You are on page 1of 27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


BÀI TIỂU LUẬN


MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Đề tài 10:
Tình hình lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua
Nguyên nhân và hậu quả

GVHD: 221_71ACCT30023_16
Lớp HP: ThS. Nguyễn Thanh Phúc
Danh sách sinh viên:

TP. HỒ CHÍ MINH, ngày…, tháng…, năm 2022


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................4


I. MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BÀI TIỂU LUẬN................5
I. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................5
I. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..............................................................6
I. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................6
I. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.............................................................6
II. NỘI DUNG...............................................................................................7
II. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LẠM PHÁT:.............................................7
II.1.1 Khái niệm về lạm phát: ( Wikipedia®, 2022).............................7
II.1.2 Đo lường lạm phát:......................................................................7
II.1.3 Phân loại lạm phát: (Luật Việt Nam, 2022)................................7
II.1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát:.....................................................8
II.1.5 Vai trò và tác động của lạm phát: (Luật Minh Khuê, 2022).......9
II. 2. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VIỆT NAM:....................................11
II.2.1 Thực trạng lạm phát năm 2019: (Nguyễn, 2019)......................11
II.2.2 Thực trạng lạm phát năm 2020: (Tạp chí Con số sự kiện,
2/2021) 12
II.2.3 Thực trạng lạm phát năm 2021: (Tổng cục Thống kê Việt Nam,
Niên giám thống kê 2021).......................................................................13
II.2.4 Thực trạng lạm phát 9 tháng đầu 2022: (Yến, 2022) (Tổng cục
Thống kê, 2022) (Tuổi trẻ tv, 2022)........................................................14
II. 3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT....................................15
II.3.1 Nguyên nhân lạm phát 2019: (Tuổi trẻ News, 2019)................15

2
II.3.2 Nguyên nhân lạm phát 2020: (Tạp chí Con số sự kiện, 2/2021)
15
II.3.3 Nguyên nhân lạm phát 2021: (Tạp chí tài chính , 2022)...........16
II.3.4 Từ đầu năm 2022 đến nay: (Tổng cục Thống kê, 2022)...........17
II. 4. TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT VÀ HẬU QUẢ.....................................17
II.4.1 Tác động lạm phát: (Kinh tế đô thị, 2019) (Tổng cục Thống kê,
2022) 17
II.4.2 Hậu quả của lạm phát................................................................20
III. KẾT LUẬN............................................................................................20
III. 1. Biện pháp đề ra:............................................................................20
III.1.1 Giá trị của vàng.........................................................................20
III.1.2 Giá vàng và lạm phát.................................................................21
III.1.3 Bất động sản kênh trú ẩn dòng tiền an toàn..............................21
III.1.4 Bất động sản có an toàn ?..........................................................22
III.1.5 Tổng quan về chứng khoán những năm gần đây.......................23
III.1.6 Chứng khoán có kiếm lời ổn định.............................................24
III.1.7 Đâu là kênh kiếm lời ổn định....................................................24
III. 2. Kết luận về lạm phát:....................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................26

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Chữ viết đầy đủ

1 CPI Chỉ số giá tiêu dung

2 PPI Chỉ số giá sản xuất

3 NI Thu nhập ròng

4 BĐS Bất động sản

5 r Lãi suất thực

6 i Lãi suất danh nghĩa

7 If Tỷ lệ lạm phát

4
I. MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BÀI TIỂU LUẬN.

I. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường diễn biến phức tạp và cạnh tranh ngay càng
gay gắt, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế giới
(WTO). Các công ty đang bị cuốn hút vào vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt trong tất
cảcác lĩnh vực để tồn tại và phát triển. Lạm phát là một trong những vấn đề của kinh
tế học vĩ mô. Nó đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà chính trị và công lý.
Lạm phát đã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh
tế.

Để triển khai thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cần phải
động viên mọi nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Tăng trưởng bền vững và ổn định lạm phát ở mức thấp đó là những
mục tiêu hàng đầu của điều tiết vĩ mô ở tất cả các nước. Không có gì đáng ngạc
nhiên khi câu hỏi có sự tồn tại và bản chất của mối quan hệ giữa lạm phát và phát
triển kinh tế đã được các nhà kinh tế hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm và trở
thành trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về chính sách.

Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế mà việc nghiên
cứu lạm phát là một vấn đề cần thiết và cấp bách đối với nền kinh tế, đặc biệt là nền
kinh tế thị trường con non nớt như nền kinh tế nước ta. Chúng ta cần phải tìm hiểu
xem lạm phát là gì? Do đâu mà có lạm phát? Tại sao người ta quan tâm đến lạm
phát?

Bài viết này sẽ điểm lại một cách có hệ thống các lý thuyết, các bằng chứng thực
nghiệm về lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế cũng như
đưa ra một số gợi ý về hướng điều tiết vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới.

5
Hy vọng những tìm hiểu của nhóm về đề tài sẽ chia sẻ được phần nào kiến thức với
các bạn để chúng ta cùng nhau phát triển Việt Nam xứng tầm quốc tế trong thời
gian không xa.

I. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài nhằm mục đích hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về lạm phát và các phạm
trù liên quan đến lạm phát, đặc biệt là lý luận về các giải pháp giảm thiểu lạm phát
để ổn định và phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là đề tài đã đi vào thực
tiễn về lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 2019 đến cuối năm 2022, từ
đó tìm ra tính quy luật phổ biến của diễn biến rất phức tạp của lạm phát trong một
quốc gia đang phát triển như là nước ta và các bài học kinh nghiệm,các giải pháp
can thiệp về kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế đã có yếu tố hội nhập ở Việt Nam.

I. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tập hợp các số liệu thu thập được để mô tả
khái quát tình trạng lạm phát và những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế.

- Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích những mối quan hệ tương quan giữa
chính sách tiền tệ trong thời gian qua với tình hình lạm phát từ đó nghiên cứu và suy
luận về những giải pháp có thể áp dụng trong thời gian tới.

I. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu trên, quá trình nghiên cứu đề tài cần giải quyết những nhiệm
vụ cụ thể sau:

Thứ nhất: Tìm hiểu khái quát về lạm phát

Thứ hai: Phân tích thực trạng và nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam từ năm
2019 đến nay.

Thứ ba: Tác động và hậu quả mà lạm phát ở Việt Nam từ năm 2019 đến nay.

Thứ tư: Đưa ra những giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát trong thời gian tới.

6
II. NỘI DUNG

II. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LẠM PHÁT:

II.1.1 Khái niệm về lạm phát: ( Wikipedia®, 2022)

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng
hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một tiền tệ nào đó.

II.1.2 Đo lường lạm phát:

Chỉ số giá tiêu dung (CPI) đo lường sự tăng hoặc giảm giá của một giỏ cố định hang
hóa và dịch vụ theo thời gian, được mua bởi một“ người tiêu dung điển hình”. CPI
đo giá của hàng hóa sản xuất trong nước và hang hóa nhập khẩu.

Các chỉ số giá khác được sử dụng rộng rãi cho việc tính toán lạm phát giá cả bao
gồm:

• Chỉ số giá sản xuất( PPI) đo lường sự thay đổi trung bình trong giá nhà sản
xuất trong nước nhận được đầu ra của họ.

• Chỉ số giá hàng hóa: đo lường giá của một lựa chọn các mặt hàng.

• Chỉ số giá cơ bản

II.1.3 Phân loại lạm phát: (Luật Việt Nam, 2022)

 Phân loại theo mức độ của tỷ lệ lạm phát hay dựa theo định lượng:

Lạm phát thể hiện những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Chúng được phân thành
ba cấp: Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.

Lạm phát vừa phải: được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số.

Lạm phát phi mã: tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 100% được gọi là lạm 2 hoặc 3 con
số.

Siêu lạm phát: tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000%/năm. Đồng tiền gần như mất giá
hoàn toàn.

7
 Căn cứ vào định tính:

Căn cứ vào định tính, lạm phát được chia ra thành hai nhóm:

Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng:

+ Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thực tế thu nhập của người lao động,
tăng phù hợp với hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp. Do đó, tình trạng này
không ảnh hưởng gì đến cuộc sống hằng ngày của người lao động và nền kinh tế nói
chung.

+ Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao
động. Tiền thực tế, tình trạng này thường hay xảy ra.

Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường:

+ Lạm phát dự đoán trước được: Là loại lạm phát xảy ra hằng năm trong thời kỳ
tương đối dài với tỷ lệ lạm phát ổn định. Loại lạm phát này có thể dự đoán được tỷ
lệ của nó trong các năm tiếp theo. Về mặt tâm lý, người dân đã quen với tình trạng
này và không ảnh hưởng nhiều đến đời sống, kinh tế.

+ Lạm phát bất thường: Xảy ra đột biến mà có thể chưa từng xuất hiện trước đó.
Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của người dân vì họ chưa kịp
thích nghi. Từ đó gây ra biến động với nền kinh tế và làm giảm niềm tin của nhân
dân với chính quyền.

 Căn cứ theo mức độ của tỷ lệ lạm phát:

 Lạm phát kinh niên


 Lạm phát nghiêm trọng
 Siêu lạm phát

8
II.1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát:

 Lạm phát do cầu kéo:

Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt
hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hang khác cũng theo đó mà leo thang, dẫn
đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng
lên về cầu ( nhu cầu tiêu dung của thị trường tăng) được gọi là “ lạm phát do cầu
kéo”.

 Lạm phát do chi phí đẩy:

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào,
máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí
sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng
lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được
gọi là “ lạm phát do chi phí đẩy”.

 Lạm phát kéo dài:

 Các nguyên nhân khác:

 Lạm phát do cơ cấu


 Lạm phát do cầu thay đổi
 Lạm phát do xuất khẩu
 Lạm phát do nhập khẩu
 Lạm phát tiền tệ

II.1.5 Vai trò và tác động của lạm phát: (Luật Minh Khuê, 2022)

Lạm phát có những tác động đến nền kinh tế của một đất nước theo nhiều mặt bao
gồm cả tích cực lẫn tiêu cực. Trong đó:

9
 Tác động tích cực:

Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc
độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước
đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:

+ Kích thích tiêu dung, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.

+ Cho phép chính phủ có them khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào
những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu
nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng
thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm
nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.

Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa có tác hại
lẫn lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc
độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

 Tác động tiêu cực:

 Lạm phát và lãi suất

Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao trào và triền miên có tác
động xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia.
Trong đó, tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát

Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương
thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh
nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất
nghiệp gia tăng.

 Lạm phát và thu nhập thực tế

10
Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với
nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay
đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.

Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà còn làm
hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản
lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở
của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất
danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.

Từ đó, thu nhập ròng( NI) của các người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỷ
lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy
thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khan
hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.

 Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng

Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong
việc vay vốn trả góp để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay
trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.

Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình
vơ vét và thu gom hàng hóa, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm
mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung- cầu hàng hóa trên thị trường, giá cả hàng
hóa cũng lên cơn sốt cao hơn.

Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo nay càng trở nên khó khăn hơn.
Họ thậm chí không mua nổi những hang hóa tiêu dung thiết yếu, trong khi đó,
những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hóa và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng
lạm phát như vậy có thể sẽ gây ra những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng
cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.

 Lạm phát và nợ quốc gia

11
Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân,
nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi
trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì : lạm phát đã làm cho tỷ
giá giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền
nước ngoài tính trên cả khoản nợ.

II. 2. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VIỆT NAM:

II.2.1 Thực trạng lạm phát năm 2019: (Nguyễn, 2019)

Lạm phát đạt mức 2,79%.

Theo Tổng cục Thống kê cho thấy lạm phát diễn ra do bệnh dịch tả lợn ở Châu Phi
dẫn đến nguồn cũng cấp thịt lớn giảm đáng kể. Tháng 12/2019 giá thịt lợn biến
động tăng 19,7% so với tháng trước dẫn đến CPI chung tăng 0,83%.

Nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng do giá thực phẩm tăng, cụ thể tăng 2,44% so với
tháng 11/2019 khiến cho CPI chung tăng 0,22%

Nhận xét: Năm 2019, Việt Nam đã có một năm kiểm soát lạm phát thành công nhờ
vào sự nổ lực. Trong đó có 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát
CPI cả năm.

- Thứ nhất: Sự điều hành của Chính phủ nhờ có sự điều chỉnh các mức giá liên
quan như dịch vụ y tế, giá điẹn và thực hiện các lộ trình tăng học phí.
- Thứ hai: Yếu tố thị trường. Theo Tổng cục Thống kê, vào dịp Tết Nguyên
Đán Kỷ Hợi nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào các tháng cuối năm 2019 và 2
tháng đầu năm 2020 làm biến động mức giá hàng hoá. Các mặt hàng tiêu
dùng thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống, dịch vụ ăn uống, dịch vụ giao thông
cũng như các dịch vụ du lịch tăng.

12
II.2.2 Thực trạng lạm phát năm 2020: (Tạp chí Con số sự kiện,
2/2021)

số giá tiêu dùng năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019 và tăng 0,19% so với tháng
12 năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân
năm 2019.

Nhận xét: Năm 2020 là một năm biến động khó lường, lạm phát tăng cao ở những
tháng đầu năm, việc nguồn cung một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đặc biệt là
nguồn cung thịt lợn giảm do dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã đẩy giá nhóm thực phẩm
tăng cao; ở chiều ngược lại, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu tiêu dùng
nhiên liệu giảm nên giá xăng dầu năm 2020 giảm khá sâu. Cùng với việc phối hợp
chặt chẽ và linh hoạt trong công tác điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản
lý và việc chỉ đạo triển khai tốt công tác bình ổn thị trường hàng hóa nên về cơ bản
diễn biến lạm phát năm 2020 tương đối sát với dự báo từ đầu năm, nằm trong kịch
bản CPI tăng thấp.

II.2.3 Thực trạng lạm phát năm 2021: (Tổng cục Thống kê Việt
Nam, Niên giám thống kê 2021)

Năm 2021, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên
vật liệu đầu vào sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước,
thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm soát
lạm phát thành công.

Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 2,31% so với bình quân năm 2020, đạt
mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%. Ở góc độ điều hành vĩ mô, Chính phủ luôn chỉ
đạo đúng đắn, kịp thời nhằm khống chế đà tăng CPI ngay từ đầu năm.

HÌNH II.2.1: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng CPI của các mặt hàng thiết
yếu năm 2021

13
Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhận xét: tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng cao 6 tháng đầu năm đã có những tác
động rất tiêu cực đối với nên kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều
ấy đã đặt ra những thách thức rất lớn cho kinh tế vĩ mô -phải làm sao để kiềm chế
lạm phát ở mức tốt nhất, duy trì tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt
là trong thời hậu Covid - 19. Nhìn chung nhờ Chính phủ luôn chỉ đạo đúng đắn, kịp
thời nhằm khống chế đà tăng CPI ngay từ đầu năm.

II.2.4 Thực trạng lạm phát 9 tháng đầu 2022: (Yến, 2022) (Tổng
cục Thống kê, 2022) (Tuổi trẻ tv, 2022)

9 tháng đầu năm 2022, lạm phát được kiểm soát, CPI bình quân 9 tháng năm 2022
tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước.

9 tháng xuất siêu 6,52 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 9 ước đạt 58,74 tỷ USD, giảm
11% so với tháng trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng
năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 558,52 tỷ USD, tăng
15,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng

14
13%. Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 6,52 tỷ
USD.

Lạm phát (CPI) tháng 7-2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tính chung 7 tháng đầu
năm nay CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này là một thành công
trong kiểm soát giá cả của Chính phủ, tạo nền tảng để thực hiện mục tiêu kiểm soát
lạm phát dưới 4% đã đề ra trong năm 2022

Bà Nguyễn Thị
Hương - Tổng
cục trưởng Tổng
cục Thống kê

Nhận xét: Giá cả tăng cao tác động rất lớn đến đời sống của người dân. So với các
nước trên thế giới thì Việt Nam vẫn là nước kiểm soát tốt lạm phát. Tình hình kinh
tế - xã hội 9 tháng năm 2022 của nước ta được nhận định khởi sắc trên hầu hết các
lĩnh vực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quý III/2022 tăng trưởng mạnh mẽ,
đặc biệt so với nền thấp của cùng kỳ năm trước.

II. 3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT

II.3.1 Nguyên nhân lạm phát 2019: (Tuổi trẻ News, 2019)

Năm 2019: Lạm phát năm 2019 thấp nhất trong 3 năm 2018, 2017, 2019

Lạm phát năm 2019 thấp nhất trong 3 năm gần đây khi năm 2018 là 3,54% và năm
2017 là 3,53%.

15
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng CPI trong năm 2019 là do một số mặt hàng tăng giá
theo quy luật hàng năm như nhóm hàng tiêu dùng (thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đồ
uống, dịch vụ giao thông công cộng, du lịch,...).

Giá nhiên liệu, chất đốt trong nước tăng theo giá thế giới; giá dịch vụ y tế điều
chỉnh tăng theo mức tăng thêm của lương cơ bản; giá vật liệu xây dựng và nhân
công tăng do nhu cầu và chi phí đầu vào.

Đặc biệt, trong nửa cuối năm 2019, mặt bằng giá thịt heo trong nước chịu áp lực lớn
từ biến động tăng cao giá thịt heo do ảnh hưởng của dịch tả châu Phi khiến nguồn
cung sụt giảm.

Tuy nhiên, giá lương thực giảm; giá dầu, gas, viễn thông, đường giảm,... đặc biệt,
nhờ có công tác điều hành, phối hợp các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, tăng
cường kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả hiệu quả.

II.3.2 Nguyên nhân lạm phát 2020: (Tạp chí Con số sự kiện,
2/2021)

Năm 2020: Lạm phát tăng lên so với năm 2019

Tháng 01 và tháng 02 là tháng Tết nên nhu cầu mua sắm tăng cao, giá các mặt hàng
lương thực bình quân năm 2020 tăng 4,51% so với năm trước góp phần làm cho
CPI chung tăng 0,17%. Giá gạo năm 2020 tăng 5,14% so với năm trước do giá gạo
xuất khẩu tăng cùng với nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng.

Giá các mặt hàng thực phẩm năm 2020 tăng 12,28% so với năm trước góp phần làm
cho CPI tăng 2,61%, chủ yếu do giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng cao
trong dịp Tết Nguyên đán, nhất là giá mặt hàng thịt lợn tăng cao do nguồn cung
chưa được đảm bảo, giá thịt lợn tăng 57,23% so với năm trước làm cho CPI chung
tăng 1,94%. Theo đó, giá thịt chế biến tăng 21,59%; mỡ lợn tăng 58,99% so với
năm trước. Do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng
10 và tháng 11 tác động làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng
trại bị hư hỏng, cuốn trôi... làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng.

16
Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp, nhu cầu về một số
loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh phục vụ trong nước và xuất khẩu ở mức
cao nên giá các mặt hàng này có xu hướng tăng nhẹ. Bình quân năm 2020 giá thuốc
và thiết bị y tế tăng 1,35% so với năm 2019

Giá dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32% so với năm 2019 do các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình.

II.3.3 Nguyên nhân lạm phát 2021: (Tạp chí tài chính , 2022)

Năm 2021: Lạm phát tăng nhẹ so với năm 2020

Lạm phát của năm 2021 chỉ tăng 0,81% so với bình quân của năm 2020, cùng với
mức tăng tổng phương tiện thanh toán là 8,93%, giảm so với mức tăng 13,26% của
năm 2020. Những thống kế nêu trên cho thấy, lạm phát tăng chủ yếu xuất phát từ
biến động giá năng lượng và lương thực.

Nguyên nhân là do giá lương thực và nhiên liệu (xăng, dầu) trên thế giới tăng mạnh
cùng với việc các chuỗi cung ứng bị gián đoạn vì tác động của đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, lạm phát vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu đề ra của các ngân hàng trung
ương trong khu vực và chưa tạo ra các bất ổn kinh tế trong năm 2021.

II.3.4 Từ đầu năm 2022 đến nay: (Tổng cục Thống kê, 2022)

Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát ( dưới 4%)

Trong nửa đầu năm 2022, xu hướng tăng của lạm phát tiếp tục được kéo dài và đã
lập đỉnh tại nhiều nền kinh tế.

Áp lực lạm phát đã lan rộng trên toàn cầu, căng thẳng chuỗi cung ứng, khan hiếm
lao động sau đại dịch và các cú sốc giá cả liên tiếp là nguyên nhân chính làm gia
tăng lạm phát.

Đến nay, mặt bằng giá trong nước vẫn cơ bản được kiểm soát nhưng áp lực lạm
phát trong những tháng còn lại của năm khá lớn.

17
Diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang tiếp tục tăng
mạnh trong bối cảnh chiến sự Nga – Ucraina còn phức tạp gây gián đoạn chuỗi
cung ứng, đặc biệt là giá xăng dầu tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh
nghiệp và tiêu dùng của người dân.

Cùng với tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế Việt Nam có khả
năng phục hồi mạnh hơn trong các tháng còn lại của năm, nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao.

II. 4. TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT VÀ HẬU QUẢ

II.4.1 Tác động lạm phát: (Kinh tế đô thị, 2019) (Tổng cục Thống
kê, 2022)

Riêng CPI tháng 9/2019 tăng 0,32% so với tháng trước, trong đó giá dịch vụ giáo
dục tăng cao nhất do các địa phương thực hiện lộ trình tăng học phí cho năm học
mới; giá thịt lợn tăng do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi và giá gạo, giá thực
phẩm tươi sống tăng ở một số địa phương bị mưa lũ.

Tính chung quý III/2019, CPI tăng 0,48% so với quý trước và tăng 2,23% so với
cùng kỳ năm 2018; bình quân 9 tháng năm 2019 tăng 2,5% so với bình quân cùng
kỳ năm 2018. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2019 tăng 1,91% so với bình
quân cùng kỳ năm 2018.

Nguyên nhân CPI bình quân tăng là do: Giá điện sinh hoạt điều chỉnh tăng từ tháng
3/2019; Các địa phương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế; Một số địa phương điều
chỉnh tăng học phí trong năm học mới; Giá các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ giao
thông công cộng, du lịch trọn gói, đồ uống, thuốc lá… tăng; Giá nhiên liệu, chất
đốt, sắt thép trên thế giới tăng trở lại.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I năm 2022 tăng 1,92% so với cùng kỳ
năm trước, tuy cao hơn mức tăng 0,29% của quý I/2021 nhưng thấp hơn mức tăng
của quý I các năm 2017-2020; lạm phát cơ bản tăng 0,81%. Đây là kết quả đáng ghi
nhận trong chỉ đạo, điều hành giá của Chính phủ, các ngành, các cấp trong bối cảnh

18
nhiều quốc gia trên thế giới đang gánh chịu cơn “bão giá” chưa từng có trong vài
chục năm qua. Sự cân đối sản xuất trong nước cũng như việc kiểm soát tăng giá
bằng các chính sách hiệu quả, thiết thực đã không gây áp lực lên nguồn cung.

Hình II.4.1: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát cơ bản bình quân quý
I các năm giai đoạn 2018-2022 (%)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Thị trường hàng hóa thế giới quý I/2022 diễn biến phức tạp, áp lực lạm phát tăng
cao tại nhiều nước, giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng
nhanh trong bối cảnh nhiều quốc gia tích cực triển khai các gói kích thích tăng
trưởng, đẩy mạnh tiến trình phục hồi kinh tế. Áp lực lạm phát tăng cao tại nhiều
nước, gồm cả những nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu.
Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tháng 02/2022 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước,
cao nhất kể từ tháng 01/1982; Nhật Bản tháng thứ 6 liên tiếp có chỉ số giá tiêu dùng
tăng; lạm phát tại Anh cũng lên mức cao nhất trong 30 năm qua.

Thêm vào đó, thị trường xăng dầu thế giới nhiều biến động, đặc biệt trước xung đột
giữa Nga và U-crai-na. Các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU đối với Nga khiến nguồn
cung dầu thô và xăng dầu thành phẩm thiếu hụt trong khi dự trữ tại nhiều nước sụt
giảm làm cho giá nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới tăng cao. Tính đến

19
ngày 23/3/2022, giá dầu Brent bình quân quý I/2022 đạt 96,13 USD/thùng, tăng
28,52% so với tháng 12/2021 và tăng 56,77% so với cùng kỳ năm trước.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong
thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện
đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển
kinh tế – xã hội. Các chính sách được ban hành kịp thời giúp ổn định hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng
giá như giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống
còn 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên
liệu bay từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí,
lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022. Công tác điều hành giá xăng dầu theo sát diễn
biến giá thế giới, nguồn cung xăng dầu được chỉ đạo khắc phục kịp thời. Các địa
phương tăng cường quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia
chương trình bình ổn giá.

II.4.2 Hậu quả của lạm phát

Lạm phát xảy ra ở mức độ cao sẽ gây ra những hậu quả cực kỳ to lớn. Như đã đề
cập ở trên, có 3 mức độ lạm phát điển hình. Đó là lạm phát vừa phải, lạm phát phi
mã và siêu lạm phát. Ngoại trừ lạm phát ở mức độ thấp, vừa phải có tác động tích
cực đến phát triển kinh tế. Các loại lạm phát còn lại như phi mã và siêu lạm phát
đều ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, trường hợp siêu lạm phát
rất hiếm khi xảy ra

Một số hậu quả cơ bản mà lạm phát gây ra có thể kể đến như:

Đồng tiền bị giảm giá trị

Ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh

Gây rối loạn kinh tế xã hội

Tín dụng bị đóng băng

20
III. KẾT LUẬN
III. 1. BIỆN PHÁP ĐỀ RA:
- Để triệt tiêu hoàn toàn là điều “không thể” trong kinh tế, nhưng chúng ta có
thể chống đỡ lại lạm phát bằng nhiều cách khác nhau.

- Điều đầu tiên để có thể chống lại lạm phát và hợp lý nhất có thể đó chắc là
phải biết chi tiêu một cách hợp lý, để tiết kiệm tiền tối đa đó là cách an toàn và chắc
chắn nhất để có thể có dòng tiền ổn định để chi tiêu đời sống cá nhân và để vào đầu
tư.

- Kế tiếp sẽ là các nơi trú ẩn lạm phát, đầu tư vàng, đầu tư bất động sản, đầu tư
chứng khoán.

III.1.1 Giá trị của vàng

Vàng trước tiên là một loại hàng hóa. Đặc điểm của loại hàng hóa này là rất quý
hiếm, được mọi người yêu thích, không thay đổi chất lượng, dễ được nhận biết và
được chấp nhận trao đổi. Chính vì vậy, vàng vừa là một loại hàng hóa, vừa là một
công cụ trung gian trong trao đổi hàng hóa, tích trữ giá trị như tiền từ 5.000 năm
nay.

III.1.2 Giá vàng và lạm phát

Kể từ khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ, trong vòng 30 năm trở lại đây, giá vàng
và lạm phát không còn mối quan hệ cụ thể nào với nhau.

Giá vàng đã tăng từ 105 USD/ounce năm 1976 lên tới 850 USD/ounce năm 1980
trong khi chỉ số giá tiêu dùng trong giai đoạn này tăng 28%. Sau năm 1980, giá
vàng tụt dốc xuống còn 256 USD/ounce vào năm 2001 thì chỉ số giá lại vẫn tăng lên
khoảng gấp đôi trong giai đoạn này.

Gần đây, khi giá vàng tăng từ 256 USD/ounce năm 2001 lên tới 1011 USD/ounce
vào tháng 3/2008 thì chỉ số giá tiêu dùng cũng chỉ tăng tích lũy khoảng 20%. Những
con số trên cho thấy, giá vàng biến động không theo biến động của lạm phát.

21
Tại Việt Nam, quan hệ giá vàng và lạm phát cũng biến động không theo quy luật
nào. Ví dụ giá vàng đã đạt mức 1 triệu đồng/chỉ vào ngày 9/12/2005, tăng gấp đôi
so với thời điểm cuối năm 2000. Chỉ số giá tích lũy trong giai đoạn này tăng khoảng
30%.

Giá vàng tiếp tục tăng gần gấp đôi tới trên 1,9 triệu đồng/chỉ vào tháng 12/2007,
trong khi chỉ số giá tích lũy tăng 16% tương ứng 2005-2007. Trong khi lạm phát có
xu hướng tăng cao trên 11% tới tháng 4/2008. Vàng lại quay đầu giảm từ đỉnh giá
19,5 triệu/đồng chỉ (vàng SJC) xuống còn 17,018 triệu đồng/chỉ ngày 4/5/2008.

Vậy vàng có còn là công cụ tốt nhất để chống lại lạm phát hay lại là một công cụ
đầu cơ? Khi mà cung tiền không còn được đảm bảo bằng những tiêu chuẩn dự trữ
vàng. Những số liệu thống kê trong hơn 30 năm qua đã thay cho câu trả lời.

III.1.3 Bất động sản kênh trú ẩn dòng tiền an toàn

Đặt vào bối cảnh kinh tế vĩ mô còn diễn biến khó dự đoán, bất động sản sẽ vừa
mang lại nguồn thu từ các lợi ích trực tiếp, vừa duy trì giá trị trong dài hạn nhờ khả
năng giữ giá sinh lời và tiềm năng tăng giá trong tương lai, trở thành rào chắn trước
mọi ảnh hưởng nếu có từ lạm phát cho các nhà đầu tư. Và đây cũng chính là lý do
quan trọng khiến bất động sản trở thành kênh đầu tư an toàn nhất, ít chịu các tác
động tiêu cực và rủi ro nếu có đến từ phía thị trường.

Theo đó, có thế thấy qua các thời kỳ lịch sử, kể cả khi thị trường bất động sản
“nguội lạnh”, giá bất động sản cũng chỉ đứng lại ở 1 điểm nhất định để chờ cơ hội
bùng giá, và thực tế thị trường đã diễn ra đúng với quy luật trên.

Theo số liệu thống kê tình hình giá đất từ năm 1987 tại Việt Nam đến nay, ở Hà Nội
đã có 42 lần tăng giá và TP.HCM là 27 lần tăng giá, mặc dù tính từ 1987, Việt Nam
bị ảnh hưởng đến 2 lần khủng hoảng kinh tế là 1998 - 1999 và 2007 - 2009.

Giữ vững vị thế và tiềm năng tích lũy, bất động sản trở thành nơi trú ẩn an toàn cho
dòng tiền của những nhà tích sản chiến lược, có giá trị tăng trưởng lâu dài.

22
III.1.4 Bất động sản có an toàn ?

Theo chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, tín dụng ngân hàng vẫn là kênh quan trọng
số một đối với thị trường BĐS. Các ngân hàng cũng "thích" cho vay BĐS vì có tài
sản thế chấp; thị trường có thể suy giảm trong ngắn hạn nhưng dài hạn vẫn là thị
trường nền tảng. Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư BĐS toàn cầu GP.Invest
Nguyễn Quốc Hiệp cũng nhận định, nguồn vốn phát triển dự án BĐS thương mại
chủ yếu ở 3 nguồn chính là vốn doanh nghiệp, vốn khách hàng ứng trước và vốn tín
dụng. Tuy nhiên, với phần lớn dự án BĐS thương mại, nguồn vốn được "trông cậy"
là tín dụng ngân hàng.

Việc phụ thuộc vào một kênh vốn là điểm yếu của thị trường BĐS hiện tại dù đã
phát triển mạnh hơn 10 năm nay. Câu chuyện "thời sự" đối với thị trường BĐS là
việc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN (Quy định các giới
hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài) theo hướng giảm sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn,
mà chủ yếu nhằm vào dự án BĐS và nâng hệ số rủi ro các khoản phải đòi của dự án
BĐS. Theo Giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn của CBRE Việt Nam, bà
Nguyễn Hoài An, với thị trường BĐS phát triển, ngoài kênh tín dụng ngân hàng,
còn có nhiều kênh huy động vốn khác như phát hành trái phiếu hay quỹ BĐS. Tuy
nhiên, ở Việt Nam, kênh tín dụng ngân hàng vẫn là chủ yếu. Vì vậy, bất kỳ sự thay
đổi nào về chính sách tín dụng cũng tác động mạnh đến thị trường BĐS. Tương
đồng với ý kiến này, bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng bộ phận nghiên cứu Savills Việt
Nam cho rằng, hiện thị trường chưa bị tác động nhiều trước thông tin Ngân hàng
Nhà nước sửa đổi Thông tư 36 hay việc gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ dừng ký hợp
đồng mới sau khi đã cam kết cho vay vượt hạn mức. Tuy nhiên, chắc chắn tín dụng
cho thị trường BĐS sẽ bị hạn chế, gây khó khăn nhất định cho chủ đầu tư, người
mua nhà.

23
Phân tích về thực trạng trên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đặng Hùng Võ cho rằng, thị trường BĐS chưa tạo được luồng vốn ổn định, trong
khi vốn tự có của doanh nghiệp không dồi dào. Luồng vốn tín dụng có tỷ lệ lãi suất
khá cao, thiếu vốn cho vay trung và dài hạn, chịu tác động mạnh trước sự thăng
trầm của thị trường tài chính. Lượng vốn huy động qua cơ chế mua bán BĐS hình
thành trong tương lai thường mang lại rủi ro lớn. "Thị trường BĐS luôn phải vay
vốn lãi suất cao. Trong giai đoạn lạm phát, mức lãi suất tín dụng lên tới 25%/năm.
Đến nay, lãi suất giảm nhiều, nhưng vẫn ở mức 8%-10%/năm. Trong khi các nước
khác, lãi suất tín dụng đầu tư BĐS ở mức 3%-5%/năm" - ông Võ so sánh.

III.1.5 Tổng quan về chứng khoán những năm gần đây

- Chỉ số VN-Index lập đỉnh lịch sử mới: Sau khi vượt qua đỉnh lịch sử 1200, thị
trường tiếp tục thăng hoa và đạt đỉnh cao mới. Khép lại năm 2021 với 1498,28
điểm, tăng 36% trong vòng 1 năm.

- Thanh khoản: Giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 26.560 tỷ đồng/phiên, tăng
258% so với năm trước. Còn nhớ có phiên thanh khoản lên đến 56.100 tỷ đồng vào
ngày 19/11.

- Số lượng TKCK mở mới lập kỷ lục: Nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mở
mới hơn 1,5 triệu tài khoản trong năm 2021, lớn gấp rưỡi tổng số tài khoản được
mở trong giai đoạn 2017-2020 cộng lại (tổng 4 năm đạt 1,04 triệu tài khoản).

Trong xu hướng này, nhiều người cũng không thể đứng ngoài cuộc mãi. Tiền nhàn
rỗi gửi tiết kiệm hết thì không được bao nhiêu, có nên tập tành đầu tư chứng khoán
không? Tuy nhiên, trước khi tham gia vào một kênh đầu tư mới, nhiều anh chị cũng
sẽ đặt câu hỏi: Chứng khoán có phải là 1 kênh kiếm lời ổn định không? Có phải giai
đoạn nào cũng dễ dàng?

Đơn giản như gần đây VNINDEX có 5 tháng sideway liên tục. Nếu cầm không
đúng cổ phiếu thì bạn sẽ bị chôn vốn rất lâu, thậm chí có những cổ phiếu giảm. Tất
nhiên là trong sideway vẫn có cơ hội, quan trọng là có tìm ra hay không. Nhưng

24
tóm lại là việc mua bán cổ phiếu không còn đơn giản như trước đó, không phải mua
con nào cũng lãi.

III.1.6 Chứng khoán có kiếm lời ổn định

Câu trả lời của mình là Có. Nhưng cần có sự nghiêm túc, dành nhiều thời gian nhiều
hơn cũng như tích lũy kiến thức để có thể kiếm được tiền một cách bền vững trên
thị trường này. Tất nhiên là trong ngắn hạn vẫn có những thời điểm chúng ta phải
cutloss, vì chúng ta không thể đúng trong tất cả trường hợp nếu đi lâu dài trên thị
trường này. Đây cũng như là 1 khoản chi phí trong đầu tư. Còn quan điểm của anh
chị em thế nào? Cùng cmt để có thêm nhiều góc nhìn hơn nhé!

III.1.7 Đâu là kênh kiếm lời ổn định

Tóm lại, mỗi kênh đầu tư dù truyền thống hay mới đều có những ưu nhược điểm
khác nhau, và lợi nhuận cũng như rủi ro khác nhau . Loại hình nào cũng luôn đi
kèm với những rủi ro nhất định. High risk, High reward. Hai tiêu chí này có mối
quan hệ ngược chiều nhau. Nếu bạn ưu tiên độ an toàn thì số tiền lãi bạn nhận được
sẽ ít hơn, còn nếu bạn kỳ vọng lớn vào lợi nhuận thì cần chấp nhận mức độ rủi ro
cao hơn. Và kinh nghiệm đúc kết cho thấy, cách tốt nhất để hạn chế rủi ro luôn là đa
dạng hóa công cụ và danh mục đầu tư. Hay nói cách khác, không nên bỏ chứng vào
cùng một giỏ. Một sự kết hợp hài hòa hay tỷ trọng phân bổ như nào là hợp lý giữa
các kênh đầu tư truyền thống và kênh đầu tư mới dựa trên khả năng tài chính cũng
như thời gian của bạn để đem lại hiệu quả tốt nhất.

III. 2. KẾT LUẬN VỀ LẠM PHÁT:


Lạm phát là vấn đề đucowj quan tâm hàng đầu tại các quốc gia, trong đó có nước ta.
Nó ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, đời sống và xã hội cũng như các hoạt động
khác. Vậy nên việc giảm đi những tác động tiêu cục mà lạm phát gây ra là một
nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng góp phần xây dựng đất nước.
Một đất nước đủ mạnh, một nền kinh tế khoẻ là nền kinh tế có mức lạm phát vừa
phải, tốc độ tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng lạm phát. Vì
vậy để có thể kiểm soát, kiềm chế được lạm phát, ổn định được nền kinh tế thì cần
thực hiện tốt các mục tiêu về công nghiệp hoá – hiẹn đại hoá đất nước trong những
năm tới. Nhà nước và Đảng ta cần có thêm những chính sách để hoàn thiện hơn,

25
cũng như đưa ra được các kỹ năng ứng phó lạm phát xảy ra do các tác nhân bên
trong hay cả tác nhân bên ngoài.
Tuy nhiên lạm phát cũng có những ưu điểm nhất định chứ không phải hoàn toàn
gây hại. Như là khi nền kinh tế của đất nước đang phát triển dần, cơ cấu kinh tế có
sự thay đổi phù hợp hơn, đúng hướng hơn và khoa học kỹ thuật cũng đang được cải
tiến được sự dụng rộng hơn, tích cực hơn thì lạm phát sẽ là một công cụ hỗ trợ cho
việc tăng trưởng kinh tế, giảm suy thoái.
Vì vậy, việc kiểm soát và duy trì lạm phát ở mức hợp lí (lạm phát cân bằng) sẽ tạo
điều kiện để thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá tình xây dựng và phát triển
đất nước.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Wikipedia®. (2022, 11). Retrieved from https://vi.wikipedia.org


Kinh tế đô thị. (2019). Retrieved from https://kinhtedothi.vn/
Luật Minh Khuê. (2022, 6). Retrieved from https://luatminhkhue.vn/
Luật Việt Nam. (2022, 6). Retrieved from https://luatvietnam.vn/
Nguyễn, H. (2019, 12). Báo đầu tư. https://baodautu.vn/. Retrieved from
https://baodautu.vn/
Tạp chí Con số sự kiện. (2/2021, 2). Điều hành của Chính phủ và lạm phát
năm 2020, https://consosukien.vn/. Retrieved from
https://consosukien.vn/
Tạp chí tài chính . (2022, 5). Retrieved from https://tapchitaichinh.vn/
Tổng cục Thống kê. (2022). Retrieved from http://www.gso.gov.vn
Tổng cục Thống kê. (2022). Retrieved from Thống kê giá:
https://www.gso.gov.vn/
Tổng cục Thống kê Việt Nam. (Niên giám thống kê 2021). Retrieved from
http://www.gso.gov.vn
Tuổi trẻ News. (2019, 12). Retrieved from https://tuoitre.vn/
Tuổi trẻ tv. (2022, 8). Retrieved from https://tuoitre.vn/
Yến, H. (2022). Thời báo tài chính, https://thoibaotaichinhvietnam.vn/.

27

You might also like