You are on page 1of 125

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN LÊ ANH

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM


TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN LÊ ANH

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM


TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI

Chuyên ngành : KẾ TOÁN


Mã số : 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

Đà Nẵng - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn
gốc
rõ ràng.

Tác giả luận văn

Trần Lê Anh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH : Bảo hiểm xã hội


CPBH : Chi phí bán hàng
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
DN : Doanh nghiệp
GTGT : Giá trị gia tăng
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TP : Thành phố
TSCĐ : Tài sản cố định
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.............................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................2
4. Phƣơng pháp nghiêp cứu.......................................................................2
5. Bố cục đề tài...........................................................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP............................................................................7
1.1. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN QUẢN TRỊ.....................7
1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm........................................................7
1.1.2. Bản chất của kế toán trách nhiệm....................................................8
1.1.3. Vai trò của kế toán trách nhiệm..................................................... 11
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ – CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP..............................................................12
1.2.1. Khái niệm về phân cấp quản lý......................................................12
1.2.2. Những tác động của phân cấp quản lý đến kế toán trách nhiệm....13
1.3. TỔ CHỨC CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM DỰA TRÊN CƠ SỞ
PHÂN CẤP QUẢN LÝ.................................................................................. 15
1.3.1. Trung tâm chi phí...........................................................................17
1.3.2. Trung tâm doanh thu......................................................................18
1.3.3. Trung tâm lợi nhuận.......................................................................18
1.3.4. Trung tâm đầu tƣ........................................................................... 19
1.4. ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ CỦA CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM . 20
1.4.1. Xác định các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá trách nhiệm.......20
1.4.2. Lập dự toán cho cho các trung tâm trách nhiệm............................27
1.4.3. Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm..................... 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................... 36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI......................................................... 37
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ
TÀI.................................................................................................................. 37
2.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Phú Tài.........................................37
2.1.2. Đặc điểm tổ chức tại Công ty........................................................ 39
2.1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty............................................43
2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI................................................................................ 46
2.2.1. Sự phân cấp quản lý tài chính tại Công ty..................................... 46
2.2.2. Các trung tâm trách nhiệm tại Công ty..........................................48
2.2.3. Công tác tổ chức báo cáo nội bộ tại Công ty.................................48
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI.............................................................66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................... 69
CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI......................................................... 70
3.1. TỔ CHỨC CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM THEO PHÂN CẤP
QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY.............................................................................70
3.1.1. Xác định các trung tâm trách nhiệm.............................................. 70
3.1.2. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của các trung tâm trách nhiệm........73
3.2. ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ TẠI CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM
.........................................................................................................................76
3.2.1. Trung tâm chi phí...........................................................................78
3.2.2. Trung tâm doanh thu......................................................................90
3.2.3. Trung tâm lợi nhuận.......................................................................94
3.2.4. Trung tâm đầu tƣ......................................................................... 100
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÚ TÀI........................................................................................... 103
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................. 104
KẾT LUẬN..................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
bảng

1.1 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí 33
1.2 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu 34
1.3 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận 35
1.4 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tƣ 35
2.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 – Xí nghiệp 380 49
2.2 Kế hoạch nhu cầu vốn lƣu động năm 2012 52
2.3 Kế hoạch chi phí lãi vay năm 2012 53
2.4 Kế hoạch chi phí bán hàng năm 2012 54
2.5 Kế hoạch chi phí quản lý năm 2012 55
2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh tháng 10 năm 2012 - Xí
nghiệp 380 56

2.7 Tổng hợp doanh thu 6 tháng năm 2012 60


2.8 Báo cáo doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 61
2.9 Báo cáo chi phí bán hàng 6 tháng đầu năm 2012 62
2.10 Báo cáo chi phí quản lý 6 tháng đầu năm 2012 63
2.11 Tổng hợp doanh thu và chi phí tài chính 6 tháng đầu năm 2012 64
2.12 Báo cáo kết quả hoạt động khác 6 tháng đầu năm 2012 65
3.1 Bảng bố trí nhân sự 72
3.2 Kế hoạch chi phí sản xuất tại Nhà Máy thuộc XN Thắng Lợi
- 2012 80

3.3 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí định mức – sản
phẩm Đá ốp lát Granite Nhà máy Qui Nhơn – Xí nghiệp 380 85
6 tháng đầu năm- 2012
3.4 Báo cáo phân tích biến động chi phí quản lý – Xí nghiệp
380 6 tháng đầu năm – 2012 89

3.5 Kế hoạch tiêu thụ năm 2012 91


3.6 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu Cửa hàng
thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm 2012 93

3.7 Dự toán chi phí bán hàng- Xí nghiệp 380 – năm 2012 95
3.8 Kết quả hoạt động kinh doang tháng 10/2012- Xí nghiệp
380 98

3.9 Báo cáo phân tích kết cấu doanh thu, chi phí, lợi nhuận 102
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu Tên sơ đồ Trang
sơ đồ

1.1 Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa chức năng quản trị và quá 9
trình kế toán

1.2 Sơ đồ tiến trình của một trung tâm trách nhiệm 10


1.3 Hệ thống kế toán trách nhiệm 20
2.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Phú Tài 39
2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 43
2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp 45
3.1 Mô hình tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại Công ty 72
3.2 Hệ thống kế toán trách nhiệm 77
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi một tổ chức hay đơn vị nào cũng thƣờng do rất nhiều bộ phận hợp
thành, để các bộ phận này hoạt động hiệu quả cần xây dựng cho nó một hệ
thống quản lý hữu hiệu. Điều này càng trở nên cần thiết trong giai đoạn hiện
nay, khi các doanh nghiệp đang gặp phải nhiều khó khăn nhƣ biến động về
giá cả, dịch vụ và hàng hóa… việc củng cố và xây dựng hệ thống quản lý hữu
hiệu để có cách làm tốt hơn đang là điều quan trọng và cần thiết.
Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi từng bộ
phận của doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả, phối hợp với nhau chặc
chẽ, nhịp nhàng và theo mục tiêu chung. Để thực hiện mục tiêu này, kế toán
quản trị cần đƣợc tổ chức có hệ thống giúp cho nhà quản trị đánh giá đƣợc
kết quả hoạt động của từng bộ phận, qua đó phát huy những yếu tố tích cực và
ngăn ngừa những yếu kém trong việc thực hiện các mục tiêu chung của tổ
chức.
Bên cạnh đó, kế toán trách nhiệm cũng là một trong những nội dung cơ
bản của kế toán quản trị. Kế toán trách nhiệm mang lại rất nhiều lợi ích, nó
giúp nhà quản lý cấp cao có nhiều thời gian hơn để lập các kế hoạch lâu dài,
có điều kiện tốt hơn cho việc đánh giá trách nhiệm của từng cấp quản lý và có
thể làm rõ đƣợc nguyên nhân yếu kém là do bộ phận nào, công đoạn nào.
Càng ngày, kế toán trách nhiệm càng có vai trò và vị trí quan trọng trong quản
lý ở các doanh nghiệp, đặc biệt là các tổng công ty với quy mô lớn, phạm vi
hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân.

Công ty Cổ phần Phú Tài là một Công ty lớn với 4 Xí nghiệp, 1 Chi
nhánh đang hoạt động và trụ sở văn phòng. Các Xí nghiệp, Chi nhánh đặt rải
rác từ Đà Nẵng vào đến Đồng Nai và sản phẩm của Công ty rất đa dạng nên
2

việc quản lý rất khó khăn. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Công ty
thì các bộ phận phải hoạt động hiệu quả và phối hợp nhịp nhàng. Xây dựng
một hệ thống kế toán trách nhiệm hoàn thiện sẽ giúp Công ty hoạt động hiệu
quả hơn.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn dựa vào những kiến thức đã đƣợc học để tìm hiểu công tác kế
toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Phú Tài, nhằm:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.
Đánh giá thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần
Phú Tài.
Đƣa ra một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm phù
hợp hơn, giúp bộ máy quản trị của Công ty hoạt động tốt hơn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung
cơ bản của kế toán trách nhiệm theo từng cấp quản lý phục vụ đánh giá trách
nhiệm tại Công ty Cổ phần Phú Tài.
Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Phú Tài, bao gồm các Xí nghiệp,
nhà máy, cửa hàng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc Công ty Cổ
phần Phú Tài.
4. Phƣơng pháp nghiêp cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu mô tả
để có cái nhìn tổng thể về hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần
Phú Tài. Đề tài còn sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu: các bảng kế
hoạch, các báo cáo tại Công ty. Đồng thời để phân tích các số liệu, luận văn
sử dụng phƣơng pháp xử lý dữ liệu: phân tích số liệu thực tế, tổng hợp, so
sánh đối chiếu, kỹ thuật phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế.
3

5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm.
Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ
phần Phú Tài.
Chƣơng 3: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ
phần Phú Tài
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Việc nghiên cứu kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp đã đƣợc
nhiều tác giả nghiên cứu và đã đƣa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống
kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp. Điển hình là công trình nghiên cứu
sau:
“Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần du lịch Đà Nẵng”
tác giả Nguyễn Trung Nghĩa (2011). Nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc một số nội
dung:
Thứ nhất, đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận cơ bản về kế toán trách
nhiệm, các nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp, Hệ
thống các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm, làm tiền
đề cho việc đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn
tại về quản trị chi phí trong doanh nghiệp.
Thứ hai, phản ánh đƣợc thực trạng kế toán trách nhiệm của các doanh
nghiệp bao gồm: Thực trạng tổ chức kế toán trách nhiệm tại Danatours, nhận
diện các cách phân loại chi phí, công tác lập dự toán chi phí, các báo cáo kế
toán. Từ đó, chỉ ra những hạn chế cần hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm
ở Danatours.
Thứ ba, để hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại các doanh
nghiệp, nghiên cứu đã đƣa ra các giải pháp: Tổ chức các trung tâm trách
4

nhiệm theo cơ cấu phân cấp quản lý của doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống
thông tin phục vụ đánh giá trách nhiệm, đánh giá thành quả của các trung tâm
trách nhiệm.
Tƣơng tự, nghiên cứu “Một số giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ
thống kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam”
của tác giả Lê Thị Thu Trúc (2010) đã giải quyết đƣợc một số nội dung:
Thứ nhất, nghiên c ứ u đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về kế toán
trách nhiệm, đồng thời đi sâu phân tích nội dung mà kế toán trách nhiệm đảm
nhận. Nêu rõ trách nhiệm của từng trung tâm trách nhiệm, nêu ra một số các
chỉ tiêu đánh giá từng trung tâm trách nhiệm.
Thứ hai, thể hiện cách mô tả hệ thống kế toán trách nhiệm tại các doanh
nghiệp mà cụ thể là Tổng công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam. Trình bày
rõ về thực trạng kế toán trách nhiệm của Tổng công ty. Từ đó, chỉ ra những
hạn chế cần hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm ở Tổng công ty.
Thứ ba, để hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp,
cụ thể là Tổng công ty Cổ Phần Dây cáp điện Việt Nam, luận văn đã đƣa ra các
giải pháp: nâng cao ý thức của ngƣời quản lý, đƣa ra các giải pháp hoàn thiện tổ
chức quản lý, hoàn thiện tổ chức công tác dự toán, tổ chức các trung tâm trách
nhiệm, xác định trách nhiệm của nhà quản trị, hoàn thiện các báo cáo
ở các trung tâm trách nhiệm để đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý.
Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Linh Giang (2011) với đề tài
“Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất Việt
-Hàn” đã hệ thống hóa, tổng hợp những lý luận chung về tổ chức kế toán
trách nhiệm trong các DN. Cụ thể là về cơ sở hình thành các trung tâm trách
nhiệm, tổ chức lập dự toán ở các trung tâm trách nhiệm, các chỉ tiêu đánh giá
các trung tâm trách nhiệm và báo cáo trách nhiệm của các trung tâm trách
nhiệm.
5

Đồng thời mô tả về hệ thống kế toán trách nhiệm của Công ty Cổ phần


Đầu tƣ và sản xuất Việt – Hàn, chỉ ra đƣợc những ƣu điểm, những tồn tại mà
Công ty cần khắc phục.
Và nghiên cứu đã đƣa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn
chế tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và sản xuất Việt – Hàn. Xây dựng mô hình
trung tâm trách nhiệm và bộ máy nhân sự, xác định mục tiêu, trình bày các
nhiệm vụ của từng trung tâm trách nhiệm trong Công ty, hoàn thiện công tác
lập dự toán gắn với kế toán trách nhiệm, hoàn thiện hệ thống tài khoản chi tiết
để lập báo cáo trách nhiệm phân loại chi phí, xây dựng Bộ bảng mã tài khoản
chi phí.....
Với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty vận
tải quốc tế I.T.I” của Dương Thị Cẩm Dung (2007), tác giả đã trình bày một
số vấn đề sau:
Thứ nhất, đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận cơ bản về kế toán trách
nhiệm, tổng hợp những nội dung cơ bản về kế toán trách nhiệm nhƣ vai trò,
một số nội dung về kế toán trách nhiệm ...
Thứ hai, phản ánh đƣợc thực trạng kế toán trách nhiệm của Công ty vận
tải quốc tế I.T.I, trình bày sự phân cấp quản lý, cũng nhƣ các nội dung kế
toán trách nhiệm mà Công ty đã áp dụng. Từ đó chỉ ra những điểm cần khắc
phục trong hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty.
Thứ ba, tác giả đã đƣa ra một số quan điểm để hoàn thiện hệ thống kế
toán trách nhiệm tại Công ty, phù hợp mô hình tổ chức quản lý của Công ty,
phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của Công ty, tính phù hợp và hài hòa
giữa chi phí và lợi ích, đảm bảo phù hợp cơ chế quản lý của nền kinh tế Việt
Nam, đảm bảo phù hợp trong quá trình toàn cầu hóa, hoàn thiện các trung
tâm trách nhiệm, đƣa ra các báo cáo và các chỉ tiêu báo cáo phù hợp cho từng
trung tâm. Hoàn thiện chế độ kế toán cho ngành giao nhận...
6

Đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Tổng Công ty xây
dựng Thăng Long” (2008). Đã:
Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm, tổng
hợp những nội dung cơ bản về kế toán trách nhiệm nhƣ ý nghĩa, một số nội
dung về kế toán trách nhiệm ...
Phản ánh đƣợc thực trạng kế toán trách nhiệm của Tổng Công ty xây
dựng Thăng Long. Trình bày rõ về thực trạng kế toán trách nhiệm của Tổng
công ty. Từ đó chỉ ra những điểm cần khắc phục trong hệ thống kế toán trách
nhiệm tại Tổng Công ty.
Đƣa ra một số gải pháp để hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại
Tổng công ty: Tổ chức các trung tâm trách nhiệm, xây dựng bộ máy kế toán
để hoàn thiện việc xử lý thông tin trong các trung tâm trách nhiệm; Hoàn
thiện các công cụ cung cấp thông tin cho việc công tác dự toán và giao khoán;
Phân loại chi phí phục vụ cho việc thu thập thông tin, xây dựng bổ xung định
mức chi phí, phân tích số liệu và dự báo tình hình phục vụ xây dựng dự toán;
Hoàn thiện các báo cáo đánh giá thành quản quản lý, báo cáo dự toán.....
Các nghiên cứu trên đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về kế toán trách
nhiệm, đánh giá thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp,
chỉ ra đƣợc những hạn chế còn tồn tại trong hệ thống kế toán trách nhiệm,
đồng thời đƣa ra đƣợc một số các biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán
trách nhiệm. Hiện tại, chƣa có công trình nghiên cứu nào về hệ thống kế toán
trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Phú Tài, vì thế luận văn góp phần làm rõ
thực trạng và góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty
Cổ phần Phú Tài.
7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TRÁCH


NHIỆM TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN QUẢN TRỊ
1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm
Hầu hết các tổ chức nói chung và các tổ chức kinh doanh nói riêng đều
đƣợc phân chia thành các bộ phận nhỏ hơn, mỗi bộ phận đảm nhiệm một
chức năng cụ thể, chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể. Vậy làm thế
nào để kiểm soát đánh giá hiệu quả công việc của các cá nhân, bộ phận trong
tổ chức? Để kiểm soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của cấp dƣới, các nhà
quản lý cấp cao đã dựa vào một hệ thống đó là hệ thống kế toán trách nhiệm.
Có nhiều khái niệm về kế toán trách nhiệm đƣợc đƣa ra, nhƣ:
Herry R.Anderson, Beleverd E.Needles, James C.Caldwell nhấn mạnh
đến hệ thống thông tin báo cáo của kế toán trách nhiệm: “Kế toán trách nhiệm
là hệ thống báo cáo thông tin về các trung tâm khác nhau trong một tổ chức.
Nó gắn chi phí, doanh thu hoặc lợi nhuận với các cá nhân chịu trách nhiệm
chính trong việc ra quyết định. Kế toán trách nhiệm là sự ủy quyền và ra
quyết định của các nhà quản trị cấp cao, là kết quả của các nhà quản trị
được đánh giá bằng cách xem xét họ đã quản lý những công việc trong tầm
kiểm soát của mình như thế nào” [11, tr.201].
Theo James R. Martin, “ Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán cung
cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị
trong một doanh nghiệp. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của
những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi
bộ phận có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm tương ứng” [12], [13].
8

Tại Việt Nam, kế toán trách nhiệm bắt đầu đƣợc đƣa vào nghiên cứu,
PGS.TS Đào Văn Tài - Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Kế
toán trách nhiệm là một phương pháp kế toán thu thập và báo cáo các thông
tin dự toán và thực tế về các “đầu vào” và “đầu ra” của các trung tâm trách
nhiệm” [6, tr.88].
1.1.2. Bản chất của kế toán trách nhiệm
a. Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị
Kế toán quản trị là bộ phận không thể tách rời của hệ thống kế toán
doanh nghiệp. Ngoài thông tin kế toán tài chính, các nhà quản lý vẫn đòi hỏi
có thêm thông tin mang tính kiểm soát và dự báo, chẳng hạn nhƣ thu nhập và
chi phí phân chia theo bộ phận. Nhƣ vậy, kế toán quản trị biểu hiện trách
nhiệm của các nhà quản lý các cấp bên trong doanh nghiệp thông qua kế toán
trách nhiệm, trong khi kế toán tài chính biểu hiện trách nhiệm của nhà quản trị
cấp cao.
Kế toán theo các trung tâm trách nhiệm là một công cụ để đánh giá và
kiểm soát trong các công ty phân quyền, thông qua việc xác định các trung
tâm trách nhiệm và nhiệm vụ của ngƣời đứng đầu trung tâm đó. Đây là hệ
thống thừa nhận mỗi bộ phận (nhà quản trị bộ phận) trong một tổ chức có
quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm
vi quản lý của mình. Họ phải xác định, đánh giá và báo cáo lên cấp trên,
thông qua đó các cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá
thành quả của các bộ phận trong tổ chức.
Kế toán trách nhiệm là cơ sở để thực hiện quá trình kiểm soát của kế
toán quản trị vì doanh thu, chi phí đƣợc tập hợp và trình bày theo từng trung
tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản trị dễ dàng nhận biết nguyên nhân gây nên
những hậu quả bất lợi về tăng chi phí và giảm doanh thu so với dự toán thuộc
trách nhiệm của bộ phận nào.
9

Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, về cơ bản cũng
có đầy đủ nội dung của kế toán quản trị, thể hiện trách nhiệm của nhà quản lý
tại từng bộ phận đối với mục tiêu cuối cùng của tổ chức. Trách nhiệm đó
đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Chức năng quản trị Quá trình kế toán

Xác định mục tiêu Hình thành các chỉ tiêu kinh tế

Xây dựng kế hoạch Lập các bảng dự toán

Tổ chức thực hiện Thu thập kết quả thực hiện

Kiểm tra đánh giá Lập các báo cáo thực hiện

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa chức năng quản trị và quá
trình kế toán [5]
b. Kế toán trách nhiệm là một bộ phận trong hệ thống kiểm soát kế
toán quản trị
Kế toán quản trị cung cấp những thông tin kinh tế tài chính cho các nhà
quản trị trong nội bộ doanh nghiệp nhằm hoạch định, kiểm soát, ra quyết
định và điều hành hoạt động ở từng bộ phận cũng nhƣ toàn bộ doanh nghiệp.
Hệ thống kiểm soát quản trị có hai yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất là hệ thống dự toán ngân sách. Đó là công cụ định lƣợng đƣợc
sử dụng nhằm giúp các nhà quản trị trong việc hoạch định và kiểm soát, bao
gồm dự toán ngân sách chủ đạo, dự toán ngân sách linh hoạt và dự toán vốn.
Hệ thống này đƣợc sử dụng để thiết lập các chỉ tiêu kế hoạch nhằm đánh giá
quá trình thực hiện.
10

Thứ hai là kế toán trách nhiệm, cụ thể là kế toán theo các trung tâm trách
nhiệm. Đó là công cụ để giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm
quản trị trong các đơn vị, các bộ phận đƣợc phân quyền, thông qua việc xác
định các trung tâm trách nhiệm. Mỗi trung tâm trách nhiệm dựa vào sự phân
công trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực tại bộ phận của mình để đƣa ra các
kế hoạch và mục tiêu cần đạt đƣợc. Sau đó sẽ tiến hành đo lƣờng kết quả
thực hiện dựa trên kế hoạch đề ra và tiến hành lập báo cáo cho nhà quản trị
cấp cao hơn. Ngoài ra, nhà quản trị tại các bộ phận này phải có trách nhiệm
đƣa ra các nguyên nhân dẫn đến chênh lệch giữa kết quả thực hiện với mục
tiêu đề ra. Từ đó, có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm góp phần vào mục tiêu
chung của doanh nghiệp. Mỗi trung tâm trách nhiệm đều có tiến trình sau:

Thiết lập mục tiêu

Đo lƣờng kết quả thực hiện

So sánh kết quả thực hiện với mục tiêu và báo cáo

Phân tích chênh lệch

Đƣa ra ảnh hƣởng khi có sự chênh lệch đáng kể giữa thực tế và kế hoạch

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tiến trình của một trung tâm trách nhiệm


Kế toán trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ các báo cáo thực hiện trong
một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là một tháng), trong các báo cáo đó
nhà quản trị các trung tâm trách nhiệm phải tìm thấy sự sai lệch so
11

với kế hoạch đề ra và đƣa ra đƣợc những nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết
quả thực hiện.
Nhƣ vậy, ngƣời ta áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm để phân biệt rõ
bộ phận nào trong tổ chức có trách nhiệm với từng mục tiêu, từng công việc
cụ thể. Từ đó nhà quản trị có thể kiểm soát, quản lý tốt hơn qua việc đo
lƣờng, phân tích, đánh giá thành quả của từng bộ phận trong tổ chức hoặc
từng trung tâm trách nhiệm.
1.1.3. Vai trò của kế toán trách nhiệm
Hệ thống kế toán trách nhiệm đƣợc thiết lập để ghi nhận, đo lƣờng kết
quả hoạt động của từng bộ phận trong một tổ chức, nhằm giúp các nhà quản
lý kiểm soát đƣợc hoạt động và chi phí của họ, đồng thời qua đó đánh giá
đƣợc trách nhiệm của nhà quản trị ở từng cấp quản lý khác nhau.
Kế toán trách nhiệm đo lƣờng, qua đó đánh giá trách nhiệm quản lý và
kết quả hoạt động của từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của
toàn doanh nghiệp dựa trên hai tiêu chí là hiệu lực và hiệu năng
Việc đánh giá này dựa trên hai tiêu chí: tính hiệu lực và tính hiệu năng:
Tính hiệu lực (effectiveness): có đƣợc khi đạt đƣợc mục tiêu đề ra mà
chƣa kể đến việc sử dụng nguồn lực nhƣ thế nào. Hiệu lực đƣợc tính toán
bằng việc so sánh giữa kết quả đạt đƣợc với mục tiêu đề ra cho trung tâm
trách nhiệm đó. Nói cách khác, đánh giá hiệu lực chính là đo lƣờng mức độ
hoàn thành mục tiêu của trung tâm trách nhiệm [1], [9].
Tính hiệu năng (efficiency): là tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào của trung
tâm trách nhiệm, hay có thể nói hiệu năng là tỷ lệ giữa kết quả thực tế đạt
đƣợc so với nguồn lực thực tế mà trung tâm trách nhiệm đã sử dụng để tạo ra
kết quả đó [1], [9].
Nhƣ vậy, mục đích của hệ thống kế toán trách nhiệm là nhằm đảm bảo
sử dụng hiệu lực và hiệu năng các nguồn lực của tổ chức, DN. Có thể xác
12

định hiệu lực và hiệu năng của các trung tâm trách nhiệm trên cơ sở phải
lƣợng hóa đƣợc đầu vào và đầu ra của các trung tâm này. Dựa vào đó sẽ xác
định đƣợc các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động của từng trung
tâm. Việc đo lƣờng thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm sẽ tạo
điều kiện cho việc đánh giá chất lƣợng hoạt động của Nhà quản trị, đồng thời
khích lệ họ điều khiển hoạt động trung tâm của mình phù hợp với mục tiêu cơ
bản của toàn doanh nghiệp.
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ – CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm về phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý hay còn gọi là phân quyền đƣợc hiểu là sự phân chia
quyền lực xuống cấp dƣới, quyền ra quyết định không còn là của một ngƣời
hay một nhóm nhỏ mà trải rộng trên toàn tổ chức. Do vậy, các cấp phải đƣợc
phân thành nhiều bộ phận và nhiều cấp quản lý khác nhau. Lúc này sự phân
quyền sẽ đƣợc thực hiện càng nhiều cho cấp dƣới. Nhà quản trị doanh nghiệp
cần phải xác định đúng đắn mức độ phức tạp của tổ chức để từ đó thực hiện
phân quyền cho phù hợp. Nếu quyền lực đƣợc phân tán quá rộng xuống cấp
dƣới thì nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong kiểm tra giám sát, đồng thời hoạt
động của các bộ phận không đảm bảo tính thống nhất. Ngƣợc lại, nếu nhà
quản trị áp dụng mô hình tập trung quyền lực, trực tiếp quản lý điều hành xử
lý từ những công việc mang tính tác nghiệp đến những công việc mang tính
chiến lƣợc thì sẽ dẫn đến tình trạng “lực bất tòng tâm", quá sa đà vào những
công việc mang tính sự vụ hàng ngày và gặp khó khăn trong khâu hoạch định
các chiến lƣợc. Do vậy, nhà quản trị phải xây dựng một hệ thống các mục tiêu
sao cho mỗi bộ phận đều đảm bảo thực hiện đƣợc và phải có sự tƣơng quan
giữa quyền hạn và trách nhiệm. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể kết hợp
giữa mô hình tập trung quyền lực và mô hình phân quyền, một số quyết
13

định chỉ những nhà quản trị cấp cao thực hiện, một số khác đƣợc uỷ quyền
quyết định xuống cấp thấp hơn. Sự pha trộn này khắc phục đƣợc nhƣợc điểm
của hai quan điểm quản trị tập trung và phân tán. [4], [8], [10]
Trong tổ chức kinh doanh bao gồm nhiều mặt hoạt động, thì phân quyền
cũng chứa đựng nhiều nội dung thuộc nhiều lĩnh vực. Trong một doanh
nghiệp, lĩnh vực cơ bản quan trọng có liên quan trực tiếp đến nội dung kế toán
trách nhiệm là sự phân quyền về quản lý tài chính từ cấp trên xuống cấp dƣới,
hay nói cách khác là sự phân cấp quản lý tài chính.
Nhƣ vậy, phân cấp quản lý tài chính là sự phân quyền cho cấp dƣới,
phân định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý tài chính cho cấp
dƣới dựa trên cơ sở cấu trúc phân quyền mà nhà quản trị đã chọn.
Nội dung của phân cấp quản lý tài chính bao gồm phân cấp về quyền lực
quản lý khai thác tài sản trong kinh doanh, quyền và trách nhiệm về huy động
các nguồn vốn, phân phối kết quả hoạt động kinh doanh, công tác lập kế
hoạch và thực hiện kế hoạch, đánh giá các chiến lƣợc tài chính, quyền và
trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nƣớc, với các bên
liên quan nhƣ nhà cung cấp, khách hàng, Ngân hàng, các cổ đông…vv…
1.2.2. Những tác động của phân cấp quản lý đến kế toán trách
nhiệm a. Tác động tích cực
Sự phân cấp quản lý trải rộng, việc quyết định phân thành nhiều cấp. Do
vậy, ban quản lý cấp cao hơn không phải giải quyết các vấn đề xảy ra hàng
ngày, họ tập trung vào việc lập kế hoạch dài hạn và điều phối các hoạt động
của các bộ phận trong tổ chức, đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu chung.
Sự phân cấp quản lý giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự độc lập tƣơng
đối trong điều hành công việc của mình, phát triển kỹ năng, nâng cao kiến
thức chuyên môn và tập dƣợt về kỹ năng quản lý khi đƣợc thăng tiến trong tổ
chức.
14

Đối với vai trò ra quyết định của nhà quản trị thì việc ra quyết định đƣợc
coi là thuận lợi nhất ở nơi trực tiếp phát sinh ra vấn đề.
Đồng thời cũng giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự hài lòng trong công
việc. Từ đó có thể động viên ngƣời quản lý nỗ lực trong việc hoàn thành
nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh đó, phân cấp gắn liền với xác định nhiệm vụ ở các cấp quản lý,
nên có cơ sở để đánh giá thành quả ở các cấp quản lý.
b. Tác động tiêu cực
Thách thức lớn nhất của sự phân cấp quản lý là đạt đƣợc sự hƣớng đến
mục tiêu chung. Bởi lẽ, sự phân cấp tạo nên một sự độc lập tƣơng đối ở các
bộ phận, nên các nhà quản lý ở các bộ phận thƣờng không biết đƣợc quyết
định của họ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến các bộ phận khác trong tổ chức. Hơn
nữa, họ thƣờng quan tâm đến thành quả của bộ phận mình hơn là tính hiệu
quả chung của cả tổ chức.
Những tác động tiêu cực và tích cực trên đòi hỏi nhà quản trị phải có các
biện pháp phát huy những mặt tích cực, thuận lợi và khắc phục, hạn chế những
mặt tiêu cực, khó khăn, từ đó áp dụng hiệu quả quan điểm quản trị này vào quản
lý, điều hành doanh nghiệp. Để đạt đƣợc sự hƣớng đến mục tiêu chung, các nhà
quản lý khác nhau trong một tổ chức phải hƣớng đến mục tiêu của nhà quản trị
cấp cao hơn. Các nhà quản lý không những phải có tầm nhìn đối với các mục
tiêu của tổ chức mình, mà còn phải có động cơ tích cực để đạt đƣợc chúng.
Nhiệm vụ của nhà kế toán quản trị trong việc thiết kế hệ thống kế toán trách
nhiệm là cung cấp các động cơ tích cực cho các nhà quản lý bộ phận trong tổ
chức, để hƣớng họ đến việc thực hiện mục tiêu chung trong tổ chức. Hệ thống kế
toán trách nhiệm đƣợc coi là tốt hơn khi nó hƣớng sự cố gắng của các nhà quản
lý đến các mục tiêu chung của tổ chức nhiều hơn.
Hơn nữa, phân cấp quản lý mà đặc biệt là phân cấp tài chính có ảnh
15

hƣởng đến công tác tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Vì kế toán
trách nhiệm yêu cầu xác định chi phí và thu nhập một cách riêng biệt: Ai? Bộ
phận nào sẽ có trách nhiệm đối với chi phí và thu nhập này? Mọi hoạt động tài
chính đều nằm trong tầm kiểm soát của nhà quản trị từ cấp cao đến cấp thấp.
Phân cấp quản lý tài chính vừa tạo tiền đề vừa là động lực thúc đẩy hoạt động kế
toán trách nhiệm. Điều này thể hiện ở: Một doanh nghiệp có phân cấp quản lý thì
mới thực hiện đƣợc kế toán trách nhiệm và phân cấp quản lý càng chặt chẽ và
phù hợp thì hiệu quả của kế toán trách nhiệm càng cao.
1.3. TỔ CHỨC CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM DỰA TRÊN CƠ
SỞ PHÂN CẤP QUẢN LÝ
Cơ cấu tổ chức các trung tâm trách nhiệm gắn liền với trật tự phân cấp
quản lý trong tổ chức. Sự hình thành các trung tâm trách nhiệm đầu tiên dựa
trên cấu trúc tổ chức của Công ty, các trung tâm quản lý chính là các bộ phận.
Sau đó, các trung tâm có thể đƣợc thiết lập trong mối tƣơng quan với sản
phẩm sản xuất, phân đoạn thị trƣờng hay sự chuyên môn hoá của các bộ phận
nhƣ sản xuất, nghiên cứu phát triển, marketing…
Tổ chức các trung tâm trách nhiệm là khâu quan trọng sau khi đã có một
cơ cấu phân cấp quản lý phù hợp và đúng đắn.
Các trung tâm trách nhiệm dựa vào bản chất của chính nó, tồn tại, theo đuổi
mục tiêu và mục tiêu của một trung tâm trách nhiệm riêng biệt đƣợc định sẵn để
hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Một trung tâm trách nhiệm có bản chất
giống nhƣ một hệ thống, mỗi hệ thống đƣợc phân định để xử lý một công việc
cụ thể. Hệ thống này sử dụng các đầu vào là các giá trị vật chất nhƣ nguyên vật
liệu, số giờ công của các loại lao động và các dịch vụ khác. Hệ thống này sẽ làm
việc với những nguồn này kèm theo các thiết bị sản xuất, vốn và các tài sản khác.
Kết quả là các trung tâm trách nhiệm sẽ cho ra các đầu ra là các loại hàng hoá
nếu nó là sản phẩm hữu hình, là dịch vụ nếu nó là
16

sản phẩm vô hình.


Ta có thể hình dung qua phác hoạ sau:
Trung tâm trách
Đầu vào Công việc nhiệm Đầu ra
Các nguồn lực sử dụng Hàng hoá hoặc dịch vụ

Vốn
Hàng hoá và dịch vụ tạo ra bởi một trung tâm trách nhiệm này có thể là
đầu vào của một trung tâm trách nhiệm khác trong cùng một tổ chức và cũng
có thể là bán ra bên ngoài. Vì vậy, đôi khi nó là đầu vào của một trung tâm
trách nhiệm và đôi khi nó là đầu ra của cả tổ chức.
Đầu vào của một trung tâm trách nhiệm là nguồn lực đƣợc sử dụng bởi
trung tâm trách nhiệm đó. Các nguồn lực này đƣợc biểu hiện thông qua hình
thái của tiền tệ, chúng có thể đƣợc tính bằng cách nhân tổng số với giá trên
một đơn vị hàng hoá nếu là nguyên vật liệu, nhân với đơn giá trên một giờ
công nếu là chi phí nhân công. Nhƣ vậy, đầu vào của một trung tâm trách
nhiệm đƣợc gọi là chi phí. Nên lƣu ý rằng: Đầu vào luôn là nguồn lực đƣợc
sử dụng bởi trung tâm trách nhiệm để thực hiện mục tiêu của trung tâm trách
nhiệm đó. Bệnh nhân của một bệnh viện hay sinh viên của trƣờng đại học
không phải là đầu vào của trung tâm trách nhiệm mà các nguồn lực đƣợc sử
dụng để thực hiện mục tiêu, chức năng của các tổ chức trên mới là những đầu
vào.
Bên cạnh đó, việc đo lƣờng đầu ra khó khăn hơn. Đối với các tổ chức lợi
nhuận thì doanh thu là một thƣớc đo quan trọng của đầu ra. Tuy nhiên, khó có
thể đo lƣờng hoàn toàn đầu ra của tổ chức, doanh thu không chứa đựng tất cả
những giá trị công việc mà một tổ chức hay một bộ phận đã làm, chẳng hạn
nhƣ khó mà tính đƣợc bộ phận kiểm soát hay ban quản trị đã đóng góp vào
17

kết quả hoạt động của công ty là bao nhiêu. Còn đối với các tổ chức phi lợi
nhuận, chúng ta không thể đo lƣờng đầu ra bằng thƣớc đo tiền tệ. Nhƣ việc
ta không thể quy đổi sức khoẻ của một bệnh nhân sau khi ra viện hay kết quả
của một sinh viên sau khi ra trƣờng bằng thƣớc đo tiền tệ. Trong doanh
nghiệp có thể tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm sau:
1.3.1. Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là một loại trung tâm trách nhiệm thể hiện phạm vi cơ
bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất phát của các hoạt động nhƣ:
Lập dự toán chi phí, phân loại chi phí thực tế phát sinh, so sánh chi phí thực tế
với định mức chi phí tiêu chuẩn. Trung tâm chi phí gắn liền với cấp quản lý
mang tính chất tác nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp
phục vụ kinh doanh. Theo đó, ngƣời quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có
quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở bộ phận mình, không có quyền
đối với việc tiêu thụ và đầu tƣ vốn. Trung tâm chi phí đƣợc chia thành hai
dạng:

Trung tâm chi phí định mức là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí
và các mức hao phí về các nguồn lực sử dụng để sản xuất một đơn vị sản
phẩm, dịch vụ đều đƣợc xây dựng định mức cụ thể. Nhà quản trị trung tâm
chi phí định mức có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh, để vẫn
đảm bảo kế hoạch sản xuất cũng nhƣ đảm bảo kế hoạch chi phí cho từng đơn
vị sản phẩm, dịch vụ và tính cho toàn bộ khối lƣợng công việc. Đối với trung
tâm này thì hiệu suất đƣợc đo lƣờng bởi mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra,
còn tính hiệu quả đƣợc đo lƣờng bằng mức độ trung tâm đạt đƣợc sản lƣợng
mong muốn tại những mức độ về chất lƣợng và thời gian đã định.

Trung tâm chi phí dự toán là trung tâm chi phí mà các yếu tố đƣợc dự
toán và đánh giá căn cứ trên nhiệm vụ đƣợc giao tính chung, không thể xác
định cụ thể cho từng đơn vị sản phẩm hoặc cho từng công việc của trung tâm.
18

Nhà quản trị trung tâm chi phí này có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế
phát sinh sao cho phù hợp với chi phí dự toán, đồng thời đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ đƣợc giao. Đặc điểm của trung tâm chi phí này là các đầu ra không
thể đo lƣờng bằng các chỉ tiêu tài chính, hoặc không có sự liên hệ rõ ràng
giữa các chi phí đã đƣợc sử dụng để tạo ra các kết quả đầu ra tƣơng ứng.
Đánh giá hiệu quả của trung tâm này thƣờng bằng cách so sánh chi phí giữa
dự toán ngân sách đã định và thực tế thực hiện. Tuy nhiên, cách so sánh này
chỉ cho kết quả tƣơng đối, nên cần phải kết hợp một số chỉ tiêu phi tài chính
về mức độ và chất lƣợng của các dịch vụ mà các trung tâm này cung cấp.
1.3.2. Trung tâm doanh thu
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà ngƣời quản lý chỉ có
trách nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận và
vốn đầu tƣ. Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng
trong khung giá cả cho phép để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Trung tâm
này thƣờng đƣợc gắn với bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở, đó là các bộ
phận kinh doanh trong đơn vị nhƣ các chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ…
[8], [10]
1.3.3. Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận là loại trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải
chịu trách nhiệm với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm. Trong trƣờng
hợp này nhà quản lý có thể ra quyết định loại sản phẩm nào cần sản xuất, sản
xuất nhƣ thế nào, mức độ chất lƣợng, giá cả, hệ thống phân phối và bán hàng.
Nhà quản lý phải quyết định các nguồn lực sản xuất đƣợc phân bổ nhƣ thế nào
giữa các sản phẩm, điều đó cũng có nghĩa là họ phải đạt đƣợc sự cân bằng trong
việc phối hợp giữa các yếu tố giá cả, sản lƣợng, chất lƣợng và chi phí. Loại
trung tâm trách nhiệm này thƣờng đƣợc gắn với bậc quản lý cấp trung, đó là
giám đốc điều hành trong công ty, các đơn vị kinh doanh trong tổng
19

công ty nhƣ các công ty phụ thuộc...


1.3.4. Trung tâm đầu tƣ
Trung tâm đầu tƣ đây là loại trung tâm trách nhiệm gắn với bậc quản lý
cấp cao nhƣ Hội đồng quản trị công ty, tổng giám đốc, giám đốc các công ty
con độc lập... Đó là sự tổng quát hóa của các trung tâm lợi nhuận, trong đó
khả năng sinh lời gắn với các tài sản đƣợc sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó.
Một trung tâm trách nhiệm đƣợc xem là trung tâm đầu tƣ khi nhà quản trị của
trung tâm đó không những quản lý chi phí và doanh thu mà còn quyết định
lƣợng vốn để tiến hành quá trình đó.
Nhƣ vậy, các loại trung tâm trách nhiệm gắn liền với từng cấp quản trị
trong một tổ chức. Mỗi loại trung tâm trách nhiệm sẽ xác định trách nhiệm
hoặc quyền kiểm soát đối với từng đối tƣợng cụ thể của nhà quản trị các cấp.
Trong thực tế, việc chọn lựa một trung tâm trách nhiệm thích hợp nhất cho
một đơn vị trong tổ chức là điều không dễ dàng. Cơ sở để xác định một bộ
phận trong tổ chức là trung tâm gì căn cứ trên loại nguồn lực hoặc trách
nhiệm mà nhà quản lý trung tâm trách nhiệm đó đƣợc giao. Do đó, việc phân
biệt rõ ràng loại trung tâm trách nhiệm cho các bộ phận, đơn vị trong một tổ
chức chỉ mang tính tƣơng đối và phụ thuộc vào quan điểm của nhà quản trị
cấp cao nhất. Trong thực tế, để phân loại các bộ phận, đơn vị trong tổ chức
thành các trung tâm trách nhiệm hợp lý thì nên căn cứ vào nhiệm vụ chính của
bộ phận, đơn vị đó; việc xác định các trung tâm trách nhiệm trong công ty và
các chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm có thể theo sơ đồ sau:
20

Hệ thống kế toán Cơ cấu tổ chức Chỉ tiêu đánh giá


trách nhiệm quản lý

Trung tâm đầu tƣ CÔNG TY -Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ


ROI
-Thu nhập thặng dƣ RI

Trung tâm lợi Xí nghiệp -Tỷ suất lợi nhuận


nhuận trên doanh
-Tỷ suất lợi nhuận
trên chi phí SXKD

Tỷ suất lợi
Trung tâm doanh Bộ phận bán nhuận trên
thu hàng doanh thu thực
tế

Trung tâm chi phí Bộ phận sản Tỷ suất lợi


xuất nhuận trên chi
phí

Phân xƣởng I Phân xƣởng II


Phân xƣởng III

Sơ đồ 1.3: Hệ thống kế toán trách nhiệm [1]


1.4. ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ CỦA CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM
1.4.1. Xác định các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá trách nhiệm
a. Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của
trung tâm chi phí
Đối với trung tâm chi phí cần đƣợc phân biệt làm hai dạng đó là trung
tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí dự toán. Thông tin chủ yếu sử dụng
để đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí là chi phí có
21

thể kiểm soát bởi từng nhà quản trị ở bộ phận do mình phụ trách. Bằng
phƣơng pháp so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán, nhà quản trị có thể
biết đƣợc chênh lệch nào là thuận lợi, chênh lệch nào là bất lợi. Chênh lệch
nào do biến động của khối lƣợng hoạt động, chênh lệch nào do thành quả
kiểm soát chi phí mang lại. Nhà quản trị trung tâm chi phí có trách nhiệm điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở trung tâm sao cho đạt đƣợc kế hoạch
đƣợc giao, đồng thời đảm bảo chi phí thực tế phát sinh không vƣợt quá chi
phí định mức (hoặc dự toán). Do vậy, khi đánh giá trách nhiệm quản trị cũng
nhƣ đo lƣờng kết quả hoạt động của loại trung tâm này, chúng ta cần đánh
giá hai chỉ tiêu cơ bản sau:

Có hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao về sản lƣợng sản xuất kinh doanh
hay không?

Chi phí thực tế phát sinh có vƣợt quá định mức tiêu chuẩn (hoặc dự
toán) hay không?
Trƣờng hợp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh nhƣng chi phí
thực tế vƣợt quá định mức (dự toán), thì sẽ tiến hành phân tích xác định
nguyên nhân để làm cơ sở đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp một cách
chính xác hơn.

Phương pháp đánh giá trung tâm này là phương pháp phân tích nhân
tố:
Biến động về lƣợng = Giá định mức x ( lƣợng thực tế - lƣợng định mức).
Biến động về giá = Lƣợng thực tế x ( Giá thực tế - giá định mức ).
Kết quả phân tích sẽ cung cấp thông tin cho nhà quản trị biết đƣợc
nguyên nhân của các biến động trên là khách quan hay chủ quan từ đó có các
biện pháp đúng đắn, kịp thời để chấn chỉnh hoặc phát huy các biến động theo
chiều hƣớng có lợi cho tổ chức.
22

b. Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của
trung tâm doanh thu
Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm doanh thu là tổ chức tiêu thụ
sản phẩm, dịch vụ sao cho đạt đƣợc doanh thu trong kỳ nhiều nhất của bộ
phận do mình kiểm soát. Theo đó, chúng ta sẽ đối chiếu doanh thu thực tế đạt
đƣợc so với doanh thu dự toán của bộ phận, xem xét tình hình thực hiện dự
toán tiêu thụ, trên cơ sở đó phân tích sai biệt doanh thu do ảnh hƣởng của các
nhân tố có liên quan, nhƣ đơn giá bán, khối lƣợng tiêu thụ và cơ cấu sản
phẩm tiêu thụ. Do đầu ra của trung tâm doanh thu đƣợc lƣợng hóa bằng tiền,
nhƣng đối với đầu vào thì trung tâm này không chịu trách nhiệm nhƣ về giá
thành sản phẩm hay giá vốn hàng bán. Trong khi đó chi phí phát sinh tại trung
tâm thì không thể so sánh đƣợc với doanh thu của trung tâm, vì vậy để đo
lƣờng hiệu năng hoạt động của trung tâm này, chúng ta sẽ so sánh giữa doanh
thu thực tế và doanh thu dự toán của trung tâm.
c. Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của
trung tâm lợi nhuận
Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận là tổ chức hoạt động
kinh doanh sao cho lợi nhuận đạt đƣợc là cao nhất. Nhà quản trị trung tâm lợi
nhuận đƣợc giao vốn và quyền quyết định trong việc sử dụng số vốn đó để tạo ra
lợi nhuận. Do vậy, bên cạnh trách nhiệm phải tạo ra lợi nhuận cao, doanh thu
cao, trung tâm lợi nhuận còn có trách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh. Chính
vì vậy, để đánh giá kết quả của trung tâm lợi nhuận, chúng ta cần đánh
giá việc thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận, giá bán và lƣợng bán.

Đối với chỉ tiêu lợi nhuận: cần xác định sai biệt giữa lợi nhuận thực
hiện so với lợi nhuận kế hoạch đƣợc giao cả về số tuyệt đối lẫn tƣơng đối.

Do lợi nhuận tạo ra trong kỳ của doanh nghiệp là phần còn lại của
doanh thu sau khi trừ chi phí phát sinh tƣơng ứng tạo ra doanh thu đó, nên
23

doanh thu và chi phí là hai nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận. Để
đánh giá chính xác kết quả của trung tâm lợi nhuận, chúng ta cần xác định
phạm vi chi phí mà nhà quản trị trung tâm có thể kiểm soát đƣợc, rồi áp dụng
phƣơng pháp phân tích biến động chi phí nhƣ phƣơng pháp áp dụng ở các
trung tâm chi phí. Riêng chỉ tiêu doanh thu, cần đánh giá ở các khía cạnh sau:
- Trung tâm có đạt đƣợc mức tiêu thụ dự toán không?
- Trung tâm có thực hiện giá bán đúng nhƣ dự toán hay không?
- Trung tâm có thực hiện cơ cấu hàng bán đúng nhƣ dự toán hay không?
Khi đánh giá chênh lệch giữa doanh thu thực hiện so với doanh thu dự
toán ta cần tiến hành phân tích xác định các nhân tố ảnh hƣởng, trên cơ sở đó
xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan làm biến động doanh thu.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng các chỉ tiêu nhƣ số dƣ bộ phận, tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu, tỷ suất doanh thu trên chi phí... để đánh giá thành quả
hoạt động của các trung tâm lợi nhuận.
d. Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của
trung tâm đầu tư
Về bản chất có thể xem trung tâm đầu tƣ là một dạng mở rộng của trung
tâm lợi nhuận, trong đó nhà quản trị có nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn,
vì ngoài việc đƣa ra các quyết định ngắn hạn nhƣ xác định cơ cấu sản phẩm,
giá bán, chi phí sản xuất... họ còn có quyền kiểm soát và đƣa ra các quyết
định về vốn đầu tƣ của doanh nghiệp. Vì vậy về mặt hiệu quả hoạt động của
trung tâm đầu tƣ có thể đƣợc đo lƣờng giống nhƣ trung tâm lợi nhuận,
nhƣng về hiệu năng hoạt động thì cần có sự so sánh lợi nhuận đạt đƣợc với
tài sản hay giá trị đã đầu tƣ vào trung tâm. Các chỉ tiêu cơ bản có thể sử dụng
để đánh giá hiệu năng hoạt động của trung tâm đầu tƣ nhƣ: Tỷ suất hoàn vốn
đầu tƣ (ROI), lãi thặng dƣ (RI), giá thị trƣờng của tài sản của doanh nghiệp.
24

(1) Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI)


ROI là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên vốn đầu tƣ đã bỏ ra, ROI còn
đƣợc phân tích là tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu nhân với vòng quay vốn đầu
tƣ. Mục tiêu đầu tiên của việc sử dụng ROI là việc đánh giá hiệu quả đầu tƣ
của các trung tâm đầu tƣ và các doanh nghiệp với quy mô vốn khác nhau, để
phân tích xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, từ đó làm cơ sở đánh giá thành
quả quản lý; Mục tiêu thứ hai khi sử dụng ROI để tìm ra nhân tố tác động đến
hiệu quả quản lý, nhằm tìm ra các giải pháp để làm cho kết quả hoạt động
đƣợc tốt hơn. Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay
tính lại cơ cấu vốn đầu tƣ.
Công thức tính tỷ suất sinh lời của vốn đầu tƣ:
Lợi nhuận
ROI =
Vốn đầu tƣ
Công thức xác định ROI còn đƣợc viết theo cách khác:
Lợi nhuận Doanh thu
ROI = x
Doanh thu Vốn đầu tƣ

ROI = Tỷ suất lợi nhuận x Số vòng quay


trên Doanh thu của vốn đầu tƣ

Khi tính ROI theo cách này sẽ làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến sức
sinh lời của vốn đầu tƣ của một trung tâm đầu tƣ.
- Tỷ số giữa lợi nhuận và doanh thu đƣợc gọi là lãi trên doanh thu. Chỉ
tiêu này cho biết khi thực hiện đƣợc 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp đạt
đƣợc mức lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm của 1 đồng doanh thu.
- Tỷ số giữa doanh thu và vốn đầu tƣ đƣợc gọi là hệ số quay vòng của
vốn. Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng doanh thu có thể tạo ra từ 1 đồng
vốn đầu tƣ.
25

- Lợi nhuận sử dụng trong công thức là lợi nhuận thuần trƣớc thuế thu
nhập. Lý do sử dụng lợi nhuận thuần là để phù hợp với doanh thu và vốn hoạt
động đã tạo ra nó, và để xác định vòng quay vốn. Vốn hoạt động đƣợc sử
dụng trong ROI ở điều kiện bình thƣờng là vốn bình quân giữa đầu năm và
cuối năm. Nếu vốn trong năm biến động liên tục thì phải tính bình quân từng
tháng.
(2) Lãi thặng dư, thu nhập thặng dư (RI):
Lãi thặng dƣ (hay lợi tức còn lại) là khoản thu nhập của bộ phận hay
toàn doanh nghiệp, đƣợc trừ đi chi phí sử dụng vốn mong đợi đã đầu tƣ vào
bộ phận đó. Chỉ số này nhấn mạnh thêm khả năng sinh lời vƣợt trên chi phí
vốn đã đầu tƣ vào một bộ phận hay toàn doanh nghiệp. Mục tiêu thứ nhất của
việc sử dụng chỉ số RI là cho biết lợi nhuận thực tế đã mang lại là bao nhiêu,
sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn để có đƣợc lợi nhuận trên. Mục
tiêu thứ hai của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết có nên đầu tƣ gia tăng hay
không, mà khi sử dụng chỉ số ROI không đủ cơ sở để quyết định.
Công thức: RI = Lợi nhuận của - Chi phí sử dụng
trung tâm đầu tƣ vốn

RI = Lợi tức của trung - (Vốn đầu tƣ x Tỷ suất chi phí vốn)
tâm đầu tƣ

RI = Lợi tức của trung - (Vốn đầu tƣ x Lãi suất ƣớc tính)
tâm đầu tƣ

Sử dụng chỉ tiêu lãi thặng dƣ làm thƣớc đo kết quả bộ phận có ƣu điểm
là đánh giá đúng kết quả của các trung tâm đầu tƣ, vì chỉ tiêu này đã đặt các
trung tâm đầu tƣ lên cùng một mặt bằng so sánh. Ngoài ra, lãi thặng dƣ còn
khuyến khích các nhà quản trị bộ phận chấp nhận bất kỳ cơ hội kinh doanh
nào đƣợc dự kiến sẽ mang lại ROI cao hơn ROI bình quân.
26

Tuy nhiên, RI cũng có nhƣợc điểm là do RI là một chỉ tiêu đƣợc thể
hiện bằng số tuyệt đối, nên không thể sử dụng RI để so sánh thành quả quản
lý của các nhà quản trị ở các trung tâm đầu tƣ có tài sản đƣợc đầu tƣ khác
nhau. Vì trong thực tế, nếu dùng RI đánh giá thì RI thƣờng có khuynh hƣớng
lạc quan nghiêng về những nơi có quy mô vốn lớn.
Nhƣ vậy, để đánh giá kết quả trung tâm đầu tƣ, nhà quản trị cần sử dụng
kết hợp các chỉ tiêu cơ bản nhƣ ROI, RI, với việc xem xét mức chênh lệch
trong việc thực hiện các chỉ tiêu giữa thực tế so với kế hoạch.
Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ tiêu EVA – Phân tích giá trị tăng thêm để đánh
giá hiệu quả của trung tâm đầu tư.
Chỉ tiêu EVA chấp nhận sự mở rộng chỉ tiêu thu nhập thặng dƣ truyền
thống có điều chỉnh việc đo lƣờng mức độ hoàn thành tài chính bộ phận bởi
những nguyên tắc kế toán chung đƣợc chấp nhận (GAAP). Chỉ tiêu EVA có
thể đƣợc xác định nhƣ sau:
EVA = Lợi nhuận bộ phận thông thường (+) Khoản điều chỉnh kế toán (-)
Chi phí sử dụng vốn của bộ phận đó.
Những điều chỉnh đƣợc chọn để đo lƣờng lợi nhuận bộ phận thông
thƣờng là sự thay thế những dữ liệu kế toán lịch sử bằng lợi nhuận kinh tế và
giá trị tài sản. Kết quả của những điều chỉnh này là sự vốn hóa nhiều phí tổn
sử dụng nhƣ chi phí nghiên cứu và phát triển thị trƣờng vì sự phân bố các chi
phí này cho nhiều thời kỳ mà lợi nhuận nhận đƣợc.
Nhƣ vậy, việc chấp nhận EVA đã làm giảm một vài tác động thứ yếu khi
sử dụng các chỉ tiêu tài chính đo lƣờng. Bởi vì nhà quản trị không phải gánh
chịu những khoản chi phí vƣợt mức của phí tổn thông thƣờng trong các kỳ
nếu chi phí này đƣợc vốn hóa. Ngoài ra so với chỉ tiêu thu nhập thặng dƣ,
ROI thì EVA đƣợc xem là khuyến khích nhiều hơn sự thích hợp mục tiêu
trong vấn đề quyết định tài sản dùng và tài sản loại bỏ. Các nhà quản trị
27

nhận thức rằng vốn bao giờ cũng có chi phí và vì vậy khuyến khích loại bỏ
những tài sản không sử dụng đúng mức, những tài sản có thu nhập không đảm
bảo bù đắp chi phí sử dụng.
1.4.2. Lập dự toán cho cho các trung tâm trách
nhiệm a. Khái quát về dự toán
Dự toán là tổng thể các dự tính đƣợc thể hiện qua một cơ cấu nhất định
thông qua việc cụ thể hoá bằng con số nội dung của các kế hoạch, dự án. Lập
dự toán sản xuất kinh doanh là việc lập dự kiến chi tiết những chỉ tiêu trong
hệ thống quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng kỳ. Các
doanh nghiệp muốn kinh doanh lâu dài, hoạt động ổn định và vững chắc cần
phải có chiến lƣợc kinh doanh tổng thể và dự toán cho từng kỳ sao cho các
chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong dự toán phải có sự liên kết phù hợp với
nhau. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào khâu lập dự toán sản xuất kinh doanh.
[3], [4], [8]
Dự toán phải đƣợc lập dựa trên nguồn thông tin từ nhiều phía, sử dụng
một cách đồng bộ nhƣ: thông tin kinh tế trong nƣớc và thế giới, quan hệ cung
cầu hàng hoá, quan hệ tài chính với các bên liên quan, sự đồng bộ trong điều
hành các hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức và chất lƣợng thông tin kế toán
của niên độ kế toán đã qua, cùng với khả năng phân tích, dự đoán của ngƣời
quản lý.
Thông qua dự toán, nhà quản trị cũng dự tính đƣợc trong tƣơng lai cần
phải làm gì, kết quả đạt đƣợc của những hoạt động đó, từ đó có những
phƣơng án cụ thể, hợp lý để điều hành quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Trên cơ sở lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cụ thể, tạo điều kiện
cho nhà quản trị quản lý đƣợc chặt chẽ từng khoản mục chi phí, lƣờng đƣợc
trƣớc những khó khăn và những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình quản lý các
28

chỉ tiêu, đồng thời có sự điều chỉnh hợp lý các phƣơng án đã lựa chọn nhằm
đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.
Dự toán làm cơ sở cho việc phân tích tình hình biến động của chi phí,
xác định rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện dự
toán từ đó đảm bảo cho nhà quản trị biết đƣợc thực chất về quá trình sản xuất
của doanh nghiệp để từ đó có các điều chỉnh cho phù hợp
Dự toán sản xuất kinh doanh kết hợp toàn bộ hoạt động của doanh
nghiệp dựa trên căn cứ từ nhiều hoạt động của các bộ phận khác nhau, nhờ
vậy dự toán đảm bảo cho kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với mục tiêu
chung của doanh nghiệp
b. Dự toán dài hạn và dự toán ngắn hạn
Sự khác nhau cơ bản giữa dự toán ngắn hạn và dự toán dài hạn là thời
gian và vấn đề kỹ thuật phân tích và các xử lý đối với nhân tố thời gian ( hiện
giá của đồng tiền, ảnh hƣởng của rủi ro, tính không chắc chắn...)

Dự toán dài hạn: Dự toán mang tính chất kế hoạch dài hạn thƣờng liên
quan nhiều đến việc thay đổi khả năng sản xuất của doanh nghiệp, nhƣ việc
đầu tƣ tạo ra các nguồn lực mới cho doanh nghiệp.

Dự toán ngắn hạn: Dự toán sản xuất kinh doanh ngắn hạn thƣờng
đƣợc lập cho một năm phù hợp cho một năm tài chính của doanh nghiệp dùng
để đánh giá các chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch đặt ra.
Quá trình tự lập dự toán, phƣơng pháp lập dự toán, mối quan hệ biện
chứng giữa các dự toán sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị trong
việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu việc lập
dự toán khả thi phù hợp với thực tiễn thì các báo cáo dự toán chính là căn cứ
để đánh giá trách nhiệm của Nhà quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài việc
đánh giá trách nhiệm quản lý dựa vào dự toán, còn phải xem xét phƣơng pháp
lập dự toán có khách quan và đáng tin cậy không.
29

c. Nội dung tổ chức thông tin dự toán trong các trung tâm trách
nhiệm

Dự toán của trung tâm chi phí
Dự toán của trung tâm chi phí định mức: thƣờng bao gồm các nội dung
cơ bản: dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), dự toán chi phí
nhân công trực tiếp (CPNCTT), dự toán về chi phí sản xuất chung (CPSXC).
Tùy theo sự phân cấp quản lý mà chi phí trong doanh nghiệp đƣợc lập ở các
trung tâm phù hợp với trách nhiệm và quyền hạn của trung tâm chi phí đó.

Dự toán của trung tâm chi phí linh hoạt: thƣờng là dự toán chi phí bán
hàng (CPBH) và chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN).
Dự toán CPBH và CPQLDN: bao gồm các khoản chi phí ƣớc tính sẽ
phát sinh trong kỳ kế hoạch ở lĩnh vực ngoài sản xuất. Dự toán này là bảng
tổng hợp các dự toán chi phí ở các khâu lƣu thông và quản lý. Dự toán CPBH
và CPQLDN cũng đƣợc lập theo tính chất tác động của chi phí theo kết quả
hoạt động. Báo cáo dự toán CPBH và CPQLDN thể hiện các chỉ tiêu nhƣ
biến phí bán hàng và quản lý ƣớc tính của một sản phẩm, định phí bán hàng
và quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí lƣơng quản lý, các chi phí phát sinh tại
các phòng ban…[2], [7].

Dự toán của trung tâm doanh thu

Dự toán của trung tâm doanh thu: là dự toán tiêu thụ đƣợc xây dựng dựa
trên mức tiêu thụ ƣớc tính với đơn giá bán. Dự toán này sẽ xác lập mục tiêu
của doanh nghiệp so với thị trƣờng, với môi trƣờng. Dự toán tiêu thụ thƣờng
đƣợc lập bởi bộ phận kinh doanh hoặc marketing của doanh nghiệp, cung cấp
thông tin về chủng loại, số lƣợng hàng bán, giá bán và cơ cấu của sản phẩm
tiêu thụ [2].
Dự toán tiêu thụ có trách nhiệm chi tiết hoá nhiệm vụ cho từng thời kỳ,
từng bộ phận sau khi đã xác lập mục tiêu chung của dự toán. Tuỳ thuộc vào
30

chu kỳ sống của sản phẩm để xem xét khối lƣợng tiêu thụ theo thời kỳ. Nếu
sản phẩm của DN bị ảnh hƣởng bởi tính thời vụ thì khi xây dựng dự toán phải
tính đầy đủ mức ảnh hƣởng này và có phƣơng pháp tính đến thời vụ trong
các phƣơng pháp dự báo. Một trong những phƣơng tiện giúp đỡ cho các dự
báo này là việc phân tích dữ liệu quá khứ theo luồng đƣợc thành lập dựa trên
nhiều thời kỳ khác nhau.
Đồng thời, trên cơ sở mục tiêu theo từng thời kỳ của doanh nghiệp, dự
toán tiêu thụ phải đƣợc lập cụ thể theo từng vùng, từng bộ phận, từng sản
phẩm. Việc làm này không những giúp đỡ Nhà quản trị trong tổ chức thực
hiện mà còn cho phép đánh giá kết quả và thành tích của các vùng khi so sánh
kết quả thực hiện và mục tiêu đạt đƣợc.

Dự toán của trung tâm lợi nhuận

Dự toán của trung tâm lợi nhuận: là dự toán báo cáo kết quả kinh doanh,
một trong những bảng dự toán chính của hệ thống dự toán. Dự toán này phản
ánh lợi nhuận ƣớc tính thu đƣợc trong năm kế hoạch, thể hiện kỳ vọng của
các Nhà quản trị tại doanh nghiệp. Ngoài ra, dự toán báo cáo kết quả kinh
doanh có thể đƣợc xem nhƣ một công cụ quản lý của doanh nghiệp cho phép
ra các quyết định về quản trị, nó cũng là cơ sở để so sánh, đánh giá quá trình
thực hiện dự toán đã đề ra [2], [7].
Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh đƣợc lập căn cứ vào các dự toán
doanh thu, dự toán giá vốn và các dự toán chi phí ngoài sản xuất đã đƣợc lập.
Dự toán này có thể lập theo hai phƣơng pháp đó là phƣơng pháp tính giá toàn
bộ hoặc theo phƣơng pháp tính giá trực tiếp. Phƣơng pháp toàn bộ để tính lợi
nhuận sau thuế, còn phƣơng pháp trực tiếp để ứng xử, đánh giá, phân tích kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Dự toán của trung tâm đầu tư

Dự toán của trung tâm đầu tƣ: là dự toán đầu tƣ thể hiện tình hình vốn
31

đầu tƣ và khả năng huy động các nguồn tài trợ của doanh nghiệp trong năm
kế hoạch. Dự toán đầu tƣ thƣờng đƣợc lập bởi Nhà quản trị các cấp đã đƣợc
phân cấp về quyền hạn và trách nhiệm mà Nhà quản trị cấp cao nhất của
doanh nghiệp giao cho, hoặc do Nhà quản trị cấp cao nhất của doanh nghiệp
lập nên .[2]
1.4.3. Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm
Báo cáo kế toán trách nhiệm là một báo cáo phản ánh kết quả về các chỉ
tiêu tài chính chủ yếu đạt đƣợc ở từng trung tâm trách nhiệm trong khoảng
thời gian nhất định. Báo cáo kế toán trách nhiệm là báo cáo so sánh các chỉ
tiêu giữa thực tế và dự toán phù hợp với các trung tâm trách nhiệm liên quan.
Thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm đƣợc tổng hợp định kỳ trên
báo cáo kế toán trách nhiệm. Báo cáo kế toán trách nhiệm của từng trung tâm
sẽ phản ánh kết quả tài chính chủ yếu theo thực tế và theo dự toán, đồng thời
chỉ ra các chênh lệch giữa kết quả thực tế so với dự toán, theo từng chỉ tiêu
đƣợc chuyển tải trong báo cáo phù hợp với từng loại trung tâm trách nhiệm.
Ví dụ: báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm chi phí gồm các khoản mục
chi phí thực tế, chi phí dự toán và các khoản chênh lệch giữa chi phí thực tế so
với dự toán; báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận là báo cáo tình hình
thực hiện dự toán lợi nhuận theo hình thức số dƣ đảm phí, báo cáo thu nhập
số dƣ bộ phận. Nhƣ vậy báo cáo trách nhiệm chú trọng vào việc thực hiện
các dự toán và phân tích các chênh lệch, vì thế để so sánh đánh giá các khoản
chênh lệch này một cách phù hợp và đúng đắn, ngƣời ta thƣờng sử dụng dự
toán linh hoạt nhằm cung cấp một mức chuẩn cho việc so sánh, đánh giá tình
hình thực hiện dự toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Các trung tâm trách nhiệm, từ cấp quản lý thấp nhất phải lập báo cáo để
trình lên cấp quản lý cao hơn trong tổ chức, để quản lý cấp cao có thể nắm
đƣợc hoạt động của các bộ phận trong phạm vi trách nhiệm quản lý của mình,
32

trên cơ sở đó kiểm soát hoạt động của các đơn vị trực thuộc.
Là báo cáo của một đơn vị hoặc một hoạt động của một tổ chức doanh
nghiệp, mà nhà quản lý cần quan tâm xem xét để họ có thể kiểm soát và quản
lý đối với chi phí và doanh thu của những bộ phận đó, ví dụ: Các báo cáo ở
phân xƣởng sản xuất, các báo cáo ở từng quầy hàng, báo cáo của khu vực
kinh doanh trong một tập đoàn… Để cấp quản lý cao nhất trong một tổ chức
có thể nắm đƣợc toàn bộ tình hình hoạt động của tổ chức, định kỳ các trung
tâm trách nhiệm từ cấp thấp nhất phải báo cáo dần lên các cấp cao hơn trong
hệ thống về những chỉ tiêu tài chính chủ yếu của trung tâm trong một báo cáo
gọi là báo cáo thực hiện.
Kế toán trách nhiệm cung cấp hệ thống báo cáo ở các cấp khác nhau của
tổ chức. Mỗi báo cáo kế toán trách nhiệm đƣợc kiểm soát bởi một nhà quản
trị trung tâm trách nhiệm đó, mức độ chi tiết phụ thuộc vào cấp độ của nhà
quản lý trong tổ chức. Đặc trƣng của các báo cáo trách nhiệm là số lƣợng các
chi tiết giảm dần khi các báo cáo càng tiến lên cấp quản lý cao hơn, thông tin
trên các báo cáo sẽ đƣợc tổng quát dần từ cấp dƣới lên cấp trên.
Tồn tại hai quan điểm về lập báo cáo kế toán trách nhiệm: Quan điểm
thứ nhất là nhà quản trị bộ phận cấp này chỉ có trách nhiệm báo cáo những chi
phí thuộc khả năng kiểm soát của bộ phận mình. Quan điểm thứ hai là báo cáo
trách nhiệm sẽ bao gồm tất cả chi phí và doanh thu, kể cả những phần không
thuộc phạm vi quản lý của trung tâm. Tuy nhiên, báo cáo trách nhiệm theo
quan điểm thứ nhất giúp đánh giá trung tâm trách nhiệm một cách đúng đắn
hơn, thể hiện rõ hơn nội dung của kế toán trách nhiệm. Bởi vì quan điểm này
cho thấy rằng: Nhà quản trị bộ phận chỉ báo cáo về những chi phí, doanh thu
mà mình có khả năng kiểm soát, chỉ chịu trách nhiệm giải trình về những sai
lệch thuộc phạm vi mình quản lý.
Các báo cáo phải đƣợc làm một cách thƣờng xuyên thì mới có cơ sở để
33

tìm ra xu hƣớng phát triển đối với các yếu tố chi phí và doanh thu của bộ
phận cũng nhƣ của toàn đơn vị.
Một báo cáo thực hiện trình bày các số liệu dự toán, số liệu thực tế và số
chênh lệch những chỉ tiêu tài chính chủ yếu phù hợp theo từng loại trung tâm
trách nhiệm. Thông qua các báo cáo thực hiện, nhà quản lý (bằng cách sử
dụng phƣơng pháp quản lý theo ngoại lệ) sẽ kiểm soát đƣợc các hoạt động
của tổ chức một cách hiệu quả. Các báo cáo nên thiết kế một cách đơn giản,
dễ đọc, tránh những thuật ngữ phức tạp.
Căn cứ vào trách nhiệm báo cáo thì hệ thống báo cáo trách nhiệm đƣợc
chia thành bốn nhóm báo cáo, ứng với bốn loại trung tâm trách nhiệm sau:
- Nhóm báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí.
- Nhóm báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu.
- Nhóm báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận.
- Nhóm báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tƣ.
Sau đây là một số mẫu biểu báo cáo trách nhiệm cụ thể của từng trung
tâm trách nhiệm:
Bảng 1.1. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí
Tháng, quý, năm...
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi
Dự toán Thực tế Chênh lệch
phí định mức
1. Chi phí sản xuất của phân xƣởng 1
2. Chi phí sản xuất của phân xƣởng 2
3. Chi phí sản xuất của phân xƣởng 3
....
Cộng

Các báo cáo của các trung tâm chi phí đƣợc trình bày theo các cấp quản
lý tƣơng ứng với các bộ phận thuộc trung tâm. Báo cáo sẽ đƣợc thực hiện
34

theo luồng thông tin từ dƣới lên trên và trách nhiệm chi tiết đến từng bộ phận
sẽ tuỳ thuộc vào cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của từng công ty.
Bảng 1.2. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu
Tháng, quý, năm...
Doanh Doanh Ảnh hƣởng biến động của các
Báo cáo trách nhiệm Chênh nhân tố
thu dự thu thực
trung tâm doanh thu lệch Đơn giá Số lƣợng Cơ cấu mặt
toán tế
Bán tiêu thụ hàng tiêu thụ

1. Chi nhánh 1
2. Chi nhánh 2
3. Chi nhánh 3
….
Cộng toàn công ty

Đối với các trung tâm doanh thu thì Báo cáo trách nhiệm của trung tâm
doanh thu là báo cáo nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả hoạt động, dựa
trên báo cáo thực hiện doanh thu thực tế so với doanh thu dự toán ban đầu,
đồng thời kèm theo phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố nhƣ giá bán, sản
lƣợng tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ, đến sự biến động của doanh thu của
trung tâm. Và cũng tƣơng tự nhƣ trung tâm chi phí, mức độ chi tiết các cấp
độ quản lý sẽ tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức của công ty.
Nguyên tắc có thể kiểm soát đƣợc áp dụng cho quá trình báo cáo trách
nhiệm của các trung tâm lợi nhuận. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi
nhuận là các báo cáo nhằm đánh giá trách nhiệm của trung tâm này dựa trên
Báo cáo kết quả kinh doanh và thƣờng đƣợc trình bày theo dạng số dƣ đảm
phí, nhằm xác định số dƣ của từng bộ phận trong phạm vi đƣợc phân cấp và
kiểm soát về chi phí, doanh thu của họ, đồng thời qua đó cũng đánh giá đƣợc
phần đóng góp của từng bộ phận vào lợi nhuận chung của công ty.
35

Bảng 1.3. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận
Tháng, quý, năm...
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận Dự toán Thực tế Biến động
1. Doanh số
2. Biến phí
- Sản xuất
- Lƣu thông và quản lý
3. Số dƣ đảm phí (= 1 – 2)
4. Định phí trực tiếp (kiểm soát đƣợc)
5. Số dƣ bộ phận kiểm soát đƣợc ( = 3 – 4)
6. Định phí không kiểm soát đƣợc
7. Số dƣ bộ phận ( = 5 -6)
8. Chi phí chung của công ty phân bổ
9. Lợi nhuận trƣớc thuế (= 7 – 8)

Bảng 1.4. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư
Nội dung Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch
1. Doanh thu thuần
2. Biến phí
3. Số dƣ đảm phí
4. Định phí bộ phận
5. Số dƣ bộ phận
6. Chi phí chung phân bổ
7. Lợi nhuận trƣớc thuế
8. Chi phí thuế TNDN
9. Lợi nhuận sau thuế TNDN
10. Vốn đầu tƣ
11. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ (ROI)
12. Thu nhập thặng dƣ (RI)
36

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1


Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, cung cấp cho
nhà quản trị các chỉ tiêu để đánh giá thành quả quản lý của từng bộ phận,
trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức. Nhiệm vụ của tổ chức là xây dựng
các trung tâm trách nhiệm phù hợp với cơ cấu tổ chức, đặc điểm kinh doanh
của mình, thông qua đó thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản trị phục vụ
cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Chƣơng 1 giới thiệu tổng quát một số kiến thức cần thiết về kế toán
trách nhiệm quản lý nhƣ khái niệm, vai trò, cơ sở hình thành kế toán trách
nhiệm làm cơ sở lý luận nghiên cứu cho các chƣơng sau. Đồng thời chƣơng 1
đã đi sâu phân tích nội dung của kế toán trách nhiệm đó là mỗi doanh nghiệp
có thể bao gồm bốn trung tâm trách nhiệm là trung tâm chi phí, trung tâm
doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tƣ. Mỗi trung tâm sẽ tƣơng
ứng với một cấp quản trị thích hợp, phụ thuộc vào quyền kiểm soát của nhà
quản trị đối với trung tâm đó. Và tùy theo từng trung tâm, kế toán trách nhiệm
sẽ có những phƣơng pháp để đánh giá thành quả khác nhau.
Bên cạnh đó, để đánh giá trách nhiệm quản lý tại mỗi trung tâm cần thiết
phải xây dựng hệ thống báo cáo tại các trung tâm: dự toán, báo cáo thực hiện,
các chỉ tiêu đánh giá các bộ phận. Đồng thời, không chỉ sử dụng phƣơng pháp
đánh thành quả quản lý thông qua các chỉ tiêu, báo cáo. Việc đánh giá còn
đƣợc sử dụng để xem xét tính thích hợp của các phƣơng pháp xây dựng các
chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động.
Trên cơ sở đó, luận văn sẽ tìm hiểu thực trạng về tổ chức kế toán trách
nhiệm tại Công ty Cổ phần Phú Tài và đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện kế
toán trách nhiệm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty trong
các chƣơng tiếp theo.
37

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ
TÀI
2.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Phú Tài
a. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Phú
Tài Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Phú Tài
Tên tiếng anh:Phutai Joint Stock Company
Tên viết tắt: Phutai Co - Tên giao dịch: PHUTAICO
Địa chỉ: Tòa nhà Phú Tài - 278 Nguyễn Thị Định, Phƣờng Nguyễn Văn
Cừ, TP Qui Nhơn, Tỉnh Bình Định
Công ty Cổ phần Phú Tài đƣợc thành lập năm 1995 trên cơ sở sát nhập 3
đơn vị làm kinh tế của Quân khu 5 – Bộ quốc phòng. Đến năm 1999 tiến hành
sát nhập thêm công ty Thắng Lợi để phát triển qui mô ngành nghề và nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
Công ty Phú Tài đƣợc chuyển đổi thành công ty Cổ phần và chính thức
đi vào hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần từ 01/01/2005 với tên gọi
Công ty Cổ phần Phú Tài. Ngay sau khi cổ phần hóa, Công ty đã có những
bƣớc chuyển biến mạnh mẽ. Hệ thống nhà máy, cơ sở kinh doanh đƣợc củng
cố và phát triển tại Khánh Hòa, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình
Định, phát huy tốt lợi thế vị trí địa lý mang lại.
Công ty Cổ phần Phú Tài là doanh nghiệp quân đội đầu tiên đƣợc chính
phủ cho phép hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Với bộ máy lãnh đạo
gọn nhẹ, năng động, phù hợp với cơ chế thị trƣờng, đội ngũ cán bộ kỹ thuật
giàu kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật lành nghề đƣợc đào tạo toàn diện về
chuyên môn, nghiệp vụ. Hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ
38

các nƣớc Ý, Nhật… Công ty Cổ phần Phú Tài khẳng định rằng: Tất cả các
khách hàng của Công ty đƣợc cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp với
yêu cầu và mong đợi.
Sản phẩm của Công ty đang đƣợc tiêu thụ rộng khắp các châu lục, đặc biệt
là sản phẩm thuộc ngành gỗ. Với mạng lƣới hoạt động rộng khắp các tỉnh miền
Nam, miền Trung và Tây nguyên, Công ty Cổ phần Phú Tài luôn nỗ lực để cung
cấp cho khách hàng những sản phẩm, hàng hóa dịch vụ ngày càng tốt hơn.
Với tinh thần chủ động sáng tạo, sự nỗ lực và kiên trì trong công tác đổi
mới, chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh một cách hợp lý và sự thành
công trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tổ chức xây dựng lực lƣợng.
Công ty Cổ phần Phú Tài đã vƣơn lên thành một trong những công ty vững
mạnh, uy tín với khách hàng trong và ngoài nƣớc.
Công ty Cổ phần Phú Tài luôn mong muốn và sẵn sàng hợp tác, liên
doanh, liên kết với các tổ chức, các nhân trong và ngoài nƣớc với mục đích
duy trì sự phát triển ổn định và bền vững.
b. Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động của Công ty rất đa dạng nhƣ: Sản xuất đá granite,
gỗ, lâm sản, các loại vật liệu xây dựng, các sản phẩm trang trí nội thất, hàng
thủ công mỹ nghệ; Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm của Công ty, vật
tƣ, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và hàng hóa tiêu dùng…
Công ty có mảng đầu tƣ kinh doanh bất động sản; Trang trí nội thất;
Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, cho thuê nhà xƣởng, kho bãi, văn phòng,
nhà ở; Xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi,
công trình hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
Đồng thời Công ty tham gia trồng rừng và trồng cây công nghiệp các
loại, khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng.
Công ty còn kinh doanh dịch vụ mua bán, bảo hành, sửa chữa các loại xe
39

ôtô và phụ tùng; Kinh doanh và dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách; Và
kinh doanh các ngành nghề khác theo qui định của Pháp luật.
c. Mục tiêu hoạt động của Công ty
Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thƣơng mại và dịch vụ
trong các lĩnh vực kinh doanh, nhằm tối đa hóa lợi nhuận có thể có đƣợc của
Công ty cho cổ đông; luôn tìm cách cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu
nhập và đời sống cho ngƣời lao động trong Công ty, đồng thời đảm bảo lợi
ích các cổ đông và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nƣớc.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức tại Công ty
a. Sơ đồ tổ chức của Công ty
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Các phòng chức năng

Phòng Kinh Phòng Tài Chính Phòng Nhân Sự


Doanh Kế Hoạch Hành Chính

Các đơn vị thành viên

Văn phòng Xí nghiệp Xí nghiệp Xí nghiệp sx Xí nghiệp Chi nhánh


công ty 380 Thắng Lợi VLXD Nhơn Hòa Toyota Đà Nẵng Đồng Nai

Cửa hàng tp Nhà Máy Nhà máy Nhà máy Qui


Toyota Qui Nhơn
Hồ Chí Minh Đắc Nông Khánh Hòa Nhơn

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Phú Tài


40

b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận



Đại hội cổ đông
Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, hoạt động thông qua cuộc
đại hội cổ đông thƣờng niên, đại hội cổ đông bất thƣờng. Đại hội cổ đông
bao gồm:

Đại hội cổ đông thường niên: Cổ đông có thể nắm bắt tình hình sản
xuất kinh doanh thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Đại hội thông qua quyết toán năm của bộ phận tài chính, đƣa ra các phƣơng
án phân phối, sữ dụng lợi nhuận và phân chia cổ tức. Đại hội quyết định việc
phát hành cổ phiếu, góp vốn cổ phần và tăng vốn điều lệ. Quyết định phƣơng
án nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tƣ cho năm tài chính tới. Xem xét
các sai phạm và quyết định hình thức xử lý đối với các thành viên trong ban
kiểm soát và hội đồng quản trị gây thiệt hại cho Công ty. Bầu bãi nhiệm, miễn
nhiện thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Thông qua điều lệ bổ sung,
sửa đổi nếu cần.

Đại hội đồng cổ đông bất thường: Quyết định chủ trƣơng xử lý các
vấn đề bất thƣờng. Bầu bãi nhiệm, miễn nhiệm, bổ sung, thay thế thành viên
hội đồng quản trị, ban kiểm soát vi phạm điều lệ của Công ty. Biểu quyết sửa
đổi, bổ sung điều lệ.

Ban kiểm soát
Là những ngƣời thay thế cổ đông kiểm soát mọi hoạt động của các nhà
quản trị và điều hành Công ty. Kiểm soát hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ
sách kế toán, tài sản, các báo cáo quyết toán, kiến nghị và khắc phục các sai
phạm. Ban kiểm soát gồm 3 ngƣời do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.

Hội đồng quản trị

Đƣợc Đại hội đồng cổ đông thành lập gồm 7 thành viên, đƣợc toàn
quyền đại diện cho Công ty trong việc quản lý và ra các quyết định liên quan
41

đến việc quản lý và hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trƣớc
Đại hội đồng cổ đông các quyết định về cơ cấu tổ chức, điều chỉnh vốn điều
lệ, chiến lƣợc phát triển, báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị, kết quả
hoạt động, quyết toán tài chính và phân phối lợi nhuận. Bổ nhiệm, miễn
nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán của Công ty. Quyết định mức lƣơng
cho các bộ phận quản lý đó. Xem xét và ủy quyền cho Giám đốc khởi kiện
các vụ án có liên quan đến quyền lợi và tài sản của Công ty.

Ban điều hành

Giám đốc: Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh
doanh hàng ngày của công ty theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản trị, qui
định của pháp luật. Sử dụng bảo toàn và phát triển nguồn vốn theo phƣơng án
chiến lƣợc đã đƣợc Hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua đại hội đồng cổ
đông. Xây dựng và trình Hội đồng quản trị chuẩn y về kế hoạch phát triển, đề
án tổ chức quản lý của Công ty, thực hiện phƣơng án đã đƣợc phê duyệt. Ký
kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động với ngƣời lao động.

Phó giám đốc: Là ngƣời giúp việc cho Giám đốc, đƣợc Giám đốc
phân quyền chỉ đạo và điều hành trực tiếp các phòng ban liên quan và các Xí
nghiệp, các Chi nhánh. Hàng tuần có trách nhiệm báo cáo trƣớc giám đốc về
tình hình sản xuất kinh doanh, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, thiết bị.

Phòng Tài chính kế toán
Hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích, báo cáo tính hình kinh doanh thực
hiện đúng nguyên tắc hạch toán kế toán các khoản chi phí phát sinh. Thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh toán các khoản công nợ. Thông qua phân tích
kinh doanh, đề xuất tham mƣu cho Ban điều hành về việc phân bổ, sữ dụng
tài sản, nguồn vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
42

 Phòng Kinh doanh


Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, thực hiện
các hoạt động marketing, ký kết các hợp đồng mua bán, đồng thời phụ trách
theo dõi việc mua nguyên vật liệu, lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Phòng Hành chính nhân sự

Giúp đỡ Ban điều hành trong việc tổ chức, ổn định nhân sự trong Công
ty, cân đối lao động, dự thảo các qui chế về phân phối tiền lƣơng, tiền thƣởng
trong toàn Công ty. Hƣớng dẫn các Xí nghiệp, Chi nhánh trong việc bố trí, tổ
chức lao động sản xuất, thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động, tổ chức thi
bậc thợ cho công nhân hàng năm, đảm bảo các chế độ cho ngƣời lao động
trong toàn Công ty.

Các Xí nghiệp và Chi nhánh

Mỗi Xí nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh một loại mặt hàng khác
nhau, chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lƣợng sản phẩm với khách
hàng, cạnh tranh tốt với các đối thủ trong ngành, hỗ trợ, hợp tác với các Xí
nghiệp trong Công ty trong việc thực hiện sứ mệnh chung: Vì sự tồn tại và
phát triển của Công ty.

Các nhà máy, cửa hàng

Mỗi nhà máy là một cơ sở sản xuất, chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo
chất lƣợng sản phẩm với khách hàng. Cửa hàng chịu trách nhiệm giới thiệu
sản phẩm cũng nhƣ tìm kiếm khách hàng cho Xí nghiệp, Công ty.

Mối quan hệ giữa các Phòng ban, Xí nghiệp trong Công ty

Các phòng ban tại Công ty cũng nhƣ tại Xí nghiệp hay Chi nhánh đều có
mối quan hệ hợp tác hỗ trợ lẫn nhau. Có trách nhiệm cung cấp kịp thời đầy đủ
các thông tin, dữ liệu về các hoạt động thuộc chức năng của mình để phục vụ
cho công tác chuyên môn của các Phòng ban khác trong việc thực hiện các
nhiệm vụ do Tổng giám đốc giao nhằm đạt mục tiêu chung của Công ty.
43

Trong quá trình sản xuất, các Xí nghiệp, Chi nhánh không phụ thuộc vào
Công ty. Các Xí nghiệp, Chi nhánh chủ động trong việc tìm kiếm nguồn
nguyên vật liệu đến khâu sản xuất, bán hàng. Công ty cơ bản chỉ quản lý về
đầu tƣ mua sắm, sữ dụng tài sản cố định.
Công ty chịu trách nhiệm quyết toán những nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc
và Bộ quốc phòng.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty
a. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Kế toán trƣởng

Phó phòng kế toán

Kế toán ngân hàng Kế toán tiền mặt Kế toán công nợ, tài sản, Thủ quỹ
tiền lƣơng, chứng khoán

Kế toán Xí nghiệp, Chi nhánh

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty



Kế toán trƣởng tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm trƣớc Ban giám
đốc về mọi mặt hoạt động theo các quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của
phòng Kế toán. Quản lý, phân công nhiệm vụ và theo dõi, giám sát việc thực
hiện nghiệp vụ của nhân viên Phòng kế toán. Xây dựng quy chế tổ chức, quy
định, quy trình nghiệp vụ của bộ phận kế toán trình Ban giám đốc ký ban
hành. Hƣớng dẫn và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên của Phòng. Lập các báo
cáo quản trị theo yêu cầu của Ban giám đốc. Cung cấp số liệu thống kê cho
lãnh đạo theo yêu cầu quản trị của Công ty. Kiểm soát và chịu trách nhiệm về
tính chính xác của báo cáo tài chính và các báo cáo định kỳ gửi các cơ quan
chức năng theo quy định...
 Phó phòng kế toán quản lý một số nghiệp vụ đƣợc Kế toán trƣởng
44

phân công và uỷ quyền. Chịu trách nhiệm trƣớc Kế toán trƣởng về nghiệp vụ
đƣợc phân công phụ trách. Lập sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo định kỳ
hàng ngày, tháng, quý, năm của Công ty. Chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu
kế toán, tài chính toàn Công ty để lập báo cáo kế toán, tài chính tổng thể của
Công ty. Đối chiếu số liệu chi tiết và tổng hợp của các bộ phận nghiệp vụ
trong Phòng kế toán. Kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số
liệu báo cáo tổng hợp toàn Công ty. Là đầu mối tập hợp báo cáo, kiểm tra và
trình ký trƣớc khi gửi các cơ quan chức năng.

Nhân viên kế toán tiền mặt theo dõi phát sinh tiền mặt hàng ngày,
theo dõi tạm ứng của cán bộ công nhân viên. Nhập chứng từ vào máy, cuối
tháng lập báo cáo thu chi tiền mặt.

Nhân viên kế toán ngân hàng theo dõi các khoản tiền gửi, tiền ký quỹ,
tiền vay của Công ty đối với ngân hàng, mở thƣ tín dụng, nhập chứng từ vào
máy, cuối tháng lập báo cáo về thu chi tiền gửi, đối chiếu số liệu giữa Công ty
với ngân hàng.

Nhân viên kế toán công nợ, tiền lƣơng, BHXH, hàng vật tƣ, TSCĐ
theo dõi nhập xuất vật tƣ, tình hình biến động về TSCĐ, trích khấu hao
TSCĐ. Nhập chứng từ vào máy, đến cuối tháng lập bảng kê tổng hợp nhập
xuất vật tƣ và các sổ chi tiết. Theo dõi công nợ đối với khách hàng, theo dõi
tiền lƣơng, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên…

Thủ quỹ chịu trách nhiệm bảo quản quỹ tiền mặt tại Công ty, đối
chiếu lƣợng tiền mặt tồn quỹ với kế toán tiền mặt tại Công ty, bảo quản các
chứng khoán có giá trị, thực hiện thủ tục thu chi quỹ tiền mặt.

Kế toán ở Xí nghiệp, Chi nhánh chịu trách nhiệm theo dõi tình hình
sản xuất kinh doanh, tình hình biến động tài sản của Công ty tại Xí nghiệp,
lập các báo cáo hàng quý theo quy định của Công ty, báo cáo về tình hình Xí
nghiệp cho Công ty.
45

b. Tổ chức kế toán tại Xí nghiệp


Kế toán trƣởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán Kế toán Kế toán công nợ, tài Thủ quỹ


ngân hàng tiền mặt sản, tiền lƣơng,
chứng khoán

Kế toán báo sổ

Nhân viên thống Kế toán bán hàng Kế toán tiền lƣơng


kê tại nhà máy tại chi nhánh tại nhà máy

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp


c. Chế độ kế toán áp dụng, hệ thống sổ sách, hệ thống báo
cáo
Công ty đang áp dụng luật kế toán và các “ Chuẩn mực kế toán Việt
Nam ” và chế độ kế toán áp dụng theo quyết định 15/2006 Bộ tài chính ban
hành ngày 20/03/2006. Đối với hình thức kế toán thì tất cả các đơn vị thành
viên và Công ty Cổ phần Phú Tài tổ chức công tác kế toán theo hình thức
Chứng từ ghi sổ. Hơn nữa, đây là hình thức kế toán đƣợc áp dụng trong hệ
thống phần mềm KISYS mà Công ty đang áp dụng, do vậy nếu áp dụng hình
thức ghi sổ này công tác kế toán không những đơn giản mà mang lại hiệu quả
cao.
46

Chứng từ gốc

Bảng tổng hợp Sổ thẻ kế


Sổ quỹ chứng từ gốc toán chi tiết

Sổ đăng kí chứng Chứng từ ghi sổ


từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
Sổ cái
chi tiết

Bảng cân đối số


phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú: Ghi hàng ngày


Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng
Hệ thống báo cáo của Công ty rất đơn giản, chỉ là những báo cáo có tính
bắt buộc nhƣ: Bảng cân đối kế toán; Bảng kết quả kinh doanh; Báo cáo lƣu
chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính.
2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI
2.2.1. Sự phân cấp quản lý tài chính tại Công ty
Phân cấp quản lý tài chính tại Công ty đƣợc thực hiện dựa trên Điều lệ
Công ty Cổ phần Phú Tài đƣợc thông qua vào ngày 22 tháng 3 năm 2011.
Tuy nhiên trong điều lệ Công ty chủ yếu chỉ ra những trách nhiệm chung
chung, không cụ thể về phân cấp tài chính.
47


Tổng giám đốc: xây dựng và trình hội đồng quản trị về kế hoạch phát
triển, ký kết các hợp đồng kinh tế, quyết định về việc phân bố và sử dụng tài
sản, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
(SXKD) của Công ty. Quyết định việc đầu tƣ, sản xuất kinh doanh, mua sắm
tài sản cố định (TSCĐ), phân phối lợi nhuận...

Phó giám đốc: quản lý tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tham
mƣu cho Tổng giám đốc về các hoạt động SXKD, các chính sách đầu tƣ, vấn
đề tìm kiếm thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm… Đồng thời đƣợc Tổng giám
đốc uỷ quyền để giải quyết công việc khi Tổng giám đốc đi vắng.

Các Phòng ban chức năng tại Công ty: Các phòng, ban chức năng tại
Công ty thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình, ngƣời đứng đầu các bộ
phận chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc, lập các báo cáo theo
yêu cầu của ban lãnh đạo Công ty. Chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa
vụ đối với Nhà nƣớc. Đề xuất với Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc về
việc trích lập và sử dụng các nguồn quỹ, tƣ vấn về việc mua sắm TSCĐ, đầu
tƣ sản xuất kinh doanh. Thực hiện các hoạt động SXKD nhƣ xuất nhập khẩu
gỗ thƣơng mại, cho thuê văn phòng ...

Các Xí nghiệp, Chi nhánh trực thuộc: Là đơn vị hạch toán kinh tế

phụ thuộc Công ty, đƣợc Công ty giao vốn và tài sản để thực hiện nhiệm vụ
SXKD, có trách nhiệm sử dụng hiệu quả các nguồn lực do Công ty giao, có
nghĩa vụ bảo toàn và phát triển vốn trong phạm vi số vốn Công ty giao. Quản
lý, khai thác và sử dụng những TSCĐ của Công ty giao và không đƣợc tự
mua sắm, đầu tƣ TSCĐ. Trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định của
Công ty. Trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, tự tìm kiếm đầu ra cũng nhƣ
đầu vào. Lập các báo cáo về tình hình hoạt động hàng quý nộp lên Công ty.

 Các nhà máy: chịu trách nhiệm sản xuất, quản lý các chi phí sản xuất.
48

Với sự phân cấp quản lý tài chính như trên có thể thấy rằng: Cơ cấu
quản lý tài chính ở Công ty còn lỏng lẻo, trách nhiệm quản lý chƣa cụ thể,
trách nhiệm của các bộ phận cũng nhƣ cá nhân chƣa đƣợc phân chia rõ ràng.
Công ty chƣa có quy chế cụ thể về phân cấp tài chính.
2.2.2. Các trung tâm trách nhiệm tại Công ty
Hiện nay khái niệm kế toán trách nhiệm chƣa thể hiện cụ thể tại Công
ty, nhƣng theo tình hình về phân cấp quản lý tài chính thì có thể thấy Công ty
phân chia các trung tâm trách nhiệm nhƣ sau:
a. Trung tâm đầu tư
Trung tâm đầu tƣ là cấp cao nhất mà đứng đầu là Hội đồng quản trị và
Ban điều hành, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Công ty. Chịu
trách nhiệm về việc sử dụng vốn, về lợi nhuận của toàn Công ty, đảm bảo
Công ty phát triển bền vững.
b. Trung tâm lợi nhuận
Văn phòng Công ty, các Xí nghiệp, Chi nhánh là các trung tâm lợi nhuận
thuộc cấp thứ hai, chịu trách nhiệm về doanh thu và chi phí mà đứng đầu là
Giám đốc, trƣởng Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về nhiệm vụ kinh doanh của
mình, về sản phẩm, về lợi nhuận đƣợc giao.
c. Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là các nhà máy sản xuất, chịu trách nhiệm về hoạt động của
các nhà máy là các quản đốc. Các quản đốc có trách nhiệm quản lý về toàn bộ chi
phí phát sinh tại nhà máy nhƣ chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công…
2.2.3. Công tác tổ chức báo cáo nội bộ tại Công ty
Dựa trên cơ sở của phân cấp quản lý, các bộ phận tùy thuộc vào phạm vi
quyền hạn của mình để quản lý và kiểm soát các thông tin kinh tế tài chính.
Các bộ phận thực hiện các kế hoạch do Công ty đƣa ra và có nhiệm vụ cung
cấp thông tin để lập các báo cáo tổng hợp phục vụ cho việc đánh giá toàn bộ
49

hoạt động của Công ty.


a. Báo cáo kế hoạch
Hiện nay, công tác lập kế hoạch SXKD tại Công ty đƣợc thực hiện định
kỳ vào cuối năm. Kế hoạch sản xuất kinh doanh đƣợc các Xí nghiệp lập nộp
lên Công ty, Phòng kế hoạch và Ban điều hành xem xét đƣa ra kế hoạch
chính thức cho toàn Công ty.

Tại các Xí nghiệp

Vào cuối quý 4, các Xí nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, kết quả hoạt
động sản xuất trong năm qua để xây dựng chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong
năm tới. Kế hoạch này do các phòng ban chức năng ở Xí nghiệp soạn thảo và
Giám đốc Xí nghiệp chịu trách nhiệm. Kế hoạch nộp về Công ty sẽ có sự điều
chỉnh và có ý kiến chuẩn y. Nhƣng kế hoạch của Xí nghiệp nộp lên gần nhƣ
Công ty không lƣu giữ, cơ bản là kế hoạch chung của toàn Công ty. Do đó
bảng kế hoạch này chƣa cụ thể chi tiết từng khoản mục chi phí, doanh thu, lợi
nhuận...
Bảng 2.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 – Xí nghiệp 380
STT CHỈ TIÊU ĐVT KẾ HOẠCH
1 Sản lƣợng khai thác 3 9.000
M
2 Sản lƣợng thực hiện
+ Đá ốp lát 2 845.000
M
+ Đá khối 3 4.000
M
3 Đơn giá bình quân
+ Đá ốp lát 2 424.675
Đ/M
+ Đá khối 3 2.500.000
Đ/M
4 Doanh thu Triệu đồng 368.850
+ Đá ốp lát 358.850
+ Đá khối 10.000
50

5 Hiệu quả bình quân


+ Đá ốp lát 2 77.959
Đ/M
+ Đá khối 3 500.000
Đ/M
6 Tổng hiệu quả sản xuất Triệu đồng 67.875
+ Đá ốp lát 65.875
+ Đá khối 2.000

7 Thu khác Triệu đồng


8 Chi phí tài chính Triệu đồng 13.000
9 Tổng hiệu quả sản xuất kinh doanh Triệu đồng 54.875
10 Chi phí QLXN Triệu đồng 9.000
11 Khấu hao TSCĐ Triệu đồng 15.000
12 Chi phí quản lý Công ty Triệu đồng 1.500
13 Lợi nhuận Triệu đồng 29.375
14 Lao động Ngƣời 408
15 Tiền lƣơng Đ/ng/tháng 5.093.137
(Nguồn số liệu:Xí nghiệp 380- Công ty Cổ phần Phú Tài)

Bảng kế hoạch đƣa ra rất đơn giản, mang tính chung chung, không thể
hiện cơ sở lập, cũng nhƣ số liệu cũ để từ đó có so sánh sự tăng trƣởng về sản
xuất, doanh thu cũng nhƣ lợi nhuận, không có kế hoạch cụ thể về chi phí hoặc
từ đó có thể đƣa ra kế hoạch tiết kiệm chi phí, nhu cầu về lao động để có kế
hoạch tuyển dụng hay về nhu cầu vốn, TSCĐ… Bảng kế hoạch tại Xí nghiệp
thể hiện sự đơn giản trong công tác lập kế hoạch tại Xí nghiệp, Chi nhánh.

Tại Công ty

Cuối quý 4, với sự tham mƣu của các Phòng ban chức năng tại Công ty,
dựa trên các bảng kế hoạch sơ bộ của các Xí nghiệp, lãnh đạo Công ty tiến
hành bàn bạc thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh, sau đó lãnh đạo Công
ty sẽ ra quyết định giao lại kế hoạch sản xuất kinh doanh đã duyệt cho các Xí
nghiệp. Kế hoạch này bao gồm:
51


Tổng hợp chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch năm: đƣa ra một số kế hoạch cho
toàn Công ty (Sản lƣợng sản phẩm chủ yếu, giá trị sản xuất theo ngành, doanh
thu theo ngành, tổng chi phí, lợi nhuận trƣớc thuế, nộp hệ thống tài chính
quân đội, …..)

Xác định chỉ tiêu nộp ngân sách: các chi tiêu nộp ngân sách của toàn
Công ty.

Kế hoạch giá trị tổng sản phẩm năm: cho các loại sản phẩm đá, gỗ, gỗ
thƣơng mại, dịch vụ sửa chữa ôtô, thƣơng mại ô tô (sản lƣợng sản phẩm,
doanh thu bán hàng)

Kế hoạch giá thành sản phẩm: cho các loại sản phẩm đá, gỗ, gỗ thƣơng
mại, dịch vụ sửa chữa ôtô, thƣơng mại ô tô ( chi phí NVL, chi phí nhân công,
chi phí SXC)

Kế hoạch chi phí bán hàng: kế hoạch cho toàn Công ty nhƣ chi phí

quảng cáo, bao bì, lƣơng nhân viên bán hàng…



Kế hoạch chi phí quản lý: kế hoạch cho toàn Công ty nhƣ lƣơng quản
lý, tiếp khách, lập dự phòng nợ phải thu…

Kế hoạch chi phí lãi vay: lãi vay dài hạn, lãi vay đầu tƣ thêm, lãi vay
ngắn hạn.

Kế hoạch nhu cầu vốn lƣu động.

Bảng đăng ký khấu hao cho toàn Công ty: các Xí nghiệp dựa vào đó

trích khấu hao.


Sau đây là một số Bảng Kế hoạch đƣợc lập tại Công ty Cổ phần Phú Tài:
52

Bảng 2.2. Kế hoạch nhu cầu vốn lưu động năm 2012
TT Chỉ tiêu Phân ra theo ngành nghề Cộng
Sản xuất Thƣơng mại Dịch vụ
I. Nhu cầu vốn lƣu đông
1 Doanh thu 716.000.000 1.014.000.000 70.000.000 1.800.000.000
2 Khấu hao TSCĐ 26.000.000 3.303.000 1.343.980 30.646.980
3 Lãi vay 34.667.500 2.215.000 6.600.000 43.482.500
4 Lợi nhuận 37.000.000 23.000.000 5.000.000 65.000.000
5 Tổng CP còn lại = (1) - (2) - 3) - (4) 618.332.500 985.482.000 57.056.020 1.660.870.520
6 Số vòng quay vốn ( vòng) 3 4 4
7 Nhu cầu vốn lƣu động = (5) : (6) 206.110.833 246.370.500 14.264.005 466.745.338
II Cân đối nguồn vốn
1 Vốn tự có 72.138.792 86.229.675 4.992.402 163.360.868
2 Vốn ch dụng khác (nợ phải trả) 41.222.167 44.274.100 2.852.801 88.349.068
3 Nhu cầu vốn vay = (17) - (II1.2) 92.749.875 115.866.725 6.418.802 215.035.402
(Nguồn số liệu: Công ty Cổ phần Phú Tài)
53

Bảng 2.3. Kế hoạch chi phí lãi vay năm 2012


STT Phân loại lãi vay Kế hoạch năm 2012
I Lãi vay dài hạn
1 Vốn dài hạn ( bình quân năm) 170.000.000
2 Trong đó : Vốn tự có 140.000.000
3 Vốn vay 30.000.000
4 Lãi suất ( %/năm) 18,00
5 Lãi dài hạn = ( 3) x ( 4) 5.400.000
II Lãi vay đầu tƣ thêm
1 Giá trị đầu tƣ dài hạn tăng thêm 55.300.000
2 Trong đó : Vốn tự có 35.000.000
3 Vốn vay 20.300.000
4 Trong thời gian đầu tƣ chịu lãi vay (tháng) 6
5 Lãi suất (%/tháng) 18,00
6 Lãi vay đầu tƣ thêm (3) x (4) x (5) 1.827.000
III Lãi vay ngắn hạn
1 Nhu cầu vốn vay 215.000.000
2 Lãi suất ( %/năm) 17
3 Lãi vay ngắn hạn = (1) x (2) 36.550.000
4 Tỷ suất lãi vay / trên DT
Cộng chi phí lãi vay: (15 + II 126+ III3) 43.500.000
(Nguồn số liệu:Công ty Cổ phần Phú Tài)
54

Bảng 2.4. Kế hoạch chi phí bán hàng năm 2012


Yếu tố chi phí Thực hiện năm 2011 Kế hoạch năm 2012
Số tiền Tỷ lệ /DT Số tiền Tỷ lệ /DT
1. Nâng cẩu vận chuyển hàng hóa 112.688.030 0,66 13.500.000 0,75
2. Bao bì, đóng gói 26.789.617 1,51, 28.500.000 1,58
3. Lƣơng nhân viên bán hàng 2.760.059 0,16 2.950.000 0,16
4. Các khoản trích theo lƣơng bán
hàng 103,595 0,01 135 0,01

5. Thủ tục giao nhận hàng hóa 2.952.918 0,00 3.200.000 0,18
6. Hoa hồng quảng cáo, tiếp thị 7.269.434 0,41 8.800.000 0,49
7. Phí và lệ phí chứng từ 2.799.999 0,16 2.900.000 0,16
8. Tiếp khách 1.120.191 0,06 1.500.000 0,08
9. Điện thoại, xăng xe nhân viên 1.003.632 0,06 1.300.000 0,07
10. Công cụ thiết bị phục vụ bán
hàng 536,773 0,03 860,000 0,05

11. Khấu hao TSCĐ phục vụ bán


hàng 373,061 0,00 320,000 0,02

12. Chi phí khác 1.422.576 0,08 1.586.595 0,09


Cộng 58.820.185 65.551.595
(Nguồn số liệu:Công ty Cổ phần Phú Tài)
55

Bảng 2.5. Kế hoạch chi phí quản lý năm 2012


Yếu tố chi phí Thực hiện năm 2011 Kế hoạch năm 2012
Số tiền Tỷ lệ /DT Số tiền Tỷ lệ /DT
1. Lƣơng quản lý 21.896.187 1,23 28.961.664 1,61

2. Các khoản trích theo lƣơng 997.406 0,06 2.120.434 0,12

3. Điênh thoại, fax, internet 999.458 0,06 1.100.000 0,06

4. VPP, báo chí 1.391.809 0,08 1.350.000 0,08

5. Dụng cụ, thiết bị phục vụ quản lý

6. Tiếp khách, giao tiếp, hội nghị 2.759.809 0,16 2.800.000 0,16

7. Công tác phí 1.176.179 0,07 1.100.000 0,06

8. Chi phí xe con 1.827.202 0,10 1.850.000 0,10

9. Điện, nƣớc dùng cho bộ phận quản lý 543.269 0,03 500.000 0,03

10. Chi phí, đào tạo, nghiệp vụ 424.225 0,02 450.000 0,03

11. Phí và lệ phí kinh doanh 2.397.466 0,14 2.050.000 0,11

12. Quảng cáo, phát triển kinh doanh 790.848 0,04 495.000 0,03

13. Khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng 2.915.448 0,16 1.250.000 0,07

14. Chi phí khác 4.686.725 0,26 2.188.741 0,12

15. Trích lập dự phòng nợ phải thu 1.879.174 0,11

16. Trích lập dự phòng trợ cấp mất việc 299.442 0,02 300.000 0,02

Cộng 44.984.647 46.515.839

(Nguồn số liệu:Công ty Cổ phần Phú Tài)

Các bảng kế hoạch của toàn Công ty đã chi tiết hơn so với kế hoạch của
các Xí nghiệp, thể hiện số liệu thực hiện trong năm cũ (n-1), tuy có sự so
sánh, nhƣng chƣa thật đầy đủ, bảng thì có bảng thì không. Ví dụ nhƣ: Bảng
Kế hoạch chi phí bán hàng có thể hiện số liệu năm cũ (n-1) và số liệu năm
mới (n), còn bảng Kế hoạch chi phí lãi vay, bảng Kế hoạch giá thành thì
56

không có số liệu cũ hay so sánh…. bảng Kế hoạch chi phí bán hàng có số liệu
thực hiện trong năm cũ (n-1) nhƣng không có số liệu kế hoạch của năm cũ
cũng nhƣ sự so sánh giữa hai năm.
Kế hoạch nhu cầu vốn lƣu động năm mới (n) chỉ thể hiện nhu cầu trong
năm mới (n), không thể hiện sự so sánh với năm cũ (n-1) để từ đó có thể đánh
giá sự tăng trƣởng, phát triển của Công ty.
b. Báo cáo thực hiện kế hoạch
Dựa trên cơ sở phân cấp quản lý nhƣ vậy nên báo cáo trong nội bộ Công
ty chủ yếu là những báo cáo tài chính hàng quý.

Tại các Xí nghiệp

Hàng tháng, phòng kinh doanh và phòng kế toán tại xí nghiệp, chi nhánh
lập Báo cáo kết quả hoạt động SXKD tháng cũ và Triển khai nhiệm vụ SXKD
tháng tới.
Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh tháng 10 năm 2012
Xí nghiệp 380
S Kế hoạch Thực hiện So sánh
CHỈ TIÊU ĐVT 10 tháng
TT 2012 %
đầu năm
1 Sản lƣợng khai thác 3 9.000 5.494 61,05
M
2 Sản lƣợng thực hiện
+ Đá ốp lát 2 845.000 637.857 75,49
M
+ Đá khối 4.000 3.334 83,35
M3
3 Đơn giá bình quân
+ Đá ốp lát 2 424.675 473.225 111,43
Đ/M
+ Đá khối 3 2.500.000 4.572.214 182,89
Đ/M
4 Doanh thu Triệu 368.850 317.094 85,07
+ Đá ốp lát đồng 358.850 301.850 84,12
+ Đá khối 10.000 15.243 152,44
5 Hiệu quả bình quân
+ Đá ốp lát 2 77.959 82.775 106,18
Đ/M
57

+ Đá khối 3 500.000 650.090 130,02


Đ/M
6 Tổng hiệu quả sản xuất Triệu 67.875 54.966 80,98
+ Đá ốp lát đồng 65.875 52.799 80,15
+ Đá khối 2.000 2.167 108,37
7 Thu khác Triệu 1.114
đồng
8 Chi phí tài chính Triệu 13.000 10.427 80,20
đồng
9 Tổng hiệu quả sản xuất Triệu 54.875 45.654 83,20
kinh doanh đồng
10 Chi phí QLXN Triệu đồng 9.000 8.505 94,50
11 Khấu hao TSCĐ Triệu đồng 15.000 12.500 83,30
12 Chi phí quản lý Công ty Triệu đồng 1.500 1.250 83,30
13 Lợi nhuận Triệu đồng 29.375 23.399 79,66
14 Lao động Ngƣời 408 389 95,25
15 Tiền lƣơng Đ/ng/tháng 5.093.137 4.691.238 92,11
(Nguồn số liệu:Xí nghiệp 380- Công ty Cổ phần Phú Tài)

Mặc dù là báo cáo của tháng 10/2012 nhƣng số liệu là số lũy kế 10 tháng,
không thể hiện số liệu thực trong tháng 10, nhƣ vậy khó có thể xem xét tình hình
sản xuất kinh doanh từng tháng, đánh giá hoạt động trong tháng và so sánh với
tháng cũ. Xí nghiệp chỉ quan tâm là đã thực hiện xong kế hoạch chƣa, nhƣ vậy
thì không rút ra đƣợc kinh nghiệp cũng nhƣ đánh giá tình hình để đƣa ra
phƣơng pháp hoạt động tốt hơn. Đồng thời bảng báo cáo này đƣợc lập và để tại
xí nghiệp mà không hề gửi lên Công ty để xem xét, đánh giá.
Hàng quý, căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từng quý,
các phòng ban chức năng tại xí nghiệp sẽ lập các báo cáo nộp lên Công ty:
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Bảng cân đối kế toán ( cụ thể từng xí nghiệp, cửa hàng thuộc xí nghiệp
lớn nhƣ chi nhánh Hồ Chí Minh thuộc sự quản lý của Xí nghiệp 380….).
- Bảng cân đối tài khoản.
58

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: gồm 3 phần (phần 1: lãi, lỗ;
phần 2: tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc; phần 3: thuế GTGT đƣợc
khấu trừ, thuế GTGT đƣợc hoàn lại, thuế GTGT đƣợc giảm, thuế GTGT
hàng bán nội địa.)
- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ.
- Báo cáo chi phí giá vốn hàng bán.
- Bảng tính giá thành sản xuất và chi phí dỡ dang.
- Báo cáo tiêu thụ sản phẩm.
- Báo cáo tiêu thụ sản phẩm không có nội bộ.
- Báo cáo doanh thu nội bộ.
- Báo cáo doanh thu.
- Báo cáo chi phí bán hàng.
- Báo cáo chi phí quản lý.
- Báo cáo doanh thu tài chinh và chi phí tài chính.
- Báo cáo thu nhập và chi phí khác.
Và một số báo cáo khác nhƣ bảng Số dƣ chi tiết các tài khoản nhƣ TK
131, TK 141, TK331, TK 138, TK 142, TK 242, ....
Các báo cáo trên là những báo cáo đơn giản, đều chỉ có số liệu thực hiện,
không thể hiện số liệu kế hoạch, không có sự so sánh số liệu thực tế - kế
hoạch; số liệu năm cũ(n-1) – năm mới (n), nhà quản trị sẽ không có sự đánh
giá chính xác kết quả hoạt động của các bộ phận thông qua báo cáo nhƣ kết
quả thực hiện chi phí sản xuất so với kế hoạch đề ra hay mức doanh thu trong
kỳ….

Tại Công ty: Hàng quý, căn cứ vào các báo cáo về kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh từng quý ở các Xí nghiệp, Chi nhánh, phòng Tài chính kế
toán sẽ lập báo cáo tài chính toàn Xí nghiệp. Và những báo cáo tài chính này
cũng chỉ là những báo cáo tài chính đơn thuần.
59

- Thuyết minh báo cáo tài chính


- Bảng cân đối kế toán ( cụ thể từng Xí nghiệp, cửa hàng thuộc Xí
nghiệp lớn nhƣ Chi nhánh Hồ Chí Minh thuộc sự quản lý của Xí nghiệp
380….).
- Bảng cân đối tài khoản.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: gồm 3 phần (phần 1: lãi, lỗi;
phần 2: tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc; phần 3: thuế GTGT đƣợ
khấu trừ, thuế GTGT đƣợc hoàn lại, thuế GTGT đƣợc giảm, thuế GTGT
hàng bán nội địa).
- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ.
- Báo cáo chi phí giá vốn hàng bán.
- Bảng tính giá thành sản xuất và chi phí dỡ dang.
- Báo cáo tiêu thụ sản phẩm.
- Báo cáo tiêu thụ sản phẩm không có nội bộ.
- Báo cáo doanh thu nội bộ.
- Báo cáo doanh thu.
- Báo cáo chi phí bán hàng.
- Báo cáo chi phí quản lý.
- Báo cáo doanh thu tài chính và chi phí tài chính.
Ngoài ra còn có một số báo cáo liên quan nhƣ bảng Số dƣ chi tiết các tài
khoản nhƣ TK 111, TK 112, TK 311 và TK 341, TK 315, ....
Dƣới đây là một số báo cáo 6 tháng đầu năm 2012 của toàn Công ty:
60

Bảng 2.7. Tổng hợp doanh thu 6 tháng năm 2012


Loại SP, dịch vụ VP cơ quan XN 380 XN Thắng Lợi XN Toyota XN Nhơn Hòa Cn Đồng Nai CN HCM Cộng
Đá thủ công xuất khẩu 9.428.333.798 0 9.428.333.798
Đá thủ công nội địa 8.514.133.691 0 8.514.133.691
Đá ốp lát xây dựng XK 25.111.129.229 0 25.111.129.229
Đá ốp lát xây dựng NĐ 101.367.673.019 0 101.367.673.019
Gỗ tinh chế xuất khẩu 0 115.957.718.760 0 33.433.091.618 149.390.810.378
Gỗ tinh chế nội địa 0 251.231.450 0 52.311.774.474 52.563.005.924
Gỗ tròn, xẻ nguyên liệu NĐ 51.238.008.794 0 617.112.400 0 12.465.032.604 1.149.303.928 65.469.457.726
Đá nghiền sàng 0 0 8.140.717.730 8.140.717.730
Xe toyota 0,00 277.878.726.383 277.878.726.383
DV bảo dƣỡng xe 33.900.814.645 33.900.814.645
Tm dịch vụ khác 314.573.403 17.112.000,00 137.277.912 56.190.910 0 0 0 525.154.225
Tổng cộng: 51.552.582.197 144.438.381.737 116.963.340.522 311.835.731.938 8.140.717.730 98.209.898.696 1.149.303.928 732.289.956.748
Doanh thu tài chính 2.485.100.368 1.031.751.193,00 270.246.110 101.725.720 2.172.300 64.869.804,00 3.976.545 3.959.842.040
Thu nhập khác 500.000 2.002.181.819 132.384.563 4.643.530.526 21.639.582 23.609.710 0 6.823.846.200
Tổng cộng: 54.038.182.565 147.472.314.749 117.365.971.195 316.580.988.184 8.164.529.612 98.298.378.210 1.153.280.473 743.073.644.988
Trong đó :Doanh thu nội bộ: 5.004.494.381
Cơ quan bán gỗ cho XN Thắng Lợi 2.364.195.757
CN Đồng Nai bán gỗ cho XN Thắng Lợi 2.627.603.169
XN Nhơn Hòa bán đá cho XN 380 12.695.455

(Nguồn số liệu: Công ty Cổ phần Phú Tài)


61

Bảng 2.8. Báo cáo doanh thu 6 tháng đầu năm 2012
Loại SP, dịch vụ Đvt Tổng cộng Xuất khẩu Nội địa Sản xuất Thƣơng mại, dịch vụ
Số lƣợng Thành tiền Số lƣợng Thành tiền Số lƣợng Thành tiền Số lƣợng Thành tiền Số lƣợng Thành tiền
1. Ngành đá: 152.561.987.467 34.539.463.027 118.022.524.440 135.053.126.449 17.508.861.018
Đá thủ công M3 8.393 17.942.467.489 6.883.028 9.428.333.789 1.509,29 8.514.133.691 2.160,45 5.163.488.548 6,232,12 12.778.978.941
Đá ốp lát xây dựng M2 179.662 126.478.802.248 46.582 25.111.129.229 133.079,72 101.367.673.019 172.081,27 212.748.920.171 7.580,64 4.729.882.077
Đá nghiềng sàng M3 38.171 8.140.717.730 38.171,10 8.140.717.730 38.171,10 8.140.717.730
2. Ngành gỗ 267.423.274.028 149.390.810.378 118.032.463.650 182.231.703.448 85.191.570.580
Gỗ tinh chế M3 6.864,92 201.953.816.302 4.913,14 149.390.810.378 1.951,78 52.563.005.924 6.118,41 182.231.703.448 746,51 19.722.112.854
XN Thắng Lợi 3.592 116.208.950.210 3.584,89 115.390.810.378 1,75 251.231.450 3.004,45 99.974.590.724 587,6 16.234.359.486
CN Đồng Nai 3.272,88 85.469.457.726 1.328,25 33.433.091.618 1.944,63 52.311.774.474 3.113,96 82.257.112.724 158,91 3.487.753.368
Gỗ tròn, xẻ NL M3 16.215,72 65.469.457.726 0 16,215,72 65.469.457.726 16,215,72 65.469.457.726
CQ Cty 13.790,14 51.238.008.794 13.790,14 51.238.008.794 13.790,14 51.238.008.794
XN Thắng Lợi 85,67 617.112.400 85,67 617.112.400 85,67 617.112.400
CN Đồng Nai 2.216,80 12.465.032.604 2.216,80 12.465.032.604 2.216,80 12.465.032.604
CN TP HCM 123,11 1.149.303.928 123,11 1.149.303.928 123,11 1.149.303.928
3. Ngành DV, TM 312.304.695.253 312.304.695.253 312.304.695.253
Xe Toyota Xe 380,00 277.878.726.383 0 380,00 277.878.726.383 0 380,00 277.878.726.383
Bảo dƣỡng xe // 11.431,00 33.900.814.645 11.431,00 33.900.814.645 11.431,00 33.900.814.645
T mại, dịch vụ khác 0,00 525.154.225 525.154.225
Cộng 732.289.956.748 183.930.273.405 548.359.683.343 317.248.829.897 415.005.126.851
Trong đó :Doanh thu nội bộ: 5.004.494.381
(Nguồn số liệu: Công ty Cổ phần Phú Tài)
62

Bảng 2.9. Báo cáo chi phí bán hàng 6 tháng đầu năm 2012
Loại SP, dịch vụ VP cơ quan XN Thắng XN Nhơn CN
XN 380 Lợi XN Toyota Hòa Cn Đồng Nai HCM Cộng
Cƣớc vân chuyển hàng xuất khẩu 1.253.189.540 0 1.253.189.540
Nâng cẩu, vận chuyển hàng hóa 8.000.000 4.810.952.213 662.150.435 23.076.000 314.100.182 203.348.362 6.021.627.192
Bao bì, đóng gói, bốc xếp 775.103.602 1.659.414.162 5.366.842.337 40.203.000 3.629.125.320 11.470.688.421
Lƣơng nhân viên bán hàng 0 769.659.739 769.659.739
Các khoản trích theo lƣơng 0 62.530.913 62.530.913
Thủ tục giao nhận hàng hóa 890.506.340 830.598.483 0 1.721.104.823
Hoa hồng, quảng cáo, tiếp thị 1.090.909 1.807.960.153 2.548.300.593 4.357.351.655
Phí và lệ phí chứng từ 9.971.702 686.129.503 1.313.822.627 0 210.367.434 2.220.291.266
Tiếp khách 0 352.318.232,00 352.318.232
Điện thoại, xăng xe nhân viên BH 0 327.102.809 327.102.809
Công cụ thiết bị phục vụ bán hàng 0 334.673.431 334.673.431
Khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng 0 184.620.282 184.620.282
Chi phí khác 70.402.468 15.734.461,00 0 295.716.636 2.831.391 40.091.718 424.776.674
Cộng 863.477.772 9.317.017.128 9.981.374.035 4.938.201.635 316.931.573 4.082.932.834 29.499.934.977
(Nguồn số liệu: Công ty Cổ phần Phú Tài)
63

Bảng 2.10. Báo cáo chi phí quản lý 6 tháng đầu năm 2012
Loại SP, dịch vụ VP cơ quan XN 380 XN Thắng XN Toyota XN Nhơn Cn Đồng Nai CN HCM Cộng
Lợi Hòa
Lƣơng bộ phận quản lý 2.161.566.746 2.583.688.179 1.268.009.642 1.754.976.238 311.662.516 1.500.000.000 106.890.324 9.686.793.645
Các khoản trích theo lƣơng 128.248.781 160.747.348 94.925.626 132.401.563 34.475.986 52.791.600 16.426.234 620.017.138
Điện thoại, fax 46.220.648 122.014.220 57.459.608 182.362.743 15.130.986 68.348.819,00 7.342.621 498.879.645
VPP, báo chí, dụng cụ VP 25.869.494 181.965.284 60.390.250 215.620.739 13.393.698 100.283.888,00 10.358.563 607.881.916
Tiếp khách, giao tiếp, hội nghị 251.401.707 614.830.975 444.584.916 302.224.903 39.529.000 146.707.728 2.119.091 1.801.398.320
Công tác phí 142.559.559 331.872.459 121.760.456 170.013.394 0 57.176.034 0 823.381.902
Chi phí xe con 155.120.371 423.252.156 96.877.726 89.129.836 62.954.032 166.733.171 23.566.902 1.017.634.194
Điện nƣớc dùng cho bộ phận QL 70.142.163 106.453.388 0 362.431.885 0 0 1.712.145 540.739.581
Chi phí nghiệp vụ, đào tạo 215.539.735 0 102.440.750 2.994.000 100.000 0 0 321.074.485
Phí và lệ phí kinh doanh 260.606.866 0 989.560.951 140.542.743 2.155.215 165.296.094 4.259.676 1.562.421.545
Quảng cáo phát triễn kinh doanh 174.888.119 0 0 0 0 0 0 174.888.119
Khấu hao TSCĐ 621.569.038 0 138.931.925 404.401.877 0 34.318.608 1.199.221.448
Chi phí quản lý khác 255.485.754 358.395.425 130.543.044 1.102.043.028 296.699.500 302.821.420 59.313.046 2.505.301.217
Trích lập dự phòng nợ phải thu 0 0 681.763.843 0 0 51.834.000 0 733.597.843
Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu -35.000.000 -35.000.000
Trích lập dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 78.730.067,00 52.098.176 0 0 0 0 130.828.243
Cộng 4.509.218.981 4.961.949.501 4.239.346.913 4.859.142.949 741.100.933 2.646.311.362 231.988.602 22.189.059.241
Nộp CPQL cấp trên 115.415.559 750.000.000 890.000.000 750.000.000 450.000.000 750.000.000 0 3.705.415.559
Phân bổ CPQL cấp trên -3.705.415.559 0 0 -3.705.415.559
Tổng cộng: 919.218.981 5.711.949.501 5.129.346.913 5.609.142.949 1.191.100.933 3.396.311.362 231.988.602 22.189.059.241
(Nguồn số liệu: Công ty Cổ phần Phú Tài)
64

Bảng 2.11. Tổng hợp doanh thu và chi phí tài chính 6 tháng đầu năm 2012
Loại SP, dịch vụ VP cơ quan XN 380 XN Thắng Lợi XN Toyota XN Nhơn Hòa Cn Đồng Nai CN HCM Cộng
A. Doanh thu tài chính 2.485.100.368 1.031.751.193 270.246.110 101.725.720 2.172.300 64.869.804 3.976.545 3.959.842.040
Lãi tiền gủi, tiền cho vay 402.708.218 11.945.282 13.635.235 50.806.846 2.172.300 9.730.763 2.000.825 492.999.469
Lãi đầu tƣ cổ phiếu, trái
phiếu 672.840.994 0 0 0 0 0,00 0 672.840.994
Cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia 155.296.800 778.845.000 0 1.975.720 936.117.520
Lãi do chênh lệch tỷ giá PS 1.144.161 240.960.911 256.610.875 0 55.139.041 0 553.854.988
Lãi bán hàng trả chậm 1.037.111.195 0 50.918.874 0 1.088.030.069
Hổ trợ lãi suất sau đầu tƣ 215.999.000 0 0 0 215.999.000
B. Chi phí tài chính 20.859.305 7.448.121.986 4.798.701.797 4.576.562.074 409.853.363 2.149.779.849 62.887.341 19.466.765.715
Lãi vay -964.823.325 7.201.995.183 4.419.438.328 4.576.562.074 409.853.363 2.069.717.382 62.887.341 17.775.630.346
Lỗ chênh lệch tỷ giá phát
sinh 241.856.049 246.126.803 379.236.469 0 0 80.062.467 0 947.281.788
Lỗ đầu tƣ chứng khoán 288.731.730 0 0 0 288.731.730
Phí giao dịch chứng khoán 6.892.382 0 0 0 6.892.382
Hoàn nhập dự phòng ĐTTC -1.539.424.936 -1.539.424.936
Dự phòng đầu tƣ chứng
khoán 1.987.627.405 0 0 1.987.627.405
65

Bảng 2.12. Báo cáo kết quả hoạt động khác 6 tháng đầu năm 2012
Loại SP, dịch vụ VP cơ quan XN 380 XN Thắng XN Toyota XN Nhơn Cn Đồng CN HCM Cộng
Lợi Hòa Nai
a. Thu nhập khác: 500.000 2.002.181.819 132.384.563 4.643.530.526 31.639.582 23.609.710 0 6.833.846.200
Thu thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ 2.002.181.819 58.181.818 47.272.727 2.107.636.364
Thu hổ trợ bán hàng xe Toyota 0 3.772.480.817 3.772.480.817
Tiền thuế nhập khẩu đƣợc hoàn lại 0 15.875.860 0 15.875.860
Thu hổ trợ sản xuất, bán hàng 0 17.627.665 0 17.627.665
Tỉnh hổ trợ tiền hội chợ 0 20.000.000 0 20.000.000
Thu các khoản nợ của khách hàng 0 823.776.982 823.776.982
Thu khách 500.000 0 20.699.220 0 31.639.582 23.609.710 76.448.512
B. Chi phí khác 21.189.000 1.099.218.649 0 852.284 31.770.246 76.882 0 1.153.107.061
Giá trị còn lại TSCĐ thanh lý,
nhƣợng bán 0 1.089.946.649 0 1.089.946.649
Các khoản phạt hành chính 21.189.000 9.272.000 0 0 130.664 30.591.664
Chi phí khác 0 852.284 31.639.582 32.491.866
C. Kết quả hoạt động khác -20.689.000 902.963.170 132.384.563 4.642.678.242 -130.664 23.532.828 5.680.739.139
(Nguồn số liệu: Công ty Cổ phần Phú Tài)
66

Nhìn chung, các Báo cáo thực hiện chỉ có số liệu thực hiện trong quý,
đƣợc tổng hợp từ các báo cáo của các Xí nghiệp, Chi nhánh nộp lên. Báo cáo
Doanh thu cũng nhƣ báo cáo về chi phí không thể hiện số liệu kế hoạch,
không so sánh, đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong 6 tháng đầu năm. Từ
những bảng báo cáo này, ta không thể đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch,
cũng nhƣ tình hình hoạt động của Công ty, từ đó không thể rút ra kinh
nghiệm hay thay đổi cách thức kinh doanh cũng nhƣ điều chỉnh sản xuất cho
phù hợp, hay có thể xem xét nên chú trọng vào loại hình sản xuất nào, chi phí
sản xuất cao là vì lý do nào?
Bên cạnh đó, không có báo cáo nào về Nhu cầu vốn lƣu động để đánh
giá tính cân bằng tài chính tại Công ty, việc sử dụng vốn nhƣ thế nào, kết quả
sản xuất kinh doanh so với kế hoạch...
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI

Thứ nhất là về phân cấp quản lý tài chính:

Theo quy chế quản lý điều hành Công ty, việc phân cấp quản lý tài chính
trong toàn Công ty chƣa có sự phân cấp rõ ràng từ văn phòng Công ty đến
các Xí nghiệp, Chi nhánh. Các Xí nghiệp đ ƣợc quyền tự chủ nhất định trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trên cơ sở quyền hạn và
trách nhiệm đƣợc giao, Ban giám đốc tại các Xí nghiệp vẫn chƣa có sự phân
chia trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho các bộ phận tại đơn vị mình trong
việc lập kế hoạch về doanh thu, chi phí và chịu trách nhiệm với kế hoạch đó.
Ngoài ra, Công ty có sự phân cấp quản lý nhƣng chƣa hình thành các trung
tâm trách nhiệm riêng biệt cho từng Xí nghiệp, chi nhánh, từng cá nhân và sự
gắn kết trách nhiệm cá nhân với kết quả hoạt động của từng bộ phận chƣa
thật sự rõ ràng. Vì vậy nhà quản trị cấp cao khó đánh giá đúng về kết quả
thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận,
67

cá nhân trong Công ty.



Thứ hai là về phân chia các trung tâm trách nhiệm:
Khái niệm về kế toán trách nhiệm chƣa thể hiện rõ tại Công ty nhƣng
việc phân công trách nhiệm thể hiện một phần kế toán trách nhiệm. Cần xác
định rõ các trung tâm trách nhiệm để việc thực hiện và đánh giá trách nhiệm
đƣợc cụ thể rõ ràng, giúp Ban điều hành có thể quản lý hoạt động, kết quả
SXKD của các bộ phận, Xí nghiệp, Chi nhánh và quản lý tài chính chặt chẽ
hơn.

Thứ ba là về công tác lập kế hoạch phục vụ cho việc đánh giá trách

nhiệm:
Việc xây dựng kế hoạch rất quan trọng, nó là mục tiêu mà doanh nghiệp
cần đạt đƣợc. Mặc dù công tác lập kế hoạch đã đƣợc thực hiện tại Công ty
nhƣng công tác lập kế hoạch chỉ mang tính chung chung chƣa đi vào cụ thể,
chi tiết cho từng loại chi phí, kết quả công việc từng cá nhân, bộ phận trong
Công ty. Việc lập kế hoạch tại các Xí nghiệp chỉ chủ yếu dựa vào bộ phận kế
toán tại Xí nghiệp mà ít có sự tham gia của các bộ phận khác. Điều đó làm
ảnh hƣởng đến việc đánh giá kết quả làm việc cũng nhƣ trách nhiệm của các
nhà quản trị tại các bộ phận.

Thứ tư là về hệ thống thông tin báo cáo:

Với việc phân cấp quản lý nhƣ hiện tại thì các Báo cáo đƣợc lập chƣa
đáp ứng đƣợc nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản lý, làm cho nhà quản
trị cấp cao trong Công ty rất khó đƣa ra quyết định và đánh giá hiệu quả hoạt
động của từng bộ phận, cũng nhƣ việc đánh giá trách nhiệm và mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của các cấp quản lý và các nhà quản trị tƣơng ứng.

Các Bảng kế hoạch mang tính chất chung chung, đơn giản không thể
hiện cơ sở lập, chƣa cụ thể các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận... nên
68

việc so sánh giữa thực hiện và kế hoạch, so sánh giữa các kỳ giữa các năm
khó khăn, khó thực hiện.
Các báo cáo hiện tại chỉ mang tính chất tổng hợp, số liệu thực hiện đơn
thuần và thực hiện theo hƣớng dẫn của chế độ kế toán doanh nghiệp là chính,
chứ chƣa giúp cho nhà quản trị trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt
động sản xuất kinh doanh, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của nhà quản trị,
cũng nhƣ đánh giá thành quả, trách nhiệm của các bộ phận, Xí nghiệp trong
Công ty.
Trong hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm các bộ phận, các chỉ tiêu
chỉ thể hiện đƣợc một phần trong công tác đánh giá trách nhiệm mà chƣa có
sự phân tích rõ ràng nguyên nhân dẫn đến việc không hoàn thành kế hoạch
hay vƣợt kế hoạch đề ra.
Các báo cáo đƣợc phòng kế toán tại các Xí nghiệp, Chi nhánh lập ra nên
chỉ có thể phân tích chung chung, mà chƣa đi vào cụ thể từng bộ phận, cá
nhân chịu trách nhiệm trong các Xí nghiệp, Chi nhánh.
69

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2


Chƣơng 2 đã mô tả thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty
Cổ phần Phú Tài từ bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức kế toán đến công tác lập
dự toán và các báo cáo thực hiện. Qua thực trạng đó đã cho thấy thông tin
nhận đƣợc từ hệ thống báo cáo nội bộ của Công ty chƣa đầy đủ, rõ ràng,
chƣa phát huy có hiệu quả vai trò cung cấp thông tin kế toán gắn với trách
nhiệm quản lý các bộ phận, Xí nghiệp, chi nhánh của Công ty. Các báo cáo
chƣa đáp ứng nhu cầu của các Nhà quản trị trong việc xem xét , đánh giá
trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong Công ty. Bên cạnh
đó, các trung tâm trách nhiệm chƣa thật sự phù hợp với tình hình hoạt động
SXKD của Công ty hiện nay.
Qua tìm hiểu và phân tích kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Phú
Tài cùng với việc vận dụng những nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán trách
nhiệm, tác giả xin đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức kế
toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Phú Tài. Từ đó, hệ thống kế toán trách
nhiệm có thể phát huy tác dụng và thực sự có hiệu quả trong công tác quản lý
doanh nghiệp trên cơ sở phân cấp quản lý tại Công ty.
70

CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI

3.1. TỔ CHỨC CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM THEO PHÂN


CẤP QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
3.1.1. Xác định các trung tâm trách nhiệm
Mặc dù Công ty đã có sự phân cấp quản lý, nhƣng việc phân cấp chƣa
thật sự gắn với sự hình thành các trung tâm trách nhiệm. Doanh thu, chi phí
không gắn liền với trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân nào và có thể phát
sinh những chênh lệch bất thƣờng. Nhà quản trị cấp cao không thể nắm đƣợc
tình hình hoạt động của cấp thấp hơn khi trách nhiệm theo từng nhiệm vụ
chƣa đƣợc đánh giá một cách cụ thể. Để đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà
quản trị cần thiết phải tổ chức các trung tâm trách nhiệm.
Dựa trên sự phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức hiện nay tại Công ty,
có thể tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, bao gồm: Trung tâm chi phí,
trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tƣ. Mô hình các
trung tâm trách nhiệm đƣợc tổ chức nhƣ sau:
- Cấp thứ nhất: là cấp cao nhất xét trên toàn Công ty, chịu trách nhiệm
toàn diện về mọi mặt hoạt động của Công ty nhƣ quyết định đầu tƣ mở rộng
quy mô sản xuất, lợi nhuận cần đạt đƣợc, phân phối lợi nhuận, mua sắm
TSCĐ... là Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Đây đƣợc xem là trung tâm
đầu tƣ.
- Cấp thứ hai:
 Các Xí nghiệp và Phòng kinh doanh của Công ty: các bộ phận này
chịu trách nhiệm cả về chi phí phát sinh, doanh thu, lợi nhuận, tìm kiếm khách
hàng, nguồn nguyên liệu... do đó đƣợc xác định là trung tâm lợi nhuận.
71

Chịu trách nhiệm về hoạt động SXKD của các đơn vị này là các Giám đốc và
trƣởng Phòng kinh doanh.

Chi nhánh và cửa hàng, Phòng kinh doanh tại Xí nghiệp: các bộ phận
này chịu trách nhiệm về lƣợng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, tìm kiếm khách
hàng... nhƣng không quản lý về chí phí sản xuất. Do đó các bộ phận này
đƣợc xác định là trung tâm doanh thu. Chịu trách nhiệm về hoạt động của các
đơn vị là chi nhánh trƣởng và cửa hàng trƣởng, trƣởng Phòng kinh doanh tại
Xí nghiệp.
 Các Phòng ban của Công ty: các Phòng ban này chịu trách nhiệm về
chi phí tiếp khách, Văn phòng phẩm... Đây đƣợc xác định là các trung tâm chi
phí linh hoạt. Chịu trách nhiệm về hoạt động của các Phòng ban này là trƣởng
phòng ban.
- Cấp thứ ba:

Các nhà máy sản xuất: chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất, về các
chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của các nhà máy nhƣ chi phí vật
liệu, nhân công... do đó đƣợc xác định là các trung tâm chi phí định mức.
Chịu trách nhiệm về hoạt động của các bộ phận này là các quản đốc.

Các Phòng ban của Xí nghiệp: chịu trách nhiệm về chi phí tiếp khách,
văn phòng phẩm, hội họp... phát sinh nên đƣợc xem là các trung tâm chi phí
linh hoạt. Chịu trách nhiệm về các Phòng ban này là các trƣởng phòng ban.
72

Trung tâm đầu tƣ


Hội đồng quản trị, ban điều hành

Trung tâm Trung tâm chi Trung tâm lợi Trung tâm lợi
doanh thu phí linh hoạt nhuận nhuận
Chi nhánh và cửa Các phòng ban Phòng kinh Giám đốc các
hàng, phòng kinh tại Công ty doanh Công ty Xí nghiệp
doanh Xí nghiệp

Trung tâm chi Trung tâm chi


phí linh hoạt phí định mức
Các phòng ban Các nhà máy
tại Xí nghiệp sản xuất tại các
Xí nghiệp

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại Công ty
Từ những phân cấp trên, có thể hình thành nên Bảng bố trí nhân sự sau:
Bảng 3.1. Bảng bố trí nhân sự
Số TT Trung tâm trách nhiệm Nhà quản trị
1 Trung tâm đầu tƣ
- Hội đồng quản trị, Ban điều - Tổng giám đốc Công ty
hành
2 Trung tâm lợi nhuận
- Phòng kinh doanh tại Công ty - Trƣởng phòng kinh doanh
- Xí nghiệp - Giám đốc xí nghiệp
3 Trung tâm doanh thu
- Chi nhánh, cửa hàng - Cửa hàng trƣởng, chi nhánh
trƣởng
4 Trung tâm chi phí định mức
- Các nhà máy sản xuất - Quản đốc
5 Trung tâm chi phí linh hoạt
- Các phòng ban tại Công ty. - Trƣởng các phòng ban
- Các phòng ban tại xí nghiệp.
73

3.1.2. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của các trung tâm trách nhiệm
Để các trung tâm trách nhiệm hoạt động có hiệu quả và phát huy năng
lực ở các cấp quản lý cần phải có quy định về mục tiêu, nhiệm vụ và sự giao
khoán công việc đến từng bộ phận, từng cá nhân nhằm hƣớng hoạt động của
các trung tâm đến mục tiêu chung của Công ty. Nhà quản trị ở mỗi trung tâm
trách nhiệm cần hiểu biết rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình để đề ra
những biện pháp kiểm soát thích hợp, mang lại hiệu quả cho trung tâm mình
quản lý.
a. Trung tâm chi phí
Mục tiêu: kiểm soát tốt các chi phí phát sinh tại trung tâm, giảm thiểu
các chi phí dƣới sự kiểm soát của nhà quản trị và tối đa hóa sản phẩm tạo ra.
Chi phí phải cân bằng với lợi ích mà nó mang lại.
Nhiệm vụ: Nhà quản trị phải kiểm soát, theo dõi các chi phí phát sinh tại
trung tâm, ghi chép cụ thể, lập các báo cáo kế toán phản ánh chi phí (chi phí
dự toán và thực tế), đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí, chỉ ra những
nguyên nhân dẫn đến chênh lệch so với dự toán và trách nhiệm của những bộ
phận, cá nhân liên quan. Trong điều kiện nhu cầu sử dụng thông tin, các báo
cáo này phải đƣợc tổ chức lập định kỳ hàng tháng.

Đối với trung tâm chi phí định mức là nhà máy sản xuất tại các Xí
nghiệp, mục tiêu là tăng cƣờng tính tự chịu trách nhiệm về chi phí, kiểm soát
toàn bộ những chi phí phát sinh, tối đa hoá sản lƣợng sản phẩm sản xuất. Để
đạt đƣợc mục tiêu, các trung tâm chi phí phải theo dõi và quản lý vật tƣ, nhân
công của từng tổ sản xuất. Trong đó:
 Đối với mục tiêu kiểm soát chi phí nguyên vật liệu: cần phân rõ trách
nhiệm kiểm soát nguyên vật liệu trong khâu sản xuất, chủ yếu kiểm soát
lƣợng nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất. Ví dụ nhƣ kiểm soát
M2 gỗ, đá sản xuất....
74


Đối với mục tiêu kiểm soát chi phí lao động: các tổ trƣởng tham gia
trực tiếp vào việc kiểm soát và theo dõi các chi phí về lao động, chịu trách
nhiệm về:
+ Kiểm soát việc chấm công, kiểm soát chất lƣợng công
việc. + Ghi chép thời gian cho từng công việc cụ thể.
+ Chuyển bảng chấm công đến bộ phận thích hợp để phân tích.
+ Sắp xếp số lƣợng công nhân phù hợp với kỹ năng làm việc của họ
vào từng công việc cụ thể, kiểm soát lƣợng thời gian dành cho từng công
việc. Qua đó, góp phần quản lý chi phí tiền lƣơng một cách có hiệu quả ở các
trung tâm chi phí.

Đối với các trung tâm chi phí linh hoạt là các phòng ban chức năng tại
Công ty và các phòng ban ch ức năng tại các Xí nghiệp cũng cần tăng cƣờng
kiểm soát những chi phí phát sinh, sử dụng các nguồn lực vật chất khác tại
trung tâm nhƣ: điện, nƣớc, văn phòng phẩm,…
b. Trung tâm doanh thu
Mục tiêu: Phải đạt đƣợc sự tăng trƣởng về sản lƣợng sản phẩm, dịch vụ
tiêu thụ theo kế hoạch đề ra, tìm kiếm thêm nhiều đơn đặt hàng, nhiều khách
hàng, thực hiện tốt các chính sách bán hàng, mang lại uy tín cho Công ty, mở
rộng thị trƣờng.
Nhiệm vụ: tích cực trong việc tạo mối quan hệ với khách hàng nhằm mở
rộng thị trƣờng, tăng doanh thu tiêu thụ, thực hiện các chính sách bán hàng
phù hợp...
Để thực hiện đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ của cửa hàng và chi nhánh phải
lập và thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo dự toán, theo dõi bán hàng, quản lý
CPBH phát sinh tại bộ phận mình, chủ động trong việc tổng hợp doanh thu
bán hàng và xác định các nguyên nhân gây nên biến động doanh thu.
75

c. Trung tâm lợi nhuận


Mục tiêu: Đảm bảo tăng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, đảm bảo tốc độ
tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn, tăng lợi nhuận.
Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục tiêu nhƣ vậy, tại các Xí nghiệp cũng nhƣ
Phòng kinh doanh Công ty cần tổng hợp đầy đủ, chính xác doanh thu, chi phí
và xác định kết quả kinh doanh. Đồng thời theo dõi và quản lý tình hình sử
dụng tài sản, đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả, đem lại lợi nhuận ngày càng cao.
Các Xí nghiệp cần chủ động hơn trong việc tổng hợp doanh thu bán sản phẩm
ra bên ngoài, tập hợp CPBH, chi phí lƣơng nhân viên, tiền vận chuyển, bốc
dỡ và các CPQLDN nhƣ chi phí văn phòng phẩm…
Giám đốc các xí nghiệp, trƣởng Phòng kinh doanh Công ty có trách
nhiệm theo dõi, phân tích tình hình chi phí và doanh thu của đơn vị mình và
mức độ hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đặt ra.
d. Trung tâm đầu tư
Mục tiêu của trung tâm đầu tƣ tại Công ty là làm thế nào để sử dụng vốn
có hiệu quả, đạt mục tiêu trong hoạt động SXKD. Nhà quản trị cấp cao phải
xây dựng đƣợc các dự án đầu tƣ, tăng cƣờng quản lý sử dụng vốn và khả
năng huy động các nguồn tài trợ. Công ty phải tăng trƣởng cao và phát triển
bền vững.
Nhiệm vụ: Nhà lãnh đạo cấp cao của trung tâm đầu tƣ phải nắm bắt
đƣợc: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh của
toàn Công ty và các đơn vị thành viên đóng góp vào tổng doanh thu nhƣ thế
nào. Đánh giá đúng mức độ hoàn thành kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận. Xác
định đúng các chỉ tiêu sản lƣợng, doanh thu hòa vốn, khả năng sinh lời của
một đồng vốn đầu tƣ tại các đơn vị trực thuộc và toàn Công ty là bao nhiêu?
Từ đó phân bổ các nguồn lực, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị
76

thành viên một cách hiệu quả.


3.2. ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ TẠI CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM
Để đánh giá thành quả tại các trung tâm trách nhiệm thì trƣớc hết các
trung tâm trách nhiệm cần phải lập dự toán hay kế hoạch hàng kỳ. Công tác
lập dự toán đòi hỏi các nhà quản lý của các trung tâm phải có trách nhiệm đối
với việc hoàn thành mục tiêu cho các hoạt động dƣới sự kiểm soát của mình.
Công tác lập dự toán hay kế hoạch càng khoa học thì càng có cơ sở để đánh
giá thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm một cách chính xác.

Bộ phận kế toán và Phòng kinh doanh tiến hành lập kế hoạch cho đơn vị
mình với các chỉ tiêu cụ thể sát với tình hình thực tế có thể thực hiện đƣợc.
Sau đó, cung cấp thông tin kế hoạch đã lập cho văn phòng Công ty, cụ thể là
Phòng kế toán, Phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh sẽ căn cứ vào mục tiêu
chung của toàn Công ty để điều chỉnh lại các chỉ tiêu trong kế hoạch của các
đơn vị trực thuộc và lập nên kế hoạch sản xuất kinh doanh năm và trình Tổng
giám đốc xem xét phê duyệt. Từ sự phê duyệt đó, kế hoạch sản xuất kinh
doanh kỳ đến sẽ đƣợc giao cho các Xí nghiệp, Chi nhánh và các Xí nghiệp,
chi nhánh tiến hành thực hiện. Giám đốc đơn vị sẽ chịu trách nhiệm thực hiện
với kế hoạch đƣợc giao.
Trên cơ sở các trung tâm trách nhiệm đƣợc thiết lập, ta có thể xây dựng
các chỉ tiêu để đánh giá thành quả hoạt động và trách nhiệm quản lý của các
trung tâm với kết quả hoạt động chung toàn Công ty.
77

Hệ thđống kế toán Cơ cấu tổ chức Chỉ tiêu đánh


trách nhiệm quản lý giá

Trung tâm đầu tƣ Hội đồng quản trị, -Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ
ban điều hành ROI
-Thu nhập thặng dƣ RI

Trung tâm lợi Giám đốc xí nghiệp,


Các báo cáo kết
nhuận phòng kinh doanh
quả kinh doanh
Công ty

Cửa hàng, chi nhánh,


Trung tâm doanh Các báo cáo biến
phòng kinh doanh xí
thu động về doanh thu
nghiệp

Báo cáo về chi


Trung tâm chi phí Các phòng ban tại Công
phí
linh hoạt ty, các phòng ban tại xí
nghiệp

Trung tâm chi phí Nhà máy sản Các báo cáo biến
định mức xuất động về chi phí

Phân xƣởng I Phân xƣởng II Phân xƣởng III

Sơ đồ 3.2. Hệ thống kế toán trách nhiệm


78

3.2.1. Trung tâm chi phí


a. Lập kế hoạch chi phí

Trung tâm chi phí định mức là nhà máy sản xuất tại các Xí nghiệp
Hiện nay, các Xí nghiệp tại Công ty đã xây dựng các định mức nguyên
vật liệu, định mức thời gian lao động. Tại Công ty cũng lập kế hoạch chi phí
giao cho các Xí nghiệp, tuy nhiên kế hoạch Công ty lập ra chỉ mang tính so
sánh, đối chiếu giữa các kỳ, chỉ chung chung, không cụ thể. Nó chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu phân tích và thông tin kịp thời cho nhà quản trị trong việc đƣa
ra các quyết định kinh doanh. Vì vậy, cần hoàn thiện công tác lập dự toán chi
phí tại các nhà máy thuộc các Xí nghiệp.
Trƣớc khi lập kế hoạch chi phí cần phân loại chi phí theo cách ứng xử
chi phí. Phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử chi phí là phân tích chi
phí phát sinh tại phân xƣởng sản xuất thành biến phí và định phí hay chi phí
hỗn hợp để nhà quản trị thấy đƣợc chi phí biến động nhƣ thế nào khi mức
hoạt động thay đổi, giúp các nhà quản trị nâng cao hiệu quả SXKD. Với biến
phí là tiết kiệm chi phí cho một đơn vị mức độ hoạt động, với định phí là nâng
cao hiệu lực của chi phí trong SXKD nhờ đó tạo điều kiện cho các nhà quản
trị tiến hành lập kế hoạch, kiểm soát và quản lý chi phí.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhƣ Gỗ, đá …
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí tiền lƣơng, các khoản
trích theo lƣơng, bảo hiểm thất nghiệp, phụ cấp...
- Biến phí sản xuất chung bao gồm tiền lƣơng, bảo hiểm, các vật tƣ,
nhiên liệu, điện nƣớc, dịch vụ mua ngoài dùng cho toàn bộ phân xƣởng.
- Định phí sản xuất chung bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, các
khoản Công ty phân bổ.
Do đặc điểm các sản phẩm phải đƣợc sản xuất theo qui trình nên công
tác xây dựng các kế hoạch chi phí sản xuất phải do bộ phận kỹ thuật thực
79

hiện. Kế hoạch về chi phí bao gồm:


Kế hoạch về sản lượng tiêu thụ: kế hoạch này do Công ty lập dựa trên
kế hoạch mà các Xí nghiệp trình lên, phân bổ lại cho các Xí nghiệp, chi
nhánh, cửa hàng. Kế hoạch này sẽ đƣợc lập hàng năm, phân ra từng quý.
Kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành: kế hoạch này thì do các Xí
nghiệp lập, đƣợc lập cho cả năm, phân ra từng quý. Bộ phận kỹ thuật sẽ xây
dựng kế hoạch chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất
chung.
Các Xí nghiệp sẽ lập kế hoạch chung cho cả Xí nghiệp rồi phân ra cụ thể
cho từng nhà máy, phân xƣởng; lập kế hoạch cho cả năm và phân ra từng
quý; chi tiết chi phí cho từng loại sản phẩm cụ thể. Sau đây là ví dụ minh họa
về kế hoạch chi phí vật liệu tại nhà máy ở Xí nghiệp Thắng Lợi thuộc Công ty
Cổ phần Phú Tài.
80

Bảng 3.2. Kế hoạch chi phí sản xuất tại Nhà Máy thuộc XN Thắng Lợi - 2012
ĐVT : đồng
Yếu tố chi phí Phân ra theo sản phẩm
Gỗ ngoài trời Gỗ nội thất
M3 Tổng M3 Tổng
I. Sản lƣợng (M3) 7.000 6.500
II. Chi phí vật liệu 20.911.032 146.377.224.000 13.896.694 90.328.511.000
1. Chi phí NVL 13.551.032 94.857.224.000 8.446.154 54.900.001.000
2. Chi phí VL phụ 7.360.000 51.520.000.000 5.450.540 35.428.510.000
III. Chi phí nhân công 5.206.500 36.445.500.000 4.769.457 31.001.471.000
1. Lƣơng công nhân SX 4.990.000 34.930.000.000 4.085.786 26.557.609.000
2. Nhân công thuê ngoài 0 0 0 0
3. Các khoản theo lƣơng 116.500 815.500.000 108.671 706.362.000
4. Tiền ăn ca 100.000 700.000.000 575.000 3.737.500.000
IV. Chi phí SX chung 2.289.030 16.023.210.000 1.456.886 9.469.760.000
1. Khấu hao TSCĐ 1.000.000 7.000.000.000 615.385 4.000.000.000
2. Điện năng 295.000 2.065.000.000 332.500 2.161.250.000
3. Nhiên liệu chạy máy 0 0 0 0
4. Sữa chữa MMTB 120.000 840.000.000 306.500 1.992.250.000
5. Công cụ dụng cụ sx 195.000 1.365.000.000 48.500 315.250.000
81

6. CP quản lý xƣởng 568.000 3.976.000.000 123.400 802.100.000


- Quản lý xưởng 398.000 2.786.000.000 75.000 487.500.000
- Bảo hộ lao động 75.000 525.000.000 28.900 187.850.000
- Bảo hiểm nhà máy 0 0 0 0
- Nâng, cẩu VC nội bộ 95.000 665.000.000 19.500 126.750.000
7. Chi phí thuê GC ngoài 50.000 350.000.000 0 0
8. CP sx chung khác 61.030 427.210.000 79.102 514.160.000
Tổng 28.406.562 198.845.934.000 20.171.537 131.114.992.000
82


Trung tâm chi phí linh hoạt là các phòng ban
Ngoài các trung tâm chi phí định mức, Công ty còn có các trung tâm chi
phí linh hoạt là các phòng ban tại Công ty và tại các Xí nghiệp. Tại trung tâm
chi phí cần lập kế hoạch chi phí phát sinh dựa trên cơ sở phân loại chi phí
thành chi phí kiểm soát đƣợc và chi phí không kiểm soát đƣợc. Những chi
phí mà nhà quản trị (NQT) có thể kiểm soát và tác động đến mức độ của
khoản chi phí đó xếp vào loại chi phí kiểm soát đƣợc, ngƣợc lại những chi
phí mà NQT không thể tác động vào đƣợc xếp vào loại chi phí không kiểm
soát đƣợc. Việc phân loại này sẽ định hƣớng các phòng ban giảm các chi phí
kiểm soát đƣợc, đồng thời thuận tiện trong việc phân tích chi phí và ra các
quyết định xử lý, góp phần đánh giá trách nhiệm của từng phòng ban.
Dựa vào khả năng kiểm soát các loại chi phí của các phòng ban theo
phân cấp quản lý ở Công ty hiện nay, có thể phân loại chi phí phát sinh tại đây
nhƣ sau:
+ Chi phí kiểm soát đƣợc bao gồm: chi phí tiền lƣơng; các chi phí điện
nƣớc, điện thoại, internet sử dụng; chi phí văn phòng phẩm; công tác phí; chi
phí tiếp khách, hội nghị và các chi phí khác phát sinh tại phòng ban.
+ Chi phí không kiểm soát đƣợc bao gồm: các khoản trích theo lƣơng
theo quy định Nhà nƣớc và chi phí khấu hao TSCĐ.
b. Đánh giá thành quả của các trung tâm chi phí
Mục tiêu của trung tâm chi phí là tối đa hóa sản lƣợng sản phẩm tạo ra,
giảm tối thiểu chi phí sử dụng. Vì vậy khi đánh giá thành quả trung tâm chi
phí dựa trên cơ sở các báo cáo kế hoạch hay dự toán về chi phí và thực hiện,
sử dụng phƣơng pháp phân tích phù hợp. So sánh giữa dự toán và thực hiện
để xác định mức độ hoàn thành kế hoạch về chi phí của trung tâm. Sử dụng
phƣơng pháp số chênh lệch giữa chi phí thực tế với kế hoạch hay dự toán.
Ví dụ nhƣ: liên quan đến chi phí vật liệu sẽ là các chi phí phát sinh trong
83

quá trình mua sắm, bảo quản và đƣa vào sử dụng. Tƣơng ứng với sự vận
động của dòng chi phí vật liệu là trách nhiệm của các bộ phận liên quan: bộ
phận thu mua, bộ phận tiếp nhận và các bộ phận sản xuất. Bộ phận thu mua
phải có trách nhiệm giải thích những nguyên nhân dẫn đến những biến động
về giá nguyên vật liệu thay đổi, sự biến động về lƣợng nguyên vật liệu tiêu
hao thuộc về trách nhiệm của bộ phận sản xuất. Do đó bộ phận sản xuất sẽ
tiến hành lập báo cáo về tình hình sử dụng nguyên vật liệu nhằm xác định
mức biến động về định mức hay đơn giá nguyên vật liệu, trên cơ sở đó có thể
đánh giá đƣợc nguyên nhân có thể do chất lƣợng nguyên vật liệu thu mua,
hay lãng phí trong khâu sản xuất.
Các chỉ - Chênh lệch chi phí: Chi phí thực tế - Chi phí dự toán ( định

tiêu mức)

- Mức độ hoàn thành định mức chi phí và dự toán chi phí.
- Khả năng kiểm soát chi phí trong mối quan hệ với doanh thu
Đánh giá ƣớc tính.
trách -Khả năng kiểm soát các nhân tố làm gia tăng chi phí.
nhiệm - Số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm tạo ra so với mức tiêu hao
chi phí bỏ ra.

c. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí



Đối với trung tâm chi phí là các nhà máy
Tại các Xí nghiệp, các báo cáo từ các nhà máy đƣợc lập chuyển về các
phòng ban chức năng của Xí nghiệp giúp cho việc theo dõi tình hình thực hiện
các định mức chi phí, trƣờng hợp chi phí phát sinh vƣợt quá định mức cho
phép thì các phòng ban chức năng theo phân cấp quản lý phải tìm nguyên
nhân và kịp thời có biện pháp điều chỉnh.
Ví dụ nhƣ chi phí vật liệu phát sinh trong quá trình mua sắm, bảo quản
84

và đƣa vào sử dụng. Tƣơng ứng với sự vận động của dòng chi phí vật liệu là
trách nhiệm của các bộ phận liên quan: bộ phận thu mua, bộ phận tiếp nhận và
các bộ phận sản xuất. Bộ phận thu mua phải có trách nhiệm giải thích những
nguyên nhân dẫn đến những biến động về giá nguyên vật liệu thay đổi, sự
biến động về lƣợng nguyên vật liệu tiêu hao thuộc về trách nhiệm của bộ
phận sản xuất. Do đó bộ phận sản xuất sẽ tiến hành lập báo cáo về tình hình
sử dụng nguyên vật liệu nhằm xác định mức biến động về định mức hay đơn
giá nguyên vật liệu, trên cơ sở đó có thể đánh giá đƣợc nguyên nhân có thể do
chất lƣợng nguyên vật liệu thu mua, hay lãng phí trong khâu sản xuất.

Dƣới đây là minh họa về báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí định
mức ở nhà máy thuộc Xí nghiệp 380. Báo cáo đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở
biến động giữa chi phí sản xuất thực tế phát sinh và kế hoạch:
85

Bảng 3.3. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí định mức – sản phẩm Đá ốp lát Granite
Nhà máy Qui Nhơn – Xí nghiệp 380
6 tháng đầu năm- 2012 ĐVT : đồng

Kế hoạch 2012 Kế hoạch 6 tháng 2012 Thực hiện 6 tháng 2012 Chênh lệch tính
Yếu tố chi phí 2
cho 1M
2 Tổng chi phí 2 Tổng chi phí 2 Tổng chi phí % Giá trị
1M 1M 1M
1 2 3 4 5 6 7 8 9
2 425.000 212.500 158.075 74,39 2
I. Sản lƣợng (M ) 54.425M
II. Chi phí vật liệu 341.670 145.209.725.000 341.670 72.604.862.500 375.179 59.306.445.565 110 33.509

1. Chi phí NVL 294.123 125.002.225.000 294.123 62.501.112.500 338.691 53.538.650.634 115 44.568

2. Chi phí VL phụ 47.547 20.207.500.000 47.547 10.103.750.000 36.488 5.767.794.931 77 -11.059

III. Chi phí nhân công 52.636 22.370.095.000 52.636 11.185.047.500 35.767 5.653.791.803 68 -16.869

1. Lƣơng công nhân SX 49.259 20.934.970.000 49.259 10.467.485.000 24.481 3.869.762.945 50 -24.778

2. Nhân công thuê ngoài 0 0 0 0 5.682 898.247.174 5.682

3. Các khoản theo lƣơng 1.987 844.605.000 1.987 422.302.500 2.415 381.738.330 122 428

4. Tiền ăn ca 2.566 1.090.520.000 2.566 545.260.000 3.189 504.043.354 124 623

IV. Chi phí SX chung 10.2831 43.703.167.000 10.2831 21.851.583.500 94.368 14.917.227.306 92 -8.463
86

1. Khấu hao TSCĐ 32.941 14.000.000.000 32.941 7.000.000.000 44.283 7.000.000.000 134 11.342

2. Điện năng 24.177 10.275.000.000 24.177 5.137.500.000 22.747 3.595.731.900 94 -1.430

3. Nhiên liệu chạy máy 0 0 0 0 880 139.106.253 880

4. Sữa chữa MMTB 14.119 6.000.600.000 14.119 3.000.300.000 11.007 1.739.914.383 78 -3.112

5. Công cụ dụng cụ sx 588 250.025.000 588 125.012.500 167 26.441.163 28 -421

6. CP quản lý xƣởng 24.418 10.377.750.000 24.418 5.188.875.000 11.046 1.746.123.074 45 -13.372

- Quản lý xưởng 16.118 6.850.000.000 16.118 3.425.000.000 3.908 617.725.998 24 -12.210

- Bảo hộ lao động 1.048 445.250.000 1.048 222.625.000 1.109 175.384.039 106 61

- Bảo hiểm nhà máy 0 0 0 0 126 19.953.000 126

- Nâng, cẩu VC nội bộ 7.253 3.082.500.000 7.253 1.541.250.000 5.903 933.060.037 81 -1.350

7. CP sx chung khác 6.588 2.799.792.000 6.588 1.399.896.000 4.238 669.910.533 64 -2.350

Tổng 498.313 211.782.987.000 498.313 105.891.493.500 505.314 79.877.464.674 101 7.001


87

Trong báo cáo thể hiện rõ sản lƣợng sản xuất chƣa đạt kế hoạch, sản
lƣợng giảm 25,61% tƣơng đƣơng giảm 54.425M2. Nhƣng giá thành 1M2 đá
ốp lát Granite tăng 1% so với kế hoạch, tức là tăng 7.001đ/M 2. Ban giám đốc
Xí nghiệp 380 phải xem xét rõ vì sao giá thành sản xuất lại tăng? Tăng do chi
phí nào? Tăng ở khâu sản xuất nào?
Với báo cáo nhƣ trên ta có thể phân tích đƣợc lý do tăng giá thành 1M 2
đá ốp lát Granite là do:
-
Chi phí vật liệu tăng 10% tƣơng ứng với mức tăng đó là là 33.509đ/M2
sản phẩm. Vậy ta cần xem xét chi phí NVL tăng hay vật liệu phụ tăng? Chí
phí vật liệu tăng 44.568đ/M2, tăng 15% so với kế hoạch. Lúc này ta cần xem
xét chi phí NVL tăng vì lý do nào? Do giá đầu vào tăng hay lƣợng vật liệu
tiêu hao lớn... Bên cạnh đó chi phí vật liệu phụ giảm 11.059đ/M2 sản phẩm...
- 2
Chi phí nhân công lại giảm 32% ứng với 16.869đ/M sản phẩm. Nhƣng
2
nhƣ vậy đã tốt hay chƣa? Khi lƣơng công nhân sản xuất giảm 24.778đ/M sản
2
phẩm, nhƣng lại phát sinh chi phí tiền lƣơng nhân công thuê ngoài 5.682đ/M
sản phẩm, trong khi đó chỉ tiêu này không đƣa ra trong kế hoạch...
2
- Chi phí sản xuất chung cũng giảm 8% tức là giảm 8.463đ/M sản phẩm.
Ta xem xét lại chỉ tiêu chí phí sản xuất chung: chí phí khấu hao TSCĐ là 1 định
phí, khi sản lƣợng giảm, mức chi phí này vẫn không đổi do vậy mức chi
phí tính cho 1 đơn vị sản phẩm sẽ tăng lên, trong trƣờng hợp này tăng 34%
tƣơng đƣơng 11.342đ/M2 sản phẩm. Vậy bộ phận quản lý phải xem xét tình
hình sản xuất của nhà máy để nhà máy hoạt động ở năng suất tối đa. Đồng
thời một số các chi phí không có trong kế hoạch cũng phát sinh nhƣ chi phí
nhiên liệu chạy máy, chi phí BH nhà máy...
Với Báo cáo trên, bộ phận quản lý tại Nhà máy Qui nhơn và Ban giám
đốc Xí nghiệp 380 sẽ xem xét đƣợc rõ tình hình sản xuất của Nhà máy, từ đó
có những biện pháp khắc phục, điều chỉnh để có đƣợc những sản phẩm chất
88

lƣợng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng và ở mức chi phí sản xuất hiệu quả
nhất.

Đối với trung tâm chi phí là các phòng ban

Đây là các bộ phận gián tiếp và có thể nói sự biến động chi phí của các
bộ phận này không ảnh hƣởng đến bộ phận sản xuất hay kinh doanh. Do đó
khi đánh giá cần tiến hành đối chiếu giữa chi phí thực tế phát sinh và chi phí
theo kế hoạch để xác định nguyên nhân và các chi phí phát sinh bất thƣờng.
Từ đó có phƣơng pháp điều chỉnh, quản lý phù hợp. Các khoản chi phí phát
sinh tại các bộ phận này bao gồm chi phí tiền lƣơng, các khoản trích theo
lƣơng, chi phí vật tƣ, đồ dùng văn phòng phẩm, khấu hao tài sản, chi phí dịch
vụ mua ngoài nhƣ điện, nƣớc, điện thoại, fax... các chi phí khác nhƣ quảng
cáo, hoa hồng, hội nghị, tiếp khách, công tác phí... Sau khi kết thúc 1 kỳ kế
toán, kế toán quản trị thực hiện thu thập các khoản chi phí phát sinh liên quan
đến từng phòng ban, từ đó tiến hành lập bảng báo cáo chi phí. Căn cứ vào chi
phí thực tế phát sinh để so sánh với dự toán chi phí. Công ty nên giao khoán
chi phí cho các phòng này để việc quản lý và kiểm soát chi phí đƣợc chặt chẽ
hơn. Sau đây là báo cáo về chi phí bán hàng tại Xí nghiệp 380.
89

Bảng 3.4. Báo cáo phân tích biến động chi phí quản lý – Xí nghiệp 380
6 tháng đầu năm – 2012 ĐVT:đồng

Khoản mục chi phí Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch


% Giá trị
1. Lƣơng quản lý 2.500.000.000 2.583.688.179 103,35 83.688.179
2. Các khoản trích theo lƣơng ( BHXH, YT, CĐ) 155.000.000 160.747.348 103,71 5.746.348
3. Điện thoại, fax 123.000.000 122.014.220 99,2 -985.780
4. Dụng cụ VP, VPP, báo chí 150.000.000 181.965.284 121,31 31.965.284
5. Tiếp khách, giao tế, hội nghị 580.000.000 614.830.975 106,01 34.830.975
6. Công tác phí 240.000.000 331.872.459 138,28 91.872.459
7. Chi phí xe con 350.000.000 423.252.156 120,93 73.252.156
8. Điện nƣớc, cây xanh, doanh tại, văn phòng 100.000.000 106.453.388 106,45 6.453.388
9. Nghiệp vụ, đào tạo - - -
10. Chi phí quản lý cấp trên 750.000.000 750.000.000 100 0
11. Chi phí ăn ca 0 16.816.500 16.816.500
12. Chi phí thuê kho 250.000.000 253,636,365 101,45 3.636.365
13. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 79.000.000 78,730,067 99,65 -269.933
14. Chi phí khác 0 87,942,560 87.942.560
Tổng cộng 5.277.000.000 5.711.948.501 108,24 434.948.501
90

Theo báo cáo, Ban điều hành có thể thấy chi phí quản lý 6 tháng đầu
năm 2012 tại Xí nghiệp 380 cao hơn so với kế hoạch là 434.948.501đ tức là
tăng 8,24%. Trong đó, tăng cao nhất là chi phí công tác phí tăng 91.872.459đ,
tăng 38,28%, tiếp theo đó là các chi phí dụng cụ văn phòng, văn phòng phẩm,
báo chí; chi phí xe con; chi phí ăn ca không có trong kế hoạch cũng phát sinh
16.816.500đ... Bên cạnh đó cũng có những chi phí giảm so với kế hoạch nhƣ
chi phí điện thoại, fax... Từ những kết quả trên, các nhà quản lý tại Xí nghiệp
380 và Ban điều hành Công ty sẽ có những biện pháp khắc phục để có thể tiết
kiệm chi phí mà nâng cao hiệu quả công việc.
3.2.2. Trung tâm doanh thu
a. Lập kế hoạch doanh thu
Qua nghiên cứu thực tế công tác lập kế hoạch doanh thu tại Công ty
chƣa phù hợp với hệ thống tổ chức kế toán trách nhiệm. Mặt khác, nội dung
lập kế hoạch doanh thu chƣa đƣợc triển khai đầy đủ, thể hiện ở việc các nhà
máy chỉ phản ánh chỉ tiêu doanh thu bằng cách lồng ghép vào bảng kế hoạch
SXKD hàng năm của Công ty. Nhƣ vậy, kế hoạch doanh thu hiện tại chỉ phản
ánh chỉ tiêu doanh thu tổng quát chung cho cả năm chứ chƣa chi tiết cho từng
quý, cho từng loại sản phẩm, Chi nhánh, cửa hàng cụ thể. Do đó, việc đánh
giá công tác tiêu thụ sản phẩm của từng Xí nghiệp và toàn Công ty chƣa thực
sự hiệu quả.
Kế hoạch hay dự toán doanh thu là kế hoạch đƣợc lập đầu tiên rất quan
trọng để xác lập mục tiêu của doanh nghiệp và là cơ sở để lập các kế hoạch
khác, vì vậy trƣớc hết Phòng kinh doanh ở Xí nghiệp cần đề xuất mức doanh
thu dự kiến về sản lƣợng tiêu thụ trên cơ sở thống kê m ứ c tiêu thụ trong các
kỳ trƣớc và nghiên cứu tình hình thị trƣờng hiện tại. Sau khi xem xét đánh
giá các thông tin có đƣợc, Phòng kinh doanh ở các Xí nghiệp xây dựng nên
kế hoạch doanh thu trong năm tới cho Xí nghiệp. Phòng kinh
91

doanh tại Công ty sẽ tổng hợp đƣa ra kế hoạch doanh thu cho toàn Công ty.
Dự toán đƣợc lập cho từng năm, trong mỗi năm chia kế hoạch cho từng quý.
Đây là ví dụ minh họa về kế hoạch tiêu thụ tại Cửa hàng thành phố Hồ Chí
Minh:
Bảng 3.5. Kế hoạch tiêu thụ năm 2012
Đơn vị: Cửa hàng thành phố Hồ Chí Minh
ĐVT: nghìn đồng
Chỉ tiêu Quý Năm
1 2 3 4 Số lƣợng TT
1. Đá ốp lát 35.000.000 35.000.000 35.000.000 35.000.000 16.740 280.000.000
2. Đá N.sàng 0 0
Tổng cộng 35.000.000 35.000.000 35.000.000 35.000.000 16.740 280.000.000
b. Đánh giá thành quả trung tâm trách nhiệm doanh thu
Trên cơ sở xây dựng mô hình các trung tâm trách nhiệm của Công ty

thì trung tâm doanh thu là Chi nhánh và cửa hàng. Kế toán trách nhiệm sẽ xây
dựng báo cáo về tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ. Trong đó thể hiện doanh
thu thực tế so với doanh thu dự toán cũng nhƣ phân tích chênh lệch giữa
chúng do các nhân tố sản lƣợng bán, giá bán cho từng loại sản phẩm.
- Chênh lệch doanh thu: Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán
Các chỉ
- Các chỉ tiêu về giá, số lƣợng tiêu thụ.... ảnh hƣởng đến biến
tiêu
động của doanh thu.
- Mức độ hoàn thành kế hoạch về doanh thu.
Đánh giá
- Mức độ đảm bảo gia tăng doanh thu hàng năm.
trách
-Mức độ đảm bảo tỷ lệ chi phí trên doanh thu hợp lý.
nhiệm
....

c. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu


Trung tâm doanh thu sẽ báo cáo doanh thu phát sinh tại bộ phận mình
lên Công ty. Sau đó, Công ty sẽ lập báo cáo doanh thu tiêu thụ toàn Công ty.
92

Sau đây là một báo cáo của trung tâm doanh thu thể hiện đầy đủ số liệu dự
toán và kết quả thực hiện của trung tâm, từ đó nhà quản trị sẽ tìm hiểu nguyên
nhân và đƣa ra giải pháp hợp lý.
93

Bảng 3.6. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu
Cửa hàng thành phố Hồ Chí Minh
6 tháng đầu năm 2012 ĐVT : đồng

Kế hoạch Ảnh hƣởng biến


Thực tế Chênh lệch động của các
nhân tố
Mặt hàng
Số lƣợng Đơn giá Thành tiền Đơn giá Thành tiền Đơn Số
Số lƣợng
Giá trị % giá
lƣợng tiêu thụ
Bán
2
(M )

1.Đá ốp lát 83.700 836.320 70.000.000.000 29.454 843.193 24.835.408.029 -45.164.591.971 35,48 6.873 -54.246
2. Đá ng.sàng 0 0 0 0
Cộng 83.700 836.320 70.000.000.000 29.454 843.193 24.835.408.029 -45.164.591.971 35,48 6.873 -54.246
94

Theo báo cáo thì Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ tiêu thụ mặt
hàng đá ốp lát. Doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt 35,48% so với
kế hoạch đề ra, giảm 45.164.591.971đ doanh thu. Từ báo cáo thì Ban lãnh đạo
Công ty sẽ thấy đƣợc việc tụt giảm doanh thu so với kế hoạch là vì lý do nào?
Giá bán và sản lƣợng ảnh hƣởng nhƣ thế nào? Đó là do giá bán tăng
6.873đ/M2 so với giá bán kế hoạch nhƣng số lƣợng tiêu thụ giảm quá lớn

54.246M2 sản phẩm.


3.2.3. Trung tâm lợi nhuận
a. Lập kế hoạch lợi nhuận
Trên cơ sở mô hình các trung tâm trách nhiệm đƣợc thiết lập, dự toán
hay kế hoạch lợi nhuận phải do các trung tâm lợi nhuận thực hiện. Cơ sở để
lập kế hoạch lợi nhuận là từ kế hoạch chi phí ở các trung tâm chi phí và kế
hoạch doanh thu. Các số liệu về doanh thu, chi phí này sẽ đƣợc tổng hợp để
lập kế hoạch lợi nhuận ở trung tâm lợi nhuận.
Kế hoạch lợi nhuận phải phản ánh lợi nhuận ƣớc tính thu đƣợc trong
năm kế hoạch, từ đó làm căn cứ so sánh, đánh giá tình hình hoạt động kinh
doanh tại từng Xí nghiệp. Kế hoạch lợi nhuận đƣợc lập theo phƣơng pháp
trực tiếp để thuận lợi cho việc đánh giá, phân tích doanh thu và chi phí.
Sau đây là bảng dự toán minh họa một trong những kế hoạch tại trung
tâm lợi nhuận:
95

Bảng 3.7. Dự toán chi phí bán hàng- Xí nghiệp 380 – năm 2012
ĐVT: Đồng

Loại SP, dịch vụ Quý Năm


1 2 3 4
1. Cƣớc tàu vận chuyển 750.000.000 750.000.000 750.000.000 750.000.000 3.000.000.000
2. Nâng cẩu, vận chuyển hàng hóa 2.250.000.000 2.250.000.000 2.250.000.000 2.250.000.000 9.000.000.000
3. Bao bì, đóng gói, bốc xếp 800.000.000 800.000.000 800.000.000 800.000.000 3.200.000.000
5. Lƣơng nhân viên bán hàng 31.000.000 31.000.000 31.000.000 31.000.000 124.000.000
6. Các khoản trích theo lƣơng 7.130.000 7.130.000 7.130.000 7.130.000 28.520.000
7. Thủ tục giao nhận hàng hóa 450.000.000 450.000.000 450.000.000 450.000.000 1.800.000.000
8. Hoa hồng, quảng cáo, tiếp thị 0 0 0 0 0
9. Phí và lệ phí chứng từ 250.000.000 250.000.000 250.000.000 250.000.000 1.000.000.000
10. Tiếp khách 0 0 0 0 0
11. Điện thoại, xăng xe nhân viên BH 0 0 0 0 0
12. Công cụ thiết bị phục vụ bán hàng 0 0 0 0 0
13. Chi phí khác 0 0 0 0 0
Cộng 4.538.130.000 4.538.130.000 4.538.130.000 4.538.130.000 18.152.520.000
96

b. Đánh giá thành quả trung tâm trách nhiệm lợi nhuận
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận đƣợc xây dựng theo hình
thức số dƣ đảm phí sẽ rất hữu ích để đánh giá trách nhiệm quản lý và đóng
góp thành quả của từng trung tâm lợi nhuận. Để đánh giá trách nhiệm quản lý
và thành quả hoạt động của các trung tâm lợi nhuận cần tiến hành so sánh
giữa lợi nhuận đạt đƣợc với dự toán, đồng thời kết hợp với kết quả phân tích
của các trung tâm doanh thu, chi phí để từ đó thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng
của các nhân tố doanh thu, chi phí đến lợi nhuận.
Từ báo cáo chi phí của trung tâm chi phí (là các phân xƣởng sản xuất)
nộp lên, kết hợp với các chỉ tiêu doanh thu… các Xí nghiệp tiến hành lập báo
cáo thực hiện với tƣ cách là trung tâm lợi nhuận để đánh giá kết quả hoạt
động của đơn vị mình.
Lợi nhuận
- Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu =
Các chỉ tiêu Doanh thu
- Chênh lệch lợi nhuận: lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự
toán
Đánh giá - Hoàn thành dự toán về lợi nhuận.
- Mức độ đảm bảo gia tăng lợi nhuận hàng năm.
trách nhiệm
- Mức độ đảm bảo lợi nhuận trên doanh thu hợp lý.

c. Báo cáo kế toán của trung tâm lợi nhuận

Từ báo cáo chi phí của các trung tâm chi phí, kết hợp với các chỉ tiêu
doanh thu... các Xí nghiệp tiến hành lập báo cáo thực hiện với tƣ cách là
trung tâm lợi nhuận để đánh giá kết quả hoạt động của mình và gửi báo cáo về
Công ty. Báo cáo thể hiện chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế với lợi nhuận
theo dự toán của trung tâm.
Thông tin để đánh giá trách nhiệm của các nhà quản trị là những báo cáo
hàng kỳ. Ban lãnh đạo Công ty có thể từ những báo cáo đã có, bổ sung thêm
97

một số chỉ tiêu trong báo cáo để thể hiện sự đánh giá giữa kỳ kinh doanh cũ
và kỳ kinh doanh mới. Sau đây là một mẫu báo cáo của trung tâm doanh thu
dựa trên các báo cáo đã có:
98

Bảng 3.8. Kết quả hoạt động kinh doang tháng 10/2012- Xí nghiệp 380
Thực hiện Thực hiện So sánh Thực hiện So sánh
ST Kế hoạch tháng với kế
CHỈ TIÊU ĐVT trong trong 10 tháng
T 2012 10/9 hoạch
tháng 9 tháng 10 đầu năm
% %

1 2 3 4 5 6 7 8 9
1 Sản lƣợng khai thác 3 9.000 1.201 863 71,86 5.494 61,05
M
2 Sản lƣợng thực hiện
+ Đá ốp lát 2 845.000 106.004 97.405 91,89 637.857 75,49
M
+ Đá khối 3 4.000 645 512 79,38 3.334 83,35
M
3 Đơn giá bình quân
+ Đá ốp lát 2 424.675 465.325 483.351 103,87 473.225 111,43
Đ/M
+ Đá khối 3 2.500.000 4.267.228 4.161.741 97,53 4.572.214 182,89
Đ/M
4 Doanh thu Triệu đồng 368.850 62.107 51.832 83,46 317.094 85,07
+ Đá ốp lát 358.850 59.765 48.795 81,64 301.850 84,12
+ Đá khối 10.000 2.342 3.037 129,68 15.243 152,44

5 Hiệu quả bình quân


+ Đá ốp lát 2 77.959 82.627 79.302 95,98 82.775 106,18
Đ/M
+ Đá khối 3 500.000 503.000 670.213 133,24 650.090 130,02
Đ/M
99

6 Tổng hiệu quả sản xuất Triệu đồng 67.875 70.346 65.314 92,85 54.966 80,98
+ Đá ốp lát 65.875 67.756 62.343 92,01 52.799 80,15
+ Đá khối 2.000 2.590 2.971 114,71 2.167 108,37

7 Thu khác Triệu đồng 1.114


8 Chi phí tài chính Triệu đồng 13.000 1.023 1.006 98,34 10.427 80,20
9 Tổng hiệu quả sản xuất Triệu đồng 54.875 4.791 4.317 90,11 45.654 83,20
kinh doanh

10 Chi phí QLXN Triệu đồng 9.000 865 814 94,10 8.505 94,50
11 Khấu hao TSCĐ Triệu đồng 15.000 1.250 1.250 100 12.500 83,30
12 Chi phí quản lý Công ty Triệu đồng 1.500 1.250 1.250 100 1.250 83,30
13 Lợi nhuận Triệu đồng 29.375 3.154 2.475 78,47 23.399 79,66
14 Lao động Ngƣời 408 392 389 99,23 389 95,25
15 Tiền lƣơng Đ/ng/tháng 5.093.137 4.823.638 4.617.385 95,72 4.691.238 92,11
100

Báo cáo thể hiện tổng quát tình hình qua 10 tháng đầu năm 2012 hoạt
động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 380. Tuy nhiên với báo cáo trên, Ban
lãnh đạo Công ty cũng sẽ chƣa nắm bắt hết tình hình thực hiện lợi nhuận của
Xí nghiệp 380 nhƣ về lợi nhuận trong quý, trong tháng hay những nguyên
nhân mà Xí nghiệp chƣa đạt những kế hoạch đề ra. Cần phải có các báo cáo
khác để làm rõ về hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
3.2.4. Trung tâm đầu tƣ
a. Lập kế hoạch đầu tư
Trong tình hình hiện nay, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ bảo toàn
vốn, vấn đề phát triển vốn, đầu tƣ vốn vào đâu để có lợi và mang lại hiệu quả
kinh tế cao nhất luôn đƣợc Công ty quan tâm. Để có cơ sở đánh giá hiệu quả
đầu tƣ, Công ty cần thiết phải lập các kế hoạch đầu tƣ. Kế hoạch của trung
tâm đầu tƣ đƣợc lập tại cấp cao nhất là Công ty, chịu trách nhiệm chính về
các kế hoạch này là Ban điều hành và hội đồng quản trị.
b. Đánh giá thành quả trung tâm trách nhiệm đầu tư
Báo cáo thực hiện của trung tâm trách nhiệm đầu tƣ đƣợc lập tại Công
ty để phân tích, đánh giá hiệu quả, chất lƣợng đầu tƣ của nhà quản trị trung
tâm đầu tƣ. Báo cáo này giúp cho nhà quản trị trung tâm đầu tƣ nhìn tổng thể
về tình hình đầu tƣ của Công ty, xem xét và đánh giá đƣợc hiệu quả của việc
đầu tƣ. Đồng thời báo cáo này còn giúp cho Ban điều hành Công ty có những
thông tin cần thiết cho việc ra quyết định.
Lợi nhuận
- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ (ROI) =
Các
Vốn đầu tƣ
chỉ
- Lãi thặng dƣ(RI) = Lợi tức của trung tâm đầu tƣ – Chi phí sử
tiêu
dụng vốn
( Chi phí sử dụng vốn = Vốn đầu tƣ x Tỷ suất chi phí vốn )
101

- Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông


- Giá thị trƣờng của cổ phiếu

Đánh - Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ phải luôn đƣợc cải thiện.


giá - Xem xét cân đối mở rộng vốn đầu tƣ.
trách - Phân cấp vốn hiệu quả.
nhiệm - Mức độ mang đến tối đa hóa lợi ích cho cổ đông.

c. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư


Báo cáo kế toán của trung tâm đầu tƣ đƣợc lập tại Công ty để theo dõi,
phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tƣ. Đây là báo cáo tổng quát nhất trong các
loại báo cáo của các trung tâm trách nhiệm, mà dựa vào báo cáo này các nhà
quản trị có thể đánh giá tình hình hoạt động của trung tâm mà mình phụ trách,
so sánh kết quả thực hiện với tháng trƣớc, đồng thời xem xét quá trình thực
hiện kế hoạch trong những tháng đã qua, đề ra biện pháp cho tháng tới.
102

Bảng 3.9. Báo cáo phân tích kết cấu doanh thu, chi phí, lợi nhuận
6 tháng đầu năm 2012 ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Kế hoạch năm Kế hoạch 6 tháng Thực hiện 6 Chênh lệch
2012 2012 tháng 2012 % Giá trị
1 2 3 4 5 6
1. Doanh thu 1.800.000.000.000 900.000.000.000 727.663.404.502 80,85 -172.336.595.498
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 377.942.135 377.942.135
3. Doanh thu thuần 1.800.000.000.000 900.000.000.000 727.285.462.367 80,81 171.958.653.363
4. Giá vốn hàng bán 1.688.484.000.000 844.242.000.000 632.405.930.103 74,91 -211.836.069.897
5. Lợi nhuận gộp 111.516.000.000 55.758.000.000 94.879.532.264 170,16 39.121.532.264
6. Chi phí bán hàng 26.600.000.000 13.300.000.000 29.499.961.977 221,80 16.199.961.977
7. Chi phí QLDN 19.916.000.000 14.958.000.000 22.190.059.241 148,35 7.232.059.241
8. Doanh thu tài chính 0 0 3.959.842.040 3.959.842.040
9. Chi phí tài chính 0 0 19.466.765.715 19.466.765.715
10. Chi phí lãi vay 43.500.000.000 21.750.000.000 17.775.630.346 81,73 -3.974.369.654
11. Lợi nhuận kinh doanh 65.000.000.000 32.500.000.000 27.682.587.371 85,18 -4.817.412.629
12. Lợi nhuận khác 0 0 5.680.739.139 5680.739.139
13. Chi phí thuế TNDN 14.000.000.000 7.000.000.000 6.037.925.863 86,26 -962.074.137
14. Lợi nhuận sau chi phí thuế TNDN 51.000.000.000 25.500.000.000 27.325.400.647 107,16 1.825.400.647
15. Vốn bình quân 620.000.000.000 620.000.000.000 611.111.058.904 98,57 -8.888.941.096
16. ROI (5/15) 8,99 15,53
103

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÚ TÀI
Mặc dù Công ty Cổ phần Phú Tài đã ban hành qui chế xét chấm điểm
hàng năm cho toàn Công ty theo quyết định số 55/QĐ-PT ngày 19/12/2011,
theo đó các Phòng ban, Xí nghiệp đều đƣợc khen thƣởng hoặc kỷ luật tùy
theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy mức độ khen
thƣởng hay xử phạt chƣa tƣơng xứng với mức độ hoàn thành hay không
hoàn thành công việc, nhiệm vụ đƣợc giao và chƣa cụ thể hóa đến từng cá
nhân. Tác giả mong rằng, trên cơ sở các chỉ tiêu phân tích, đánh giá các trung
tâm trách nhiệm ở phần 3, lãnh đạo Công ty Cổ phần Phú Tài có cái nhìn sâu
sắc hơn, toàn diện hơn từ đó đƣa ra những qui chế sát với thực tế, gắn trách
nhiệm của từng cá nhân, từng tổ chức đối với từng trung tâm trách nhiệm
nhằm mục đích kiểm soát toàn diện chi phí, doanh thu, lợi nhuận để mang lại
hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp cũng nhƣ toàn xã hội. Để giải pháp trên
đi vào thực tiển, luận văn xin đề xuất một số ý kiến bổ sung sau:

Ban điều hành Công ty Cổ phần Phú tài cần sớm hoàn thiện cấu trúc tổ
chức một cách khoa học và hợp lý hơn nữa, có sự phân định rõ ràng về trách
nhiệm và quyền hạn của từng Xí nghiệp, Chi nhánh và nhà quản trị của đơn vị
đó.
Hoàn thiện phân cấp quản lý tài chính theo hƣớng phân quyền ngày càng
nhiều và cụ thể cho các Xí nghiệp, đảm bảo các cấp quản lý khác nhau đƣợc
quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm với phạm vi trách nhiệm, quyền hạn
của họ.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán theo hƣớng kết hợp cả kế toán tài
chính và kế toán quản trị, sử dụng nguồn số liệu của kế toán tài chính để xử lý
104

và lƣợng hóa các thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản trị doanh
nghiệp một cách kịp thời và chính xác.
Thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo chuyên đề về kế toán
quản trị, kế toán trách nhiệm cho các đối tƣợng cán bộ quản lý và kế toán để
họ nhận thức một cách đầy đủ sự cần thiết của kế toán trách nhiệm và vận
dụng chúng trong công tác điều hành, quản lý kinh doanh ở đơn vị mình.

Tổ chức hệ thống ghi chép chứng từ ban đầu, tài khoản và sổ sách kế
toán phù hợp với việc thu nhập thông tin và lập báo cáo. Công ty có thể xây
dựng bộ mã tài khoản để tiện cho việc theo dõi, đánh giá, phân loại doanh thu
và chi phí.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chƣơng 3, đề tài đã tập trung đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện kế toán trách nhiệm ở Công ty Cổ phần Phú Tài. Trên cơ sở phân tích
thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Phú Tài và kết hợp với cơ
sở lý luận về kế toán trách nhiệm, chƣơng 3 của Luận văn đã tập trung giải
quyết một số nội dung chủ yếu:
Luận văn đã đƣa ra phƣơng án tổ chức các trung tâm trách nhiệm Công
ty Cổ phần Phú Tài theo sự phân cấp quản lý tại Công ty, xác định mục tiêu
nhiệm vụ từng trung tâm trách nhiệm nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của
nhà quản lý trong việc kiểm soát và xác định trách nhiệm của từng đối tƣợng
liên quan.
Đồng thời đã xây dựng đƣợc hệ thống các báo cáo kế hoạch và các chỉ
tiêu đánh giá tƣơng ứng với các trung tâm trách nhiệm tại Công ty Cổ phần
Phú Tài. Bên cạnh đó, luận văn đã hoàn thiện hệ thống các báo cáo trách
nhiệm nhằm cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể phục vụ cho việc đánh giá
trách nhiệm của các bộ phận của Công ty Cổ phần Phú Tài.
105

KẾT LUẬN
Ngày nay, khi nói đến một công ty có quy mô lớn và có tổ chức phân
quyền thì công tác kế toán trách nhiệm đóng một vai trò quan trọng trong hệ
thống quản trị doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm là công cụ đƣợc dùng để
kiểm soát và đánh giá tình hình hoạt động của các trung tâm trách nhiệm
trong một tổ chức phân quyền. So với mục đích nghiên cứu, luận văn đã giải
quyết đƣợc một số vấn đề sau:
Khái quát đƣợc những vấn đề cơ bản về kế toán trách nhiệm và đƣa ra
đƣợc cái nhìn toàn diện về lĩnh vực này.
Đề tài đã phản ánh đƣợc thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại
Công ty Cổ phần Phú Tài nhƣ: Tình hình phân cấp quản lý tài chính, công tác
lập dự toán, các báo cáo kế toán nội bộ trong Công ty đƣợc sử dụng nhƣ thế
nào… Từ đó phát hiện những tồn tại, những điểm mạnh, yếu trong hệ thống
kế toán trách nhiệm tại Công ty.
Dựa trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu và thực trạng tại Công ty Cổ phần
Phú Tài, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế
toán trách nhiệm tại Công ty nhƣ: Xác định các trung tâm trách nhiệm, mực
tiêu và nhiệm vụ của các trung tâm, công tác lập dự toán chi phí, doanh thu,
lợi nhuận... các báo cáo của các trung tâm trách nhiệm nhƣ báo cáo chi phí,
báo cáo doanh thu... Nhằm xử lý kịp thời các tình huống, cung cấp thông tin
cho việc ra quyết định của các nhà quản trị, hỗ trợ việc nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý tại Công ty.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
[1] PGS. TS Phạm Văn Dƣợc (2011), Kế toán quản trị, NXB Lao động, Hà
Nội.
[2] PGS. TS Phạm Văn Dƣợc, Đặng Kim Cƣơng (2008), Kế toán quản trị,
NXB Thống kê, TP.HCM.
[3] PGS. TS Phạm Văn Dƣợc (2006), Hướng dẫn tổ chức kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp, NXB Thống kê, TP.HCM.
[4] TS. Huỳnh Lợi (2009), Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải,
TP.HCM.
[5] PGS.TS. Nguyễn Minh Phƣơng (2007), Giáo trình kế toán quản trị, NXB
Tài chính .
[6] PGS. TS Đào Văn Tài, Võ Văn Nhị, Trần Anh Hoa (2003), Kế toán quản
trị áp dụng cho các doanh nghiệp Viêt Nam, NXB thống kê,
TP.HCM.
[7] Tập thể tác giả Trƣờng ĐH Kinh tế TP HCM (2001), Kế toán chi phí,
NXB Thống kê, TP.HCM.
[8] PGS. TS Trƣơng Bá Thanh (2008), Giáo trình kế toán quản trị, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[9] PGS. TS Đặng Văn Thanh, TS. Đoàn Xuân Tiến (1998), Kế toán quản trị
doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
[10] Th.S Bùi Văn Trƣờng (2006), Kế toán quản trị, NXB Lao động xã hội,
TP.HCM
Tiếng Anh
[11] Herry R.Anderson, Beleverd E.Needles, James C.Caldwell (2001)
th
Managerial Accouting - 4 edition, Houghton Milfflin Company.
[12] James R. Martin (1994), Management Accounting: Concepts,
Techniques & Controversial Issues, (chapter 9, chapter 14) from
http://maaw.info/MAAWTextbookMain.htm
[13] James R. Martin, “What is Responsibility Accounting?”,
from http://maaw.info/ResponsibilityAccountingConcept.htm
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kế hoạch giá trị tổng sản phẩm năm 2012- Công ty Cổ phần Phú Tài
Thực hiện năm 2011 Kế hoạch năm 2012 So sánh
TT Chỉ tiêu ĐVT Nội địa Xuất khẩu Cộng Nội địa Xuất khẩu Cộng T đối T đối
I Sản lƣợng sản phẩm
1 Đá TC m3 1.017,31 4,005,47 5.022,78 5.000,00 5.000,00 100
2 Đá ốp lát 349,769,82 75,714,29 425,511,11
3 Đá nghiền sàng 165.543,40 165.543,40 165,000 165,000 100
4 Gỗ ngoài trời 68,35 6.984,09 7.052,44 7.000,00 7.000,00 99
5 Gỗ nội thất 4.025,44 2.407,03 6,432,47 4.000,00 2.500,00 6.500,00 101
6 TM ô tô 1.188,00 1.188,00 1.200,00 1.200,00 101
7 DV sữa chữa ô tô 21.702,00 21.702,00 22.00,00 25.000,00 93
II D. thu bán hàng
1 Đá TC 1000 4.241.730 15.998.032 20.239.762 4.000.000 16.000.000 20.000.000 99
2 Đá ốp lát 226.529.106 40.998.302 267.33.821 238.572.600 41.427.400 280.000.000 105
3 Đá nghiền sàng 32.776.333 32.776.333 30.000.000 30.000.000 92
4 Gỗ ngoài trời 1.912.319 241.756.727 243.669.046 5.660.000 215.476.000 221.136.000 91
5 Gỗ nội thất 95.302.674 60.913.712 165.216.386 97.000.000 87.864.000 184.864.000 118
6 TM ô tô 859.840.339 859.840.339 870.000.000 870.000.000 101
7 DV sữa chữa ô tô 67.737.059 67.737.059 70.0000.000 70.0000.000 103
8 TM gõ nguyên vật liệu 91.800.442 91.800.442 94.000.000 94.000.000 102
9 TM gỗ xẻ 30.860.694 30.860.694 30.000.000 30.000.000 97
10 TM. DV khác 2.030.994 2.030.994
Cộng doanh thu 1.413.031.690 359.473.186 1.772.504.876 1.439.232.600 360.767.400 1.800.000.000
(Nguồn số liệu: Công ty Cổ phần Phú Tài)
Phụ lục 2: Kế hoạch giá thành sản phẩm năm 2012 - Công ty Cổ phần Phú Tài
Phân ra theo nghành nghề hoặc sản phẩm Tỷ lệ so
Yếu tố chi phí Đá TC Đá ốp lát Đá ng Gỗ ngoài Gỗ nội thất TM ô tô DV ô tô Gỗ tròn Gỗ xẻ Cộng với
sàng trời năm trƣớc
I. Chi phí nguyên vật liệu
1. Chi phí NVL 125.002.225 9.322.500 94.857.224 54.900.0001 284.081.950
2. Chi phí VL phụ 20.207.500 3.357.750 51.520.000 35.428.510 38.898.002 194.411.762
II. Chi phí nhân công
Lƣơng công nhân SX 652,5 20.934.970 3.825.855 34.930.00 26.557.609 3.385.740 8.800.000 1.319.000 100.405.674
Nhân công thuê ngoài 0
Các khoản theo lƣơng 20 844,605 215,325 815,5 706,362 132 2.733.792
Tiền ăn ca 1.090.520 700 3.737.500 5.528.020
III. Chi phí SX chung
1. Khấu hao TSCĐ 1.000.000 14.000.000 1.000.650 7.000.000 4.000.000 984 1.343.980 29.328.045
2. Điện năng 10.275.000 542,85 2.065.000 2.161.250 407,000 15.451.100
3. Nhiên liệu chạy máy
4.Sữa chữa MMTB 6.000.600 594,000 840,000 1.992.250 70,400 9.497.250
5. Công cụ dụng cụ sx 250,025 1.365.000 315,25 149,534 2.079.809
6. CP quản lý xƣởng
Quản lý xƣỡng 6.850.000 2.786.000 487,500 10.123.500
Bão hộ lao động 445,25 175,725 525 187,85 47,850 1.381.675
Bảo hiểm nhà máy
Nâng, cẩu VC nội bộ 50 3.082.500 599,94 665 126,75 4.524.190
7. Chi phí thuê GC ngoài 350 3.000.000 3.350.000
8. CP sx chung khác 500 2.799.792 1.144.750 427,21 514,16 946,059 1.100.000 318,93 7.750.901
IV. Giá vố HH TM 11.452.500 834.500.000 82.500.000 25.352.600 953.805.100
Cộng GV hàng bán 13.425.500 211.782.987 20.778.760 198.845.934 131.114.992 842.815.799 50.137.930 25.352.600 1.579.452.768
(Nguồn số liệu: Công ty Cổ phần Phú Tài)
Phụ lục 3: Báo cáo tiêu thụ sản phẩm 6 tháng năm 2012- Xí nghiệp 380
Sản phẩm tiêu thụ trong
Tên Tồn đầu kỳ Sản xuất trong kỳ kỳ Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Lợi nhuận Tồn kho cuối kỳ

sản Chi phí Chi phí Số


phẩ Số Số Số Giá vốn hàng bán bán CF Tổng cộng thực hiện lƣợng Thành tiền
m Đ lƣợng lƣợng lƣợng Số hàng
VT T tiền T tiền T tiền lƣợng T tiền QL tài chính giá thành
Đá
Granite M2 392.390 141.648.781 158.075,64 103.314.491.358 158.380,15 121.899.786.275 158.380,15 103.395.173.434 4.716.747.311 3.380.077.373 5.196.240.529 116.688.238.647 5.211.574.628 87.880 60.966.705,0
Đá
bazan M2 89.454,21 36.385.011.923 89.454,21 45.380.674.118 89.454,21 36.385.011.923 2.633.957.712 1.697.426.089 2.000.816.123 42.987.211.847 2.393.462.271 324.688 851.696.514,0
Đá
Granite M3 605.392 1.049.686.830 931,48 346.089.944 1.212,18 1.595.323.055 1,212,18 544.080.260 436.758.701 38.365.944 13.733.474 1.032.938.379 562.384.676 81.980 215.842.316,0
Đá
bazan M3 84.808 316.675.244 6.064,35 6.764.890.194 6.067,18 8.913.310.617 6.067,18 6.865.723.122 1.399.410.869 187.635.957 85.909.611 8.538.679.559 374.631.058
đồ
Vật tƣ ng 0,00 2.772.254.658 0,00 2.773.958.658 2.772.254.658 2.772.254.658 1.704.000
Đá
khối M3 3.194,27 16.392.215.393 3.194,27 17.744.580.218 3.194,27 16.392.215.393 130.142.535 138.444.138 151.422.249 16.812.224.315 732.355.903
Nhiên đồ
liệu ng 0,00 153.280.364 153.280.364 153.280.364 153.280.364
đồ
Dịch vụ ng 0,00

Cộng 1.082,590 1.508.010.855 257.719,948 166.128.233.834 258.307,99 108.460.913.305 258.307,99 166.507.739.154 9.317.949.501 5.711.949.501 7.448.121.986 188.984.827.769 9.476.085.536 494,55 1.128.505.535
Trong đó: Lợi nhuận SX đá Grannite: 4.720.145.960 đồng

Lợi nhuận SX đá Bazan 1.588.506.211 đồng


Lợi nhuận TM đá grannite 1.053.786.344 đồng
Lợi nhuận TM đá bazan 1.179.587.118 đồng

(Nguồn số liệu:Xí nghiệp 380- Công ty Cổ phần Phú Tài)


Phụ lục 4: Báo cáo doanh thu 6 tháng năm 2012 – Xí nghiệp 380
Loại sp, dv ĐVT Tổng cộng Xuất khẩu Nội địa Sản xuất Thƣơng
mại, DV

M2 S lƣợng TT S lƣợng TT S lƣợng TT S lƣợng TT S lƣợng TT


I/ Khách hàng M2
1.Đá granite - Tại XN 380 M2 86.455,02 67.007.406.685 10.478,41 5.723.281.993 75.976,61 61.284.124.692 85.225,86 66.133.381.478 1.229,16 874.025.207
Tại TPHCM M2 29.454,44 24.835.408.029 29.454,44 24.835.408.029 29.454,44 24.838.408.029
Tại Đắc nông M2 517,41 361.289.000 517,41 361.289.000 517,41 361.289.000
Tại Khánh hòa M2 13.339,33 8.632.236.554 13.339,33 8.632.236.554 13.339,33 8.632.236.554
2. Đá bazan - Tại XN 380 M2 45.319,30 24.065.104.336 36.103,78 19.387.847.236 9.215,52 4.677.257.100 6.118,20 4.486.471.992 39.201,10 19.578.632.344
Tại TPHCM M2 0,00
Tại Đắc nông M2 4.576,41 1.577.357.644 4.576,41 1.577.357.644 4.576,41 1.577.357.644
Tại Khánh hòa M2
Đá bazan M2 6.067,18 8.913.310.617 5.674,88 7.861.950.423 392,30 1.051.360.194 764,84 1.281.745.882 5.302,34 7.631.564.735
Đá granite M3 1.212,18 1.595.323.055 1.208,40 1.566.383.375 3,78 28.939.680 442,61,862,42 548.148.666 769,57 1.047.174.389
Đá khối - Tại Xn M3 1.022,63 7.060.174.817 1.002,63 7.060.174.817 90,58 2.959.939.000 160,21 4.100.239.817
Tại Đắc nông M3 90,58 373.659.000 90,58 373.659.000 373.659.000
Vật tƣ đồng 17.112.000 17.112.000 17.112.000
Giảm giá hàng bán đồng
Dịch vụ đồng
Dịch vụ cái
Tổng 188.054,48 144.438.381.737 53.465,47 34.539.463.027 134.589,01 109.898.918.710 111.937,66 86,354.225.216 76.116,82 58.084.158.521
II/ Nội bộ
Đá granite - Tại XN 380 M2 18.999,75 17.396.966.159 18.999,75 17.396.966.159 18.999,75 17.396.966.159
Tại TPHCM M2
Tại Đắc nông M2 863,17 674.730.830 836,17 674.730.830 863,17 674.730.830
Tại Khánh hòa 8.751,03 2.991.749.018 8.751,03 2.991.479.018 8.871,03 2.991.479.018
Đá bazan- Tại Xn 380 M2
Tại TPHCM M2
Tại Đắc nông M2 39.558,50 19.738.212.138 39.558,50 19.738.212.138 39.558,50 19.738.212.138
Tại Khánh hòa
Đá khối- Tại Xn 380 M3 1.582,68 8.830.166.342 1.582,68 8.830.166.342 593,29 1.490.919.431 989,39 7.339.246.911
Tại Đắc nông M3 448,43 708.547.916 448,43 708.547.916 211,89 326.498.370 236,54 382.049.546
Tại Khánh hòa 49,95 772.032.143 49,95 772.032.143 49,95 772.032.143
Vật tƣ- Tại Xn 380 đồng 2.719.532.158 2.719.532.158 2.719.532.158
Tại Đắc nông 31.670.000
Tại Khánh hòa 37.314.500 37.314.500 5.644.500
Nhiên liệu- Tại Xn 380 153.280.364 153.280.364 153.280.364
Tại Đắc nông
Tại Khánh hòa
Tổng 70,254 54.022.531.568 70,254 54.022.531.568 1.225,93 10.440.828.615
Tổng cộng 258.307,99 198.460.913.305 53.465,47 34.539.463.027 204.842,52 163.921.450.278 77.342,75 68.524.985.136

(Nguồn số liệu:Xí nghiệp 380- Công ty Cổ phần Phú Tài)


Phụ lục 5: Báo cáo chi phí quản lý 6 tháng đầu năm 2012- Xí nghiệp 380
Khoản mục chi phí XN HCM DN KH CỘNG
Lƣơng quản lý 1,443,470,185 334,535,493 492,878,651 312,803,850 2,583,688,179
Các khoản trích theo lƣơng ( BHXH, YT, CĐ) 90,733,482 19,425,784 15,897,644 34,690,438 160,747,348
Điện thoại, fax 87,367,873 10,457,438 17,749,766 6,438,698 122,014,220
Dụng cụ VP, VPP, báo chí 133,929,609 12,760,438 33,769,124 1,506,113 181,965,284
Tiếp khách, giao tế, hội nghị 494,035,793 38,659,000 82,136,182 614,830,975
Công tác phí 314,800,372 5,689,182 11,382,905 331,872,459
Chi phí xe con 351,621,755 71,630,401 423,252,156
Điện nƣớc, cây xanh, doanh tại, văn phòng 81,668,965 24,784,423 106,453,388
Nghiệp vụ, đào tạo -
Phí, lệ phí kinh doanh -
Khấu hao TSCĐ phục vụ quản lý -
Chi phí quản lý cấp trên 750,000,000 750,000,000
Chi phí quản lý xí nghiệp -
Chi phí ăn ca 16,816,500 16,816,500
Chi phí thuê kho 253,636,365 253,636,365
Dự phòng trợ cấp mất việc làm 59,558,484 2,612,982 10,588,293 5,970,308 78,730,067
Trích lập dự phong nợ phải thu khó đòi Cty Thịnh Hƣng - - -
Chi phí khác 49,771,644 2,868,750 20,506,766 14,795,400 87,942,560
Cộng: 3,856,958,162 722,246,355 756,539,732 376,204,807 5,711,949,501
Ngày 30 tháng 06 năm 2012
NGƢỜI LẬP KẾ TOÁN TRƢỞNG GIÁM ĐỐC

(Nguồn số liệu:Xí nghiệp 380- Công ty Cổ phần Phú Tài)


Phụ lục 6: Báo cáo doanh thu và chi phí tài chính 6 tháng đầu năm 2012- Xí nghiệp 380
LOẠI SẢN PHẨM, DỊCH VỤ QUY NHƠN HCM ĐĂKNÔNG KHÁNH HÒA CỘNG
A.Doanh thu tài chính 1,029,608,297 626,600 1,349,196 167,100 1,031,751,193
Lãi tiền gửi, tiền cho vay 9,802,386 626,600 1,349,196 167,100 11,945,282
Lãi đầu tƣ trái phiếu, tín phiếu 0 0 0 0 0
Cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia 778,845,000 0 0 0 778,845,000
Lãi chệnh lệch tỉ giá phát sinh trong năm 240,960,911 0 0 0 240,960,911
Lãi chênh lệch tỉ giá do đánh giá lại gốc ngoại tệ cuối kỳ 0 0 0 0 0
Lãi bán hàng trả chậm 0 0 0 0 0
Chiết khấu thanh toán đƣợc hƣởng 0 0 0 0 0
Doanh thu tài chính khác 0 0 0 0 0
B. Chi phí tài chính 5,258,965,421 0 1,198,965,153 990,191,412 7,448,121,986
Lãi tiền vay 5,012,838,618 0 1,198,965,412 990,191,412 7,201,995,183
Lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm 246,126,803 0 0 0 246,960,911
Lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại gốc ngoại tệ cuối kỳ 0 0 0 0 0
Chi phí khác 0 0 0 0 0
Cộng: -4,229,357,124 626,600 -1,197,615,957 -990,024,312 -6,416,370,793
Ngày 30 tháng 06 năm 2012
NGƢỜI LẬP KẾ TOÁN TRƢỞNG GIÁM ĐỐC

(Nguồn số liệu:Xí nghiệp 380- Công ty Cổ phần Phú Tài)


Phụ lục 7: Báo cáo thu nhập và chi phí khác 6 tháng đầu năm 2012- Xí nghiệp 380
LOẠI SẢN PHẨM, DỊCH VỤ QUY NHƠN HCM ĐĂKNÔNG KHÁNH HÒA CỘNG
A.Thu nhập khác 2.002.181.819 0 0 0 2.002.181.819
Thu nhập từ nhƣợng bán thanh lý TSCĐ 2.002.181.819 0 0 0 2.002.181.819
Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng 0 0 0 0 0
Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ 0 0 0 0 0
Thu các khoản thuế đƣợc NSNN hoàn lại 0 0 0 0 0
Các khoản tiền thƣởng cả khách hàng liên quan đến 0 0 0 0 0
Tiêu thụ sản phẩm,dịch vụ không tính doanh thu 0 0 0 0 0
Quà biếu tặng của các tổ chức cá nhân tặng cho DN 0 0 0 0 0
Các khoản thu nhập khác 0 0 0 0 0
B. Chi phí khác 1.099.218.649 0 1.099.218.649
Chi phí thanh lý nhƣợng bán TSCĐ 1.089.946.649 0 0 0 1.089.946.649
Chi phí tháo dỡ do thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ 0 0 0 0 0
Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế 0 0 0 0 0
Bị phạt thuế tri nộp thuế 9.272.000 0 0 0 9.272.000
Các khoản chi phí do kế tóan nhầm 0 0 0 0 0
Tiền phạt hành chính do vi phạm môi trƣờng 0 0 0 0 0
Các khoản chi phí khác 0 0 0 0 0
Cộng: 902.963.170 0 0 0 902.963.170
(Nguồn số liệu:Xí nghiệp 380- Công ty Cổ phần Phú Tài)

You might also like