You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN
Môn: Tài chính quốc tế
Chủ đề: Phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại.
Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Mai Thu Hiền

Học viên thực hiện: Bá Ngọc Quân – 820476


Chử Lê Thành – 820479
Thân Thanh Tùng – 820483
Phí Thị Tuyết – 820484
Lớp: TCNH.27B

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI ................. 5
1.1 Thâm hụt ngân sách............................................................................................................................. 5
1.1.1 Định nghĩa .................................................................................................................................... 5
1.1.2. Cách xác định thâm hụt ngân sách .............................................................................................. 5
1.1.3. Phân loại: ..................................................................................................................................... 6
1.1.4. Nguyên nhân gây thâm hụt ngân sách ......................................................................................... 7
1.1.5. Giải pháp chống thâm hụt ngân sách........................................................................................... 8
1.2. Cán cân thương mại và Thâm hụt thương mại ................................................................................... 9
1.2.1. Định nghĩa ................................................................................................................................... 9
1.2.2. Cách xác định thâm hụt thương mại.......................................................................................... 10
1.2.3. Nguyên nhân dẫn dến thâm hụt thương mại là gì? .................................................................... 11
1.2.4. Ưu và nhược điểm của thâm hụt thương mại ............................................................................ 12
1.2.5. Giải pháp chống thâm hụt thương mại ...................................................................................... 13
CHƯƠNG II – MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI.... 14
2.1 Lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước đó về mối quan hệ giữa thâm hụt và cán cân thương mại
................................................................................................................................................................. 14
2.1.1 Mô hình của lý thuyết Keynes.................................................................................................... 15
2.1.2 Mô hình định lượng của Mohamadi và Jayaraman, Forte và Magazzion .................................. 17
2.2 Xây dựng mô hình định lượng .......................................................................................................... 19
2.2.1 Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................................... 19
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................ 19
2.2.3 Xây dựng mô hình và mô tả các biến ........................................................................................ 20
2.3 Kết quả chạy mô hình thực tế............................................................................................................ 22
2.3.1 Kết quả mô hình định lượng theo phương pháp OLS ................................................................ 22
2.3.2 Kiểm định ý nghĩa các biến theo kỳ vọng .................................................................................. 23
CHƯƠNG III - LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................ 25
3.1. Tình hình cán cân thương mại ở Việt Nam năm 2020 ..................................................................... 25
3.2. Tình hình thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) ở Việt Nam năm 2020 ....................................... 28
3.2.1. Kết quả thực hiện thu NSNN năm 2020. ................................................................................... 28
3.2.2. Kết quả thực hiện chi NSNN năm 2020. ................................................................................... 30

1
3.2.3. Kết quả cân đối ngân sách nhà nước năm 2020 ........................................................................ 30
3.3. Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại. ..................................................... 31
3.3.1 Một số đề xuất cải thiện thâm hụt ngân sách nhà nước như sau: ............................................... 31
3.3.2 Đề xuất cải thiện cán cân thương mại: ....................................................................................... 32
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 35

2
BẢNG BIỂU

Hình 1: Các biến trong mô hình đề suất

Bảng 1: Tổng hợp các biến trong mô hình

Bảng 2: Mô hình hồi quy

Bảng 3: Đa cộng tuyến các biến độc lập

Biểu đồ 1 - Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ từ 01/01/2020 đến
15/12/2020 và cùng kỳ năm 2019

Biểu đồ 2 - Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2020 đến
15/12/2020 và cùng kỳ năm 2019

3
LỜI MỞ ĐẦU

Chính sách sách tài khóa và cán cân thương mại là một trong những nhân tố quyết định
tới sự ổn định trong ngắn hạn hay sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn của mỗi quốc gia.
Đặc biệt hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng lớn đến các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển
như Việt Nam. Trong những năm gần đây tình trạng thâm hụt ngân sách vẫn diễn ra tại
Việt Nam. Thâm hụt tài khóa do hậu quả của những chính sách kích thích kinh tế kéo dài
thông qua chi tiêu công, đang tiếp tục là những nguy cơ làm ảnh hưởng tới nền kinh tế
trong thời gian dài. Ngoài ra Việt Nam còn có tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài từ
năm 1990 trở lại đây theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), tình trạng này chủ yếu do
nhu cầu lớn đối với nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, công nghệ cao của nước ngoài khi
trình độ, khả năng sản xuất tại Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Hiện nay kinh tế thế giới phải đối diện với nhiều yếu tố bất định cả về chính trị, kinh
tế, xã hội, thảm họa thiên tai và dịch bệnh từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, dịch Covid-19
tiếp tục diễn biễn phức tạp đã tác động tiêu cực đến nhiều quốc gia về mọi mặt, nhất là
kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến nguồn
thu ngân sách, trong khi vẫn phải tăng chi ngân sách để ứng phó dịch bệnh và kích thích
kinh tế; điều này dẫn đến cân đối ngân sách gặp khó khăn, nợ công tăng nhanh. Cùng với
việc phải dành nguồn lực để chống đỡ và phục hồi kinh tế, nhiều quốc gia phải đối diện
với gánh nặng kép trong việc đáp ứng các nghĩa vụ về tài chính để trả nợ trong dài hạn.
Tình hình dịch bệnh cũng có những ảnh hưởng nhất định đến cán cân thương mại tại mỗi
quốc gia do tác động đến tỷ lệ xuất nhập khẩu, sử dụng hàng hóa nước ngoài.
Trong một quốc gia, tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại có thể
thường xuyên diễn ra trong cùng một khoảng thời gian, và khi xuất hiện tình trạng này thì
câu hỏi đặt ra là những điều chỉnh yếu tố này có tác động đến yếu tố kia hay không , và
tác động nếu có là tích cực hay tiêu cực. Nếu vấn đề thâm hụt ngân sách và thâm hụt
thương mại không được quan tâm, đánh giá thì nền kinh tế sẽ khó phát triển ổn định bền
vững.
Bài viết này sẽ nghiên cứu về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt
thương mại và thực trạng diễn ra tại Việt Nam trong những năm gần đây.
4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI

1.1 Thâm hụt ngân sách


1.1.1 Định nghĩa
Thâm hụt ngân sách trong kinh tế học vĩ mô và kinh tế học công cộng là tình trạng các
khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu, phần
chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn
các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách. Thu của chính phủ không bao gồm khoản
đi vay. Đi vay chính là một cách mà chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Trong lịch
sử, phát hành thêm tiền đã từng là một cách tài trợ cho thâm hụt ngân sách, nhưng do hậu
quả nghiêm trọng của nó là dẫn đến lạm phát ở mức cao nên ngày nay cách này hầu như
không được chính phủ của bất cứ quốc gia nào sử dụng nữa. Do chính phủ bù đắp cho
thâm hụt ngân sách bằng cách đi vay, nên lũy kế các khoản thâm hụt ngân sách chính phủ
đến một thời điểm nào đó chính là nợ chính phủ.

1.1.2. Cách xác định thâm hụt ngân sách


Thâm hụt ngân sách (budget decifit) là tình hình trong đó tổng chi tiêu vượt quá tổng
thu nhập hay nguồn thu ngân sách. Khái niệm này thường được dùng để chỉ tình trạng
tổng nguồn thu từ thuế của chính phủ không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính
phủ. Nếu ký hiệu thâm hụt ngân sách của chính phủ là BD, tổng nguồn thu của chính phủ
là T và tổng mức chi tiêu của chính phủ là G, chúng ta có thể viết: BD = G-T

Vì mức thu ròng từ thuế (T = Te + Td - TR) của chính phủ phụ thuộc vào thu nhập (T -
tY, trong đó t là thuế suất bình quân), còn mức chi tiêu của chính phủ là một đại lượng
không phụ thuộc vào thu nhập (Y) của nền kinh tế (G = G ), nên thâm hụt ngân sách có
thể biểu thị bằng phương trình: BD = G – tY

Phương trình này cho thấy thâm hụt ngân sách có thể phát sinh một cách khách quan
(khi thu nhập Y của nền kinh tế giảm xuống dưới một mức nào đó), chứ không phải chỉ
phụ thuộc vào chính phủ (tức việc chính phủ quyết định mức chi tiêu và thuế suất bình
5
quân). Để có chi tiêu đánh giá mức thâm hụt hoàn toàn do Yếu tố chủ quan của chính phủ
gây ra, người ta dùng chi tiêu thâm hụt ngân sách toàn dụng (với Y = y*. trong đó y* là
sản lượng toàn dụng).

1.1.3. Phân loại:


Thâm hụt ngân sách nhà nước bao gồm 2 loại: Thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ

Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu
và thâm hụt chu kỳ.

Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến
của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho
giáo dục, quốc phòng,…

Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa
là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy
thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi
ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.

Giá trị tính ra tiền của thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ được tính toán như sau:

Ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi và thâm hụt tính bằng tiền trong một giai
đoạn nhất định (thường là một quý hoặc một năm).

Ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi và thâm hụt của chính phủ sẽ là bao nhiêu nếu nền
kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng.

Ngân sách chu kỳ: là chênh lệch giữa ngân sách thực có và ngân sách cơ cấu.

Việc phân biệt giữa ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ phản ánh sự khác nhau giữa
chính sách tài chính: chính sách ổn định tùy biến và chính sách ổn định tự động.

Việc phân biệt hai loại thâm hụt trên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá
ảnh hưởng thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng
hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có
những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế

6
1.1.4. Nguyên nhân gây thâm hụt ngân sách
Thâm hụt ngân sách nhà nước là tổng số chi lớn hơn tổng số thu trong năm ngân sách,
là tình trạng mất cân đối của ngân sách. Nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước xuất
phát từ nhiều khía cạnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách nhà nước
nhưng ta có thể phân ra hai nhóm nguyên nhân cơ bản như sau:

Một là, Nhóm nguyên nhân thứ nhất là do tác động của chu kỳ kinh tế.

Mức thâm hụt Ngân sách Nhà nước do nhóm nguyên nhân này gây ra được gọi là bội
chi chu kỳ bởi vì nó phụ thuộc vào giai đoạn của nền kinh tế đó. Nếu nền kinh tế đang
trong giai đoạn phồn thịnh thì thu Ngân sách Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi Ngân
sách Nhà nước không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi ngân sách nhà
nước. Và ngược lại, nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng thì sẽ làm cho thu
nhập của Nhà nước giảm đi, nhưng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước lại tăng lên do giải
quyết những khó khăn mới của nền kinh tế và xã hội.

Hai là, Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi ngân sách
của Nhà nước.

Ở nhóm nguyên nhân này mức bội chi được gọi là bội chi cơ cấu. Khi Nhà nước thực
hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi ngân sách
nhà nước. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì
mức bội chi ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt.chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước.

Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước cũng có thể nhìn nhận ở hai phương diện
là mặt khách quan và mặt chủ quan.

Thứ nhất, nguyên nhân gây bội chi ngân sách nhà nước về mặt khách quan gồm: do
kinh tế suy thoái mang tính chu kỳ. Kinh tế suy thoái thì sẽ làm cho nguồn thu ngân sách
nhà nước sút giảm, nhu cầu chi tiêu gia tăng (trợ cấp xã hội, những khoản chi để phục hồi
nền kinh tế), kết quả ngân sách nhà nước có thể bị bội chi. Thiên tai, tình hình bất ổn của
an ninh thế giới. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội
chi chu kỳ.

7
Thứ hai, nguyên nhân dẫn tới bôi chi ngân sách nhà nước về mặt chủ quan gồm: Do
quản lý và điều hành ngân sách nhà nước bất hợp lý. Do nhà nước chủ động sử dụng bội
chi như một công cụ của chính sách tài khóa để kích cầu, khắc phục tình trạng suy thoái
của nền kinh tế. Do cách đo lường bội chi.

Ngoài ra, căn cứ vào yếu tố thời gian, có sự phân chia bội chi ngân sách nhà nước
thành bội chi ngắn hạn và bội chi dài hạn. Dựa trên những nguyên nhân cụ thể mà dẫn
đến tình trạng bội chi ngân sách nhà nước .Tình trạng này được xem như là một điều tất
yếu do nước ta đang trong giai đoạn phát triển, cần thiết phải sử dụng nguồn lực của nhà
nước cho đầu tư phát triển mà các thành phần kinh tế khác không muốn làm hoặc chưa có
khả năng làm được.

1.1.5. Giải pháp chống thâm hụt ngân sách


Thứ nhất, Nhà nước phát hành thêm tiền.

Phát hành thêm tiền để xử lý bội chi gân sách nhà nước: Giải pháp này đơn giản dễ
thực hiện nhưng sẽ gây ra lạm phát nếu Nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù
đắp bội chi gân sách nhà nước, ảnh hưởng đến tiêu cực đến đời sống kinh tế-xã hội-chính
trị.

Thứ hai, Vay nợ cả trong và ngoài nước.

Vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài: Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo
theo vấn đề phục thuộc nước ngoài cả về kinh tế lẫn chính trị và còn làm giảm dự trữ
ngoại hối khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Còn vay nợ
trong nước sẽ làm tăng lãi suất và vòng nợ – trả lãi- bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản
nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của ngân sách nhà nước cho các thời kỳ sau.

Thứ ba, Tăng các khoản thu.

Tăng các khoản thu: Việc tăng các khoản thu (đặc biệt là thuế) có thể bù đắp thâm hụt
ngân sách nhà nước và giảm bội chi ngân sách nhà nước.Tăng thu ngân sách nhà nước
bằng biện pháp tích cực khai thác mọi nguồn thu, thay đổi và áp dụng các sắc thuế mới,
nâng cao hiệu quả thu. Tuy nhiên, cần lưu ý khi tăng thu vẫn phải chú ý khuyến khích các

8
ngành, vùng trọng điểm để tạo lực đẩy cho nền kinh tế và phải xác định cái gốc cơ bản là
phải tăng thu ngân sách nhà nước bằng chính sự tăng trưởng kinh tế.

Thuế là khoản thu mang tính chất cưỡng chế do nhà nước huy động từ các tổ chức, cá
nhân và tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước. Thuế đánh vào hầu hết các lĩnh vực: xây
dựng, cải tạo, sửa chữa, khai thác, chế biến, xuất-nhập khẩu…Do vậy thu từ thuế là khoản
thu chiếm tỉ trọng chủ yếu trong ngân sách nhà nước. Việc tăng các khoản thu đặc biệt là
thuế sẽ góp phần bồi đắp sự thâm hụt và bội chi ngân sách nhà nước.

Thứ tư, Triệt để tiết kiệm các khoản chi.

Tiết kiệm các khoản chi đầu tư công và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước. Đây
là một giải pháp tuy mang tính tình thế nhưng vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia
khi xảy ra tình trạng bội chi ngân sách nhà nước và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm
các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu
quả để tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là những dự án
chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm trí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh
việc tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà
nước cũng cần phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự
cần thiết.

Thứ năm, Tăng cường vai trò quản lý của cơ quan Nhà nước.

Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ
mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò
của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều
khiển, tác động và đời sống kinh tế – xã hội nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền
kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội.

1.2. Cán cân thương mại và Thâm hụt thương mại


1.2.1. Định nghĩa
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc
tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc

9
gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa
chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương
mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có
thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Thâm hụt thương mại có nghĩa là tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia
đang thấp hơn tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của quốc gia đó. Khi ấy, tình trạng cán cân
thương mại xuất – nhập không cân bằng và đang nghiêng về phía nhập khẩu.

Thâm hụt thương mại thể hiện tình trạng buôn bán, trao đổi của một quốc gia đang gặp
bất lợi trên trường quốc tế và những vấn đề chưa tốt ngay chính trong quốc gia đó. Tuy
nhiên, thâm hụt thương mại có thể không nguy hiểm nếu phần thặng dư trong cán cân
thanh toán có thể bù lại được phần thâm hụt trong cán cân thương mại.

1.2.2. Cách xác định thâm hụt thương mại


Sau khi biết được thâm hụt thương mại là gì thì bước tiếp theo chúng ta cần là phải xác
định được nó. Vậy làm thế nào để nhận biết được một quốc gia đang xảy ra tình trạng
thâm hụt thương mại? Các nhà lãnh đạo làm gì để tính toán và đưa ra kết luận về tình
trạng thâm hụt thương mại của quốc gia?

Tất cả các quốc gia đều sẽ ghi nhận lại các hoạt động xuất nhập khẩu của mình để phục
vụ cho việc kiểm soát và nghiên cứu kinh doanh quốc tế của các nhà nghiên cứu, nhà lãnh
đạo trong một cuốn sổ quan trọng. Đó là sổ cái của cán cân thanh toán.

Cuốn sổ này ghi nhận rất nhiều các dữ liệu kinh tế quan trọng của quốc gia, trong đó có
một mục dành riêng để ghi nhận về các dịch vụ, hàng hóa được chuyển đi (xuất khẩu) và
các dịch vụ hàng hóa nhận về (nhập khẩu).

Mục này còn ghi nhận những loại giao dịch không nhằm mục đích thương mại như tài
sản thu được từ FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), các khoản viện trợ và toàn bộ cán cân
thương mại của một quốc gia.

Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin về quá trình xuất nhập khẩu của quốc gia trong
một khoảng thời gian, các nhà khoa học và lãnh đạo sẽ lấy đây là cơ sở để tính toán hai vế
của cán cân thương mại, từ đó đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu giá trị nhập khẩu của quốc
10
gia thấp hơn giá trị xuất khẩu thì kết luận được đưa ra đó là quốc gia đang gặp tình trạng
thâm hụt thương mại.

1.2.3. Nguyên nhân dẫn dến thâm hụt thương mại là gì?
- Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư

Nếu một nước có lượng tiết kiệm lớn hơn đầu tư, tình trạng thâm hụt cán cân thương
mại sẽ xảy ra. Do khả năng và trình độ sản xuất của quốc gia. Khi một đất nước không thể
sản xuất ra lượng hàng hóa cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước của
người dân, tình trạng thâm hụt thương mại này sẽ xảy ra.

- Do lạm phát cao

Lạm phát là tình trạng đồng tiền bị mất giá, giá cả hàng hóa tăng cao. Nếu lạm phát ở
mức cho phép nó sẽ kích thích nền kinh tế phát triển. Nhưng nếu lạm phát tăng cao, giá trị
đồng tiền của quốc gia bị giảm sút. Cán cân thương mại sẽ dịch chuyển về phía nhập
khẩu, gây ra tình trạng thâm hụt thương mại.

- Do thâm hụt ngân sách

Thâm hụt ngân sách là yếu tố cho thấy sức khỏe của một quốc gia đang rơi vào tình
trạng xấu và dĩ nhiên, nó cho thấy giá trị hàng xuất khẩu bị giảm, cán cân thương mại mất
cân bằng, thâm hụt thương mại.

- Do cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Nếu một quốc gia có các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, hàng hóa giá trị nhỏ
và nhập khẩu các mặt hàng công nghệ, máy móc giá trị lớn thì cán cân thương mại rất khó
có thể cân bằng. Do đó tình trạng thâm hụt thương mại xảy ra là lẽ đương nhiên. Tuy
nhiên nó có thể không phải là tình trạng xấu.

- Chính sách giảm thuế nhập khẩu

Khi một quốc gia áp dụng chính sách này, các doanh nghiệp trong nước sẽ đẩy mạnh
nhập khẩu, các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang quốc gia đó.
Điều này làm cho giá trị nhập khẩu tăng, cán cân thương mại mất cân bằng và dẫn đến
thâm hụt thương mại.

11
1.2.4. Ưu và nhược điểm của thâm hụt thương mại
- Tác động đến việc làm

Khi một quốc gia gặp tình trạng thâm hụt thương mại, nhập khẩu của quốc gia đó đang
tăng lên, gián tiếp thể hiện rằng giá trị sản xuất và xuất khẩu giảm dẫn đến rất nhiều người
sẽ bị mất việc làm.

Không những vậy thâm hụt thương mại còn ảnh hưởng đến sự ổn định và tăng trưởng
của nền kinh tế. Khi một nền kinh tế bất ổn, hầu hết các doanh nghiệp và người lao động
sẽ bị ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập.

Đó là về mặt lý thuyết, nhưng thực tế lại không như vậy. Những số liệu thực tế đã cho
thấy vấn đề mất việc và giảm thu nhập có thể xảy đến với các nước có cán cân thương
mại dương, nghĩa là xuất khẩu cao hơn nhập khẩu. Và cũng có rất nhiều nước thâm hụt
thương mại nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại rất thấp.

- Giá trị tiền tệ

Giá trị xuất khẩu của một đất nước có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tiền tệ của quốc
gia đó. Khi một đất nước đẩy mạnh xuất khẩu, họ sẽ thu về ngày càng nhiều ngoại tệ. Tuy
nhiên, số tiền đó lại không thể được dùng để trả cho nhân viên nên các doanh nghiệp sẽ
phải chuyển đổi số tiền đó ra tiền nội tệ để trả lương cho nhân viên của mình.

Điều này làm cho giá trị của nội tệ tăng lên. Và ngược lại, khi thâm hụt thương mại, giá
trị của đồng nội tệ sẽ giảm đi.

Theo như lý thuyết này, nhà nước có thể sử dụng chính sách tiền tệ làm giải pháp để
khắc phục tình trạng thâm hụt thương mại của quốc gia mình bằng cách điều chỉnh tỷ giá
hối đoái giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.

Trên thực tế việc điều chỉnh này không hề dễ dàng, đặc biệt là với các nước kém phát
triển. Nó còn có thể gây ra tình trạng lạm phát phi mã nếu không được cân đo đong đếm
một cách cẩn trọng.

- Lãi suất

12
Cũng giống như giá trị tiền tệ, thâm hụt thương mại có ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất
tiền tệ của một quốc gia. Các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay không có một doanh
nghiệp nào không sử dụng đến nguồn vốn từ ngân hàng hoặc các nguồn huy động tương
tự. Do đó, khi tình trạng thâm hụt thương mại xảy ra sẽ làm cho giá trị của đồng tiền
giảm, lãi suất theo đó sẽ tăng lên, gây ra nhiều khó khăn.

- Nguồn vốn FDI (Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài)

Một quốc gia có nguồn vốn đầu tư nước ngoài càng cao thì tình trạng thâm hụt thương
mại xảy ra càng thấp. Bởi khi các nhà đầu tư rót vốn sẽ làm cho giá trị tiền tệ của nước đó
tăng lên đồng thời giá trị xuất khẩu cũng lớn hơn, làm cho cán cân thương mại sẽ cân
bằng hoặc có giá trị dương.

Tuy nhiên, đối với các quốc gia nhỏ, điều này này có thể trở nên bất lợi cho họ bởi
phần lớn giá trị, tài sản và tài nguyên của quốc gia đó sẽ thuộc quyền sở hữu của người
nước ngoài. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được hiệu quả vượt trội của nó với
việc giải quyết tình trạng thâm hụt thương mại.

1.2.5. Giải pháp chống thâm hụt thương mại


Để giải quyết vấn đề thâm hụt cán cân thương mại, Việt Nam có những biện pháp để
giảm nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu. Tại Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á
2011 mới được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố, dự báo thâm hụt tài khoản
vãng lai của Việt Nam năm 2011 là 3,7% GDP, trước đó, mức dự báo này là 3,8% GDP.
Lý do khiến ADB điều chỉnh dự báo đối với thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam trong
năm nay được lý giải do việc thu hẹp thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai trong nửa
đầu năm. 6 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu hàng hoá tăng ở mức ước tính 33% lên 43 tỷ
USD. Trong đó, nông nghiệp tăng 15,3% về giá trị, may mặc và giầy dép tăng 25%, đồ
điện tử tăng 15%, và hải sản tăng 26%. Nhập khẩu hàng hoá tăng khoảng 28% lên con số
45 tỷ USD. Thâm hụt thương mại trên cơ sở cân bằng thanh toán được thu hẹp 25% còn
khoảng 2 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm. Sau khi tính thêm nguồn doanh thu cao từ du
lịch và kiều hối, thâm hụt tài khoản vãng lai thu hẹp chỉ còn bằng một nửa so với cùng kỳ
năm trước, ước tính ở mức 1 tỷ USD. ADB khuyến nghị, một môi trường kinh tế vĩ mô
trong nước ổn định hơn trong năm 2012 sẽ kích thích đầu tư nước ngoài và khuyến khích
13
người dân gửi ngoại tệ và vàng vào hệ thống ngân hàng, hỗ trợ cho cán cân thanh toán
tổng thể.

Hiện nay, để bù đắp cho thâm hụt thương mại, Việt Nam vẫn trông chờ vào các nguồn
là kiều hối, đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, ODA... Tuy nhiên, ngoại trừ kiều hối,
dòng vốn ngoại gần đây có dấu hiệu sụt giảm mạnh, một phần do khủng hoảng tài chính
thế giới khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, một phần do những yếu kém, bất cập
trong nước. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng việc quy định một tỷ giá linh hoạt
cộng với các biện pháp dài hạn như giảm thâm hụt thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ… là
cần thiết đối với Việt Nam hiện nay. Muốn làm được điều này, đòi hỏi Việt Nam cần tăng
cường tính minh bạch, rõ ràng trong việc cung cấp thông tin về tài chính cho thị trường,
ổn định được tỷ giá và gây dựng niềm tin trong nhân dân.

Có thể nói, giải quyết được vấn đề thâm hụt thương mại không phải là việc làm dễ
dàng, muốn giải quyết sao cho hợp lý và thuận lợi đòi hỏi sự nỗ lực của Chính phủ, các
ngành, các cấp, trong việc kiểm soát tỷ giá, rút ngắn khoảng cách của chênh lệch tiết
kiệm- đầu tư. Mong rằng với sự vào cuộc của mọi thành phần kinh tế, thâm hụt thương
mại sẽ dần được cải thiện, góp phần tạo ra sự phát triển ổn định, bền vững cho nền kinh
tế.

CHƯƠNG II – MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI
2.1 Lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước đó về mối quan hệ giữa thâm hụt và cán
cân thương mại
Hầu hết các quốc gia đang đối mặt với thực trạng thâm hụt ngân sách và nhất là ở các
nước đang phát triển vì mục tiêu kích thích tăng trưởng kinh tế nên chính phủ tăng chi
tiêu nhiều hơn dẫn đến thâm hụt ngân sách. Đi kèm với nó tăng cung tiền thông qua chính
tiền tệ mở rộng nhưng dẫn đến hậu quả lạm phát gia tăng điều đó dẫn đến hàng hóa trong
nước đắt hơn hàng hóa nước ngoài nên cuối cùng xuất khẩu ròng sẽ giảm. Thông thường,
các nước đang phát triển hay các nước công nghiệp mới nổi đều là những nước nhập siêu,
vì vậy khi lạm phát tăng sẽ làm xuất khẩu ròng giảm và dẫn đến cán cân thương mại thâm
hụt. Có nhiều nghiên cứu chri ra rằng khi có thâm hụt ngân sách ở các nước phát đang

14
phát triển sẽ dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt. Việt Nam cũng là nước đang phát
triển cũng sẽ không tránh điều đó. Đã có nhiều nhóm tác giả nghiên cứu về đề tài này trên
nhiều phương diện lý thuyết khác nhau để giải thích hiện tượng kinh tế này. Như nghiên
cứu (Mukhtar và cộng sự 2007; Acavci và Ozturk, 2008; Gursoy và Ceylan, 2011) ủng hộ
quan điểm của Keynes cho rằng thâm hụt ngân sách sẽ tác động đến cán cân thương mại
thông qua mô hình tổng cầu, hay những lập luận toán học rất logic của nhóm nghiên cứu
(Gursoy và Ceylan, 2011; Baharum-shah và cộng sự, 2009) đã chỉ ra khi có thâm hụt
ngân sách thì cán cân thương mại cũng bị ảnh hưởng. Nhưng ngược lại cũng có tác giải
lại cho rằng chúng không mối quan hệ gì với nhau (Barro, 1974). Trong thập niên gần đây
thâm hụt ngân sách ở các quốc gia đang phát triển có xu hướng gia tăng để kích thích kinh
tế, giải quyết vấn đề về dich bệnh… Theo thống kê của Ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB) tất cả các quốc gia ASEAN trong gần thập niên trở lại đây đều thâm hụt ngân sách
và cũng có nhiều quốc gia thâm hụt cán cân thương mại trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở
đó nhóm đi nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại để
đưa ra các kiến nghị nhằm hạn chế tác động này.

2.1.1 Mô hình của lý thuyết Keynes


Theo các nghiên cứu ủng hộ quan điểm của Keynes như Acaravci và cộng sự (2008),
Mukhtar và cộng sự (2007) cho rằng thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại có hệ với
nhau thông qua hàm tổng cầu.

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại có thể được minh họa
thông qua việc sử dụng mô hình Keneys đối với một nền kinh tế mở giản đơn. Theo mô
hình Keynes thì trong một nền kinh tế mở, tổng sản phẩm quốc nội (Y) được xác định bởi
công thức sau:

Y = Tiêu dùng tư nhân + Chi tiêu chính phủ + Đầu tư + (Xuất khẩu –Nhập khẩu) hay là:

Y = C + G + I + (X – M) (1)

Phương trình (1) có thể được biết lại thành

(X - M) = Y – C – G – I (2)

15
Nếu gọi S là tiết kiệm của nền kinh tế thì S được xác định bằng thu nhập trừ tiêu dùng
tư nhân và tiêu dùng của chính phủ, theo đó:

S = Y – C – G (3)

Từ (2) và (3) suy ra

X – M = S – I (4)

Trong đó, S là tiết kiệm của nền kinh tế sẽ bao gồm tiết kiệm của khu vực tư nhân
(St) và tiết kiệm của khu vực chính phủ (Sg). Khi đó, đẳng thức (4) có thể viết lại thành:

X - M = St + Sg – I (5)

Nếu gọi T là phần thuế phải nộp cho chính phủ thì tiết kiệm của tư nhân St = (Y – T –
C) và tiết kiệm của chính phủ Sg = T - G (chính phủ tiết kiệm khi có thặng dư ngân sách).
Khi đó, phương trình trên có thể viết lại

thành:

X - M = St – I + (T - G) (6)

Phương trình (6) cho thấy thâm hụt cán cân thương mại sẽ bằng tiết kiệm tư nhân (St -
I) cộng với tiết kiệm của chính phủ (T - G). Hay nói cách khác nếu như giả định ngân
sách chính phủ ở trạng thái cân bằng (T - G = 0) và cán cân thương mại ở trạng thái cân
bằng (X - M = 0) thì khi đó đầu tư của tư nhân sẽ bằng với tiết kiệm tư nhân. Tuy nhiên,
trong nền kinh tế mở thì cân bằng này rất ít khi đạt được.

Giả sử nếu như đầu tư của khu vực tư nhân và tiết kiệm của khu vực tư nhân ổn định,
phương trình 6 cho thấy mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại.
Đây cũng là lý do mà một số nghiên cứu lập luận rằng sự gia tăng về thâm hụt ngân sách
của chính phủ sẽ kéo theo sự gia tăng về thâm hụt thương mại, hay nói cách khác ở đây có
sự tồn tại của “thâm hụt kép”.

Cơ sở lý giải cho mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt kép nói trên có thể
được lý giải thông qua việc sử dụng mô hình Mundell - Fleming cho nền kinh tế mở
(Saleh, 2003). Theo mô hình này thì sự gia tăng về thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến thâm
hụt thương mại tăng theo do tiêu dùng tăng. Do tiêu dùng khả dụng tăng, thâm hụt ngân
16
sách sẽ dẫn đến nhu cầu nhập khẩu tăng. Tuy nhiên, trên một phương diện nào đó thì sự
gia tăng về nhu cầu nhập khẩu có thể làm cho đồng nội tệ mất giá, theo đó phần nào bù
trừ lại tác động đối với xuất khẩu ròng. Ở một khía cạnh khác, khi thâm hụt ngân sách
tăng lên thì chính phủ sẽ phải phát hành thêm trái phiếu chính phủ, dẫn đến trái phiếu
chính phủ giảm giá, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy
động được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng
và có thể làm cho lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới
luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho đồng nội tệ tăng giá, do vậy làm
giảm xuất khẩu ròng.Tuy nhiên, cũng có một số lý thuyết không ủng hộ quan điểm “thâm
hụt kép” nói trên. Trường phái Ricardo cho rằng sự thay đổi giữa thuế và các khoản thâm
hụt ngân sách không ảnh hưởng đến lãi suất thực, đầu tư hay thâm hụt thương mại. Hay
nói cách khác, lý thuyết Ricardo đã phủ nhận quan điểm cho rằng thâm hụt ngân sách có
tác động đến thâm hụt thương mại. Ngoài ra, còn có quan điểm cho rằng giữa thâm hụt
ngân sách và thâm hụt thương mại có mối quan hệ ngược chiều.

Lý thuyết tiếp cận của Keynes cho rằng sự gia tăng thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến
mở rộng đầu tư và tiêu dùng nội địa, qua đó kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nhập khẩu,
gây thâm hụt thương mại.

2.1.2 Mô hình định lượng của Mohamadi và Jayaraman, Forte và Magazzion


Theo Mohammadi (2004) nghiên cứu hiện tượng thâm hụt kép trên dữ liệu bảng của
63 quốc gia trên thế giới (20 nước phát triển và 43 nước đang phát triển ) từ giai đoạn
1975-1983 bằng kỹ thuật phân tích mô hình tác động cố định:

XKt = βo + β1NSt + β2GEt + β3GDPGt + β4REERt + β5GMt+ ϵ i

Trong đó: XK, NS, GE lần lượt là cân bằng cán cân thương mại, thặng dư ngân sách,
chi tiêu chính phủ tính trên GDPD, GM được tính bằng tốc độ tăng trưởng tiền rộng M2,
GY tăng trưởng kinh tế được tính bằng sự gia tăng GDP thực, REER là tỷ giá hối đoái
thực. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối quan hệ cặp đồng biến thặng dư ngân sách
và cán cân vãng lai, biến chi tiêu chính phủ có tác động nghịch biến lên cán cân vãng lai
vì có sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ sẽ dẫn đến giảm tiết kiệm công mà thuế lại
không thay đổi nên dẫn đến tính trạng thâm hụt ngân sách và sẽ kéo theo cán cân vãng lai
17
thâm hụt. Mặt khác, các biến tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng kinh tế có tác động
nghịch chiều.

Jayaraman và cộng sự (2010) đã sử dụng 3 kỹ thuật phân tích khác nhau gồm ước
lượng FE tĩnh, ước lượng PMG (pool mean group) và ước lượng MC (mean group) để
phân tích kết quả dựa vào mô hình nghiên cứ đề xuất. Trong 3 phương pháp đề xuất thì
phương pháp PMG tốt nhất, với kết quả như sau: CADit= anpha + 1.13BDit +
0.09RGDPit+ 0.32M2it (trong dài hạn) và CA- D(it) – βo+ 0.997BD(it)+0.08RGDPit
+0.28M2it (trong ngắn hạn), trong đó CAD: thâm hụt tài khoản vãng lai (%GDP); RGDP:
GDP thực tế (chỉ số lượng); BD: thâm hụt ngân sách (%GDP); m2: cung tiền rộng
(%GDP). Kết quả cho thấy rằng, thâm hụt ngân sách dẫn đến tài khoản vãng lai thâm hụt
trong ngắn hạn và dài hạn với mức độ tương ứng là 0.997% và 1.13%. Hơn nữa cả hai
GDP thực tế và cung tiền đều có tác động cùng chiều đến thâm hụt tài khoản vãng lai cả
trong ngắn hạn và dài hạn.

Mặt khác, Gursoy và Ceylan (2011), Magazzino (2012) dựa trên lý thuyết hiệu ứng
Ri-Cardian của Barro (1974) sau này được phát triển bởi Bunchanan (1976) để nghiên
cứu các vấn đề về thâm hụt kép đã chứng minh rằng không có mỗi quan hệ giữa thâm hụt
ngân sách và thâm hụt tài khóa vãng lai với các giả định như sau:

(1) Chi tiêu chính phủ không đổi trong thời gian dài và phần chi tiêu này được tài trợ
từ các nguồn thu từ thuế,

(2) Tiêu dùng tư nhân phụ thuộc vào cả thu nhập khả dụng hiện tại và thu nhập khả
dụng tương lai

Forte và Magazzion (2013) đã nghiên cứu thâm hụt kép tại quốc gia châu Âu. Với tập
dữ liệu bảng gồm 33 quốc gia sử dụng đồng tiền chung EURO (1970-2010).

Mô hình nghiên cứu: CABit = βo + β1GBit + β2GEit+β3GEit+β4GEit+β5Yit+..

Trong đó:

CAB: cân bằng tài khaonr vãng lai (%GDP)

GB: ngân sách chính phủ (thâm hụt: -; thằng dư: +, %GDP)

18
GE: tổng chi tiêu chính phủ (%GDP)

E: tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (lấy năm gốc 2005 là 100)

TFP: nhân tố năng suất tổng hợp (lấy năm gốc 2000 là 100)

Y: tăng trưởng thực bình quân đầu người (%)

Nhóm tác giả áp dụng các phương pháp phân tích vi mô

2.2 Xây dựng mô hình định lượng


2.2.1 Dữ liệu nghiên cứu
Kế thừa từ các nghiên cứu của Mohamadi (2004), Forte và Magazzion (2013) với dữ
liệu kinh tế Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2019 bao gồm 20 quan sát xây dựng mô hình
theo các chỉ tiêu như sau:

Cán cân thương mại, Cán cân ngân sách nhà nước, chi tiêu chính phủ, tốc độ tăng
trưởng GDP, tỷ giá hối đoái.

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích định lượng, phương pháp
hồi quy OLS.

Cán cân ngân sách nhà nước

Chi tiêu chính phủ

Cán cân thương mại

Tốc độ tăng trưởng GDP

Tỷ giá hối đoái

Hình 1: Các biến trong mô hình đề suất

19
2.2.3 Xây dựng mô hình và mô tả các biến
Từ cớ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, hầu hết các tác giả đều cho rằng giữa thâm
hụt ngân sách và các cân thương mại có mối quan hệ mật thiết vưới nhau. Để đánh giá tác
động của thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại tại Việt Nam, nhóm kế thừa nghiên
cứu của Forte và Magazzion (2013) và Mohammadi (2004) từ đó đề xuất mô hình nghiên
cứu như sau:

XKt = βo + β1NSt + β2GEt + β3GDPGt + β4REERt + ϵ i

Trong đó:

XK: Cán cân thương mại

βo: Hệ số góc

β1, β2, β3, β4 : Hệ số ước lượng của biến độc lập

NS: Cán cân ngân sách

GE: Chi tiêu chính phủ

GDPG: Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Y: Tỷ giá hối đoái

t: thời gian theo năm từ 2000 làm gốc

ϵ i: thành phần ngẫu nhiên không quan sát được (bao hàm những ảnh hưởng của
biến bị bỏ sót hoặc những ảnh hưởng ngẫu nhiên không quan sát được)

Mô tả các biến:

XK: Cán cân thương mại tính theo % GDP, tính bằng giá trị xuất khẩu trừ đi giá giá trị
nhập khẩu.

NS: Cán cân ngân sách tính theo %GDP, tính bằng giá trị thu ngân sách trừ đi giá trị
chi ngân sách theo Foter và Magazzion (2013) thì đây là nguyên nhân chính gây ra thâm
hụt cán cân thương mại nên kỳ vọng có quan hệ đồng biến (+)

GE: Chi tiêu của chính phủ được đo lường bằng tỷ lệ % GDP, lấy từ số liệu Ngân sách
nhà nước. Theo Amir (2006), khi chính phủ chi tiêu (GE) càng cao sẽ làm cho lạm phát
20
gia tăng, hàng hóa trong nước đắt đỏ hơn hàng hóa nước ngoài. Điều này kích thích nhập
khẩu và hạn chế xuất khẩu làm xuất khẩu ròng giảm và ảnh hưởng đến cán cân thương
mại. Theo kỳ vọng, tiêu chi tiêu chính phủ càng cao sẽ cho cán cân thương mại thâm hụt
nên quan hệ nghịch biến (-)

GDPD: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tính bằng % lấy năm 2000 làm gốc. Jayarama và
cộng sự (2010) cho rằng tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với thu nhập người dân tăng cao,
sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, sẽ ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại và kỳ
vọng nghiên cứu là nghịch biến (-).

REER: Tỷ giá hối đoán thực đa phương được tính dựa trên đánh giá sức mua thông
qua chỉ số giá tiêu dùng lấy số liệu từ Cục thống kê. Theo Foter và Magazzion (2013),
Mohammadi (2004) khi tỷ giá tăng điều này đồng nghĩa việc mọi người có thể được nhiều
hàng hóa nước ngoài hơn trong nước làm tăng nhập khẩu tác động tiêu cực đến cán cân
thương mại nên kỳ vọng quan hệ nghịch biến (-).

Tác động của biến độc lập, biến không kiểm soát đến biến phụ thuộc trong mô hình sẽ
được thể hiện qua hệ số ước lượng và dấu của chúng sẽ thể hiện theo kỳ vọng

Bảng 1: Tổng hợp các biến trong mô hình

Biến Diễn giải Nghiên cứu trước Kỳ vọng dấu

XK Cán cân thương mại (%GDP)

NS Cán cân ngân sách (%GDP) +

GE Chi tiêu chính phủ (%GDP) -

GDPD Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) -

REER Tỷ giá hối đoái thực đa phương -

21
2.3 Kết quả chạy mô hình thực tế
2.3.1 Kết quả mô hình định lượng theo phương pháp OLS

Bảng 2: Mô hình hồi quy

 Ta thấy Prob <0.05 các biến độc lập có ý nghĩa thống kê, các biến độc lập đều có
tác động đến biến phụ thuộc.
 R- squared (R2 điều chỉnh) = 0.82 các biến độc lấp giải thích được 82% biến phụ
thuộc
 Prob (F-statistic) <0.05 hàm hồi quy là phù hợp (chấp nhận H1 và bác bỏ H0)

Bảng 3: Đa cộng tuyến các biến độc lập

22
Variance Inflation Factors
Date: 12/20/21 Time: 00:26
Sample: 2000 2020
Included observations: 21

Coefficient Uncentered Centered


Variable Variance VIF VIF

C 0.028709 597.5829 NA
GDPD 0.757828 64.17312 1.565400
THNS 0.717250 40.34019 1.312408
GE 0.003776 7.565332 1.217716
TG 1.52E-06 356.7520 1.018291

Ta thấy: VIF nhở hơn 2 không xảy ra đa cộng tuyến giữa các biến động lập
Từ kết quả chạy mô hình ta được kết quả:

XKi =0.987 + 2.68 NSi - 2.56GDPDi - 0.22GEi - 0.0073 REERi + ϵ i

Theo mô hình lý thuyết thì β1>0, β2, β3, β4 < 0 và kết quả đã cho thấy sự kiểm nghiệm
đúng về mặt lý thuyết thâm hụt ngân sách, chi tiêu chính phủ và tỷ giá thực đa phương đã
giải được sự thay đổi cán cân thương mại ở Việt Nam.

2.3.2 Kiểm định ý nghĩa các biến theo kỳ vọng


Biến thâm hụt ngân sách (NS) tác động đồng biến đến XK theo kỳ vọng của giả thuyết
và có ý nghĩa thống kê ở mức nhỏ 1% phù hợp với các nghiên cứu Jayaman (2010) và
Foter (2013) khi thâm hụt ngân sách tăng 1% thì cán cân thương mại tăng 2.68% và
ngược lại. Điều đo phù hợp với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam khi thị trường
lao động tiềm năng và nhiều chsinh sách ưu đãi về thuế, khuyến khích đầu tư.

Biến GE tác động nghịch biến đến cán cân thương mại với mức ý nghĩa của mô hình
thống kê cao 1%. Khi chính phủ càng tăng chi tiêu mà nguồn thu thuế không đổi sẽ làm
cho ngân sách thâm hụt kéo theo cán cân thương mại bị ảnh hưởng. Ta thấy rằng khi tăng
1% chi tiêu chính phủ sẽ làm cán cân thương mại giảm 0.22%. Do các quốc gia tăng nhập
khẩu (tăng chi tiêu) thiết bị công nghệ , đầu tư cở sở hạ tầng để thúc đẩy kinh tế phát triển
thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa đã được lý giải theo lý thuyết của Keynes.
Từ đó cho thấy rằng chi tiêu chính phủ là biến quan trọng trong chính sách kinh tế vĩ mô.

23
Biến REER, đây là biến số quan trọng tác động cán cân thương mại. Kết quả cho thấy
rằng REER tác động nghịch biến đến cán cân thương mại XK theo đúng kỳ vọng của lý
thuyết và có ý nghĩa thống kê 1%. Khi đồng nội tệ tăng và người trong nước sẽ mau được
nhiều hàng hóa nước ngoài hơn bằng một số tiền tương đương và đồng thời sức mạnh
tranh của hàng hóa trong nước sẽ giảm (xuất khẩu giảm). Mặt khác cơ cấu xuất của Việt
Nam chủ yếu hàng gia công, nguyên liệu thô… nên giá trị xuất khẩu còn hạn chế trong
khi đó thành phẩm nhập khẩu về lại có giá trị cao điều đó góp phần thâm hụt cán cân
thương mại.

GDPD tốc độ tăng trưởng kinh tế nghich biến với biến XK vưới mức ý nghĩa nhở hơn
1% phù hợp với lý thuyết của Foter và Eldemerdash (2014). Khi kinh tế tăng trưởng cao
người dân thu nhập tốt hơn sẽ giai tăng sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, sẽ ảnh
hưởng xấu đến cán cân thương mại phù hợp vưới kỳ vọng.

Tóm lại, với kết quả nghiên cứu ở trên là cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính
sách có thể đưa ra quyết định hợp lý, hạn chế thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến cán cân
thương mại mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế và hướng đến phát triển bền vững.

24
CHƯƠNG III - LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1. Tình hình cán cân thương mại ở Việt Nam năm 2020
Năm 2020 là một năm có những thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới, gây nhiều
ảnh hưởng cho thương mại quốc tế. Nguyên nhân lớn nhất là sự tác động tiêu cực của
dịch Covid-19 đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó là sự xung đột thương mại
Mỹ - Trung hình thành những biến động phức tạp, đa chiều và khó đoán, biến động về
quan hệ kinh tế – chính trị giữa các nền kinh tế lớn. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình
trạng suy thoái sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Năm 2020 là năm kết thúc giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong 5
năm 2016-2020, nước ta đã cố gắng hoàn thành mục tiêu theo kế hoạch. Tuy nhiên sự
xuất hiện của bệnh dịch Covid-19 xuất hiện bất ngờ vào đầu năm 2020 đã gây ra những
ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế của nước ta, trong đó tình hình xuất nhập khẩu
hàng hóa bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Để phòng tránh bệnh dịch, nhà nước đã thực
hiện các biện pháp đóng cửa biên giới, hạn chế xuất nhập khẩu theo cả đường bộ, đường
hàng không, đường thủy. Những biến động, khó khăn đó đã khiến các nước có xu hướng
sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu. Bởi đó nhiều nước đã sử dụng
biện pháp bảo hộ thương mại, tăng cường bảo hộ sản phẩm nội địa, đặc biệt đối với Việt
Nam là các mặt hàng nông sản, thủy sản.

Tuy nhiên, với sự khéo léo và lối đi đúng đắn của Chính phủ với mục tiêu “vừa phòng
chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam vẫn duy trì và đứng vững trong sự đứt gãy của thương mại quốc tế trên toàn cầu
từ đó tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu giảm
sút, nền kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, xuất khẩu của các nước trong khu vực và trên
toàn thế giới đều giảm so với năm trước bởi tình hình dịch bệnh diễn ra liên miên, Việt
Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khả quan trong năm 2020.

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước tính đạt 543,9 tỷ USD (tương
đương tăng 5,1%) so với năm trước. Trong đó kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ
USD (tương đương tăng 3,6%); kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD (tương

25
đương tăng 6,5%). Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ
USD, giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay.

 Kim ngạch xuất khẩu tính đến hết năm 2020 ước tính đạt 281,5 tỷ USD (tăng 6,5% so
với năm 2019). Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78,2 tỷ USD (giảm 1,1%), chiếm
27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 203,3 tỷ USD
(tăng 9,7%), chiếm 72,2%.

Biểu đồ 1 - Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ từ 01/01/2020 đến
15/12/2020 và cùng kỳ năm 2019

Với 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó, 24 mặt hàng có
kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, 9 mặt hàng có kim ngạch trên 5 tỷ USD và 6 mặt
hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD; đã giúp tình hình xuất khẩu của Việt Nam dù dang
trong tình hình dịch bênh phức tạp nhưng vẫn có bước phát triển tốt. Mặt hàng đóng góp
lớn nhất vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, tính đến hết năm 2020 là điện thoại và linh
kiện với giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 50,9 tỷ USD (chiếm 18,1% tổng kim ngạch xuất
khẩu). Mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 44,7 tỷ USD (tăng 24,4%). Trong
những năm trở lại đây, sự chi phối của nhóm mặt hàng điện tử, linh kiện, điện thoại đã
góp phần rất lớn vào tăng tổng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, năm 2020 ước tính đạt gần
96 tỷ USD (tăng 7 tỷ USD so với năm 2019), chiếm tới 33,9% tổng kim ngạch xuất khẩu

26
năm 2020. Bên cạnh đó xuất khẩu về hàng dệt may, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng
khác cũng khá phát triển, góp phần lớn trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2020.

Biểu đồ 2 - Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2020 đến
15/12/2020 và cùng kỳ năm 2019

 Kim ngạch nhập khẩu tính đến hết năm 2020 đạt 262,4 tỷ USD (tăng 3,6% so với năm
2019). Mặt hàng tập trung chủ yếu gồm máy vi tính, sản phẩm kinh kiện điện tử; máy
móc thiết bị, điện thoại và các nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu khác.
Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 245,6 tỷ USD (tăng 4,1% so với năm 2019),
chiếm tỷ trọng 93,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó là sự tăng mạnh về nhóm
hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, phụ tùng tăng mạnh (tăng 16,3%).
Từ đó cho thấy sự phục hồi manh mẽ của nên kinh tế trong khâu sản xuất mặc dù nhập
khẩu tiêu dùng đã giảm so với năm 2019.

Từ 2016 đến nay, cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa liên tục thặng dư với
mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016, xuất siêu hàng hóa của nước ta đạt
1,6 tỷ USD; năm 2017 đạt 1,9 tỷ USD; năm 2018 tăng lên 6,5 tỷ USD; năm 2019 đạt 10,9
tỷ USD và năm 2020 ước tính đạt 19,1 tỷ USD.

27
Năm 2020 là một năm đầy khó khăn với ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 tới
toàn bộ xã hội, kinh tế trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên tình
hình chung tổng kết năm 2020, nhưng thành tích xuất siêu không những được giữ vững
mà còn có thể lập nên kỷ lục mới. Mặc dù chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ sự suy giảm của
kim ngạch nhập khẩu đến mức xuất siêu kỷ lục năm 2020, nhưng trong bối cảnh khó khăn
do dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất khẩu vẫn là điểm sáng và tạo nên tiền đề quan
trọng, bàn đạp vững chắc để thúc đẩy nền kinh tế vững bước vào năm 2021

3.2. Tình hình thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) ở Việt Nam năm 2020
Năm 2020 là một năm đầy biến động đối toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng bởi ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid-19. Tình hình dịch bệnh kéo dài tác động
tới tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội. Từ đó gây ảnh hưởng rất lớn tới tình
hình thu chi ngân sách, kiểm soát dòng tiền của kinh tế các nước và Việt Nam cũng không
ngoại lệ.

3.2.1. Kết quả thực hiện thu NSNN năm 2020.


So với dự thu NSNN là 1.539 nghìn tỷ đồng thì kết quả thực hiện được thu NSNN
năm 2020 giảm 31,2 nghìn tỷ đồng (đạt 1507,8 nghìn tỷ đồng); giảm 2,01% so với dự
toán và giảm 2,79% so với thực hiện năm 2019. Tỷ lệ động viên thu NSNN đạt 24%
GDP, riêng động viên từ thuế và phí đạt 19,1%GDP; trong đó:

 Thu nội địa: dự toán thu là 1290,77 nghìn tỷ đồng, thực hiện đạt 1290,9 nghìn tỷ đồng,
vượt 117 tỷ đồng (tăng 1,3% so thực hiện năm 2019). Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-
19 đến nền kinh tế, đặc biệt là đối với các lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận tải hàng không,
sản xuất ô tô, điện tử, dệt may, da giày, kinh doanh dịch vụ du lịch, ăn uống, lưu trú,...
làm giảm nguồn thu NSNN. Bên cạnh đó là việc thực hiện giải pháp miễn, giảm, giãn
thuế và các khoản thu NSNN nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân.
Vì vậy, các khoản thu nội địa còn lại chỉ có 40% đạt và vượt dự toán, 60% còn lại không
đạt dự toán.

 Thu từ dầu thô: dự toán thu là 35,2 nghìn tỷ đồng, thực hiện đạt 34,6 nghìn tỷ đồng,
giảm 602 tỷ đồng (giảm 1,7% so dự toán).

28
 Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: dự toán thu là 208 nghìn tỷ đồng; thực hiện
đạt 177,5 nghìn tỷ đồng, giảm 30,5 nghìn tỷ đồng (giảm 14,6% so với dự toán).

 Thu viện trợ: dự toán thu là 5 nghìn tỷ đồng, thực hiện đạt 4,8 nghìn tỷ đồng, giảm 251
tỷ đồng (giảm 5% so dự toán).

Việc thu ngân sách không đảm bảo tiến độ dự toán là phù hợp với chu kỳ kinh tế,
đồng thời là một cơ chế chính sách tự động thuận chu kỳ (không đặt thêm gánh nặng lên
nền kinh tế đang khó khăn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân ứng phó với
đại dịch COVID-19). Tính đến ngày 31/12/2020, đã có khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng tiền
thuế, thuê đất, phí và lệ phí được gia hạn, hoặc miễn, giảm.

Chi NSNN 2020 ước tính đạt 1.781,4 nghìn tỷ đồng, bằng 82,8% so với dự toán trình
Quốc hội. Điểm sáng trong điều hành là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tốt hơn so năm
trước. Chi đầu tư ước tính chi đàu tư phát triẻn đạt 82,8% dự toán. Bội chi NSNN được
kiểm soát chặt chẽ trong phạm vi Quốc hội cho phép, tương ứng khoảng 3,93%GDP ước
thự c hie ̣n. Mặc dù Chính phủ đang cố gắng tăng đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước khó khăn nhưng không nên kỳ vọng
quá nhiều vào đầu tư công trong năm sau vì thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam
diễn ra liên tục trong nhiều năm qua và năm nay có thể thâm hụt nhiều hơn nữa.

Tính đến hết ngày 30/12/2020, Chính phủ đã chi khoảng 18,1 nghìn tỷ đồng cho công
tác phòng, chống dịch COVID 19 và hỗ trợ cho gần 13 triệu người dân; đồng thời đã đề
xuất cấp 36,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân miền Trung,
khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ.

Tóm lại, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh và triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp
chính sách góp phần thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế, thu NSNN năm 2020 mặc dù
không đạt dự toán đề ra (giảm 31,2 nghìn tỷ đồng so dự toán), nhưng cao hơn nhiều so
với đánh giá báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 khóa XIV (tháng 10, 11/2020), Chính
phủ đã trình Quốc hội báo cáo đánh giá thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước (NSNN)
năm 2020 (tăng 158 nghìn tỷ đồng); dự toán là thu NSNN chỉ đat 1349,85 nghìn tỷ đồng.

29
3.2.2. Kết quả thực hiện chi NSNN năm 2020.
Dự toán chi NSNN là 1773,76 nghìn tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt 1787,95 nghìn tỷ
đồng, tăng 14,18 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 0,8% so với dự toán). Trong đó:

 Chi đầu tư phát triển: dự toán chi là 497,26 nghìn tỷ đồng; thực hiện (bao gồm số được
chuyển nguồn sang năm 2021) đạt 550 nghìn tỷ đồng, vượt 52,8 nghìn tỷ đồng (tăng
10,6% so dự toán), do được bổ sung từ dự phòng ngân sách các cấp và nguồn vượt thu
tiền sử dụng đất của ngân sách địa phương.

 Chi trả nợ lãi: dự toán chi là 118,19 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 107,3 nghìn tỷ đồng,
giảm 10,9 nghìn tỷ đồng (tương đương 9,2% so dự toán). Giảm chủ yếu là từ chi trả
nowjlaix của ngân sách trung ương (dư trái phiếu Chính phủ và lãi suất bình quân phải trả
trong năm 2020 thấp hơn mức xây dựng dự toán). Bên cạnh đó trong năm đã đàm phán
thành công với Ngân hàng thế giới để giãn thời điểm trả nợ lãi nhanh một số khoản vay
IDA.

 Chi thường xuyên: Dự toán chi là 1.056,49 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 1.072,07 nghìn
tỷ đồng, tăng 15,6 nghìn tỷ đồng (tăng 1,5% so với dự toán)

Việc điều hành chi thường xuyên năm 2020 được thực hiện chủ động, đảm bảo chặt
chẽ, đúng chính sách, chế độ; tăng cường kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng
NSNN. Từ cơ quant rung ương đến địa phương đều đưa ra các biện pháp giảm chi phí
một cách triệt để với các khoản kinh phí không thực sự cần thiết. Bên cạnh đó nâng cao
hiệu quả sử dụng NSNN và tài sản công; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán việc sử dụng kinh phí ngân sách và tài sản công một cách hợp lý.

3.2.3. Kết quả cân đối ngân sách nhà nước năm 2020
Năm 2020, dự toán bội chi NSNN từ Quốc hội quyết định đầu năm là 234,8 nghìn tỷ
đồng, bằng 3,44% GDP. Với kết quả thu, chi NSNN năm 2020 nêu trên, bội chi NSNN là
251,35 nghìn tỷ đồng, bằng 3,99%GDP thực hiện (trong đó bội chi NSTW chỉ tăng 20,9%
mức tăng Quốc hội cho phép).

30
Đến hết ngày 31/12/2020, dư nợ công bằng khoảng 55,3%GDP, dư nợ Chính phủ
khoảng 49,1%GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,3%GDP, trong phạm vi
Quốc hội cho phép.

Năm 2020 không nằm ngoài dự đoán là việc thâm hụt, bội chi ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên việc xuất hiện bất ngờ của đại dịch Covid – 19 đã khiến cho tình hình nền kinh
tế của Việt Nam suy giảm, việc thu từ ngân sách trung ương tới ngân sách địa phương,
thu từ tổ chức doanh nghiệp đến cá nhân đều có xu hưởng giảm mạnh. Đồng thời cũng
phải đẩy mạnh chi ngân sách nhà nước để hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp đến nhân dân cùng
nhau vượt qua dịch bệnh trong thời gian hạn chế hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như
thời điểm nóng nhất là cách ly toàn xã hội, dừng hoàn toàn các hoạt động phát triển kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt từ các tầng lớp lãnh đạo, hướng đi đúng
đắn nhằm đối phó sự suy giảm kinh tế thì tình hình bội chi NSNN vẫn trong sự kiểm soát
của chính phủ.

3.3. Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại.
Theo kết quả tính toán tại chương 2 có thể thấy rằng thâm hụt ngân sách và thâm hụt
thương mại có mối quan hệ trong dài hạn nhưng trong ngắn hạn lại độc lập với nhau. Kết
quả này ủng hộ trường phái thâm hụt tài khóa và thâm hụt thương mại có mối quan hệ với
nhau và đóng góp vào việc phân tích các giải pháp giảm thâm hụt thương mại.

3.3.1 Một số đề xuất cải thiện thâm hụt ngân sách nhà nước như sau:
- Tăng thu ngân sách Nhà nước:

Tăng thu từ nguồn thuế: hoàn thiện, điều chỉnh hệ thống pháp luật về thuế để tránh kẽ
hở, lợi dụng tốn thuế. Hoàn chỉnh bộ máy thu nộp để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
nộp thuế của người dân cũng như doanh nghiệp. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và
nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên ngành Thuế. Đơn giản hóa thủ tục nộp thuế triển khai các
phương án nộp thuế điện tử để người dẫn dễ dàng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời
xử lý nghiêm những đối tượng nộp thuế chậm hoặc trốn thuế..

- Tăng thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước: tăng cường công tác quản lý từ
nguồn thu như cho thuê đất, bán tài nguyên…

31
- Tăng thu từ vay nợ :

Vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài: Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo
theo vấn đề phục thuộc nước ngoài cả về kinh tế lẫn chính trị và còn làm giảm dự trữ
ngoại hối khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Còn vay nợ
trong nước sẽ làm tăng lãi suất và vòng nợ – trả lãi- bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản
nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau.

Vay nợ cũng là một trong các biện pháp để giải quyết bội chi ngân sách nhà nước.
Việc sử dụng khoản vay nhằm chỉ để cho đầu tư phát triển như: đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản
lý, đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước, chi bổ sung dự trữ nhà nước
và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chi hợp lý:

Kiểm soát tốt các hoạt động chi của Chính phủ, đặc biệt là chi thường xuyên thông
qua việc thiết lập hệ thống chi tiêu và bộ máy giám sát chặt chẽ hơn. Rà soát lại các nội
dung chi thường xuyên hơn theo hướng cắt giảm những nội dung chi không quá cần thiết,
tránh lãng phí. Cần cắt giảm theo tỷ lệ cố định, nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm trong
từng cán bộ và công nhân viên chức.

Khoản chi cho đầu tư công cần thực hiện chặt chẽ theo đúng chương trình mục tiêu trung
và dài hạn, tránh đầu tư dàn trải, xin cho. Tăng cường rà soát xử lý các dự án đầu tư hiệu
quả thấp không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hoặc trùng lặp, chồng chéo.

Nâng cao giải pháp quản lý tài chính.

3.3.2 Đề xuất cải thiện cán cân thương mại:


- Hạn chế và giảm nhập siêu bằng cách cơ bản nhất là điều chỉnh mô hình tăng
trưởng kinh tế từ trạng thái chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và
chưa tận dụng nguồn lao động mới, chỉ sử dụng lao động giá rẻ sang việc áp dụng
khoa học công nghệ, tận dụng tối đa nguồn lao động và nâng dần năng suất lao
động cũng như chất lượng sản phẩm công nghiệp; từ chủ yếu là công nghiệp gia
32
công lắp ráp sang đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp
phụ trợ; từ việc chỉ xuất khẩu tài nguyên, nguyên liệu, sản phẩm tho sang tăng tỷ
trọng xuất khẩu sản phẩm chế tạo chế biến.
- Điều chỉnh chiến lượng ngoại thương theo hướng tập trung các nguồn lực sẵn có
của quốc gia để phát triển các ngành công nghiệp đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.
Cho phép khai thác hiệu quả tài nguyên, lao động, giảm nhập siêu tăng thu ngoại
tệ. Tuy nhiên cần có chính sách tỷ giá phù hợp, duy trì giá tương đối của các yếu tố
sản xuất và trợ giúp của chính phủ với các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Có chính sách giá phù hợp, có cạnh tranh để hạn chế tình trạng nhập siêu, đẩy
mạnh chiến lược “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để thúc đẩy bán các sản
phẩm trong nước.

33
KẾT LUẬN
Như vậy bài nghiên cứu đã góp phần bổ sung thêm các bằng chứng thực nghiệm về
mói quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại . Bài nghiên cứu cho thấy
thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Kết quả
này ủng hộ trường phái thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại có mối quan hệ với
nhau và đóng góp vào việc phân tích các giải pháp giảm thâm hụt thương mại, cải thiện
cán cân thương mại đó chính là phải tiến hành giải pháp thay đổi tình trạng xuất nhập
khẩu hiện nay. Với những đề xuất về giải pháp giảm thâm hụt ngân sách nêu trên, nhóm
tác giả hy vọng các nhà hoạch định chính sách có những quyết định hợp lý để có thể hạn
chế thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến cán cân thương mại mang lại hiệu quả cho sự phát
triển kinh tế của Việt Nam.

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảng số liệu thống kê:

SỐ LIỆU TỔNG HỢP

NĂM XN (%GDP) GDPD THNS (%GDP) GE (%GDP) REER

2000 -0.014 0.067 -0.047 -0.096 98.38

2001 -0.015 0.062 -0.046 -0.104 99.17

2002 -0.036 0.063 -0.045 -0.115 103.13

2003 -0.057 0.069 -0.049 -0.144 103.18

2004 -0.058 0.075 -0.0485 -0.145 107.71

2005 -0.043 0.076 -0.0486 -0.165 108.29

2006 -0.048 0.070 -0.05 -0.181 107.48

2007 -0.126 0.071 -0.0564 -0.209 108.30

2008 -0.153 0.057 -0.0458 -0.235 122.97

2009 -0.108 0.054 -0.069 -0.277 106.88

2010 -0.109 0.064 -0.055 -0.270 109.19

2011 -0.087 0.062 -0.044 -0.317 118.58

2012 0.006 0.053 -0.0536 -0.374 109.21

2013 0.000 0.054 -0.066 -0.384 106.60

35
2014 0.019 0.060 -0.0633 -0.373 104.09

2015 -0.029 0.067 -0.0628 -0.399 100.63

2016 0.013 0.062 -0.0552 -0.417 102.66

2017 0.015 0.068 -0.035 -0.426 103.53

2018 0.044 0.070 -0.037 -0.436 103.54

2019 0.067 0.070 -0.036 -0.437 102.79

2020 0.120 0.029 -0.0605 -0.464 103.23

Nguồn tài liệu tham khảo từ

Tổng cục thống kê: https://www.gso.gov.vn/

Bộ tài chính: https://ckns.mof.gov.vn/

Bộ công thương: https://moit.gov.vn/

Ngân hàng ADB (Số liệu GDP)

Báo điện tử VnEconomy: https://vneconomy.vn/viet-nam-bat-ngo-tham-hut-thuong-mai-


883-trieu-usd-nua-dau-thang-12.htm

36

You might also like