You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-----o0o-----

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA


ĐƠN VỊ SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM

Họ và tên: Lê Bạch Dương

Lớp: TRI 115.6

MSV: 1918810017

SBD: 18

Giảng viên giảng dạy: TS. Vũ Thị Quế Anh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................3
NỘI DUNG.................................................................................................................................................5
I. Cơ sở lý luận về năng suất lao động.............................................................................................5
1. Khái niệm về năng suất lao động..............................................................................................5
2. Phân loại năng suất lao động....................................................................................................5
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng năng suất lao động...............................................................6
II. Thực trạng năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay............................6
1. Năng suất lao động của Việt Nam tăng đều qua các năm.......................................................6
2. Năng suất lao động nước ta có sự khác biệt nhất định giữa các ngành kinh tế.....................7
3. Năng suất lao động trong khu vực doanh nghiệp gấp trên 3 lần mức năng suất lao động
chung của cả nước.............................................................................................................................9
III. Các giải pháp tăng năng suất lao động của đơn vị sản xuất tại Việt Nam...........................11
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................15
MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế thế giới đã và đang ngày càng phát
triển, đang thay da đổi thịt theo từng ngày. Và Việt Nam đang từng bước cố gắng để có
thể bắt kịp, hội nhập với guồng quay của thế giới. Trong quá trình đó, việc phải cạnh
tranh là không thể tránh khỏi. Vậy nên, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp,
đơn vị sản xuất tại Việt Nam phải cố gắng, không ngừng nâng cao tay nghề lao động, áp
dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, đổi mới phương pháp,… Trong số đó, biện
pháp tang năng suất lao động là biện pháp then chốt.

Tuy nhiên hiện nay, năng suất lao động của các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất tại
Việt Nam vẫn còn hạn chế và ở mức thấp trong khu vực. Theo thống kê, năm 2018 năng
suất lao động của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia lần lượt gấp năng suất lao
động của Việt Nam 13,7 lần; 5,3 lần; 2,7 lần và 2,2 lần. Tuy nhiên, mức năng suất lao
động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là
khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Tính theo PPP 2011, năng suất
lao động của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, chỉ bằng 7,3% mức năng suất của
Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9%
của Philipines. Chênh lệch mức năng suất lao động (tính theo PPP 2011) của Singapore
và Việt Nam tăng từ 132.566 USD năm 2011 lên 141.276 USD năm 2018; tương tự, của
Malaysia từ 42.397 USD lên 47.545 USD; Thái Lan từ 14.985 USD lên 18.973
USD. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn
trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao đọng của các nước.

Nhận thấy được thực trạng trên và tầm quan trọng của năng suất lao động đối với nền
kinh tế Việt Nam nên em muốn thông qua quá trình nghiên cứu về năng suất lao động của
doanh nghiệp Việt Nam để hiểu them về tình hình năng suất lao động của nước ta và đưa
ra các giải pháp phù hợp. Vậy nên, em xin chọn đề tài “Các giải pháp tang năng suất lao
động của đơn vị sản xuất tại Việt Nam” cho tiểu luận của mình. Tuy nhiên, do chưa có
nhiều kinh nghiệm nên em không thể tránh khỏi sai sót. Em mong có thể nhận được sự
góp ý của cô để hoàn thiện sản phẩm này. Em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về năng suất lao động
1. Khái niệm về năng suất lao động
- Theo C.Mác: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính
bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời
gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Q T
- Công thức: W = hoặc t =
T Q
o Trong đó:
 W: năng suất lao động
 Q: sản lượng sản xuất ra trong đơn vị thời gian T, có thể biểu hiện
bằng số lượng sản phẩm hoặc giá trị, doanh thu lợi nhuận...
 T: lượng lao động hao phí để hoàn thành sản lượng Q (Đơn vị:
người, ngày công, giờ công,... )
 t: lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
- Năng suất lao động là phạm trù kinh tế nói lên hiệu quả sản xuất của người lao
động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Thực chất nó là giá trị đầu ra do một công
nhân tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định hoặc số thời gian cần thiết để sản
xuất ra một đơn vị đầu ra.

2. Phân loại năng suất lao động

Năng suất lao động được chia làm 2 loại: năng suất lao động cá nhân và năng suất lao
động xã hội.

- Năng suất lao động cá nhân: là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo
bằng tỷ số giữa khối lượng công việc hoàn thành hoặc số lượng sản phẩm với thời
gian lao động hao phí để sản xuất ra số sản phẩm đó.
- Năng suất lao động xã hội: là sức sản xuất của toàn xã hội, được đo bằng tỷ số
giữa tổng sản phẩm đầu ra của xã hội với số lao động bình quân hàng năm hoặc
thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Tăng năng suất lao động cá nhân và tăng năng suất lao động xã hội có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Năng suất lao động cá nhân tăng trong điều kiện làm việc với những công
cụ hiện đại, không thể tách rời lao động của hàng loạt ngành đã tham gia vào sáng tạo
công cụ đó. Mặt khác, trong quản lý kinh tế nếu chỉ chú trọng đơn thuần tính theo chỉ tiêu
năng suất lao động cá nhân tức tiết kiệm phần lao động sống sẽ diễn ra hiện tượng coi
nhẹ tiết kiệm vật tư, coi nhẹ chất lượng sản phẩm. Đôi khi năng suất lao động cá nhân
tăng nhưng năng suất lao động của tập thể, của toàn doanh nghiệp lại không tăng.

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng năng suất lao động

Các nhân tố tác động đến năng suất lao động gồm 3 nhóm chính. Đó là:

- Nhân tố kỹ thuật, công nghệ như trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, áp dụng
khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất,...
- Nhân tố con người như chất lượng nguồn nhân lực, cơ cấu, bố trí tổ chức nguồn
lao động,...
- Nhân tố điều kiện tự nhiện như khoáng sản, khí hậu,...

II. Thực trạng năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
1. Năng suất lao động của Việt Nam tăng đều qua các năm

Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng
tăng đều qua các năm, là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực
ASEAN. Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, năng suất lao động toàn nền
kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương
đương 4.521 USD/lao động); năng suất lao động tăng 6% so với năm 2017. Bình quân
giai đoạn 2016-2018, năng suất lao động tăng 5,77%/năm, cao hơn mức tăng bình quân
4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015. Tính chung giai đoạn 2011-2018, năng suất lao
động tăng bình quân 4,88%/năm.

Có thể nói, năng suất lao động ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tăng trưởng
kinh tế. Nếu như trong giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng GDP bình quân đạt 5,91%/năm,
trong đó lao động tăng 1,5%/năm; tăng năng suất lao động đạt 4,35%/năm, thì trong 3
năm 2016-2018, mặc dù lao động chỉ tăng 0,88%/năm nhưng năng suất lao động đạt tốc
độ tăng bình quân 5,77%/năm, cao hơn giai đoạn trước 1,42 điểm phần trăm nên GDP
tăng trưởng bình quân đạt tốc độ 6,7%/năm.

Tính theo sức mua tương đương năm 2011 (PPP 2011), năng suất lao động của Việt Nam
giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,8%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của
Singapore (1,4%/năm); Malaysia (2%/năm); Thái Lan (3,2%/năm); Indonesia
(3,6%/năm); Philippines (4,4%/năm). Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách
tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn. Nếu năm 2011, năng suất
lao động của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia lần lượt gấp năng suất lao động
của Việt Nam 17,6 lần; 6,3 lần; 2,9 lần và 2,4 lần thì đến năm 2018 khoảng cách tương
đối này giảm xuống tương ứng còn 13,7 lần; 5,3 lần; 2,7 lần và 2,2 lần. Tuy nhiên, mức
NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là
khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Tính theo PPP 2011, năng suất
lao động của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, chỉ bằng 7,3% mức năng suất của
Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9%
năng suất lao động của Philippines. Chênh lệch mức năng suất lao động (tính theo PPP
2011) của Singapore và Việt Nam tăng từ 132.566 USD năm 2011 lên 141.276 USD
năm 2018; tương tự, của Malaysia từ 42.397 USD lên 47.545 USD; Thái Lan từ 14.985
USD lên 18.973 USD. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách
thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.

2. Năng suất lao động nước ta có sự khác biệt nhất định giữa các ngành kinh tế
Số liệu thống kê cho thấy, ngành khai khoáng có năng suất lao động cao nhất do đây là
ngành có tính đặc thù, giá trị sản phẩm khai khoáng bao gồm cả giá trị tài nguyên thiên
nhiên, tiếp đến là ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước nóng, khí đốt; hoạt động kinh
doanh bất động sản; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… Các ngành xây dựng; công nghiệp
chế biến, chế tạo; vận tải, kho bãi; bán buôn, bán lẻ; dịch vụ lưu trú ăn uống nhìn chung
năng suất lao động thấp. Nông, lâm nghiệp và thủy sản là ngành có năng suất lao động
thấp nhất trong các ngành kinh tế.

Trong những năm qua, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam đã có những
bước phát triển mạnh mẽ, đây là khu vực có tốc độ tăng năng suất lao động bình quân
cao nhất với 5,2%/năm giai đoạn 2011-2018, cao hơn tốc độ tăng bình quân của khu vực
công nghiệp và xây dựng (3%/năm) và khu vực dịch vụ (3,1%/năm). Tuy nhiên, khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản lại có mức năng suất lao động rất thấp, thấp nhất trong các
khu vực kinh tế, đến năm 2018 theo giá hiện hành đạt 39,8 triệu đồng/lao động, chỉ bằng
38,9% năng suất lao động của toàn nền kinh tế, bằng 30,4% năng suất lao động của khu
vực công nghiệp và xây dựng, bằng 33,7% khu vực dịch vụ. Trong các nước ASEAN,
năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của Malaysia gấp 11,9 lần mức
năng suất lao động của Việt Nam; Indonesia gấp 2,4 lần; Thái Lan gấp 2,1 lần và
Philippines gấp 1,8 lần.

Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế về quy mô nhưng
năng suất lao động của khu vực này chưa thể hiện rõ vai trò chủ chốt thúc đẩy tăng trưởn
g nhanh. Năm 2018, năng suất lao động của khu vực công nghiệp và xây dựng theo giá h
iện hành đạt 131 triệu đồng/lao động, gấp 1,3 lần năng suất lao động chung, tăng 47,4 tri
ệu đồng/lao động so với năm 2011, trong đó năng suất lao động ngành công nghiệp đạt 1
54,1 triệu đồng/lao động, tăng 55,4 triệu đồng/lao động; ngành xây dựng đạt 75,7 triệu đ
ồng/lao động, tăng 27,2 triệu đồng/lao động. năng suất lao động của khu vực công nghiệ
p và xây dựng năm 2018 tăng 4% so với năm trước, bình quân giai đoạn 2011-2018 tăng
3%/năm, trong đó năng suất lao động riêng ngành công nghiệp năm 2018 tăng 4,5%,
bình quân giai đoạn 2011-2018 tăng 3,1%/năm, bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng
1,83%/năm. Như vậy, nếu không có những thay đổi mạnh mẽ mang tính bứt phá thì mục
tiêu tăng năng suất lao động ngành công nghiệp 5,5%/năm giai đoạn 2016-2020 khó hoàn
thành. Trong khi ngành xây dựng hiện nay có năng suất lao động khá thấp, năm 2018
năng suất lao động ngành này chỉ tăng 2,88%; bình quân giai đoạn 2011-2018 tăng
2,63%/năm, chỉ đạt 75,7 triệu đồng/lao động, bằng 74,1% mức năng suất lao động chung.

Khu vực dịch vụ có mức năng suất lao động theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt
118,1 triệu đồng/lao động, gấp 1,2 lần năng suất lao động chung. năng suất lao động khu
vực dịch vụ năm 2018 tăng thấp nhất kể từ năm 2013 trở về đây với 1,47% so với năm
trước, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2018 đạt 3,1%/năm.
Trong khu vực dịch vụ, ngành bán buôn, bán lẻ và ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống là
những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực này nhưng có mức năng suất lao động lần
lượt là 82,3 triệu đồng/lao động và 76,1 triệu đồng/lao động, chỉ bằng 80,5% và 74,4%
mức năng suất lao động chung của nền kinh tế và ở mức rất thấp so với các nước trong
khu vực.

Nhìn chung, năng suất lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ lớn
hơn nhiều lần khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nhưng do tốc độ tăng năng suất lao
động thấp hơn nên khoảng cách về năng suất lao động giữa khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản với hai khu vực này ngày càng được thu hẹp. Điều này còn cho thấy các ngành
công nghiệp và dịch vụ chưa được như kỳ vọng là những ngành kinh tế chủ chốt, động
lực thúc đẩy tăng trưởng nhanh trong nền kinh tế.

3. Năng suất lao động trong khu vực doanh nghiệp gấp trên 3 lần mức năng
suất lao động chung của cả nước

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra
GDP, vì vậy, năng suất lao động doanh nghiệp là yếu tố có ý nghĩa quyết định tới tăng
trưởng bền vững của nền kinh tế.

Năng suất lao động chung của toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2017 theo giá hiện
hành đạt 298,7 triệu đồng/lao động, gấp 3,2 lần mức năng suất lao động chung cả nước.
Trong đó, năng suất lao động doanh nghiệp Nhà nước đạt 678,1 triệu đồng/lao động, gấp
7,3 lần mức năng suất lao động chung cả nước nhờ đẩy mạnh sắp xếp cổ phần hóa doanh
nghiệp Nhà nước trong thời gian qua, tuy nhiên NSLĐ của doanh nghiệp Nhà nước đạt
mức cao chủ yếu vẫn dựa vào ưu thế trong việc phân bổ nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực
tài nguyên thiên nhiên; doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 228,4 triệu đồng/lao động, gấp
2,5 lần mức Năng suất lao động chung của cả nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đạt 330,8 triệu đồng/lao động, gấp 3,5 lần.

So với các loại hình doanh nghiệp khác, năng suất lao động của doanh nghiệp ngoài Nhà
nước đạt thấp nhất; mặt khác, khoảng cách về năng suất lao động của doanh nghiệp Nhà
nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với doanh nghiệp ngoài Nhà
nước đang ngày càng nới rộng. Chiếm tới 96,7% tổng số doanh nghiệp của cả nước nên
năng suất lao động của doanh nghiệp ngoài Nhà nước ở mức thấp đã ảnh hưởng nhiều
đến năng suất lao động chung của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến năng suất lao động của doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt thấp so với các loại
hình doanh nghiệp còn lại do các doanh nghiệp ngoài Nhà nước phần lớn là doanh nghiệp
có quy mô nhỏ nên gặp hạn chế trong việc nâng cao năng suất lao động do khó tiếp cận
và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tiếp cận tín dụng chính thức hạn chế, thiếu lao động
có kỹ năng, khó tham gia và học hỏi từ chuỗi giá trị do các doanh nghiệp FDI dẫn dắt và
không khai thác được hiệu quả kinh tế nhờ lợi thế về quy mô…

Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong thời gian qua luôn có tác động tích cực đến cải
thiện năng suất lao động thông qua việc các doanh nghiệp này mang công nghệ sản xuất
và quản lý tiên tiến vào đầu tư trong nước. Tuy nhiên, theo Báo cáo năm 2017 của Ngân
hàng Thế giới, tỷ lệ các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nguyên vật liệu làm đầu vào
trong nước ở Việt Nam đạt 67,6%, thấp hơn nhiều so với một số nước như Trung Quốc
(97,2%); Ma-lai-xi-a (99,9%) hay Thái Lan (96,4%).
III. Các giải pháp tăng năng suất lao động của đơn vị sản xuất tại Việt Nam

Qua những thông tin về thực trạng năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay, em xin đưa ra những giải pháp sau nhằm nâng cao năng suất lao động của
người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam:

- Rà soát lại từ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, thiết bị, công nghệ, lao động, vật
tư, nguyên liệu,… đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức theo
phương pháp SWOT đối với từng khâu, từng bộ phận, từng vấn đề quan trọng
trong doanh nghiệp và toàn bộ doanh nghiệp.
- Đổi mới tổ nghiệp cho phù hợp với điều kiện hiện nay, bao gồm đổi mới hình thức
doanh nghiệp, bộ máy quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất – kinh doanh
trong doanh nghiệp cho phù hợp với xu thế phát triển thời kỳ hội nhập kinh tế hiện
nay, nhất là chiến lược đối với công ty đa quốc gia.
- Sử dụng nhân lực có hiệu quả, chú trọng từ khâu tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao
động, bảo đảm lao động có trình độ, năng lực phù hợp; đồng thời tang cường đào
tạo và đào tạo lại đến nâng cao trình độ, kỹ năng của người quản lý và người lao
động, tạo môi trường làm việc thân mật, cởi mở nhằm làm cho nhân viên gắn bó
hơn với doanh nghiệp, phát huy sáng kiến, tang khả năng làm việc theo nhóm.
- Áp dụng các công cụ quản lý năng suất trong doanh nghiệp hiện đang được áp
dụng tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có các quy mô, quy trình, hệ
thống quản lý như công cụ quản lý lãng phí (7W), mô hình Keizen của Nhật Bản
(5S), hệ thống quản lý chất lượng ISO, TQM,…
- Chú trọng đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp, lựa chọn công nghệ phù hợp với
điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, chú ý đến yếu tố dài hạn và thân thiện với
môi trường. Trong xu hướng phát triển bền vững hiện nay, các doanh nghiệp cần
chú trọng thực hiện “năng suất xanh” là một chiến lược tang năng suất gắn với bảo
vệ môi trường do Tổ chức năng suất châu Á (APO) đề xướng.
- Tạo lập môi trường, bao gồm môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, pháp
lý, công nghệ… điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi. Mỗi môi
trường sẽ có những thế mạnh riêng, tạo nên phong cách.
- Để năng suất lao động tang tốc hơn nữa, một vấn đề có ý nghĩa tiên quyết là nhận
thức đầy đủ vai trò của năng suất lao động trong điều kiện mới. Năng suất lao
động là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời kỳ dài, chứ
không chỉ trong ngắn hạn. Suốt mấy thập kỷ qua, nền kinh tế nước ta chủ yếu phát
triển theo chiều rộng, dựa trên khai thác giá rẻ tài nguyên thiên nhiên, tang cường
độ lao động và tang vốn đầu tư chứ chưa thực sự tính toán đầy đủ đến những hệ
lụy cùng những hạn chế nên năng suất lao động tang không ổn định, dẫn đến năng
lực cạnh tranh quốc gia ở mức thấp.
- Hiện nay, việc cơ cấu lại nền kinh tế đặt ra rất bức thiết vì sau cuộc khủng hoảng
kinh tế và suy giảm kinh tế toàn cầu, xuất khẩu hang hóa đang gặp khó khan. Do
vâyk, phải đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế trong các ngành kinh tế, nghề, sản phẩm,
thành phần kinh tế, vùng kinh tế và cả về mô hình phát triển kinh tế theo hướng
đáp ứng yêu cầu tiêu dung cho sản xuất, tiêu dung của dân cư và tiêu dung của
Nhà nước ngày một tang (tiêu dung nội địa) và nhu cầu xuất khẩu. Việc tái cơ cấu
kinh tế cần xuất phát từ lợi thế có tầm dài hạn, nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh, đóng góp nhiều cho xã hội, tang thu nhập cho người lao động để tái sản xuất
sức lao động. Coi trọng lại cơ cấu kinh tế của các ngành vì năng suất lao động
đóng góp hơn 55% là do chuyển dịch kinh tế giữa các ngành có năng suất lao động
thấp sang các ngành có năng suất lao động cao.
- Trong bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nhà nước, các ngành chức năng cần
nghiên cứu để bổ sung chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động ở mọi
thành phần kinh tế, nhất là kinh tế ngoài Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng
của người lao động cũng như lợi ích hợp pháp của những người chủ sở hữu.
Những chính sách phù hợp có tác dụng khuyến khích người lao động làm việc có
năng suất cao, thêm thu nhập, hạn chế được đình công và cũng hạn chế những chủ
sở hữu đầu tư máy móc và thiết bị, công nghệ hiện đại để làm ra các sản phẩm mới
có chất lượng.
- Việc phải tang năng suất cá nhân, bằng huấn luyện và đào tạo tay nghề cho công
nhân cũng là điều quan trọng, việc này ở Việt Nam không được chú trọng nhiều,
đồng thời phải cải tiến cách thức điều hành cho khoa học, hợp lí để người lao động
yên tâm làm việc và đạt kết quả cao nhất, cần phải tiết kiệm nhiên liệu đầu vào, và
áp dụng công nghệ tiên tiến vào dây chuyền sản xuất…

Tóm lại, năng suất lao động là một chỉ tiêu chất lượng có vai trò rất quan trọng đối với
doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Để nâng cao năng suất lao động, ngoài sự nỗ lực
toàn diện trên nhiều mặt và thường xuyên liên tục của các doanh nghiệp, cần có sự hỗ trợ
của Chính phủ và các cấp chính quyền theo tinh thần hướng về doanh nghiệp, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu về thực trạng năng suất lao động của đơn vị sản xuất tại Việt Nam
hiện nay, em thấy mình đã hiểu biết sâu hơn về tình hình năng suất lao động của nước ta
hiện nay. Em nhận ra năng suất lao động đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển
kinh tế. Cải tiến năng suất giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh
tranh gay gắt, đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp, nâng cao thu nhập của người lao
động và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của xã hội. Vậy nên em đã đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động. Thực hiện đồng bộ các biện pháp trên
đây, đồng thời ổn định sản xuất sẽ là cơ hội đẩy mạnh năng suất lao động của doanh
nghiệp, góp phần quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường, có sự định hướng của Nhà nước. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu thì không
chỉ Nhà nước, các nhà quản lý doanh nghiệp mà chính những người lao động, đặc biệt là
học sinh, sinh viên cần có ý thức trách nhiệm, không ngừng trau dồi cho bản thân cả về
kiến thức lẫn kỹ năng. Có như vậy, kinh tế Việt Nam mới ngày một phát triển và nhanh
chóng hội nhập với thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin” – Chủ biên: TS.
Phạm Văn Sinh, GS.TS. Phạm Quang Phan – NXB Chính trị quốc gia.
2. Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực – Chủ biên: PGS.TS Trần Xuân Cầu, PGS.TS
Mai Quốc Chánh – NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
3. Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hang hóa của
doanh nghiệp Việt Nam 2010-2020”.
4. Thông cáo báo trí tại Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”
5. https://www.gso.gov.vn

You might also like