You are on page 1of 24

MỤC LỤC

Danh mục biểu đồ......................................................................................................3


1.1. Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng tiền lương thực tế trung bình hàng năm trên
toàn thế giới............................................................................................................3
1.2. Biểu đồ thể hiện thu nhập và tốc độ tăng /giảm bình quân tháng của lao
động quý IV so với quý trước, giai đoạn 2019-2023..............................................3
Danh mục viết tắt.......................................................................................................3
TÓM TẮT..................................................................................................................4
I. Khái niệm, phân loại và vai trò của thu nhập.........................................................5
1. Khái niệm:........................................................................................................5
2. Phân loại thu nhập:...........................................................................................5
3. Vai trò của thu nhập......................................................................................5
3.1. Đối với cá nhân:............................................................................................5
3.2. Đối với doanh nghiệp:..................................................................................6
3.3. Đối với nền kinh tế:......................................................................................6
II. Cơ cấu thu nhập của người lao động.....................................................................6
1. Phạm vi một tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp).................................................6
2. Trong thực tế....................................................................................................7
3. Căn cứ vào nguồn gốc thu nhập:......................................................................8
4. Vai trò của thu nhập từ sở hữu tài sản và hoạt động kinh doanh và thu nhập từ
hoạt động lao động..................................................................................................9
4.1. Thu nhập từ sở hữu tài sản và hoạt động kinh doanh:..................................9
4.2. Thu nhập từ hoạt động lao động:..................................................................9
III. Các chính sách và cải cách chế độ tiền lương để nâng cao thu nhập cho người
lao động....................................................................................................................10
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ tiền lương và thu nhập của người lao
động hiện nay........................................................................................................10
1.1. Các nhân tố về xã hội và nhà nước:............................................................10

1
1.2. Các nhân tố thuộc về thị trường:.................................................................11
1.3. Các nhân tố thuộc về tổ chức:.....................................................................11
1.4. Các yếu tố thuộc về người lao động...........................................................12
1.5. Các nhân tố thuộc về công việc:.................................................................13
2. Các chính sách và cải cách chế độ tiền lương để nâng cao thu nhập cho người
lao động.................................................................................................................13
2.1. Tiền lương và các chế độ tiền lương:..........................................................13
2.2. Chính sách và cải cách chế độ tiền lương...................................................14
2.3. Chính sách tiền lương Việt Nam - những chặng đường cải cách...............14
2.4. Một số nhận xét về các đợt cải cách tiền lương nước ta vừa qua...............17
2.5. Chính sách cải cách tiền lương bắt đầu từ ngày 1/7/2024..........................18
NGUỒN TRÍCH DẪN.............................................................................................21
BẢN POWERPOINT...............................................................................................22

2
Danh mục biểu đồ

1.1. Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng tiền lương thực tế trung bình
hàng năm trên toàn thế giới.
1.2. Biểu đồ thể hiện thu nhập và tốc độ tăng /giảm bình quân tháng
của lao động quý IV so với quý trước, giai đoạn 2019-2023.

Danh mục viết tắt

STT Từ viết tắt Ý nghĩa


1 ILO Tổ chức lao động quốc tế

3
TÓM TẮT

Dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp kinh doanh hay ở bất cứ tổ
chức nào, nhân lực cũng là nguồn tài nguyên quyết định sự thành bại. Để giữ chân
những hiền tài, các doanh nghiệp phải thiết kế nên kế hoạch trả lương hợp lý, vừa
có lợi cho tổ chức mình, vừa phù hợp với đời sống của người lao động. Số tiền
lương mà người lao động được trả tương ứng với sức lao động họ bỏ ra đó, chính là
một phần trong thu nhập của họ. Vậy thu nhập của người lao động là gì? Thu nhập
là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, một doanh nghiệp
hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc,
dịch vụ hoặc hoạt động nào đó. Thu nhập có thể gồm các khoản khác như tiền
lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, và lợi nhuận kinh doanh.... Cơ cấu thu
nhập của người Việt hiện nay đã có sự chuyển đổi và phân bổ khá đa dạng. Có
nhiều cách để phân loại cơ cấu thu nhập của người lao động, tuy nhiên cách phổ
biến nhất hiện nay là phân loại theo căn cứ nguồn gốc thu nhập, ta có thu nhập từ
lao động như thu nhập từ các loại hoạt động, kinh doanh hay tài sản sở hữu; và thu
nhập không lao động được biết đến phần lớn là các hoạt động không chính đáng.

Để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân hay người lao động, Nhà
nước đã đưa ra các chính sách tăng lương sao cho phù hợp, từ đó các doanh nghiệp
sẽ áp dụng các cải cách đó một cách phù hợp với quy mô, cơ cấu của công ty mình.
Điều này đồng thời là một cách thức giúp doanh nghiệp gắn bó với nhân viên hơn,
tạo được động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức. Tuy nhiên, các chính
sách này chỉ mang tính thời điểm, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của đất
nước, cũng như các yếu tố khách quan mà Nhà nước cần đưa ra các chính sách phù
hợp và cần thiết. Nhà nước Việt Nam đã và đang đi đúng hướng để làm cuộc sống
người lao động ngày một tốt đẹp, đầy đủ hơn. Chính những thu nhập của người lao
động đã góp phần giúp đất nước đi nhanh hơn trên con đường trở thành một đất
nước phát triển.

4
I. Khái niệm, phân loại và vai trò của thu nhập
1. Khái niệm:
Thu nhập là tổng lượng tiền (bao gồm cả hiện vật quy ra tiền nếu có) mà
người lao động hoặc các thành viên trong gia đình nhận được trong một thời kỳ
nhất định (tháng, quý, năm).
Thu nhập của một công dân là số tiền đến từ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp,
từ việc thu lợi nhuận - lợi tức của kinh doanh, từ lãi suất gửi ngân hàng, trái phiếu,
chuyển nhượng tài sản,...
2. Phân loại thu nhập:
Do cách tính thu nhập bằng giá trị, nên thu nhập phụ thuộc vào giá cả và hình
thành hai phạm trù, thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế:
Thu nhập danh nghĩa là thu nhập chưa tính đến yếu tố giá cả của sản phẩm
tiêu dùng và việc phục vụ.
Thu nhập thực tế được biểu hiện bằng số lượng và chất lượng hàng hóa tiêu
dùng và dịch vụ mà người lao động trao đổi được thông qua thu nhập danh nghĩa
của mình.
3. Vai trò của thu nhập
3.1. Đối với cá nhân:
Đáp ứng nhu cầu thiết yếu: Thu nhập là nguồn lực để cá nhân mua sắm các
nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như: ăn uống, nhà ở, mặc, đi lại,….
Cải thiện mức sống: Thu nhập cao giúp cá nhân có thể nâng cao mức sống, sử
dụng các dịch vụ chất lượng cao hơn và tận hưởng nhiều tiện nghi hơn trong cuộc
sống.
Bảo đảm an sinh xã hội: Thu nhập giúp cá nhân có khả năng tham gia bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, v.v., để bảo đảm an sinh xã hội
cho bản thân và gia đình.

5
Thực hiện các nghĩa vụ tài chính: Thu nhập giúp cá nhân có khả năng thanh
toán các khoản vay, chi trả cho con cái học hành, v.v.
3.2. Đối với doanh nghiệp:
Nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Thu nhập từ bán sản phẩm,
dịch vụ là nguồn lực chính để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh,
đầu tư mở rộng sản xuất, và trả lương cho người lao động.
Nâng cao năng lực cạnh tranh: Thu nhập cao giúp doanh nghiệp có khả năng
đầu tư vào công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ, và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Đóng góp vào ngân sách nhà nước: Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp vào ngân sách nhà nước, góp phần vào việc thực hiện các chức năng của
nhà nước.
3.3. Đối với nền kinh tế:
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Thu nhập cao giúp tăng sức mua của người dân,
kích thích tiêu dùng, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Giảm thiểu bất bình đẳng: Thu nhập được phân phối công bằng giúp giảm
thiểu bất bình đẳng trong xã hội, tạo sự ổn định và phát triển bền vững cho nền
kinh tế.
Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước: Thuế thu nhập từ người lao động và
doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, góp phần vào việc
thực hiện các chức năng của nhà nước.
II. Cơ cấu thu nhập của người lao động
Thu nhập quốc dân là cơ sở để thực hiện phân phối thu nhập cho người lao
động. Thu nhập của người lao động là một trong chỉ tiêu cơ bản phản ánh mức sống
của họ.
1. Phạm vi một tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp)
Một số chỉ tiêu để xác định cơ cấu thu nhập bao gồm:

6
Tiền lương của công nhân viên chức: là bộ phận chủ yếu cấu thành nên thu
nhập của công nhân viên chức.
Thu nhập bằng tiền trong gia đình: là tổng số tiền nhận được từ tiền lương,
thưởng, thu nhập cá nhân từ các nguồn khác nhau.
Tổng thu nhập: là chỉ tiêu cơ bản đánh giá mức độ đảm bảo vật chất của người
lao động, bao gồm tất cả các loại thu nhập bằng tiền, hiện vật và các công việc nội
trợ trong gia đình.
Thu nhập ròng: là thu nhập bằng tiền hay tổng thu nhập sau khi đã trừ đi tiền
thuế và những khoản tiền khấu trừ bắt buộc. Thu nhập ròng là khoản thu nhập lớn
nhất của mà gia đình có thể dùng để chi tiêu cho những nhu cầu mua sắm hàng hóa
và công việc phục vụ cuối cùng mà không cần đến các khoản dự trữ khác.
2. Trong thực tế
Trong thực tế hiện nay, đang diễn ra sự thay đổi cơ cấu thu nhập của người lao
động như sau:
Một là, bộ phận lương và các khoản thu nhập có tính chất lương. Nó là tổng số
tiền công lao động của người lao động, nhận được dưới hình thức tiền tệ, bao gồm
thu nhập từ các hoạt động lao động (gồm tiền lương cơ bản, tiền cho thời gian
không lao động theo luật định, tiền thưởng, trợ cấp, phụ cấp v.v…). Hiện nay, bộ
phận lương và các khoản có tính chất lương trong thu nhập có xu hướng giảm
xuống, làm mất đi thuộc tính cơ bản của nó là nguồn sống cơ bản của người lao
động và gia đình họ. Điều đó tác động tiêu cực tới người lao động vì giảm tiền
lương dẫn đến giảm phúc lợi của họ.

7
Trong bối cảnh lạm phát hiện nay, dữ liệu năm 2022 cho thấy tiền lương thực
tế hàng tháng giảm đáng kể. Trong số các quốc gia G20, chiếm khoảng 60% số
người làm công ăn lương trên thế giới, tiền lương thực tế trong năm 2022 ước tính
đã giảm xuống –0.9%. Điều này cho thấy tiền lương danh nghĩa ở nhiều quốc gia
đã không được điều chỉnh đủ trong năm 2022 để bù đắp cho sự gia tăng chi phí
sinh hoạt.
Hai là, thu nhập từ sở hữu tài sản và hoạt động kinh doanh. Trước hết, trong
phạm vi các hoạt động kinh doanh, trong lĩnh vực đầu tư tiền tệ cá nhân vào sản
xuất hàng hóa dịch vụ và nhận được thu nhập từ vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận,
lợi tức cổ phiếu… Thu nhập này được hình thành do mức lương không cao trong
các cơ sở mà người lao động làm việc; tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ cho họ nhận
được các loại thu nhập mới từ sở hữu đặc quyền, khoản tiền người lao động nhận
được dưới hình thức cổ phần qua cổ phiếu. Ngoài ra, một bộ phận công dân có đầu
tư, sẽ nhận thu nhập từ lao động của mình trong sản xuất, trong khi vẫn nhận được
lợi tức từ các doanh nghiệp khác, từ các hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh
doanh,...
3. Căn cứ vào nguồn gốc thu nhập:
Trong quá trình phân tích, người ta còn căn cứ vào nguồn gốc thu nhập để
phân chia thành thu nhập từ lao động và không lao động.
Thu nhập từ lao động bao gồm:
Thu nhập từ các hoạt động lao động mà người lao động tham gia vào các
doanh nghiệp, tổ chức, mà người lao động đóng góp bằng sức lao động của mình
để nhận được thu nhập qua tiền lương, các khoản có tính chất lương.
Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh là những khoản thu nhập nhận được từ
kinh tế tư nhân. Những hoạt động này có thể những hoạt động chính hay chỉ là
những hoạt động phụ thêm, mà người ta thường gọi là kinh tế phụ gia đình. Khoản

8
thu nhập được kiếm dưới cách thức bán hàng online, gia sư, trồng trọt, chăn nuôi,
làm đồ thủ công,..
Thu nhập từ sở hữu tài sản là những khoản thu nhập nhận được dưới hình
thức cho thuê tài sản (cho thuê nhà, chung cư, thuê đất,…), lợi tức cổ phiếu, lãi suất
ngân hàng (gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng…
Thu nhập không lao động là những thu nhập từ sở hữu tài sản, hoặc từ hoạt
động cá nhân mà họ nhận được do sự sai lệch trong các định mức, quản lý của Nhà
nước (Thu nhập từ việc lợi dụng kẽ hở trong luật pháp, tham nhũng,…), các chuẩn
mực đạo đức, hành vi của công dân (Thu nhập từ việc lừa đảo, trộm cắp,…). Phần
lớn đó là loại thu nhập không chính đáng.
4. Vai trò của thu nhập từ sở hữu tài sản và hoạt động kinh doanh và thu nhập
từ hoạt động lao động
4.1. Thu nhập từ sở hữu tài sản và hoạt động kinh doanh:
Thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế: Thu nhập từ sở hữu tài sản và hoạt động
kinh doanh là động lực để các cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tạo việc làm và tăng thu
nhập cho người lao động: Hoạt động kinh doanh tạo ra việc làm và thu nhập cho
người lao động, góp phần nâng cao mức sống của người dân.
Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước: Thuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh
là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, góp phần vào việc thực hiện các
chức năng của nhà nước.
4.2. Thu nhập từ hoạt động lao động:
Là nguồn thu nhập chính của người lao động: Thu nhập từ hoạt động lao động
giúp người lao động đáp ứng nhu cầu thiết yếu về cuộc sống, cải thiện mức sống và
bảo đảm an sinh xã hội.
Thúc đẩy nâng cao năng suất lao động: Khi thu nhập từ hoạt động lao động
tăng lên, người lao động có động lực để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tay
nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động.

9
Kích thích phát triển kinh tế: Năng suất lao động cao giúp tăng sản lượng,
giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế.
III. Các chính sách và cải cách chế độ tiền lương để nâng cao thu nhập cho
người lao động

Biểu đồ thể hiện thu nhập và tốc độ tăng /giảm bình quân tháng của lao
động quý IV so với quý trước, giai đoạn 2019-2023
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tính chung năm 2023, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,1
triệu đồng, tăng 6,9% so với năm 2022. Thu nhập tháng của lao động có sự giao
động lên xuống do ảnh hưởng của dịch bệnh từ năm 2020 tốc tăng đã có sự chững
lại và hướng đi xuống. Vào quý IV năm 2021 thu nhập bình quân của người lao
động chỉ là 5,3 triệu đồng. Và tốc độ tăng trưởng của năm 2022 là thấp nhất chỉ với
1,40%, nguyên nhân dẫn đến kết quả trên phần lớn do sự ảnh hưởng của dịch bệnh
nhưng vẫn còn một số tác nhân quan trọng khác.
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ tiền lương và thu nhập của người lao
động hiện nay
1.1. Các nhân tố về xã hội và nhà nước:
Tình hình biến động thế giới: tình hình thế giới tương đối ổn định, không có
biến động chính trị, quân sự thì nhà nước có điều kiện để tăng lương và nâng cao
mức sống của người lao động.
10
Tình hình phát triển kinh tế xã hội, trước hết là mức tăng trưởng GDP. Khi
kinh tế xã hội phát triển nhà nước sẽ có nguồn lực dồi dào và các điều kiện cần
thiết để tăng lương cải thiện đời sống của người lao động. Mức tăng tiền lương phải
gắn với mức tăng trưởng kinh tế và trên cơ sở tăng trưởng kinh tế. Trong những
năm vừa qua, nền kinh tế của nước ta tăng trưởng mạnh nhà nước đã liên tục tăng
lương cho các đối tượng hưởng lương, tác động tích cực đến cải thiện đời sống của
người lao động.
Pháp luật của nhà nước trong đó đặc biệt là bộ luật lao động tác động mạnh
mẽ đến tiền lương của người lao động. Ngoài ra các nghị định của chính phủ, các
chỉ thị, thông tư và các văn bản pháp quy khác được ban hành cũng ảnh hưởng đến
tiền lương của người lao động, chính sách của nhà nước liên quan đến thu hút vốn
đầu tư nước ngoài.
1.2. Các nhân tố thuộc về thị trường:
Cung - cầu trên thị trường lao động: nghiên cứu thị trường lao động cho chúng
ta thấy sự tác động to lớn của cung cầu trên thị trường lao động với tình hình giá cả
sức lao động. Một trong những nguyên nhân mức lương thấp ở các nước đang phát
triển là do cung lao động ở các nước đó thường lớn hơn cầu lao động nhiều, tình
trạng thất nghiệp phổ biến.
Mức lương thịnh hành trên thị trường lao động. Trong nền kinh tế thị trường,
tín hiệu của thị trường được các doanh nghiệp chú ý sử dụng nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của mình. Trên cơ sở cung - cầu lao động hình thành nên giá nhân
công hay các mức lương phù hợp với các loại lao động và các tổ chức, doanh
nghiệp được coi đó như là một căn cứ quan trọng để xác định mức lương cho doanh
nghiệp của mình.
Sự biến động của giá cả thị trường: giá cả sức lao động thay đổi gắn liền với
sự thay đổi của giá cả tư liệu sinh hoạt. Khi giá cả thị trường tăng thì tiền lương
tăng, tăng phải trên cơ sở kiểm soát và khống chế giá cả thị thì việc tăng lương mới
có ý nghĩa.
1.3. Các nhân tố thuộc về tổ chức:
11
Chính sách đãi ngộ của tổ chức trước hết được thể hiện trong quy chế trả
lương, phải luôn có sự đảm bảo và phân biệt về tiền lương giữa các thành viên hoặc
các nhóm thành viên tùy thuộc vào điều kiện của tổ chức và mức đóng góp của các
thành viên.
Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa.
Trong trường hợp hoạt động tốt trong lĩnh vực sản xuất có uy tín chất lượng mức
độ tiêu thụ mạnh thì các doanh nghiệp có lợi thế và có điều kiện để đảm bảo tăng
dần mức lương chi trả hoặc ngược lại.
Khả năng phát triển của tổ chức: để giữ và thu hút nhân viên lâu dài phục vụ
cho sự phát triển trong tương lai, doanh nghiệp có thể trả cao hơn mức lương hiện
hành hoặc người lao động vẫn chấp nhận mức lương hiện tại để có điều kiện phát
triển hơn trong tương lai.
Năng suất lao động của doanh nghiệp: khi đánh giá mức lương phải căn cứ
vào năng suất lao động thực tế đạt được.
Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp:
doanh thu hay hiệu quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc chủ yếu và số lượng và chất
lượng cán bộ công nhân viên hay số lượng và chất lượng lao động, do đó, liên quan
đến quy mô và khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Ngoài những yếu tố trên tiền lương còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác
như định mức lao động, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, khả năng tài chính của
doanh nghiệp, môi trường làm việc,….
1.4. Các yếu tố thuộc về người lao động
Mức độ hoàn thành công việc được giao: mức độ hoàn thành công việc của
người lao động càng lớn, chất lượng hoàn thành càng cao thì tiền lương nhận được
càng lớn phù hợp với trả lương theo số lượng và chất lượng lao động.
Thâm niên công tác: thời gian làm việc càng dài người lao động càng tích lũy
được nhiều kinh nghiệm và làm việc hiệu quả hơn vì thế tiền lương của những

12
người đó càng phải cao hơn. Đó là một trong những chính sách để khuyến khích
người lao động làm việc lâu dài cho doanh nghiệp.
Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm: là yếu tố quan trọng thể hiện chất
lượng lao động của người lao động. Người có trình độ chuyên môn càng cao và
kinh nghiệm công tác càng nhiều thì tiền lương của người đó càng lớn.
Tiềm năng phát triển cá nhân trong tương lai: Để thu hút và giữ những người
trẻ, tài, có khả năng phát triển trong tương lai, các tổ chức có thể trả lương cao hơn
mức bình thường, phụ thuộc vào chính sách đãi ngộ của từng tổ chức đối với cá
nhân.
1.5. Các nhân tố thuộc về công việc:
Khối lượng công việc, mức độ phức tạp của công việc, phạm vi công việc. Khi
khối lượng công việc càng lớn mức độ phức tạp công việc càng cao và phạm vi
công việc càng rộng đòi hỏi tiền lương phải được trả càng cao.
2. Các chính sách và cải cách chế độ tiền lương để nâng cao thu nhập cho
người lao động
2.1. Tiền lương và các chế độ tiền lương:
Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập bằng tiền mà người sử dụng lao động
phải trả cho người lao động thông qua các thỏa thuận của hợp đồng theo quy định
pháp luật bằng việc mua sức lao động. Chế độ tiền lương là văn bản quy phạm của
nhà nước mà các tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp) dựa vào đó để trả lương cho
người lao động. Các chế độ tiền lương bao gồm: Chế độ tiền lương cấp bậc, chế độ
tiền lương chức vụ, chế độ tiền lương chuyên môn nghiệp vụ.Chế độ tiền lương cấp
bậc: là văn bản quy định của Nhà nước mà các doanh nghiệp dựa vào đó để trả
lương cho người lao động theo chất lượng công việc được thể hiện thông qua trình
độ chuyên môn nghiệp vụ và những phẩm chất cần thiết để thực hiện có hiệu quả
công việc.
Mỗi công việc có một độ phức tạp nhất định thường được thể hiện ở cấp bậc
công việc, nó đòi hỏi người công nhân phải có trình độ lành nghề và những phẩm

13
chất nhất định thì mới hoàn thành được. Như vậy, chất lượng lao động phải phù
hợp với yêu cầu của công việc và thường được thể hiện thông qua cấp bậc công
nhân và những phẩm chất cần thiết của người công nhân.
Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm ba yếu tố: tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật,
mức lương và thang lương. Trong đó, mức lương lại chia ra thành mức lương tối
thiểu, mức lương trung bình và mức lương tối đa.Chế độ tiền lương chức vụ là văn
bản quy định để trả lương cho cán bộ, nhân viên làm công tác lãnh đạo trong các cơ
quan nhà nước cũng như các tổ chức doanh nghiệp. Chế độ tiền lương chuyên môn
nghiệp vụ là hệ thống các quy định của Nhà nước phân biệt việc trả lương theo
trình độ lành nghề, điều kiện lao động, theo ngành và lĩnh vực lao động khác nhau.
2.2. Chính sách và cải cách chế độ tiền lương
Chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực
hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại, chỉ phù hợp với từng giai đoạn
phát triển. Vì thế, khi đối tượng và môi trường thay đổi thì chính sách phải thay đổi
theo để tránh lỗi thời và tăng tính hiệu lực của nó.
Trong lĩnh vực tiền lương có chính sách tiền lương. Xét theo phạm vi hoạt
động, chính sách tiền lương có 2 loại chủ yếu: Chính sách tiền lương của Nhà nước
và chính sách tiền lương của các cơ quan, doanh nghiệp. Chính sách của nhà nước
được thể hiện qua các văn bản về tiền lương do chính phủ hoặc các bộ, ngành liên
quan xây dựng, soạn thảo. Chính sách tiền lương trong các cơ quan hành chính, sự
nghiệp thường được thể hiện qua các quy chế thu chi nội bộ, còn trong các doanh
nghiệp chủ yếu được thể hiện thông qua quy chế trả lương, trả thưởng. Cả hai loại
chính sách tiền lương đó có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó chính sách tiền
lương của nhà nước và những văn bản pháp quy của nhà nước có liên quan mang
tính bắt buộc hoặc định hướng cho các chính sách của các cơ quan, doanh nghiệp.
2.3. Chính sách tiền lương Việt Nam - những chặng đường cải cách
a. Cải cách tiền lương giai đoạn 1960 - 1984

14
Trước năm 1960, vấn đề tiền lương của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa được quy định trong các sắc lệnh: Sắc lệnh số 10-SL Về việc tạm thời áp dụng
các văn bản pháp luật của chế độ cũ để lại; Sắc lệnh số 29 ngày 12/3/1947 Quy
định chế độ lao động trong toàn cõi Việt Nam.
Ngày 5/7/1960, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 25/CP quy định chế
độ lương thuộc khu vực hành chính sự nghiệp. Theo đó, chế độ lương của cán bộ,
viên chức công tác ở các cơ quan hành chính sự nghiệp được thực hiện theo nguyên
tắc: mức lương của cán bộ lãnh đạo cao hơn mức lương của cán bộ, nhân viên bị
lãnh đạo; mức lương có chức vụ yêu cầu cao về kỹ thuật, nghiệp vụ cao hơn mức
lương của chức vụ có kỹ thuật, nghiệp vụ đơn giản hơn; mức lương của lao động
trong điều kiện khó khăn, hại sức khỏe cao hơn mức lương của lao động trong điều
kiện bình thường; cán bộ, viên chức đang làm chức vụ gì thì xếp lương theo chức
vụ ấy, khi chức vụ thay đổi thì bậc lương cũng thay đổi theo.
b. Cải cách tiền lương giai đoạn 1985- 1992
Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc ban hành Nghị quyết của Hội nghị
Trung ương 8 khóa V (tháng 6-1985) và Nghị định số 235/HĐBT ngày 18/9/1985
của Hội đồng Bộ trưởng Về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và
các lực lượng vũ trang đã dẫn đến một cuộc cải cách lớn về giá - lương - tiền, mở
đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước. Nghị định số 235 quy định thang, bảng lương đối
với công nhân, nhân viên, cán bộ quản lý xí nghiệp, công ty và bảng lương chức vụ
đối với cán bộ, viên chức trong các tổ chức sự nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.
Tính đến tháng 9-1985, tiền lương của người lao động tăng 64%, nền kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn, tổng thu nhập quốc dân tính trên đầu người thấp, lạm phát
đã làm giá trị của đồng lương giảm nhanh chóng và mức trả lương không đánh giá
đúng giá trị thực tế sức lao động của người lao động. Năm 1986, công cuộc đổi mới
đất nước bắt đầu, ngày 28/12/1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 202-
HĐBT Về tiền lương công nhân, viên chức sản xuất kinh doanh khu vực quốc
doanh và công tư hợp doanh và Quyết định số 203-HĐBT về tiền lương công nhân,

15
viên chức hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chính
sách xã hội, tiền lương tối thiểu được nâng lên 22.500 đồng/tháng.
Năm 1987, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, từ đây
ở Việt Nam xuất hiện thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Ngày 29-
8-1990, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ra Quyết định số
356/LĐTBXH/QĐ về mức lương tối thiểu của người lao động trong các xí nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, mức lương tối thiểu áp dụng trong khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài là 50 USD/tháng.
c. Cải cách tiền lương giai đoạn 1993- 2002
Từ năm 1993 đến đầu những năm 2000, nền kinh tế liên tục tăng trưởng nhanh
(trung bình khoảng 8 đến 9%/năm) trong khi tiền lương vẫn không thay đổi nên giá
trị tiền lương trên thực tế bị giảm sút. Do đó, ngày 21/1/1997, Chính phủ ra Nghị
định số 06/CP về việc giải quyết tiền lương và trợ cấp năm 1997 đối với công chức,
viên chức hành chính - sự nghiệp, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức, lực lượng vũ trang
cán bộ xã, phường và một số đối tượng hưởng chính sách xã hội. Theo đó, nâng
mức lương tối thiểu lên 144.000 đồng/tháng. Tiếp đến, ngày 15/12/1999, Chính
phủ ra Nghị định số 175/1999/NĐ-CP Về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu,
mức trợ cấp sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và
sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc nguồn ngân sách nhà nước, với mức lương
tối thiểu là 180.000 đồng/tháng. Đồng thời, để bảo vệ cho người lao động khu vực
doanh nghiệp tư nhân, ngày 27-3-2000, Chính phủ ra Nghị định số 10/2000/NĐ-CP
Về việc quy định tiền lương tối thiểu trong các doanh nghiệp với mức tiền lương
tối thiểu là 180.000 đồng/tháng. Ngày 15-12-2000, Chính phủ ra Nghị định số
77/2000/NĐ-CP Về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt
phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí, với mức
lương tối thiểu là 210.000 đồng/tháng.
d. Cải cách tiền lương giai đoạn 2003- 2023
Ngày 15/9/2005, Chính phủ ra Nghị định số 118/2005/NĐ-CP điều chỉnh mức
lương tối thiểu chung lên 350.000 đồng/tháng. Ngày 7-9-2006, Chính phủ ban hành

16
Nghị định số 94/2006/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, nâng mức
lương tối thiểu chung lên 450.000 đồng/tháng. Thực hiện Kết luận số 23-KL/TW
ngày 29/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5 và Kết luận số 63-KL/TW ngày
27/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI, nước ta đã từng bước hoàn thiện cơ
chế quy định mức lương tối thiểu vùng và chế độ tiền lương của khu vực doanh
nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đồng
thời từ năm 2013, tiền lương tối thiểu để tính lương cho người lao động ở khu vực
công được đổi thành mức lương cơ sở. Ngày 9/11/2016, Quốc hội đã ban hành
Nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm, trong đó có nội dung tăng mức lương cơ
sở tối thiểu trung bình 7%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
Tiếp đó, do diễn biến của dịch Covid-19, chính sách tiền lương mới đã được
lùi thời điểm áp dụng là ngày 01/7/2022 thay vì năm 2021 như dự kiến. Cụ thể:
theo Nghị quyết 27/NQ-TW quy định: bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương, xây
dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ
lãnh đạo (02 bảng lương cho cán bộ, công chức, viên chức và 03 bảng lương cho
lực lượng vũ trang), bãi bỏ hàng loạt phụ cấp và khoản chi ngoài lương; gộp nhiều
phụ cấp và ban hành phụ cấp mới.
2.4. Một số nhận xét về các đợt cải cách tiền lương nước ta vừa qua
Thứ nhất, từ việc phân tích các giai đoạn cải cách chính sách tiền lương của
Việt Nam có thể nhận thấy quá trình phát triển, hoàn thiện tư duy lý luận về chính
sách tiền lương của Đảng và Nhà nước Việt Nam: từ chỗ chỉ bó hẹp trong khu vực
Nhà nước và phụ thuộc vào ngân sách sang thực hiện đồng bộ ở cả hai khu vực:
nhà nước và doanh nghiệp; từ chỗ chỉ quan tâm đến vấn đề cải thiện mức lương tối
thiểu cho người lao động sang đổi mới chính sách tiền lương một cách toàn diện; từ
chỗ cải cách chính sách tiền lương mang tính đơn lẻ, độc lập hướng đến cải cách
đồng bộ, toàn diện gắn với những vấn đề/chính sách có liên quan của thể chế chính
sách; từ chỗ coi chính sách tiền lương là vấn đề thuần túy có tính chất chi phí
nguồn lực sang là vấn đề đầu tư cho phát triển bền vững.

17
Thứ hai, từ thực tiễn cải cách chính sách tiền lương, nhất là từ giai đoạn từ
1992 đến nay cho thấy những nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, cải cách
chính sách tiền lương của nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Ðảng và Nhà
nước Việt Nam đã sớm quan tâm và có nhiều cố gắng trong việc cải cách tiền
lương cho người lao động, kể cả những giai đoạn đất nước có chiến tranh, bị bao
vây cấm vận.
Thứ ba, mặc dù những kết quả đạt được trong cải cách tiền lương giai đoạn từ
năm 2002 đến nay là rất đáng kể, tuy nhiên so với nhu cầu của người lao động, yêu
cầu của thực tiễn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, chính sách tiền lương vẫn
còn rất nhiều bất cập, hạn chế ở cả hai khu vực: nhà nước và doanh nghiệp.
2.5. Chính sách cải cách tiền lương bắt đầu từ ngày 1/7/2024
Từ ngày 1-7-2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo
Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII: điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng
tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn
với lương cơ sở.
Thứ nhất: Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở Trung ương
đang thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù.
Từ ngày 1-1-2024 đến hết ngày 30/6/2024: Mức tiền lương và thu nhập tăng
thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc
thù; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Nghị quyết
27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công
chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban
Chấp hành Trung ương ban hành.
Thứ hai: Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực
công).
Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng
quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung

18
tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm,
không bao gồm phụ cấp). Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ,
công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn,
nghiệp vụ áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh
đạo; Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang.
Thứ ba: Đối với người lao động trong doanh nghiệp:
a. Về mức lương tối thiểu vùng:
Tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng theo tháng; bổ
sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ. Điều chỉnh mức lương tối thiểu
vùng bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người hưởng
lương.
b. Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập:
Đối với các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự
quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao
động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và
trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao
động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
Đối với doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước quy định nguyên tắc chung để xác
định tiền lương và tiền thưởng đối với doanh nghiệp nhà nước gắn với năng suất
lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hướng đến bảo đảm mặt bằng tiền lương
trên thị trường.
Đối với doanh nghiệp làm nhiệm vụ bình ổn thị trường theo nhiệm vụ được
Nhà nước giao thì tính toán, xác định để loại trừ những chi phí bảo đảm thực hiện
nhiệm vụ bình ổn thị trường, làm cơ sở xác định tiền lương, tiền thưởng của người
lao động và người quản lý doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp dịch vụ công ích: Nhà nước tính đúng, tính đủ chi phí
tiền lương phù hợp với mặt bằng thị trường vào chi phí, đơn giá sản phẩm, dịch vụ

19
công ích. Nhà nước thực hiện chính sách điều tiết thu nhập bảo đảm hài hòa lợi ích
giữa doanh nghiệp, người quản lý, người lao động và Nhà nước.

20
NGUỒN TRÍCH DẪN

1, Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Chương 11,12,13, trang 253 – 302.
2, Thông cáo báo chí về tình hình dân số, lao động việc làm quý iv và năm 2023,
Xu hướng tiền lương toàn cầu trong bối cảnh lạm phát tăng cao - VnEconomy
Emagazine.
3, Báo cáo của ILO, Xu hướng tiền lương toàn cầu trong bối cảnh lạm phát tăng
cao - VnEconomy Emagazine.
4. Tạp chí tổ chức nhà nước, Chính sách tiền lương ở Việt Nam - những chặng
đường cải cách (tcnn.vn).
5. Báo người lao động, Cập nhật mới nhất về chính sách cải cách tiền lương từ 1-7-
2024 (nld.com.vn).

21
22
BẢN POWERPOINT

23
24

You might also like