You are on page 1of 29

MỤC LỤC

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN .............................................. Error! Bookmark not defined.
A. LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 3
B. NỘI DUNG ........................................................................................................................... 3
I. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 3
1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế .................................................................. 3
1.1. Tăng trưởng kinh tế .................................................................................... 3
1.2. Những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ............................................................ 3
1.3. Phát triển kinh tế ........................................................................................ 4
1.4. Những chỉ tiêu phát triển kinh tế................................................................ 5
1.5. Phát triển bền vững .................................................................................... 5
1.6. Các mô hình tăng trưởng kinh tế ................................................................ 5
2. Nguồn lực phát triển kinh tế.......................................................................... 5
2.1. Khái niệm ................................................................................................... 5
2.2. Các nguồn lực phát triển kinh tế ................................................................ 5
3. An sinh xã hội................................................................................................ 7
3.1 Khái niệm .................................................................................................... 7
3.2 Bản chất của an sinh xã hội ......................................................................... 7
3.3. Chính sách bảo đảm an sinh xã hội ............................................................ 8
3.3 Cấu trúc hệ thống an sinh xã hội ................................................................. 8
3.4. Những giải pháp giúp hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội......................... 8
4. Cán cân thương mại....................................................................................... 9
4.1 Khái niệm .................................................................................................... 9
4.2 Các trạng thái của cán cân thương mại ....................................................... 9
4.3. Vai trò của cán cân thương mại ................................................................. 9
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng cán cân thương mại ................................................. 9
4.5 Nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại.............................................. 10
4.6 Tác động của cán cân thương mại thặng dư.............................................. 10
II. Thực Trạng- Kinh tế Nhật Bản ................................................................... 10
1. Tăng trưởng kinh tế ..................................................................................... 10
1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản cao giai đoạn 1951 – 1973: .... 10

1
1.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế..................................................................... 11
1.3. Cơ cấu ngành ............................................................................................ 11
2. Nguồn lực phát triển kinh tế của Nhật Bản ................................................. 13
2.1. Lao động ................................................................................................... 13
2.2. Vốn ........................................................................................................... 15
2.3. Tài nguyên ................................................................................................ 17
2.4. Khoa học công nghệ ................................................................................. 17
3. An sinh xã hội.............................................................................................. 18
3.1. Tổng quan về an sinh xã hội ở Nhật Bản ................................................. 18
3.2. Chi phí cho an sinh xã hội giai đoạn năm 1952-1973.............................. 19
3.3. Những đặc điểm nổi bật trong hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản .... 19
4. Cán cân thương mại..................................................................................... 22
4.1. Thực trạng xuất khẩu, nhập khẩu ............................................................. 22
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại ....................................... 23
III/ Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................... 26
1. Con người và Văn hóa................................................................................. 26
2. Kinh tế ......................................................................................................... 26
3. Chính trị....................................................................................................... 27
C. KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 27
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 28
E. PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 28

2
A. LỜI MỞ ĐẦU

Tăng trưởng và phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng mà bất kì
quốc gia nào cũng muốn đạt đến. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, không hoàn toàn giống nhau về
những điều kiện để phát triển. Có những quốc gia rất được ưu ái, có nhiều thuận lợi để phát
triển, đặc biệt là về mặt tự nhiên, họ có nguồn tài nguyên phong phú, tạo bước đẩy đưa nền
kinh tế phát triển cao. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều những quốc gia được xếp vào danh
sách những nước nghèo tài nguyên, mà Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…là những ví dụ
điển hình.

Như chúng ta biết, thực tế hiện nay đã cho thấy những sự thật rất trái ngược nhau, ở
một nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước thì lại có nền kinh tế chưa thật
sự phát triển như những gì mong đợi, nói một cách thẳng thắn hơn, họ vẫn còn trong tình
trạng kém phát triển. Nhưng những gì mà bạn nhìn thấy ở Nhật Bản lại là một khác biệt lớn.
Họ có một nền kinh tế phát triển cao, nằm trong nhóm những con rồng châu á, GDP bình
quân đầu người cao,…Vậy, họ làm như thế nào để có được những thành công như ngày hôm
nay? Họ có những động thái gì trong tăng trường và phát triển kinh tế và an sinh xã hội?
Chiến lược phát triển ngoại thương của họ là gì? Đi tìm lời giải cho những bài toán trên,
nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1951-
1972” để thấy được những điểm nổi bật trong kinh tế và lý do tại sao họ phát triển như vậy
với mục đích cuối cùng là rút ra bài học kinh nghiệp sâu sắc dối với đất nước Việt Nam.

B. NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận

1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế

1.1. Tăng trưởng kinh tế

a. Khái niệm:

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô, khối lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra
trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định ( thường tính trong 1 năm).

• Phản ánh sự thay đổi tuyệt đối:

• Phản ánh tốc độ thay đổi:

1.2. Những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

3
•Chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối lượng hàng hoá dịch vụ sản xuất ra: GDP, GNP, NNP, NI,
DI.

•Chỉ tiêu phản ánh mức giá trị sản xuất hàng hoá và dịch vụ bình quân đầu người : GDP bq
người, GNP bq người,…

a. GDP

Khái niệm: GDP là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên phạm vi lãnh
thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). GDP phản ánh năng
lực sản xuất của một nền kinh tế

b. GNP

Khái niệm: GNP là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra
trong một thời kỳ nhất định (thường tính trong một năm). GNP phản ánh tiềm năng tiêu
dùng và tiết kiệm của nền kinh tế.

c. NNP (Net National Product )

Khái niệm: NNP là phần thu nhập thuần túy, phản ánh phần giá trị thực sự mới được tạo ra
trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

d. NI (National Income )

Khái niệm: NI là thu nhập quốc dân từ những yếu tố sản xuất đầu vào và khả năng quản lý
trong nền kinh tế.

e. DI (National Disposable Income )

Khái niệm: Thu nhập quốc dân sử dụng là tổng giá trị các khoản thu nhập mà các hộ gia
đình có thể chi tiêu và để dành tiết kiệm trong một thời kỳ nhất định.

1.3. Phát triển kinh tế

Khái niệm: Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến toàn diện của nền kinh tế trong một
thời kỳ nhất định trong đó bao gồm sự tăng lên về quy mô, khối lượng hàng hoá dịch vụ và
sự tiến bộ cơ bản trong cơ cấu kinh tế-xã hội.

 Bản chất:
Bản chất của phát triển kinh tế chính là quá trình thay đổi về lượng diễn ra đồng thời với
quá trình thay đổi về chất của nền kinh tế.

4
1.4. Những chỉ tiêu phát triển kinh tế

a. Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về lượng của một nền kinh tế.

a. Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về cơ cấu của một nền kinh tế: Cơ cấu ngành: NN-
CN-DV, cơ cấu tái sản xuất nền kinh tế: Tích luỹ-Tiêu dung, cơ cấu mở: Xuất khẩu-Nhập
khẩu, cơ cấu vùng lãnh thổ: khu vực thành thị-nông thôn,7 vùng lãnh thổ.

c. Chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về xã hội: Tuổi thọ bình quân, trình độ học vấn, tốc
độ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1t, dưới 5t, tỷ lệ trẻ em suy sinh dưỡng.

1.5. Phát triển bền vững

a. Khái niệm:Phát triển bền vững chính là sự phát triển trong một thời gian dài, ổn định dựa
trên 3 vấn đề : kinh tế, xã hội, môi trường

1.6. Các mô hình tăng trưởng kinh tế

1. Mô hình tăng trưởng theo giai đoạn Rostow

2. Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar

3. Mô hình 2 Khu vực Arthur-Lewis

4. Mô hình 2 khu vực Tân cổ điển

5. Mô hình 2 khu vực Harry. Oshima

6. Lý thuyết tăng trưởng nộị sinh

2. Nguồn lực phát triển kinh tế

2.1. Khái niệm

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản
quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong nước và
ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh
thổ nhất định.

2.2. Các nguồn lực phát triển kinh tế

a) Nguồn vốn

5
• Vốn sản xuất:Vốn sản xuất (hay vốn tư bản) là giá trị và tài sản trực tiếp tham gia sản
xuất và dịch vụ trong nền kinh tế
• Vốn đầu tư: Vốn đầu tư là giá trị các nguồn lực được sử dụng trong quá trình đầu tư
hay giá trị của tài sản được hình thành từ hoạt động đầu tư.
• Tổng đầu tư (I): Là tổng giá trị xây lắp, thiết bị và các chi phí xây dựng cơ bản khác
được thực hiện trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Vai trò chung của vốn:
Trong mô hình Harrod – Domar
- Hệ số ICOR (k) cho thấy mối quan hệ giữa sự gia tăng đầu ra của nền kinh tế với tổng
số vốn tư bản đầu tư.
- Đầu tư được coi là yếu tố và là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế.
Qua mô hình AD-AS
- Vốn đầu tư tác động lên AD
- Vốn sản xuấ tác động lên AS
- Tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất lên tăng trưởng kinh tế là một quá trình liên
tục không tách rời.

b) Lao động: Nguồn lao động là một bộ phận của dân số, trong độ tuổi lao động, theo
quy định của luật pháp, có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động thực
tế đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.

Vai trò: Là nguồn lực sản xuất chính không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế, là bộ phận
của dân số, thu hưởng lợi ích của quá trình phát triển

Thị trường lao động ở các nước đang phát triển:

Khu vực thành thị chính thức Khu vực thành thị không Khu vực nông thôn
chính thức

6
Mức tiền lương W1 cao hơn giá cả Lao động có chuyên môn Trình độ lao động thấp,
Trình độ lao động cao thấp, mức lương thấp nhưng đại bộ phận chưa qua đào
Thị trường dư cung lao động lao động dễ tìm việc làm do tạo
Tồn tại thất nghiệp hữu hình không có rào cản gia nhập Phụ thuộc vào thời vụ
Mức lương W2 cao hơn ở W2 rất thấp
khu vực nông thôn Tồn tại số lượng lớn lao
Thị trường lao động cạnh động thất nghiệp vô hình
tranh hoàn hảo
c) Tài nguyên thiên nghiên: Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực của tự
nhiên, bao gồm đất đai, không khí, nước, các loại năng lượng và những khoáng sản trong
lòng đất…
Vai trò: Con người có thể khai thác và sử dụng những ích lợi do tài nguyên thiên
nhiên ban tặng để thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của mình.
d) Khoa học kỹ thuật: là tổng hợp toàn bộ những hoạt động có tính sáng tạo và hệ thống
giúp phát triển được những kiến thức liên quan đến tự nhiên và xã hội của con người, mục
đích để sử dụng những kiến thức và hiểu rõ sáng tạo là gì để biết cách sáng tạo để tạo ra
những ứng dụng mới.

Vai trò: Khoa học - công nghệ góp phần mở rộng khả năng phát hiện và khai thác có
hiệu quả các nguồn lực, sản phẩm khoa học - công nghệ đóng góp trực tiếp vào GDP, đồng
thời quyết định tăng trưởng trong dài hạn và chất lượng tăng trưởng, tạo điều kiện chuyển
đổi từ chiều rộng sang chiều sâu.

3. An sinh xã hội

3.1 Khái niệm

Theo nghĩa rộng: an sinh xã hội là sự bảo đảm thực hiện các quyền để con người được
an bình, bảo đảm an ninh, an toàn trong xã hội.

Theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội là sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện thiết yếu
khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập vì lý
do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm

3.2 Bản chất của an sinh xã hội

Bản chất của an sinh xã hội là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất
cả các thành viên xã hội trong trường hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay gặp phải những rủi
ro khác.

7
3.3. Chính sách bảo đảm an sinh xã hội

Chính sách bảo đảm an sinh xã hội là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước
(bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội...) và sự hỗ trợ của tổ chức hay tư nhân (các chế độ không
theo luật định) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ
của người dân và cộng đồng

3.3 Cấu trúc hệ thống an sinh xã hội

Theo quan điểm phổ biến của các tổ chức quốc tế, thì một hệ thống an sinh xã hội
phải có tối thiểu 3 hợp phần cơ bản gồm:

Thứ nhất, những chính sách, chương trình phòng ngừa rủi ro. Đây là tầng trên cùng
của hệ thống an sinh xã hội.

Thứ hai, những chính sách, chương trình giảm thiểu rủi ro. Đây là tầng thứ hai, gồm
các chiến lược giảm thiểu thiệt hại do rủi ro của hệ thống an sinh xã hội, có vai trò đặc biệt
quan trọng.

Thứ ba, những chính sách, chương trình khắc phục rủi ro, bao gồm các chính sách,
chương trình về cứu trợ và trợ giúp xã hội.

Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội gồm 5 trụ cột: 1) Bảo hiểm xã hội;
2) Bảo hiểm y tế; 3) Bảo hiểm thất nghiệp; 4) Cứu trợ xã hội; 5) Trợ giúp và ưu đãi xã hội.

3.4. Những giải pháp giúp hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội

Thứ nhất, thống nhất và từng bước nâng cao mức độ an sinh xã hội trong toàn xã hội.

Thứ hai, ưu tiên phát triển sự nghiệp an sinh xã hội nông thôn và cho người lao động
ngoài khu vực nhà nước.

Thứ ba, xây dựng hệ thống bảo hiểm hưu trí nhiều tầng và nhiều trụ cột

Thứ tư, cải cách đồng bộ, giải quyết các vấn đề bức xúc về y tế

Thứ năm, tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị
trí, vai trò, tầm quan trọng của an sinh xã hội đối với sự phát triển bền vững đất nước.

Thứ bảy, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về an sinh xã hội một cách đồng
bộ, đồng thời quyết liệt đưa các văn bản pháp luật vào cuộc sống.
8
Thứ tám, tăng cường sự quản lý của Nhà nước.

4. Cán cân thương mại

4.1 Khái niệm

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc
tế.

4.2 Các trạng thái của cán cân thương mại

- Khi mức chênh lệch của xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 0 thì cán cân thương mại thặng
dư.

- Khi mức chênh lệch của xuất khẩu và nhập khẩu nhỏ hơn 0 thì cán cân thương mại thâm
hụt.

- Khi mức chênh lệch bằng nhau thì cán cân thương mại cân bằng.

4.3. Vai trò của cán cân thương mại

Thứ nhất, cán cân thương mại là yếu tố giúp các quốc gia nhìn ra được những thay
đổi trong việc xuất nhập khẩu và thấy được mức độ chênh lệch trong các thời gian cụ thể.

Thứ hai, xác định được nhu cầu tiền tệ của một quốc gia

Thứ ba, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô của một quốc gia

Thứ tư, thể hiện mức đầu tư, thu nhập và tiết kiệm của một quốc gia

4.4 Các yếu tố ảnh hưởng cán cân thương mại

- Nhập khẩu: Nhập khẩu là yếu tố đầu tiên quết định đến cán cân thương mại.

- Xuất khẩu: Xuất khẩu cũng là một yếu tố tác động đến cán cân thương mại. Nhưng xuất
khẩu chủ yếu phụ thuộc vào tình hình của các quốc gia khác

- Tỉ giá đối hoái: Đây chính là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến giá tương đối
giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế.

- Thu nhập: Mức thu nhập của người tiêu dùng trong nước và người tiêu dùng nước ngoài
đều ảnh hưởng đến cán cân thương mại.

9
- Tỷ lệ trao đổi: Tỷ lệ trao đổi là yếu tố biểu hiện giá mà một nước có thể chấp nhận trả cho
hàng hóa nhập khẩu với giá xuất khẩu của nước đó.

-Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế: Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hóa
trong nước sẽ ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại.

4.5 Nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại

Do lạm phát tăng cao, do chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư, do thâm hụt ngân sách,
do chính sách giảm thuế nhập khẩu, do cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

4.6 Tác động của cán cân thương mại thặng dư

Cán cân thương mại thặng dư (Thặng dư thương mại) có thể tạo ra việc làm và tăng
trưởng kinh tế, nhưng cũng có thể dẫn đến giá cả và lãi suất cao hơn trong một nền kinh tế.
Trong một số trường hợp, thặng dư thương mại giúp củng cố tiền tệ của quốc gia so với các
loại tiền tệ khác, gây ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái.

II. Thực Trạng- Kinh tế Nhật Bản

1. Tăng trưởng kinh tế

1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản cao giai đoạn 1951 – 1973:

Giai đoạn 1951-1973 được coi là giai đoạn phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Đây là
thời kỳ mà nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng rất cao. GDP thực tế theo giá so sánh
hàng năm (năm gốc là 1965) của Nhật Bản trong thời kỳ này hầu hết đều có tốc độ tăng lên
tới hai chữ số.

Biểu đồ 1: tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản

Tốc độ tăng GDP bình quân của Nhật


Bản
(đơn vị: %)
18.8
20 15.6
13.1 13.7

10 7.8

0
1950-1954 1955-1959 1960-1964 1965-1969 1970-1973

10
Tốc độ tăng GDP bình quân những năm 1950-1954 của Nhật Bản là cao nhất thời kỳ
với 18,8%. Năm 1950, GDP của Nhật Bản mới đạt 20 tỷ USD bằng 1/17 GDP của Mỹ, nhỏ
hơn GDP của bất kỳ một nước phương Tây nào. Năm 1968, vượt qua các nước Tây Âu,
đứng sau Mỹ với 183 tỷ USD. Từ năm 1970 đến 1973, tuy có giảm nhưng vẫn đạt bình quân
7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Năm 1973, đạt 402 tỷ USD, nếu so
với 1950 đã tăng lên 20 lần, khoảng cách so với Mỹ đã thu hẹp lại còn 1/3 và trở thành
cường quốc kinh tế thứ 2 trong thế giới tư bản sau Mỹ.

1.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế

Mô hình Nhật Bản áp dụng ở giai đoạn này là mô hình tăng trưởng theo giai đoạn của
Rostow. Giai đoạn 1951-1973 có thể được coi là giai đoạn cất cánh. Ở giai đoạn này, khoa
học kĩ thuật tạo ra động lực mạnh hơn trong sản xuất, đặc biệt trong công nghiệp và nông
nghiệp. Công nghiệp phát triển, tác động mạnh mẽ đến các ngành khác.Nông nghiệp được
cơ giới hoá cao, khối lượng lớn lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ. Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ.

1.3. Cơ cấu ngành

a. Nông nghiệp

Nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh với trình độ cơ giới hóa, hóa
học hóa, thủy lợi hóa và điện khí hóa rất cao.

Ngành nông nghiệp tuy tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc dân giảm, nhưng sản lượng
và năng suất lao động lại tăng nhanh. Nhật Bản bắt đầu bị thiếu lao động vào cuối thập niên
50, sau khi bắt đầu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nhu cầu lớn về lao động tại các trung
tâm công nghiệp đô thị khiến cho ngày càng nhiều người rời bỏ nông thôn. Một phần lớn
trong lực lượng làm nghề nông khi đó là những người trên 45 tuổi. Bên cạnh đó, rất nhiều
người chỉ làm nghề này theo thời vụ và hơn một nửa lực lượng lao động là phụ nữ. Lao động
nông nghiệp giảm từ 14,5 triệu năm 1960 xuống còn 8,9 triệu năm 1969. Tổng giá trị sản
lượng nông, lâm, ngư nghiệp năm 1969 là 9 tỷ USD. Giai đoạn 1967 – 1969, sản lượng
lương thực đủ cung cấp hơn 80% nhu cầu trong nước, chăn nuôi đóng góp 2/3 nhu cầu thịt,
sữa; đánh cá sau Pêru 86 kg/người/năm.

Nhìn chung, thời kì này, nhờ áp dụng máy móc và khoa học- kĩ thuật ngành nông
nghiệp đã có những cải tiến và phục hồi đáng kể ngay sau những thiệt hại do chiến tranh
gây ra.

b. Công nhiệp

11
Sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp chế tạo. Tốc độ phát triển công
nghiệp trung bình giai đoạn 1960 – 1969 là 13,5%, giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng
14 lần từ năm 1950 đến năm 1969: từ 4,1 tỷ USD lên 56,4 USD. Trong đó các ngành công
nghiệp nặng và hóa chất chiếm tới 57% trong tổng sản lượng của công nghiệp chế tạo (năm
1970), cao hơn phần tương ứng ở Tây Đức hoặc ở Mỹ. Năm 1969 Nhật Bản trở thành nước
dẫn đầu trong các nước tư bản về số lượng tàu biển, xe máy, máy khâu, máy ảnh, tivi và
đứng thứ hai về sản lượng thép, ô tô, xi măng, hóa chất, hàng dệt...

Một số ngành công nghiệp then chốt đã tăng lên với nhịp độ rất nhanh. Mặc dù Nhật
Bản hầu như không có mỏ dầu nhưng đã đứng đầu các nước tư bản về nhập và chế biến dầu
thô. Riêng năm 1971 đã nhập tới 186 triệu tấn dầu thô; công nghiệp sản xuất thép năm 1950
là 4,8 triệu tấn, đến năm 1973 là 117 triệu tấn.

Năm 1960, công nghiệp ô tô Nhật Bản còn đứng hàng thứ sáu trong thế giới tư bản,
đến năm 1967 vươn lên hàng thứ hai sau Mỹ. Năm 1968, Nhật Bản sản xuất được 2 triệu ô
tô. Công nghiệp đóng tàu đến những năm 70 chiếm trên 50% tổng số tàu biển và có sáu
trong mười nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới tư bản. Về xuất khẩu, Nhật Bản đẩy mạnh
xuất khẩu hàng tiêu dùng lâu bền và chuyển sang xuất khẩu máy móc như ô tô, thiết bị điện
tử cao cấp như máy tính.

Sự phát triển nhanh của một số ngành kinh tế đã làm thay đổi nhanh cơ cấu ngành sản
xuất của Nhật Bản. Tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm đi đáng kể, thay vào đó
là sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp, dịch vụ.

c. Dịch vụ

Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học-kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát
triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng
phát minh của nước ngoài trị giá 6 tỉ USD. Khoa học-kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ
yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn.

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. Nhật Bản đẩy mạnh nghiên cứu và
ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất và phát triển các ngành công nghệ
cao. Đổi mới tài sản cố định, thúc đẩy tăng năng xuất lao động, làm thay đổi cơ cấu các
nghành kinh tế, thúc đẩy quá trình phân công chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế, làm thay
đổi hình thức và phương pháp tổ chức quản lí kinh tế.

Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng thế giới (như tivi, tủ lạnh, ô tô ... ), Nhật Bản
xây dựng các công trình thế kỉ như đường ngầm dưới biển dài 53,8 km nối hai đảo Hônsu
và Hốccaiđô, cầu đường bộ dài 9,4 km nối hai đảo Hônsu và Sicôcư. Vì điều kiện tự nhiên
12
ở nước Nhật với khoảng cách hẹp nên Nhật Bản chú trọng đến đường sắt và đường thuỷ, hệ
thống đường cao tốc được xây dựng, dịch vụ đường sắt với giá rẻ và ưu việt hơn so với Châu
Âu và Mỹ.

Giao thông vận tải, nhất là phương tiện vận chuyển tăng nhanh. Đến đầu thập kỷ 70, Nhật
Bản đứng đầu các nước tư bản về vận tải đường biển.

Ngoại thương được coi là nhịp thở của nền kinh tế Nhật Bản. Từ năm 1950 đến năm
1971 kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần từ 1,7 tỷ USD lên 43,6 tỷ USD. Bên cạnh đó, xuất
khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần.

Nhìn chung, ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành của Nhật Bản,
giúp Nhật Bản có chỗ đứng ấn tượng trên thế giới trong thời kì này.

Cùng với những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, vào năm 1968, Nhật
Bản được đánh giá là cường quốc kinh tế, đứng thứ hai trong hệ thống tư bản chủ nghĩa sau
Mỹ và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, đó là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Vị trí Nhật
Bản trên trường quốc tế được nâng cao dần.

2. Nguồn lực phát triển kinh tế của Nhật Bản

2.1. Lao động

2.1.1. Về số lượng

Nhật Bản có một nguồn lao động dồi dào

Biểu đồ 2: Dân số Nhật Bản (1952-1973)

120,000,000
Biểu đồ dân số Nhật Bản 1952-1973
100,000,000 93,673,615
85,659,443 104,929,251 107,976,027
80,000,000

60,000,000

40,000,000

20,000,000

0
1952 1960 1970 1973
Biểu đồ dân số Nhật Bản 1952-1973

Nguồn: danso.org

13
Nhật Bản là một nước đông dân, và dân số Nhật Bản đang có xu hướng già hóa, tình
trạng lão hóa dân số đã thực sự trở thành vấn đề nghiêm trọng tại Nhật Bản).

Biểu đồ 3: Tốc độ tăng dân số (%) của Nhật Bản (1952-1973)

Tốc độ tăng dân số (%) của Nhật Bản 1952-1973


2
1.59
1.5 1.38 1.46

1
0.96
0.5

0
1952 1960 1970 1973

Tốc độ tăng dân số của Nhật Bản 1952-1973

Nguồn: danso.org

Từ năm 1952-1960, tốc độ gia tăng dân số của Nhật Bản giảm từ 1,59% xuống còn
0,96% do hậu quả của chiến tranh. Từ năm 1960-1973, tốc độ gia tăng dân số của Nhật Bản
tăng dần trở lại lên đến 1,46% trong năm 1973.

Sau chiến tranh, một lực lượng lớn người rút ra từ các thuộc địa của Nhật Bản về giải
ngũ, rút ra từ quân đội. Nguồn cung cấp lao động lúc này là quá dư thừa và họ sẵn sàng làm
việc với đồng lương rẻ mạt. Theo quan điểm của Các Mác thì lao động tạo ra giá trị thặng
dư và có khả năng tích lũy tư bản.

Theo số liệu thống kê, năm 1953, Nhật Bản có 39.130.000 người lao động, năm 1975
có 52.230.000 người lao động. Sau chiến tranh, một trong những hậu quả nặng nề mà Nhật
Bản phải gánh chịu đó là 13 triệu người thất nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1952-1973,
nhờ sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm dần, các
công ty, doanh nghiệp phát triển khiến số lao động có việc làm ngày càng tăng.

2.1.2. Về chất lượng

Phần lớn lao động ở Nhật Bản có trình độ giáo dục cao và được đào tạo về kỹ năng
lao động

Chế độ giáo dục ở Nhật Bản khá phát triển và hoàn thiện. Kế thừa nền giáo dục ở thời
kỳ trước, từ Thế Chiến 2, Nhật Bản đã phổ cập giáo dục 9 năm. Trên cơ sở trình độ chung
văn hóa khá cao đó, người Nhật Bản rất chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có

14
đủ khả năng nắm bắt và sử dụng những kỹ thuật, công nghệ mới. Công nhân được đào tạo
không chỉ ở các trường dạy nghề mà còn có thể đào tạo ngay ở xí nghiệp.

Dù bại trận trong Thế Chiến 2 nhưng lực lượng nhân sự chất lượng cao của Nhật vẫn
còn khá nguyên vẹn, họ đã góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và
công nghệ của đất nước. Người Nhật được giáo dục với những đức tính cần kiệm, kiên trì,
lòng trung thành, tính phục tùng… vẫn được đề cao.

Giới lãnh đạo của Nhật Bản được cho là tài ba

Giới quản lí và kinh doanh của Nhật bản được đánh giá là những người sắc xảo, nhạy
bén trong việc nắm bắt thị trường, đổi mới phương pháp kinh doanh, đã đem lại những thắng
lợi cho các công ty Nhật Bản trên trường quốc tế.

Giới quản lí của Nhật Bản đặc biệt thành công trong việc củng cố kỷ luật lao động,
lợi dụng và khai thác triệt để bản chất tận tụy và trung thành của người lao động Nhật Bản.
Các công ty Nhật Bản thường được bao trùm bởi một không khí thấm đậm tính “gia đình”.
Không ít nhà nghiên cứu cho rằng sự thành công của kinh tế Nhật bản là kết quả của sự kết
hợp khéo léo giữa “công nghệ Phương Tây” và “tính cách Nhật Bản”.

2.2. Vốn

2.2.1. Tích lũy vốn

Nhật Bản giai đoạn này được coi là một nước có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất trong các
nước tư bản phát triển. Tỉ lệ tích lũy vốn thường xuyên của giai đoạn 1952-1973 chiếm từ
30-35% thu nhập quốc dân, gấp hơn hai lần so với Mỹ và Anh.

Những giải pháp duy trì mức tích lũy của Nhật Bản:

- Tận dụng triệt để nguồn lao động trong nước, áp dụng chế độ tiền lương thấp. Những
năm 1950, 1960, tiền lương nhân công ở Nhật rất thấp so với các nước phát triển khác (chỉ
bằng 1/3 tiền lương của công nhân Anh và 1/7 tiền lương công nhân Mỹ), đó là nhân tố quan
trọng nhất để đạt mức tích lũy vốn cao và hạ giá thành sản phẩm.
- Để tạo vốn cho phát triển kinh tế, Nhật Bản đã chú trọng khai thác, sử dụng tốt nguồn
tiết kiệm cá nhân. Từ 1961–1967, tỷ lệ gửi tiết kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6% cao
gấp hơn hai lần của Mỹ (6,2%) và Anh (7,7%)

Nguồn vốn từ bên ngoài cũng đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế Nhật, nhất là
nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) chủ yếu được dành cho việc cải tạo, hiện đại
hóa cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp nặng. Thời kỳ sau chiến tranh, Nhật Bản không
15
còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Chính phủ giao cho bộ tài chính quản lý và
kiểm soát rất chặt chẽ việc sử dụng các nguồn vốn đó. Đầu tư trực tiếp chỉ được khuyến
khích cho mục tiêu tìm kiếm công nghệ và bí quyết sản xuất.

Sau khi chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ nổ ra, Mỹ đã thay đổi kế hoạch ban đầu
phi quân sự hóa Nhật Bản sang xây dựng nước Nhật Bản tự lập.

Nhật Bản tiết kiệm được chi phí quốc phòng do được Mỹ đảm bảo về an ninh.

Năm 1946, Nhật Bản tuyên bố từ bỏ chiến tranh. Việc từ bỏ chiến tranh đã hạn chế
đến mức thấp nhất cho chi tiêu phòng thủ của Nhật, nguồn lực đó có thể chuyển sang phát
triển kinh tế. Tỷ lệ chi cho ngân sách phòng thủ trong tổng sản phẩm quốc dân từ 3,3% năm
1950 xuống còn dưới 1% năm 1960.

Thu được nguồn ngoại tệ lớn từ các đơn hàng đặc biệt của Mỹ trong hai cuộc chiến tranh
Triều Tiên năm 1950 và chiến tranh Việt Nam năm 1965-1868.

Trong các cuộc chiến tranh ở CHDCND Triều Tiên và Việt Nam, chính phủ Mỹ đã
có hàng loạt đơn đặt hàng với các công ty của Nhât Bản về vũ khí và các đồ quân dụng khác.
Trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến 1969, Nhật Bản đã thu được 10,2 tỷ USD do đơn
đặt hàng của Mỹ. Có thể nói nhu cầu về hàng hóa của Mỹ cho các cuộc chiến tranh ở
CHDCND Triều Tiên và Việt Bản là “hai ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản, giúp
Nhật Bản cân bằng được cán cân thanh toán quốc tế và thoát ra khỏi tình trạng khó khăn sau
chiến tranh.

2.2.2 Sử dụng vốn

Nhật Bản được coi là một nước sử dụng vốn một cách táo bạo có hiệu quả cao.

Ở Nhật Bản, nhiều ngân hàng thương mại chấp nhận cho vay tới hơn 95% tổng số
vốn. Biện pháp mạo hiểm này đã tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất kinh
doanh.

Trong sử dụng vốn, Nhật bản trước hết tập trung vào những ngành sản xuất lớn, hiện
đại và có hiệu quả cao. Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra rất nhanh chóng, đạt
trình độ và quy mô quốc tế. Năm 1969, ở Nhật Bản đã có hơn 10 công ty độc quyền với
doanh số trên 1 tỷ USD, một số công ty như Mitsubisi, Mitsui... có doanh số khoảng 10 tỷ
USD.

Về đầu tư trong nước, phần lớn số vốn được tập trung vào các ngành then chốt như
luyện kim, đóng tàu, chế tạo máy, hóa chất, điện tử và vi điện tử... Vốn đầu tư cũng được
16
tập trung vào đổi mới thiết bị sản suất. Sau 20 năm Nhật bản hầu như đã đổi mới toàn bộ tư
bản cố định. Trong một số ngành như chế tạo máy, luyện kim, đóng tàu... trình độ trang bị
kỹ thuật đã vào loại nhất trên thế giới.

Một số công ty Nhật Bản thời kỳ này đã chú tới đầu tư nước ngoài. Ở giai đoạn thập
kỷ 50 và nửa đầu thập kỷ 60, Nhật Bản chủ yếu đầu tư ở khu vực đông Nam Á. Từ nửa cuối
thập kỷ 60, Nhật Bản đã chú nhiều hơn vào khai thác đầu tư.

2.3. Tài nguyên

Nhật Bản là quốc đảo có rất ít tài nguyên thiên nhiên vì cách cấu tạo địa thế trẻ không
thuận lợi cho việc hình thành khoáng sản. Khoáng sản của Nhật Bản chủ yếu tập trung ở các
đảo Hokkaido, Bắc đảo Kiuxiu và Honsu.

Cây rừng là một nguồn tài nguyên quan trọng, có tiềm năng và đang được khai thác
mạnh ở Nhật Bản với hệ thống các đồi núi lớn mang lại giá trị cao và là nơi bảo toàn các
loài động thực vật quý hiếm.

Các hải đảo Nhật Bản trải dài trên 24 vĩ độ nên nguồn tài nguyên về động thực vật rất
phong phú và đa dạng. Thực vật và động vật ở Nhật Bản qua nhiều thế kỉ đã bị ảnh hưởng
do sự du nhập từ các quốc gia khác.

Một tài nguyên khác của Nhật Bản là cá biển. Nhật Bản có các hạm đội tàu đánh bắt
cá rất lớn, hoạt động trong các hải phận quốc tế.

Sau chiến tranh, dù Nhật Bản bị tàn phá vô cùng nặng nề về tài nguyên, nhưng giai
đoạn 1952-1973 cũng đã dần phục hồi và phát triển nhanh chóng.

2.4. Khoa học công nghệ

Khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Nhật là một nước tụt hậu so với các nước tư
bản khác. Nhưng cũng ngay trong những năm tháng khó khăn đó, Nhật Bản đã dành một số
vốn lớn cho việc nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật.

Chi phí nghiên cứu phát triển năm 1955 còn ở mức 0,84% thu nhập quốc dân đã tăng
lên nhanh chóng đặt gần 1,96% thu nhập quốc dân vào năm 1970. Nhật Bản đã phát triển
các cơ sở nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Số phòng thí nghiệm năm 1955 là 1445, năm 1970
là 12594, đi sâu vào công nghiệp dân dụng, ít chú ý đến công nghiệp quân sự và vũ trụ. Năm
1970 có tới 419000 nhà khoa học và chuyên gia kĩ thuật.

17
Nhật Bản đã chú trọng ứng dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật mới của Âu – Mỹ
bằng cách nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật, mua các phát minh sáng chế. Từ năm 1950 đến
1971 tổng số vụ nhập khẩu kỹ thuật của Nhật là 15289 vụ, gần 70% là của Mỹ, hơn 10%
của Tây Đức. Nhờ đó đã cải tạo căn bản tài sản cố định và góp phần nâng cao năng suất lao
động xã hội. Tốc độ tăng năng suất lao động trung bình hàng năm của Nhật Bản thời kỳ
1955 – 1965 là 9,4%. Tính đến năm 1968, tổng giá trị những phát minh mà Nhật mua của
nước ngoài vào khoảng 6 tỷ USD.

Nguồn gốc của cuộc cách mạng kỹ thuật là nước Mỹ. Các công nghệ tiên tiến nhanh
chóng được đưa vào Nhật Bản. Những mặt hàng lần đầu xuất hiện tại Nhật Bản như nilon,
sợi polieste, nguyên tử năng, vô tuyến truyền hình, máy tính, có những mặt hàng xưa cũng
đã sản xuất. Nhưng nay, nhờ có kỹ thuật mới mà phương pháp sản xuất biến đổi hẳn. Nhật
Bản đã du nhập phương thức sắt thép liên hoàn, lò quay, phương pháp phân giải đầu mỏ,
đóng tàu theo khối lớn, phương thức sản xuất xe hơi hàng loạt…

Bằng cách đi khôn ngoan, chỉ hơn 20 năm sau chiến tranh, nền khoa học – kỹ thuật
của Nhật Bản có bước phát triển nhảy vọt. Đến đầu những năm 1970, Nhật Bản đã đạt trình
độ cao về tự động hóa, trình độ sử dụng máy vi tính trong một số ngành sản xuất...

( Bảng 2.4. phân bố tài nguyên Nhật Bản )

3. An sinh xã hội

3.1. Tổng quan về an sinh xã hội ở Nhật Bản

Hệ thống an sinh xã hội ở Nhật Bản phát triển vượt bậc sau khi Thế chiến thứ hai kết
thúc. Trong thời kì rối loạn xã hội tưởng chừng không thể nào cứu vãn được ấy, các biện
pháp trợ giúp người nghèo, cải thiện dinh dưỡng và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm đã
được triển khai nhanh chóng, cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng có liên quan đến các chính
sách phúc lợi xã hội. Trong Hiến pháp Nhật Bản ban hành năm 1947, có điều 25 quy định
các nguyên tắc cơ bản của phát triển hệ thống an sinh xã hội. Lương hưu và bảo hiểm y tế
công cộng đã được mở rộng để tiếp cận đến nhiều người hơn và được gọi là “Bảo hiểm hưu
trí và bảo hiểm sức khỏe”được công bố vào năm 1961. Đạo luật về dịch vụ phúc lợi xã hội
cho người cao tuổi và Đạo luật Phúc lợi cho Bà mẹ và Trẻ em cũng được ban hành lần lượt
vào năm 1963 và 1964. Hệ thống an sinh xã hội được rà soát trong thời kỳ ổn định tăng
trưởng kinh tế từ cuối những năm 1970.

Trong khi đó, với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, việc phát triển một hệ thống
an sinh xã hội để đáp ứng dân số già vào thời kì đó trở thành một thách thức vô cùng quan
trọng.
18
Biểu đồ 4: Sự thay đổi trong dân số của Nhật Bản (1950-1980)

3.2. Chi phí cho an sinh xã hội giai đoạn năm 1952-1973

Do Nhật Bản duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững sau Thế chiến thứ hai và ngày càng
có sự bình đẳng trong xã hội, chi tiêu của chính phủ cho tất cả các hình thức an sinh xã hội
đã tăng 6% vào đầu những năm 1970. Các hệ thống bảo hiểm như bảo hiểm y tế, chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi và chi phí y tế công cộng chiếm khoảng 60% chi phí phúc lợi
xã hội và an sinh xã hội vào năm 1975, trong khi chế độ lương hưu của chính phủ chiếm
20%.

Biểu đồ 5: Sự thay đổi trong chi phí an ninh XH Nhật Bản (1950-1980)

3.3. Những đặc điểm nổi bật trong hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản

3.3.1.Sự tăng trưởng kinh tế đã ảnh hướng đến an ninh xã hội như thế nào?

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Nhật Bản đã đặt việc thúc đẩy phúc
lợi quốc gia là một mục tiêu quan trọng. Vào tháng 10 năm 1956, Bộ Y tế và Phúc lợi công
bố Báo cáo Thường niên đầu tiên về Sức khỏe và Phúc lợi. Báo cáo đã được xuất bản hàng
năm kể từ đó để cung cấp thông tin về tình hình hiện tại và các nhiệm vụ của quản lý y tế
và phúc lợi cho người dân một cách rộng rãi.
19
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện mức
sống thông qua việc thu nhập tăng, từ đó tạo ra các nhu cầu an sinh xã hội mới. Có rất nhiều
vấn đề cần giải quyết, trong đó có vấn đề: chuyển dịch cơ cấu công nghiệp (từ nông, lâm,
ngư nghiệp sang công nghiệp chế tạo, từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng và hóa
chất). Đồng thời, sự phân hóa dân cư không đồng thời bắt đầu xảy ra do một lượng lớn người
dân từ các vùng nông thôn đến các khu vực đô thị, gây ra thiếu bác sĩ ở một số làng và
huyện; chênh lệch thu nhập tăng; ô nhiễm và tàn phá thiên nhiên; và thiếu các nguồn vốn xã
hội (hệ thống cấp nước, cơ sở xử lý nước thải / chất thải, ...).

Cũng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao từ năm 1955 đến năm 1964, đời sống nhân
dân ngày càng được cải thiện. Theo đó, điều quan trọng hơn là phải thực hiện các biện pháp
để ngăn chặn công dân nói chung rơi vào tình trạng nghèo đói do bệnh tật hoặc già yếu, bên
cạnh đó, các biện pháp hỗ trợ người nghèo và những người cần hỗ trợ cũng được chú
trọng.Và vào thời kì này, bảo hiểm chăm sóc y tế và các chương trình hưu trí đã được ban
hành, đối tượng nhắm đến là những người kinh doanh và nông dân - những người chưa
được có trong diện bảo hiểm y tế hoặc lương hưu. Và kể từ khi đó, trọng tâm của hệ thống
an sinh xã hội của Nhật Bản đã được thay đổi từ bảo vệ sinh kế sang bảo hiểm xã hội, trong
đó người sở hữu bảo hiểm để chuẩn bị cho tuổi già và rủi ro bệnh tật sẽ phải đóng phí bảo
hiểm.

Nói chung, các sự kiện nổi bật trong an sinh xã hội Nhật Bản của giai đoạn này chính
là "Bảo hiểm chăm sóc y tế toàn dân và các chương trình hưu trí", sau đó là "Phòng chống
đói nghèo" trong nửa đầu của thời kỳ (trước năm 1960) và "Đa dạng hóa trong cải thiện
phúc lợi xã hội" trong nửa sau của thời kỳ.

3.3.2. Nhật Bản hành động như thế nào trong việc thực hiện bảo hiểm chăm sóc y tế
toàn dân và các chương trình hưu trí?

Trong số những phát triển của hệ thống an sinh xã hội trong thời kỳ này, đáng chú ý
nhất là việc triển khai các chương trình “bảo hiểm y tế toàn dân và lương hưu”. Đối với các
nền kinh tế tăng trưởng đáng kinh ngạc này, ngày càng có nhiều nhu cầu về việc thiết lập
các hệ thống an sinh xã hội sau sự rối ren của chiến tranh.

Đối với hệ thống bảo hiểm y tế, khoảng 30 triệu người, chiếm 1/3 tổng dân số, không
có bảo hiểm y tế trong đầu thập kỷ từ năm 1955. Họ chủ yếu là nông dân, lao động tự do và
nhân viên của các công ty rất nhỏ. Những người này có xu hướng cần sự trợ giúp của cộng
đồng khi thu nhập của họ giảm hoặc chi phí y tế tăng lên do ốm đau hoặc thương tật. Để
giải quyết vấn đề xã hội nghiêm trọng này và cung cấp bảo hiểm y tế kịp thời cho những đối
tượng đó, Luật Bảo hiểm Y tế Quốc gia đã được ban hành năm 1958. Luật này bắt buộc

20
những người không tham gia bảo hiểm cho người lao động phải tham gia bảo hiểm y tế quốc
gia, điều này đã dẫn đến việc thành lập Bảo hiểm chăm sóc y tế toàn dân. Để thực thi hiệu
quả, các công tác chuẩn bị đã được thực hiện dựa trên kế hoạch 4 năm, và các dịch vụ bảo
hiểm y tế quốc gia đã bắt đầu hoạt động tại các thành phố trực thuộc trung ương trong cả
nước vào tháng 4 năm 1961.

Đối với hệ thống lương hưu, khi những người không được hưởng lương hưu của
người lao động bắt đầu cảm thấy bất an về tuổi già của họ trong hoàn cảnh thay đổi ngày
càng lớn, người dân đã mạnh mẽ yêu cầu cải thiện hệ thống lương hưu. Để đáp ứng những
yêu cầu đó, các cuộc thảo luận đã được diễn ra vào những năm 1955 xoay quanh về hệ thống
lương hưu sẽ bao gồm tất cả các công dân và đảm bảo thu nhập khi họ về già. Cuối cùng,
vào năm 1959, Luật Hưu trí Quốc gia được ban hành, cùng với việc thiết lập hệ thống lương
hưu toàn dân nhằm đảm bảo thu nhập cho mọi công dân. Luật được thực thi trên quy mô
toàn diện vào tháng 4 năm 1961.

Sau sự thành lập hệ thống bảo hiểm chăm sóc y tế toàn dân và hệ thống hưu trí vào
năm 1961, mọi người dân đều có thể sở hữu bảo hiểm y tế và lương hưu, giúp họ yên tâm
về việc thanh toán các chi phí y tế và có lương hưu cho tuổi già. Hệ thống bảo hiểm chăm
sóc y tế và hệ thống hưu trí đã và đang hình thành nên nền tảng của hệ thống an sinh xã hội
Nhật Bản cho đến nay. Điều vô cùng quan trọng là các hệ thống trung tâm để duy trì sức
khỏe toàn dân và ổn định tuổi già đã được thành lập trong thời kỳ này.

3.3.3. Những cải tiến đầy bất ngờ về phúc lợi xã hội và "năm phúc lợi đầu tiên" của
Nhật Bản

Tuy mức tiêu dùng của người dân được nâng lên trong quá trình tăng trưởng kinh tế
nhưng vẫn có những vấn đề cần giải quyết bao gồm thiếu vốn xã hội liên quan đến môi
trường và mức độ an sinh xã hội thấp. Để đối phó với những vấn đề này, hệ thống an sinh
xã hội đã được cải thiện bao gồm việc thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm và cải thiện
môi trường sống. Đặc biệt, trong mọi lĩnh vực an sinh xã hội, đã có những cải tiến trong hệ
thống và việc chi trả trợ cấp. Nguồn lực tài chính cho những cải tiến này nhìn chung là đủ,
được hỗ trợ bởi nguồn thu từ thuế tăng theo tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc do mức đóng
bảo hiểm xã hội ngày càng tăng.

Còn riêng trong lĩnh vực phúc lợi xã hội, Luật Phúc lợi cho Người cao tuổi được ban
hành năm 1963, được gọi là luật liên quan đến người cao tuổi đầu tiên trên thế giới, và các
hệ thống pháp luật liên quan cũng đã được thiết lập. Kết quả là, hệ thống phúc lợi xã hội
dựa trên "sáu luật phúc lợi" (1. Luật hỗ trợ công động, 2. Luật phúc lợi trẻ em, 3. Luật phúc
lợi cho người khuyết tật về thể chất, 4. Luật phúc lợi cho người cao tuổi, 5. Luật phúc lợi

21
cho người chậm phát triển trí tuệ, 6. Luật phúc lợi gia đình không cha và góa phụ). Đặc biệt
nhu cầu về các trung tâm trẻ em tăng theo sự bùng nổ của số lượng phụ nữ đi làm cùng với
xu hướng gia đình hạt nhân. Các cải tiến đã được khẩn trương thực hiện để đáp ứng nhu cầu,
chủ yếu do chính quyền địa phương dẫn đầu. Năm 1971, Luật Trợ cấp Trẻ em được ban
hành, và hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản gần như hoàn thiện.

Năm 1973, với sự ra đời của hệ thống cung cấp chi phí chăm sóc y tế cho người cao
tuổi, những người từ 70 tuổi trở lên có thể nhận được các dịch vụ y tế miễn phí. Ngoài ra,
cả hệ thống bảo hiểm y tế và bảo hiểm hưu trí đều được mở rộng đáng kể. Trong hệ thống
bảo hiểm y tế, tỷ lệ chi phí y tế phải trả cho từng cá nhân đã được bảo hiểm y tế nâng lên,
đồng thời các quyền lợi chăm sóc y tế chi phí cao đã được áp dụng. Trong hệ thống bảo
hiểm hưu trí, mức trợ cấp đã được nâng lên rất nhiều và hệ thống chỉ số giá cả và lương đã
được áp dụng. Kết quả của những mở rộng và cải tiến như vậy, năm 1973 được gọi là "năm
phúc lợi đầu tiên". Và cũng bắt đầu từ "năm phúc lợi đầu tiên", hệ thống bảo hiểm y tế,
lương hưu và người cao tuổi được cải thiện đáng kể; quy mô an sinh xã hội bắt đầu mở rộng
theo hướng già hóa dân số

4. Cán cân thương mại

4.1. Thực trạng xuất khẩu, nhập khẩu

Nửa sau thập kỷ 50, chính phủ Nhật Bản cho rằng xúc tiến xuất khẩu sang các nước
thanh toán bằng đô la Mỹ có thu nhập cao rất quan trọng. Trong khoảng thời gian từ năm
1950 đến 1969, cơ cấu ngoại thương của Nhật Bản thời kỳ này có tới 34% tổng giá trị hàng
xuất khẩu sang Mỹ và 30% giá trị hàng nhập của Nhật là từ thị trường Mỹ.

Trong những năm đầu của thời kỳ cao độ, năm 1953 xảy ra mất mùa làm cho nhập
khẩu tăng đạt đến 1 tỷ USD và năm đó cán cân thanh toán quốc tế của Nhật Bản thâm hụt
gần gần 200 triệu USD. Để giải quyết tình trạng này chính phủ Nhật Bản đã hạn chế nhập
khẩu bằng cách thắt chặt nguồn vốn nhập khẩu.

Vào 6/1957, nền kinh tế lại chuyển sang thời kỳ kém phát triển do thắt chặt tiền tệ.
Đầu tư vào thiết bị nhiều trong giai đoạn trước làm tăng nhập khẩu, rối tăng tư bản. Nhập
khẩu vượt quá 8 tỷ USD, cán cân thâm hụt gần 5,3 tỷ USD. Đứng trước tình hình đó, chính
phủ Nhật Bản thực hiện thêm kế hoạch thắt chặt tổng hợp.

Từ khoảng nửa mùa xuân năm 1958, nền kinh tế Mỹ bắt đầu chuyển biến tốt đẹp làm
cho xuất khẩu Nhật Bản sang Mỹ cũng tăng lên. Để đẩy mạnh xuất khẩu, Nhật Bản cũng đã
sáng lập ra Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản và Quỹ hỗ trợ kinh tế hải ngoại.

22
Đặc biệt, sau khi kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập được công bố năm 1961 thì đầu tư
lại bùng lên. Nền kinh tế lại rơi vào tình trạng quá nóng, nhập khẩu tăng 1,38 tỷ USD so với
năm trước, nhập siêu là 1,573 tỷ USD.

Năm 1962, việc huỷ bỏ thắt chặt tiền tệ của chính phủ làm cho đầu tư tăng, nhập khẩu tăng.
Thêm vào đó, Nhật Bản lại mất mùa lúa mạch lại làm cho nhập khẩu tăng nhanh dẫn đến
cán cân thương mại bị thâm hụt. Vì vậy, tháng 12/1963, chính phủ tăng tỷ lệ quỹ dự phòng,
tháng 1/1964, hạn chế tăng mức vay, hơn nữa lại áp dụng một chuỗi chính sách thắt chặt
tiền tệ.

Từ năm 1965, trong khi xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ giảm rõ rệt, thì
những sản phẩm công nghiệp nặng không ngừng khẳng định vị trí của mình, như ô tô đã
tăng từ 3% (1965) đến 10% (1971). Đồng thời, Nhật Bản thường xuyên là nước xuất siêu
trong quan hệ thương mại với thế giới bên ngoài. Trong thời gian này khối lượng xuất khẩu
của Nhật Bản tăng vọt, trong đó tỷ trọng hàng công nghiệp nặng và hoá chất tăng thêm 10
điểm % và tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm công nghiệp cơ khí tăng mạnh năm 1965: 35,4%
và năm 1970: 46,6%.

Như vậy qua thực trạng trên, có thể nói nền kinh tế Nhật Bản đã mang hình thái dựa
vào xuất khẩu có những đặc trưng sau: Thứ nhất, thu nhập tăng sẽ làm tăng nhập khẩu hàng
tiêu dùng. Ngoài ra, hoạt động đầu tư tăng, làm tăng nhu cầu nhập khẩu tư bản, dẫn đến
nhập siêu, cán cân thương mại Nhật Bản trở nên thâm hụt. Thứ hai, xuất khẩu tăng là nguyên
nhân làm cho nền kinh tế phát triển tốt, giúp cải thiện cán cân thương mại Nhật Bản.

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

4.2.1. Xuất khẩu

Nhìn chung, trong thời kì này, để bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ và thị trường
nội địa, Nhật Bản đã kết hợp khéo léo giữa chiến lược phát triển công nghiệp thay thế nhập
khẩu với chiến lược hướng về xuất khẩu. Nổi bật là hai chính sách về xuất khẩu được chính
phủ ban hành.

Chính sách cơ cấu xuất khẩu

Thứ nhất là thực hiện cơ cấu xuất khẩu phù hợp với thị trường quốc tế. Nhu cầu trên
thị trường quốc tế thay đổi nên Nhật Bản cũng phải thay đổi cơ cấu xuất khẩu để phù hợp
với thị trường thế giới.

23
Thứ hai là đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu. Cơ cấu sản xuất thay đổi thì nhiều
sản phẩm xuất hiện mới cũng được ra đời nên chính sách cơ cấu xuất khẩu cũng thay đổi
theo. Chính sách khác trong thời kỳ này là đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.

Thứ ba là khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm của ngành công nghiệp nặng, hoá
chất, duy trì xuất khẩu các mặt hàng truyền thống. Trong thời kỳ này, cơ cấu sản xuất của
Nhật Bản thay đổi cho nên chính phủ cũng thay đổi chính sách xuất khẩu, tăng cường xuất
khẩu các sản phẩm công nghiệp, hoá chất.

Chính sách phục hồi xuất khẩu

Xuất khẩu phục hồi chậm hơn so với nhập khẩu nên trong thời kỳ này, Nhật Bản thi
hành một chính sách phục hồi xuất khẩu trong đó: Từ năm 1953-1964, miễn trừ thuế thu
nhập xuất khẩu, miễn trừ 40-60% kim ngạch xuất khẩu hoặc là 50% thu nhập xuất khẩu; áp
dụng chế độ tiền dự phòng bù đắp tổn thất xuất khẩu; áp dụng chế độ miễn trừ đặc biệt đối
với thu nhập xuất khẩu, xuất khẩu kỹ thuật.

Có thể nói, việc áp dụng các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên đây có một ý nghĩa
rất quan trọng trong giai đoạn phát triển kinh tế cao độ, tạo nguồn ngoại tệ nhằm phục vụ
cho quá trình công nghiệp hoá. Cán cân thanh toán quốc tế dần dần được cân bằng và quá
trình công nghiệp hóa càng có điều kiện phát triển hơn nữa.

Đặc biệt, biện pháp giảm thuế thu nhập xuất khẩu tỏ ra có tác dụng lớn nhất. Tuy
nhiên, biện pháp này đã bị huỷ bỏ vào cuối tháng 3 năm 1964 do Nhật Bản đã tham gia ký
kết vào “Cam kết huỷ bỏ toàn bộ tiền trợ cấp xuất khẩu đối với những sản phẩm ngoài khu
vực 1” của hiệp định GATT.

Chính nhờ các biện pháp kể trên đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản trong
thời kỳ kinh tế phát triển cao độ. Kim ngạch xuất khẩu từ 2,5 tỷ USD (1936), 4 tỷ USD
(1960) và 24,019 tỷ USD (1971), đạt tốc độ tăng bình quân là 17,03%/năm.

Có thể khẳng định rằng mối quan hệ giữa xuất khẩu và phát triển kinh tế trong thời
kỳ phát triển kinh tế cao độ rất sâu sắc và cũng có thể xem đây là sự tăng trưởng mang hình
thái kinh điển. Đồng thời, mở rộng xuất khẩu thời kì này đã làm cải thiện cán cân thương
mại đồng thời tăng uy tín của Nhật Bản trên trường quốc tế.

4.2.2. Nhập khẩu

Bên cạnh hai chính sách về xuất khẩu, chính phủ cũng quan tâm tới chính sách về nhập
khẩu.

24
Chính sách cơ cấu nhập khẩu

Thứ nhất là thực hiện cơ cấu nhập khẩu phù hợp với sự thay đổi cơ cấu sản xuất. Cơ
cấu sản xuất, cơ cấu xuất khẩu thay đổi dẫn đến cơ cấu nhập khẩu cũng thay đổi theo.

Thứ hai là thực hiện cơ cấu nhập khẩu nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá,
ngành công nghiệp nặng hoá chất. Trong thời kỳ này, Nhật Bản cần phải nhập khẩu một
lượng lớn máy móc cơ khí và nguyên liệu cho các ngành sản xuất và hạn chế nhập khẩu sản
phẩm nhẹ nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

4.2.3. Tỷ giá hối đoái

Cho đến năm 1971, Nhật Bản đã duy trì một chế độ tỷ giá cố định. Trong thời kỳ này
nếu tính toán giá cả bình quân sức mua sẽ được giá trị 1 USD = 280-300 Yên. Tuy nhiên,
trong giao dịch quốc tế vẫn thanh toán theo tỷ giá 1 USD = 360 Yên thì đồng tiền Nhật Bản
về thực chất đã tăng giá, cao hơn giá trị danh nghĩa của nó . Vậy nên, trong suốt thời kỳ tăng
trưởng kinh tế cao độ, năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Nhật Bản rất mạnh.

4.2.4. Thu nhập

Trong thời kì này, thị trường trong nước được mở rộng do sự gia tăng dân số, sự tăng
nhanh số người làm công ăn lương, tốc độ tăng thu nhập thực tế của người lao động… do
đó đã làm tăng khối lượng tiêu dùng cá nhân ở trong nước, thúc đẩy tăng trưởng nhập khẩu
hàng tiêu dùng.

4.2.5. Chính sách thuế

Trước khi bắt đầu chương trình tự do mậu dịch, chính phủ Nhật Bản đã xem xét lại
các biểu thuế một cách rộng rãi vào năm 1961. Việc sửa lại biểu thuế này dựa trên những
nguyên tắc sau: Định thuế suất thấp với các sản phẩm hoặc nguyên liệu của các ngành công
nghiệp sản xuất cho xuất khẩu; các sản phẩm của các ngành công nghiệp bị đình trệ; các
hàng nhập dùng cho mục đích giáo dục, văn hoá và bảo vệ sức khoẻ.

Trên cơ sở nguyên tắc trên, Nhật Bản tham gia vòng đàm phán trong tổ chức GATT.
Kết quả là trong số 2310 mặt hàng trong danh mục giảm thuế, Nhật Bản đã giảm 50% đối
với 1224 mặt hàng, giảm dưới 50% hay một phần đối với 500 mặt hàng, áp dụng miễn thuế
đối với 183 mặt hàng.

Bằng những biện pháp như vậy, Nhật Bản đã giảm đáng kể các mức quan thuế và
làm bớt đi chiều hướng leo thang thuế quan khác, giảm khá nhiều mức độ bảo hộ các hàng
biên chế.

25
III/ Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia rất có lợi thế trong nguồn lao động trẻ, dồi dào. Việt Nam
có đông dân số nên là một thị trường tiêu thụ hành hóa khá lớn. Tuy nhiên, Việt Nam lại
gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế, Tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng nhưng trữ
lượng lại quá ít nên không đủ để xây dựng cơ cấu nông nghiệp đồng bộ, thậm chí không đủ
để phát triển một ngành công nghiệp khai thác đóng vai trò chủ đạo.

Không chỉ thế, Việt Nam đã trải qua một thời kỳ dài là nước thuộc địa. Trình độ phát
triển thấp, nghèo nàn lạc hậu là phổ biến, bị chiến tranh khốc liệt tàn phá nặng nề. Nền kinh
tế Việt Nam mang tính chất nông nghiệp là chủ yếu, lại ở trình độ thô sơ về phương tiện sản
xuất, dân số đông song diện tích đất canh tác trên đầu người lại quá nhỏ... Trong khi đó các
ngành công nghiệp địa phương chỉ thỏa mãn nhu cầu nội địa nên ít có khả năng cạnh tranh
trên thị trường thế giới...

Vậy Việt Nam nên học hỏi gì từ Nhật Bản, làm thế nào để khắc phục những khó khăn
và làm sao để đưa nền kinh tế nước nhà lên tầm cao mới?

1. Con người và Văn hóa

- Người dân cần có ý chí đoàn kết vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết
kiệm

- Đầu tư cho giáo dục, nâng cao khả năng học hỏi, tư duy, sáng tạo. Người dân nên tiếp thu
những giá trị tiến bộ của thế giới để áp dụng cho đất nước, giúp nền kinh tế nước nhà ngày
càng đổi mới, phát triển.

- Bên cạnh việc giữ gìn nét đẹp bản sắc dân tộc thì nên tiếp thu những tinh hoa văn hóa bên
ngoài góp phần giúp văn hóa Việt Nam trở nên đa dạng, phong phú, sinh động hơn, tuy
nhiên “hòa nhập nhưng không hòa tan”.

2. Kinh tế

- Áp dụng linh hoạt hệ thống tổ chức quản lý một cách hiệu quả, hoàn chỉnh, hiện đại, chi
phí ít, năng suất lao động cao, chất lượng tốt để tăng sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam
trên thị trường quốc tế.

- Xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trung, chống độc quyền trong kinh doanh để đưa nền kinh tế đất
nước liên tục tăng trưởng.

26
- Nghiên cứu và đầu tư nhiều hơn cho các thiết bị khoa học-kỹ thuật khi mà thời đại công
nghệ lên ngôi và đang ngày càng lan rộng.

- Thực hiện giao đất cho nông dân trực tiếp canh tác, kích thích sản xuất, đầu tư, áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất, Tạo ra nhiều
việc làm cho người lao động.

- Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng
thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.

3. Chính trị

a. Đối nội

- Giảm thuế thu nhập, giảm hoặc bỏ thuế nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị chuyên dùng
dành cho sản xuất và xuất khẩu.

- Thực hiện các cuộc cải cách dân chủ: cải cách ruộng đất, ban hành Hiến Pháp, xóa bỏ triệt
để các tàn tích phong kiến để tìm ra những hướng đi phù hợp đáp ứng tình hình bấy giờ.

- Áp dụng nghiêm về xử tội phạm chiến tranh, phản động góp phần phá vỡ những hủ tục,
cơ sở kinh tế, chính trị của chủ nghĩa phong kiến.

b. Đối ngoại

- Mở cửa hội nhập quốc tế, tranh thủ điều kiện thuận lợi của quốc tế để phát triển đất nước
thông qua các chính sách thương mại và đầu tư.

- Liên tục thay đổi các đường lối chính trị theo hướng tích cực, biết vận dụng tốt các yếu tố
hay những mối quan hệ bên ngoài.

C. KẾT LUẬN

Có thể nói từ phần cơ sở lý luận lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế, nguồn lực
phát triển kinh tế, liên hệ với cơ sở thực trạng tình hình kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1951-
1973 để thấy được sự phát triển một cách như vũ bảo của con rồng kinh tế Châu Á – Nhật
Bản . Thông qua tăng trưởng và phát triển kinh tế ta mới thấy được các nguồn lực phát triển
kinh tế, các chính sách an sinh xã hội đồng thời chiến lược ngoại thương đặc biệt của Nhật
Bản. Từ tất cả những điều trên chúng ta đúc kết lại được những bài học đắt giá đối với Việt
Nam trong phát triển kinh tế, đưa nước nhà từ một nước nông nghiệp thô sơ nghèo nàn
hướng tới nền kinh tế tri thức, phát triển thành một trong những con rồng Châu Á trong
tương lai.
27
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lịch sử kinh tế Nhật Bản –Wikipedia


Mô hình phát triển của Nhật Bản và bài học của Việt Nam – 123 doc
Trần Toàn - Những nhân tố làm nên sự phát triển THẦN KỲ của nền kinh tế Nhật Bản –
XKLĐ Nhật Bản
Nhật bản 10 năm sau thảm họa kép – Báo điện tử ĐCS Việt Nam
Welfare in Japan – Wikipedia
Annual report on health and wealfare – WHITE PAPER
Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2: Kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội -
nhatbanchotoinhe
Đề tài Các nguyên nhân của sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn
1952 – 1973 – Tài liệu EBOOK
Total Value of Exports and Imports (1950-) - Trade Statistics of Japan – Trade statistics of
Janpan
Những điều mà người Việt Nam nên học hỏi từ Nhật Bản - tamcominh
Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 – lời giải hay.com
E. PHỤ LỤC
2.4. Bảng: Phân bố tài nguyên Nhật Bản

Sắt Trữ lượng không đáng kể và hàm lượng không cao

Than Trữ lượng khoảng 21 tỷ tấn, phẩm chất kém, phân bố chủ yếu ở Bắc
đảo Kiuxiu, Tây Nam của đảo Honshu, trung của đảo Hokkaido

Đồng Trữ lượng tương đối lớn, các mỏ đồng phân bố trên Hokkaido và
Xicocu

Dầu mỏ Không đáng kể, có ít ở bờ biển Tây Bắc đảo Honshu

28
Vàng Tập trung chủ yếu ở Bắc đảo Hokkaido, Đông Nam của đảo Honshu

Chì, kẽm Phân bố chủ yếu ở phía Bắc và phía Tây Nam của đảo Honshu, phía
Tây Nam của đảo Hokkaido.

Khí tự nhiên Phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây Bắc và Đông Nam của đảo Honshu

Kim loại hỗn Phân bố chủ yếu ở Đông Bắc của đảo Kiuxiu. Phía Tây Nam và Đông
hợp Bắc của đảo Honshu.

29

You might also like