You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

=============

TIỂU LUẬN MÔN


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
TÊN ĐỀ TÀI:
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ TÍNH CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KHẨU TRANG

TRONG THỜI KỲ COVID-19

Họ và tên sinh viên: Đào Thị Hồng Anh

Lớp: TRI115ECTTTKT

Mã sinh viên: 2112140004

Số báo danh: 02

Giảng viên giảng dạy: TS. Vũ Thị Quế Anh


MỞ ĐẦU

Từ lâu, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ( Corporate Social Responsibility –
CSR) đã là chủ đề được rất nhiều cá nhân liên quan tìm hiểu. Tại Việt Nam, CSR đã
được tiếp cận đến phần đông các công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có những
doanh nghiệp lớn mới đặt trọng tâm vào phần trách nhiệm này, còn đa phần các xí
nghiệp trung bình thường ngó lơ yếu tố này. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh khi sản xuất
hàng hóa cũng chưa bao giờ tránh khỏi việc quan sát nghiên cứu từ các nhà kinh tế.
Trong thời đại mà xã hội ngày càng văn minh, phát triển thì tính cạnh tranh giữa các
chủ thể sản xuất càng tăng. Mối liên quan giữa hai khía cạnh, trách nhiệm với xã hội
và tính cạnh tranh trên thị trường, càng trở nên đáng quan tâm hơn bao giờ hết .Tuy
nhiên, chưa có một đánh giá nào cụ thể hay chính xác giữa mối tương quan này.

Trong thời buổi đại dịch Covid-19, việc các mặt hàng y tế như nước rửa tay, máy thở,
vắc xin, đặc biệt là khẩu trang trở nên khan hiếm và thu hút nguồn nhu cầu khổng lồ
trong thời gian khi dịch bệnh mới xuất hiện là một trong những vấn đề nổi cộm trong
những năm gần đây. Chính vì thế, việc các doanh nghiệp này đối mặt với sự gia tăng
trong nhu cầu, để vừa có thể cạnh tranh vừa có thể đảm bảo được trách nhiệm với tiêu
dùng, xã hội là một nhánh mà đáng để ta nghiên cứu .

Tiểu luận này được viết ra nhằm nghiên cứu,làm rõ được trách nhiệm xã hội của
những doanh nghiệp sản xuất loại hàng hóa khẩu trang và tính cạnh tranh trong thời
gian dịch bệnh bùng nổ. Từ đó, mục đích của tiểu luận sẽ là đưa ra được các biện
pháp, đề xuất các phương án để doanh nghiệp vừa có thể cạnh tranh một cách công
bằng, có trách nhiệm với người tiêu dùng và duy trì, mở rộng được quy mô sản xuất.
Bài nghiên cứu sẽ đi theo hướng phân tích từng khía cạnh về trách nhiệm xã hội cũng
như quy luật cạnh tranh từ đó rút ra mối liên hệ giữa hai vấn đề và đưa ra được tình
huống cụ thể đối với doanh nghiệp kinh doanh khẩu trang, đưa ra các đề xuất cho việc
sản xuất của các doanh nghiệp này trong hiện tại, khi dịch bệnh vẫn đang hoành hành.
I. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tính cạnh tranh trong nền kinh tế
thị trường nói chung
1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.1. Nguồn gốc và khái niệm của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

a) Nguồn gốc của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


- Các nền tảng để dẫn tới sự xuất hiện của khái niệm trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp được xây dựng từ những năm của thế kỷ 18 khi mà
định nghĩa “khế ước xã hội” được đưa ra, quy định rằng các cá nhân
phải từ bỏ lợi ích cá nhân để có được mục đích xã hội
- Kể từ đó, các phạm trù liên quan tới vấn đề này được mở rộng, chứng
minh tuy có nhiều ý kiến trái chiều do các góc nhìn, cách tư duy của mỗi
nhà nghiên cứu khác nhau.
- Trong quá trình hội nhập và phát triển, các quốc gia, doanh nghiệp càng
chú ý đến vấn đề này và tiếp tục xây dựng, phát triển khái niệm, phạm
trù liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
b) Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
- Như đã trình bày ở trên, tuy có nhiều khái niệm khác nhau về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhưng nhìn chung, có thể hiểu một cách
khái quát: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ( Corporate Social
Responsibility – CSR) là sự cam kết, tự điều chỉnh của các công
ty,doanh nghiệp với xã hội về các khía cạnh khác nhau để đảm bảo cả
hai mục đích vừa tạo lợi ích cho doanh nghiệp vừa bảo vệ quyền lợi cho
xã hội,người tiêu dùng và môi trường.

1.2.Phân loại các yếu tố thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một phạm trù rộng, được tự quyết
định và điều chỉnh bởi các doanh nghiệp tùy vào điều kiện và quy mô sản xuất nhưng
nhìn chung để đánh giá, đảm bảo cả sự phát triển về kinh tế, duy trì ổn định môi
trường và công bằng xã hội , người ta thường tập trung vào các yếu tố sau:

a) Trách nhiệm môi trường:


- Việc tham gia sản xuất, tạo ra nhiều loại hàng hóa khác nhau theo nhu cầu ngày
càng gia tăng của con người sẽ tiêu tốn nhiều tư liệu sản xuất, gây ảnh hưởng
đến môi trường
- Theo như Vụ Quản lý chất lượng môi trường (Tổng cục Môi trường) đánh giá,
giai đoạn 2016-2020, ô nhiễm môi trường không khí tại một số thành phố lớn
vẫn tiếp tục diễn ra, tại một số thời điểm, một số khu vực ở mức xấu, ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đây chỉ là một trong những loại ô nhiễm môi
trường được tạo ra một phần bởi việc kinh doanh, sản xuất hàng hóa bên cạnh
vô số các dạng ô nhiễm khác như: ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn,...
- Nhận ra được vấn đề này, mỗi doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty cần có nhận
thức đúng đắn trong việc sử dụng tài nguyên, tư liệu sản xuất sao cho sử dụng
tài nguyên thiên nhiên nhưng giảm thải hoặc ít nhất là không tạo ra thêm sự ô
nhiễm hay nguy hại cho môi trường
b) Trách nhiệm đạo đức
- Khía cạnh này liên quan đến việc đảm bảo doanh nghiệp, công ty hoạt động với
tư cách là một tổ chức triển khai có đạo đức và công bằng. Các doanh nghiệp
được yêu cầu phải đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên liên quan, bao gồm:
người lao động, nhà phân phối, người tiêu dùng, dân cư địa phương.
- Mỗi doanh nghiệp sẽ có một quy chuẩn khác nhau về trách nhiệm đạo đức tuy
nhiên phải đảm bảo về tính pháp lý.
c) Trách nhiệm từ thiện
- Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm này nhằm mục đích giúp cho xã hội trở
nên tốt đẹp hơn, tác động tích cực đến với thế giới
- Các hoạt động từ thiện có thể diễn ra trực tiếp hay ủy quyền, quy mô lớn hay
quy mô nhỏ, nhằm vào đối tượng nào trong xã hội dựa vào phương hướng, mục
tiêu của từng doanh nghiệp
d) Trách nhiệm kinh tế
-Khía cạnh này tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, có nghĩa là công ty có thể đưa
ra mọi quyết định về mặt tài chính nhưng với cam kết sẽ thực hiện đủ các trách nhiệm
nêu trên.

- Mục đích của doanh nghiệp lúc này không chỉ là tạo ra lợi nhuận cho bản thân mà
còn phải đóng góp tích cực cho xã hội. Khía cạnh kinh tế này không chỉ đơn giản là
phát triển kinh tế cho một mình doanh nghiệp mà là phát triển kinh tế cho toàn xã hội.

1.3. Tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

a) Đối với bản thân doanh nghiệp:


- Khi thực hiện đủ các trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận lại được các lợi
ích sau:
+ Tăng độ nhận diện thương hiệu, cải thiện danh tiếng
+ Tăng lượng khách hàng, lợi nhuận
+ Giữ được nguồn lao động tài năng, năng suất lao động cao
+ Dễ dàng thu hút nguồn vốn đầu tư hơn
- Có lẽ bởi những lợi ích to lớn này mà càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp
quan tâm hơn đến trách nhiệm xã hội. Điển hình cho việc này có thể kể đến
Starbucks, chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng. Từ khi được thành lập, chuỗi cà
phê này đã rất thành công khi đảm bảo được việc thực hiện trách nhiệm xã hội
tiêu biểu có thể kể đến: sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc hoàn toàn rõ ràng,
xây dựng các không gian xanh xung quanh cửa hàng, cung cấp khóa học cho
nhân viên và đối tác,.... Những gì mà Starbucks bỏ ra đã được đáp lại. Bằng
chứng là hiện tại đây là một trong những chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng nhất
thế giới, đạt được doanh số khổng lồ mỗi năm.
b) Đối với xã hội
+ Nhân viên, người lao động: Được cung cấp đủ phúc lợi, công bằng khi làm việc
cho doanh nghiệp
+ Người sử dụng, tiêu dùng: Được cung cấp những mặt hàng uy tín, đảm bảo
chất lượng, rõ ràng, phục vụ được đúng nhu cầu
+ Các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn: Được chu cấp, giúp đỡ để cải thiện chất
lượng cuộc sống.
+ Đất nước, quốc gia: Càng có nhiều doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội,
nền kinh tế đất nước càng phát triển, để lại hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc
tế.
+ Toàn xã hội: Cân bằng được các yếu tố như phát triển kinh tế bền vững, môi
trường ổn định và công bằng cho mọi đối tượng.

2. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1. Khái niệm về cạnh tranh và phân loại các loại hình cạnh tranh

a) Khái niệm cạnh tranh


- Quy luật cạnh tranh là một quy luật kinh tế, điều tiết mối quan hệ ganh đua
giữa các chủ thể. Quy luật này cho rằng khi đã đầu tư, tiến hành sản xuất kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường thì mỗi doanh nghiệp đều phải chấp nhận
rằng ngoài việc hợp tác cùng phát triển, sự cạnh tranh là điều không thể tránh
khỏi.
- Cạnh tranh, hiểu một cách đơn giản, là sự ganh đua giữa những cá thể tham gia
vào nền kinh tế thị trường nhằm có được ưu thế trong sản xuất, mở rộng nhờ đó
đạt được lợi ích, lợi nhuận tối đa.
b) Các loại hình cạnh tranh
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Cạnh tranh giữa các cá thể sản xuất cùng một
loại hàng hóa, thể hiện phương thức để thực hiện lợi ích trong cùng một ngành
- Cạnh tranh giữa các ngành: Cạnh tranh giữa những cá thể sản xuất các loại
hàng hóa khác nhau, mục tiêu là tìm được nhà đầu tư sao cho có lợi cho mình
nhất.

2.2. Tác động của cạnh tranh

a) Tác động tích cực


+ Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng lao động và sản xuất
+ Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường
+ Dễ dàng điều chỉnh và phân bố nguồn lực
+ Thỏa mãn được nhiều nhu cầu của xã hội hơn
b) Tác động tiêu cực
- Khi các doanh nghiệp cạnh tranh một cách không lành mạnh thì sẽ tạo ra các
hậu quả như sau:
+ Tổn hại môi trường kinh doanh
+ Lãng phí nguồn nhân lực xã hội
+ Tổn hại phúc lợi xã hội

3. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và tính cạnh tranh của doanh nghiệp

- Một trong các lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội là cải
thiện được hình ảnh thương hiệu của nhãn hàng trong mắt người tiêu dùng, nhà
đầu tư và toàn xã hội, nhờ đó sẽ có ưu thế cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp
trong cùng lĩnh vực và ngoài lĩnh vực, giảm được tính cạnh tranh. Tại điểm
này, trách nhiệm xã hội và tính cạnh tranh có mối quan hệ bổ trợ cho nhau
- Tuy nhiên, do trách nhiệm xã hội chưa được có cái nhìn đúng đắn từ một số
doanh nghiệp nên thay vì thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, họ lại chọn cách
lờ đi để giảm thiểu chi phí, tạo ra lợi nhuận, gây ra tính cạnh tranh không lành
mạnh.

II. Trách nhiệm xã hội và tính cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất khẩu trang
trong đại dịch Covid-19

1. Khẩu trang trong nền kinh tế thị trường


- Khẩu trang là một loại hàng hóa xuất hiện từ lâu trong xã hội, thuộc lĩnh vực y
tế. Khẩu trang là một loại mặt nạ bảo vệ, che gần hết khuôn mặt, bao gồm vùng
mũi và miệng của con người, nhằm tránh các loại vi khuẩn, bụi bẩn, vi rút lây
qua đường hô hấp
- Khẩu trang được sinh ra nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của con người.
Đây là vai trò và tầm quan trọng chính của loại hàng hóa này. Trên thị trường
có nhiều loại khẩu trang khác nhau nằm phục vụ các mục đích khác nhau. Ví
dụ, khẩu trang vải hay khẩu trang y tế giúp người dùng che chắn bụi bẩn khi đi
ra đường, tiếp xúc với người khác. Bên cạnh đó, các loại khẩu trang chuyên
dụng dùng cho đội ngũ y tế cũng thường xuyên được sử dụng. Tuy nhiên, trong
giai đoạn dịch bệnh chưa xuất hiện, nhu cầu cho loại mặt hàng này không nhiều
và phổ biến.

2.Trách nhiệm xã hội và tính cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất khẩu trang
trong đại dịch Covid-19

2.1. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất khẩu trang trong giai đoạn
đại dịch Covid- 19.

- Đại dịch Covid-19 xảy ra từ cuối tháng 12 năm 2019 với mức độ nguy hiểm, đe
dọa đến tính mạng, sức khỏe con người cao. Chính vì thế, các nước cũng như
bản thân từng cá nhân trong xã hội đều có nhu cầu nâng cao sức khỏe, bảo vệ
bản thân trước nguy cơ lây nhiễm vi rút SARS-COV-2.
- Với mục đích gia tăng sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh thì nhu cầu cho
các loại hàng hóa y tế cần thiết như khẩu trang, nước rửa tay, máy thở, thực
phẩm chức năng, vắc xin cũng tăng cao. Khẩu trang đặc biệt được chú ý bởi
theo khuyến cáo của nhà nước và các chuyên gia, sử dụng khẩu trang sẽ giúp
giới hạn thể tích và sự phân tán của các giọt khi tiếp xúc với người khác từ đó
giảm thiểu nguy cơ lây lan nhiễm bệnh. Nắm được thông tin này, trong thời
gian khi dịch nổ ra, người dân đổ xô đi mua, tích trữ khẩu trang khiến cho nhu
cầu của loại mặt hàng này từ trung bình chuyển sang cao. Nhận thấy nhu cầu
đang tăng, các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang cũng tăng lượng sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu. Thêm nữa, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới bước chân
vào việc lĩnh vực này
- Việc gia tăng thêm các đơn vị sản xuất đã làm tăng tính cạnh tranh trong nội bộ
ngành. Các doanh nghiệp ra sức thu lợi nhuận tối đa từ việc nhu cầu cho khẩu
trang đang tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những công ty làm ăn, cạnh tranh một
cách lành mạnh thì cũng có những doanh nghiệp trục lợi, cạnh tranh không
lành mạnh
2.2. Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang trong đại
dịch Covid-19

2.2.1. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất khẩu
trang trong đại dịch Covid-19

- Trong thời điểm xảy ra đại dịch, do nhu cầu tăng cao, nhiều doanh nghiệp
muốn thu được lợi nhanh, cạnh tranh được so với các đối thủ trong cùng lĩnh
vực nên đã tiến hành bán những khẩu trang kém chất lượng, độn mức giá sản
phẩm lên mức cao ngất ngưởng. Vào ngày 2-9-2021, Phòng An ninh kinh tế
(Công an TP Hà Nội) phối hợp Công an huyện Sóc Sơn, lực lượng quản lý thị
trường kiểm tra cơ sở kinh doanh tại xã Phù Lỗ (huyện Sóc Sơn) phát hiện gần
12.000 chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng. Đây chỉ là
một trong rất nhiều rất trường hợp cố tình bán khẩu trang kém chất lượng cho
người tiêu dùng. Thậm chí, đến cả những khẩu trang đi quyên góp, từ thiện
cũng bị phát hiện là hàng kém chất lượng.Việc tăng giá bán giá bán khẩu trang,
tuy không còn phổ biến trong hiện tại, nhưng thời gian đầu khi dịch bệnh nổ ra,
khẩu trang được bán với giá rất cao thậm chí là đến mức “cắt cổ”. Theo ghi
nhận của các phóng viên, tại thời điểm đó, một hộp khẩu trang được nâng giá
từ 270 nghìn đồng lên 350.000 đồng thậm chí có những nơi bán đến vài triệu
đồng.
- Việc các doanh nghiệp tăng giá bán hay cố tình sản xuất, nhập khẩu khẩu trang
giá đã vi phạm vào trách nhiệm xã hội cụ thể là trách nhiệm đạo đức đối với
người tiêu dùng. Chính sự ngó lơ trách nhiệm xã hội đã gây ra nhiều hậu quả
cho người sử dụng hay toàn xã hội. Khẩu trang giả là nguyên nhân trực tiếp gây
giảm thiểu việc phòng tránh các loại bệnh hô hấp, trong đó có Covid-19. Khi sử
dụng khẩu trang giả, nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng tăng cao dù người
dân đã có nhận thức phòng tránh. Tăng giá đối với khẩu trang tuy làm tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp nhưng lại làm giảm chi phí dùng cho các nhu cầu cần
thiết của người tiêu dùng, về mặt tổng thể thì không đóng góp gì cho nền kinh
tế của quốc gia.
- Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ trách nhiệm
xã hội của mình, cũng có các công ty cam kết thực hiện đủ trách nhiệm trong
thời buổi dịch bệnh, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Những doanh
nghiệp này xứng đáng có được sự tôn trọng từ người dùng và ưu thế cạnh tranh
trong thị trường

2.2.2. Cách xử lý đối với những doanh nghiệp ngó lơ trách nhiệm xã hội trong
thời buổi dịch bệnh

- Đối với những doanh nghiệp cố tình sản xuất khẩu trang giả, kém chất lượng,
cơ quan công an phối hợp với các bên liên quan sẽ tịch thu sản phẩm, không
cho tiếp tục lưu thông trên thị trường đồng thời có thể tịch thu giấy phép kinh
doanh để cảnh cáo.
- Đối với những doanh nghiệp có giá thành khẩu trang cao, nhà nước đã tiến
hành chủ trương bình ổn giá, tuyên truyền. Nhờ đó, hiện nay giá khẩu trang đã
trở về mức ổn định, không còn quá cao như thời kì đầu năm 2020.
- Tuy nhiên, mặc dù có sự can thiệp từ chính quyền từ các bên liên quan, để đảm
bảo quyền lợi cho tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là người tiêu dùng,
các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang cần tự ý thức được trách nhiệm xã hội để
vừa có lợi cho bản thân doanh nghiệp vừa không làm hại đến các đối tượng
khác.

3. Đề xuất cho các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang trong thời kỳ Covid-19

- Hiện nay, dịch bệnh vẫn đang hoành hành khi mà các biến thể mới xuất hiện
ngày càng nhanh với mức độ nguy hiểm cao, nhu cầu cho khẩu trang vẫn cần
thiết và tính cạnh tranh trong thị trường này vẫn cao. Vì vậy, bên cạnh việc sản
xuất nhằm thu được lợi nhuận, doanh nghiệp cần kết hợp hai yếu tố sau:
+ Về trách nhiệm xã hội
● Trách nhiệm môi trường: Doanh nghiệp cần tìm cách sản xuất khẩu
trang sao cho ít tổn hại đến môi trường một cách nhiều nhất
● Trách nhiệm đạo đức : Đối với những nhân viên làm việc trong xí
nghiệp khẩu trang, cần đảm bảo tiền lương phù hợp với sức lao động,
các yếu tố phòng dịch cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho người lao
động. Đối với người tiêu dùng, cần đảm bảo nguồn nguyên liệu cho việc
sản xuất có chất lượng cao, an toàn và trải qua kiểm tra của Bộ Y tế.
● Trách nhiệm từ thiện: Thời buổi dịch bệnh đang bùng nổ, các bệnh viện,
trạm xá, khu cách ly cần khẩu trang để đảm bảo phòng chống dịch hiệu
quả. Các doanh nghiệp có thể quyên góp, ủng hộ khẩu trang cho những
địa điểm này hoặc có thể trích một phần lợi nhuận để mua trang thiết bị
phòng chống dịch.
+ Về tính cạnh tranh: Mặc dù thị trường đang có nhu cầu cho khẩu trang cao, tính
cạnh tranh lớn tuy nhiên các doanh nghiệp không nên cố cắt bớt nhân công, bóc
lột sức lao động hay thực hiện bất kỳ hình thức cạnh tranh không lành mạnh
nào mà nên tập trung sản xuất, cải thiện trình độ để có thể cạnh tranh lành
mạnh với các đối thủ khác.
+ Về mối quan hệ với nhà nước và chính quyền: Nên tập trung làm theo các đề
nghị, quy định về pháp luận của chính phủ về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp.
- Việc thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đối với xã hội kết hợp với việc
cạnh tranh lành mạnh sẽ đem đến hiệu quả to lớn với doanh nghiệp.
Bằng việc tổ chức từ thiện, đảm bảo sức khỏe cho người lao động, người
tiêu dùng và duy trì bảo vệ môi trường sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn
thiện cảm từ nhân dân, nhà đầu tư từ đó có thể giúp cải thiện hình ảnh
thương hiệu, tăng vốn đầu tư, lợi nhuận, khách hàng, đầu mối cho doanh
nghiệp. Ở mức độ vĩ mô, việc các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang
đồng loạt thực hiện trách nhiệm xã hội và cạnh tranh một cách công
bằng sẽ giúp chính phủ tiết kiệm được phần nào chi phí trong công cuộc
phòng chống dịch bệnh và hơn hết giúp nước ta có đánh giá cao hơn về
việc kinh doanh trong mắt bạn bè quốc tế.
KẾT LUẬN

Trách nhiệm xã hội là một điểm quan trọng mà mọi doanh nghiệp, dù là ở mức lớn,
trung bình hay nhỏ đều nên quan tâm để ý bởi những lợi ích nó mang lại cho bản thân
doanh nghiệp và xã hội. Tính cạnh tranh tuy là một điều không thể tránh khỏi trong
nền kinh tế thị trường nhưng doanh nghiệp nên cạnh tranh một cách công bằng kết
hợp với trách nhiệm xã hội để đảm bảo được lợi ích tối đa. Doanh nghiệp sản xuất
khẩu trang trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, mặc dù có thuận lợi do nhu cầu cho
mặt hàng tăng cao, nhưng cũng không thể vì cạnh tranh mà ngó lơ các yếu tố liên
quan đến trách nhiệm xã hội. Bằng việc cân bằng giữa thực hiện trách nhiệm xã hội
và duy trì cạnh tranh lành mạnh, thực hiện theo đúng pháp luật, các doanh nghiệp sản
xuất khẩu trang sẽ nâng cao được vị thế của mình trong thị trường và thu được lợi ích
tối đa.
NGUỒN THAM KHẢO:

- Trần Thị Hiền (2018) "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) – Sự phát
triển của nội hàm và xu hướng nghiên cứu . Tạp chí Kinh tế đối ngoại trường
Đại Học Ngoại Thương. Chi tiết tại: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP (CSR) – SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỘI HÀM VÀ XU HƯỚNG
NGHIÊN CỨU (ftu.edu.vn)
- Tim Stobierski (2021). Types of Corporate Social Responsibility to be aware
of. Harvard Business School Online. Chi tiết tại:
https://online.hbs.edu/blog/post/types-of-corporate-social-responsibility
- Jason Fernando. Corporate Social Responsibility ( CSR). Investopedia. Chi tiết
tại: https://www.investopedia.com/terms/c/corp-social-responsibility.asp
- Servier International. What is Corporate Social Responsibility ( #CSR). Chi
tiết tại: https://www.youtube.com/watch?v=1bpf_sHebLI
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019).Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin
- Báo Thanh niên. Khẳng định vai trò của khẩu trang trong Đại dịch Covid-19.
Chi tiết tại:
https://thanhnien.vn/khang-dinh-vai-tro-cua-khau-trang-trong-dai-dich-covid-1
9-post1077826.html
- Vietnamnet. Khắp Hà Nội cháy hàng khẩu trang, tranh thủ 'chém', tăng giá gấp
đôi. Chi tiết tại:
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/khau-trang-tang-gia-gap-doi-nh
ieu-noi-chay-hang-vi-virus-corona-612532.html
- Báo Kinh tế và đô thị. Cảnh báo nạn buôn bán khẩu trang phòng Covid-19 giả.
Chi tiết tại:
https://kinhtedothi.vn/canh-bao-nan-buon-ban-khau-trang-phong-covid-19-gia-
434413.html
- Báo Người lao động.Đột kích công ty bán hơn 17.000 khẩu trang có dấu hiệu
giả mạo thương hiệu 3M. Chi tiết tại:
https://nld.com.vn/kinh-te/dot-kich-cong-ty-ban-hon-17000-khau-trang-co-dau-
hieu-gia-mao-thuong-hieu-3m-20210807074657419.htm
- Báo Thời nay. Bình ổn giá khẩu trang. Chi tiết tại:
https://nhandan.vn/baothoinay-dothi-tieudung/binh-on-gia-khau-trang-580506/
- Báo Tiền phong. Khẩu trang giả và những hệ lụy đáng tiếc. Chi tiết tại:
https://tienphong.vn/khau-trang-gia-va-nhung-he-luy-dang-tiec-post1274524.tp
o
- Báo Tuổi trẻ. Cảnh báo y bác sĩ bị lây COVID-19 vì khẩu trang dỏm, nhà tài
trợ nên tìm hiểu kỹ khi mua tặng. Chi tiết tại:
https://tuoitre.vn/canh-bao-y-bac-si-bi-lay-covid-19-vi-khau-trang-dom-nha-tai
-tro-nen-tim-hieu-ky-khi-mua-tang-20210809170746086.htm

You might also like