You are on page 1of 25

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA TÀI CHÍNH – ĐẦU TƯ

TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CỔ PHẦN ĐẦU


TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG NĂM 2019 - 2021

GVHD: ThS. Nguyễn Tuấn Phong

SVTH: Nguyễn Thảo Vân

Trần Thu Hà

Thân Hồng Anh

Nguyễn Thị Thanh Loan

Trần Thị Ánh

Nguyễn Thị Nguyệt

Lê Thu Trang

Lớp: Tài chính doanh nghiệp

HÀ NỘI - 2022
MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................................................... 1


MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................... 2
PHỤ LỤC - DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... 3
NỘI DUNG ................................................................................................................................................... 4
1. Tổng quan ............................................................................................................................................. 4
1.1. Giới thiệu nền kinh tế..................................................................................................................... 4
1.2. Giới thiệu ngành............................................................................................................................. 4
1.3. Giới thiệu công ty .......................................................................................................................... 5
1.3.1. Giới thiệu công ty.................................................................................................................... 5
1.3.2. Phân tích SWOT ..................................................................................................................... 5
2. Phân tích công ty................................................................................................................................... 7
2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán....................................................................................................... 7
2.1.1. Tổng tài sản ............................................................................................................................. 7
2.1.2. Tổng cộng nguồn vốn ............................................................................................................. 9
2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh: ......................................................................................... 12
2.3. Phân tích chỉ tiêu tài chính: .......................................................................................................... 15
2.3.1. Nhóm hệ số khả năng thanh khoản ngắn hạn ........................................................................ 15
2.3.2. Các chỉ số hoạt động: ............................................................................................................ 16
2.3.3. Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn .............................................................................. 17
2.3.4. Chỉ số sinh lời (%) ................................................................................................................ 18
2.3.5. Khả năng tăng trưởng (%)..................................................................................................... 18
2.3.6. Chỉ số giá trị thị trường: ........................................................................................................ 19
2.4. Phân tích Dupont.......................................................................................................................... 19
2.5. Đánh giá tình hình tài chính công ty ............................................................................................ 22
2.5.1. Ưu điểm ................................................................................................................................ 22
2.5.2. Nhược điểm........................................................................................................................... 22
KẾT LUẬN................................................................................................................................................. 23
1. Giải pháp ............................................................................................................................................. 23
2. Kết luận ............................................................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 24

1
MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường mở cạnh tranh đầy gay gắt và biến động, đặc biệt dưới ảnh
hưởng của đại dịch COVID những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều
rủi ro và thách thức. Vì vậy, muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ về hoạt
động kinh doanh, tài chính của mình để có một định hướng đúng đắn cho các quyết định ở hiện tại
và tương lai.
Là khâu cở sở trong hệ thống tài chính doanh nghiệp, việc nghiên cứu và phân tích báo cáo
tài chính sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ thực trạng tài chính, đánh giá được tình hình và kết quả của
hoạt động sản xuất kinh doanh vừa qua, từ đó nhận ra điểm mạnh, điểm yếu làm căn cứ để hoạch
định các chiến lược trong tương lai, đồng thời đưa ra các giải pháp hữu hiệu, tận dụng các nguồn
lực hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động trong doanh nghiệp.
Trước thực tế đó, bằng kiến thức phân tích tài chính doanh nghiệp và sự tìm hiểu về MWG
– Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động, nhóm tôi chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính
của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động” trong khoảng thời gian 2019 – 2021, giai đoạn
trì trệ, khủng hoảng của nền kinh tế do đại dịch Covid-19 để có được cái nhìn cụ thể, khách quan
trên nhiều phương diện về doanh nghiệp bán lẻ này.

2
PHỤ LỤC - DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1 MWG Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động

2 TGDĐ Thế giới di động

3 BHX Bách hoá xanh

4 ĐMX Điện máy xanh

5 ROE Chỉ số sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu

6 TSNH Tài sản ngắn hạn

7 TSDH Tài sản dài hạn

8 TMĐT Thương mại điện tử

9 VCSH Vốn chủ sở hữu

10 LNST Lợi nhuận sau thuế

11 BLNR Biên lợi nhuận ròng

12 NHTM Ngân hàng thương mại

13 ĐBTC Đòn bẩy tải chính

14 KQKD Kết quả kinh doanh

15 HTK Hàng tồn kho

16 ĐTTCDH Đầu tư tài chính dài hạn

3
NỘI DUNG

1. Tổng quan

1.1. Giới thiệu nền kinh tế

Tình hình thế giới và khu vực gần đây chuyển biến nhanh, phức tạp dưới tác động của nhiều nhân
tố, nhất là do đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của đất nước ta.
Sự bùng phát dịch COVID-19 đã mang lại những thách thức, tiềm ẩn những đe dọa chưa từng có,
được dự báo sẽ có những tác động đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong những
năm gần đây. Trong tình hình đó, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP
ước tính đạt 2,91%. Dù đạt được tăng trưởng nhưng kinh tế Việt Nam còn tồn đọng rất nhiều vấn
đề cần được quan tâm và giải quyết. Dịch Covid tuy đã được khống chế ở nước ta nhưng tồn đọng
là diễn biến phức tạp khiến tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, các hoạt động sản xuất bị đình trệ, gián đoạn,
đời sống người dân bị ảnh hưởng, các hoạt động dịch vụ, vận tải, hàng không, du lịch bị ảnh hưởng
không nhỏ. Xuất nhập khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo tính bền vững… Việt Nam cần tích
cực đưa ra các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đưa ra các giải pháp thúc đẩy kinh tế, các
ngành dịch vụ, du lịch phát triển, nâng cáo chất lượng lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nghèo đói,
giúp an sinh xã hội, tận dụng các thách thức để tạo cơ hội thúc đẩy phát triển, khai thác tốt tiềm
năng, đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao trong giai đoạn 2019-2021.

1.2. Giới thiệu ngành

Bán lẻ là việc mua sản phẩm từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc công ty bán lẻ lớn sau đó bán
lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Ở Việt Nam, với thị trường hơn 90 triệu người tiêu dùng, trong
đó đa phần là người trẻ và sự đô thị hóa mạnh mẽ nên ngành bán lẻ Việt Nam có nhiều tiềm lực
để phát triển.
Hiện nay trên thị trường có 6 mô hình bán lẻ phổ biến: bán lẻ tại cửa hàng ( loại hình phổ biến
nhất hiện nay) , bán lẻ không qua cửa hàng, mô hình online trong ngành bán lẻ, bán hàng thông
qua bưu chính, hình thức bán hàng chuyên biệt, bán lẻ bằng máy tự động
Xã hội ngày càng phát triển, xu hướng chuyển đổi ngành bán lẻ cũng ngày càng trở nên hiện đại.
Không chỉ gói gọn trong các kiểu bán lẻ truyền thống, việc cá nhân hóa khách hàng, sử dụng công
nghệ thực tế ảo trong bán lẻ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và mua sắm trên thiết bị di động ( trải
nghiệm mua sắm trên các nền tảng như Shopee, Tiki, Lazada, Watson, Hasaki,..)

4
Hoạt động bán lẻ càng phát triển tốt, lành mạnh thì sản xuất tăng, đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

1.3. Giới thiệu công ty

1.3.1. Giới thiệu công ty

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) có tiền thân là Công ty TNHH Thế Giới Di
Động (Mobile World Co. Ltd) thành lập năm 2004, là doanh nghiệp bán lẻ số 1 tại Việt Nam tính
theo quy mô, doanh thu và lợi nhuận. Đây cũng là đại diện Việt Nam duy nhất vinh dự góp mặt
trong Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á-Thái Bình Dương theo bảng xếp hạng Top 500 Asia-
Pacific Retailers do Tạp chí Bán lẻ châu Á (Retail Asia) bình chọn vào năm 2018.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) có mạng lưới gần 4.000 cửa hàng trên toàn
quốc. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty và các công ty con là mua bán, bảo hành, sửa chữa:
thiết bị tin học, điện thoại, linh kiện và phụ kiện điện thoại, máy ảnh, camera, thiết bị kỹ thuật số,
thiết bị điện tử, điện gia dụng và các phụ kiện liên quan; ngoài ra còn có các mặt hàng thực phẩm,
đồ uống, thực phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả. Thế giới di động thống lĩnh thị trường với 48% thị
phần điện thoại và 38% thị phần điện máy tại Việt Nam. Hiện nay, MWG vận hành các chuỗi bán
lẻ Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh. Trong đó, Bách hóa xanh chiếm 22,9%,
Điện máy xanh chiếm 51,0%, Thế giới di động chiếm 25,7% trong tổng công ty. Không chỉ vậy,
MWG còn vươn ra thị trường ở nước ngoài với chuỗi bán lẻ thiết bị di động và điện máy tại
Campuchia ( Bluetronics chiếm 0,4% thị phần) . Năm 2020, thành viên mới của MWG là 4KFarm
ra đời nhằm mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng các thực phẩm an toàn theo chuẩn 4 không
(không chất bảo quản, không thuốc trừ sâu, không chất tăng trưởng, không sử dụng giống biến đổi
gen).
Tương lai, MWG hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn số 1 Đông Nam Á về thương mại điện tử,
bán lẻ và dịch vụ liên quan, mong nhận được sự tin yêu của khách hàng bởi sự phục vụ tận tình và
sản phẩm – dịch vụ vượt trội.

1.3.2. Phân tích SWOT

1.3.2.1. Điểm mạnh

- Thương hiệu lớn mạnh:


Nhiều năm liền MWG đều có tên trong các bảng xếp hạng danh giá. Sau khi được trao giải thưởng

5
Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất năm 2020 vào tháng 10, Thế Giới Di Động tiếp tục lọt Top 50
Thương hiệu dẫn đầu năm 2020 do Tạp chí Forbes bình chọn.
- Hệ thống điểm bán rộng khắp:
Ngoài thị trường Việt Nam với hơn 4.000 cửa hàng trên toàn quốc, TGDĐ cũng đã tiến ra thị
trường nước ngoài với việc mở 50 chuỗi bán lẻ thiết bị di động và điện máy tại Campuchia.
- Hoạt động Digital Marketing mạnh mẽ:
Với chiến lược quảng cáo sản phẩm đa kênh, tập trung vào content marketing và tối ưu SEO cũng
như tối ưu trải nghiệm khách hàng, TDDĐ đã thành công trong việc tăng mức độ nhận diện thương
hiệu và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình
- Dịch vụ khách hàng tốt:
Một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên sự khác biệt của dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả của
MWG là lịch sử và giao tiếp cởi mở với khách hàng.

1.3.2.2. Điểm yếu

- Vòng quay hàng tồn kho giảm :


Tại thời điểm cuối quý I/2020, hơn 80% hàng tồn kho là hàng điện tử, việc kiểm soát và luân
chuyển hàng tồn kho nhanh là bài toán TGDĐ phải giải quyết trước khi lượng hàng tồn kho này
sụt giảm giá trị do các mẫu mới đời sau được tung ra thị trường.

1.3.2.3. Cơ hội

- Xu hướng mua hàng trực tuyến tăng mạnh:


Kể từ năm 2018, mua sắm trực tuyến bắt đầu xu hướng phát triển mạnh mẽ. Các kênh mua sắm
trực tuyến chủ yếu là các sàn giao dịch TMĐT, sau đó là mạng xã hội. Chính những lợi thế vốn có
của TMĐT đã nhanh chóng tạo cơ hội cho hoạt động mua bán trực tuyến phát triển thuận lợi.

1.3.2.4. Thách thức

- Cạnh tranh gay gắt với FPT Shop:


Không chỉ cạnh tranh về dòng sản phẩm chủ lực là thiết bị di động, FPT Shop còn lấn sân sang
lĩnh vực đồ gia dụng và điện tử thông minh, bắt tay với gã khổng lồ Xiaomi, để phân phối toàn bộ
hệ sinh thái Mi Eco bao gồm hàng trăm sản phẩm thông minh như điện gia dụng, thiết bị đeo, phụ
kiện,… chất lượng cao, giá thành hợp lý, được nhiều người tin dùng.
- Lạm phát ảnh hưởng sức mua:

6
Yếu tố vĩ mô đang không thuận lợi cho cả các doanh nghiệp bán lẻ lẫn sản xuất. Khi mọi thứ chưa
kịp phục hồi sau hai năm dịch bệnh thì xung đột Nga – Ukraine nổ ra dẫn đến mọi chi phí đều tăng
cao kéo theo lạm phát. Nếu xung đột này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, kể cả sức mua
và lợi nhuận của doanh nghiệp.

2. Phân tích công ty

2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

2.1.1. Tổng tài sản

Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tổng cộng tài sản 41,708,096 46,030,880 62,971,405

Nhìn chung, tổng tài sản của công ty tăng trưởng đều trong giai đoạn 2019-2021. Điều này cho
thấy hoạt động kinh doanh của công ty vẫn được duy trì ổn định. So với các đối thủ cạnh tranh
như FPT thì quy mô tổng tài sản của công ty không chỉ lớn hơn mà còn có mức tăng trưởng đáng
kinh ngạc vào năm 2021. Khi FPT chỉ tăng 28,67% so với năm trước thì MWG tăng đến 36,8%,
cao gấp 1,37 lần so với năm 2020 và gấp 1,51 lần so với 2019. Chủ yếu là do công ty đã tiếp tục
nhân rộng các chuỗi cửa hàng . MWG đã mở mới 1142 điểm bán nâng tổng số cửa hàng lên 5306
vào cuối năm 2021. Bên cạnh đó còn nỗ lực để tăng sản lượng hàng để đảm bảo nguồn cung.

2.1.1.1. Tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 35,011,897 37,317,234 51,955,258

I. Tiền và các khoản tương 3,115,237 7,347,857 4,142,016


đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính 3,137,000 8,057,319 14,236,626
ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn 1,815,086 1,595,251 3,162,122
hạn

IV. Hàng tồn kho 25,745,428 19,422,177 29,167,232

7
V. Tài sản ngắn hạn khác 1,199,146 894,629 1,247,261

Đặc thù của MWG là kinh doanh trong ngành bán lẻ nên TSNH của công ty luôn chiếm một tỷ
trọng rất lớn trong tổng tài sản, thể hiện ở cả 3 năm đều chiếm tỷ trọng trên 80%. Về mặt giá trị
thì TSNH đều tăng qua các năm từ 2019-2021. Nổi bật là trong năm 2021, TSNH có mức tăng
vượt trội so với cả 2 năm trước, gấp 1,4 lần so với năm 2020 và 1,5 lần so với 2019. Điều đó xảy
ra là do công ty đã tăng một lượng HTK đáng kể.
Từ số liệu ta thấy được HTK trong năm 2021 tăng hơn 9 nghìn tỷ đồng (gấp 1,5 lần) so với 2020
và tăng hơn 3 nghìn tỷ (gấp 1,13 lần) so với 2019. Trong bối cảnh thị trường hàng hóa thiếu nguồn
cung do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, công ty đã rất nhạy bén khi chủ động tích trữ hàng hóa.
Nhờ vậy, dù dịch bệnh xảy ra, doanh thu của MWG vẫn tăng trưởng khá ấn tượng. Riêng năm
2020, công ty đã chủ động giảm HTK nhằm giúp công ty tăng lượng tiền mặt để đảm bảo khả năng
thanh toán. TGDĐ ghi nhận hàng tồn kho với các loại mặt hàng chính như: điện thoại di động,
máy tính xách tay, các thiết bị kỹ thuật số,... Ngoài ra còn có các sản phẩm có tính chất khó bảo
quản lâu ngày (như thực phẩm tươi sống, rau xanh trong kinh doanh BHX), hoặc nhanh bị mất giá
(đặc biệt là các thiết bị điện tử từ Apple). Do vậy, con số HTK của MWG đặc biệt trở nên nhạy
cảm. Khi sản phẩm nằm kho lâu ngày, giá trị giảm mạnh theo thời gian, sẽ ảnh hưởng nặng nề tới
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, “anh cả của ngành bán lẻ Việt Nam” cần chú trọng
vào việc xác định giá trị tồn kho hợp lí của công ty dựa trên tình hình, xu hướng thị trường, doanh
thu và lợi nhuận của năm trước.
Bên cạnh đó, công ty còn tập trung tăng mạnh các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn ( năm 2020
tăng 156.85%, năm 2021 tăng 76.69% so với năm trước ) bao gồm các khoản tiền gửi ngắn hạn,
các khoản đầu tư trái phiếu từ 3 tháng đến 1 năm, lãi suất dao động từ 6%-8,65%/năm và còn có
các khoản cho vay ngắn hạn đối với các công ty như HSC, VPS, DSG với kỳ hạn 3-6 tháng lãi
suất từ 6,4-7% 1 năm. Hoạt động này cũng mang về cho công ty khoản lợi nhuận tài chính đáng
kể mỗi năm.

2.1.1.2. Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 6,696,199 8,713,646 11,016,147

8
I. Các khoản phải thu dài hạn 374,564 439,493 482,389

II. Tài sản cố định 5,403,777 7,294,962 9,647,169

IV. Tài sản dở dang dài hạn 87,430 132,620 79,698

V. Đầu tư tài chính dài hạn 56,464 52,758

VI. Tài sản dài hạn khác 773,963 793,813 806,891

Nhìn chung, TSDH của công ty chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu tổng tài sản, số liệu cả 3 năm
đều chưa tới 20% và đều có mức tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2020 tăng gấp 1,3 lần so
với năm trước; năm 2021 gấp 1,26 lần so với năm 2020 và 1,65 lần so với năm 2019. Cụ thể thì
hầu hết các loại TSDH đều có mức tăng ổn định, duy chỉ có tài sản dở dang dài hạn là có mức
giảm vào năm 2021 ( giảm 39,90%). Chủ yếu là do chi phí xây dựng cơ bản của công ty giảm
đáng kể. Như với chuỗi ĐMS, dù công ty tiếp tục xây dựng mở rộng các cửa hàng (tính đến cuối
tháng 2/2021, ĐMS đã có mặt tại 37/63 tỉnh thành với 388 cửa hàng ) nhưng chi phí xây dựng
cũng thấp vì không cần làm thiết kế bài bản như các mô hình bán lẻ khác của Điện máy Xanh,
công ty đã tận dụng những mặt bằng, kho bãi có sẵn để tiết kiệm về chi phí xây dựng. Việc này
cũng giúp công ty giảm được các khoản về chi phí đầu tư.
Về ĐTTCDH, đây là loại tài sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ và thấp nhất trong tổng tài sản công ty, với
tỷ trọng chỉ tới 0,14% là cao nhất trong năm 2019 và có xu hướng giảm dần, trong năm 2020 giảm
6,56%, tương đương 0,93 lần so với năm 2019. Tính đến cuối năm 2021 thì số liệu bằng 0, nghĩa
là công ty đã không còn bất kỳ khoản ĐTTCDH nào. Tuy nhiên thì từ đầu năm đến quý 3/2021
công ty vẫn có các khoản ĐTTCDH, chủ yếu vẫn là đầu tư vào các công ty liên kết liên doanh.
Ngoài ra vào quý 3 thì công đầu tư hơn 5000 tỷ vào trái phiếu dài hạn. Có thể thấy rằng công ty
không ưu tiên việc đầu tư quá nhiều vào dài hạn mà thay vào đó là tập trung vào các khoản đầu tư
ngắn hạn hơn.

2.1.2. Tổng cộng nguồn vốn

9
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tổng cộng nguồn vốn 41,708,096 46,030,880 62,971,405

Qua số liệu của bảng cân đối kế toán , ta thấy tổng cộng nguồn vốn tăng liên tục từ năm 2019-
2021. Mặc dù, tiền đầu tư tài chính tăng mạnh, nhưng điều đáng chú ý là, MWG không dùng tiền
để trả nợ vay, dù tỷ lệ vay nợ của Công ty đang ở mức khá cao. Nợ phải trả của MWG tại thời
điểm 2021 là 42.593 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả chiếm quá nhiều
so với nguồn vốn chủ sở hữu cho thấy tài sản của doanh nghiệp chủ yếu dến từ các khoản vay vốn
bên ngoài tài trợ, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp
càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao.

2.1.2.1. Nợ phải trả

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Nợ phải trả 29,564,503 30,549,190 42,593,159

Nợ phải trả của công ty từ năm 2019-2021 có tỷ trọng biến động qua các năm . Năm 2019 nợ phải
trả có tỷ trọng 70.88% , đến năm 2020 giảm 1,07 lần so với năm 2019 và 2021 lại tăng 1,02 lần
so với năm 2020. Nhìn chung mức tỷ trọng vẫn đang còn rất cao. Tổng nợ phải trả vẫn phải chiếm
tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Nợ phải trả tăng cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nhiều
vốn vay hơn . Ngoài những khoản nợ phải trả người bán , chi phí trả ngắn hạn, thuế phải nộp Nhà
nước,… còn có những khoản nợ vay trái phiếu ngắn hạn, khoản vay ngắn hạn từ phía ngân hàng
là các khoản vay tín chấp ngắn hạn với lãi suất thả nổi nhằm mục đích bổ sung cho nhu cầu vốn
lưu động.Do công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà vốn chủ sở hữu tăng lên không kịp với tốc
độ tăng của quy mô. Vì vậy công ty đã tăng lượng tiền đi vay làm cho nợ phải trả tăng lên, làm
cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm

2.1.2.1.1. Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


NỢ NGẮN HẠN 28,442,367 29,422,513 42,593,159

10
1.Phải trả người bán ngắn hạn 12,055,385 8,728,169 12,179,775
2.Người mua trả tiền trước ngắn hạn 81,194 86,907 98,379
3.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
374,623 634,918 696,559
4.Phải trả người lao động 258,242 533,572 531,987
5.Chi phí phải trả ngắn hạn 1,851,966 3,191,005 3,885,356
6.Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 333,585 308
7.Phải trả ngắn hạn khác 717,885 546,045 476,320
8.Vay ngắn hạn 13,031,016 15,625,180 24,647,474
9.Dự phòng phải trả ngắn hạn 71,691 76,377 77,278
10.Quỹ khen thưởng phúc lợi 30 30 30

Với đặc điểm hoạt động kinh doanh là bán hàng thu tiền ngay, Thế Giới Di Động chủ yếu vay nợ
ngắn hạn. Có thể thấy , nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối trong cơ cấu nợ phải trả cùa
MWG. . Trong đó, có thể thấy mức tỷ trọng cao nhất rơi vào năm 2019, do công ty mở rộng quy
mô kinh doanh, công ty đã tăng lượng tiền đi vay lên. Và cho đến năm 2021, nợ ngắn hạn lúc này
tăng lên bằng đúng tổng nợ phải trả, tăng hơn 57,74%. Việc tăng nợ vay ngắn hạn chủ yếu là do
công ty chủ động tích trữ lượng lớn HTK để đảm bảo nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Bên cạnh đó, còn do số trái phiếu mà công ty phát hành đã sắp đến hạn phải trả nên đã được
kết chuyển vào trong các khoản vay ngắn hạn. Nợ ngắn hạn cao làm tăng nguy cơ về khả năng
thanh toán và tính hoạt động liện tục của doanh nghiệp nếu không đẩy mạnh cơ cấu , nhất là các
bán lẻ như TGDĐ thường xuyên sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực. Với Hòa Phát, khi thị trường
tiêu thụ tốt vào năm 2021, doanh nghiệp thường xuyên duy trì tồn nguyên vật liệu ở mức an toàn
với vòng quay hơn 3 tháng để luôn đảm bảo chắc chắn đủ nguồn đầu vào cho sản xuất. Còn với
đặc thù kinh doanh của MWG, nhu cầu thường tăng vào những tháng cuối năm. Làm sao để đảm
bảo đủ hàng nhưng lại tối ưu về mặt chi phí tồn kho đặt ra một bài toán cần giải thật khéo léo.

2.2.2.1.2. Nợ dài hạn

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Nợ dài hạn 1,122,137 1,126,677 0,000,000

11
Nợ dài hạn liên tục giảm và trở về con số 0 vào năm 2021. Các khoản nợ trong dài hạn giảm do
đã kết chuyển sang các khoản vay ngắn hạn. Tuy vậy, việc nợ dài hạn giảm cũng không phải là tốt
vì nợ dài hạn có tính ổn định, lâu dài; nó giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,
phát triển ổn định nên việc giảm nợ dài hạn có thể cho thấy khả năng huy động vốn dài hạn của
công ty từ bên ngoài giảm. Công ty sẽ gặp khó khăn trong dòng tiền thanh toán trong dài hạn.

2.1.2.2. Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Vốn chủ sở hữu 12,143,592 15,481,690 20,378,246

Qua phân tích có thể thấy vốn chủ sở hữu có tỷ trọng tăng qua các năm. Năm 2020 tăng 1,27 lần
so với 2019 và năm 2021 tiếp tục tăng 1,32 lần so với năm trước đó. Vốn chủ sở hữu tăng là do
công ty phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông và một phần nhờ lợi nhuận giữ lại từ hoạt
động kinh doanh của năm trước đó. Những con số này cũng đang dần chiếm tỉ trọng hơn trong
tổng cơ cấu nguồn vốn, cho thấy hoạt động của công ty đang ở mức ổn định và có xu hướng tự
chủ về tài chính. Đây là một điều hết sức khả quan của công ty. VCSH tăng, công ty này làm ăn
có lãi, hiệu quả kinh doanh tăng, từ đó để lại một khối lượng lợi nhuận khá lớn bổ sung vốn, đáp
ứng nhu cầu sử dụng vốn của công ty.

2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh:

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

1.Doanh thu thuần về bán hàng 102,174,244 108,546,020 122,958,106


và cung cấp dịch vụ

Theo Báo cáo KQKD, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của MWG là các con số
tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2020 đã tăng thêm 6,10% so với năm 2019 (tương đương với
mức tăng thêm là hơn 6.371 tỷ). Năm 2021 tiếp tục tăng cao với tỷ lệ 13,06% so với năm 2020
(tương đương với mức tăng thêm là hơn 14.412 tỷ). Để đạt được kết quả như trên, MWG đã nỗ
lực tối thiểu hóa chi phí, cải thiện biên lợi nhuận gộp đạt mức 22,1% là mức cao nhất trong năm

12
2020. Bằng cách: chủ động đa dạng hóa doanh mục sản phẩm (như nhãn hàng, xuất xứ, phân khúc
giá), tập trung đẩy mạnh doanh số các sản phẩm có biên lợi nhuận tốt và cải thiện các khoản thương
mại với nhà cung cấp. Kinh doanh sản phẩm điện thoại, điện máy là nguồn doanh thu chính của
công ty khi chuỗi TGDĐ và ĐMX đóng góp tới 80% tổng doanh thu;. Ngoài ra, chuỗi BHX cũng
đang có những tăng trưởng vượt trội, tiếp tục được mở rộng quy mô và chính thức vượt mốc 1 tỷ
USD trong năm 2021, trở thành Top 3 nhà bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam
với hơn 2000 điểm bán. Đóng góp vào sự tăng trưởng doanh thu vượt trội của MWG năm 2021,
doanh thu online đạt 14.370 tỷ đồng. Với kết quả này, MWG không chỉ là nhà bán lẻ số 1 mà còn
là công ty có doanh số lớn nhất thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam.

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt 5,034,683 5,412,530 6,465,607


động kinh doanh

Ghi nhận về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cho thấy năm 2020 tăng thêm 7,50% so với
năm 2019 và năm 2021 tăng thêm 19,46% so với năm 2020. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của
MWG bị chậm lại rất nhiều, đặc biệt trong năm 2020. Mà trước đó, năm 2019 ghi nhận tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận thuần tận 33,40% so với năm 2018. Như vậy, 3 năm trở lại đây, tăng trưởng của
MWG vẫn tăng nhưng không còn mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều đó dễ lí giải là do ảnh hưởng của đại
dịch Covid-19, nền kinh tế bị trì trệ và khiến MWG phải đóng cửa gần 2.000 cửa hàng TGDĐ và
ĐMX ở các trung tâm vùng dịch, ảnh hưởng nặng nề tới doanh thu lợi nhuận. Nếu nhìn theo một
khía cạnh tích cực, khi nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh mà bị thua lỗ, phá sản
thì MWG với sự tập trung hơn vào kinh doanh online, tối ưu hóa chi phí vẫn là một doanh nghiệp
vững vàng phát triển. Ngoài ra, dự án Bách Hóa Xanh của MWG vẫn chưa thể đem lại lợi nhuận
thậm chí còn tạo ra gánh nặng lỗ ròng lên tới 1.880 tỉ đồng nửa đầu năm 2022 lên doanh nghiệp.

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

5. Doanh thu hoạt động tài chính 631,178 794,122 1,287,956

Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty cũng tăng qua các năm. Năm 2020 tăng thêm 25,82%

13
so với năm 2019; năm 2021 tăng thêm 62,19% so với năm 2020. Hoạt động tài chính của MWG
chủ yếu là những khoản cho vay ngắn hạn với lãi suất 6,4-7%/năm, đầu tư trái phiếu thông qua
các NHTM có kỳ hạn từ 3-5 năm và hưởng lãi suất từ 7,6-9,3%/năm. Mặc dù doanh thu từ hoạt
động tài chính có sự tăng trưởng cao, nhưng nhìn chung công ty vẫn chưa thực sự chú trọng vào
việc đầu tư các hoạt động tài chính. Khi mà chúng chỉ chiếm 0,61% (năm 2019); 0,72% (năm
2020) và 1,04% (năm 2021) trong tổng số doanh thu từ hoạt động kinh doanh.

CHỈ TIÊU Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

4. Giá vốn hàng bán 82,686,445 84,591,522 95,325,974

Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu, giá vốn hàng bán cũng có sự thay đổi. Nhìn vào bảng phân
tích theo chiều ngang, ta thấy giá vốn hàng hóa năm 2020 tăng thêm 2,30% so với 2019 ; và năm
2021 tăng thêm 12,69%. Nhưng nhìn vào bảng phân tích dọc, tỷ trọng giá vốn hàng bán trong
doanh thu lại giảm dần: năm 2019 là 79,90%; năm 2020 là 77,04% và năm 2021 là 76,79%. Như
vậy, mặc dù chi phí phải trả cho giá vốn hàng bán tăng lên theo hằng năm, nhưng nó đang càng
ngày càng chiếm ít tỷ trọng hơn trong tổng doanh thu, nhờ đó mà lợi nhuận kiếm được sẽ tăng lên.
Để giá vốn hàng hóa chiếm ít tỷ trọng hơn, giám đốc MWG đã chia sẻ nguyên tắc quan trọng của
công ty là nhập hàng trực tiếp từ nhà máy lớn, giảm được các chi phí trung gian và không nên độc
quyền nguồn cung mà phải đa dạng nhà cung cấp để đảm bảo ổn định lâu dài. Điều này cũng cho
thấy được MWG đã biểu hiện rất tốt trong việc quản trị chi phí sản xuất kinh doanh, và doanh
nghiệp cần tiếp tục phát huy như thế hơn nữa.

Đơn vị: triệu đồng


CHỈ TIÊU Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
7. Chi phí tài chính 569,755 594,152 714,707
- Trong đó: Chi phí lãi vay 568,137 594,004 674,428
8. Chi phí bán hàng 12,437,283 15,333,799 17,914,173
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,073,783 3,404,432 3,823,390

Ngược lại với giá vốn hàng hóa thì các loại chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lí
doanh nghiệp lại phần nào tác động xấu tới lợi nhuận kinh doanh. Vì tỷ trọng của chúng đều tăng
lên so với các năm và đặc biệt là phần tỷ trọng chiếm trong tổng doanh thu cũng tăng lên. Tỷ như

14
chi phí tài chính, năm 2020 tăng thêm 4,28% so với năm 2019; năm 2021 tăng cao lên 20,29% so
với năm 2020. Trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, loại chi phí này chiếm 0,55%
tỷ trọng năm 2019; năm 2020 là 0,54% và sang 2021 đã tăng lên 0,58%. Dù chỉ là những con số
nhỏ, nhưng doanh nghiệp cần phải lưu ý và khắc phục điều này để có thể tối đa hoá lợi nhuận.

Năm 2020 và năm 2021 là những năm đặc biệt khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp. Trong
đó, tốc độ tăng trưởng của MWG bị chững lại nhiều nhất vào năm 2020. Tuy nhiên, nhà bán lẻ số
1 Việt Nam vẫn xuất sắc hoàn thành mục tiêu lợi nhuận của mình. Giữ vững vị thế và là công ty
duy nhất lọt Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á- Thái Bình Dương với quy mô hơn 5.300 cửa
hàng.

Theo thông báo mới nhất được đưa ra, MWG đặt mục tiêu thách thức cho năm 2022: doanh thu
đạt 140.000 tỷ đồng và LNST đạt 6.350 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt là 14% và 30% so với năm
2021. Mục tiêu doanh thu đạt 10 tỷ USD dự kiến sẽ đạt được vào năm 2022 nhưng do 2 năm bị
chững lại do Covid, MWG đã đặt mục tiêu cho con số này tới năm 2025.

2.3. Phân tích chỉ tiêu tài chính:

2.3.1. Nhóm hệ số khả năng thanh khoản ngắn hạn

STT Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần) Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
1 Hệ số thanh toán hiện thời 1,23 1,27 1,22
2 Hệ số thanh toán nhanh 0,33 0,61 0,54
3 Hệ số tiền mặt (Hệ số thanh toán tức thời) 0,11 0,25 0,10

- Hệ số thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty trong 3 năm tương đối không đồng đều, có sự biến
đổi tăng giảm. Năm 2020, tăng gần 1,85 lần so với năm 2019 và có khả năng thanh toán cao nhất
trong 3 năm nghiên cứu. Đối với năm 2019, hàng tồn kho còn khá nhiều khiến khả năng thanh
khoản của công ty nằm ở mức thấp (dưới 0,5). Nhưng đến năm 2020, 2021, do đại dịch Covid xảy
ra khiến nhiều nguồn hàng bị gián đoạn như các mặt hàng điện tử, điện lạnh, hay nhu cầu về hàng
tiêu dùng gia tăng khiến các số lượng hàng tồn kho giảm. Như vậy, hệ số thanh toán nhanh của
MWG là chưa tốt bởi khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn là tương
đối khó khăn.

15
- Hệ số thanh toán tức thời (hệ số tiền mặt):

Quan sát số liệu, thấy rằng lượng tiền của MWG không đủ để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn
của mình. Năm 2020, hệ số tăng cao do lượng tiền mặt của MWG tăng cao, tương đương với
135,87% so với năm 2019 do sự gia tăng lợi nhuận bán hàng. Năm 2021, hệ số này lại giảm do sự
gia tăng các khoản nợ ngắn hạn, đi kèm với sự sụt giảm khá nhiều của lượng tiền do sở hữu lượng
lớn hàng tồn kho. Qua đây thấy rằng có sự biến động trong hệ số tiền mặt nhưng vẫn đều dưới 1,
khả năng tài chính của công ty tương đối kém.

2.3.2. Các chỉ số hoạt động:

STT Chỉ số hoạt động Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

1 Vòng quay vốn lưu động (vòng) 2,92 2,91 2,37


2 Vòng quay hàng tồn kho (lần) 3,83 3,75 3,92
3 Vòng quay khoản phải thu (vòng) 50,51 51,39 43,30
4 Vòng quay khoản phải trả (vòng) 8,15 8,14 9,12
7 Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần 0,18 0,06 0,13

5 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định


23,39 17,10 14,52
6 Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân 2,93 1,99 2,26
8 Khoản phải thu/Doanh thu thuần 0,02 0,02 0,10

- Vòng quay vốn lưu động:

Ở năm 2019 và 2020, số vòng quay là ổn định, không có sự thay đổi nhiều và chỉ hơn kém nhau
0,1. Nhưng vào năm 2021, số vòng giảm xuống còn 2,37; chứng tỏ công ty đã có sự thay đổi trong
kế hoạch sử dụng vốn đầu tư và nợ ngắn hạn. Số vòng quay vốn lưu động khá cao, cho thấy nền
tảng tài chính của công ty là tương đối vững chắc. Tuy nhiên vẫn cần xem xét thêm bởi khả năng
công ty chưa sử dụng hiệu quả vốn đầu tư để sinh lời.

- Vòng quay hàng tồn kho:

Xem xét chỉ số trong vòng 3 năm trở lại đây, vòng quay HTK có sự biến động tăng giảm qua các
năm. So với năm 2019, năm 2020 giảm 0,08 vòng, năm 2021 tăng 0,09 vòng. Chú ý năm 2020, số

16
lượng HTK tồn tại lớn do tình hình dịch bệnh làm gián đoạn nhu cầu tiêu dùng hàng hóa. Tuy
nhiên sự chênh lệch này không lớn, tương đối đều. HTK của doanh nghiệp đạt mức vừa phải, có
thể ứng phó trong một số trường hợp cầu tăng đột ngột.

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần:

Quan sát tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần năm 2019 là 0,18 nhưng sang năm 2020, tốc độ tăng
trưởng giảm mạnh chỉ còn 0,06, nhưng tới năm 2021 đã gia tăng thêm thành 0,13. Sự biến động
lớn của tốc độ này cho thấy sự tăng trưởng của doanh nghiệp đang có xu hướng chậm lại, cần đưa
ra các giải pháp để tối ưu hóa doanh thu và tăng tốc độ tăng trưởng.

2.3.3. Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn

STT Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
1 Hệ số nợ 0,71 0,66 0,68
2 Nợ/Vốn chủ sở hữu 2,43 1,97 2,09
3 Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu 0,09 0,07
4 Tài sản cố định/Vốn chủ sở hữu 0,44 0,47 0,47
5 Tốc độ tăng trưởng tài sản 48,31% 10,4% 36,8%

- Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Hệ số D/E):

Qua phân tích chỉ số, ta thấy khá lo ngại khi các khoản nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu. Tuy nợ phải
trả tăng mạnh từ năm 2019 tới 2020 và tăng vọt lên ở năm 2021 nhưng đi kèm với đó là sự gia
tăng một khoản tương ứng với mỗi năm đảm bảo cho các chỉ số này duy trì ở mức khá ổn định.
các nhà đầu tư sẽ cân nhắc khi đầu tư vào công ty này. Như vậy, tổ chức cần có kế hoạch thay đổi
để đưa hệ số về dưới 1, nhìn nhận các nhược điểm để khắc phục, xử lí thích hợp.

- Tốc độ tăng trưởng tài sản:

Trong 3 năm này, tốc độ tăng trưởng tài sản có sự biến đổi theo hình cung lõm xuống. Năm 2019
ở mức 48,31%, sau đó chuyển một đường xuống 10,4% vào năm 2020, tốc độ nầy gia tăng rồi trở
lại 36,8% năm 2021. Sự biến đổi này cho thấy có sự thiếu ổn định trong lượng tài sản của công ty,
thể hiện sự không đồng đều qua các năm, công ty nên xem xét các yếu tố để cải thiện vấn đề này.

17
2.3.4. Chỉ số sinh lời (%)

STT Chỉ số sinh lời (%) Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
1 Tỷ suất lợi nhuận (ROS) 3,75% 3,61% 3,99%
2 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) 9,20% 8,52% 7,78%
3 Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) 31,59% 25,32% 24,05%
4 Tỷ suất lợi nhuận gộp 19,07% 22,07% 22,47%
5 Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ 875,97% 878,15% 874,01%
6 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 21,53% 22,92% 15,35%

- Tỷ suất lợi nhận (ROS):

Nhìn vào số liệu 3 năm nghiên cứu, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu không có sự chênh
lệch lớn, tương đối đồng đều và vẫn luôn dương. Tuy nhiên, qua ba năm thì tỷ lệ tạo ra lợi nhuận
sau thuế của doanh thu thuần vẫn chưa cao và sụt giảm ở năm 2020 sau đó lại gia tăng trở lại năm
2021 cho thấy đây vẫn là một doanh nghiệp kinh doanh có lãi cùng với tiềm năng phát triển trong
tương lai của MWG.

- Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA):

Chỉ số ROA đang giảm dần qua các năm, từ 9,2% còn 7,78% qua 2 năm thể hiện sự gia tăng nhanh
tài sản nhưng lợi nhuận sau thế thu được lại tương đối chậm. Nhưng nhìn chung, con số này vẫn
nằm trong giới hạn cho phép thể hiện được mức lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như thu hút chủ
đầu tư.

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Dãy tỷ số ROE giảm dần qua các năm, năm 2019, tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có là 31, 59, đến năm
2020, tỷ lệ này giảm 6,27 so với năm 2019 và tiếp tục giảm 1,27 ở năm 2021. Như vậy ta có thể
thấy tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn khá nhiều so với tốc độ gia tăng vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn nằm ở mức khá, cho thấy hiệu suất sử dụng
vốn vẫn tương đối tốt.

2.3.5. Khả năng tăng trưởng (%)

ST
Khả năng tăng trưởng (%) Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
T

18
1 Tỷ số lợi nhuận tích lũy 1,30% 1,11% 0,73%
2 Tỷ số tăng trưởng bền vững 31,59% 25,32% 24,05%

Thông qua bảng số liệu, ta có thể thấy tỷ số tăng trưởng bền vững của công ty là khá cao, đều trên
20%, cao nhất ở năm 2019 và giảm dần qua 2 năm sau đó, tuy nhiên thì con số này vẫn tương đối
ổn định. Khả năng phát triển vững chắc của công ty vẫn cao và bền vững.

2.3.6. Chỉ số giá trị thị trường:

STT Nhóm chỉ số giá trị thị trường Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
1 Tỷ số P/E 13,16 13,74 15,82

Theo nghiên cứu tỷ số P/E ở năm 2019 và năm 2020 là khá đồng đều, tuy nhiên đến năm 2021 thì
có sự gia tăng nhiều hơn thể hiện mức thu hút và sự đánh giá cao của cổ phiếu MWG đối với các
nhà đầu tư. Tỷ số đang ở mức tốt thể hiện công ty đang hoạt động tương đối hiệu quả, có khả năng
sinh lời tốt.

2.4. Phân tích Dupont

Mô hình Dupont ba bước Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Biên lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau
3.75% 3.61% 3.99%
thuế/Doanh thu thuần)

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy biên lợi nhuận ròng của MWG nhìn chung có sự biến
đổi nhưng không đáng kể. Cụ thể năm 2020 giảm 0,14% so với 2019 nhưng tới năm 2021 đã tăng
lên 0,38% so với năm 2020 và 0,24% so với năm 2019. BLNR của MWG tăng trưởng nổi bật trong
năm 2021. Riêng năm 2020 lại suy giảm do tác động của chính sách giãn cách xã hội, “ông lớn
của ngành bán lẻ tại Việt Nam” phải đóng cửa 2.000 cửa hàng trong chuỗi mang lại doanh thu chủ
yếu cho công ty là TGDĐ và ĐMX. Tăng trưởng là thế nhưng không thể phủ nhận việc BLNR của
MWG đang ở trạng thái khá “ì ạch”. Một trong những thủ phạm gây ra tình trạng này là sự đi
xuống của lợi nhuận tài chính. Các chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp có tốc độ và
tỷ trọng trong tổng doanh thu tăng nhanh đã làm BLNR sụt giảm. Bên cạnh đó sự tồn tại của khoản
vay trái phiếu hơn 1.100 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm (từ 2017-2022) với lãi suất chỉ 6,55% nhưng lại
phải chi trả thêm khoản phí bảo lãnh 1,5% mỗi năm đã “ăn mòn” tỷ lệ BLNR.

19
Mô hình Dupont ba bước Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Hệ số đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản bình
3.4346 3.1760 3.0397
quân/ Vốn CSH bình quân)

Tiếp theo, hệ số đòn bẩy tài chính cũng có xu hưởng giảm nhẹ giai đoạn từ 2019-2021. Năm 2019,
hệ số đòn bẩy của MWG là 3,4346; năm 2020 giảm đi 0,2586 và tiếp tục giảm thêm ở năm 2021
là 0,1363. MWG giường như đang có xu hướng thay đổi chiến lược của công ty. Khi mà tổng
doanh thu vào năm 2019 ghi nhận tăng trưởng ấn tượng ( tăng mạnh từ 87.738 tỷ đồng từ năm
2018 lên hơn 103.485 tỷ đồng ở năm 2019, tương đương với mức tăng 18,4%) là nhờ việc mở rộng
mạng lưới kinh doanh dựa trên ĐBTC hiệu quả, sử dụng những khoản nợ ngắn hạn để nhập hàng
kinh doanh (đặc biệt trong dịp Tết) và thu hàng trăm tỷ nhờ “đi vay-cho vay lại”. Với vị thế là một
trong những doanh nghiệp trên sàn chứng khoán sử dụng ĐBTC hiệu quả nhất, MWG còn được
các nhà băng lớn như HSBC, Vietcombank, ANZ,... ưu ái rót vốn cho vay không cần thế chấp.
Nhưng hệ số đòn bẩy lại giảm đi ở những năm sau đó. Điều này dễ hiểu và cũng là xu hướng tất
yếu của thị trường trong bối cảnh dịch bệnh làm nền kinh tế tăng thêm rủi ro tài chính. MWG là
doanh nghiệp có rủi ro vay nợ ở mức cao (cụ thể lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao thấp
hơn 20% tổng nợ vay phải trả là 18.063 tỷ đồng tính đến cuối năm 2021). Vì vậy, cần cố gắng
giảm thiểu sự phụ thuộc vào việc vay vốn, tự chủ tài chính để phát triển an toàn. Trong năm 2022,
MWG đang tích cực tái cơ cấu danh mục nợ trong kì khi chuyển một số nợ ngắn hạn sang dài hạn
là 5.967 tỷ (là những khoản vay hợp vốn với lãi suất cạnh tranh), kết quả là đòn bẩy tài chính ở
nửa đầu 2022 tiếp tục giảm.

Mô hình Dupont ba bước Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 31.59% 28.38% 27.34%

Tiếp tục nhìn vào lợi nhuận trên VCSH ROE, ta có thể thấy được sự giảm dần đều qua 3 năm gần
đây. Năm 2020, ROE giảm đi 3,21% so với năm 2019 và giảm nhẹ tiếp vào năm 2021 là 1,04%
so với năm 2020. Trên thực tế thống kê, chỉ số ROE này thực chất đã giảm liên tục trong 7 năm
nay, kể từ 2014. Tuy nhiên, tỷ suất ROE của MWG vẫn cao hơn mức trung bình ngành: tính đến
tháng 12/2021, ROE của MWG đạt 24,62%, cao hơn trung bình ngành bán lẻ máy tính và đồ điện
tử ở Việt Nam là 22,69%. ROE của doanh nghiệp này liên tục giảm là do VCSH tăng lên và ảnh

20
hưởng từ chuỗi cửa hàng BHX. Chuỗi cửa hàng này vẫn đang trong giai đoạn mở rộng và chưa
tạo ra lợi nhuận. Thậm chí còn bị lỗ ròng, tạo ra gánh nặng lợi nhuận đè nặng lên vai chuỗi Điện
máy xanh và Thế giới di động. Công ty Chứng khoán Rồng Việt ước tính BHX lỗ ròng 415 tỷ
đồng trong quý III và 612 tỷ đồng trong quý IV năm 2020. Gần đây, MWG đang tiến hành nhiều
chương trình giảm giá và thay đổi layout của BHX, điều này cũng tác động tới ROE trong ngắn
hạn. Con đường hướng tới tăng trưởng lợi nhuận và ROE của MWG dựa vào BHX càng gian nan
hơn khi trong đầu năm 2022, số lượng cửa hàng của BHX bất ngờ giảm mạnh từ 2.106 cửa hàng
xuống còn 1.740 cửa hàng trên toàn quốc. Điều này xảy ra là vì BHX không còn “gặp cái may
trong cái rủi” khi là một trong số ít doanh nghiệp được mở cửa và kinh doanh trong mùa dịch,
người tiêu dùng tìm tới nhiều hơn. Nhưng khi dịch bệnh dần tan, nhiều doanh nghiệp bán thực
phẩm được mở cửa lại, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và thay thế BHX, thậm chí có giai đoạn
mất lòng tin vào chuỗi siêu thị này do lùm xùm tăng giá, bán hàng quá hạn và đánh tráo xuất xứ
hàng hóa.

Mô hình Dupont năm bước Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Gánh nặng thuế (Lợi nhuận sau thuế/Lợi
0.7591 0.7246 0.7574
nhuận trước thuế)
Gánh nặng lãi vay (EBT/EBIT) 0.8989 0.9011 0.9056
Biên lợi nhuận hoạt động (EBIT/Doanh thu
5.50% 5.53% 5.81%
thuần)

Gánh nặng thuế và lãi vay của MWG có xu hướng tăng lên. Với gánh nặng thuế, năm 2020 giảm
0,0345 so với 2019, năm 2021 tăng thêm 0,0328 so với năm 2020. Có vẻ gánh nặng thuế của
MWG trong bối cảnh dịch bệnh cũng không có mấy thay đổi. Bởi vì lợi nhuận công ty vẫn tăng
trưởng khả quan trong giai đoạn này. Theo đó, MWG giữ vị trí thứ 23 vào năm 2019, thứ 19 vào
năm 2020 và thứ 21 vào năm 2021, 3 năm liên tục nằm trong Top 30 doanh nghiệp đóng thuế
nhiều nhất cả nước. Gánh nặng lãi vay cũng tăng dần qua 3 năm như bảng trên. Mặc dù hệ số đòn
bẩy tài chính có xu hướng giảm, gánh nặng lãi vay lại tăng lên là điều có vẻ vô lí, nhưng có thể lí
giải là do mức lãi suất MWG phải chi trả cho các khoản vay tăng lên khi phải gánh thêm các khoản
phí bảo lãnh, việc chuyển một số khoản nợ từ ngắn hạn sang dài hạn cũng làm cho lãi suất phải trả
của MWG tăng lên.
Biên lợi nhuận hoạt động tiếp tục là một con số thể hiện sự tăng trưởng đều của MWG. Cụ thể,
năm 2020 tăng 0,03% so với năm 2019 và năm 2021 tăng 0,28% so với năm 2020. Điều này cho

21
thấy mức lợi nhuận tạo ra từ doanh thu sau khi chi trả cho các chi phí sản xuất biến đổi và trước
khi trả lãi và thuế đang tăng lên từ từ. Như vậy, công ty đang hoạt động hiệu quả và có khả năng
biến doanh thu thành lợi nhuận.

2.5. Đánh giá tình hình tài chính công ty

2.5.1. Ưu điểm

Đầu tiên, ghi nhận về doanh thu và lợi nhuận của MWG luôn có mức tăng trưởng ấn tượng.
Trong thời kì dịch bệnh, khi nhiều doanh nghiệp thậm chí phải đóng cửa, MWG vẫn luôn xuất sắc
đạt mục tiêu tăng trưởng mỗi năm, chưa ghi nhận lỗ cho bất kì năm nào trong 3 năm gần đây.
Ưu điểm tiếp theo là chiến lược phát triển doanh nghiệp linh hoạt, thông minh, biết nắm bắt
hoàn cảnh thị trường. Tiêu biểu trong giai đoạn giãn cách xã hội, công ty đã chú trọng hơn vào
xây dựng các trang web mua hàng online tất cả các mặt hàng từ điện tử đến thực phẩm. Nhờ vậy,
doanh thu của kinh doanh trực tuyến đã đóng góp lớn vào sự tăng trưởng vượt trội của doanh
nghiệp (14.370 tỷ đồng vào năm 2021).
Ngoài ra, MWG còn là một trong số những doanh nghiệp trên sàn chứng khoán sử dụng tốt
ĐBTC để mở rộng mạng lưới kinh doanh. Đặc biệt việc đi vay sau đó cho vay lại với lãi suất cao
hơn đã đem về cho doanh nghiệp này hàng trăm tỷ.

2.5.2. Nhược điểm

Giá trị HTK của một công ty bán lẻ rất quan trọng. Trong khi đó tới 80% HTK của MWG là
mặt hàng điện tử, mặt hàng rất dễ mất giá trên thị trường. Ngoài ra lượng tồn kho trong mặt hàng
thực phẩm cũng đáng quan ngại vì đây là hàng hóa khó bảo quản, nếu không đẩy nhanh lượng
hàng sẽ phải đi tiêu hủy khi có dấu hiệu hỏng, làm hao mòn doanh thu của doanh nghiệp.
Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Điều này có thể giúp doanh nghiệp kinh
doanh hiệu quả hơn những cũng vừa là “con dao hai lưỡi” khiến công ty gặp nhiều rủi ro khi có
biến động thị trường, tăng mức phụ thuộc vào các doanh nghiệp cho vay.
Dự án BHX tuy đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp nhưng vẫn chưa hề tạo ra một đồng
lợi nhuận nào, ngược lại còn khiến doanh nghiệp lỗ ròng mỗi năm. Bên cạnh đó, các vấn đề trong
chất lượng hàng hóa của BHX gần đây cũng khiến uy tín của chuỗi cửa hàng này giảm bớt.

22
KẾT LUẬN

1. Giải pháp

Nhìn vào MWG, có thể thấy BHX đang là một gánh nặng cần có giải pháp kịp thời, nhất là
khi dịch bệnh đã được kiểm soát hiện nay. Mục tiêu là tái cấu trúc nội tại, tăng chất lượng phục
vụ, trải nghiệm khách hàng để tạo nền tảng mở rộng ra toàn quốc, đưa BHX trở thành lựa chọn
đầu tiên khi khách hàng nghĩ tới thực phẩm tươi sống. Để cạnh tranh và thu hút khách hàng đến
với BHX, MWG chú trọng tăng chất lượng sản phẩm, một số mặt hàng có thể cạnh tranh giá trực
tiếp, thậm chí thấp hơn mặt bằng giá tại chợ truyền thống. Chuỗi cửa hàng nên triển khai nhiều
chương trình hấp dẫn để khuyến khích khách hàng đến mua sắm và trải nghiệm những thay đổi
tích cực gần đây. Điều này ảnh hưởng ngắn hạn tới doanh thu và biên lợi nhuận của chuỗi,
nhưng là sự đầu tư cần thiết trong chiến lược tái định vị của MWG.
MWG có tỷ lệ vay vốn khá cao, cần cơ cấu lại vốn vay một phần nợ ngắn hạn sang dài hạn
của doanh nghiệp để bảo vệ dòng tiền, đạt uy tín cao hơn. MWG cũng cần xây dựng định mức
dự trữ vốn bằng tiền mặt một cách hợp lý, vừa đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần
thiết trong kỳ để giữ uy tín, vừa đảm bảo khả năng sinh lợi.
Hoạt động Digital Marketing, bán hàng trực tuyến, đa kênh của BWG nên được tiếp tục
duy trì và đẩy mạnh giúp tiết kiệm chi phí bán hàng, quảng cáo hiệu quả cho doanh nghiệp.
Chính sách quan tâm đến khách hàng cũ, cắt giảm chi phí bán hàng không cần thiết về nhân viên,
chi phí cho hoạt động thường nhật bị lãng phí (điện, nước, đi lại,...) cần được chú trọng.
Bên cạnh đó, hàng tồn kho của doanh nghiệp khá lớn sẽ kéo theo các chi phí về bảo quản,
mặt bằng, ... Do đó, MWG nên xem xét và cân nhắc số lượng hàng tồn kho một cách hợp lí để
vừa đáp ứng được như cầu bất ngờ của thị trường, vừa không thất thoát quá nhiều chi phí.

2. Kết luận

Qua việc phân tích tình hình tài chính, ta thấy công ty Cổ phần và Đầu tư Thế giới di động
– MGW vẫn là doanh nghiệp hoạt động tốt trong tình hình dịch bệnh Covid 19, giữ vững vị trí
hàng đầu trong ngành bán lẻ tại Việt Nam. MGW đã thích nghi và thay đổi chiến lược kinh
doanh đa kênh để thu hút khách hàng, gắn liền với thương mại điện tử để phù hợp với bối cảnh
dịch bệnh và khủng hoảng. Chuỗi cửa hàng TGDĐ và ĐMX vẫn đem lại nguồn thu lớn cho
doanh nghiệp, đồng thời chuỗi cửa hàng BHX cũng đang bước đầu có những tín hiệu khả quan.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. MWG, https://mwg.vn/bao-cao , truy cập ngày 20/11/2022


2. Vietnam Report, https://vnr500.com.vn/Thong-tin-doanh-nghiep/CONG-TY-CP-DAU-
TU-THE-GIOI-DI-DONG-Chart--5369-2016.html, truy cập ngày 21/11/2022
3. CafeF, https://s.cafef.vn/bao-cao-tai-chinh/MWG/BSheet/2021/4/0/0/1/bao-cao-tai-chinh-
cong-ty-co-phan-dau-tu-the-gioi-di-dong.chn , truy cập ngày 23/11/2022
4. Investing, https://vn.investing.com/equities/mobile-world-investment-corp-ratios , truy
cập ngày 23/11/2022
5. Điện máy xanh, https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/dien-may-xanh-tung-at-
chu-bai-giup-mwg-tang-truong-1281888 , truy cập ngày 23/11/2022
6. Tri Túc (2021), “MWG: Gần 2.000 cửa hàng TGDĐ/ĐMX đóng cửa khiến lợi nhuận tháng
7 giảm 29% xuống còn 231 tỷ đồng, dự kiến tháng 8 là tháng thấp điểm”,
https://doanhnghieptiepthi.vn/mwg-gan-2000-cua-hang-tgdd-dmx-dong-cua-khien-loi-
nhuan-thang-7-giam-29-xuong-con-231-ty-dong-du-kien-thang-8-la-thang-thap-diem-
161212008125440467.htm , truy cập ngày 23/11/2022
7. Đức Quyền (2021), “Bách Hóa Xanh đang lỗ hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm”,
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/bach-hoa-xanh-dang-lo-hang-nghin-ty-
dong-moi-nam-4220210717144242348.htm , truy cập ngày 23/11/2022

24

You might also like