You are on page 1of 45

TRƯỜNG HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG


---------***---------

BÀI TẬP LỚN
Kỹ năng phân tích tài chính và đầu tư chứng khoán
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

Sinh viên thực hiện : Vũ Thu Trang


Mã số sinh viên : 18A4010562
Lớp : K18TCI
Khóa : K18

Hà Nội, tháng 6 năm 2022


TRƯỜNG HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
---------***---------

BÀI TẬP LỚN

Kỹ năng phân tích tài chính và đầu tư chứng khoán


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
Sinh viên thực hiện : Vũ Thu Trang
Mã số sinh viên : 18A4010562
Lớp : K18TCI
Khóa : K18

Hà Nội, tháng 6 năm 2022


i

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................
NỘI DUNG.......................................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG
TIẾN..................................................................................................................................
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty........................................................................
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty...........................................
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty.........................................................................
1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-2020............
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
QUANG TIẾN..................................................................................................................
2.1. Phân tích báo cáo tài chính của công ty TNHH Quang Tiến............................
2.1.1. Phân tích qua bảng cân đối kế toán..........................................................
2.1.2. Phân tích qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...........................15
2.1.3. Phân tích qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ...............................................19
Bảng 2.9: Lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2018-2020..................................................19
2.2. Phân tích các nhóm hệ số tài chính..................................................................21
2.2.1. Nhóm hệ số khả năng thanh toán...........................................................21
2.2.2. Nhóm hệ số khả năng sinh lời.................................................................22
2.2.3. Nhóm hệ số về khả năng sử dụng tài sản................................................24
2.2.4. Nhóm hệ số cơ cấu vốn............................................................................27
2.3. Phân tích Dupont..............................................................................................28
2.4. Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần Quang Tiến.............................30
2.4.1. Những thành tựu đạt được......................................................................31
2.4.2. Những mặt hạn chế.................................................................................31
ii

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
CỔ PHẦN QUANG TIẾN.............................................................................................33
3.1. Định hướng phát triển cho Công ty Cổ phần Quang Tiến trong tương lai.....33
3.2. Giải pháp cho tình hình tài chính hiệu quả tại công ty....................................33
3.2.1. Nâng cao tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn.................................33
3.2.2. Nâng cao khả năng thanh toán...............................................................35
3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.........................................................35
3.2.4. Nâng cao khả năng sinh lời.....................................................................35
3.2.5. Một số giải pháp khác..............................................................................36
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................38
iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AFTA Khu vực mậu dịch tự do Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
BCTC Báo cáo tài chính
CCDV Cung cấp dịch vụ
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
G7 Tập hợp bảy nước kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới
HĐQT Hội đồng quản trị
KCN Khu công nghiệp
P.TGĐ Phó Tổng giám đốc
PGS.TS Phó Giáo sư. Tiến sĩ
ROA Khả năng sinh lời từ tài sản
ROE Khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu
ROI Khả năng sinh lời từ hoạt động đầu tư
ROS Khả năng sinh lời từ doanh thu
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
VND Việt Nam đồng
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1. 1: Tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 – 2020................................
Bảng 1. 2: So sánh tình hình kinh doanh giữa 3 năm 2018-2020 | 1000đ.........................

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản giai đoạn 2018-2020...............................................................10


Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu tài sản giai đoạn 2018-2020................................................11
Bảng 2. 3: So sánh tài sản qua các năm..........................................................................12
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2018-2020.........................................................14
Bảng 2.5: Phân tích cơ cấu tài sản giai đoạn 2018-2020................................................14
Bảng 2. 6: Biến động cấu trúc vốn qua các năm | 1000đ.................................................15
Bảng 2.7: Hoạt động bán hàng và CCDV giai đoạn 2018-2020......................................16
Bảng 2.8: Hoạt động tài chính giai đoạn 2018-2020.......................................................17
Bảng 2.9: Lợi nhuận doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020................................................18
Bảng 2. 10: So sánh doanh thu – Lợi nhuận qua các kỳ..................................................19
Bảng 2. 11: Lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2018-2020......................................................20
Bảng 2.12: Khả năng thanh toán giai đoạn 2018-2020...................................................22
Bảng 2.13: Phân tích khả năng sinh lời giai đoạn 2018-2020.........................................24
Bảng 2.14: Hiệu suất sử dụng tài sản giai đoạn 2018-2020............................................26
Bảng 2. 15: Phân tích cơ cấu vốn giai đoạn 2018- 2020.................................................28
Bảng 2.16 : Phân tích ROE theo phương trình Dupont giai đoạn 2018-2020.................30
v

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, việc phân tích tình hình tài chính đã trở thành nhu cầu thiết yếu của
các doanh nghiệp, đặc biệt là bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình
chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế khu vực cũng như
toàn cầu. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, tuy đã ổn định được phần nào
nhưng nó vẫn có những ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trước các biến động của nền thị trường đòi hỏi nhà
đầu tư phải luôn thận trọng trong việc phân tích tình hình tài chính và định hướng của
doanh nghiệp, để cái nhìn tổng thể về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Vì vậy, em lựa chọn đề tài phân tích báo cáo tài chính và chỉ ra các nhận xét chỉ
báo để nhận định thời điểm hợp lý cho việc đầu từ chứng khoán của Công ty Cổ phần
Dược Hậu Giang từ đó phân tích và đánh giá quá khứ và triển vọng tương lai của công
ty.
vi

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ


PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

1.1.1. Giới thiệu chung về công ty

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

- Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

- Điện thoại văn phòng: (0292). 3891433 – 3890802

- Email: dhgpharma@dhgpharma.com.vn

- Website: dhgpharma@dhgpharma.com.vn

- Lĩnh vực kinh doanh chính: cung cấp thiết bị, vật tư, phụ tùng cho các nhà máy

xi măng; nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng – trang trí nội thất; nhà máy nhiệt
điện, luyện kim, sản xuất thức ăn chăn nuôi và ngành khai khoáng ...

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần Quang Tiến được chính thức cấp giấy phép thành lập và hoạt
động vào năm 29/08/2005. Công ty đi vào hoạt động chính thức với số vốn điều lệ là
vii

15 tỷ đồng. Trải qua hơn hơn 15 năm hoạt động, công ty đã được mở rộng bao gồm
văn phòng giao dịch ở Hà Nội, chi nhánh ở Tp Hồ Chí Minh và Xưởng sản xuất ở
Đông Anh - Hà Nội

Công ty Cổ phần Quang Tiến là nhà phân phối chính thức của Công ty Cổ phần
Xi măng Bỉm Sơn, Nhà máy Xi măng Duyên Hà, Công ty Cổ phần Xi măng Long
Sơn...

Về máy móc: Công ty đang là nhà nhập khẩu, nhà phân phối chính thức các sản
phẩm như: Hệ thống lọc bụi công nghiệp, Máy móc phụ tùng nguyên liệu ngành dệt...

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA


CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TIẾN

CHƯƠNG 3: Phân tích báo cáo tài chính của công ty TNHH Quang Tiến

3.1.1. Phân tích qua bảng cân đối kế toán

3.1.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản công ty

Qui mô của bất kỳ doanh nghiệp nào đều được đánh giá qua tài sản:

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản giai đoạn 2018-2020


Đơn vị: VND
Năm
Chỉ tiêu
2018 2019 2020
A. Tài sản ngắn hạn 40.076.719.824 22.855.996.368 26.697.648.113
I. Tiền và các khoản tương đương
7.236.828.536 4.051.897.005 7.104.691.838
tiền
II. Các khoản đầu tư 0 0 0
viii

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 18.800.469.699 4.937.582.080 6.941.056.315
IV. Hàng tồn kho 13.510.241.091 13.528.805.773 12.651.899.959
V. Tài sản ngắn hạn khác 529.180.498 337.710.510 0
B. Tài sản dài hạn 2.125.081.176 2.072.884.057 3.861.493.111
I.Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0
II. Tài sản cố định 2.027.154.309 1.520.290.056 3.516.468.734
III. Bất động sản đầu tư 0 0 0
IV. Đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0
V. Tài sản dài hạn khác 97.926.867 552.594.001 345.024.377
TỔNG TÀI SẢN 42.201.801.001 24.928.880.425 30.559.141.224

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của Công ty

Từ bảng cơ cấu tài sản trên, để đánh giá được sự biến động của tài sản trong 3
năm vừa qua, bảng sau sẽ được dùng để phân tích tình hình biến động của tài sản:

Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu tài sản giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: %

Năm

Chỉ tiêu
2018 2019 2020

A. Tài sản ngắn hạn 94,96 91,68 87,36

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 17,15 16,25 23,25

II. Các khoản đầu tư 0,00 0,00 0,00

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 44,55 19,81 22,71

IV. Hàng tồn kho 32,01 54,27 41,40

V. Tài sản ngắn hạn khác 1,25 1,35 0,00


ix

B. Tài sản dài hạn 5,04 8,32 12,64

I. Các khoản phải thu dài hạn 0,00 0,00 0,00

II. Tài sản cố định 4,80 6,10 11,51

III. Bất động sản đầu tư 0,00 0,00 0,00

IV. Đầu tư tài chính dài hạn 0,00 0,00 0,00

V. Tài sản dài hạn khác 0,23 2,22 1,13

TỔNG TÀI SẢN 100,00 100,00 100,00


Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của Công ty
Bảng 2. 3: So sánh tài sản qua các năm

45000000

40000000

35000000

30000000

25000000

20000000

15000000

10000000

5000000

0
Tổng tà i sả n Tiên & tương Đầ u tư tà i Nợ phả i thu Hà ng tồn kho TSCĐ & BĐS
đương tiề n chính đầ u tư

2018 2019 2020

Thông qua bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản của công ty, ta có thể thấy
được, đánh giá được những biến động về tình hình tài sản của công ty.

Theo hai bảng trên, trong vòng 3 năm từ 2018 đến 2020 tổng tài sản có những
diễn biến ngược chiều qua các năm. Cụ thể là, năm 2018 tổng tài sản là 42,201 tỷ VNĐ
và giảm đi còn 24,929 tỷ VNĐ vào năm 2019 (tức giảm 40,93%). Tuy nhiên, sang năm
x

2020, tổng tài sản đã có dấu hiệu tăng đến 30,559 tỷ VNĐ với tốc độ tăng trưởng năm
là 22,59%.

Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, do đó nguyên nhân có
sự thay đổi về tổng tài sản cũng là do sự thay đổi về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Thế nên, ta đi vào phân tích sâu hơn các chỉ tiêu có trong 2 bảng trên.

Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty, có sự
tăng giảm qua các năm, cụ thể là do có sự thay đổi các khoản mục như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Trong năm 2019, tiền và các khoản tương
đương tiền giảm 78,61% so với 2018, lượng tiền giảm là do công ty phải trả nợ cho
những khoản nợ đã đến hạn. Đến năm 2020, tài sản ngắn hạn tăng đồng thời tiền và các
khoản tương đương tiền cũng tăng, cho thấy dấu hiệu tốt hơn về tính thanh khoản của
công ty.
Các khoản đầu tư ngắn hạn: Công ty không đầu tư vào các khoản đầu tư ngắn
hạn vì công ty không phải là nhà đầu cơ.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn vào năm 2019
giảm 3 lần so với năm 2018, sau đó tăng trở lại vào 2020, có thể là do công ty bán hàng
nhiều nhưng chưa thu được doanh thu vào thời điểm phát sinh.
Hàng tồn kho: công ty có tỷ trọng hàng tồn kho cao, thậm chí có năm lên đến
59,2% (năm 2019). Hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng tương đối lớn là do chính sách
của công ty, công ty dự trữ một lượng hàng hóa nhằm đề phòng sự thiếu hụt và chính
sách quản lý bán hàng của công ty chưa thực sự hiệu quả khiến hàng hóa của công ty
còn ứ đọng lại trong kho. Việc này làm tăng chi phí lưu kho, giảm hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.

Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác của công ty bao gồm chi phí trả
trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu của nhà nước và
tài sản ngắn hạn khác. Các khoản mục này có sự biến động tăng dần qua từng năm.
xi

Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của công ty thay đổi qua từng năm khác nhau,
để có thể hiểu rõ hơn về sự biến động đó, nghiên cứu tiếp tục đi sâu vào từng mục nhỏ
như sau:
Các khoản phải thu dài hạn: Công ty không có khoản phải thu dài hạn nào. Các
khoản phải thu của công ty tập trung ở phần phải thu ngắn hạn, chứng tỏ công ty không
có nợ lâu năm mà không đòi được.
Tài sản cố định: Tài sản cố định chiếm phần lớn tài sản dài hạn. Năm 2019 tài
sản cố định giảm 25,1% khiến tài sản dài hạn giảm 3,5 %. Sự biến động giảm như vậy
là do công ty chưa chú trọng đầu tư thêm TSCĐ, nguyên giá của TSCĐ bị đánh tụt và
hết giá trị hao mòn. Năm 2020, tài sản cố định tăng 131% khiến tài sản dài hạn tăng
86,28%
Bất động sản đầu tư: Công ty không có khoản bất động sản đầu tư nào.
Đầu tư tài chính dài hạn: Công ty không đầu tư tài chính dài hạn.
Tài sản dài hạn khác: Bao gồm chi phí trả trước dài hại, tài sản thuế thu nhập
hoãn lại, tài sản dài hạn khác. Tài sản dài hạn khác có cùng chiều hướng biến động
tăng giảm với tổng tài sản dài hạn và tài sản cố định, có giá trị cao nhất là 552,594 triệu
VNĐ vào năm 2019 và thấp nhất là 97,926 triệu VNĐ vào năm 2018.

1.1.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn chính là một phần quan trọng trong bảng cân đối kế toán. Nguồn vốn
là phần cung cấp mọi khoản chi để mua sắm tài sản, để đầu tư, mang lại doanh thu và
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bảng sau đây sẽ thể hiện cơ cấu vốn của Công ty:
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: VND
Năm
Chỉ tiêu
2018 2019 2020
A. Nợ phải trả 19.900.715.646 2.188.374.117 7.734.933.629
I. Nợ ngắn hạn 18.635.715.646 942.882.221 3.425.488.498
II. Nợ dài hạn 1.265.000.000 1.245.491.896 4.309.445.131
xii

B. Vốn chủ sở hữu 22.301.085.355 22.740.506.308 22.824.207.595


TỔNG NGUỒN VỐN 42.201.801.001 24.928.880.425 30.559.141.224
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của Công ty
Từ bảng cơ cấu nguồn vốn trên, để làm rõ về sự thay đổi qua từng năm, ta có
bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn như sau:
Bảng 2.5: Phân tích cơ cấu tài sản giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: %

Năm
Chỉ tiêu
2018 2019 2020
A. Nợ phải trả 47,16 8,78 25,31
I. Nợ ngắn hạn 44,16 3,78 11,21
II. Nợ dài hạn 3,00 5,00 14,10
B. Vốn chủ sở hữu 52,84 91,22 74,69
TỔNG NGUỒN VỐN 100 100 100
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của Công ty
xiii

Bảng 2. 6: Biến động cấu trúc vốn qua các năm | 1000đ
120000000

100000000

80000000

60000000

40000000

20000000

0
2018 2019 2020

Nợ phả i trả Nợ ngắ n hạ n Nợ dà i hạ n Vốn chủ sở hữ u Tổng nguồn vốn

Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy, chỉ tiêu Nợ phải trả
cao nhất ở năm 2018, sau đó lại giảm mạnh 89,01% vào năm 2019 và tăng ngược lại
vào năm 2020. Bên cạnh đó, Vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng
VCSH năm 2019 là cao nhất, chiếm 91,22% tổng nguồn vốn. Để tìm hiểu sâu hơn, ta
đi vào phân tích chi tiết các khoản mục nhỏ hơn:
Nợ phải trả: nhìn vào bảng 2.4 ta thấy, nợ phải trả của công ty năm 2018 là
19,9 tỷ đồng; sau đó giảm mạnh chỉ còn 2,188 tỷ đồng năm 2019. Sau đó khoản nợ
phải trả có xu hướng tăng lên 7,734 tỷ vào năm 2020. Sự biến động của khoản mục này
phụ thuộc nhiều vào các khoản nợ ngắn và dài hạn.
Nợ ngắn hạn: từ bảng 2.4 ta thấy, nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ
cấu nợ phải trả. Trong đó, phải trả người bán ngắn hạn có sự biến động tỷ lệ thuận với
chỉ tiêu nợ ngắn hạn. Năm 2019, nợ ngắn hạn giảm mạnh từ 18,635 tỷ VNĐ xuống còn
0,942 tỷ VNĐ. Sự giảm đáng kể này là một tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp khi
xiv

mà các khoản nợ được công ty quan tâm và xử lý. Nhưng sau đó, năm 2020, khoản
mục này tăng dần gấp hơn 3 lần so với năm 2017.
Nợ dài hạn: chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu nợ phải trả. Nợ dài hạn
không có sự thay đổi đáng kể trong 2 năm 2018 và 2019. Sau đó, năm 2020, giá trị
khoản mục này lại bắt đầu tăng mạnh trở lại, tăng gần 4 lần so với năm 2019. Sự thay
đổi nợ dài hạn bị chi phối mạnh mẽ bởi khoản muc vay và nợ dài hạn.
Vốn chủ sở hữu: vốn đầu tư của chủ sở hữu của công ty năm 2018 đến năm
2020 luôn là 22 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2014, chỉ tiêu vốn đầu tư của chủ sở hữu là
7,07 tỷ đồng, năm 2015 là 17,67 tỷ đồng.Việc tăng vốn chủ sở hữu giúp công ty nâng
cao tính tự chủ về mặt tài chính. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có sự biến động
tương đối ổn định và tăng qua các năm, thể hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty tương đối tốt và khá chắc chắn.

3.1.2. Phân tích qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

3.1.2.1. Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu từ hoạt động bán hàng và CCDV chính là phần thu lớn nhất của hầu
hết các doanh nghiệp.
Bảng 2.7: Hoạt động bán hàng và CCDV giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: VND
Năm
Chỉ tiêu
2018 2019 2020
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 74.823.627.279 23.303.549.164 30.518.893.323
Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp
74.823.627.279 23.303.549.164 30.518.893.323
dịch vụ
Giá vốn hàng bán 70.246.096.070 18.947.000.864 23.723.758.732
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
4.577.531.209 4.356.548.300 6.795.134.591
dịch vụ
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của Công ty
xv

Bảng 2. 8: So sánh hoạt động bán hàng và CCDV qua các năm | 1000đ

80000000

70000000

60000000

50000000

40000000

30000000

20000000

10000000

0
2018 2019 2020

Doanh thu thuầ n Giá vốn hà ng bá n Lợ i nhuậ n gộp

Các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn, lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp
hàng hóa dịch vụ có sự biến thiên tỷ lệ thuận với nhau. Nhìn vào bảng 2.7, ta thấy
doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2018 cao nhất với 74,823 tỷ
VNĐ trong 3 năm gần đây. Tuy nhiên năm 2019, doanh thu bán hàng giảm mạnh chỉ
còn 31,14%, giá vốn giảm còn 26,97% so với năm trước. Cùng với việc tăng/ giảm
doanh thu thì chi phí giá vốn hàng bán biến thiên tỷ lệ thuận. Như phân tích trước, tỷ
trọng hàng tồn kho lại tương đối cao. Vì thế, doanh nghiệp nên có chính sách quản lý
kho phù hợp để tạo ra được nhiều giá trị thặng dư hơn nữa.
Báo cáo cho thấy trong cả 3 năm 2018, 2019 và 2020 công ty không phát sinh
khoản giảm trừ doanh thu nào. Nhờ đó mà lợi nhuận gộp của công ty vào 2019 chỉ
giảm nhẹ 4,83% dù có sự giảm mạnh cả về doanh thu và giá vốn so với năm 2018.
Sang đến năm 2020, Công ty có một kết quả tốt hơn khi mà giá vốn chỉ tăng 25,21% và
doanh thu tăng 30,96% dẫn đến lợi nhuận gộp tăng 55,98% so với năm 2019.
xvi

3.1.2.2. Hoạt động tài chính

Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, công ty cổ phần Quang Tiến
cũng có một phần doanh thu, chi phí từ tài chính, được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.9: Hoạt động tài chính giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: VND
Năm
Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Doanh thu hoạt động tài chính 19.508.383 20.637.927 5.959.560


Chi phí tài chính 160.393.743 157.789.240 254.675.078
Trong đó: Chi phí lãi vay 0 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của công ty
Bảng 2. 10: So sánh hoạt động tài chính qua các năm | 1000đ

300000

250000

200000

150000

100000

50000

0
2018 2019 2020

Doanh thu hoạ t động tà i chính Chi phí tà i chính Chi phí lã i vay
xvii

Qua bảng trên có thể nhận thấy hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp
chưa hiệu quả khi lãi thu được nhiều hoạt động tài chính rất nhỏ. Trong khi đó các chi
phí phải bỏ ra cho hoạt động tài chính lại lớn, chủ yếu là chi phí từ các khoản chiết
khấu thanh toán hay lãi bán hàng trả chậm do công ty áp dụng chính sách nới lỏng tín
dụng nhằm có thêm nhiều đơn đặt hàng, tăng doanh thu từ hoạt động bán hàng và
CCDV. Nhưng bên cạnh đó, chính sách này lại khiến công ty chịu thêm một khoản
chiết khấu thanh toán, đồng thời tăng thêm chi phí quản lý nợ, tăng dự phòng phải thu
và tăng thời gian khách hàng chiếm dụng vốn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần có
những chính sách hợp lý hơn để vừa thu hút được khách hàng, vừa làm giảm chi phí tài
chính.

3.1.2.3. Lợi nhuận của doanh nghiệp


Qua từng năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty có sự biến
đổi khác nhau. Chỉ tiêu này đang có sự thay đổi tiêu cực trong hai năm 2018 và 2019.
Đặc biệt là năm 2019 khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm lỗ gấp hơn 38
lần so với năm 2018. Điều này cho thấy năm 2019 doanh nghiệp chưa đạt kết quả tốt
trong hoạt động kinh doanh nhưng năm 2020 công ty đã khắc phục được tình trạng
không tốt đó với mức lợi nhuận thuần là 99 triệu VNĐ. Để tìm hiểu rõ hơn về từng chỉ
tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, ta có bảng thống kê lợi nhuận như sau:
Bảng 2.11: Lợi nhuận doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: VND

Năm
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
74.823.627.27 30.518.893.32
Doanh thu thuần 23.303.549.164
9 3
Lợi nhuận thuần từ hoạt động (2.381.670.993
(619.564.198) 99.713.580
kinh doanh )
Lợi nhuận sau thuế TNDN 332.577.479 439.420.954 175.620.136
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của công ty
xviii

Bảng 2. 12: Biến động doanh thu – Lợi nhuận qua các kỳ
80000000

70000000

60000000

50000000

40000000

30000000

20000000

10000000

0
2018 2019 2020

-10000000

Doanh thu thuầ n Lợ i nhuậ n kinh doanh Lợ i nhuậ n sau thuế

Tuy doanh nghiệp chịu mức lỗ từ hoạt động kinh doanh lớn nhất trong năm
2019, nhưng nhờ những chỉ tiêu còn lại như thu nhập khác, lợi nhuận khác đã giúp cho
lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng và là mức lợi nhuận cao nhất 439 triệu VNĐ.
Sang năm 2020, doanh nghiệp có lợi nhuận thuần tăng nhưng lợi nhuận sau thuế lại
giảm 60,03% so với 2019. Nguyên nhân là do trong 2020, các khoản chi phí tăng mạnh
so với 2019 và dù doanh thu tăng nhưng không đủ bù đắp cho các khoản chi phí phát
sinh nên lợi nhuận sau thuế giảm.
xix

3.1.3. Phân tích qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng 2. 13: Lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2018-2020


Đơn vị: VND
Năm
Chỉ tiêu
2018 2019 2020
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
(3.615.799.156) (3.154.907.359) (11.158.402)
kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
(27.272.727) (10.516.068) 0
đầu tư
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
1.046.000.000 (19.508.104) 3.063.953.235
tài chính
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (2.597.071.883) (3.184.931.531) 3.052.794.833
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 9.833.900.419 7.236.828.536 4.051.897.005
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 7.236.828.536 4.051.897.005 7.104.691.838
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của công ty
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện việc thu – chi của doanh nghiệp trong kỳ quá
khứ, là bức tranh giúp người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo tiền và khả
năng thanh toán của doanh nghiệp. Đây cũng là một công cụ để dự đoán tiền, lập kế
hoạch sử dụng nguồn tiền thích hợp từ đó giúp cho nhà quản lý có cơ sở vững chắc,
đáng tin cậy để giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp.
xx

3.1.3.1. Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh

Công ty có chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty
âm đều trong suốt ba năm. Số liệu âm năm 2018, 2019 và 2020 cho thấy công ty đã chi
nhiều hơn thu. Nguyên nhân làm cho lưu chuyển tiền thuần âm trong hai năm này là do
các khoản chi tiêu từ mua hàng hóa, chi trả cho người bán. Sang đến 2020, chỉ tiêu này
giảm hơn 282 lần so với năm trước, và còn -11,158 triệu đồng, điều này thể hiện doanh
nghiệp đã có những phương án điều chỉnh và thắt chặt cân bằng giữa thu và chi tốt
hơn.

3.1.3.2. Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư

Chỉ tiêu này vẫn luôn âm qua các năm 2018 và 2019. Nhưng trong đó, năm
2018, chỉ tiêu này âm hơn 27 triệu đồng. Tuy nhiên con số này được cải thiện ở năm
2019 và năm 2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt đầu tư đạt mức 0 đồng, tăng hơn 10
triệu đồng so với 2019. Trong những năm này, công ty cũng có quan tâm tới các hoạt
động đầu tư cho cơ sở vật chất trong doanh nghiệp như mua sắm TSCĐ,... nhưng tiền
thu lại từ lãi vay, từ thanh lý TSCĐ không nhiều khiến không thể bù đắp cho phần vốn
bỏ ra, dẫn đến các chỉ số âm.

3.1.3.3. Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính

Từ số liệu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của công ty trong 3 năm
có sự chênh lệch đáng kể. Năm 2018, chỉ tiêu này đạt 1,046 tỷ đồng, sang đến 2019
con số đã xuống mức -19 triệu đồng tỷ đồng, giảm xấp xỉ 101,87% so với 2018. Có lẽ
là do 2019 là năm đến hạn trả tiền vay cả gốc lẫn lãi nên con số về lưu chuyển thuần từ
hoạt động tài chính không được khả quan như năm trước. Tuy nhiên sang đến năm
2020 chỉ tiêu này đã tăng đáng kể với con số 3,063 tỷ đồng, tăng gấp 158 lần so với
2019, chứng tỏ rẳng công ty đã có sự chặt chẽ hơn về công tác quản lý hoạt động tài
chính để đưa ra con số khả quan như vậy.
xxi

3.1.3.4. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

Lưu chuyển tiền thuần cuối kỳ = Lưu chuyển tiền thuần đầu kỳ + Lưu chuyển
tiền thuần trong kỳ
Lưu chuyển tiền thuần trong các năm 2018 và 2019 đều là các con số âm, tuy
nhiên lại có sự cải thiện và năm 2020. Từ năm 2019 là hơn -3,184 tỷ đồng nhưng đến
2020 chỉ tiêu này đã tăng mạnh lên 3,052 tỷ đồng, con số này tăng đáng kể cũng là do
lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính năm 2020 có những điểm khả quan hơn những
năm trước.
Số liệu cho thấy chênh lệch tương đối qua các năm không ổn định lúc âm lúc
dương, tình hình tạo tiền và sử dụng tiền của doanh nghiệp chưa tốt, tuy nhiên công ty
vẫn cố gắng cân đối thu chi đảm bảo việc kinh doanh tạo lợi nhuận.

CHƯƠNG 4: Phân tích các nhóm hệ số tài chính


4.1.1. Nhóm hệ số khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của công ty tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả hoạt động của công ty. Vì vậy, để đánh giá tình hình tài chính cuả công ty không
thể không đánh giá tình hình và khả năng thanh toán. Từng chỉ tiêu trong bảng sau đây
thể hiện được khả năng thanh toán của công ty: tỷ số thanh toán ngắn hạn, tỷ số thanh
toán nhanh, tỷ số thanh toán tiền mặt.

Tài sản ngắnhạn


Khả năng thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn

Tàisản ngắnhạn−Hàngtồn kho


Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn

Tiền mặt
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt =
Nợ ngắn hạn
xxii

Bảng 2.14: Khả năng thanh toán giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: Lần

Năm
Chỉ tiêu
2018 2019 2020
Khả năng thanh toán hiện hành 2,15 24,24 7,79
Khả năng thanh toán nhanh 1,43 9,89 4,10
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt 0,39 4,30 2,07
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của công ty

Tỷ số thanh toán hiện hành dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn
hạn bằng tài sản ngắn hạn. Qua bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán hiện hành
của công ty trong 3 gần đây có sự thay đổi khác nhau. Năm 2018, hệ số này là 2,15 lần,
tăng mạnh lên đến 24,24 lần ở năm 2019 nhưng sang năm 2020 lại giảm xuống còn
7,79 lần.
Những năm gần đây, hệ số thanh toán hiện hành của công ty đều lớn hơn 2 tức là
một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán hoàn toàn bởi nhiều hơn 2 đồng tài
sản ngắn hạn, đồng nghĩa với việc hiện nay công ty hoàn toàn có khả năng hoàn thành
được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn.
Tỷ số thanh toán nhanh:
Tỷ số thanh toán nhanh sẽ cho chúng ta biết công ty có bao nhiêu vốn bằng tiền
hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ.
Tỷ số thanh toán nhanh của công ty là chấp nhận được, luôn lớn hơn 1 trong 3
năm gần đây, đặc biệt vào năm 2019 tỷ số này là 9,89 lần. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ
khả năng thanh toán của doanh nghiệp dồi dào, đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ
ngắn hạn cao được.

Tỷ số thanh toán tiền mặt:


Tỷ số thanh toán tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại
của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ
xxiii

một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi
trả.
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ số thanh toán tiền mặt có xu hướng biến động tăng
giảm qua các năm, năm 2018 tỷ số này là 0,39 lần, sang năm 2019 tăng mạnh tới 4,3
lần, tuy nhiên đến năm 2020 lại giảm xuống còn 2,07 lần. Nguyên nhân là doanh
nghiệp đã kết hợp nhiều hình thức thanh toán như tiền mặt và chuyển tiền qua ngân
hàng.
4.1.2. Nhóm hệ số khả năng sinh lời
Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng trong kinh doanh, nếu chỉ phân tích sự tăng
giảm giá trị của lợi nhuận qua các năm ta sẽ không thấy được mức độ hợp lý của sự
tăng giảm đó. Chính vì thế chúng ta cần phải phân tích các tỷ số của lợi nhuận trong
mối quan hệ với doanh thu, vốn chủ sở hữu cũng như toàn bộ vốn để có thể đánh giá
mức độ biến động có phù hợp hay không.
Lợi nhuận ròng
Khả năng sinh lời từ doanh thu = ×100%
Doanh thu thuần
Lợi nhuậnròng
Khả năng sinh lời từ tài sản = ×100%
Tổng tài sản
Lợi nhuậnròng
Khả năng sinh lợi từ vốn chủ sở hữu = ×100%
Vốn chủ sở hữu
EBIT
Khả năng sinh lợi từ hoạt động đầu tư = ×100%
Tổngtài sản

Bảng 2.15: Phân tích khả năng sinh lời giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm
2018 2019 2020
Khả năng sinh lời từ doanh thu – ROS 0,44 1,89 0,58
Khả năng sinh lời từ tài sản – ROA 0,79 1,76 0,57
Khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu - ROE 1,49 1,93 0,77
Khả năng sinh lời từ hoạt động đầu tư - ROI 1,04 2,20 0,79
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của công ty
xxiv

Khả năng sinh lời từ doanh thu- ROS


Khả năng sinh lời từ doanh thu cho biết cứ một đồng doanh thu thuần tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Khả năng sinh lời từ doanh thu của công ty qua 3 năm gần đây có sự thay đổi
khác nhau và không ổn định. Hệ số này cao nhất ở năm 2019 là 1,89%, nghĩa là 100
đồng doanh thu mới tạo ra được 1,89 đồng lợi nhuận. Hệ số tăng ở 2019 nhưng đã
giảm ở năm 2020. Tỷ suất ROS có biến động giảm là do khả năng quản lý chi phí của
công ty không hiệu quả do đó dù giai đoạn này doanh thu thuần của công ty có biến
động tăng nhưng lợi nhuận lại không cao.
Khả năng sinh lời từ tài sản- ROA
Hệ số này cho ta biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
ROA thể hiện hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư vào tài sản.
Tương tự như ROS, năm 2018, 2019, tỷ số về khả năng sinh lời từ tài sản có
biến động tăng. Năm 2019, ROA tăng lên 1,76% tức tăng 0,97% so với năm 2018
nhưng lại giảm xuống còn 0,57% vào năm 2020.
Điều này có thể do lợi nhuận chưa của công ty chưa nên khả năng sinh lời từ tài
sản đang rất thấp, các năm 2018, 2020 đều thấp hơn mức 1% , tức là đầu tư vào 100
đồng tài sản mới tạo ra chưa được 1 đồng lợi nhuận.
Khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu- ROE

Tỷ số này thể hiện 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
ROE là chỉ tiêu rất quan trong đối với các nhà quản trị.
Từ năm 2018 đến năm 2020, ROE có biến động tăng giảm khác nhau qua từng
năm. Đặc biệt năm 2019, giá trị vốn góp chủ sở hữu của công ty tăng 1,97% so với
năm 2018, lợi nhuận ròng tăng 32,13% dẫn đến tỷ suất ROE lại tăng 0,44% so với năm
2018. Tuy nhiên sang 2020 ROE của doanh nghiệp giảm xuống chỉ còn 0,77, tức là với
100 đồng vốn bỏ ra thì chỉ thu được về chưa đến 1 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ
khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là tương đối thấp.

Khả năng sinh lời từ hoạt động đầu tư- ROI


xxv

Hệ số này thể hiện một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Đây là hệ số cao nhất trong bảng trên, tuy nhiên cũng giống xu hướng của các
hệ số còn lại là tăng vào năm 2019 và giảm vào 2020. 2 năm 2018 và 2020 là 1,04% và
0,79%, tuy nhiên tăng mạnh ở năm 2019 lên đến 2,2%. Lý do của hiện tượng này là bởi
EBIT của năm 2019 cao hơn 2 năm còn lại trong khi tổng tài sản thì thấp nhất.

4.1.3. Nhóm hệ số về khả năng sử dụng tài sản


Phân tích khả năng quản lý tài sản là đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng (mức
độ quay vòng) và sức sản xuất của tài sản trong năm.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho
365 ngày
Số ngày bình quân bán hàng tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho
Doanh thu
Vòng quay khoản phải thu =
Trung bình khoản phảithu
365 ngày
Thời gian thu nợ trung bình =
Số vòng quay khoản phảithu
Doanh số mua hàng thường niên
Vòng quay khoản phải trả =
Trung bình khoản phải trả
365 ngày
Thời gian trả nợ trung bình =
Số vòng quay khoản phảitrả
Doanh thu thuần
Vòng quay tổng tài sản =
Trung bìnhtổng tài sản
Sau đây là bảng để phân tích các hệ số trên để có một cái nhìn rõ hơn về hiệu
suất sử dụng tài sản của công ty:
Bảng 2.16: Hiệu suất sử dụng tài sản giai đoạn 2018-2020

Năm
Chỉ tiêu Đơn vị
2018 2019 2020
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 5,20 1,40 1,88
Số ngày bình quân bán hàng tồn kho Ngày 70,20 260,62 194,65
Vòng quay khoản phải thu Vòng 3,70 2,11 6,15
xxvi

Thời gian thu nợ trung bình Ngày 98,77 172,99 59,34


Vòng quay khoản phải trả Vòng 2,78 1,72 4,60
Thời gian trả nợ trung bình Ngày 131,41 212,56 79,27
Vòng quay tổng tài sản Vòng
1,77 0,93 1,00
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của công ty
Vòng quay hàng tồn kho:
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng
quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
Số vòng quay hàng tồn kho năm 2018 là 5,2 vòng và năm 2019, 2020 con số
này giảm xuống 1,4 và 1,88 vòng. Sự biến động giảm này là do tình hình hàng tồn kho
có xu hướng tăng trong các năm này và tình hình doanh thu thì có xu hướng giảm.
Điều này cho thấy chính sách sản xuất và quản lý hàng tồn kho chưa thật hợp lý.
Trung bình mỗi năm phải mất 175 ngày mới đẩy được hết hàng tồn kho bán ra
thị trường. Hệ số này nếu không được cải thiện thì công ty sẽ mất rất nhiều chi phí lưu
kho và bảo quản hàng hóa.
Vòng quay các khoản phải thu:
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả
của việc thu hồi nợ.
Năm 2018, vòng quay khoản phải thu là 3,7 vòng, giá trị giảm ở năm 2019 và
tăng lại trong năm 2020 với 6,15 vòng. Từ năm 2018 đến năm 2020, doanh thu của
công ty đang biến động giảm/ tăng tỷ lệ thuận với sự biến đổi vòng quay khoản phải
thu. Đây là một tín hiệu tốt, thể hiện công ty hiện nay đang kiểm soát vốn tương đối tốt
và công tác đôn đốc thu hồi nợ vẫn đang được thực hiện tốt.
Thời gian thu nợ trung bình
Thời gian thu nợ bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để
một công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng.
Hệ số này của công ty hiện nay vẫn tương đối lớn, có xu hướng giảm vào năm
2020. Kỳ thu tiền bình quân năm 2019 là 172 ngày (khoảng 6 tháng). Kỳ thu tiền bình
quân cao góp phần thể hiện công tác thu tiền bán hàng của công ty kém hiệu quả, vốn
xxvii

bị khách hàng chiếm dụng tương đối nhiều. Tuy nhiên năm 2020, thời gian thu nợ đã
giảm xuống còn khoảng 2 tháng, đã dần ổn định hơn.
Vòng quay khoản phải trả:
Tương tự như chỉ số vòng quay khoản phải thu, vòng quay khoản phải trả cũng
giảm cuống vào năm 2019 và tăng vào 2020. Năm 2020, con số này đạt được trong
năm 4,6. Chỉ số này tăng cho thấy doanh nghiệp đang hạn chế hơn trong việc tận dụng
nguồn vốn của nhà cung cấp.
Thời gian trả nợ trung bình:
Công ty đang có số vòng quay trong bình vào năm 2018 và 2019 lần lượt là
131,41 và 212,56 ngày.Sang năm 2020, thời gian trả nợ đã giảm xuống còn 79,27 ngày.
Số ngày giảm một cách đáng kể như hiện nay cho thấy doanh nghiệp đã thanh toán khá
tốt cho người bán và khả năng thanh toán cho nhà cung cấp của doanh nghiệp.
Vòng quay tổng tài sản:
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản
của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản
có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.
Ở bảng trên ta có thể thấy hệ số này của công ty cũng chưa cao, thấp nhất vào
năm 2019 với 0,93 vòng, tức là trong vòng một năm chỉ có thể bán ra được hơn 93% số
tài sản.

4.1.4. Nhóm hệ số cơ cấu vốn


Để hiểu rõ hơn về cơ cấu vốn của công ty, ta đi vào phân tích các hệ số
sau:
Tổngtài sản−Vốnchủ sở hữu
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
Tổng nợ
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu =
Vốnchủ sở hữu
Tổng tài sản
Số nhân vốn chủ sở hữu =
Vốnchủ sở hữu
xxviii

Bảng 2. 17: Phân tích cơ cấu vốn giai đoạn 2018- 2020
Đơn vị: Lần

Chỉ tiêu Năm


2018 2019 2020
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản 0,47 0,09 0,25
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu 0,89 0,10 0,34
Số nhân vốn chủ sở hữu 1,89 1,10 1,34
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của công ty
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A):
Tỷ số này cho biết tổng tài sản của công ty được hình thành từ nợ phải trả bao
nhiêu %.
Qua bảng 2.12 ta thấy tỷ số này giảm trong 3 năm gần đây, năm 2018 là 0,47
nhưng đến năm 2020 chỉ còn 0,25 và tỷ lệ thấp nhất với 0,09 vào năm 2019.
Nợ phải trả chiếm một tỷ lệ khá lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, hay nói cách khác mức độ đóng góp vốn của chủ sở hữu là khá thấp. Tỷ lệ này
giảm cho thấy nợ phải trả trong các năm gần đây có xu hướng giảm. Việc tỷ số này
giảm trong các năm gần đây chứng tỏ công ty đã hạn chế phụ thuộc nhiều vào nguồn
vốn bên ngoài, mức độ độc lập về tài chính của công ty là khá cao.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E):
Tỷ số này cho chúng ta biết được công ty đang sử dụng bao nhiêu đồng tiền nợ
trên một đồng tiền vốn của mình trong họt động kinh doanh
Tỷ lệ này cũng thay đổi cùng chiều với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản .Năm 2018, tỷ
lệ này đạt 0,89. Sau đó giảm còn 0,1 vào 2019 và tăng lại 0,34 vào năm 2020. Việc tỷ
số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng lại vào năm 2020 có thể do nợ tăng nhiều (253,5%) mà
vốn chủ sở hữu tăng ít (3,68%).
Số nhân vốn chủ sở hữu:
Tỷ lệ này cho ta biết với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu
đồng đầu tư vào tài sản. Tỷ lệ cao nhất ở năm 2018 với con số 1,89 lần. Và ở 2 năm
xxix

còn lại là 2019 và 2020 thì lần lượt là 1,1 và 1,34 lần. Với tỷ lệ an toàn như vậy cho
thấy công ty chưa khai thác được hiệu quả khi sử dụng đòn bẩy tài chính.

CHƯƠNG 5: Phân tích Dupont


Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của
một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Trong phân tích tài
chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chi tiêu tài
chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chi tiêu tài chính, chúng ta có thể
phát hiện ra những nhân tổ đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất
định.

Ta có công thức thực hiện phân tích Dupont:

Lợi nhuậnròng
ROE = ×100%
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Tổng tài sản
= × × × 100%
Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốnchủ sở hữu
= ROS × Vòng quay tổng tài sản × Số nhân vốn chủ sở hữu × 100%
Ta đi phân tích ảnh hưởng của từng hệ số lên ROE:
Bảng 2.18 : Phân tích ROE theo phương trình Dupont giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu Đơn vị
2018 2019 2020
ROS % 0,44 1,89 0,58
Vòng quay tổng tài sản Vòng 1,77 0,93 1,00
Số nhân vốn chủ sở hữu Lần 1,89 1,10 1,34
ROE % 1,49 1,93 0,77
🔺ROE % 0.44 (1.16)

Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC của công ty


xxx

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty Cổ phần Quang Tiến trong giai
đoạn 2018- 2020 có xu hướng bất ổn do ảnh hưởng của hệ số vòng quay tài sản và số
nhân vốn chủ sở hữu, mức cao nhất là năm 2019 với 100 đồng VCSH tạo ra 1,93 đồng
lợi nhuận sau thuế. Việc phân tích ROE thông qua mô hình Dupont sẽ cho thấy cái
nhìn rõ ràng hơn về sự ảnh hưởng của ROS, vòng quay tổng tài sản và số nhân VCSH
đến ROE , cụ thể:
ROE năm 2019 là 1,93%, tăng 0,44% so với năm 2018. Nguyên nhân là do:

- Mức độ ảnh hưởng của tỷ suất sinh lợi trên doanh thu(ROS):

🔺ROE(1) = (1,89%- 0,44%)x 1,77x 1,89 = 4,84%


- Mức độ ảnh hưởng vòng quay tổng tài sản:
🔺ROE(2) = 1,89%x (0,93- 1,77)x 1,89 = (2,99)%
- Mức độ ảnh hưởng của số nhân VCSH:
🔺ROE(3) = 1,89%x 0,93x (1,1- 1,89) = (1,39)%
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE năm 2019:
🔺ROE = 4,84%+ (2,99)%+ (1,39)%= 0,44%
Có thể thấy giai đoạn này tỷ suất sinh lời trên VCSH chịu tác động nhiều nhất từ
tỷ suất sinh lời trên doanh thu, có nghĩa là trong giai đoạn 2018- 2019 trong vòng quay
tổng tài sản và số nhân VCSH không đổi thì khi ROS tăng 1,45% sẽ làm cho ROE tăng
4,84%.
Năm 2020, ROE giảm 1,16% so với năm 2019, nguyên nhân là do ảnh hưởng
bởi ba nhân tố sau:

- Mức độ ảnh hưởng của tỷ suất sinh lợi trên doanh thu(ROS):

🔺ROE(1) = (0,58 %- 1,89%)x 0,93x 1,1 = (1,34)%


- Mức độ ảnh hưởng vòng quay tổng tài sản:
🔺ROE(2) = 0,58%x (1- 0,93)x 1,1 = 0,04%
- Mức độ ảnh hưởng của số nhân VCSH:
🔺ROE(3) = 0,58%x 1x (1,34- 1,1) = 0,14%
xxxi

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE năm 2020:
🔺ROE = (1,34)%+ 0,04%+ 0,14% = (1,16)%
Vậy năm 2020, ROS giảm cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc kiểm
soát chi phí. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ROS giảm cũng là nguyên nhân chính
khiến ROE giảm.
Qua phân tích ở trên, có thể kết luận rằng ROE tăng/ giảm chủ yếu do sự tác động
của tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ROS. Ngược lại, hai chỉ số còn lại là vòng quay tổng
tài sản và số nhân vốn chủ sở hữu lại biến thiên ngược chiều với ROE. Để gia tăng
ROE, công ty cần phải cải thiện chỉ tiêu ROS, đồng nghĩa với việc giảm chi phí kết
hợp tăng doanh thu bán hàng. Năm 2020, doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận gộp
đều tăng khá tốt nhưng do chi phí quản lý kinh doanh quá lớn khiến ROE sụt giảm.
Như vậy, công ty cần có biện pháp cắt giảm các khoản chi phí này đồng thời giữ vững
thị trường và tốc độ tăng trưởng doanh thu bán hàng để tăng ROE. Bên cạnh đó, công
ty cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hơn nữa, kiểm soát chi phí đồng thời
nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu từ đó tạo sức hút đối với các nhà
đầu tư và các bên cho vay.

CHƯƠNG 6: Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần Quang Tiến
Qua quá trình phân tích trên ta có thể thấy được tổng quát về tình hình tài chính
của Công ty cổ phần Quang Tiến như sau:

6.1.1. Những thành tựu đạt được

Qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh:


Qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang có chiều hướng mở
rộng biểu hiện qua tình hình tài sản tăng dần trong 2 năm gần đây 2019-2020. Lợi
nhuận sau thuế của công ty qua các năm tuy chưa cao nhưng tương đối ổn định, thể
hiện việc kinh doanh của công ty đang dần hồi phục.
Lưu chuyển tiền thuần:
xxxii

Lưu chuyển tiền thuần của công ty đều âm trong 3 năm gần đây. Tuy nhiên chỉ
tiêu này đang có xu hướng khôi phục từ năm 2020 trở lại đây, điều đó là do công ty đã
điều chỉnh và thắt chặt cân bằng giữa thu và chi trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh, đầu tư, tài chính,…. Đặc biệt doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả và ổn định
trong tình hình dịch bệnh Covid-19 những năm gần đây. Đây là một cơ hội cũng là một
thách thức đối với công ty trong tương lai. Tuy nhiên công ty vẫn cần đẩy mạnh hơn
nữa công tác quản lý của mình.
Khả năng thanh toán:
Hiện nay công ty vẫn hoàn toàn đáp ứng được khả năng thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn nhưng vẫn cần lưu ý về khoản vốn bằng tiền để có thể chủ động đáp ứng
được nhu cầu thanh toán phát sinh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực
quản lý hàng tồn kho, để hệ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp được cải thiện và
lượng vốn doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả hơn nữa.
Khả năng sinh lời:
Tỷ số sinh lời của công ty đang trên ngưỡng an toàn nhưng giá trị vẫn còn khá
thấp. Công ty đang thể hiện khả năng quản lý chi phí sản xuất, lượng hàng tồn kho,
công tác thu hồi nợ và hiệu quả sử dụng vốn chưa thật sự tốt. Công ty cần phải cải
thiện nhiều hơn nữa công tác quản lý của mình để tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn.
xxxiii

6.1.2. Những mặt hạn chế

Qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh


Việc phân bổ tài sản của công ty còn chưa hợp lý qua các năm, có sự chênh lệch
khá lớn giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng
nhỏ hơn tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản qua các năm.
Chi phí sản xuất của công ty còn cao. Hàng tồn kho cũng chiếm một tỷ trọng
tương đối lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn nói riêng cũng như tài sản nói chung của
công ty. Công ty cần phát huy tác dụng của máy móc thiết bị, tăng cường công tác
quản trị sản xuất và bán hàng để tiết kiệm chi phí một cách hợp lý nhất.
Về khả năng quản lý tài sản:
Doanh nghiệp hiện nay đang bị khách hàng chiếm dụng vốn tương đối nhiều và
công tác đôn đốc thu hồi nợ đang có hiện tượng giảm xuống. Khả năng quản lý hàng
tồn kho yếu kém. Bên cạnh việc khách hàng đang chiếm dụng đáng kể vốn của doanh
thì thì doanh nghiệp cũng đang chiếm dụng khoản vốn tương đối của nhà cung cấp.
Khả năng thanh toán của công ty đang cần phải lưu ý khi thời gian trả nợ trung bình
đang tăng và vòng quay các khoản phải trả giảm một cách đáng kể.
Về khả năng quản lý công nợ:

Hiện nay, công ty phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài nên mức độ độc lập
tài chính của công ty là rất thấp. Nhưng với tỷ số chi trả nợ vay thì các con số khá tích
cực, thể hiện công ty hoàn toàn có khả năng chi trả lãi vay tốt của doanh nghiệp mình.

Tóm lại, nhìn chung về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Quang Tiến
chưa được tốt, còn một số vấn đề khó khăn mà công ty cần phải vượt qua để có thể đạt
được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.
xxxiv

CHƯƠNG 7: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH TÀI


CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TIẾN

CHƯƠNG 8: Định hướng phát triển cho Công ty Cổ phần Quang Tiến trong
tương lai

- Hoạt động xây dựng ngày càng phát triển, nhu cầu về các loại thiết bị, vật liệu
xây dựng hay thiết bị phụ tùng cho dây chuyền sản xuất ngày càng nhiều.

- Chính sách hội nhập tạo điều kiện cho nhiều đối thủ mạnh tham gia thị trường,
tình hình kinh doanh sẽ có nhiều sự cạnh tranh gay gắt hơn trong thời gian tới.

- Với xu hướng ngành sản xuất nguyên vật liệu, cung cấp thiết bị phụ tùng hiện
nay, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề cắt giảm chi phí; tìm kiếm nguồn
cung cấp tốt giá thành hợp lý, thời gian sử dụng được kéo dài; quan tâm đến môi
trường; thương mại điện tử và xu hướng toàn cầu hóa.

CHƯƠNG 9: Giải pháp cho tình hình tài chính hiệu quả tại công ty

9.1.1. Nâng cao tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn
Để nhằm cải thiện hơn nữa tình hình hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín với
khách hàng và quản lý tốt hàng tồn kho, Công ty cần có những biện pháp thật sự hữu
hiệu.

9.1.1.1. Về nâng cao tính thanh khoản các khoản phải thu, phải trả:
- Cần xây dựng quy trình quản lý và thu hồi công nợ, tổ chức quản lý các khoản
phải thu thông qua việc phân công trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp trong
việc đưa ra quyết định bán chịu, đồng thời có chế độ giám sát và báo cáo để
tránh rủi ro trong quá trình thu hồi nợ.
- Công ty cần lập kế hoạch thu chi cho phòng kế toán để xác định nhu cầu chi
tiêu và nguồn tiền tương ứng. Kế hoạch nên chi tiết cho từng tuần, tháng, quý,
xxxv

năm. Kế hoạch càng chi tiết thì lượng tiền phải trả xác định có độ chính xác
càng cao, nên có thêm sự tham gia của các bộ phận, phòng ban liên quan để có
độ khách quan cao.
- Phân loại khách hàng và áp dụng các ưu đãi trả nợ khác nhau. Công ty có thể sử
dụng chiết khấu thanh toán và thời gian trả nợ có thể dãn dài hơn đối với các
khách hàng làm ăn lâu dài; còn đối với khách hàng vãng lai, nếu thanh toán
ngay sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán, tuy nhiên, cần phải xem xét năng lực
tài chính và uy tín của họ để quyết định có nên cho nợ hay không nếu để cho
khách hàng vãng lai nợ.
- Thường xuyên phân loại, xác minh, đối chiếu các khoản phải thu, phải trả nhằm
tránh việc khách hàng chậm thời gian trả nợ, hay tình trạng thanh toán chậm cho
bên nhà cung cấp.
- Thường xuyên cập nhật tình hình thanh toán và đối chiếu công nợ với khách
hàng, đôn đốc thu hồi đối với nợ dây dưa, kéo dài.

9.1.1.2. Về nâng cao tính thanh khoản hàng tồn kho


Để có thể giảm bớt lượng hàng tồn kho thì biện pháp tốt nhất là tăng sản lượng
tiêu thụ bằng cách tận dụng tối đa công suất của máy móc, trang thiết bị, nâng cao năng
suất lao động, có chính sách bán hàng hợp lý thông qua việc sử dụng hiệu quả hệ thống
thông tin, quản lý để tiếp cận và tư vấn khách hàng. Đây là một biện pháp có tính khả
thi cao. Bên cạnh đó, tăng cường việc củng cố và hoàn thiện tất cả các liên kết với đối
tác hay với công ty khác để mở rộng thị trường, đảm bảo ổn định cho nhân viên trong
công ty. Đối tác của công ty là những nhà sản xuất có nền công nghiệp và công nghệ
phát triển nhất thế giới như Yanpai Filtration Technology, Shanghai Everspring
Filtration Technology, Zhejiang Weave Industrial Fabrics, công ty cần đẩy mạnh hợp
tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi với các đối tác, duy trì, mở rộng mối quan hệ, xúc
tiến đàm phán với các đơn vị mới thuộc các kênh, gia tăng thị phần. Đặc biệt với kênh
khách hàng, phục vụ tốt khách hàng sẽ tạo được nguồn doanh thu ổn định và bền vững
cho công ty, giúp công ty phát triển khách hàng mới được thuận lợi hơn.
xxxvi

Bên cạnh việc giải quyết trực tiếp lượng hàng tồn kho thì công ty có thể sử dụng
giải pháp là chủ động chọn lọc các phương thức mua hàng ngay từ lúc mua vào, để tìm
được nguồn cung cấp hàng hóa thuận lợi nhất, đáp ứng các yêu cầu chất lượng, số
lượng và giá cả một cách hợp lý. Các phương thức này phải phù hợp với nhu cầu kinh
doanh thực tế nhằm làm giảm số hàng tồn kho tối thiểu.

9.1.2. Nâng cao khả năng thanh toán


Công ty cần theo dõi chi tiết theo thời gian và đối tượng của các khoản nợ ngắn
hạn để phân loại các khoản nợ đã đến hạn để có kế hoạch trả nợ hợp lý đặc biệt là các
khoản vay đến hạn nếu vay từ các ngân hàng, nếu không trả đúng hạn cũng gây mất uy
tín. Đảm bảo lượng tiền mặt nhất định để thanh toán các khoản vay gần đến hạn. Kế cả
khoản nợ chưa đến hạn công ty cũng cần đề phòng rủi ro từ phía chủ nợ cần thanh toán
gấp, công ty cũng dự trữ tiền mặt để thanh toán. Bên cạnh đó, công ty cũng cần chú
trọng hơn nữa trong việc thu hồi công nợ và giải phóng hàng tồn kho để tăng cường
khả năng thanh toán.

9.1.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản


Công ty nên mua hàng từ nhiều nhà cung cấp. Công ty thường xuyên nên tiến
hành kiểm tra thường xuyên việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tránh tình trạng
lãng phí.

Hạn chế mua sắm những tài sản cố định chưa cần sử dụng. Vì vậy, để đảm bảo
sử dụng vốn có hiệu quả, công ty chỉ nên đầu tư máy móc thiết bị cho sản phẩm mới
khi dự báo chính xác tình hình biến động của thị trường.

Giảm bớt những tài sản cố định không cần thiết, thanh lý những tài sản cố định
không cần dùng, không còn được sử dụng hay còn sử dụng nhưng lạc hậu, kém hiệu
quả, giảm chi phí khấu hao, chi phí lưu kho. Ngoài ra để quản lý tài sản cố định có hiệu
quả, công ty cần phải tính khấu hao đầy đủ, sử dụng đúng số kỳ khấu hao, củng cố kho
tàng, tổ chức sắp xếp tốt hơn mạng lưới phân phối nhằm tiết kiệm vốn cố định, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
xxxvii

Tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý của công ty, từ đó giảm chi phí quản lý,
tăng lợi nhuận.

9.1.4. Nâng cao khả năng sinh lời

9.1.4.1. Khả năng sinh lời từ tổng tài sản

Để tăng sức sinh lời của tổng tài sản, công ty phải tìm mọi biện pháp thích hợp
để tăng số vòng quay của tài sản và suất sinh lời của doanh thu. Bằng phương pháp loại
trừ, có thể xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố (số vòng quay của tổng tài sản và
suất sinh lời của doanh thu) đến sự thay đổi suất sinh lời của tổng tài sản trong kỳ.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, trong chừng mực nhất định, 2 nhân tố này có
quan hệ ngược chiều nhau. Thông thường, để tăng số vòng quay tài sản, cần phải tăng
doanh thu thuần và do vậy, buộc phải giảm giá bán, dẫn đến lợi nhuận giảm. Vì thế, để
tăng suất sinh lời của tài sản mà vẫn tăng được số vòng quay của tài sản và suất sinh lời
của doanh thu, đòi hỏi các nhà quản lý phải có các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ để sao cho lượng hàng hóa bán ra vẫn tăng (tăng doanh
thu) không phải giảm giá bán.

9.1.4.2. Khả năng sinh lời từ hoạt động đầu tư tài chính

Để tránh tình trạng đồng vốn nhàn rỗi và lãng phí trên thị trường. Khoản tiền thu
được từ khách hàng doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả bằng các hoạt động đầu tư tài
chính. Có thể thực hiện các hoạt động đầu tư như mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu
doanh nghiệp, mua cổ phiếu, kinh doanh bất động sản theo một tỷ lệ thích hợp do việc
đầu tư tài chính cũng đi cùng với một tỷ lệ rủi ro nhất định. Ban đầu công ty nên đầu tư
vào những tài sản có độ rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh
nghiệp.
9.1.5. Một số giải pháp khác
Đào tạo chuyên viên phân tích:
Đào tạo nâng cao chất lượng chuyên viên phân tích thông qua các lớp tập huấn
ngắn hạn và dài hạn ở trong và ngoài nước. Chất lượng chuyên viên phân tích cao giúp
xxxviii

cho việc đánh giá công ty, thị trường chính xác hơn khiến công ty hoạt động hiệu quả,
tiết kiệm chi phí.
Đẩy mạnh văn hóa doanh nghiệp:
Xây dựng đội ngũ nhân viên trong công ty có ý thức, đam mê nghề nghiệp coi
công ty như là ngôi nhà thứ hai. Có được như thế mọi nhân viên trong công ty mới có
thể làm việc một cách tốt nhất, hòa hợp, cùng nhau xây dựng một tập thể đoàn kết, dốc
sức vì sự phát triển chung của công ty.
xxxix

KẾT LUẬN

Phân tích tài chính là hoạt động không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào
muốn thắng thế trong cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Trong phân tích tài chính thì phân tích báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng nhất.
Phân tích báo báo tài chính cung cấp các thông tin tài chính rõ ràng nhất về tình hình
tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình vốn, công nợ,... cho nhà quản trị
doanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định để phát triển hơn.

Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Quang Tiến,
em nhận thấy tình hình tài chính của công ty đang chưa thật sự ổn định. Tuy các con số
đang cho thấy có những chuyển biến tích cực nhưng chưa thật sự mạnh mẽ. Một số giải
pháp trên có thể giúp ích phần nào cho công ty khắc phục những khó khăn đang gặp
phải và tìm ra những hướng đi mới tích cực hơn để góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, với sự nỗ lực thúc đẩy của các cấp lãnh đạo và
công nhân nhân viên, công ty sẽ ngày càng phát triển.
xl

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. PGS.TS Lưu Thị Hương & PGS.TS Vũ Duy Hào, 2007, Tài chính doanh
nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Trần Xuân Nam, 2015, Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.
3. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012, Lập, đọc, kiểm tra và phân tích
báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.
4. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, 1999, Phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê.
5. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, 2013, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính,
Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
6. TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, TS. Nguyễn Thị Hồng Thủy, 1998, Lý thuyết
quản trị doanh nghiệp, Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

7. Công ty cổ phần Quang Tiến, 2019, Báo cáo tài chính năm 2019, Hà Nội.

8. Công ty cổ phần Quang Tiến, 2020, Báo cáo tài chính năm 2020, Hà Nội.

9. http://quangtienjsc.com.vn/

10.
xli
1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.....................................................................................................................

(Đánh giá thái độ làm việc trong quá trình sinh viên viết chuyên đề. Đánh giá nỗ lực và
hiệu quả công việc, sự thường xuyên liên lạc của sinh viên với GVHD...)

Giảng viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)


2

You might also like