You are on page 1of 63

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI


---------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Đề tài: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TẠI CÔNG TY TNHH MTV BẤT ĐỘNG SẢN HUY MINH

Giáo viên hướng dẫn: …………………….


Sinh viên thực hiện: ………………………
Lớp: ………………………………………..
Ngành: ………………………………………..

Năm: 2023
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
---------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Đề tài: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TẠI CÔNG TY TNHH MTV BẤT ĐỘNG SẢN HUY MINH

Giáo viên hướng dẫn: …………………………


Sinh viên thực hiện: …………………………..
Lớp: ……………………………………………
Ngành: ………………………………………….

Năm: 2023

2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương không chỉ mang ý nghĩa lớn về mặt kinh tế mà
còn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực xã hội. Trên toàn bộ quy mô kinh tế, tiền lương
thể hiện sự cụ thể hóa của quá trình phân phối vật chất do người lao động tạo ra. Vì vậy, việc
xây dựng một hệ thống trả lương phù hợp, giúp tiền lương thực sự đóng vai trò khuyến khích
cả về mặt vật chất và tinh thần đối với người lao động, là cực kỳ quan trọng đối với mọi
doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Với người lao động, tiền lương không chỉ là nguồn thu nhập chủ yếu đảm bảo cuộc sống
cá nhân và gia đình, mà còn là tiêu chuẩn để họ quyết định làm việc tại một doanh nghiệp
hay không. Đối với doanh nghiệp, chi phí tiền lương chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng chi
phí sản xuất kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp luôn nỗ lực đảm bảo mức tiền lương phản
ánh đúng kết quả lao động, vừa tạo động lực thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và đồng
thời giảm thiểu chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Điều này làm tăng cường sức
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Để thực hiện được điều này, công tác hạch toán kế toán tiền lương đóng vai trò quan
trọng, cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về số lượng, thời gian, và kết quả lao động.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác này, bản thân em đã áp dụng phương châm "Học
đi đôi với hành" trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tại CÔNG TY TNHH MTV
BẤT ĐỘNG SẢN HUY MINH. Được sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp tại phòng tài
chính kế toán và đặc biệt là sự chỉ dẫn của thầy giáo …………………………., em đã tích
luỹ kiến thức từ trường và ứng dụng chúng vào công việc thực tế của Công ty em đã chọn đề
tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại CÔNG TY TNHH MTV BẤT
ĐỘNG SẢN HUY MINH” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3
Chương:
Chương 1: Các vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Chương 2: Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại CÔNG TY
TNHH MTV BẤT ĐỘNG SẢN HUY MINH
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại CÔNG TY TNHH MTV BẤT ĐỘNG SẢN HUY MINH
3
CHƯƠNG 1.
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1. Các khái niệm và ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.1. Khái niệm
a. Tiền lương và bản chất của tiền lương
Theo quy định tại Điều 90, Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
- Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận
để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp
lương và các khoản bổ sung khác.
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính
đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Link tham khảo Bộ luật lao động năm 2019: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-
dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-2019-333670.aspx
Bản chất của tiền lương:
Bản chất của tiền lương, tiền công là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá
trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng lao
động đồng thời chịu sự chi phối của quy luật kinh tế như quy luật cung – cầu, quy luật giá
trị….
Link trích dẫn bản chất của tiền lương: https://luatlaodong.vn/tien-luong-ban-chat-va-
nguyen-tac-cua-to-chuc-tien-luong/
b. Các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương là khoản trích từ lương và chi phí mà cả người lao động và
người sử dụng lao động phải cùng thực hiện để đảm bảo tính ổn định đời sống cho người lao
động và duy trì những hoạt động trong doanh nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam quy định về khấu
trừ lương là những khoản trích theo lương thông thường là:
- Bảo hiểm xã hội (BHXH): Khoản tiền mà doanh nghiệp và người lao động đóng để
bù đắp một phần thu nhập cho người lao động trong trường hợp mất sức lao động như
ốm đau, tai nạn, thai sản.
4
- Bảo hiểm y tế (BHYT): Khoản tiền mà cả người sử dụng lao động và người lao động
chi trả cho cơ quan bảo hiểm để được hỗ trợ chi phí khám – chữa bệnh trong trường
hợp ốm đau, bệnh tật.
- Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Khoản tiền mà doanh nghiệp và người lao động
đóng để được hỗ trợ về mặt tài chính tạm thời khi bị mất việc tuy nhiên cần phải đáp
ứng đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí công đoàn (KPCĐ): khoản tiền mà chỉ doanh nghiệp đóng để thực hiện
những chỉ tiêu cho hoạt động của tổ chức.
Link trích dẫn các khoản trích theo lương: https://aztax.com.vn/cac-khoan-trich-theo-luong/
Các khoản trích theo lương năm 2023 theo quy định hiện hành:

Bảng 1.1: Tỷ lệ các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành

Link tham khảo các khoản trích theo lương năm 2023: https://ketoanleanh.edu.vn/kinh-
nghiem-ke-toan/ty-le-cac-khoan-trich-theo-luong-moi-nhat.html
Thuế thu nhập cá nhân: có thể được hiểu là một loại thuế trực thu, được đánh vào một số cá
nhân có thu nhập cao.
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định
như sau:
(1) Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại
mục 3 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu
thuế quy định tại mục 3 phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
(2) Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12
tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
5
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà
thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
(3) Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại (2) mục này.
Link tham khảo định nghĩa thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế:
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-
luat/44253/thue-thu-nhap-ca-nhan-la-gi-04-dieu-can-biet-ve-thue-thu-nhap-ca-nhan

Bảng trích tỷ lệ thuế Thu nhập cá nhân 2023:


Thuế suất thuế TNCN được áp dụng theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần; hoặc cũng có
thể áp dụng phương pháp rút gọn theo Phụ lục: 01/PL-TNCN Ban hành kèm theo Thông tư
111/2013/TT-BTC:

Bảng 1.2: Tỷ lệ trích thuế thu nhập cá nhân 2023 (Trích Luật Thuế TNCN)

6
Link tham khảo Thuế suất thuế thu nhập cá nhân: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-
doanh-nghiep/bai-viet/cach-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan-nam-2023-tu-tien-luong-tien-cong-
2546.html
1.1.2. Ý nghĩa của tiền lương
- Tiền lương và các khoản trích theo lương không những có ý nghĩa phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người lao động mà còn có ý nghĩa giúp các nhà quản lý sử dụng quỹ
tiền lương có hiệu quả nhất tức là hợp lý hoá chi phí giúp doanh nghiệp làm ăn có lãi. Cung
cấp thông tin đâỳ đủ chính xác về tiền lương của doanh nghiệp, để từ đó doanh nghiệp có
những điều chỉnh kịp thời, hợp lý cho những kì doanh thu tiếp theo.
- Tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ là nguồn thu nhập chính, thường xuyên của
người lao động, đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động, kích thích lao động làm việc
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích
theo lương được hạch toán hợp lý công bằng chính xác.
Link trích dẫn ý nghĩa của tiền lương: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81n_l
%C6%B0%C6%A1ng#:~:text=Ti%E1%BB%81n%20l%C6%B0%C6%A1ng%20v
%C3%A0%20c%C3%A1c%20kho%E1%BA%A3n,h%E1%BB%A3p%20l%C3%BD%20c
%C3%B4ng%20b%E1%BA%B1ng%20ch%C3%ADnh
1.1.3. Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là tổng số tiền lương doanh nghiệp chi trả cho tất cả các
loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản
tiền lương như lương cố định, lương thưởng, trợ cấp,… Tuy nhiên, khoản chủ yếu là tiền
lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế
Link trích dẫn khái niệm quỹ tiền lương: https://aztax.com.vn/quy-luong-la-gi/

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài
chính nhằm sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, các khoản chi tiền
lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động không được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế thuộc một trong các trường hợp như hình ảnh bên dưới:

7
Thành phần quỹ lương thuộc doanh nghiệp bao gồm các khoản chủ yếu sau:
 Tiền lương sẽ được tính theo thời gian, tiền lương được tính theo sản phẩm và tiền
lương khoán.
 Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra các sản phẩm hỏng trong phạm vi chế
độ quy định.
 Tiền lương được sử dụng để trả cho người lao động trong thời gian doanh nghiệp
ngừng sản xuất do một số nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi
công tác sẽ làm nghĩa vụ theo các chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi
học.
 Tiền ăn trưa, ăn ca.
 Các loại phụ cấp khác như: làm thêm giờ, làm thêm,…
 Các khoản tiền thưởng cho nhân viên có tính chất thường xuyên.
Bên cạnh đó, trong quỹ lương có kế hoạch còn được tính cả khoản tiền chi trợ cấp bảo hiểm
xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông…
Link tham khảo các thành phần của quỹ tiền lương trong doanh nghiệp:
https://amis.misa.vn/96979/quy-luong-la-gi/
1.2. Các chế độ tiền lương, trích lập và sử dụng BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền ăn giữa ca
của Nhà nước quy định

8
1.2.1. Chế độ của Nhà nước quy định về tiền lương
a. Các quy định cơ bản về khung lương (cấp bậc lương, hệ số lương) áp dụng trong
Doanh nghiệp
- Khung lương (thang lương) là hệ thống các quy định nhằm xác định các
mức lương tương ứng với từng bậc nghề nhất định trên cơ sở phân biệt trình độ chuyên môn
khác nhau giữa các nhóm người lao động có tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật rõ ràng, cụ thể.
Link trích dẫn định nghĩa khung lương: https://luatminhkhue.vn/thang-luong-la-gi.aspx

- Thang lương được cấu thành bởi bậc lương, hệ số tiền lương và bội số của thang
lương. Trong đó, bậc lương thể hiện mức phức tạp và mức tiêu hao lao động của công việc,
quy định khởi điểm từ bậc 1 đến bậc cao nhất. Hệ số tiền lương thể hiện sự chênh lệnh giữa
các bậc lương. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến
khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh
nghiệm, phát triển tài năng. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa bậc cao nhất và
bậc thấp nhất của thang lương.
Link trích dẫn cấu trúc khung lương: https://luatminhkhue.vn/thang-luong-la-gi.aspx

- Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp phải
xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng
lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động
và trả lương cho người lao động.
Link trích dẫn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-
2019-333670.aspx

- Hình ảnh thang lương của CÔNG TY TNHH MTV BẤT ĐỘNG SẢN HUY MINH
được minh họa như bên dưới đây:

9
Tên công ty :CÔNG TY TNHH MTV BẤT ĐỘNG SẢN HUY MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
MST:0309245238 Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Địa chỉ: 07 Lý Tự Trọng P.Bến Nghé, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG


Áp dụng mức lương tối thiểu: 4.680.000
Đơn vị tính: Việt Nam đồng
NHÓM CHỨC DANH, Bậc Lương
VỊ TRÍ CÔNG VIỆC
I II III IV V VI VII
1. Giám đốc Công ty
Mức Lương 8,200,000 8,500,000 8,920,000 10,261,000 10,746,050 11,210,253 12,720,765
2. Phó Giám đốc; Kế Toán Trưởng
Mức Lương 8,000,000 8,350,000 8,717,500 9,013,375 9,508,544 10,933,971 11,380,669
3. Trưởng phòng kinh doanh;HCNS
Mức Lương 6,500,000 6,800,000 6,915,000 7,045,750 7,923,038 8,657,689 9,040,574
4. Nhân viên Kế toán; NV Kinh doanh; NV Kỹ thuật; NV Văn phòng
Mức Lương 6,100,000 6,355,000 6,622,750 6,903,888 7,199,082 7,509,036 8,834,488
5. Nhân viên lao công tạp vụ
Mức Lương 4,680,000 5,301,000 5,659,700 5,917,685 6,728,569 6,972,998 7,451,648
Bình Dương, ngày 01 tháng 07 năm 2022
Người lập biểu GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Ký và ghi rõ họ tên Ký và ghi rõ họ tên

NGUYỄN THỊ MAI LAN ĐỖ VĂN LIÊN

b. Chế độ quy định về mức tiền lương tối thiểu


Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019, Nghị định 38/2022/NĐ-CP (có
hiệu lực từ ngày 01/7/2022) và các văn bản pháp luật khác có liên quan lương tối thiểu
vùng có giải thích về mức lương tối thiểu như sau:
- Mức lương tối thiểu: là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công
việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối
thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động
và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số
giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất
nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
- Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP , mức lương tối thiểu vùng theo
tháng quy định như sau:
+ Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng.
10
+ Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng.
+ Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng.
+ Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu vùng theo giờ quy định như sau:
+ Vùng I: 22.500 đồng/giờ;
+ Vùng II: 20.000 đồng/giờ;
+ Vùng III: 17.500 đồng/giờ;
+ Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.
c. Các chế độ quy định tiền lương làm đêm, làm thêm giờ, thêm ca, làm thêm trong các
ngày nghỉ theo chế độ quy định (ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ….)
- Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 55, 56, 57 Nghị định số 145/2020/NĐ-
CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và
quan hệ lao động, cụ thể như sau:
 Tiền lương làm thêm giờ
Lương làm thêm giờ là khoản tiền lương trả cho người lao động khi họ làm việc ngoài
giờ làm việc bình thường theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có nêu tiền lương làm thêm giờ được
minh họa như hình bên dưới:

11
 Tiền lương làm việc vào ban đêm
Theo Điều 106 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
“Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau."
 Người lao động có ca làm từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau sẽ được tính là làm
giờ ban đêm và được hưởng những ưu đãi về tiền lương cho người làm việc ban đêm.
Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 về tiền lương làm việc vào ban đêm quy định:
“Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương
tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc
bình thường” và cách tính được minh họa như hình dưới đây:

 Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm


Làm thêm giờ vào ban đêm là việc người lao động làm thêm giờ trong khoảng thời gian từ
22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau và được tính như hình bên dưới:

12
1.2.2. Chế độ của Nhà nước quy định về các khoản trích theo lương
- Căn cứ để tính BHXH, BHYT, KPCĐ
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Khoản 2 Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014, Khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm,
từ ngày 1/1/2018 tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao
động đóng theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức lương, phụ
cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong
HĐLĐ.
- Tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ
 Theo quy định tại Khoản 1 Điều 85, Khoản 1 Điều 86 Luật BHXH năm 2014; Khoản 7
Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014; Điểm a và Điểm b
Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm; Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-
CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành
một số điều của Luật BHYT; Điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 44/2017/NĐ-CP
ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ BHTNLĐ,
BNN thì tổng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN hiện nay là 32% tiền lương tháng làm
căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, trong đó người sử dụng lao động đóng 21.5%,
người lao động đóng 10.5% (cụ thể, quỹ ốm đau và thai sản: 3% do người sử dụng lao
động đóng toàn bộ; quỹ TNLĐ, BNN: 0,5% do người sử dụng lao động đóng toàn bộ;
quỹ hưu trí và tử tuất: 22%, người sử dụng lao động đóng 14%, người lao động đóng

13
8%; quỹ BHYT: 4,5%, người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1,5%;
quỹ BHTN: 2%, người sử dụng lao động đóng 1%, người lao động đóng 1%).
 Dưới đây là bảng trích tỷ lệ BHXH, BHYT, KPCĐ năm 2023

Trích: https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sachmoi/39507/muc-dong-
bhxh-bat-buoc-bhtn-bhyt-nam-2022

- Chế độ quản lý và sử dụng các khoản trích theo lương


 Quản lý và Sử dụng Các Khoản Trích BHXH:
 Quản lý: Các khoản trích BHXH thường được quản lý bởi Bảo hiểm xã hội
Việt Nam (https://baohiemxahoi.gov.vn/).
 Sử dụng: Các khoản trích này được sử dụng để chi trả các quyền lợi của người
tham gia BHXH, bao gồm quyền lợi khi nghỉ hưu, nghỉ thai sản, bệnh tật, và các
trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
 Quản lý và Sử dụng Các Khoản Trích BHYT:
 Quản lý: Các khoản trích BHYT thường được quản lý bởi Bảo hiểm y tế Việt
Nam (BYT).

14
 Sử dụng: Các khoản trích này được sử dụng để chi trả chi phí y tế cho người
tham gia BHYT khi họ cần sử dụng dịch vụ y tế.
 Quản lý và Sử dụng Các Khoản Trích KPCĐ:
 Quản lý: Các khoản trích KPCĐ thường được quản lý bởi Bảo hiểm xã hội
Việt Nam và có thể có sự hỗ trợ từ Bảo hiểm y tế.
 Sử dụng: Các khoản trích này thường được sử dụng để chi trả chi phí khám
chữa bệnh và các chi phí liên quan đối với người tham gia.
1.2.3. Chế độ tiền ăn giữa ca
 Trích nội dung cơ bản của chế độ tài chính đã quy định về chế độ tiền ăn giữa
ca
- Phụ cấp ăn trưa, ăn ca là một trong những khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động
hỗ trợ cho người lao động để chi trả chi phí ăn giữa ca trong thời gian làm việc.
 Đối với người lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ
- Căn cứ theo khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/9/2016 của
Bộ Lao động – Thương binh xã hội quy định:"Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn
giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực
hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15
tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế
độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước."
 Đối với người lao động trong các doanh nghiệp khác
- Căn cứ Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 (Có hiệu lực từ 1/1/2021) quy định: “Chế độ
nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động
được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của
người sử dụng lao động”. Với quy định này, có thể thấy, pháp luật không bắt buộc người sử
dụng lao động trong các doanh nghiệp này phải thực hiện chế độ phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca
hay các loại phụ cấp khác cho người lao động.
1.2.4. Chế độ tiền thưởng quy định
- Theo quy định mới nhất tại điều 104, Bộ luật lao động năm 2019 đang áp dụng hiện nay
thì:
Điều 104. Thưởng
15
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao
động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn
thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi
làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với
nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Thưởng có tính chất thường xuyên: thưởng tăng năng suất lao động,
thưởng tiết kiệm NVL và CCDC
- Thưởng có tính chất thường xuyên thường được thiết lập để khuyến khích và động
viên nhân viên làm việc hiệu quả, tăng cường năng suất, và thúc đẩy tiết kiệm trong sử dụng
nguyên vật liệu và tài sản cố định (NVL và CCDC). Dưới đây là một số thông tin chi tiết về
thưởng có tính chất thường xuyên, cụ thể là thưởng tăng năng suất lao động và thưởng tiết
kiệm NVL và CCDC:
 Thưởng tăng năng suất lao động:
- Mục đích: Thưởng này thường được thiết lập để động viên và thưởng cho những nhân
viên hoặc nhóm làm việc có đóng góp tích cực đối với tăng cường năng suất lao động trong
công việc hàng ngày.
- Tiêu chí đánh giá: Tiêu chí để đánh giá năng suất lao động có thể bao gồm sản xuất
nhiều sản phẩm, giảm thời gian làm việc, cải thiện chất lượng công việc, hoặc đóng góp vào
các mục tiêu kinh doanh.
- Phương thức tính toán: Mức thưởng thường được tính dựa trên hiệu suất cá nhân
hoặc nhóm và có thể được xác định bằng một tỷ lệ (%) của doanh thu hoặc lợi nhuận tăng
cường.
 Thưởng tiết kiệm NVL và CCDC:
- Mục đích: Thưởng tiết kiệm NVL và CCDC thường được thiết lập để khuyến khích
việc sử dụng nguyên vật liệu và tài sản cố định một cách hiệu quả, giảm lãng phí và tăng
cường lợi nhuận.
- Tiêu chí đánh giá: Tiêu chí để đánh giá tiết kiệm có thể bao gồm việc giảm lượng
NVL sử dụng, tăng cường sử dụng CCDC hiệu quả, hoặc giảm chi phí vận hành.

16
- Phương thức tính toán: Mức thưởng thường được xác định dựa trên số tiền tiết kiệm
đạt được hoặc một phần trăm (%) của số tiền tiết kiệm so với kế hoạch hay mức tiêu
chuẩn.
 Thưởng định kỳ vào cuối năm
- Hàng năm nếu Công Ty kinh doanh có lãi Công Ty sẽ trích từ lợi nhuận đễ thưởng cho
NLĐ mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận mỗi năm.
- Mức thưởng cụ thể từng NLĐ tùy thuộc vào sự đóng góp công sức, chất lượng công tác,
chấp hành đầy đủ nội quy, các quy định của Công ty.
- Được tính = tỷ lệ % * [tổng lương thực tế trong năm/ 12 tháng]. Phòng HCNS có trách
nhiệm lập tờ trình về tỷ lệ %, dự toán tổng tiền thưởng tháng lương 13 trước 30 ngày so với
ngày bắt đầu nghỉ tết.
1.3. Các hình thức tiền lương
Căn cứ Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về hình thức trả lương, cụ thể như
sau:
1.3.1. Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động
a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ
vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động,
cụ thể:
a1) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
a2) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa
thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân
với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa
thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia
cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp
lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày
được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận
trong hợp đồng lao động;
a4) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận
tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng

17
tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105
của Bộ luật Lao động.
1.3.2. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm
Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ
vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá
sản phẩm được giao.
1.4. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương
Ghi Nhận Lương Cơ Bản:
- Xác định Mức Lương Cơ Bản của nhân viên là dựa trên hợp đồng lao động và quy
định nội bộ của công ty.
- Xác định Chu Kỳ Chi Trả Lương có thể trả hàng tháng, hàng tuần…. và thời điểm chi
trả.
- Chấm Công và Ghi Chấm Công: ghi nhận thông tin chấm công để xác định số giờ làm
việc và các yếu tố ảnh hưởng đến lương.
Tính Toán và Trích Các Khoản Thuế và Bảo Hiểm:
- Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân (TNCN): tính toán và trích thuế thu nhập cá nhân theo
quy định của pháp luật.
- Tính Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH), Bảo Hiểm Y Tế (BHYT), và Bảo Hiểm Thất Nghiệp
(BHTN) theo quy định của pháp luật.
Ghi Sổ Kế Toán:
- Lập Bảng Lương Chi Tiết: tạo bảng lương chi tiết cho từng nhân viên, bao gồm lương
cơ bản và các khoản trích.
- Ghi Sổ Kế Toán: ghi sổ các khoản lương và các khoản trích vào hệ thống kế toán.
Báo Cáo và Thanh Toán:
- Chuẩn Bị Báo Cáo Lương: chuẩn bị báo cáo chi tiết về lương cho từng nhân viên, bao
gồm lương và các khoản trích.
- Thực hiện quá trình thanh toán lương: thanh toán theo hình thức đã xác định ( tiền măt
hoặc chuyển khoản)
Kiểm Soát và Bảo Mật:
- Kiểm Soát Nội Bộ: thiết lập kiểm soát nội bộ để đảm bảo tính chính xác và bảo mật
dữ liệu lương.
18
- Tuân Thủ Pháp Luật: đảm bảo rằng quá trình kế toán lương tuân thủ đầy đủ các quy
định của pháp luật.

1.5. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
1.5.1. Tài khoản kế toán sử dụng: TK334, TK338
a. Tài khoản 334 – Phải trả người lao động
- Mục đích: dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả
cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội
và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334 được trình bày như hình bên dưới:

- Các tài khoản chi tiết:


Tài khoản 334 - Phải trả người lao động có 2 tài khoản cấp 2.

- Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh
toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có

19
tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân
viên.

- Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình
thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh
nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc
về thu nhập của người lao động.

- Sơ đồ hạch toán tài khoản 334 – Phải trả người lao động theo thông tư 200/2014/TT-
BTC được minh họa như hình bên dưới:

a. Tài khoản 338 – Phải trả , phải nộp khác


- Mục đích: dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp khác
ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm tài khoản 33 (từ tài khoản 331
đến tài khoản 337).
- Tài khoản 338 cũng được dùng để hạch toán doanh thu nhận trước về các dịch vụ đã cung
cấp cho khách hàng và các khoản chênh lệch giá phát sinh trong giao dịch bán thuê lại tài sản
là thuê tài chính hoặc thuê hoạt động.
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 338 được trình bày như hình bên dưới:

20
- Các tài khoản chi tiết:
Tài khoản 3388 có 8 tài khoản cấp 2 như sau:
Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ xử lý: Thể hiện giá trị tài sản thừa chưa xác định được
nguyên nhân, chờ quyết định xử lý của cấp trên, nếu tài sản thừa xác định được nguyên nhân
và có hướng xử lý cụ thể thì hạch toán vào tài khoản có liên quan, không qua tài khoản 3381;
Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Thể hiện tình hình trích và thanh toán KPCĐ tại đơn
vị;
Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Thể hiện tình hình trích và thanh toán BHXH tại đơn vị;
Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Thể hiện tình hình trích và thanh toán BHYT tại đơn vị;
Tài khoản 3385 - Phải trả về cổ phần hóa: Thể hiện số phải trả về việc thu bán cổ phần vốn
nhà nước, khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn góp 100% của nhà nước sang vốn
công ty cổ phần tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;
Tài khoản 3386 - Bảo hiểm thất nghiệp: Thể hiện tình hình trích và thanh toán BHTN tại
đơn vị;
Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Tăng hoặc giảm doanh thu chưa thực hiện
trong kỳ kế toán (khách hàng trả tiền trước cho 1 kỳ hay nhiều kỳ về cho thuê tài sản, lãi

21
nhận trước khi cho vay hoặc mua các công cụ nợ, chênh lệch giá bán giữa trả ngay và trả
chậm;
Tài khoản 3388 - Phải trả, phải nộp khác: Thể hiện các khoản phải trả khác trừ các khoản
thể hiện trên tài khoản 3381 đến 3387.
- Sơ đồ hạch toán tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác theo thông tư 200/2014/TT-
BTC được minh họa như hình bên dưới:

22
1.5.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Một số nghiệp vụ chủ yếu của tài khoản 334
1. Tính tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động
Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642: Tổng tiền lương và phụ cấp phải trả;
Có TK 334: Tổng tiền lương, phụ cấp phải trả.
2. Tính tiền thưởng phải trả cho người lao động
➤ Xác định số tiền thưởng người lao động được trích từ quỹ khen thưởng:
Nợ TK 3531: Tiền thưởng phải trả người lao động;
Có TK 334: Tiền thưởng phải trả cho người lao động.
➤ Khi chi trả tiền thưởng cho người lao động:
Nợ TK 334: Tiền thưởng chi trả cho người lao động;
Có TK 111, 112: Tiền thưởng chi trả cho người lao động.
3. Tính tiền bảo hiểm xã hội hưởng chế độ ốm đau, thai sản… phải trả cho người lao
động
Phát sinh người lao động được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, công ty phải tính tiền
BHXH phải trả cho công người lao động:
Nợ TK 3383: Số tiền được hưởng chế độ;
Có TK 334: Số tiền được hưởng chế độ.
4. Tính tiền lương nghỉ phép phải trả cho người lao động
Hàng tháng, kế toán thực hiện tính (trích trước) tiền lương nghỉ phép cho người lao động:
Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: Số tiền lương nghỉ phép;
Nợ TK 335: Số tiền lương nghỉ phép (nếu có trích trước);
Có TK 334: Số tiền lương nghỉ phép.
5. Các khoản phải trừ vào lương
➤ Khoản tiền tạm ứng chưa chi hết:
Nợ TK 334: Số tiền tạm ứng chưa chi hết;
Có TK 141: Số tiền tạm ứng chưa chi hết.
➤ Khoản tiền thu bồi thường về tài sản theo quyết định xử lý:
Nợ TK 334: Số tiền thu bồi thường;

23
Có TK 138: Số tiền thu bồi thường.
➤ Khoản trích trừ BHXH, BHYT, BHTN vào lương người lao động:
Nợ TK 334: Tổng tiền BHXH, BHYT, BHTN người lao động phải nộp;
Có TK 3383: BHXH trích trừ vào lương (8% x mức lương tham gia bảo hiểm);
Có TK 3384: BHYT trích trừ vào lương (1.5% x mức lương tham gia bảo hiểm);
Có TK 3386: BHTN trích trừ vào lương (1% x mức lương tham gia bảo hiểm).
6. Tính tiền thuế TNCN
Tính tiền thuế TNCN của người lao động phải nộp cho ngân sách nhà nước:
Nợ TK 334: Số tiền thuế TNCN phải nộp;
Có TK 3335: Số tiền thuế TNCN phải nộp.
7. Ứng trước hoặc thực trả lương
Khi người lao động ứng trước tiền lương hoặc doanh nghiệp chi trả tiền lương cho người
lao động:
Nợ TK 334: Số tiền ứng trước hoặc trả lương cho người lao động;
Có TK 111, 112: Số tiền ứng trước hoặc trả lương cho người lao động.
8. Thanh toán các khoản phải trả
Các khoản phải trả khác như tiền ăn, tiền nhà, tiền điện thoại, tiền xăng xe, tiền học phí…:
Nợ TK 334: Khoản tiền phải trả cho người lao động;
Có TK 111, 112: Khoản tiền phải trả cho người lao động.
9. Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho người lao động bằng sản phẩm, hàng hóa
Khi doanh nghiệp trả lương hoặc thưởng cho người lao động bằng sản phẩm, hàng hóa,
phải ghi nhận doanh thu bán hàng hóa, ghi:
Nợ TK 334 - Số tiền sản phẩm, hàng hóa đã bao gồm thuế;
Có TK 511- Doanh thu bán hàng;
Có TK 33311 - Số tiền thuế GTGT phải nộp.
- Một số nghiệp vụ chủ yếu của tài khoản 338
1. Tài sản thừa chờ xử lý
1.1. Chưa có quyết định xử lý
Nợ các TK 111, 152, 153, 156, 211 (lấy theo giá trị hợp lý) tiền mặt, vật tư, công cụ
dụng cụ, hàng hóa, TSCĐ;
Có các TK 3381 - Tài sản thừa cần xử lý.
24
1.2. Có quyết định xử lý
Nợ TK 3381 - Tài sản thừa cần được xử lý;
Có TK 411 - Vốn đầu tư chủ sở hữu;
Có TK 441 - Vốn xây dựng cơ bản;
Có TK 3388 - Các khoản phải thu, phải trả khác;
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp;
Có TK 711 - Thu nhập khác.
2. Tài sản thừa khi cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
2.1. Khi nhận quyết định cổ phần hóa của cấp trên, kế toán xử lý
Nợ các TK 111, 112;
Có TK 3381 - Tài khoản thừa cần xử lý.
2.2. Tài sản thừa so với biên bản
Nợ TK 3381 - Tài khoản thừa chờ xử lý;
Có TK 331 - Trả cho người bán (nếu là của người bán dư);
Có TK 3388 - Trả khác;
Có TK 411 - Vốn chủ sở hữu (nếu không tìm được nguyên nhân).
3. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
Trích các khoản bảo hiểm:
Nợ TK 622, 623, 641, 642 (đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh);
Có TK 3382, 3383, 3384, 3386 (KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN).
Khi nộp các khoản bảo hiểm:
Nợ TK 3382, 3383, 3384, 3386;
Có TK 111, 112 - Tiền gửi, tiền mặt.
4. Khi vay, mượn, nhận góp vốn hàng hóa, vật tư, tiền không hình thành pháp nhân
Nợ TK 111, 112, 152, 153, 156;
Có TK 3388 - Tài khoản phải trả, phải nộp khác.
5. Doanh thu chưa thực hiện về việc cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt
động
Khi nhận tiền trước cho thuê tài sản trong nhiều năm:
Nợ TK 112, 112 (tổng số tiền thực nhận);
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (chưa có VAT);
25
Có TK 3331 - Thuế GTGT.
Hàng kỳ phân bổ vào doanh thu:
Nợ TK 3387;
Có TK 511 - Tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Khi không thực hiện được hợp đồng cho thuê tài sản, trả lại tiền:
Nợ TK 3387 giá chưa gồm VAT;
Nợ TK 3331 thuế VAT;
Có TK 112, 111 - Tổng tiền phải trả.
6. Trường hợp trả chậm, trả góp
Nợ TK 111, 112, 131 - Phải thu khách hàng, tiền gửi, tiền mặt;
Có TK 3387 - Chênh lệch giữa giá trả ngay và trả chậm;
Có TK 511 - Giá bán cần trả tiền ngay;
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Hàng kỳ, kế toán phân bổ doanh thu chưa thực hiện:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa phân bổ;
Có TK 515 - Doanh số tài chính.
Ghi nhận thu tiền trả chậm, trả góp:
Nợ TK 111, 112 - TK tiền mặt, tiền gửi;
Có TK 131 - TK phải thu khách hàng.
Hạch toán giá vốn:
>> Nếu bán hàng hóa:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán;
Có TK 155, 156, 157, 154 (631).
>> Nếu bán, thanh lý BĐS ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán;
Nợ TK 2147 - Hao mòn TSCĐ;
Có TK 217 - BĐS đầu tư .
7. Nhận ký cược, ký quỹ
7.1. Nhận ủy thác nhập khẩu
7.1.1. Khi nhận tiền của doanh nghiệp giao ủy thác để nhập khẩu hàng hóa
Nợ TK 111, 112 - Tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng;
26
Có TK 3388 - Phải trả khác.
7.1.2. Khi chuyển tiền để ký quỹ LC
Nợ TK 244 - Ký quỹ, ký cược, cầm cố;
Có TK 111, 112 - Tiền gửi, tiền mặt.
Khi nhận hàng về doanh nghiệp tự theo dõi riêng không thể hiện trên bảng cân đối
kế toán.
7.1.3. Khi thanh toán ủy thác nhập khẩu
Khoản tiền cho nhà cung cấp ở nước ngoài:
Nợ TK 138 - Phải thu khác;
Nợ TK 3388 - Phải trả khác;
Có TK 111, 112, 3388 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả khác.
Khi mở ký quỹ, xem như thanh toán 1 phần cho bên nước ngoài:
Nợ TK 138 - Phải thu khác;
Có TK 244 - Ký cược, ký quỹ.
Nộp thuế XNK, thuế GTGT hàng nhập khẩu:
Nợ TK 138 thu lại số tiền nộp hộ;
Nợ TK 3388 trừ vào tiền đã nhận ủy thác;
Có TK 111, 112.
7.1.4. Phí ủy thác nhập khẩu và thuế GTGT trên phí ủy thác thì kế toán ghi
Nợ TK 131, 111, 112 - Phải thu, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng;
Có TK 511 - Doanh thu;
Có TK 3331 - Thuế GTGT.
7.1.5. Các khoản chi hộ liên quan hoạt động xuất khẩu: ngân hàng, hải quan…
Nợ TK 138 - Phải thu khác;
Có TK 111, 112.
Kết thúc giao dịch ủy thác thì bù trừ công nợ:
Nợ TK 3388 - Phải trả khác;
Có TK 138 - Phải thu khác.
7.2. Nhận ủy thác xuất khẩu
7.2.1. Chi hộ bên ủy thác xuất khẩu
Nợ TK 138 - Phải thu khác;
27
Có TK 111, 112 - Tiền mặt, ngân hàng.
7.2.2. Nhận tiền của người mua ở nước ngoài
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng;
Có TK 3388 - Phải trả khác.
7.2.3. Bù trừ các khoản phải thu, trả khác
Nợ TK 3388 - Phải trả khác;
Có TK 138 - Phải thu khác.
8. Chênh lệch tỷ giá khi lập báo cáo tài chính vào cuối năm
Phát sinh lãi tỷ giá:
Nợ TK 3388 - Phải trả khác;
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá.
Phát lỗ tỷ giá:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá;
Có TK 3388 - Phải trả khác.
(Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương).
Quá trình kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương thường đi qua nhiều
bước để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quản lý tài chính và nhân sự của doanh
nghiệp. Dưới đây là một trình tự các bước thông thường:
Bước 1: Chấm Công và Thu Thập Thông Tin:
 Ghi nhận giờ làm việc, làm thêm giờ, nghỉ phép, và các sự kiện khác liên quan
đến chấm công.
Bước 2: Tính Lương Cơ Bản:
 Dựa vào thông tin chấm công, tính toán lương cơ bản cho từng nhân viên.
Bước 3: Phụ Cấp và Các Khoản Thu Nhập Khác:
 Tính toán và ghi nhận các khoản phụ cấp như làm thêm giờ, phụ cấp lễ tết, và
các khoản thu nhập khác.
Bước 4: Tính Các Khoản Trích Theo Lương:
 Xác định và tính toán các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân, và các khoản vay ứng lương (nếu có).
Bước 5: Tính Tổng Thu Nhập và Tổng Khấu Trừ:

28
 Tổng hợp các khoản thu nhập và khấu trừ để có tổng thu nhập gross và tổng
khấu trừ.
Bước 6: Chi Trả Lương Net:
 Tính toán lương net bằng cách trừ tổng khấu trừ từ tổng thu nhập gross.
Bước 7: Ghi Chứng từ Kế Toán:
 Ghi chứng từ kế toán để phản ánh các giao dịch liên quan đến lương nhân viên.
Chứng từ này bao gồm cả thu nhập và chi trả.
Bước 8: Chi Trả Lương và Các Khoản Trích:
 Chi trả lương net và chuyển các khoản trích theo lương (ví dụ: bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế) cho các cơ quan chức năng.
Bước 9: Báo Cáo và Theo Dõi:
 Tạo báo cáo lương, bảng lương cá nhân, và các báo cáo khác để theo dõi chi
phí nhân sự và cung cấp thông tin quản lý.
Bước 10: Lưu Trữ và Bảo Quản Hồ Sơ:
 Lưu trữ hồ sơ liên quan đến lương, chấm công, và các chứng từ kế toán một cách an
toàn và tuân thủ quy định.
Trình tự kế toán tiền lương

29
Trình tự các khoản trích theo lương

30
31
CHƯƠNG 2
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LÂM
DUYỆT PHÁT
2.1. Khái quát chung về Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm
Duyệt Phát
- Tên giao dịch của doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LÂM
DUYỆT PHÁT
- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: LAM DUYET PHAT TRADING SERVICE
COMPANY
- Tên doanh nghiệp viết tắt: LAM DUYET PHAT CO., LTD
- Mã số thuế: 3702148796
- Địa chỉ: Số 1B Đại lộ Bình Dương, Khu phố Hòa Long, Phường Lái Thiêu, Thành phố Thuận
An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
- Người đại diện pháp luật: Trương Văn Duyệt
- Số điện thoại: 090.490.4449
- Email: LDPlamduyetphat@gmail.com hoặc duyettv76@gmail.com
- Website: http://lamduyetphat.com.vn
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Ngày thành lập: 15/01/2013
- Lĩnh vực kinh doanh chính: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

Hình 1: Logo Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát

32
(Nguồn: Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát)
Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát tiền thân là công ty Viễn Đạt,
được thành lập năm 2002 bởi những người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh
vực Viễn Thông, Hệ thống tổng đài nội bộ,camera hội nghị truyền hình (chuyên phuc vụ cho
hệ thống ngân hàng , khách sạn ,Công ty Bảo Hiểm ).
Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát là một tổ chức kinh tế hạch toán
độc lập, hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân và được đặt lập với con dấu riêng biệt. Với
mối quan hệ đồi nội đối ngoại vững chắc, Công ty đã xây dựng và duy trì một môi trường
kinh doanh tích cực và công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và phát triển.
Công ty cam kết duy trì tinh thần bình đẳng trong quá trình kinh doanh và luôn đối xử
công bằng với mọi đối tác, bao gồm cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tầm
nhìn công bằng và lòng tin vào sự đa dạng là những giá trị cốt lõi mà Công ty chú trọng để
thúc đẩy sự phát triển toàn diện.
Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát cũng tuân thủ đúng các quy định
pháp luật và được phép mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng theo quy định của pháp
luật, đồng thời xác định rõ trách nhiệm và cam kết trong việc thực hiện các giao dịch tài
chính một cách minh bạch và chính xác.

33
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát
Chức Năng Chính:
Cung Cấp Thiết Bị và Dịch Vụ: Mở rộng lĩnh vực kinh doanh để chuyên cung cấp Thiết
Bị Khuấy Phun Sơn, Máy Móc Công Cụ Cầm Tay, Thiết Bị Đo Lường Chính Xác cho các
ngành công nghiệp như Sản Xuất Xe Hơi, Gỗ, Cơ Khí Công Nghiệp, Dược, và Thực Phẩm.
Nhiệm Vụ Cụ Thể:
Thương Hiệu và Sản Phẩm Chất Lượng: Xây dựng và duy trì thương hiệu uy tín, được
chấp nhận trong cộng đồng doanh nghiệp thông qua việc cung cấp sản phẩm chất lượng từ
các thương hiệu nổi tiếng như AVAYA, POLYCOM, ANEST IWATA, PROTIMA,
PRONA, WAGNER, MEIJI, ALLJET, MANOLI MITUTOYO, BOSCH, CDC, MAKITA.
Hậu Mãi và Chăm Sóc Khách Hàng: Đảm bảo sự hài lòng của quý khách hàng và đối tác
thông qua chế độ hậu mãi và chăm sóc khách hàng đáng giá, tăng cường niềm tin và đánh giá
cao về thương hiệu và sản phẩm.
Nỗ Lực Cải Thiện: Tận dụng kinh nghiệm và nỗ lực liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm
để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Phục Vụ Bảo Trì và Bảo Dưỡng: Cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng chuyên nghiệp để
đảm bảo sản phẩm luôn hoạt động ổn định và hiệu quả.
Chiến Lược Kinh Doanh: Quy Tắc "1.000 Lần": Thiết lập chiến lược kinh doanh
với quy tắc "1 quý khách hàng đến mua hàng Công Ty Lâm Duyệt Phát 1.000 lần, chứ
không phải 1.000 quý khách hàng đến công ty mua hàng 1 lần."
Mong Đợi Từ Quý Khách Hàng:
Sự Quan Tâm và Hợp Tác: Mong đợi sự quan tâm, hợp tác và hỗ trợ tích cực từ phía quý
khách hàng để phát triển cùng nhau trong tương lai.
=> Công Ty TNHH TM-DV Lâm Duyệt Phát cam kết không chỉ là người cung cấp sản
phẩm, mà còn là đối tác đáng tin cậy và hỗ trợ cho khách hàng và đối tác kinh doanh.
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức

34
TRƯƠNG VĂN DUYỆT

PHÓ GIÁM ĐỐC

KHỐI VĂN PHÒNG KHỐI KINH DOANH KHỐI SẢN XUẤT

KINH DOANH KỸ THUẬT


HÀNH CHÍNH -
NHÂN SỰ

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT


TÀI CHÍNH –
KẾ TOÁN
MARKETTING VẬT TƯ

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban


Giám đốc công ty đóng vai trò lãnh đạo cấp cao, sở hữu trình độ và kinh nghiệm quản lý
đáng kể. Ông chịu trách nhiệm trước pháp luật cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty và là người đầu tiên chỉ đạo các hoạt động chung. Ngoài ra, ông cũng có trách nhiệm
trực tiếp trong việc tổ chức bộ máy của công ty.
Phó giám đốc, trong tư cách là người tham mưu, chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược, chính
sách nhân sự và kinh doanh của công ty. Họ đề xuất biện pháp kiểm soát và cải tiến tổ chức,
có thể đại diện và quyết định công việc khi có ủy quyền từ giám đốc.
Khối văn phòng bao gồm hai phòng ban chính:
1. Phòng hành chính nhân sự: Đảm nhiệm các nhiệm vụ như tuyển dụng, bố trí, và sắp
xếp quản lý lao động và tiền lương phù hợp. Phòng này cũng chịu trách nhiệm tổ chức
bộ máy quản lý, phân xưởng và quản lý các vấn đề liên quan đến công tác hành chính
và quan hệ xã hội khác.
35
2. Phòng Tài chính - Kế toán: Lập các báo cáo tài chính hàng tháng, quý và năm, hạch
toán sổ sách theo quy định của Nhà nước và công ty. Cung cấp số liệu chi tiết về các
chỉ tiêu kinh tế cơ bản, đồng thời tham mưu cho giám đốc và phó giám đốc về quản lý
tài chính, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi và thu nhập tăng.
Khối kinh doanh bao gồm ba phòng ban:
1. Phòng Kinh doanh: Tham mưu trong sản xuất kinh doanh để hoàn thành chỉ tiêu và
nâng cao hiệu suất, mở rộng và phát triển sản xuất.
2. Phòng Kế hoạch: Lập chính sách quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh và đảm bảo
quản lý kỹ thuật và chất lượng sản xuất. Họ cũng thực hiện dự án của doanh nghiệp.
3. Phòng Marketing: Xây dựng và phát triển thương hiệu, nghiên cứu thị trường, lập kế
hoạch và thực hiện chiến lược Marketing, quảng bá sản phẩm của công ty với khách
hàng.
Khối sản xuất có ba phòng ban chính:
1. Phòng Kỹ thuật: Quản lý kỹ thuật, duy trì, tu bổ, sửa chữa và lắp đặt thiết bị để đảm
bảo sản xuất hiệu quả và ổn định.
2. Phòng Sản xuất: Chịu trách nhiệm chế biến sản phẩm nhựa gia dụng, nhựa công
nghiệp và cao su để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
3. Phòng Vật tư: Lập kế hoạch vật tư, bảo quản chất lượng, quản lý dự trữ và cung ứng
vật tư cho sản xuất.
2.1.4. Bộ máy kế toán của Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát
2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy Kế toán

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KẾ KẾ KẾ KẾ KẾ KẾ
THỦ TOÁN TOÁN TOÁN TOÁN TOÁN TOÁN
QUỸ THUẾ KHO THANH TIỀN BÁN GIÁ
TOÁN LƯƠNG HÀNG THÀNH
36
2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
Kế toán trưởng đóng vai trò quản lý cấp cao, đảm nhận trách nhiệm cho những nhiệm vụ
chính của bộ phận kế toán. Nhiệm vụ bao gồm điều hành và quản lý các hoạt động của phòng
kế toán, giám sát và đảm bảo tính hợp pháp của sổ sách kế toán, phối hợp trong việc phân
tích và dự đoán nguồn lực tài chính để tối ưu hóa lợi nhuận, tham gia vào quá trình lập báo
cáo tài chính, và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên kế toán.
Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm về việc thu thập, tổng hợp, phản ánh, ghi chép và thống
kê tổng quát các thông tin trên các tài khoản, sổ sách kế toán, báo cáo lãi lỗ và báo cáo tài
chính theo các kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Thủ quỹ quản lý và kiểm tra tính pháp lý, chính xác của các chứng từ thu chi, đảm bảo sự
khớp đúng giữa tiền mặt tại quỹ và trên sổ sách thông qua kiểm kê quỹ đều đặn.
Kế toán thuế đảm nhận trách nhiệm trong việc lập tờ khai thuế GTGT hàng quý, theo dõi
tình hình đóng nộp thuế, và chủ động thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.
Kế toán kho theo dõi chi tiết về hàng hoá, nhập xuất kho hàng hoá theo số lượng và giá trị.
Định kỳ đối chiếu số lượng với thủ kho để đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu kế toán và bộ
phận kho.
Kế toán thanh toán kiểm soát hoạt động thu chi, theo dõi công nợ, tạm ứng, bồi thường vật
chất, nộp ngân sách, và lập các báo cáo công nợ gửi Giám đốc và Kế toán trưởng.
Kế toán tiền lương tính toán tiền lương, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, và theo dõi
tình hình đóng BHXH hàng tháng. Lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Kế toán bán hàng theo dõi doanh thu bán hàng, kiểm tra xuất - nhập - tồn của hàng hoá và
vật tư.
Kế toán giá thành tổ chức hệ thống sản phẩm, thực hiện kiểm kê, xử lý và cập nhật số lượng
sản phẩm đang sản xuất. Xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học và
hợp lý để xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong mỗi kỳ một
cách đầy đủ và chính xác.
2.1.5. Khái quát hoạt động của Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát
trong giai đoạn 2021 -2022
Quy mô tài sản
37
Bảng 1.1: Quy mô tài sản của Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát 2021-
2022
(Đơn vị tính: nghìn đồng)

Năm 2021 Năm 2022


Chỉ tiêu so sánh
Số tiền % Số tiền %
Tài sản ngắn hạn 274,166,984 70.39 393,672,513 65.13
Tài sản dài hạn 115,322,489 29.61 210,795,556 34.87
Tổng Tài sản 389,489,473 100 604,468,069 100
(Nguồn: Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát 2023)

Bảng 1.2 Bảng so sánh quy mô tài sản của Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt
Phát 2021-2022
(Đơn vị tính: VND)

Năm 2022 so với năm 2021


Chỉ tiêu so sánh
Tuyệt đối Tương đối (%)

Tài sản ngắn hạn 119,505,529 55.59


Tài sản dài hạn 95,473,067 44.41
Tổng Tài sản 214,978,596 55.19

(Nguồn: Phòng Kế toán tài Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát 2023)
Nhận xét:
Dựa vào bảng 1.1 Quy mô tài sản của Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt
Phát 2021-2022 ta thấy: tỷ trọng cơ cấu TSNH luôn cao hơn so với TSDH và có sự chênh
lệch lớn. Cụ thể là:
 Ở năm 2021 TSNH hơn TSDH là 158.844.495 nghìn đồng
 Ở năm 2022 TSNH hơn TSDH là 182.876.957 nghìn đồng
Dựa vào bảng 1.2 Quy mô tài sản Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát
2021-2022 ta thấy TSNH hay TSDH đều tăng dần lên qua các năm:

38
 TSNH của năm 2022 tăng 55,59% so với năm 2021
 TSDH của năm 2022 tăng 44,41% so với năm 2021
 Tổng tài sản của năm 2022 tăng 55,19% so với năm 2021
Nguyên nhân:
 Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát không ngừng tiến hành
nghiên cứu và cải tiến, dồn sức sáng tạo để đem đến nhiều sản phẩm mới, nhằm
tối ưu hóa hiệu suất làm việc cho đội ngũ khách hàng. Đồng thời, tập trung chặt
chẽ vào việc tuân thủ các chế độ và Thông tư được Nhà nước ban hành, nhằm
đảm bảo rằng mọi hoạt động kinh doanh diễn ra theo đúng quy định và đồng bộ
với các chuẩn mực ngành nghề.
 Công ty không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, không chỉ để tăng cường
sức mạnh tổ chức mà còn nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng trên thị trường. Công
ty đã và đang triển khai từng bước cụ thể các biện pháp nhằm khắc phục những
tác động tiêu cực mà đại dịch Covid-19 năm 2019 đã tạo ra, đồng thời thích ứng
linh hoạt với những thách thức và biến động trong môi trường kinh doanh.
 Công ty không chỉ hoạt động với mục tiêu lợi nhuận, mà còn là một đối tác đáng
tin cậy, luôn đặt lợi ích và an sinh xã hội lên hàng đầu. Cam kết tiếp tục đóng
góp tích cực vào cộng đồng và xã hội, xây dựng một hình ảnh vững chắc và đầy
trách nhiệm của Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát.
Quy mô nguồn vốn
Bảng 1.3 Quy mô nguồn vốn của Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt
Phát 2021-2022
(Đơn vị tính: nghìn đồng)

Năm 2021 Năm 2022


Chỉ tiêu so sánh
Số tiền % Số tiền %
Nợ phải trả 86,754,432 21.92 132,456,026 24.41
Vốn chủ sở hữu 309,056,943 78.08 410,236,542 75.59
Tổng nguồn vốn 395,811,375 100 542,692,568 100

39
(Nguồn: Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát 2023)
Bảng 1.4 Bảng so sánh quy mô vốn của Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt
Phát 2021-2022
(Đơn vị tính: VND)

Năm 2022 so với năm 2021


Chỉ tiêu so sánh
Tuyệt đối Tương đối (%)
Nợ phải trả 45,701,594 31.11
Vốn chủ sở hữu 101,179,599 68.89
Tổng nguồn vốn 146,881,193 37.11
Nguồn: Nguyễn Thị Thu Huyền xử lý số liệu năm 2021-2022
Nhận xét:
Dựa vào bảng 1.3 Quy mô nguồn vốn Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát
ta thấy: tỷ trọng cơ cấu Vốn CSH luôn cao hơn so với Nợ phải trả. Cụ thể là:
• Ở năm 2021 Vốn CSH hơn NPT là 222.302.511 nghìn đồng.
• Ở năm 2022 Vốn CSH hơn NPT là 277.780.516 nghìn đồng.
Dựa vào bảng 1.4 Quy mô nguồn vốn Công ty Cổ phần MISA ta thấy Vốn CSH
và NPT cũng tăng lên qua các năm, cụ thể:
• Nợ phải trả của năm 2022 tăng 31,11 % so với năm 2021.
• Vốn chủ sở hữu của năm 2022 tăng 68,89 % so với năm 2021.
• Tổng NPT & Vốn CSH của năm 2022 tăng 37,11 % so với năm 2021.
Nguyên nhân:
 Bằng việc tăng vốn chủ sở hữu, Công ty chúng tôi đã mở rộng đầu tư vào máy móc và thiết
bị, nhằm nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng. Đồng thời, công ty không chỉ tập trung
vào hoạt động kinh doanh mà còn dành sự chú ý đặc biệt cho việc nghiên cứu và phát triển,
mục tiêu chính là đa dạng hóa và cải tiến sản phẩm.
 Song song với việc sản xuất các sản phẩm hiện có, công ty chú trọng vào việc nhập khẩu các
máy móc và thiết bị hiện đại nhất. Điều này nhằm mục đích đáp ứng tối ưu các yêu cầu đặc
biệt của khách hàng và tối đa hóa hiệu suất của sản xuất. Công ty cam kết không ngừng nỗ
lực để đảm bảo rằng chất lượng và tính năng của sản phẩm đều đáp ứng và vượt qua mong
đợi của khách hàng, từ đó đóng góp tích cực vào sự thành công của họ và của chính công ty.

40
Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt
Phát năm 2021- 2022
(Đơn vị tính: nghìn đồng)

Chỉ tiêu Doanh thu Lợi nhuận

Năm 2021 427,806,688 117,346,970

Năm 2022 676,894,796 187,183,855

Nguồn: Báo cáo thường niên Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát
2021-2022
Bảng 1.4 Bảng so sánh tình hoạt động kinh doanh của Công Ty Tnhh Thương Mại
Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát 2021-2022
(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Năm 2022 so với năm 2021


Chỉ tiêu so sánh
Số tiền %

Doanh thu 249,088,108 58.22

Lợi nhuận 69,836,885 59.51

Nguồn: Nguyễn Thị Thu Huyền xử lý số liệu năm 2021-2022

Biểu đồ 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021 – 2022

41
(Nguồn: Sinh viên Nguyễn Thị Thu Huyền tổng hợp phân tích, 2019)
Nhận xét:
− Doanh thu của năm 2022 của Công ty có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2021
cụ thể tăng 58,22%.
− Lợi nhuận của năm 2022 tăng 59,51 % so với năm 2021.
Nguyên nhân:
− Đội ngũ nhân viên kinh doanh không chỉ mở rộng về số lượng mà còn được đầu tư mạnh
mẽ để nâng cao chất lượng. Công ty cam kết cung cấp đội ngũ chuyên gia chín chắn và có
kinh nghiệm để đảm bảo sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong mọi giao dịch.
− Công ty đã thành công trong việc bảo toàn một nguồn doanh thu quan trọng từ năm 2021
sang năm 2022, chủ yếu thông qua chiến lược gia hạn hợp đồng với các đối tác và khách
hàng. Điều này chứng minh sự ổn định và lòng tin mà đối tác dành cho chúng tôi.

42
− Thị trường của công ty không chỉ phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc mà còn mở rộng ra cả
nước ngoài. Công ty luôn đánh giá cao cơ hội này và sẵn sàng tận dụng để mở rộng tầm ảnh
hưởng và thị trường của mình.
− Công ty không chỉ tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn đa dạng hóa các
dịch vụ để đáp ứng đầy đủ và hiệu quả nhất các nhu cầu của khách hàng. Việc này không chỉ
giúp công ty duy trì sự hài lòng của khách hàng mà còn tăng cường khả năng hỗ trợ và chăm
sóc khách hàng, đặt lên hàng đầu trong ưu tiên của doanh nghiệp.
2.2. Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công
Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát
2.2.1. Công tác tổ chức và quản lý lao động ở Doanh nghiệp
- Số lượng công nhân viên: Đội ngũ nhân viên hiện tại đếch bắt đầu từ 11 đến 30 người, được
phân chia thành 8 phòng ban khác nhau, mỗi phòng ban đảm nhận nhiều vị trí công việc khác
nhau. Mỗi vị trí có nhiệm vụ cụ thể, tuy nhiên, mọi nỗ lực đều hướng tới một mục tiêu
chung: đó là sự phát triển vững mạnh của công ty và đạt được doanh số kinh doanh cao. Điều
này đồng nghĩa với việc mỗi thành viên đóng góp vào mục tiêu tổng thể, thúc đẩy tinh thần
đồng đội và tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.

- Phân loại công nhân viên (trích bảng danh sách lao động của Doanh nghiệp)

43
Công ty tổ chức nhân sự theo cấu trúc chức năng, trong đó mỗi bộ phận đảm nhiệm một loạt
chức năng cụ thể, và mỗi bộ phận được quản lý trực tiếp bởi cấp trên của mình. Chi tiết chức
năng của từng bộ phận được mô tả như sau:
 Khối Văn Phòng: Được giao trách nhiệm về quản lý tuyển dụng, giải quyết các vấn
đề liên quan đến nhân sự và tổ chức công việc kế toán, tài chính trong công ty. Bộ
phận này chịu trách nhiệm chăm sóc và duy trì một môi trường làm việc hiệu quả và
tích cực.
 Khối Kinh Doanh: Chịu trách nhiệm về quảng cáo sản phẩm, xây dựng hình ảnh và
thương hiệu, và thúc đẩy quá trình bán hàng. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đồng thời đảm bảo rằng
sản phẩm được tiếp cận và đánh giá đúng mực trên thị trường.
 Khối Sản Xuất: Chịu trách nhiệm về sản xuất theo kế hoạch của công ty, đồng thời
quản lý các vấn đề kỹ thuật và công nghệ liên quan đến các khâu sản xuất, bán hàng
và hậu bán hàng. Bộ phận này đóng góp vào việc duy trì chất lượng và hiệu suất của
sản phẩm, đồng thời đảm bảo rằng quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả và tiết kiệm chi
phí.

44
45
2.2.2. Nội dung quỹ lương và thực tế công tác quản lý quỹ lương của Doanh nghiệp
- Nội dung quỹ lương
Quỹ tiền lương của Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát đại diện cho
tổng số tiền mà doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động mà nó quản lý và sử dụng.
Thành phần quỹ lương bao gồm những khoản chủ yếu sau:
 Tiền lương được tính theo thời gian làm việc, theo sản phẩm và theo hệ thống lương
khoán.
 Tiền lương trả cho người lao động tham gia sản xuất sản phẩm không đạt chất lượng
theo quy định.
 Tiền lương trả cho người lao động trong các trường hợp ngừng sản xuất do nguyên
nhân khách quan, thời gian đi công tác, thời gian nghỉ phép, và thời gian đi học.
 Chi phí ăn trưa và ăn ca.
 Các loại phụ cấp cho làm thêm giờ và công việc ngoài giờ.
 Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
Ngoài ra, trong quỹ tiền lương kế hoạch, còn bao gồm chi phí bảo hiểm xã hội cho công
nhân viên trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.
Để hỗ trợ việc hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp, quỹ tiền lương có thể được phân
thành hai loại: Tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp. Trong đó, chi
tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ.
 Tiền lương chính bao gồm số tiền doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian
họ thực hiện nhiệm vụ chính của mình, bao gồm cả lương cơ bản và các phụ cấp đi
kèm.
 Tiền lương phụ là số tiền trả cho người lao động trong các trường hợp họ thực hiện
nhiệm vụ ngoài công việc chính, cũng như trong thời gian nghỉ phép, nghỉ tết, và nghỉ
vì ngừng sản xuất, theo các quy định cụ thể.
- Thực tế công tác quản lý quỹ lương của Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ
Lâm Duyệt Phát (nêu thực tế công tác quản lý quỹ lương của đơn vị đang áp
dung)
- Xác định quỹ lương của công ty

46
Quỹ lương trong hai năm 2021 và 2022 của Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Lâm
Duyệt Phát không thay đổi và được phân chia thành hai phần chính: lương chính và lương
phụ (bao gồm tiền thưởng và phụ cấp). Để quản lý và phân phối công bằng, quỹ lương được
phân loại theo ba khối chính trong tổ chức, đó là Văn Phòng, Kinh Doanh, Sản Xuất, và Ban
Giám Đốc.
 Khối Văn Phòng: Bao gồm tất cả cán bộ và nhân viên thuộc các phòng Hành Chính
Nhân Sự và Kế Toán. Quỹ lương của khối này chiếm 13,5% tổng quỹ lương thực hiện
trong tháng của công ty.
 Khối Kinh Doanh: Bao gồm cán bộ và nhân viên trong các phòng Kinh Doanh, Kế
Hoạch, và Marketing. Phần quỹ lương dành cho khối này chiếm 23,3% tổng quỹ
lương thực hiện trong tháng của công ty.
 Khối Sản Xuất: Bao gồm cán bộ và nhân viên trong các phòng Kỹ Thuật, Sản Xuất,
Vật Tư, Kế Hoạch, và Marketing. Quỹ lương của khối này chiếm 28,7% tổng quỹ
lương thực hiện trong tháng của công ty.
Phần còn lại, tức 34,5%, được chia cho Ban Giám Đốc để đảm bảo quản lý và điều hành toàn
bộ hoạt động của công ty. Điều này giúp tạo ra một cơ cấu lương linh hoạt và minh bạch,
đồng thời khuyến khích sự công bằng và hiệu quả trong quản lý nguồn nhân lực của công ty.
Qũy lương của Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát năm 2021
và 2022 được thể hiện như biểu đồ bên dưới:

47
Xác định hệ số lương và mức lương tối thiểu của công ty.
Hệ số lương tại Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát được xác định
theo thang lương, bảng lương, và phụ cấp lương được quy định bởi Nhà nước, theo Nghị
định 205/2004/NĐ-CP, ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ. Nghị định này chi tiết
hóa và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao Động về tiền lương và được áp dụng
tại công ty.
Mức lương tối thiểu chung theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ vẫn
được duy trì như năm 2020 và được sử dụng để tính các khoản trích nộp và hưởng các chế độ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương ngừng việc, tiền lương các ngày nghỉ, ngày lễ tết,
nghỉ hàng năm, ký kết hợp đồng lao động, và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao
động. Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng theo từng khu vực như sau:
 Vùng 1: 4.420.000 đồng/tháng.
 Vùng 2: 3.920.000 đồng/tháng.
 Vùng 3: 3.430.000 đồng/tháng.
 Vùng 4: 3.070.000 đồng/tháng.
Theo Điều 3, Nghị định 38/2022/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu
tháng đã được điều chỉnh tăng thêm từ 180.000 đồng đến 260.000 đồng so với quy định trước
đây tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

48
 Vùng I: 4.680.000 đồng (tăng thêm 260.000 đồng).
 Vùng II: 4.160.000 đồng (tăng thêm 240.000 đồng).
 Vùng III: 3.640.000 đồng (tăng thêm 210.000 đồng).
 Vùng IV: 3.250.000 đồng (tăng thêm 180.000 đồng).
Nguyên tắc phân phối tiền lương
Quy chế tiền lương tại Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát, được ban
hành bởi Tổng Giám Đốc vào ngày 15/01/2013, được thiết lập nhằm cụ thể hóa quy trình tính
toán tiền lương tại các nhà máy, nhằm đảm bảo tính nhanh chóng và chính xác trong quá
trình thực hiện. Trong phần quy chế phân phối tiền lương, đề cập đến một số nguyên tắc cơ
bản như sau:
 Chất Lượng và Hiệu Quả: Tiền lương phải được phân phối dựa trên chất lượng và hiệu
quả công việc của người lao động, bao gồm cả tiền lương gắn với công việc, tiền
thưởng, và các khoản thu nhập khác.
 Lao Động Chuyên Môn Kỹ Thuật Cao: Đối với những lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao và đóng góp quan trọng, mức lương phải được xác định thoả đáng,
không phải là một phân phối bình quân.
 Quản Lý Chặt Chẽ Quỹ Lương: Quản lý và sử dụng quỹ lương phải được thực hiện
một cách chặt chẽ để đảm bảo sự hiệu quả và công bằng trong quá trình phân phối.
 Mục Đích Duy Nhất: Quỹ lương không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác
ngoài trả lương cho người lao động.
Nguyên tắc cơ bản là người lao động hoặc tập thể lao động sẽ hưởng lương theo cấp bậc công
việc của họ, và mức lương sẽ được điều chỉnh tùy theo thời điểm và các quy định của công
ty. Điều này nhằm đảm bảo công bằng và minh bạch trong việc phân phối tiền lương theo
nguyên tắc công bằng và có hiệu quả.
2.2.3. Hạch toán lao động và tính lương, trợ cấp BHXH
2.2.3.1. Hạch toán lao động
Tiến hành thu thập các chứng từ lao động của một tổ sản xuất hoặc các phòng
ban có liên quan:
- Bảng chấm công (Mẫu số 01 – LĐTL)
Công ty sử dụng bảng chấm công để theo dõi ngày công thực tế mà người lao động đã làm
việc hoặc nghỉ việc, nghỉ hưởng bảo hiểm xã hôi trong tháng. Bảng chấm công sẽ làm căn cứ
49
tính trả lương cho người lao động đầy đủ và chính xác nhất. Công ty sử dụng hình thức chấm
công theo từng ngày nghĩa là khi người lao động làm việc tại công ty thì mỗi ngày sẽ dùng
một ký hiệu để chấm công cho ngày đó và công ty đã lập bảng chấm công vào tháng
1/2021như hình bên dưới:

Tên công ty : CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LÂM DUYỆT PHÁT
Địa chỉ: Số 1B Đại lộ Bình Dương, Khu phố Hòa Long, Phường Lái Thiêu, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Mã số thuế : 3702148796
BẢNG CHẤM CÔNG
Điền số năm vào đây
Điền số tháng vào đây
NĂM 2022 Tháng 01 năm 2022
THÁNG 1
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tổng
Ngày/thứ
Mã NV số
Họ và tên Bảy CN Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy CN Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy CN Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy CN Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy CN Hai công
NV0001 Trương Văn Duyệt x P x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25
NV0002 Trần Thị Loan x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0003 Nguyễn Văn Nghĩa x x x x x x x x P/2 x x x x x x x x x x x x x x x x x 25
NV0004 Trần Thị Ngọc x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0005 Đỗ Quốc Thiên x x x x x x x x x x x x x V x x x x x x x x x x x x 25
NV0006 Lê Thị Cẩm Tú x x x P x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25
NV0007 Nguyễn Thị Mai x x x x x x x x x x x x x x V x x x x x x V x x x x 24
NV0008 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0009 Lê Thị Gia Linh x x x x x x x x V x x x x x x x x x x x x x x x x x 25
NV0010 Đinh Quốc Cường x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0011 Lê Bảo Ngọc x x x x x x x x x x x x x x x x P x x x x x x x x x 25
NV0012 Lê Thị Lan Anh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x P x x x x 25
NV0013 Nguyễn Xuân Tiến x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0014 Nguyễn Hữu Phước x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0015 Trần Nguyên Khang x x x x x x x x x x x x x x x V x x x x x x x x x x 25
NV0016 Nguyễn Thị Thắm x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0017 Nguyễn Nhật Minh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0018 Hoàng Bá Nguyên x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0019 Trần Văn Sang x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0020 Nguyễn Thị Bích x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0021 Trần Thị Mộng Quyên x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0022 Nguyễn Thị Bích Loan x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0023 Nguyễn Diệp Anh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0024 Lê Minh Trí x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0025 Lê Văn Ý x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0026 Trịnh Duy Hiếu x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0027 Phạm Xuân Tiến x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0028 Trương Xuân Thời x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0029 Lê Ánh Nguyệt x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
NV0030 Phan Thị Kim Liên x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26

Ghi chú: 01/1/2022


Thứ bảy #######
Chủ nhật
Bình Dương, Ngày 31 tháng 01 năm 2022

Người lập Kế toán trưởng Giám đốc


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

NGUYỄN THỊ MAI NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT TRƯƠNG VĂN DUYỆT

Ghi chú:
X: Công trong giờ ngày thường 08 tiếng, nếu ít hơn 08 giờ, ghi số giờ
P: Phép hưởng lương
P/2: Phép 1/2 ngày
L: Lễ nghỉ hưởng lương
TC: Tăng ca chủ nhật, nếu tăng ca ít hơn 08 giờ ghi số giờ
TCL: Tăng ca lễ, nếu tăng ca ít hơn 08 giờ ghi số giờ
NB: Nghỉ bù hưởng lương
V: Nghỉ làm không hưởng lương

50
- Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành
- Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Lâm Duyệt Phát sử dụng Phiếu xác nhận sản
phẩm hoặc công việc hoàn thành là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc
hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động, làm cơ sở để lập bảng thanh toán
tiền lương hoặc tiền công cho người lao động. Dưới đây là hình ảnh minh họa phiếu
xác nhận công việc của nhân viên Trịnh Duy Hiếu bộ phận sản xuất:

- Phiếu báo làm thêm giờ (Mẫu số 07 – LĐTL)

51
- Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08 – LĐTL)

52
- Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH (Mẫu số C03 - BH)

53
- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 05 – LĐTL)
BẢNG LƯƠNG THÁNG 1 - NĂM 2022 - KHỐI VĂN PHÒNG

Phụ cấp Ngày Các khoản trích vào chi phí doanh nghiệp Các khoản trích trừ vào lương
Thu Nhập Lương
Chức Lương công Tổng lương Thuế
STT Họ và tên Danh đóng bảo Tạm ứng Thực lĩnh
vụ chính Trách Điện Hỗ trợ thực thực tế KPCĐ BHXH BHYT BHTN BHXH BHYT BHTN TNCN
Ăn trưa Xăng xe Nghĩa hiểm Tổng Tổng
nhiệm thoại khác tế (2%) (17,5%) (3%) (1%) (8%) (1,5%) (1%)
A BP Hành chính - Nhân sự 28,000,000 8,000,000 5,400,000 1,300,000 1,050,000 7,280,000 51,030,000 127 54,090,833 36,000,000 720,000 6,300,000 1,080,000 360,000 8,460,000 2,880,000 540,000 360,000 3,780,000 123,667 100,000 50,087,167
01 Nguyễn Văn Nghĩa QL 7,000,000 3,000,000 1,500,000 400,000 350,000 1,590,000 13,840,000 26 14,993,333 10,000,000 200,000 1,750,000 300,000 100,000 2,350,000 800,000 150,000 100,000 1,050,000 123,667 13,819,667
02 Trần Thị Ngọc NV 6,000,000 2,000,000 1,200,000 300,000 250,000 1,670,000 11,420,000 25 11,895,833 8,000,000 160,000 1,400,000 240,000 80,000 1,880,000 640,000 120,000 80,000 840,000 100,000 10,955,833
03 Đỗ Quốc Thiên NV 5,000,000 1,000,000 900,000 200,000 150,000 1,340,000 8,590,000 25 8,947,917 6,000,000 120,000 1,050,000 180,000 60,000 1,410,000 480,000 90,000 60,000 630,000 8,317,917
04 Lê Thị Cẩm Tú NV 5,000,000 1,000,000 900,000 200,000 150,000 1,340,000 8,590,000 25 8,947,917 6,000,000 120,000 1,050,000 180,000 60,000 1,410,000 480,000 90,000 60,000 630,000 8,317,917
05 Nguyễn Thị Mai NV 5,000,000 1,000,000 900,000 200,000 150,000 1,340,000 8,590,000 26 9,305,833 6,000,000 120,000 1,050,000 180,000 60,000 1,410,000 480,000 90,000 60,000 630,000 8,675,833
B BP Tài chính - Kế toán 46,000,000 11,000,000 8,300,000 1,850,000 1,000,000 9,250,000 77,400,000 219 78,910,417 57,000,000 1,140,000 9,975,000 1,710,000 570,000 13,395,000 4,560,000 855,000 570,000 5,985,000 158,167 1,250,000 71,517,250
01 Nguyễn T. Ánh Nguyệt
KTT 8,000,000 3,000,000 1,500,000 250,000 200,000 1,250,000 14,200,000 26 15,383,333 11,000,000 220,000 1,925,000 330,000 110,000 2,585,000 880,000 165,000 110,000 1,155,000 158,167 14,070,167
02 Lê Thị Gia Linh NV 4,750,000 1,000,000 1,200,000 200,000 100,000 1,000,000 8,250,000 24 8,250,000 5,750,000 115,000 1,006,250 172,500 57,500 1,351,250 460,000 86,250 57,500 603,750 200,000 7,446,250
03 Đinh Quốc Cường NV 4,750,000 1,000,000 800,000 200,000 100,000 1,000,000 7,850,000 23 7,522,917 5,750,000 115,000 1,006,250 172,500 57,500 1,351,250 460,000 86,250 57,500 603,750 6,919,167
04 Lê Bảo Ngọc NV 4,750,000 1,000,000 800,000 200,000 100,000 1,000,000 7,850,000 25 8,177,083 5,750,000 115,000 1,006,250 172,500 57,500 1,351,250 460,000 86,250 57,500 603,750 100,000 7,473,333
05 Lê Thị Lan Anh NV 4,750,000 1,000,000 800,000 200,000 100,000 1,000,000 7,850,000 23 7,522,917 5,750,000 115,000 1,006,250 172,500 57,500 1,351,250 460,000 86,250 57,500 603,750 750,000 6,169,167
06 Nguyễn Xuân Tiến NV 4,750,000 1,000,000 800,000 200,000 100,000 1,000,000 7,850,000 26 8,504,167 5,750,000 115,000 1,006,250 172,500 57,500 1,351,250 460,000 86,250 57,500 603,750 7,900,417
07 Nguyễn Hữu Phước NV 4,750,000 1,000,000 800,000 200,000 100,000 1,000,000 7,850,000 25 8,177,083 5,750,000 115,000 1,006,250 172,500 57,500 1,351,250 460,000 86,250 57,500 603,750 200,000 7,373,333
08 Trần Nguyên Khang NV 4,750,000 1,000,000 800,000 200,000 100,000 1,000,000 7,850,000 23 7,522,917 5,750,000 115,000 1,006,250 172,500 57,500 1,351,250 460,000 86,250 57,500 603,750 6,919,167
09 Nguyễn Thị Thắm NV 4,750,000 1,000,000 800,000 200,000 100,000 1,000,000 7,850,000 24 7,850,000 5,750,000 115,000 1,006,250 172,500 57,500 1,351,250 460,000 86,250 57,500 603,750 7,246,250
Tổng 74,000,000 19,000,000 13,700,000 3,150,000 2,050,000 16,530,000 128,430,000 346 133,001,250 93,000,000 1,860,000 16,275,000 2,790,000 930,000 21,855,000 7,440,000 1,395,000 930,000 9,765,000 281,833 1,350,000 121,604,417
Người lập biểu GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Ký và ghi rõ họ tên Ký và ghi rõ họ tên

NGUYỄN THỊ MAI

TRƯƠNG VĂN DUYỆT

- Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH (Mẫu số C04 - BH)

54
2.2.3.2. Trình tự tính lương, BHXH phải trả và tổng hợp số liệu
Bước 1: Căn cứ vào chứng từ hạch toán về thời gian lao động và chế độ tiền lương trả
theo thời gian áp dụng trong Doanh nghiệp để tính lương thời gian và các khoản phụ
cấp phải trả cho một số người lao động điển hình có tên trong bảng chấm công.
Bước 2: Căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
quy định, được theo dõi ở phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành (Mẫu số
06 – LĐTL) và đơn giá tiền lương sản phẩm áp dụng trong Doanh nghiệp để tính tiền
lương sản phẩm phải trả cho công nhân sản xuất.

55
Bước 3: Sau khi tính tiền lương thời gian, lương sản phẩm và các khoản phụ cấp phải
trả cho công nhân viên trong từng tổ sản xuất, phòng ban thì kế toán lập bảng thanh
toán tiền lương theo từng bộ phận (Mẫu số 02 – LĐTL).
Bước 4: Căn cứ vào thời gian làm đêm, làm thêm giờ, làm thêm ca và chế độ quy định
của Nhà nước và điều kiện thực tế của Doanh nghiệp để tính phụ cấp làm đêm, làm
thêm giờ, làm thêm ca phải trả cho công nhân sản xuất (Minh hoạ trong chứng từ Mẫu
số 07 – LĐTL).
Bước 5: Cách tính tiền ăn giữa ca được áp dụng trong Doanh nghiệp
Bước 6: Cách tính tiền thưởng của Doanh nghiệp (Minh hoạ trong chứng từ Mẫu số 05
– LĐTL)
Bước 7: Tính BHXH thực tế phải trả cho từng công nhân viên
Bước 8: Lập bảng tổng hợp lương của từng bộ phận
Bước 9: Lập bảng tổng hợp tiền lương toàn Doanh nghiệp
2.2.4. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
2.2.4.1. Tài khoản sử dụng: TK334, TK338, TK335
Tài khoản 334:
Kế toán sử dụng tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên.
Kết cấu:
Bên nợ:
- Phản ánh các khoản tiển lương, thưởng BHXH và các khoản đã trả, ứng trước cho công
nhân viên
- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên.
Bên có:
- Phản ánh các khoản tiền lương, tiền thưởng BHXH và các khoản còn phải trả công nhân
viên.
Số dư bên có:
- Phản ánh các khoản tiền lương tiền thưởng, BHXH và các khoản khác còn phải trả cho
công nhân viên.
Trường hợp cá biệt tài khoản 334 có thể có số dư bên nợ phản ánh số tiền đã trả quá số phải
về tiền lương, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên.
56
Tài khoản 338:
Kế toán sử dụng tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác,
Kết cấu:
Bên Nợ:
- Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ
- Các khoản đã chỉ vẻ kinh phí công đoàn
- Xử lý giá trị tài sản thừa
- Các khoản đã trả, đã nộp khác.
Bên Có:
- Các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ
- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
- Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại
Số dư có:
- Số tiền còn phải trả, phải nộp hay giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
Số dự bên nợ:
- Phản ánh số tiền thừa, nộp thừa, vượt chỉ chưa được thanh toán.
Khi hạch toán các khoản trích theo lương kế toán cần sử dụng 3 tài khoản chỉ tiết sau:
TK3382 Kinh phí công đoàn
TK3383 Bảo hiểm xã hội
TK3384 Bảo hiểm y tế
Tài khoản 335:
Kế toán sử dụng tài khoản 335 – Chi phí phải trả
Kết cấu:
Bên Nợ:
- Các khoản chi trả thực tế phát sinh đã được tính vào chi phí phải trả
- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí
Bên Có:
- Chi phí phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh
Số dự bên có:
- Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.

57
2.2.4.2. Trình tự kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của Doanh
nghiệp
Bước 1: Căn cứ vào số liệu đã tổng hợp được trên bảng tổng hợp tiền lương của toàn Doanh
nghiệp hoặc bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, tình hình thực tế về thanh
toán lương, BHXH, tình hình nộp và quyết toán BHXH, BHYT, KPCĐ ở Doanh nghiệp để
lập định khoản kế toán và ghi vào các sổ kế toán tổng hợp có liên quan.
Bước 2: Căn cứ vào hình thức kế toán áp dụng trong Doanh nghiệp để thực hiện trong hệ
thống sổ kế toán cho phù hợp với thực tế.
CHƯƠNG 3.
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ LÂM DUYỆT PHÁT

3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LÂM DUYỆT PHÁT
3.1.1. Nhận xét chung về công tác kế toán của Công Ty.
Bộ phận kế toán đóng vai trò không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp, công ty, hay xí
nghiệp. Đội ngũ trẻ tích cực của bộ phận này đóng góp tích cực vào quản lý kinh doanh của
công ty, xây dựng lòng tin từ cả bộ máy cán bộ công nhân viên và người lao động toàn công
ty. Hệ thống số sách của công ty được đánh giá là tương đối hoàn chỉnh. Trong lĩnh vực tiền
lương, bộ phận kế toán áp dụng hình thức trả lương linh hoạt và phù hợp, đặc biệt là ở phòng
kế toán. Bộ máy kế toán được tổ chức khoa học, hợp lý, với việc phân công rõ ràng theo từng
phần công việc cụ thể.
Đội ngũ cán bộ trong phòng kế toán không chỉ được bố trí theo cách hợp lý mà còn được
đảm bảo về trình độ và năng lực điều hành trong công ty. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi
hoạt động liên quan đến kế toán được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả. Sự rõ ràng
và chính xác trong quản lý kế toán không chỉ tạo ra lòng tin từ phía cán bộ công nhân viên
mà còn góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của công ty.
3.1.2. Nhận xét về công tác kế toán lao động tiền lương trích BHXH, BHYT, KPCD tại
Công Ty.

58
Hạch toán tiền lương là một hệ thống thông tin kiểm tra các hoạt động của tài sản và
các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Kế toán tiền lương, là
một phần quan trọng của kế toán tổng hợp, được tách biệt ra để đáp ứng nhu cầu quản lý cụ
thể của từng doanh nghiệp.
Ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng, kế toán tiền lương liên quan đến gian đoạn hạch
toán liên quan đến lợi ích kinh tế của người lao động và tổ chức kinh tế. Việc hạch toán phải
xuất phát từ sự đồng thuận giữa người lao động và tổ chức kinh tế. Mọi doanh nghiệp, không
chỉ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LÂM DUYỆT PHÁT, đều cần tuân thủ
nguyên tắc này và nhận thức rõ về tầm quan trọng của lao động. Luôn phải đảm bảo công
bằng trong việc trả lương, lương phải hợp lý với tình hình sản xuất kinh doanh của Công Ty.
Trả lương không xứng đáng với sức lao động sẽ làm người lao động chán nản, không tích cực
làm việc, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Ngược lại, trả lương xứng đáng
sẽ thu hút nhân sự tài năng, giàu kinh nghiệm, khơi dậy khả năng sáng tạo và tiết kiệm chi
phí lao động, thúc đẩy sự phát triển bền vững của công ty.
Để công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động phát huy
vai trò và là công cụ hữu hiệu của công tác quản lý, cán bộ làm công tác kế toán lao động tiền
lương và nhà quản lý, doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu chế độ chính sách của đảng
và nhà nước về công tác tiền lương và các khoản trích theo lương. Áp dụng chúng vào công
ty một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với tình hình kinh doanh. Luôn luôn cải tiến để nâng
cao công tác quản lý lương và các khoản trích theo lương. Thường xuyên kiểm tra và xem xét
hình thức, phương pháp trả lương để đảm bảo tính khoa học, đúng đắn và công bằng với
người lao động, mức độ phức tạp và trách nhiệm công việc của từng người, làm sao đồng
lương thực sự là thước đo giá trị lao động. Khuyến khích sự hăng say của lao động, tạo lòng
trung thành, trách nhiệm cao với công việc để bảo vệ công ty.
Cùng với việc nâng cao chất lượng lao động, công ty cần có lược lương lao động với một cơ
cấu hợp lý, có trình độ tay nghề cao, đào tạo sức khỏe và bố trí lao động phù hợp với khả
năng để họ phát huy và tạo thuận lợi cho việc hoàn thành kế hoạch. Quản lý và sử dụng thời
gian lao động tốt để nâng cao thu nhập cho công ty là quan trọng, vì đây là yếu tố quyết định
tăng giá trị sản lượng.
Cùng với sự phát triển của lao động kỹ thuật và công nghệ, doanh nghiệp cần tăng cường
trang thiết bị và tài sản cố định để phát huy khả năng lao động, nâng cao thu nhập cho công
59
ty và cải thiện đời sống người lao động thông qua số tiền lương. Ngoài tiền lương được
hưởng theo số lượng và chất lượng lao động, người lao động còn được hưởng thu nhập từ các
quỹ BHXH khi gặp tình huống ốm đau, tai nạn, thai sản, mất sức. Công ty cần chấp hành tốt
việc trích nộp các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của nhà nước.
Để phản ánh kịp thời và chỉ đạo sản xuất kinh doanh, công tác kế toán nói chung cần ghi
chép nhiều. Sử dụng máy vi tính giúp giải phóng sức lao động và cung cấp thông tin kịp thời,
chính xác. Trong đó, công tác kế toán lao động tiền lương đặt ra các thách thức như xác định
quỹ lương, tính toán lương phải trả cho công nhân viên và trích các khoản phải nộp theo hình
thức trả lương sản phẩm.
3.1.3 Ưu điểm và nhược điểm về công tác kế toán lao động tiền lương trích
BHXH, BHYT, KPCD tại Công Ty.
- Ưu điểm:
Tuân thủ Pháp Luật: Công ty tuân thủ đúng các quy định pháp luật về kế toán lao
động và trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, giúp tránh được rủi ro pháp lý và xử lý các
vấn đề liên quan một cách chính xác.
Chính Xác và Đúng Hạn: Quá trình kế toán được thực hiện chính xác, đảm bảo tính
đúng hạn của việc trả lương và trích nộp các khoản bảo hiểm, giúp duy trì mối quan hệ
tích cực với người lao động.
Quản lý Hiệu Suất Lao Động: Thông tin kế toán ở công ty được thực hiện chính sác
và rõ rang giúp công ty đánh giá hiệu suất lao động thông qua các chỉ số về tiền lương
và các khoản trích nộp, từ đó đưa ra các quyết định quản lý nhân sự hiệu quả.
Sử Dụng Công Nghệ và Hệ Thống Hiện Đại: Công ty sử dụng các phần mềm kế
toán vào các công việc tính toán và chi lương giúp tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu lỗi
và tăng cường tính chính xác trong việc ghi chép và xử lý dữ liệu.
Tránh Các Rủi Ro Tài Chính: Công ty tuân thủ đúng các quy trình kế toán giúp
tránh được rủi ro tài chính do việc thiếu sót hoặc sai sót trong quá trình tính toán và
trích nộp các khoản phải nộp.

60
- Nhược điểm:
Rủi Ro Sai Sót: Quy trình kế toán lao động ở công ty đôi khi đối mặt với rủi ro sai sót, đặc
biệt là khi ghi chép và xử lý thông tin một cách thủ công. Các lỗi tính toán, đánh máy, hay
thiếu sót thông tin có thể gây hậu quả nặng nề cho cả công ty và người lao động.
Áp Lực Pháp Lý và Thay Đổi Nhanh Chóng: Do các quy định pháp luật liên quan đến tiền
lương và bảo hiểm thường xuyên thay đổi, việc theo kịp và tuân thủ đúng những thay đổi này
đôi khi tạo áp lực pháp lý và đòi hỏi sự nhạy bén trong cập nhật thông tin.
Chi Phí Đào Tạo và Công Nghệ: Duy trì và nâng cấp hệ thống kế toán, cũng như chi phí
đào tạo nhân viên về các thay đổi trong quy định đôi khi gây áp lực về chi phí cho công ty.
Thách Thức Trong Quản Lý Dữ Liệu: Quản lý lượng lớn dữ liệu về tiền lương và các
khoản trích nộp đôi khi tạo ra thách thức trong việc bảo vệ và đảm bảo an ninh thông tin. Rủi
ro mất mát dữ liệu hay sự truy cập trái phép có thể đe dọa tính bảo mật của thông tin nhân sự.
Tăng Cường Nhân Sự và Thời Gian: Quản lý kế toán lao động đòi hỏi sự tập trung chi tiết
và nhiều công sức từ nhân sự. Điều này có thể tăng cường gánh nặng về thời gian và nhân sự,
đặc biệt là trong các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Khả Năng Thiếu Tính Đồng Bộ: Trong trường hợp các hệ thống kế toán không đồng bộ
hoặc không tương thích, có thể xuất hiện khả năng thiếu tính đồng bộ giữa các phần mềm
hoặc bảng tính, gây khó khăn trong việc theo dõi và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LÂM DUYỆT
PHÁT
Để hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty, có một
số giải pháp quan trọng mà công ty có thể thực hiện:
Đầu Tư vào Hệ Thống Kế Toán Hiện Đại: Công ty nên xem xét đầu tư vào các hệ thống kế
toán tiên tiến và hiện đại, giúp tự động hóa nhiều công việc và giảm thiểu rủi ro sai sót. Hệ
thống này cần hỗ trợ tính toán tự động các khoản lương, trích nộp và tuân thủ các quy định
pháp luật.
Tăng Cường Đào Tạo Nhân Sự: Đào tạo nhân sự là yếu tố chủ chốt. Công ty nên cung cấp
đào tạo chuyên sâu về quy trình kế toán tiền lương và các quy định pháp luật liên quan. Nhân
sự cần hiểu rõ về cách tính toán, xử lý thông tin, và thực hiện các biện pháp an toàn về dữ
liệu.
61
Tổ Chức Hợp Nhất Dữ Liệu: Hệ thống kế toán nên có khả năng tích hợp với các phần mềm
khác trong công ty, đặc biệt là với các hệ thống nhân sự và các cơ sở dữ liệu khác. Điều này
giúp đảm bảo tính đồng bộ và chính xác trong quản lý dữ liệu.
Tối Giản Hóa Quy Trình: Xem xét và tối giản hóa các quy trình kế toán tiền lương để làm
giảm áp lực cho nhân sự và tăng cường tính hiệu quả. Quy trình nên được thiết kế sao cho
minh bạch và dễ quản lý.
Cập Nhật Thường Xuyên về Thay Đổi Pháp Luật: Theo dõi và cập nhật thường xuyên về
các thay đổi trong quy định pháp luật về tiền lương và các khoản trích nộp. Công ty cần duy
trì một bộ phận hoặc người chịu trách nhiệm để theo dõi và thích nghi nhanh chóng.
Kiểm Tra và Đánh Giá Định Kỳ: Thực hiện các đợt kiểm tra và đánh giá định kỳ về quy
trình kế toán tiền lương. Điều này giúp xác định và sửa chữa sớm các vấn đề tiềm ẩn, đồng
thời cung cấp thông tin hữu ích cho việc tối ưu hóa hiệu suất.
Tăng Cường An Ninh Thông Tin: Bảo vệ thông tin nhân sự và tài khoản kế toán là một ưu
tiên quan trọng. Tăng cường an ninh thông tin để đảm bảo rằng dữ liệu nhân sự không bị mất
mát hoặc bị truy cập trái phép.
Tương Tác và Hỗ Trợ Nhân Sự: Tạo các kênh tương tác và hỗ trợ cho nhân sự để họ có thể
nhanh chóng giải quyết mọi thắc mắc liên quan đến lương và các khoản trích nộp. Điều này
giúp tạo nên một môi trường làm việc tích cực và minh bạch.
KẾT LUẬN
Tiền lương là một vấn đề cực kỳ quan trọng, có tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và sự tiến bộ vượt
bậc của khoa học, kỹ thuật, và công nghệ, các doanh nghiệp ngày nay đều đối mặt với thách
thức cần phải không ngừng hoàn thiện công tác trả lương. Điều này đòi hỏi sự vận dụng linh
hoạt của các chế độ tiền lương hiện hành của nhà nước, kết hợp với việc bổ sung thông tin về
tình hình thực tế của doanh nghiệp, từ đó đảm bảo tính khoa học, khách quan và hợp lý. Mục
tiêu cuối cùng là khuyến khích tinh thần làm việc tích cực của người lao động, thúc đẩy năng
suất lao động và thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình thực tập tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LÂM DUYỆT
PHÁT, tôi nhận thấy rằng công ty đã áp dụng một cách linh hoạt chế độ tiền lương theo đúng
quy định của nhà nước và đồng thời đã điều chỉnh chúng để phản ánh đúng tình hình cụ thể
của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình thực hiện công tác kế toán tiền
62
lương và các khoản trích theo lương tại công ty. Tuy nhiên, do thiếu sót trong kinh nghiệm
thực tế và trình độ chuyên môn còn hạn chế, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
đồng đội trong phòng kế toán, giám đốc công ty, cũng như các thầy cô giáo, để có thể hoàn
thiện kiến thức của mình và chuẩn bị cho công việc trong tương lai.
Sinh viên
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hành trình học tập trên nền giảng đường và qua quá trình thực tập, cũng như khi
hoàn thành chương trình nghiên cứu luận văn, tôi đã được nhận những sự giúp đỡ và hướng
dẫn quý báu. Với lòng biết ơn sâu sắc và tôn trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
những người sau đây.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban lãnh đạo của nhà trường, đặc biệt là Khoa
Kế Toán - Tài Chính , cũng như các quý thầy, cô tại CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ
NỘI, những người đã tận tình hướng dẫn và giảng dạy trong suốt thời gian tôi theo học. Sự
hỗ trợ này không chỉ giúp tôi tự tin hơn trong quá trình học tập mà còn tạo điều kiện để tôi
thực hiện khóa thực tập, khám phá thực tế và hoàn thành chương trình học.
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến Thầy giáo hướng dẫn, Thạc sĩ Trịnh Ngọc Thanh,
người đã nhiệt tình hỗ trợ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn đội ngũ Ban giám đốc, nhân viên, và các đồng nghiệp tại Phòng Kế toán của
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LÂM DUYỆT PHÁT, đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập, cung cấp sự giúp đỡ giúp tôi hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Thời gian thực tập đã mang lại cho tôi nhiều kiến thức quý báu từ thực tế, đồng thời giúp tôi
phát triển kỹ năng, kiến thức chuyên môn, và đạo đức nghề nghiệp. Mặc dù khóa luận tốt
nghiệp có những hạn chế do thời gian và kiến thức thực tế còn hạn chế, nhưng tôi rất mong
nhận được sự đóng góp xây dựng từ quý thầy cô và bạn đọc để bài luận được hoàn thiện hơn.

63

You might also like