You are on page 1of 21

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC


HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được biết đến như một trong những
yếu tố làm nên rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tăng doanh số, lợi nhuận,
giảm tỉ lệ thôi việc hay mở rộng cơ hội phát triển thị trường. Trên thực tế kinh
doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm không mới và ở trên
bình diện thế giới thì từ những năm của thập niên 1980, CSR đã trở thành một
chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi công ty. Từ đó tới nay,
CSR đã dần chứng tỏ được vai trò lớn lao của mình đối với sự phát triển chung của
doanh nghiệp cũng như sự hài hòa với lợi ích của xã hội. Chính vì thế, khái niệm
CSR đang ngày một được sự quan tâm, cũng như được đầu tư nhiều hơn từ phía
các doanh nghiệp.

1. Một số khái niệm liên quan tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(CSR).
1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Thời gian gần đây, có một số vụ việc gây xôn xao dư luận như công ty
Vedan Việt Nam bức tử sông Thị Vải, nước tương nhiễm 3-MCPD hay sữa
nhiễm độc chất melamine. Kể từ đó, dư luận ngày một quan tâm và bàn bạc nhiều
hơn về cụm từ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc kinh doanh đối với môi
trường cũng như người tiêu dùng. Để nói tới vấn đề liên quan tới trách nhiệm
trong kinh doanh của doanh nghiệp, cộng đồng thế giới cùng thống nhất một cụm
từ chung, đó là “Corporate Social Responsibility – trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp”.

Trên thực tế, có rất nhiều khái nhiệm về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp (CSR). Điều này phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi công ty, chính
phủ dựa trên điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mỗi đối tượng. Keith
Davies (1973) đưa ra một khái niệm khá rộng: ”CSR là sự quan tâm và phản ứng
của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu,
pháp lý, công nghệ”. Còn A. Carroll (1999) cho rằng CSR còn có phạm vi lớn
hơn “là tất cả những vấn đề pháp lý, kinh tế, đạo đức và những lĩnh vực khác mà
xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong những thời điểm nhất định”. Trong khi đó,
theo Matten và Moon (2004): “CSR là một khái niệm bao trùm các khái niệm
khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh
nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và
luôn được thử thách trong từng hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”.
Như vậy, chúng ta phần nào thấy được bản chất của CSR và trong bài
nghiên cứu, nhóm tác giả quyết định lấy quan điểm chính thức của Hội đồng
doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững – World Business Council for Sustainable
Development (WBCSD) làm để làm bật lên bản chất của CSR, đó là: “CSR là
cam kết liên tục của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp
vào tăng trưởng kinh tế, trong khi đó cải thiện chất lượng cuộc sống của
người lao động và gia đình họ cũng như của cộng đồng và xã hội”. Lý do
nhóm nghiên cứu chọn quan điểm này để minh họa cho khái niệm CSR vì
WBCSD là một tổ chức nghiêm túc trong thúc đẩy CSR trong các doanh nghiệp
thành viên và quan điểm này cũng được giới khoa học đánh giá cao.

2. Những thành tố của CSR.


Mặc dù CSR đã trở nên phổ biến, hiện vẫn có nhiều quan điểm khác nhau
về khái niệm, nội dung, và phạm vi của CSR. Trong số những lý thuyết liên quan
tới vấn đề này, mô hình “kim tự tháp” của A. Carroll có tính toàn diện và được sử
dụng rộng rãi nhất.
 Trách nhiệm kinh tế: tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả
kinh doanh và tăng trưởng là những điều kiện tiên quyết. Điều này là đương
nhiên bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết vì mục tiêu tìm kiếm lợi
nhuận của doanh nhân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp là một thành tố cấu tạo
nên xã hội, do vậy chức năng kinh doanh cần được ưu tiên và đặt lên hàng
đầu. Cũng có thể nói rằng trách nhiệm kinh tế là yếu tố nền tảng và các trách
nhiệm còn lại đều phải dựa trên trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp.
 Trách nhiệm pháp lý: hay còn được gọi là trách nhiệm tuân thủ pháp luật chính
là một phần của bản cam kết giữa doanh nghiệp và xã hội. Nhà nước có trách
nhiệm mã hóa những quy tắc, chuẩn mực đạo đức, xã hội vào các văn bản
pháp luật. Doanh nghiệp, dựa trên cơ sở đó, sẽ theo đuổi các mục tiêu về kinh
tế của mình dựa trên những chuẩn mực, quy tắc trong các bộ luật được ban
hành. Cùng với trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý là hai bộ phận nền
tảng, cơ bản nhất và không thể thiếu đối với CSR.

 Trách nhiệm đạo đức: đây là những chuẩn mực, quy tắc được xã hội thừa nhận
nhưng chưa có mặt trong các văn bản luật. Trên thực tế, những chuẩn mực xã
hội luôn biến đổi và vì thế những chính sách pháp luật chỉ có thể theo sau
trong quá trình biến đổi này. Do đó, pháp luật không thể phản ánh hết những
đòi hỏi về những quy tắc ứng xử của xã hôi. Vì vậy, trách nhiệm thực hiện
đúng luật pháp là đòi hỏi tối thiểu với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp
còn cần phải thực hiện những nghĩa vụ, quy tắc ngoài luật hay chính là trách
nhiệm đạo đức. Việc thực hiện trách nhiệm đạo đức là tự nguyện đối với mọi
doanh nghiệp nhưng lại có vai trò trung tâm đối với CSR (ví dụ như việc thực
hiện ngày nghỉ cuối tuần, tiền cho nhân công làm thêm ca, uy tín đối với đối
tác, quan hệ tốt với khách hàng…).
 Tráchnhiệm từ thiện: là những hoạt động của doanh nghiệp đã vượt qua sự kỳ
vọng của xã hội. Một số ví dụ như trao quà cho trẻ mồ côi, tài trợ học bổng
cho học sinh sinh viên,… Trách nhiệm từ thiện khác trách nhiệm đạo đức ở
chỗ, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm này “hoàn toàn tự nguyện”. Nếu
doanh nghiệp không thực hiện CSR tới mức độ này thì họ vẫn được coi là đã
hoàn thiện đầy đủ trách nhiệm với xã hội.
Bên cạnh những phân tích về nội dung của mô hình trên, nó cũng được
đông đảo học giả đưa ra rất nhiều đánh giá tích cực:
 Cótính toàn diện và khả thi cao. Mô hình này có thể được áp dụng trong việc
xây dựng khuôn khổ chính sách về CSR của nhà nước.
 Việcđặt trách nhiệm kinh tế làm nền tảng đã làm thỏa mãn nhu cầu về lý thuyết
đại diện trong quản trị doanh nghiệp. Đồng thời, việc làm này còn giúp xóa đi
những hoài nghi về tính trung thực trong những chương trình CSR của doanh
nghiệp. Cũng vì vậy, nó xóa đi ranh giới của việc thực hiện CSR là “vì mình”
hay “vì người”, khiến hai mục đích này là không thể tách rời.

 Ranh giới giữa các tầng của kim tự tháp luôn chồng lấn lên nhau, không thể tách
rời và tác động lần nhau.
 Làm rõ mối quan hệ giữa công việc từ thiện và trách nhiệm xã hội. Một cách
hình tượng, có thể nói rằng từ thiện chỉ là bề nổi của tảng bang chìm CSR mà
thôi.
 Việc
cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia trong việc thực hiện các chuẩn mực
CSR được đề cập tới như một nội dụng then chốt của quản trị doanh nghiệp.

1.2 Lợi ích của CSR với doanh nghiệp.


Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu về quản lý Ashridge, cứ 10 nhà
quản lý điều hành cấp cao thì có đến 9 người tin rằng CSR là rất quan trọng với
các hoạt động kinh doanh của công ty. Hơn 3/4 các nhà quản lý cho rằng công ty
cần hoạt động theo những phương thức có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng . 3

Nhóm tác giả chia lợi ích của CSR với doanh nghiệp theo hai tiêu chí chính.
Đó là lợi ích tài chính và lợi ích phi tài chính. Sau đây là những phân tích kỹ hơn
về lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp.
1.2.1 Lợi ích về tài chính.
 Giảm chi phí sản xuất

Với việc áp dụng CSR, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các công ty có thể
tiết kiệm đáng kể chi phí. Thông thường những công nghệ hiện đại hơn, sạch hơn
luôn đi kèm với đó là giá thành đầu vào cũng rất thấp. Công ty sản xuất gốm sứ
Giang tây, Trung quốc, khi lắp đặt công nghệ mới thân thiện với môi trường đã
tiết kiệm gần 10 triệu USD mỗi năm, với kết quả giảm 6% lượng nước sử dụng,
65% lượng chất thải nước và 74% chất thải khí .
4

Một ví dụ khác đến từ tập đoàn PepsiCo với dự án hỗ trợ và thu mua ngô ở
San Gabriel, Mexico. Khoảng hơn 300 hộ nông dân nghèo ở đây không còn phải
bán ngô thông qua trung gian nữa mà bán trực tiếp sản phẩm cho tập đoàn Pepsi.
Pepsi đảm bảo thu mua với cùng một giá mà họ chi trả cho nông dân ở vụ mùa
trước. Ngoài ra họ còn hỗ trợ nông dân về tài chính để mua hạt giống, phân bón,
thuốc trừ sâu và các thiết bị phục vụ mùa màng. Dự án ngô này đã giúp Pepsi tiết
kiệm được chi phí vận chuyển vì các trang trại gần 2 nhà máy của họ. Hơn nữa
việc sử dụng các trang trại địa phương là sự đảm bảo tốt nhất cho chất lượng sản
phẩm của Pepsi. “Điều này đã mang đến cho chúng tôi tác động đòn bẩy tuyệt
vời bởi vì giá ngô không biến động nhiều nhưng giá vận chuyển thì tăng lên liên
tục”, Ông Pedro Padierna, Chủ tịch của PepsiCo ở Mexico, Trung Mỹ và vùng
Caribbean cho biết. Rõ ràng khi thực hiện các chiến lược CSR, PepsiCo không
chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân ở San Gabriel mà đã
giúp chính mình cắt giảm chi phí sản xuất.

 Tăng tỉ lệ các hợp đồng quốc tế

Trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, các công ty Việt
Nam muốn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thì CSR thực sự chính là một giải
pháp. Các tập đoàn đa quốc gia thường yêu cầu rất khắt khe về trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp, vì họ đứng trước sức ép rất lớn từ phía khách hàng ở các
nước phát triển, hoặc do chính điều luật của công ty họ quy định như vậy. Vì vậy
các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thực sự lao vào cuộc cách mạng CSR thì
mới có thể tham gia cuộc chơi toàn cầu này. Hơn nữa, năm 2014, Việt Nam sẽ
xóa bỏ toàn bộ rào cản
thuế quan thương mại theo hiệp định của WTO. Liệu doanh nghiệp của chúng ta
có thể cạnh tranh được hay không? Hay có thể dành được những hợp đồng quốc
tế được hay không? CSR chính là một phần của câu trả lời! Việc thực hiện tốt
CSR sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được lợi thế hay ít nhất là không bị
đánh bật ra vì không đủ tiêu chuẩn khi tham gia ký kết các hợp đồng quốc tế.
 Tăng tỉ lệ các nhà đầu tư quốc tế

Phương pháp đánh giá CSR phổ biến nhất hiện nay là dựa vào các chỉ số KLD
- Kinder, Lydenberg, Domini Research & Analytics. Chỉ số này được đưa ra vào
năm 1990, để bao hàm các chỉ số CSR vào các quyết định đầu tư. Các nhà đầu tư
sẽ thường đưa ra các quyết định đầu tư vào những công ty được KLD đánh giá có
chỉ số về CSR dương, tức là thực hiện tốt và có hiệu quả các chiến lược CSR.
Theo bản báo cáo hàng năm của PRI – Principles of Responsible Investment
cho năm 2011, có trên 900 chữ ký phê chuẩn từ 48 quốc gia đồng ý với quy định
của Liên hợp quốc về đầu tư có trách nhiệm, với tổng giá trị tài sản đầu tư là 30
nghìn tỉ đô-la. Năm 2011, 545 nhà đầu tư bắt đầu hoàn thành cuộc khảo sát đánh
giá báo cáo PRI hàng năm để chỉ ra cách họ thực hành sáu quy tắc đầu tư có trách
nhiệm như thế nào. Trong số đó, 94% chủ tài sản và 93% giám đốc đầu tư ngày
nay có luật đầu tư có trách nhiệm một cách nghiêm túc. Báo cáo cũng chỉ ra rằng
trên 50% các nhà đầu tư bên ngoài gắn kết chặt chẽ với các chỉ số CSR của KLD.
71% các công ty đầu tư yêu cầu các công ty công khai các hoạt động CSR vào
báo cáo tài chính của mình . Có thể nói CSR đang là xu hướng của các nhà đầu
6

tư quốc tế. Rõ ràng, thực hiện tốt trách nhiệm CSR sẽ giúp các doanh nghiệp Việt
Nam dễ dàng hơn trong việc thu hút được các nguồn vốn FDI từ nhà đầu tư quốc
tế.
1.2.2Lợi ích phi tài chính
Mặc dù các lợi ích phi tài chính suy cho cùng vẫn có thể quy về lợi ích tài
chính, song nhóm nghiên cứu vẫn chia thành hai loại nói trên để thuận lợi cho việc
phân tích chuyên sâu.
 Nâng cao giá trị thương hiệu của công ty.

Khi một công ty thực hiện các hoạt động CSR, dù là đối nội hay đối ngoại thì
đều được cộng đồng đánh giá rất cao. Điều này được thể hiện qua các bảng xếp
hạng những công ty có trách nhiệm nhất thế giới của tạp chí Forbes. Danh sách
này cũng chính là những công ty được yêu thích nhất thế giới. Như vậy chính CSR
đã góp phần làm nên hình ảnh của công ty trong lòng xã hội.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2008 - đầu năm 2009 đã kéo
cổ phiếu của Intel sụt giảm 42%, thu nhập ròng giảm 90% so với năm trước đó . 7

Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như vậy, Intel vẫn quyết tâm theo đuổi chương
trình CSR của mình trên toàn thế giới qua những đóng góp vào giáo dục ở
Afghanistan, Cam- pu-chia, Haiti, và Uganda,… cùng với những chương trình nỗ
lực bảo vệ nguồn năng lượng. Chủ tịch của Intel, ông Craig Barrett Fortune nói:
“Bạn không thể tiết kiệm theo cách của bạn để thoát khỏi suy thoái, mà bạn phải
đầu tư theo cách của bạn”. Rõ ràng Craig Barrett Fortune đã coi CSR như một sự
đầu tư hiệu quả và lâu dài. “Chúng tôi nhìn vào các hoạt động CSR trong những
thời khắc khác nhau với cùng một đôi mắt. Bạn đừng bao giờ hy vọng có thể gặt
hái được kết quả nếu bạn chỉ làm CSR những khi bạn kinh doanh tốt còn quên
mất chúng khi bạn gặp khó khăn” Cùng chung quan điểm đó, những người khổng
lồ như General Electric, Starbuck hay Toyota cắt giảm tài chính của họ cho các
dự án thay vì cắt giảm các hoạt động CSR khi phải cắt giảm chi phí. Đây chính là
những tấm gương sáng cho việc cam kết thực
hiện CSR trên toàn thế giới. Và chắc chắn rằng, chính những điều này đã góp phần
nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín cho các doanh nghiệp.
 Thu hút nhân tài.

Nhân viên là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc thu
hút nhân tài luôn được các công ty quan tâm hàng đầu. Có được những nhân viên
tốt đã khó nhưng việc níu chân các nhân viên này còn khó khăn hơn nhiều. Điều
này là cả một thách thức đối với các công ty. Những công ty trả lương thỏa đáng
và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm
việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt hơn.
Cuộc khảo sát của Mont- gomery và Ramus (2003) chỉ ra rằng các MBAs tốt
nghiệp các trường châu Âu và Mỹ rất quan tâm đến các khía cạnh của CSR như
quan hệ lao động, môi trường làm việc bền vững, hay đạo đức, văn hóa doanh
nghiệp. Hơn 90% sinh viên được phỏng vấn trả lời họ sẵn sàng từ bỏ yếu tố tài
chính để làm việc cho những công ty có danh tiếng về CSR.
Turban và Greening (1997) cung cấp bằng chứng rằng một công ty thực hiện
tốt CSR có thể có lợi thế hơn trong việc thu hút các nhà quản lý cấp cao.
1.3 Nguồn lực để thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Tính cấp
thiết của CSR đối với các doanh nghiệp Việt Nam đã được phân tích và
chứng minh là không phải bàn cãi. Nhưng để thực hiện CSR thì bất kể
doanh nghiệp nào cũng cần có một nguồn lực nhất định. Một số nghiên
cứu trước đây chỉ ra những nguồn lực về vật chất và con người; tuy nhiên,
nhóm nghiên cứu tiếp cận theo một hướng mở hơn, bao quát hơn về
nguồn lực để thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Nam.
2 Nguồn lực về con người: không được đánh giá cao.

Nhìn chung, nhận thức về CSR đối với doanh nghiệp và xã hội Việt Nam là
chưa cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể đào tạo được
những đội ngũ dẫn dắt CSR như của Toyota, sau đó là nâng cao nhận thức của
người lao động về CSR. Từ đó, có thể tin rằng doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn
có đủ nguồn lực về con người để hiện thực hóa những chính sách CSR.
Một điểm đáng chú ý trong nguồn lực con người và CSR đó là “Người lãnh
đạo” của doanh nghiệp. Thật thú vị khi thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam
khá thành công với CSR như Vinamilk, Mai Linh, FPT đều có những người lãnh
đạo có uy tín và tầm ảnh hưởng sâu rộng trong tổ chức. Dĩ nhiên, các vị lãnh đạo
này đều là những con người có quan điểm nhất quán và quyết tâm thực hiện
CSR. Nhưng những vị lãnh đạo như thế này trong giới doanh nghiệp Việt Nam là
chưa nhiều, cho nên đây sẽ là một khó khăn cho việc thực hiện CSR tại Việt
Nam.
Chương 2

1. Sơ lƣợc về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.


Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk có tên giao dịch quốc tế là: Vietnam
dairy Products Joint – Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ
sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa của chế độ cũ để lại bao gồm: nhà máy sữa Thống
Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost); nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà
máy Cosuvina); và nhà máy sữa Bột Dielac (Nestle ).
Công ty có trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7,
thành phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn
phòng. Tổng số CBCNV là 4.500 người. Vinamilk hoạt động chính trong lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa bao gồm: Sữa nước, sữa bột, sữa
đặc, sữa chua, kem, phomat. Sản phẩm của Vinamilk chủ yếu được tiêu thụ tại thị
trường Việt Nam (chiếm lĩnh 75% thị trường sữa trong nước) và cũng xuất khẩu
sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.
Với những nỗ lực của mình Vinamilk đã trở thành nhà sản xuất sữa hàng đầu
Việt Nam tính cả về doanh số, lẫn sản lượng. Vinamilk được bình chọn top 5
doanh nghiệp lớn nhất việt nam, top 200 doanh nghiệp lớn nhất châu Á. Vinamilk
có được những thành quả đó cũng là do có tầm nhìn và triết lý kinh doanh đúng
đắn:
 TẦM NHÌN: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm
dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”.
 SỨ MỆNH: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt
nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của
mình với cuộc sống con người và xã hội”.
 GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và
trong tất cả các giao dịch; Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng
nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọng đối tác, hợp tác trong sự tôn trọng; Công
bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan
khác; Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính
sách, quy định của Công ty; Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết
lập và hành động một cách đạo đức.
 TRIẾT LÝ KINH DOANH: Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được
yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế công ty luôn tâm niệm rằng chất
lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách
hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
 Một số dấu mốc đáng nhớ của Vinamilk : 14

 1976: Thành lập công ty Vinamilk trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa do chế
độ cũ để lại sau năm 1975 : nhà máy sữa Thống Nhất ( tiền thân là nhà máy
Foremost
 ); nhà máy sữa Trường Thọ ( tiền thân là nhà máy Cosuvina); và nhà máy sữa Bột
Dielac ( Nestle ).
 1986: Khắc phục được khó khăn, phát triển sản xuất và được Nhà nước tặng Huân
chương lao động hạng Ba.
 Tháng 8/1993: Chi nhánh Hà Nội được thành lập để triển khai mạng lưới kinh
doanh tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
 Tháng 6/1995: Chi nhánh sữa Đà Nẵng ra đời phục vụ người tiêu dùng ở các tỉnh
Miền trung – Tây Nguyên
 1998: Bắt đầu xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài

 2003: Tiến hành Cổ phần hóa công ty

 2007-2011: xây dựng 5 trang trại nuôi bò sữa hiện đại nhằm tăng cường nguồn
nguyên liệu cho sản xuất. Đầu tư 4.500 tỷ đồng hiện đại hoá máy móc thiết bị,
công nghệ cho sản xuất và xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến mới và 2 chi
nhánh, xí nghiệp.
 2010-2011: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo VNR500 bình chọn;
top 200 doanh nghiệp tốt nhất châu Á do tạp chí Forbes bình chọn.
1. Thực trạng vấn đề thực hiện CSR tại công ty Vinamilk.

1. Sự cần thiết của việc thực hiện CSR tại Vinamilk.


Như đã trình bày ở phần mở đầu về sự cấp thiết của việc thực hiện CSR tại
doanh nghiệp Việt Nam, nhóm nghiên cứu cũng đã phân tích trường hợp của
Vinamilk và nhận thấy doanh nghiệp này không nằm ngoài guồng quay của bối
cảnh chung đó.
Xét về yếu tố môi trường kinh doanh, việc Việt Nam ngày càng hội nhập
sâu vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam như Vinamilk phải
có chiến lược phát triển phù hợp. Với sản phẩm sữa của Vinamilk, chất lượng là
yếu tố hàng đầu để đưa doanh nghiệp đạt tới thành công. Đó là bởi vì khách
hàng không ngừng đòi hỏi những sản phẩm sữa sạch, tốt cho sức khỏe và các đối
tác (đặc biệt là các đối tác nước ngoài) lại càng đòi hỏi cao hơn với những quy
chuẩn riêng của mình. Trong tình hình đó, nếu Vinamilk không đảm bảo được
các tiêu chuẩn, kỳ vọng của thị trường nói chung thì họ sẽ gặp vô vàn khó khăn
trong công việc kinh doanh của mình. Bên cạnh chất lượng, hàng loạt các yếu tố
khác liên quan tới CSR như lao động, môi trường, tuân thủ luật pháp, môi
trường… cũng là những nhân tố ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của
Vinamilk. Nói cách khác, doanh nghiệp này cần CSR để đáp ứng những nhu đòi
hỏi từ phía xã hội và cũng có thể là một kênh quảng cáo hữu hiệu cho hình ảnh
của doanh nghiệp.
Ở góc độ nội tại doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng Vinamilk hoàn
toàn nghiêm túc và chủ động CSR, đồng thời coi đây là một phần trong chiến
lược phát triển dài hạn của mình. Nói một cách đơn giản, Vinamilk nhận thấy
chính bản thân họ cần CSR (chứ không chỉ là môi trường kinh doanh cần) để đạt
được hai mục tiêu chính là: thực hiện chiến lược kinh doanh lành mạnh, bền
vững (1) và tạo bước đột phá, nâng cao hiệu quả kinh doanh (2). Đây được coi là
các mục tiêu CSR hoàn toàn nghiêm túc bởi nó tác động trực tiếp vào yếu tố nền
tảng nhất của CSR –trách nhiệm kinh tế. CSR ở đây không phải là một khoản
chi phí tốn kém mà là một khoản mục đầu tư khôn ngoan, hay nói cách khác là
Vinamilk thực hiện CSR trước hết vì đòi hỏi từ việc thúc đẩy công việc kinh
doanh của mình.
Chính những nguyên nhân trê đã tạo ra một tác động tổng hợp để thúc đẩy
Vinamilk đi tiên phong trong việc thực hiện CSR ở Việt Nam để giờ đây nhóm
nghiên cứu có điều kiện được tiếp cận và phân tích tình hình thực hiẹn CSR của
doanh nghiệp này.

1. Quan điểm thực hiện CSR của Vinamilk.


Các doanh nghiệp khi thực hiện CSR đều nhằm mục đích tăng hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp, tăng doanh thu, tăng cường lợi ích của các cổ
đông, tăng giá trị thương hiệu, tiếp cận được thị trường mới, giảm chi phí, giảm
tỉ lệ nhân viên thôi việc và còn vì nhiều lợi ích khác nữa mà CSR mang lại.
Vinamilk là một cá thể doanh nghiệp nên cũng không nằm ngoài mục đích đó
khi họ chủ động thực hiện CSR như là một chiến lược kinh doanh của công ty.
Một lí do quan trọng đã thúc đẩy Vinalmilk làm điều đó chính là thực hiện CSR
cũng là cách để công ty thực hiện sứ mệnh của mình: “Vinamilk cam kết mang
đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính
sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người
và xã hội”.
Vinamilk luôn ý thức được rằng để hoàn thành được sứ mệnh của công ty
thì phải phát triển công ty theo hướng bền vững. Chính vì thế mà Vinamilk luôn
lấy thông điệp: “Vinamilk phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và
có trách nhiệm đối với xã hội" làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh của công ty. Do sớm nhận thức được được tầm quan trọng và ích lợi
của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc phát triển bền vững, nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập
quốc tế, Vinamilk đã nhanh chóng tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm trên thế
giới và áp dụng vào phù hợp với tình hình thực tiễn của công ty tại Việt Nam.
1. Tình hình thực hiện CSR của Vinamilk.
Như đã đề cập ở trên, Vinamilk đã sớm đưa các chương trình hành động
vào trong việc thực hiện CSR thông qua việc thực hành Bộ Quy Tắc Ứng Xử
(Code of Conduct) riêng của Vinamilk. Mặc dù phải đến tháng 1năm 2010 Bộ
Quy Tắc Ứng Xử của Vinamilk mới chính thức được áp dụng trong toàn thể
công ty. Nhưng trên thực tế từ nhiều năm trước công ty Vinamilk đã tích cực
thực hiện các chính sách liên quan đến CSR và sau này được đưa vào Bộ Quy
Tắc Ứng Xử của công ty. Các chính sách đó bao gồm các chính sách của công
ty đối với các cổ đông, nhà đầu tư và cán bộ công nhân viên trong công ty; các
chính sách đối với các nhà cung cấp, khách hàng, người tiêu dùng; các chính
sách đối với môi trường và cộng đồng.

1. Vinamilk thực hiện CSR đối với đối tác, cổ đông, nhà đầu tư.
 Quan điểm, chính sách của Vinamilk
Vinamilk luôn tâm niệm “Tôn trọng lợi ích lẫn nhau là phương châm
quan trọng và thiết yếu trong mối quan hệ của Vinamilk với đối tác, nhà đầu tư
và cổ đông”. Theo đó:
 Đối tác: Vinamilk Vinamilk cam kết tôn trọng lợi ích của đối tác và nỗ lực
trong việc bảo vệ tài sản, nhân lực tham gia hợp tác, liên doanh liên kết.
 Nhà đầu tư: Vinamilk cam kết tạo cơ hội đầu tư ngang bằng cho mọi nhà
đầu tư trong việc trao đổi, tiết lộ thông tin và tạo dựng môi trường kinh
doanh minh bạch bằng việc công khai quy trình lựa chọn nhà đầu tư.
 Cổ đông: Tôn chỉ của Vinamilk là xem lợi ích của các cổ đông như chính
lợi ích của mình.
Vinamilk cam kết đối xử sòng phẳng và trung thực với đối tác, nhà đầu
tư và cổ đông. Tất cả đối tác, nhà đầu tư và cổ đông đều được cung cấp thông
tin từ phía Công ty một cách trung thực nhất. Đồng thời, Vinamilk cam kết
đảm bảo giữ bí mật thông tin riêng của các đối tác, nhà đầu tư, cổ đông trừ
những trường hợp có yêu cầu của cơ quan Luật pháp.
 Chương trình hành động của Vinamilk

Vinamilk đảm bảo thực hiện cam kết của mình thông qua việc cung cấp
bản báo cáo tài chính, báo cáo thường niên một cách minh bạch, trung thực
nhất đến các đối tác, nhà đầu tư và cổ đông. Vinamilk đã và đang duy trì
kênh thông tin đến các nhà đầu tư, đối tác, cổ đông thông qua các cuộc họp
đại hội đồng cổ đông thường niên; đăng tải thông tin cho họ qua website
http://vinamilk.com.vn/; thường xuyên gửi news-letters cho họ và công ty
phát huy tối đa vai trò của bộ phận Quan Hệ Nhà Đầu Tư (Investors
Relations - IR) với cổ đông và với các nhà đầu tư tiềm năng.

Bộ phận IR có vai trò cung cấp thông tin về Vinamilk một cách dễ hiểu
và minh bạch nhất đến nhà đầu tư bao gồm: các thông số về vị thế của
Vinamilk trên thị trường, chiến lược và sáng kiến của Vinamilk trong việc
tạo dựng và duy trì giá trị. IR của Vinamilk cũng luôn luôn lắng nghe và tiếp
thu những phản hồi từ nhà đầu tư nhằm mục đích nắm bắt tâm lý của các nhà
đầu tư để đảm bảo quyền lợi song hành giữa Vinamilk và nhà đầu tư cũng
như các cổ đông của công ty.
Vinamilk cũng chính là doanh nghiệp tiên phong trong việc thực hiện
IR tại Việt Nam. Ngoài ra công ty luôn cố gắng đảm bảo lợi ích của cổ đông
qua việc duy trì cổ tức đều đặn và phù hợp (40% năm 2009, 30% năm 2010
và 2011). Ngoài ra Vinamilk luôn tránh việc vi phạm vào lợi ích của cổ đông.
Ví dụ như trong việc tăng vốn điều lệ năm 2010, Vinamilk tăng vốn từ cổ
phiếu thưởng do có thặng dư chứ không bắt các cổ đông phải đóng góp thêm
bất cứ khoản nào.
2. Vinamilk thực hiện CSR đối với cán bộ công nhân viên.

 Quan điểm chính sách của Vinamilk

Theo bộ quy tắc ứng xử, Vinamilk thực hiện các chuẩn mực CSR đối với
nhân viên bằng việc đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản: tôn trọng, công bằng, môi
trường làm việc. Cụ thể:
 Tôn trọng: Vinamilk tôn trọng nhân quyền và phẩm giá của tất cả nhân viên
cũng như tin rằng tính Chính trực luôn sẵn có trong mỗi cá nhân.Tôn trọng
có nghĩa là chúng ta coi trọng sự khác biệt của nhau, tôn trọng các quan
điểm xuất phát từ chính những khác biệt đó.
 Trao đổi thông tin: Vinamilk sẽ luôn tạo một môi trường trao đổi thông tin
nội bộ cởi mở nhằm cung cấp cho nhân viên những thông tin kịp thời về
công việc, các mối quan hệ và thành tích của nhân viên. Quan trọng hơn,
Vinamilk
luôn tôn trọng những ý kiến có tính chất đóng góp, xây dựng trên nhiều phương
diện từ nhấn viên, không phân biệt cấp bậc. Đặc biệt là những đóng góp cho
việc cải thiện môi trường làm việc hoặc những vấn đề liên quan đến công việc
cụ thể.
 Thông tin cá nhân: Vinamilk tôn trọng sự riêng tư cá nhân.Việc thu thập, xử
lý, lưu giữ và sử dụng thông tin cá nhân của nhân viên chỉ được thực hiện
trong những trường hợp thật cần thiết và được cho phép bởi luật pháp.

 Công bằng: Vinamilk cam kết đối xử công bằng với nhân viên, điều đó có
nghĩa là:
 Công bằng trong việc đánh giá năng lực của nhân viên cho dù tồn tại những
quan điểm, ý kiến khác nhau trong công việc.
 Việc tuyển dụng, sắp xếp công việc và xác định mức lương, lợi ích khác cho
tất cả nhân viên của Vinamilk được dựa trên cơ sở phù hợp về trách nhiệm,
khả năng và thể hiện bản thân, kinh nghiệm cũng như kết quả đánh giá của
từng nhân viên.
 Vinamilk cung cấp cơ hội bình đẳng cho nhân viên về khía cạnh lao động
khác nhau:
 Thứ nhất, cam kết xác lập mục tiêu công việc phù hợp, luôn mang lại sự
thỏa đáng và thách thức với khả năng của từng nhân viên.
 Thứ hai, cam kết cung cấp những cơ hội đào tạo, huấn luyện và thăng tiến
nhằm tạo điều kiện để nhân viên khẳng định và phát triển.
 Thứ ba, thực hiện đánh giá kết quả công việc để thu được những ý kiến phản
hồi thẳng thắn và chính xác trên cơ sở có sự trao đổi.

 Môi trƣờng làm việc:


Vinamilk sẽ luôn cung cấp và duy trì một môi trường làm việc an ninh, an
toàn, lành mạnh và thân thiện. Một môi trường luôn thu hút và giữ chân những
con người tài năng dù họ có xuất phát điểm khác nhau. Đó là một môi trường mà:
 Tất cả nhân viên đều có cơ hội khám phá và thể hiện các tiềm năng bản thân ở
mức cao nhất cũng như đạt được đích đến của riêng mình để phát triển và
đóng góp cho sự thành công của Vinamilk.
 Tất cả nhân viên đều có điều kiện làm việc tốt nhất trên cả khía cạnh vật chất
lẫn tinh thần. Nhân viên được cung cấp không gian làm việc thuận lợi, các
trang thiết bị phục vụ công việc cũng như luôn cảm thấy thoải mái để phát
huy khả năng và đóng góp ý kiến cá nhân. Một môi trường đảm bảo khía cạnh
tinh thần cũng có nghĩa là, trong đó, mỗi nhân viên đều cảm thấy được tôn
trọng, mọi người có cơ hội giao lưu, giải trí bất kể những khác biệt cá nhân về
tài năng hay cá tính.
 Tất cả nhân viên đều được bảo đảm an toàn và sức khỏe. Vinamilk luôn tuân thủ
nghiêm chỉnh các chế định về an toàn và sức khỏe nhằm đảm bảo sức khỏe tốt
nhất cho mỗi người để sẵn sang phát huy năng lực của mình.
 Chương trình hành động

Vinamilk đã từng bước sử dụng hệ thống quản lý nhân sự tổng thể nhằm
hiện thực hóa những quy tắc trong bộ quy tắc ứng xử của công ty. Hệ thống quản
lý nguồn nhân lực tổng thể được Vinamilk phối hợp với công ty Cổ Phần Tư Vấn
Quản Trị Doanh Nghiệp Tinh Vân (Tinh Vân Consulting) - một công ty giàu kinh
nghiệm và là đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực tư vấn quản lý
nhân sự dựa trên nền tảng công nghệ thông tin (CNTT).
Với việc áp dụng hệ thống quản lý tổng thể nguồn nhân lực Histaff (từ ngày
13/06/2011) đồng bộ với hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP (Enterprise
Resource Planing), Vinamilk đã có thể quản lý dữ liệu được một cách tập trung
và đồng bộ. Hệ thống giúp công ty có thể theo dõi được biến động về thay đổi
nhân sự thường
xuyên của các đơn vị thành viên, các chi nhánh trải rộng trên toàn quốc; Áp dụng
hệ thống máy chấm công linh hoạt như: Phân ca làm việc, theo dõi giờ vào, giờ
ra, đi muộn về sớm, làm thêm giờ, tăng ca, làm bù…; Hỗ trợ các chính sách về
tính thu nhập của các đối tượng công nhân như: Khoán sản phẩm, Năng suất theo
dây chuyền, hiệu suất hàng ngày, tính lương theo doanh thu (KPI), Phân bổ quỹ
lương hàng tháng, lương hiệu quả công việc hàng tháng...
Hệ thống cũng tạo thành sợi dây liên kết giữa Vinamilk với nhân viên, giúp
cho nhân viên có thể trao đổi, đưa ra các thắc mắc, phản ánh tình hình sản xuất,
môi trường làm việc, hay đưa ra các đề xuất đóng góp cho sự phát triển của công
ty tới lãnh đạo các cấp của công ty thông qua Kênh tiếp nhận thông báo 24/24h
do Bộ Phận Tuân Thủ đảm trách. Ngược lại, hệ thống giúp cho các chính sách,
quy định, văn bản hướng dẫn của lãnh đạo được phổ biến tới từng cán bộ nhân
viên (CBNV) trong công ty. Tất cả các chức năng trên đều nhằm đảm bảo được
sự tôn trọng và công bằng tới toàn thể CBNV.
Vinamilk cũng luôn hướng tới việc xây dựng được môi trường làm việc
lành mạnh, an toàn và tràn đầy cảm hứng cho toàn thể nhân viên trong công ty.
Bằng việc xây dựng các nhà máy với khuôn viên rộng rãi thoáng mát, đảm bảo
tiêu chuẩn, đồng thời thường xuyên trang bị, bảo dưỡng và cải tiến các trang thiết
bị nhằm đảm bảo máy móc vận hành hiệu quả và an toàn nhất.
Đặc biệt, Vinamilk chú trọng triển khai các chính sách, chương trình phúc
lợi cho người lao động: An toàn lao động, bảo hiểm tai nạn lao động, cấp phát
trang thiết bị bảo hộ lao động, khám sức khỏe định kỳ, chăm lo tới đời sống tinh
thần của người lao động: tổ chức các chuyến du lịch tham quan dã ngoại, tổ chức
các giải thi đấu thể thao, văn nghệ… Và công ty cũng áp dụng nhiều chính sách
đãi ngộ đối với người lao động như chế độ lương thưởng xứng đáng, thực hiện
các chương trình đào tạo giúp nhân viên phát triển và đạt được mục tiêu nghề
nghiệp. Ví dụ như khóa học trung cấp công nghiệp thực phẩm dành cho công
nhân Vinamilk được công ty phối

hợp với trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM thực hiện; hay như các
chương trình ưu đãi cho CBNV cũng như con em họ có cơ hội đào tạo nâng cao
năng lực chuyên môn tại Nga.
1. Vinamilk thực hiện CSR đối với người tiêu dùng

 Quan điểm, chính sách của Vinamilk

Người tiêu dùng chính là các nhân tố quyết định tới sự thành bại của một
doanh nghiệp. Do đó Vinamilk luôn ý thức thực thi các chính sách nhằm đáp ứng
kịp thời nhu cầu và mang tới sự hài lòng nhất cho người tiêu dùng. Điều đó được
thể hiện rõ trong bộ quy tắc ứng xử của công ty: Chiếm được lòng tin từ người
tiêu dùng luôn là cái đích mà các doanh nghiệp hướng tới. Với Vinamilk cũng
vậy, họ coi niềm tin yêu của khách hàng đối với sản phẩm của Vinamilk chính là
thước đo thành công và là động lức quý giá cho công ty tiếp tục hoạt động và
phát triển. Chính vì thế Vinamilk cam kết đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng
đầu; đảm bảo chất lượng và sự an toàn của sản phầm; duy trì các giá trị đạo đức,
văn hóa của dân tộc:
 Đặt ra tiêu chuẩn cao nhất cho sản phẩm:
Vinamilk cam kết sẽ luôn làm ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng, an
toàn, vệ sinh; luôn đa dạng hóa sản phẩm và cung cấp sản phẩm với giá cả cạnh
tranh. Công ty đã tuân thủ và áp dụng những quy định/chuẩn mực liên quan đến
chất lượng, trang thiết bị, người lao động, nguyên liệu trong quá trình sản xuất
sản phẩm. Vinamilk luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất chuẩn bao gồm các
khâu từ tiếp nhận nguyên liệu, chọn lọc, xử lý ban đầu đến chế biến, chiết rót,
đóng gói và bảo quản. Để làm được như vậy Vinamilk đã chủ động tất cả các
khâu từ nguồn nguyên liệu sạch đảm bảo cho đến quy trình sản xuất khép kín đạt
tiêu chuẩn quốc tế..
 Trung thực trong Quảng cáo:

Một trong những hình thức để đưa hình ảnh của VINAMILK đến người
tiêu dùng chính là quảng cáo. VINAMILK kỳ vọng ở quảng cáo không chỉ ở tính
sáng

tạo, hấp dẫn và hữu ích mà còn chú trọng sự trung thực và chính xác.
VINAMILK cam kết luôn quảng cáo trung thực tức là luôn nói đúng sự thật về
sản phẩm của mình. VINAMILK nói đúng, làm đúng và bán đúng sản phẩm có
chất lượng cho Người tiêu dùng như đã công bố.
 Đáp ứng người tiêu dùng:

Vinamilk luôn hướng tới người tiêu dùng để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu
và thị hiếu khi tạo ra sản phẩm. Nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi, cách
tốt nhất để làm được điều đó là luôn tôn trọng ý kiến người tiêu dùng, cũng như
tạo một môi trường thoải mái, thân thiện, kịp thời để trao đổi thông tin với người
tiêu dùng. Vinamilk cam kết luôn đón nhận thông tin từ phía người tiêu dùng như
những đóng góp về sản phẩm, mối quan tâm, thắc mắc hay cả những khiếu nại
với thái độ trân trọng nhất, lịch sự nhất, kịp thời nhất cũng như cam kết sẽ điều
tra và giải quyết thích đáng ngay lập tức đối với những vấn đề liên quan đến an
toàn về sản phẩm, dịch vụ.
 Giữ gìn thông tin Người tiêu dùng: Vinamilk luôn tôn trọng và giữ gìn thông tin
riêng tư của người tiêu dùng.

 Chương trình hành động.


Vinamilk có các chương trình để thực hiện quan điểm CSR với người tiêu dùng
như sau:
 Tiêu chuẩn hóa theo cho sản phẩm:

 Nhằm thực hiện đúng cam kết sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, an toàn
và đảm bảo Vinamilk đã đầu tư hơn 500 tỷ đồng (Từ đầu năm 2007) cho 5
trang trại bò sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Tuyên Quang, Lâm Đồng, Bình
Định, Nghệ An, Thanh Hoá và đang tiếp tục triển khai xây dựng thêm các
trại bò sữa công nghiệp tại Tây Ninh, Đắk Nông, Hòa Bình, đồng thời công
ty đã nhập khẩu bò giống cao sản thuần chủng HF từ Úc, New Zealand.

 Tiếp đó, quy trình chăn nuôi bò cũng được đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất
lượng: Những chú bò đều được cho ăn theo phương pháp TMR (Total
mixing ration), với khẩu phần trộn tổng hợp gồm: cỏ, ngô tươi hoặc ủ, rỉ
mật, cám, hèm… đảm bảo giàu dinh dưỡng, nhằm cho nhiều sữa và chất
lượng cao. Những chú bò sữa được ngủ giường nệm, với hệ thống làm mát
và có sân để “thể dục thể thao”, tắm nắng. Mỗi con được gắn hai con chíp
điện tử để có thể phát hiện thời kỳ động dục, lúc ốm đau hoặc tự động ngắt
van khi vắt sữa nhưng chất lượng không đạt chuẩn vi sinh…
 Các trang trại của Vinamilk nằm trải dài trên toàn quốc, gần các nhà máy
chế biến, có trang thiết bị tiên tiến hiện đại nên nguồn sữa tươi luôn đảm bảo
chất lượng cao nhất, tươi ngon nhất. Ngoài ra nhằm đảm bảo nguồn nguyên
liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất chế biến Vinamilk cũng tiến hành thu
mua từ các hộ dân. Để đảm bảo chất lượng nguồn sữa tươi nguyên liệu thu
mua Vinamilk có đội ngũ chuyên viên luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con nông dân
về kỹ thuật chăn nuôi bò, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại, cách vắt
sữa và bảo quản sữa. Sữa tươi nguyên liệu sau khi qua kiểm tra tại các trạm
trung chuyển được trữ lạnh và vận chuyển ngay về nhà máy chế biến.
 Cũng giống như ở các trang trại chăn nuôi, các nhà máy chế biến sữa của
Vinamilk luôn được trang bị dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất tiên
tiến nhất từ các nước có công nghệ sản xuất sữa phát triển như: Thụy Điển,
Mỹ, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Đức, Thụy Sĩ. Hiện Vinamilk có 1 nhà máy
sản xuất sữa ở New Zealand và 11 nhà máy sản xuất sữa tại Việt Nam với
dây chuyền sản xuất, hệ thống tiệt trùng được coi là hiện đại nhất Đông Nam
Á.
 Ngoài ra chất lượng sữa của Vinamilk đã được kiểm nghiệm bởi Trung tâm
dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM (thuộc Bộ Khoa Học và Công Nghệ).
Những điều kể trên đã cho thấy các sản phẩm sữa của Vinamilk luôn đạt
được chất lượng cao nhất, tươi ngon nhất và an toàn nhất.

 Trung thực trong quảng cáo: Thực hiện đúng theo cam kết trong bộ quy tắc
ứng xử các quảng cáo (Clip, thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin
đại chúng, chiến dịch thử nghiệm sữa…) của Vinamilk luôn nhấn mạnh về chất
lượng của sản phẩm như: sữa thật, sữa sạch, sữa tươi nguyên chất 100% …Bao
bì sản phẩm của công ty cũng ghi rõ nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng hay
các khuyến cáo liên quan đến sản phẩm. Bên cạnh việc Vinamilk tôn trọng tính
trung thực trong quảng cáo thì Vinamilk còn đảm bảo bán đúng sản phẩm có
chất lượng cho Người tiêu dùng như đã công bố như là một cách để chứng
minh tính trung thực trong quảng cáo của công ty.
 Đáp ứng người tiêu dùng:
 Vinamilk luôn cố gắng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của người
tiêu dùng một cách tốt nhất có thể. Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu
dùng luôn thay đổi, với mỗi đối tượng khách hàng lại có những sở thích và
thị hiếu khác nhau chính vì vậy Vinamilk đã không ngừng nghiên cứu, thử
nghiệm và đã đưa ra ngoài thị trường trên 200 mặt hàng sữa bao gồm: Sữa
đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, kem, sữa chua, phô – mai.Và các
sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, cà phê hòa tan,
nước uống đóng chai, trà, chocolate hòa tan... Sự đa dạng sản phẩm sữa của
Vinamilk đã phần nào đáp ứng được thị hiếu của các nhóm khách hàng ở
mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già.
 Bên cạnh đó, Vinamilk cũng cam kết luôn đón nhận thông tin từ
phía người tiêu dùng như những đóng góp về sản phẩm, mối quan tâm,
thắc mắc hay cả những khiếu nại với thái độ trân trọng nhất, lịch sự nhất,
kịp thời nhất cũng như cam kết sẽ điều tra và giải quyết thích đáng ngay
lập tức đối với những vấn đề liên quan đến an toàn về sản phẩm, dịch vụ.
Trên thực tế đã thực hiện khá tốt cam kết này.

 Công ty luôn kịp thời có những giải đáp phản hồi kịp thời tới những thắc
mắc, mối quan tâm từ phía người tiêu dùng thông qua các đại lý phân phối;
qua thư từ hay đăng tải trực tiếp trên website của công ty. Ví dụ như trong
vụ việc “3 sản phẩm sữa của Vinamilk không đạt hàm lượng chất béo như
đã công bố trên nhãn” (năm 2009) và “Sữa Vinamilk kém chất lượng”
(năm 2011). Vinamilk đã nhanh chóng gửi lời xin lỗi, lời cám ơn tới những
ý kiến đóng góp và có phản hồi trực tiếp tới người tiêu dùng và thông qua
các phương tiện đại chúng. Điều này đã cho thấy được Vinamilk luôn cố
gắng đáp ứng người tiêu dùng một cách tốt nhất nhằm đem lại sự hài lòng
cho người tiêu dùng.
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì Vinamilk vẫn còn tồn tại một số
hạn chế đáng tiếc. Cũng trong vụ scandal sữa kém chất lượng năm 2011
vừa qua Vinamilk cũng gây bức xúc không nhỏ đến người tiêu dùng với
các phản hồi từ phía công ty cụ thể là đại diện của các nhà phân phối của
Vinamilk. Họ thể hiện một sự vô trách nhiệm khi không trả lời người tiêu
dùng một cách thỏa đáng mà còn gần như đổ lỗi cho phía người tiêu dùng
 Giữ gìn thông tin người tiêu dùng:

Vinamilk thường không tiến hành thu thập thông tin các nhân của người
tiêu dùng nhằm đảm bảo đời tư cho họ. Tuy nhiên trong một số hoạt động của
công ty như các chương trình khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng: “Vinamilk
đầu tư cho tương lai”, “Sưu tập và đổi Southern Kit”… người tiêu dùng được
yêu cầu tiết lộ một số thông tin cá nhân nhất định (như tên, địa chỉ nhà, email,
số điện thoại) thì các thông tin đó được Vinamilk đồng bộ, lữu trữ giữ gìn cẩn
trọng và chỉ sử dụng thông tin đó đúng mục đích đã thỏa thuận/công bố.
1. Vinamilk thực hiện CSR đối với khách hàng và nhà cung cấp

 Quan điểm, chính sách thực hiện của Vinamilk

 Đối với khách hàng: Vinamilk luôn nhìn nhận khách hàng như là một đối
tác kinh doanh dựa trên cơ sở đôi bên cùng có l Vinamilk không có hành vi
hay hàm ý ban ơn cho khách hàng, dù là nhà phối hay điểm bán lẻ, về giá cả,
chiết khấu, khuyến mại, hỗ trợ. Tất cả các hành động của Vinamilk với
khách hàng đều nhất quán dựa trên nền tảng là kinh doanh.
 Đối với nhà cung cấp: Vinamilk luôn mong muốn đảm bảo được một nguồn
cung cấp ổn định và tin cậy trên nền tảng quan hệ bền vững và hài hòa lợi
ích với các nhà cung cấp nguyên liệu cũng như dịch vụ ở mức tiêu chuẩn
cao. Do đó, Vinamilk cam kết tạo dựng hình ảnh một công ty uy tín, tôn
trọng và trung thực với các nhà cung cấp.
 Chương trình hành động

 Đối với khách hàng:

 Giữ được mối quan hệ tốt đẹp, bền vững lâu dài với khách hàng sẽ giúp cho
công ty tăng cường được năng lực cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế
Vinamilk đã có những hành động thiết thực như hoạch định, điều khoản hợp
tác, hỗ trợ về hệ thống khách hàng nhằm chiếm được sự trung thành của
khách hàng. Khách hàng của Vinamilk ở đây chính là những nhà phân phối
sản phẩm của công ty.
 Hiện nay Vinamilk có hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước với
hơn 240 nhà phân phối (NPP) trên hệ thống phân phối sản phẩm Vinamilk
và có trên 140.000 điểm bán hàng trên hệ thống toàn quốc. Công ty cũng
bán hàng qua tất cả các hệ thống Siêu thị trong toàn quốc. Với hệ thống phân
phối khổng lồ như vậy thì Vinamilk đã làm gì để duy trì và phát triển hệ
thống một cách bền vững? Câu trả lời chính là việc thực hiện tốt và rõ ràng
các chính sách ưu
ãi tới các nhà phân phối như chính sách giá linh hoạt nhưng ổn định, chính
sách chiết khấu, khuyến mãi hay hỗ trợ bán hàng cho NPP. Đồng thời công
ty cũng áp dụng chính sách răn đe công bằng tới các NPP nếu như NPP nào
vi phạm hợp đồng với Vinamilk, công ty sẽ chấm dứt cắt bỏ để làm gương
cho những NPP khác. Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống quản lí ERP quốc
tế của Oracle, SAP và Microsoft đã giúp cho luồng thông tin hai chiều từ
phía vinamilk tới NPP và ngược lại được thông suốt, hệ thống, tập trung và
nhanh chóng nhất. Những điều đó đã giúp Vinamilk và các NPP trở thành
những người bạn thân thiết và chung thủy với các sản phẩm của công ty.
 Đối với nhà cung cấp:

Vinamilk luôn duy trì được mối quan hệ bền vững lâu dài thông qua chính
sách đánh giá của công ty và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho phía nhà cung cấp.
Ví dụ như Vinamilk đã hỗ trợ tài chính, công nghệ kĩ thuật cho nông dân để họ
phát triển chăn nuôi một cách có chất lượng; đồng thời công ty cũng tiến hành
thu mua sữa chất lượng cao với giá cáo qua đó khích lệ được người nông dân tiếp
tục gắn bó với đàn bò sữa. Chính nhờ những chính sách phù hợp thích đáng mà
Vinamilk đã duy trì mối quan hệ lâu bền (trên 10 năm) với các nhà cung cấp lớn
uy tín trong ngành sữa trên thế giới cũng như ở Việt Nam như: Fonterra (SEA)
Pte Ltd, Hoogwegt International BV, Perstima Bình Dương, Tetra Pak
Indochina…
1. Vinamilk thực hiện CSR đối với Môi trường và Cộng đồng.
 Quan điểm chính sách của Vinamilk

Vinamilk có một quan điểm rất rõ ràng và nhất quán đối với vấn đề bảo vệ
môi trường và phát triển cộng đồng: “Vinamilk phát triển bền vững thân thiện với
môi trường và có trách nhiệm với xã hội”. Điều đó có nghĩa là Vinamilk luôn
hướng tới việc hoạt động sản xuất an toàn nhất có thể đối với môi trường xung
quanh bao gồm bảo vệ nguồn nước, không khí, môi trường xung quanh khu sản
xuất, chế biến;

đồng thời Vinamilk cũng luôn cố gắng hết sức đảm bảo lợi ích của toàn thể cộng
đồng chia sẻ một phần gánh nặng trách nhiệm xã hội cho nhà nước và chính phủ.
 Chương trình hành động

 Đối với môi trƣờng:

Vinamilk đã và đang không ngừng thực hiện các chương trình hành động
vì môi trường. Từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất công ty Vinamilk đã chú trọng
tới việc giảm thiểu và xử lí chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của
công ty. Vinamilk đã chủ trương xây dựng các nhà máy, trang trại theo hướng
hiện đại, tiêu chuẩn với hệ thống xử lí chất thải tiên tiến đảm bảo tiêu chuẩn
ISO 14000. Hiện nay, toàn bộ các nhà máy trang trại của Vinamilk đều đạt tiêu
chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) - “Hệ thống phân tích
mối nguy hiểm và xác định kiểm soát trọng yếu” dùng để xác định và tổ chức
kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực
phẩm, tạo ra môi trường làm việc thông thoáng sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh
lao động cho CBNV và không ảnh hưởng tới đến khu vực dân cư xung quanh
nhà máy. Bởi vì do quy trình sản xuất của Vinamilk hầu như là khép kín từ khâu
nguyên liệu đầu vào cho tới khi sản phẩm được tạo ra. Với cơ sở hạ tầng nhà
máy, trang trại hiện đại, cùng với trang thiết bị tiên tiến tiết kiệm, và hệ thống
xử lí chất thải thông minh được sở Tài Nguyên và Môi Trường công nhận đã
làm giảm đáng kể lượng chất thải trong quá trình sản xuất của công ty ra môi
trường bên ngoài. Lượng chất thải giảm qua từng năm cho thấy được những nỗ
lực của Vinamilk đã có hiệu quả. Theo đó, lượng nước đã qua xử lí và thải ra
ngoài môi trường năm 2010 đã giảm 17.1% trên 1 tấn sản phẩm so với năm
2009. 15

Bên cạnh đó, Vinamilk cũng thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm
cho môi trường xung quanh cũng như là khu dân cư quanh nhà máy, trang trại
của công ty. Mọi nguồn phát sinh tiếng ồn đều nằm xa khu dân cư và được cách
ly hoàn toàn. Công ty còn trồng cây xanh xung quanh nhà máy tạo cảnh quan
xanh - sạch - đẹp, đồng thời hạn chế tiếng ồn, bụi khói ảnh hưởng đến môi
trường không khí khu dân cư nhằm giảm hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn vốn đang
là vấn nạn ở các thành phố lớn.
2. Nhóm giải pháp về con ngƣời.
 Thành lập, tổ chức cơ quan chuyên trách CSR trong doanh nghiệp.
Thành lập tổ chức cơ quan chuyên trách CSR sẽ giúp cho Vinamilk có thể
thực hiện các hoạt động CSR một cách tập trung và đúng đắn nhất. Mặc dù hiện
nay Vinamilk cũng đã có 1 số bộ phận phụ trách thực hiện 1 phần các hoạt động
CSR ví dụ như bộ phận Tuân Thủ Đảm Trách hay bộ phận tiếp nhận thông tin
24/24. Tuy nhiên các bộ phận này còn hoạt động đơn lẻ, chưa tập trung và thống
nhất do đó chưa phát huy được vai trò của mình. Vinamilk có thể áp dụng mô
hình

của Toyota về việc xây dựng bộ máy chuyên nghiệp thực hiện CSR với đội ngũ
giỏi về chuyên môn CSR. Đội ngũ này sẽ dẫn dắt tập thể công ty thực hiện các
chuẩn mực CSR một cách đúng đắn nhất.
 Phát huy vai trò của Công đoàn Vinamilk
Công đoàn là đại diện của người lao động là cơ quan đảm bảo quyền lợi
cho người lao động, là cầu nối giữa giới chủ với người lao động. Do đó
Vinamilk cần phải hoàn thiện cơ cấu cũng như cách hoạt động của Công Đoàn
công ty thông qua các khóa, đào tạo nghiệp vụ và nâng cao nhận thức của cán
bộ công đoàn về CSR
…nhằm phát huy được tốt hơn nữa vai trò của Công đoàn. Có như thế thì các
hoạt động CSR đối với người lao động mới được đảm bảo một cách tốt nhất
cũng như các tư tưởng CSR sẽ được truyền bá tốt nhất cho CBCNV công ty.
 Đào tạo, nâng cao nhận thức và khả năng của người lao động về CSR và
CSR trong chính bản thân doanh nghiệp.
- Nhìn chung nhận thức về CSR của đội ngũ nhân viên ở Vinamilk vẫn còn
nhiều hạn chế và chưa đồng bộ ở các cấp. Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất
Vinamilk nên thực hiện 2 giải pháp song song: Hướng dẫn, nâng cao nhận thức
của người lao động về CSR; Đào tạo, nâng cao khả năng thực thi CSR cho
người lao động. Để tiến hành các giải pháp đó thì Vinamilk nên đẩy mạnh phối
hợp, hợp tác với các trung tâm viện nghiên cứu về CSR có uy tín ở Việt Nam
cũng như trên thế giới như UNIDO, ILO, UNEP… nhằm đưa ra các giải pháp,
các chương trình đào tạo về CSR phù hợp cho nhân viên của công ty.

You might also like