh và đảm bảo
chất lượng cuộc sống, quyền riêng tư cá nhân. Trách nhiệm này của doanh nghiệp được thể hiện
qua việc đóng bảo hiểm cho người lao động, trả phụ cấp, trợ cấp cho họ theo đúng quy định của
pháp luật.
+ Khía cạnh pháp lý: Đòi hỏi doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật đưa ra
+ Khía cạnh đạo đức: Là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không
được quy định trong hệ thống luật pháp. Thông thường, khía cạnh này được trình bày ở phần chiến lược
của doanh nghiệp đưa ra.
+ Khía cạnh nhân văn: là những hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng
đồng xã hội, ví dụ như doanh nghiệp có thể san se gánh nặng cho chính phủ về mặt kinh tế, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho nhân dân,…
Mục tiêu của trách nhiệm xã hội: Mang lợi lợi ích cho xã hội, cho người lao động tại doanh nghiệp. Ngoài
ra, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn nhằm đạt được những tác động tích cực và giảm đi các tác
động tiêu cực đối với xã hội.
Tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có ý nghĩa cũng rất là quan
trọng không thua kém gì với đạo đức xã hội. Nó góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy
tín của doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội tốt thì doanh nghiệp còn có
thể tự quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của mình mà không phải tốn nhiều chi phí cho dịch vụ
quảng cáo, ngoài ra doanh nghiệp còn có thể thu hút được nhân tài về làm việc cho mình.
Từ những phân tích trên thì ta thấy Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có
những điểm khác biệt sau đây:
 Nếu đạo đức kinh doanh xoay quanh các yếu tố kinh doanh của một doanh nghiệp như lợi
nhuận thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lại liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đến
cộng đồng.
 Đạo đức kinh doanh được hình thành trên các nguyên tắc và chuẩn mực như: tính trung thực
của doanh nghiệp, sự tôn trọng của doanh nghiệp đó đối với khách hàng, nhân viên, đối tác, đối
thủ cạnh tranh,..còn đối với trách nhiệm xã hội thì được hình thành từ việc cam kết của doanh
nghiệp đối với sự phát triển của chính doanh nghiệp đó và cộng đồng xã hội thông qua việc tuân
thủ về các chuẩn mực xã hội.
 Mục đích của đạo đức kinh doanh là mang lại lợi ích cho nhân viên và doanh nghiệp, tạo sự tin
tưởng đến các khách hàng, đối tác, người tiêu dùng,..còn với trách nhiệm xã hội thì là đảm bảo
các chuẩn mực của một cộng đồng được tuân thủ
 Phạm vi hướng tới của đạo đức kinh doanh gồm các thành viên của doanh nghiệp và các bên
liên quan đến doanh nghiệp như khách hàng, người tiêu dùng, đối tác còn trách nhiệm của xã
hội là cho tất cả mọi người sống trong một cộng đồng.
 Đạo đức kinh doanh mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, còn đối với trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp thì mang lại lợi ích cho tất cả mọi người
 Đạo đức kinh doanh mang yếu tố bắt buộc, dựa trên những quy định mà pháp luật đưa ra, còn
với trách nhiệm xã hội thì chủ yếu lại dựa trên tinh thần tự nguyện. Ví dụ, một doanh nghiệp bắt
buộc phải tuân thủ về quy định số giờ làm của người lao động hay là phải tuân thủ về việc đóng
thuế doanh nghiệp đầy đủ, tuy nhiên đối với việc ủng hộ xã hội thì doanh nghiệp có thể không
làm.
 Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong (ý chí của
các chủ thể doanh nghiệp) thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát
từ bên ngoài (từ cộng đồng xã hội)
Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với
nhau. Dường như, Đạo đức kinh doanh chính là tập con của trách nhiệm xã hội vì trách nhiệm xã hội bao
gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng trưởng lợi nhuận.
Đạo đức kinh doanh hay trách nhiệm xã hội thì cũng rất quan trọng. Chúng dường như không thể tách
rời nhau mà chúng phải song hành với nhau, bởi vì chỉ cần thiếu một yếu tố thì cũng có thể khiến cho
doanh nghiệp ngưng phát triển thậm chí có thể là suy yếu.

You might also like