You are on page 1of 64

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA TÀI CHÍNH NGẦN HÀNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH


MÔN TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Tên công ty phân tích: Công ty cổ phần KiDo
Tên mã chứng khoán của công ty phân tích: KDC

Nhóm: Nguyễn Lê Vĩnh Thanh-b2000403


Xayavong Xaythong-b2000448

Nhóm Lớp môn học: 03


Tổ thực hành: 1

GVHD: Nghiêm Quý Hào

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022

1
Mục lục

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP 4


1.1 Quá trình hình thành và phát triển (Lịch sử hình thành và phát triển) của doanh nghiệp (theo
Báo cáo thường niên; báo cáo tài chính tại 31/12/2021)............................................................4

1.1.2 Thông tin chung về công ty..................................................................................................4


1.1.3 Ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh chính của công ty:.......................................6
1.1.4. Vẽ sơ đồ, hình thể hiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp......7
1.1.5 Danh sách Ban lãnh đạo cao nhất (HĐQT; Ban TGĐ)........................................................7
1.1.6 Thành tựu, xếp hạng, vị thế trên thị trường; cờ, cúp, danh hiệu, giải thưởng......................8
1.1.7 Cơ cấu cổ phần, cổ đông của Công ty (theo BCTN; BCTC tại 31/12/2021).....................10
1.2 Kết quả kinh doanh; tình hình tài chính của công ty (theo BCTN; BCTC tại 31/12 của 5 năm
gần nhất: 2017-2021)................................................................................................................14

1.2.1. Kết quả kinh doanh (theo giá trị, tính thành tiền).............................................................14
1.2.2. Tình hình tài chính (theo BCTN; BCTC tại 31/12 của 5 năm gần nhất: 2017-2021).......18
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VĨ MÔ VÀ NGÀNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TY 21
2.1 Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, chiến lược sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp...........................................................................................................21

2.2 Phân tích tình hình ngành, lĩnh vực có liên quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.....................................................................................................................22

2.2.1 Rào cản gia nhập đối với công ty.......................................................................................23


2.2.2 Tình hình cung cầu, bối cảnh cạnh tranh trên thị trường...................................................24
CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ ( MÃ CK: HHC) 25
Sàn giao dịch: HNX 25
2.3 Phân tích các yếu tố đầu vào, đầu ra, triển vọng sản xuất, kinh doanh của công ty...........27

2.3.1 Đầu vào..............................................................................................................................28


2.3.2. Đầu ra................................................................................................................................30
Nhu cầu về dinh dưỡng...............................................................................................................31
Nhu cầu giảm Stress....................................................................................................................31
Chuyển đổi từ offline sang Online..............................................................................................31
Khả năng lưu trữ và Vận chuyển................................................................................................31
1
Thông tin rõ ràng NSX-HSD......................................................................................................31
2.4. Phân tích tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty (theo BCTN; BCTC tại 31/12 của 5 năm
gần nhất: 2017-2021)................................................................................................................32

2.4.1. Về doanh số bán hàng (qua các năm)................................................................................32


2.4.2. Về số lượng, sản lượng, công suất, năng lực sản xuất, số lượng sản phẩm (qua các năm)
.....................................................................................................................................................36
2.4.3. Tình hình thị phần (phần chiếm trên thị trường của công ty so với toàn bộ thị trường
cùng ngành hàng mà công ty kinh doanh) của công ty...............................................................40
2.4.4. Tình hình, phương án mở rộng kinh doanh, đầu tư dự án mới, mở rộng thị trường, địa
bàn tiêu thụ mới của công ty trong thời gian đến........................................................................42
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ (2017-2021) 43
3.1. Tỷ số về tính thanh khoản..................................................................................................43

3.2. Tỷ số hoạt động.................................................................................................................44

3.3. Tỷ số quản lý nợ................................................................................................................48

3.4. Tỷ số khả năng sinh lợi......................................................................................................49

3.5. Tỷ số giá thị trường...........................................................................................................51

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (chỉ dùng biểu đồ line chart) 54


4.1. Trong thời gian từ ngày lên sàn đến nay...........................................................................54

55
4.2. Trong thời gian từ đầu năm trở lại đây..............................................................................55

4.3. Trong thời gian 06 tháng trở lại đây..................................................................................56

4.4. Trong thời gian từ 01 tháng trở lại đây..............................................................................57

CHƯƠNG 5. ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ KẾT LUẬN (MUA HAY KHÔNG MUA; NẮM GIỮ
HAY BÁN RA…) 58
Bước 1: Dự báo doanh thu năm 2022 (T+1)............................................................................58

Bước 2: Dự giá vốn hàng bán năm 2022 (T+1)........................................................................59

Bước 3: Dự báo chi phí bán hàng năm 2022 (T+1)..................................................................59

Bước 4: Dự báo chi phí quản lý năm 2022 (T+1)....................................................................60

Bước 5: Doanh thu tài chính của năm 2022 (T+1):..................................................................60

Bước 6: Chi phí lãi vay năm 2022 (T+1):................................................................................61

Bước 7: Lợi nhuận trước thuế năm 2022 (T+1).......................................................................61

2
Bước 8: Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 (T+1)...........................................................62

Bước 9: Lợi nhuận sau thuế năm 2022 (T+1)..........................................................................62

Bước 10: Tính EPS dự báo 2022..............................................................................................62

Bước 11: P/E các DN cùng ngành............................................................................................62

Bước 12: Target Price...............................................................................................................63

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

1.1 Quá trình hình thành và phát triển (Lịch sử hình thành và phát triển) của doanh
nghiệp (theo Báo cáo thường niên; báo cáo tài chính tại 31/12/2021)

1.1.2 Thông tin chung về công ty

Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần KiDo

Tên tiếng Anh: KiDo’s Corporation

Tên giao dịch: KID

Tên viết tắt: KINHDO

Mã chứng khoán: KDC

Sàn giao dịch: HOSE

Ngành kinh doanh: sản xuất và cung cấp các sản phẩm thực phẩm, bánh ngọt,thức ăn
nhanh và với các dòng sản phẩm thiết yếu trong từng gian bếp và trong mỗi bữa ăn gia
đình

Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh:

1. Tầm nhìn: Hương vị cuộc sống

2. Sứ mệnh:

Đối với người tiêu dùng:

Sứ mệnh của KIDO đối với người tiêu dùng là tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng
bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống.
1
Chúng tôi cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho
tất cả khách hàng để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm.
Đối với đối tác:

Sứ mệnh của KIDO là tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các thành viên trong
chuỗi cung ứng thông qua các sản phẩm đầy tính sáng tạo. Chúng tôi hướng tới mức lợi
nhuận hài hòa cho các bên, cải tiến các quy trình cho chất lượng và năng suất để tạo sự phát
triển bền vững.

Chúng tôi luôn ươm mầm và tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu và kỳ vọng
trong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết của nhân viên.
Vì vậy KIDO luôn có một đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, trung thành, có khả năng
thích nghi cao và đáng tin cậy.
Đối với nhân viên:
Chúng tôi luôn ươm mầm và tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu và kỳ vọng
trong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết của nhân viên.
Vì vậy KIDO luôn có một đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, trung thành, có khả năng
thích nghi cao và đáng tin cậy.
Đối với cộng đồng:
Với đối tác, sứ mệnh của KIDO là tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các thành viên
trong chuỗi cung ứng thông qua các sản phẩm đầy tính sáng tạo. Chúng tôi hướng tới mức
lợi nhuận hài hòa cho các bên, cải tiến các quy trình cho chất lượng và năng suất để tạo sự
phát triển bền vững.

1.1.3 Ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh chính của công ty:

Ngành nghề kinh doanh

Công ty phân phối chủ yếu các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng như dầu ăn, kem, bánh kẹo,
thực phẩm ăn vặt và nước giải khát

- Sản xuất và kinh doanh nông sản thực phẩm, sản xuất bánh kẹo nước uống tinh khiết và
nước ép trái cây

- Thương mại: Ngành công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc, giày dép, túi xách, đồng hồ,
mắt kính, mỹ phẩm, kim khí điện máy

2
- Dịch vụ: Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa, dịch vụ thương mại ...

Lĩnh vực kinh doanh chính

Sản xuất và kinh doanh bánh, thức ăn nhanh

1.1.4. Vẽ sơ đồ, hình thể hiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp

1.1.5 Danh sách Ban lãnh đạo cao nhất (HĐQT; Ban TGĐ)

Ngày tháng Bằng chuyên


STT Họ và tên Chức vụ
năm sinh môn
1 Ông Lê Xuân 20/04/1972 Kỹ sư xây Chủ tịch
Khôi dựng dân HDQT
dụng và công
nghiệp, Cử
nhân
Quản trị Kinh
3
doanh Công
nghiệp và
Xây dựng cơ
bản
Ông Ngô Đức Thạc sĩ Quản Uỷ viên
2 10/03/1971
Lưu lý kinh tế HDQT
Thạc sĩ Quản
trị kinh
Ông Nguyễn Uỷ viên
3 15/11/1980 doanh, Cử
Quang Tuân HDQT
nhân tài chính
kế toán
Ông Nguyễn Uỷ viên
4 13/06/1977 Kỹ sư điện
Hoàng Trí HDQT
Ông Nguyễn
Danh Huyên ( Kỹ sư ô tô và Uỷ viên
5 20/01/1973
Bầu ngày máy kéo HDQT
30/06/2021)
Lê Văn Chính
Kỹ sư máy và
(Từ nhiệm Uỷ viên
- 16/03/1965 tự động thuỷ
ngày HDQT
khí
30/06/2021)

Ban điều hành:

Ngày tháng Bằng chuyên


STT Họ và tên Chức vụ
năm sinh môn
Ông Ngô Đức Thạc sĩ Quản Tổng giám
1 10/03/1971
Lưu lý kinh tế đốc
Bà Hồ Xuân Kỹ sư Cơ khí Phó TGĐ Sản
2 11/09/1961
Thu động lực xuất
Cử nhân
Ông Lưu Văn Phó TGĐ Nội
3 10/03/1964 Quản trị kinh
Bòng chính
doanh

1.1.6 Thành tựu, xếp hạng, vị thế trên thị trường; cờ, cúp, danh hiệu, giải thưởng

4
Chính vì sự nỗ lực chung của tập thể cán bộ nhân viên tập đoàn, năm 2018, KIDO vinh dự
được vinh danh là một trong 20 doanh nghiệp lần thứ 6 liên tiếp đạt giải thưởng Thương
hiệu Quốc gia và là doanh nghiệp thực phẩm tiêu dùng thiết yếu duy nhất 6 lần liên tiếp
được bình chọn trong chương trình uy tín mang tầm quốc gia này.Tại lễ công bố Chương
trình Thương hiệu Quốc gia năm 2018 vừa qua, trong 97 doanh nghiệp được vinh danh,
CTCP Tập đoàn KIDO là một trong 20 doanh nghiệp lần thứ 6 liên tiếp đạt giải thưởng
Thương hiệu Quốc gia và là doanh nghiệp thực phẩm tiêu dùng thiết yếu duy nhất 6 lần liên
tiếp được bình chọn trong chương trình uy tín mang tầm quốc gia này.

Hơn 13 năm về trước, lịch sử ngành kem Việt Nam đã bước sang một trang mới, đánh dấu
bằng sự kiện một công ty nội địa đã mua lại dây chuyền, nhà máy sản xuất từ một tập đoàn
đa quốc gia. Công ty TNHH MTV KIDO được thành lập và kể từ đó nhanh chóng trở thành
công ty dẫn đầu thị trường ngành kem Việt Nam với ba thương hiệu nổi tiếng Merino,
Celano, Wel Yo, các nhà máy tại hai miền Nam Bắc với dây chuyền hiện đại bậc nhất khu
vực theo tiêu chuẩn Châu Âu, sản phẩm và hệ thống phân phối được đánh giá là “vua ngành
lạnh” Việt Nam.

Gắn liền với người tiêu dùng Việt từ rất lâu, Kido luôn là một thương hiệu được người tiêu
dùng tin tường vào chất lượng cũng như sự an toàn của sản phầm mà công ty mang lại, luôn
nằm ở trong tim người tiêu dùng, vì lẽ đó nên không khó hiểu khi công ty cổ phần Kido
luôn nằm trong top đầu những công ty thực phầm hàng đầu ở Việt Nam

- Năm 1993: Tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô được
thành lập.

- Năm 1994: Tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng.

- Năm 1999: Tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, thành lập Trung tâm Thương mại Savico -
Kinh Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát triển mới của Kinh Đô.

- Năm 2000: Tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng, mở rộng diện tích nhà xưởng lên hơn
40,000m2.

- Năm 2002: Chuyển thành Công ty Cổ phần Kinh Đô với vốn điều lệ 150 tỷ đồng.

- Năm 2005: Cổ phiếu được niêm yết tại HNX.

- Năm 2013: Tăng vốn điều lệ lên 2,566 tỷ đồng.


5
- Ngày 02/10/2015: Đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO.

- Ngày 18/11/2015: Niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phồ Hồ Chí Minh
(HOSE).

- Hiện Tập đoàn Kido nằm trong top dẫn đầu ngành hàng kem (chiếm 43.5% thị phần) và
dầu ăn (trên 30% thị phần) tại Việt Nam.

- Hiện nay, KIDO đang sở hữu 02 Nhà máy Thực phẩm Đông lạnh ở Bắc Ninh và Củ Chi;
04 Nhà máy Dầu ăn ở Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nhà Bè.

- Tổng công suất cung cấp ra thị trường gồm: 21 triệu lít sữa chua/năm; 24 triệu lít
kem/năm; hơn 400,000 tấn dầu thành phẩm/năm tại 02 Nhà máy Dầu Tường An và Nhà
máy Dầu KIDO Nhà Bè; mỗi năm công suất tại Nhà máy Dầu Vocarimex đạt 130,000 tấn
dầu tinh luyện, 120,000 tấn dầu thành phẩm và 4,000 tấn dầu mè.

- KDC đã phát triển một mạng lưới phân phối bán lẻ rộng khắp cả nước với 300 nhà phân
phối, 450,000 điểm bán lẻ ngành hàng khô và 120,000 điểm bán lẻ ngành hàng lạnh.

1.1.7 Cơ cấu cổ phần, cổ đông của Công ty (theo BCTN; BCTC tại 31/12/2021)

a. Vốn điều lệ: 2.797.413.560.000 đồng

b. Vốn thực góp: 2.797.413.560.000 đồng

c. Tổng khối lượng CP đã phát hành và niêm yết: 2.797.413.560 cổ phiếu

d. Niêm yết vào ngày (ngày lên sàn): 12/12/2005

e. Khối lượng CP đang lưu hành: 251.624.010 cố phiếu

f. Giá trị vốn hóa (giá trị vốn hóa tại 31/12/2021): 16.154,26 tỉ

6
g. Cơ cấu cổ đông:

Cổ đông sáng lập và tỉ lệ:

Cổ đông Cổ phần Tỉ lệ%

CĐ sáng lập 11,966,685 74.54

CĐ khác 35,032,980 25.46

Cơ cấu cổ đông cá nhân và tổ chức trong và ngoài trước

Nguồn: Danh sách cổ đông chốt ngày 02/12/2019 của Kido

Cổ đông Cổ phần Tỉ lệ%

Cá nhân nước ngoài 3,106,132 1.21


7
Cá nhân trong nước 91,341,332 35.59

Cổ phiếu quỹ 50,992,256 19.87

Tổ chức nước ngoài 50,419,551 19.64

Tổ chức trong nước 60,794,126 23.69

Cơ cấu cổ đông trong nước, ngoài nước và cổ phiếu quỹ

Cổ đông Cổ phần Tỉ lệ%

CĐ nước ngoài 72,842,701 26.04

CĐ trong nước 155,906,399 55.73


18.23
Cổ phiếu quỹ 50,992,256

h. Danh sách 10 cổ đông lớn nhất (từ trên xuống)

Tên cổ đông Cổ phần Tỉ lệ%

Trần Lệ Nguyên 34,027,033 13.52

Công ty TNHH MTV 20,890,514 10.20


PPK

Công ty TNHH 22,979,565 9.13


MTV PPK

8
CTCP Quản lý Quỹ 17,462,170 8.49
VinaCapital

Công ty TNHH Đầu tư 16,867,456 8.20


Kido

Công ty TNHH 18,554,201 7.37


Đầu tư Kido

Star Pacifica Pte. Ltd 15,623,000 6.21

Công ty TNHH Đầu tư 11,088,908 5.40


Vinh Linh

i. Danh sách các công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp (nếu có).

Tỷ lệ sở hữu của
Vốn điều lệ
Ngành nghề kinh Công ty mẹ
của công ty
Tên công ty con/công doanh chính của Kido (%) tại
STT con/công ty
ty liên kết của KiDo công ty con/công ty công ty
liên kết (tỷ
liên kết con/công ty liên
đồng)
kết
CTCP Thực Phẩm Sản xuất và cung cấp
560,000(Tr.
1 Đông lạnh Kido các sản phẩm đông 100.00
VND)
(KDF) lạnh

Công ty TNHH Kinh doanh và cung


560,000(Tr.
2 Thương mại và Dịch cấp các dịch vụ 100.00
VND)
Vụ Kido (KTS) thương mại
3 Công ty TNHH MTV Sản xuất và cung cấp 560,000(Tr. 100.00
9
Thực phẩm Kido
các loại thực phẩm VND)
(KIDOFOOD)
Sàn xuất cung cấp
TCT Dầu thực vật 1,218,000(Tr.
4 các sàn phẩm dầu 87.30
Việt Nam (Vocarimex) VND)
làm tư thực vật
CTCP Dầu thực vật Sàn xuất cung cấp
338,796(Tr.
5 Tường An (Tường các sàn phẩm dầu 85.07
VND)
An) làm tư thực vật
Công Ty TNHH Kido Sản xuất và cung cấp 97,702(Tr.
6 75.99
Nhà Bè (KDNB) các loại thực phẩm VND)
Kinh doanh và cung
CTCP Đầu Tư 100,000(Tr.
7 cấp các dịch vụ 61.00
Thương Mại TTV VND)
thương mại
Kinh doanh và cung
CTCP Đầu tư 100,000(Tr.
8 cấp các dịch vụ 50.00
Lavenue VND)
thương mại
CTCP Chế biến Thực Sản xuất và cung cấp 100,000(Tr.
9 50.00
phẩm Dabaco các loại thực phẩm VND)
Công ty TNHH Liên
Doanh Thực Phẩm Và Sản xuất và cung cấp 100,000(Tr.
10 49.00
Đồ Uống Vibev các loại thực phẩm VND)
(Vibev)
Công ty TNHH Mỹ
Sản xuất và cung cấp 100,000(Tr.
11 phẩm LG Vina (LG 40.00
các loại mỹ phẩm VND)
Vina)
Công ty TNHH Dầu Sàn xuất cung cấp
100,000(Tr.
12 thực vật Cái Lân các sàn phẩm dầu 24.00
VND)
(Calofic) làm tư thực vật

1.2 Kết quả kinh doanh; tình hình tài chính của công ty (theo BCTN; BCTC tại 31/12
của 5 năm gần nhất: 2017-2021)
1.2.1. Kết quả kinh doanh (theo giá trị, tính thành tiền)

Nguồn: BCTN 2017-2021


10
2017 2018 2019 2020 2021

1. 7,118,097,738 7,720,518,286 7,330,203,573 8,465,765,184 10,675,274,453


Doanh
thu bán
hàng và
cung
cấp
dịch vụ

2. Các 101,772,501 111,950,513 120,256,400 142,149,477 178,409,982


khoản
giảm
trừ
doanh
thu

3. 7,016,325,23 7,608,567,77 7,209,947,17 8,323,615,70 10,496,864,47


Doanh 7 3 3 8 1
thu
thuần
về bán
hàng và
cung
cấp
dịch vụ

4. Giá 5,562,876,351 6,313,279,603 5,579,074,788 6,558,627,299 8,445,849,542


vốn
hàng
bán

5. Lợi 1,453,448,88 1,295,288,17 1,630,872,38 1,764,988,40 2,051,014,929


nhuận 5 0 5 8
gộp về
bán
hàng và
cung
cấp
dịch vụ

11
6.Doan 641,179,573 229,816,043 135,649,029 80,969,903 159,919,429
h thu
hoạt
động tài
chính

7. Chi 161,220,248 178,621,755 159,918,347 143,874,132 193,571,934


phí tài
chính
157,276,631
Trong
155,328,377 153,593,465 123,638,679 177,888,775
đó :Chi
phí lãi
vay

8. Phần 148,223,755 283,946,079 239,873,039 171,986,454 110,470,724


lãi/lỗ
trong
công ty
liên
doanh,
liên kết

9. Chi 1,061,728,20 1,051,106,84 1,119,319,90 1,044,233,67 1,196,590,674


phí bán 3 0 1 6
hàng

10. Chi 457,655,986 412,446,135 469,104,133 421,933,248 242,722,787


phí
quản lý
doanh
nghiệp

11. Lợi 562,247,776 166,875,562 258,052,073 407,903,709 688,519,688


nhuận
thuần
từ hoạt
động
kinh

12
doanh

12. Thu 21,707,537 17,033,982 38,024,602 13,202,966 5,243,138


nhập
khác

13. Chi 23,316,703 7,371,073 12,762,856 5,029,321 5,933,369


phí
khác

14. Lợi -1,609,167 9,662,910 25,261,746 8,173,645 -690,230


nhuận
khác
Phần lợi
nhuận/l
ỗ từ
công ty
liên kết
liên
doanh

15. 560,638,610 176,538,472 283,313,819 416,077,353 687,829,457


Tổng
lợi
nhuận
kế toán
trước
thuế

16. Chi 63,019,363 15,552,634 98,419,471 85,030,033 129,604,775


phí
thuế
TNDN
hiện
hành

17. Chi 57,513,816 13,355,328 -22,363,938 809,613 -95,065,891


phí
thuế
TNDN
13
hoãn lại

18. Lợi 440,105,431 147,630,511 147,630,511 330,237,707 653,290,574


nhuận
sau
thuế
thu
nhập
doanh 100,913,497
nghiệp
108,652,677 148,781,782 126,504,505 62,888,704
Lợi ích
của cổ
đông 339,191,934
thiểu số 38,977,834 58,476,505 203,733,201 590,401,870
Lợi
nhuận
sau thuế
của cổ
đông
của
Công ty
mẹ

19. Lãi 1,602 144 284 987 2,560


cơ bản
trên cổ
phiếu

20. Lãi 1,602 144 284 987 2,560


suy
giảm
trên cổ
phiếu

1.2.2. Tình hình tài chính (theo BCTN; BCTC tại 31/12 của 5 năm gần nhất: 2017-2021)

14
2017 2018 2019 2020 2021

Tổng Tài 11,307,175,2 12,511,540,2 11,932,153,6 12,349,155,1 14,072,705,5


Sản 06 92 28 56 58

Tài sản 5,406,718,26 5,331,754,61 4,912,948,95 5,477,496,87 7,013,592,23


ngắn hạn 2 8 2 3 5

Tài sản 5,900,456,94 7,179,785,67 7,019,204,67 6,871,658,28 7,059,113,32


dài hạn 4 4 6 3 3

Tổng
11,307,175,2 12,511,540,2 11,932,153,6 12,349,155,1 14,072,705,5
Nguồn
06 92 28 56 58
Vốn

Nợ phải 3,489,794,72 4,153,301,62 3,776,502,11 4,649,767,70 7,178,062,90


trả 9 9 4 4 5

Vốn chủ 7,817,380,47 8,358,238,66 8,155,651,51 7,699,387,45 6,894,642,65


sở hữu 7 3 4 3 3

Các chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021


1.Chỉ tiêu tài chính
Tỷ suất LN
gộp/DT 0.07 0.056 0.065 0.053 0.079
thuần
Tỷ suất
LNST/DT 0.08 0.05 0.053 0.042 0.063
thuần
ROA 3.37 0.33 0.48 1.68 4.47
ROE 4.48 0.48 0.71 2.57 8.09
ROS 6.27 1.84 2.87 3.97 6.22
EPS (nghìn
1,477.22 189.52 284.33 986.67 2,564.59
đồng)
2.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh 0.79 0.24 0.2 0.29 0.24
toán ngắn

15
hạn
Hệ số thanh
1.9 1.57 1.49 1.12 0.84
toán nhanh
3.Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số nợ/
30.86 33.2 31.65 37.65 51.01
Tổng tài sản
Hệ số nợ/
Vốn chủ sở 44.64 49.69 46.31 60.39 104.11
hữu
4.Chỉ tiêu năng lực hoạt động
Vòng quay
10.88 5.69 5.3 6.19 4.56
hàng tồn kho
Doanh thu
thuần/ Tổng 0.62 0.61 0.6 0.674 0.746
tài sản
5.Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Hệ số LN sau
thuế/ DT 0.048 0.005 0.008 0.0245 0.056
thuần
Hệ số LN sau
thuế/ Vốn 0.043 0.0046 0.007 0.026 0.085
chủ sở hữu
Hệ số LN sau
thuế/ Tổng 0.03 0.003 0.005 0.016 0.042
tài sản
Hệ số LN từ
hoạt động
0.08 0.022 0.036 0.05 0.066
KD/ DT
thuần

16
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VĨ MÔ VÀ NGÀNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CÔNG TY

2.1 Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, chiến lược sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp

Bánh kẹo tại thị trường Việt Nam vốn là sản phẩm phát triển từ hộ gia đình, là nghề sản xuất
truyền thống, không cần công nghệ cao. Nét độc đáo của bánh kẹo Việt Nam là rất đa dạng
chủng loại, mang tính địa phương cao. Mặc dù không nằm trong số các hàng hóa thiết yếu,
nhưng là nhóm sản phẩm không thể thiếu trên thị trường. Rất nhiều doanh nghiệp bánh kẹo
Việt thành danh hiện nay đi lên từ hộ sản xuất gia đình. Điều này cho thấy, thị trường bánh
kẹo trong nước rất hấp dẫn và ngày càng lớn.

Đến thời điểm hiện tại, công nghệ và trang thiết bị sản xuất bánh kẹo của doanh nghiệp Việt
đã có bước tiến đáng kể, hầu hết các doanh nghiệp lớn như Bibica, Hữu Nghị, Kido… đều
đầu tư dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại, khép kín, sản phẩm chất lượng cao và an toàn
vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, các doanh nghiệp với lợi thế thị trường sân nhà, luôn không
ngừng đầu tư phát triển mạnh hệ thống phân phối từ thành thị đến nông thôn. Mỗi doanh
nghiệp bánh kẹo lớn đều có từ vài chục đến vài trăm cửa hàng, giúp sản phẩm nội chiếm ưu
thế. Sản phẩm bánh kẹo cũng đa dạng từ sản phẩm ăn trong ngày (các loại bánh mì ngọt,
bánh chà bông…) đến bánh kẹo theo mùa (Trung thu, Giáng sinh, bánh kẹo tết…). Sản
phẩm vừa tiêu thụ nội địa, vừa xuất khẩu, nên chất lượng bánh ngày càng được nâng cao,
tăng số lượng nhóm sản phẩm ít đường, ít béo, sản phẩm ăn kiêng, sản phẩm có nguyên liệu
cao cấp…

So sánh trên thị trường tiêu thụ, có thể thấy bánh kẹo nhập khẩu ngày càng nhiều, nhất là
khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được thực thi, sản phẩm bánh kẹo từ các nước
ASEAN (Indonesia, Thái Lan, Malaysia) được giảm thuế nhập khẩu về 0% không ngừng
tăng số lượng vào Việt Nam. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong nước vẫn tự tin, sản phẩm
trong nước vẫn làm chủ thị trường. Bởi hàng nhập khẩu số lượng ngày càng nhiều hơn,
nhưng hiện chưa chiếm quá 5% thị phần bánh kẹo Việt. Mặt khác, bánh kẹo ngoại chỉ chọn
một số kênh phân phối nhất định là siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại các thành phố lớn như Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh, còn lại đến 70% thị trường Việt là thị trường nông thôn chính là
“đất” để bánh kẹo Việt sinh sôi.

Chính từ thị trường tiềm năng lớn này mà tầm nhìn đến năm 2030 của Quy hoạch phát triển
ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam là xem xét đầu tư mới các nhà máy sản xuất bánh, kẹo
cao cấp tại khu vực phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng), khu vực miền Trung (Quy Nhơn,

17
Bình Định), khu vực phía Nam (Đồng Nai, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh). Tiếp tục mở
rộng và nâng cấp các cơ sở sản xuất bánh kẹo, phát huy hết công suất hiện có. Đến năm
2030, sản lượng bánh kẹo trong cả nước đạt khoảng 6 triệu 800 nghìn tấn, đáp ứng cơ bản
nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Thị trường bánh ở Việt Nam đang phát triển chậm lại trong giai đoạn này so với thế giới khi
mà mức tiêu thụ trung bình của người Việt Nam chỉ khoảng 2kg/ năm cho 1 người còn khá
thấp so với thế giới. Và ảnh hưởng của đại dịch Covid19 trong năm 2020 là điều không thể
tránh khỏi, tuy nhiên về phía ngành thực phẩm nói chung và ngành bánh nói riêng thì ít bị
ảnh hưởng nặng nề và nhu cầu sử dụng các loại thức ăn nhanh như bánh mỳ được tăng lên.
Khách hàng tiềm năng của ngành là giới trẻ và theo thống kê thì họ ít thay đổi thói quen tiêu
dùng của mình nên đây là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ổn định của ngành. Và
bên cạnh thị trường Việt thì Kido còn nhắm tới thị trường trên toàn thế giới, là một thương
hiệu nổi tiếng hàng đầu ở Việt Nam và về phía du lịch và marketing thì những năm gần đây
Viêt Nam phát triển rất tốt và đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho quá trình mở rộng thị
trường của Kido.

Bánh kẹo là ngành không nằm trong danh sách các loại hàng hóa phải có giấy phép nhập
khẩu, nhưng cần có giấy công bố minh chứng an toàn để đưa ra lưu thông trên thị trường.
Đây cũng là một điểm bất lợi cho công ty khi mà phải cạnh tranh không chỉ với các công ty
đối thủ trong nước mà còn cạnh tranh với các công ty nước ngoài nhập hàng vào thị trường
Việt.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Công ty đã mạnh dạn thay thế thiết
bị dây chuyền lạc hậu và thay vào đó là các máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại.
Hiện công ty đang xây dựng dây chuyển sử dụng công nghệ sản xuất bánh ngọt. Việc ứng
dụng công nghệ máy tính, tin học vào công việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh đã
giúp Công ty đo lường các thông số kỹ thuật, quản lý và theo dõi sổ sách kế toán, hệ thống
phân phối và tiêu thụ sản phẩm của Công ty; đồng thời là phương tiện để giao dịch thương
mại, bán hàng và tiếp xúc với khách hàng, tạo cho doanh nghiệp giảm thời gian và chi phí.

Giới kinh doanh đường cho biết lượng đường bán trên thị trường tại các chợ, tạp hóa, loại
không có bao bì nhãn mác toàn là đường nhập lậu. Đường được đóng gói, có nhãn mác cũng
không chắc là đường trong nước sản xuất. Hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp (DN) thương
mại liên quan đến mặt hàng đường đều tham gia buôn bán đường lậu, "phù phép" đường lậu
thành đường hợp pháp để tung ra thị trường thu lợi lớn.

2.2 Phân tích tình hình ngành, lĩnh vực có liên quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty

18
2.2.1 Rào cản gia nhập đối với công ty

Kido cũng đã hoàn thành xây dựng và chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy bánh kẹo
KIDO’s Bakery với diện tích 12.735m², công suất hoạt động 19.044 tấn/năm từ ngày 17/4.
Theo đó đơn vị đặt mục tiêu chiếm vị trí thứ 2 trong ngành bánh tươi tại Việt Nam.

Với chuỗi bán lẻ Chuk Chuk, tập đoàn đã mở thành công nhiều cửa hàng offline bao phủ
xung quanh các quận, huyện trực thuộc TP.HCM và đang chuẩn bị Bắc tiến trong thời gian
tới. Các sản phẩm Liên doanh Vibev cũng đã ra mắt thị trường từ giữa tháng 3.

Lợi nhuận gộp toàn tập đoàn cũng tăng 24% so với cùng kỳ đạt 548 tỷ đồng. Tuy nhiên tính
hiệu quả không có nhiều thay đổi khi biên lợi nhuận gộp tương đồng với cùng kỳ năm ngoái
ở mức 19%.

Chi phí hoạt động gia tăng khiến lợi nhuận trước thuế chỉ còn tăng nhẹ 1,3% lên con số 152
tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thậm chí chỉ đạt 121 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm
trước.

Doanh nghiệp lý giải điều này là do đẩy mạnh bán hàng cho toàn bộ danh mục các sản phẩm
và phát triển mạnh chuỗi F&B. Điều đó khiến các chi phí hoạt động có liên quan đều có gia
tăng tương ứng 24-26%.

Không có lợi thế lớn về kênh phân phối như Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, nhưng Công
ty cổ phần Tập đoàn KIDO (mã chứng khoán: KDC) đã linh hoạt trong sản xuất kinh doanh,
quản lý hiệu quả nguyên liệu đầu vào để giảm chi phí; tăng cường kết nối với siêu thị, cửa
hàng tiện lợi để thích ứng với dịch bệnh.

Nhờ vậy, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 đạt thu thuần 4.898 tỷ
đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu thuần ngành dầu ăn tăng
36% và ngành hàng thực phẩm tăng 22%....

Lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, dịch COVID-19 đã tạo ra thách thức lớn cho chuỗi cung
ứng toàn cầu và vẫn còn tiếp diễn. Theo đó, giá nguyên liệu biến động mạnh và dịch cũng
khiến thói quen tiêu dùng của người dân thay đổi, chi tiêu hợp lý hơn và tăng mua qua kênh
online.

19
Về khâu phân phối, KIDO đẩy mạnh kết nối với siêu thị để tăng bán cho người dân trong
vùng dịch; thay đổi kích cỡ sản phẩm để người tiêu thụ có thể dùng lâu hơn. Điều này giúp
độ phủ sản phẩm của tập đoàn tăng lên.

KIDO Group đề ra chiến lược hoạt động cho ngành Snacking trong năm 2022 như: Liên tục
nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm mang tính đột phá và khác biệt, hướng tới nhóm
khách hàng cao cấp; đầu tư máy móc, trang thiết bị nhà máy, chủ động nguồn nguyên liệu
để sản xuất lượng hàng lớn cung ứng đủ cho thị trường các ngành hàng mới như: Ngành
hàng ăn vặt, ngành hàng Trung thu, ngành hàng Bánh tươi, quà biếu lễ hội… Đồng thời, lên
kế hoạch nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm cà phê rang xay đóng túi và cà phê đóng chai,
phục vụ nhu cầu thưởng thức đa dạng của người tiêu dùng.

2.2.2 Tình hình cung cầu, bối cảnh cạnh tranh trên thị trường

Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty trên thị trường

CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA ( MÃ CK: BBC)

Sàn giao dịch: HOSE

Ngày giao dịch đầu tiên: 07/09/2021

Vốn điều lệ: 187,526,870,000 đồng

Ngành nghề kinh doanh:

• Sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước trên các lĩnh vực về công nghiệp chế biến
bánh - kẹo – nha, Xuất khẩu các sản phẩm bánh - kẹo - nha và các loại hàng hóa khác, Nhập
khẩu các thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của Công ty. Đầu tư và
phát triển sản xuất nhóm sản phẩm mới: bột ngũ cốc, bột dinh dưỡng, bột giải khát, kẹo viên
nén.

20
CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ ( MÃ CK: HHC)

Sàn giao dịch: HNX

Vốn điều lệ: 164,250,000,000 đồng

Ngày giao dịch đầu tiên: 20/11/2007

Ngành nghề kinh doanh:


- Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành,
hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác.
- Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.
- Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo các quy định của pháp luật.

21
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUÃNG NGÃI ( MÃ CK: QNS)

Sàn giao dịch: UpCOM

Ngày giao dịch đầu tiên: 20/12/2016

Vốn điều lệ: 979.083.530.000 đồng

Ngành nghề kinh doanh:

Công nghiệp chế biến đường, mật, thực phẩm, đồ uống, bao bì.

Khai thác, sản xuất chế biến và kinh doanh nước khoáng.

Kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp và hoạt động xuất nhập khẩu.

22
Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng.

Xây dựng, sửa chữa và lắp đặt máy móc thiết bị, gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí phục
vụ các ngành sản xuất và dân dụng.

Sản xuất và kinh doanh mía ( mía giống và mía nguyên liệu).

Sản phẩm, dịch vụ chính : Đường, Bánh Kẹo, Bia, Nước Khoáng, Sữa, Nha, Cồn, CO2, Mía
Giống, ...

2.3 Phân tích các yếu tố đầu vào, đầu ra, triển vọng sản xuất, kinh doanh của công ty

2.3.1 Đầu vào

23
Biến động của giá dầu thế giới trước tình hình chiến sự Nga - Ukraine khiến giá nguyên liệu
đầu vào tăng phi mã. Để chia sẻ với người tiêu dùng công ty đã cân đối giá bán, đồng thời
đẩy mạnh sản xuất và kênh phân phối để bù đắp ảnh hưởng.

Với tình hình giá cả nguyên vật liệu để sản xuất của ngành thực phẩm nói chung và bánh
kẹo nói riêng đang tăng thì đây là một khó khăn để cho công ty tăng thêm thu nhập cũng
như gia tăng sản xuất, nhưng với nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng tăng thì công ty vẫn
có thể tăng được lợi nhuận từ việc bán hàng nhờ tăng giá sản phẩm lên nhưng vẫn phù hợp
với đối tượng sử dụng của mình vì đa số là những người trẻ, thanh niên họ chưa có được
kinh tế vững chãy nên sẽ khắc khe trong việc chi tiêu của mình nếu tăng giá quá cao có thể
họ sẽ tìm đến những sản phẩm thay thế khác rẻ hơn, vì vậy cần phải tăng giá một cách hợp
lý và giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất nhưng vẫn giữ được chất lượng của sản phẩm
để giữ chân được khách hàng

Hiện nay thì KiDo đã vượt qua được thời kì khó khăn đối với công ty sau đại dich Covid19
và đang dần dần trở lại thành ông vua của ngành bánh kẹo, Văn hóa Việt Nam có hai mùa
tết lớn là tết trung thu và tết nguyên đán, nhu cầu quà dành cho biếu xén trong hai mùa này
rất lớn. Công ty đã và đang xây dựng thương hiệu bánh kẹo Kingdom. Công ty cho biết sẽ
xem xét đánh giá kĩ quy mô, chọn sản phẩm có nhu cầu lớn trên thị trường như quà biếu hay
nhu cầu ăn vặt, thị trường đang bùng nổ, Kido sẽ đẩy mạnh sản xuất và marketing để nắm
giữ thị trường.

Các công ty quốc tế muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam theo đó cũng phải kết hợp với
doanh nghiệp trong nước có sẵn hệ thống để có thể mở rộng bởi người tiêu dùng Việt rất ưu
tiên dùng hàng thiết yếu của Việt Nam, đó cũng là một điểm mạnh của Kido vì là một
thương hiệu lâu đời ở Việt Nam nên rất được lòng người tiêu dùng. Không chỉ trong thị
trường quốc nội, KiDo còn nhắm tới thị trường ngoài nước đặc biệt là sản phẩm bánh trung
thu, khi đây là một trong những phong tục nổi tiếng của Việt Nam và khi các khách du lịch
nước ngoài đến họ sẽ tìm hiểu về nó và Kido đã quá nổi tiếng về thương hiệu bánh của mình
trong những ngày tết này và sẽ dễ dàng để bán sản phẩm cho người nước ngoài. Với mức
thuế xuất khẩu là 0% về các mặt hàng bánh kẹo thì đây là một lợi thế lơn để đưa sản phẩm
ra nước ngoài tiêu thụ và ít tốn thêm chi phí phát sinh, mức tiêu thụ bánh kẹo ở các thị
trường nước ngoài rất lớn nên cần phải mở rộng thêm thị trường để gia tăng lợi nhuận.

Với sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cách quản lý – điều hành cũng như
phát triển của doanh nghiệp Việt Nam cũng đang dần thay đổi. Điều này, cũng tác động trực
tiếp đến xu hướng phát triển trong quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp.

Việc quản lý nhân sự ngành chế biến thực phẩm, giờ đây không chỉ đơn thuần là tính lương,
chế độ phúc lợi, tuyển dụng hay đào tạo,… Mà hơn hết, người làm nhân sự cần phát hiện và

24
giữ chân được những nhân tài. Đồng thời, có thể đưa ra hoạch định chính sách phát triển
nguồn nhân lực dài lâu và vững bền cho doanh nghiệp.

Ngành chế biến thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm với cơ cấu
ngành đa dạng nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở
trong và ngoài nước.

Năm 2021 là năm đầy khó khăn, thách thức bởi COVID-19, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh
đã bị ảnh hưởng rất nặng nề, sản xuất bị đình trệ, thậm chí phải đóng cửa để phòng dịch,
hoạt động cầm chừng do thiếu công nhân lao động, nguyên liệu sản xuất, đầu ra cho sản
phẩm... Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp đã dần phục hồi, tái sản xuất, nhất là doanh nghiệp
sản xuất bánh kẹo, thực phẩm đã hoạt động trở lại để đảm bảo nguồn hàng hóa cung ứng
cho thị trường.

Một doanh nghiệp không có những con người có tâm, có tầm sẽ giống như một người đi
trong rừng mà không có la bàn, đi trên biển lớn mà không có hải đồ. Trong môi trường cạnh
tranh ngày càng cao, KiDo coi nguồn nhân lực là tài nguyên quan trọng quyết định sự thành
bại của công ty. Cùng với sự lớn mạnh mở rộng không ngừng, nhiều năm qua, KiDo luôn
chú trọng bồi dưỡng nhân sự giúp sự phát triển của công ty có tính kế thừa và liên tục.

Nhằm phục vụ chiến lược phát triển của công ty trong giai đoạn mới, chiến lược tuyển dụng
của KiDo tiếp tục có những bước thay đổi về chất. Bên cạnh việc duy trì và phát triển nguồn
nhân lực tại chỗ thông qua các cơ chế đào tạo nâng cao, thuyên chuyển và thăng tiến nội bộ,
KiDo cũng luôn chú trọng thực hiện tiếp nhận, thu hút những nhân tố mới bên ngoài có
năng lực và tố chất phù hợp văn hóa công ty.

Để có được những nguồn lực con người tốt nhất, công ty đã làm việc với nhiều đối tác cung
cấp nguồn nhân lực cấp cao và đa dạng hóa nguồn tuyển dụng. Năm qua, chính sách mới đã
phát huy tác dụng với chất lượng nhân sự được tiếp nhận ngày càng cao hơn. Bên cạnh đó,
công tác quảng bá hình ảnh Kinh Đô trong thị trường lao động cũng đã phát huy với việc
thu hút ngày càng nhiều ứng viên sẵn sàng tham gia dự tuyển và làm việc.

Để bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực nội bộ theo kịp sự phát triển của công
ty, KiDo đã xây dựng một Trung tâm đào tạo nhân sự riêng (KTC) nhằm đáp ứng nhu cầu
đào tạo và bồi dưỡng năng lực, các kỹ năng, tố chất phù hợp với sự phát triển công ty hiện
tại và trong tương lai. Các chương trình đào tạo của KTC chú trọng vào nâng cao nhận thức
của cán bộ công nhân viên về an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm, ISO,... từ đó
nâng cao hiệu quả chất lượng sản phẩm đầu ra. Bên cạnh đó, KTC cũng thường xuyên cập
nhật các vấn đề kinh tế thời sự cho nhân viên thông qua các khóa hội thảo cập nhật môi

25
trường kinh doanh bên ngoài. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cũng được chú trọng về
chiều sâu.

Với mong muốn Kinh Đô trở thành một gia đình thứ hai nơi tất cả thành viên phấn đấu vì
mục tiêu chung, nhiều năm qua Kinh Đô đã nỗ lực tạo dựng một môi trường làm việc lý
tưởng, khuyến khích nhân viên sáng tạo, đóng góp các ý tưởng cải tiến góp phần nâng cao
hiệu quả và hiệu suất làm việc. Các chính sách giữ người và thu hút nhân tài được cải tiến,
ngày càng trở nên hấp dẫn hơn giúp Kinh Đô luôn giữ được đội ngũ nhân sự giỏi và thu hút
những nhân tố mới với chuyên môn giỏi.
Biểu đồ cơ cấu lao động ở Kido

2.3.2. Đầu ra

Nhu cầu hiện nay của khách hàng không chỉ dừng lại ở việc mua bánh kẹo để sử dụng
không. Mà bên cạnh đó chúng còn được sử dụng là quà biếu, tặng phẩm, trang trí. Vậy nên
những hộp đựng bánh kẹo bằng giấy đang khá được nhiều người quan tâm và lựa chọn tìm
kiếm.

Những năm gần đây đã đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của các doanh nghiệp bánh
kẹo Việt Nam. Tái cơ cấu, mở rộng thị trường, sản xuất đa dạng sản phẩm, mẫu mã, đẩy
mạnh truyền thông… Là những phương pháp đã và đang được doanh nghiệp ứng dụng để
kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Những thay đổi tích cực này đã mang đến bộ mặt
hoàn toàn mới cho thị trường bánh kẹo trong nước.

Nếu trước đây, bánh kẹo ngoại phải chiếm 60-70% thị trường thì nay, bánh kẹo nội địa đã
bứt phá với nhiều thay đổi vượt bậc. Cụ thể, trong đợt Tết nguyên đán vừa qua, các siêu thị
26
lớn, chợ đầu mới, chợ lẻ đến các cửa hàng tạp hóa, đại lý, các trang thương mại điện tử…
Có đến 70% sản phẩm bánh kẹo mứt Tết là thương hiệu nội địa. Không chỉ vậy, ngoài dịp
Tết cổ truyền, doanh số bánh kẹo nội địa cũng tăng đều ổn định. Báo hiệu cho những thay
đổi của các doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, với dân số cũng như nhu cầu
sử dụng của người dân Việt Nam thì thị trường bánh kẹo còn nhiều cơ hội cho các doanh
nghiệp bứt phá.

Nhu cầu về dinh dưỡng


Nhu cầu của người tiêu dùng đối với bánh kẹo hiện nay bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhận
thức về sức khỏe và giá trị dinh dưỡng. 

Các doanh nghiệp trong ngành bánh kẹo đang chú ý hơn đến việc xây dựng niềm tin của
người tiêu dùng về giá trị dinh dưỡng, dưỡng chất, nguồn gốc tự nhiên, đặc biệt là thông
qua bao bì đóng gói.

Nhu cầu giảm Stress


Sản lượng tiêu thụ bánh kẹo tại nhà tăng lên thông qua các kênh mua sắm online do nhu cầu
sử dụng đồ ăn vặt để giảm bớt sự nhàm chán trong thời gian cách ly.

Các doanh nghiệp cần chú trọng tạo ra những mẫu quảng cáo tập trung nắm những “khoảnh
khắc” (micro-moments) ăn vặt tại nhà nhằm tiếp cận tốt hơn đến đối tượng khách hàng
đang có nhu cầu ngay tại thời điểm đó.

Ví dụ 1 mẫu quảng cáo bánh Snack lấy bối cảnh cả nhà quây quần cùng nhau phát sóng ở
khung giờ 19h – 20h sẽ thúc đẩy khả năng mua của nhóm khách hàng gia đình mạnh hơn.

 Chuyển đổi từ offline sang Online


Theo khảo sát trực tuyến của Kantar, xem video là hoạt động giải trí phổ biến, tiếp theo là
các phương tiện truyền thông, xã hội, các trò chơi trực tuyến…

Vì vậy, việc dịch chuyển hình thức phân phối nội dung quảng cáo từ offline (trưng bày sản
phẩm, biển quảng cáo ngoài trời, dùng thử – sampling…) sang hình thức online (quảng cáo
hiển thị, quảng cáo tìm kiếm, shopping ads…) là tối quan trọng.

 Khả năng lưu trữ và Vận chuyển


Theo khảo sát Snacking Survey của IRI, gần 40% người tiêu dùng không cân nhắc việc mua
đồ ăn nhẹ, bánh kẹo trực tuyến do lo ngại về các sản phẩm bị hư hỏng (bể, nát, cấn móp,
rách…) trong quá trình vận chuyển.

Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng về thiết kế, đóng gói bao bì phù hợp cho quá trình vận
chuyển.

Thông tin rõ ràng NSX-HSD


Việc giãn cách trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng rằng, họ sẽ mua
phải sản phẩm cũ, sản phẩm quá hạn. Vì vậy, doanh nghiệp nên thể hiện rõ chất lượng sản
phẩm của mình thông qua thông tin trên sản phẩm có thể truy vết đầy đủ: barcode, NSX-
HSD, số lô, …
27
2.4. Phân tích tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty (theo BCTN; BCTC tại 31/12
của 5 năm gần nhất: 2017-2021)

2.4.1. Về doanh số bán hàng (qua các năm)


Năm 2017
Năm 2017 được xem là một năm thành công đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO
(HoSE: KDC) khi lợi nhuận trước thuế trong năm đạt 569 tỷ đồng, vượt kế hoạch cho cả
năm 2017 (490 tỷ đồng).
Ngoài ra, KDC vẫn đang còn phần Lợi nhuận chưa phân phối 2.435 tỷ đồng và lượng cổ
phiếu Quỹ với khoảng 51 triệu cổ phiếu (với giá 45.400 đồng/cổ phiếu).

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã cải thiện đáng kể trong năm 2017 và dự kiến tăng trong
các năm tiếp theo do công ty hoàn tất quá trình tái cấu trúc. Trong quá trình chuyển đổi mô
hình kinh doanh này có các chi phí thuộc chi phí phát sinh một lần.

KDC cũng đặt chỉ tiêu doanh thu cho năm 2018 đạt 10.000 tỷ đồng. KDC sẽ tiếp tục phát
triển hai kênh phân phối cốt lõi – thực phẩm đóng gói và thực phẩm đông lạnh và tận dụng
năng lực sẵn có để tiếp tục ra mắt danh mục các sản phẩm mới. Vào quý I/2018, các sản
phẩm mì gói, nước sốt, gia vị, đường tinh luyện và thực phẩm chế biến dự kiến sẽ tung ra thị
trường.

28
Năm 2018
Theo KIDO, nguyên nhân là giá bán trung bình của mảng kinh doanh dầu ăn giảm đồng thời
doanh thu từ mảng kem và sữa chua giảm trong khi mảng này có mức biên lợi nhuận gộp
cao.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 19%, 32,7% còn 213,2 tỉ đồng và
100,2 tỉ đồng trong quý IV.

Sau khi loại trừ các chi phí, KIDO ghi nhận lãi sau thuế 75,4 tỉ đồng, gấp 5,4 lần cùng kì. Cả
năm 2018, doanh thu thuần đạt 7.607 tỉ đồng, tăng 8% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế
163 tỉ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ và bằng 25% kế hoạch năm.

Tại thời điểm 31/12/2018, tổng tài sản của KIDO ở mức 12.522 tỉ đồng, giảm nhẹ so với
đầu năm. Trong đó khoản phải thu giảm từ 1.067 tỉ đồng xuống 942 tỉ đồng, hàng tồn kho ở
mức 1.197,5 tỉ đồng, giảm 17%.

Vay ngắn hạn 1.585 tỉ đồng, tăng 23% so với đầu năm trong khi vay dài hạn giảm từ 865 tỉ
đồng xuống 612 tỉ đồng.
Năm 2019

Trong năm nay, công ty lỗ 10 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, hi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp cùng tăng trong khi lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết giảm 36%. Vì
vậy, lợi nhuận sau thuế giảm 45%, còn 33 tỷ đồng. Kido giải trình lợi nhuận giảm do doanh
thu tài chính giảm 86% do năm ngoái ghi nhận khoải lãi từ mua công ty con 44 tỷ đồng và
lãi từ tiền gửi 43 tỷ đồng trong khi năm nay chỉ còn lãi tiền gửi 13 tỷ đồng.

Lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ là 2,1 tỷ đồng, trong khi, cùng kỳ lãi 35 tỷ đồng. Lỗ cơ bản
trên cổ phiếu (EPS) là 10 đồng/cp. Trước đó, công ty từng báo lỗ 2 quý liên tiếp với 34 tỷ
đồng vào quý IV/2017 và 12 tỷ đồng vào quý I/2018.

Tính cả năm 2019, Kido đạt doanh thu 7.210 tỷ đồng, giảm 5,2%. Yếu tố đóng góp lớn nhất
là mảng dầu ăn 73%, ngành hàng lạnh chiếm 13% và phần còn lại thuộc về các ngành khác.
Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp của ngành lạnh cao hơn với 58,5%, ngành dầu ăn là 9,8%.
Lợi nhuận trước thuế là 282 tỷ đồng, tăng 60%. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là
69 tỷ đồng, tăng 76%. Như vậy, công ty hoàn thành 87% kế hoạch doanh thu và 94% kế
hoạch lợi nhuận trước thuế.

29
Về nguồn vốn, nợ phải trả là 3.754 tỷ đồng, chủ yếu do vay ngân hàng ngắn hạn (1.689 tỷ
đồng). Ngoài ra, công ty nợ VIB 395,9 tỷ đồng từ lô trái phiếu 1.000 tỷ.

Năm 2020
Năm 2020 là một năm có nhiều khó khăn và thử thách của nền kinh tế. Kido đã tiến hành
điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp để đáp ứng nhu cầu hàng hóa của người
tiêu dùng tại từng khu vực.

Công ty cũng tăng cường 15 kho trung chuyển, nâng cao năng lực của gần 300 nhà phân
phối (bao gồm cả ngành lạnh và ngành khô), phân bổ hàng hóa thông qua 450.000 điểm bán
ngành hàng khô và 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh trên toàn quốc.

đối với ngành kem và bánh ngọt: Dịch bệnh Covid ảnh hưởng đến doanh thu của ngành
Kem tại các khu vui chơi, giải trí, du lịch, theo đó Tập đoàn đã triển khai dịch chuyển kênh
bán hàng về khu vực dân cư, các cửa hàng tiện lợi, kênh KA, siêu thị...

Là doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần kem và bánh ngọt với 43,5%, Kido chú trọng phân
phối các sản phẩm kinh doanh cốt lõi phù hợp với từng khu vực để gia tăng lợi nhuận. Cùng
với đó là các hoạt động kích hoạt thương hiệu nhằm khuyến khích người tiêu dùng gia tăng
tần suất mua và sử dụng sản phẩm.
Năm 2021

Sản phẩm bánh tươi mang thương hiệu KIDO's Bakery và việc mở hàng loạt cửa hàng
offline trực thuộc chuỗi F&B Chuk Chuk tại khu vực TP. HCM trong giai đoạn cao điểm
cuối năm… đã tạo tiền đề cho kết quả hoạt động kinh doanh vào 3 tháng cuối năm 2021 của
Tập đoàn tăng trưởng một cách ngoạn mục.

30
Tính riêng quý IV, doanh thu thuần của KIDO đạt 3.057 tỷ đồng tăng 30,5% so với cùng kỳ,
lợi nhuận trước thuế quý IV tăng 154% so với cùng kỳ và đạt mức 200 tỷ đồng.

Trong năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng Tập đoàn đã linh
hoạt thay đổi cách thức bán hàng phù hợp để tăng khả năng tiêu thụ khi thực hiện giãn cách
xã hội. Theo đó, chi phí bán hàng năm 2021 tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.204
tỷ đồng. Và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021 đạt 242 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng
kỳ năm trước.

Xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2021, biên lợi nhuận gộp đạt 19,6%; Biên lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 6,5%, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước; và biên
lợi nhuận sau thuế TNDN đạt 6,2%, tăng 55,6% so với cùng kỳ năm trước (4%).

Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2022 là 14.000 tỷ đồng, tăng 33% so với năm
2021 và lợi nhuận trước thuế là 900 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2021.

2.4.2. Về số lượng, sản lượng, công suất, năng lực sản xuất, số lượng sản phẩm (qua các năm)

Năm 2017

31
KIDO foods ước tính tăng 26,2% doanh thu năm 2017, chủ yếu nhờ mảng kem. Trong khi
đó, kết quả kinh doanh năm 2018 của Tasco hứa hẹn khởi sắc nhờ dự án Foresa Mỹ Đình.

Theo số liệu của Euromonitor, ngành kem ghi nhận mức tăng trưởng 13% về giá trị trong
năm 2016, đạt 2.619,8 tỷ đồng và 6,7% về sản lượng, đạt 20.846,5 tấn. Tính chung giai đoạn
2011 – 2016, tiêu thụ kem tại Việt Nam đã tăng trưởng 15% về giá trị và 6,6% về sản lượng.
Lượng kem tiêu thụ tính trên đầu người tại Việt Nam ở mức khá thấp (0,44 kg) so với các
quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Phillipine. Do đó, dư địa của
ngành kem vẫn còn khá nhiều.

Riêng KIDO Foods, thị phần kem đã tăng trưởng đáng kể, từ 25,5% năm 2010 lên 36,4%
trong năm 2016 và trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành kem Việt Nam. Mảng kem đã
đóng góp tới 73% vào tổng doanh thu của công ty này trong năm 2016. Trong đó, hai
thương hiệu nổi tiếng nhất là kem Merino và kem Celano lần lượt đóng góp 51% và 22%
vào tổng doanh thu.
KIDO Foods vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh hệ thống phân phối sâu, mạng lưới phân phối rộng
khắp và nâng cao năng lực sản xuất. Hiện công ty này đang sở hữu: (1) hai nhà máy sản
xuất kem, sữa chua và bánh bao tại Củ Chi và Bắc Ninh với tổng công suất thiết kế là 50
triệu lít/năm, trong đó công suất kem là 25 triệu lít/năm; (2) hệ thống phân phối gồm 5 kho
lạnh, hơn 113 nhà phân phối và hơn 70.000 điểm bán lẻ.

Ngoài ra, mối quan tâm về an toàn vệ sinh thực phẩm đang gia tăng sẽ định hướng thói quen
cho người tiêu dùng, chuyển đổi từ các loại kem thương hiệu nhỏ sang các thương hiệu lớn,
có uy tín. Đây là cơ hội để KIDO Foods giành được thị phần kem từ các thương hiệu nhỏ
trong tương lai. Do đó, SSI kỳ vọng doanh thu từ mảng kem sẽ tăng 20% vào năm 2017 và
12 – 15% vào năm 2018 – 2021, vượt xa ước tính tốc độ tăng trưởng ngành (7%). Theo SSI,
KIDO Foods đặt mục tiêu đạt 50% thị phần vào năm 2020 là vô cùng khả thi.

32
Năm 2018
Kido trở lại đường đua bánh trung thu với nhiều sản phẩm đột phá, đáp ứng nhu cầu đổi mới
ngày càng cao của người tiêu dùng.

Bánh trung thu là món khoái khẩu mỗi dịp rằm tháng 8, góp phần gắn kết gia đình và là món
quà thể hiện sự trân trọng, tri ân đến đối tác, khách hàng. Trước yêu cầu ngày càng khắt khe
của người dùng, các hãng bánh truyền thống buộc phải đổi mới hương vị lẫn hình thức.
Bên cạnh đó, từ sau dịch, người dùng ưu tiên sản phẩm tươi, mới, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm và dịch vụ khách hàng chu đáo. Theo CEO Trần Lệ Nguyên, đây cũng là thế
mạnh của Kido.

Cụ thể, đơn vị áp dụng thiết bị, dây chuyền và công nghệ hiện đại. Mỗi chiếc bánh trước khi
ra thị trường phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn
chất lượng
Về bao bì, người dùng hiện nay chuộng sản phẩm có thiết kế hài hòa, tối giản, thay vì chạm
trổ quá cầu kỳ, rối mắt. Do đó, những set bánh của Kido’s Bakery sẽ xoay quanh ba tiêu chí:
cao cấp, sang trọng, họa tiết tinh tế.

33
Năm 2019

Xu hướng tiêu dùng tăng nhanh tại các kênh hiện đại (minimart) tại các thành phố lớn đã
giúp KIDO Foods mở rộng kênh phân phối và độ phủ, vượt bậc so với đối thủ. So với cùng
kỳ năm ngoái, độ phủ trên kênh hiện đại tăng 45%.

Công ty tiếp tục tập trung vào các sản phẩm bánh cốt lõi và đầu tư vào các sản phẩm bánh
trung thu cao cấp. Cùng với việc tổ chức sản xuất hợp lý, cắt giảm sản phẩm không hiệu quả
và doanh thu tăng giúp lợi nhuận gộp đạt được mức tăng ấn tượng 21.8% so với năm trước.
Biên lợi nhuận gộp tăng từ 52,9% lên 58,6%.

Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 185 tỷ đồng vượt 489% so với năm trước và
vượt 24% kế hoạch năm 2019 đặt ra.

KIDO Foods cho biết mục tiêu của công ty không chỉ dừng lại ở cung cấp các sản phẩm
bánh cho người tiêu dùng Việt Nam mà còn bắt đầu hướng ra thị trường quốc tế.

34
Năm 2020

Năm 2020, KIDO đạt mức tăng trưởng doanh thu đột phá, nhờ nhanh chóng ứng phó với
tình hình thị trường, những tác động, ảnh hưởng từ dịch bệnh đến hoạt động sản xuất kinh
doanh và tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Kido trên thị trường snacking với sản phẩm tiên phong là bánh trung thu thương hiệu
Kingdom. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020, doanh thu thuần của Kido đạt 2.315
tỷ đồng, tăng 24,8% so với cùng năm trước nhờ sự tăng trưởng doanh thu từ ngành dầu ăn
và sự đóng góp của mảng bánh trung thu.

Năm 2020, sự bùng nổ của đại dịch Covid -19 tại hơn 200 quốc gia đã khiến mức tăng
trưởng của nhiều nền kinh tế trên toàn cầu bị suy giảm mạnh chưa từng thấy trong nhiều
thập kỷ qua khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy, tổng cung và tổng cầu bị thu hẹp, rủi ro tài chính
không ngừng gia tăng, đưa kinh tế thế giới vào vòng suy giảm.
khi dịch bệnh bùng phát, KIDO thực hiện chuyển dịch hệ thống phân phối, dự trữ hàng hóa,
kết nối với các đơn vị được phép phục vụ các sản phẩm thiết yếu để cung cấp sản phẩm cho
người dân ở các khu vực nóng của dịch, quyết tâm không để người dân thiếu hàng.

KIDO cũng nhanh chóng đưa ra thị trường các sản phẩm bổ sung dưỡng chất, tăng cường
sức đề kháng cho người dân, đẩy mạnh các sản phẩm cao cấp và tăng cường các hoạt động
mở rộng thị phần trên kênh.

Năm 2021

Doanh thu thuần năm 2021 của Tập đoàn KIDO đạt 10.501 tỷ đồng, hoàn thành 91% kế
hoạch năm và tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; Lợi nhuận trước thuế đạt 681 tỷ đồng,
hoàn thành 85% kế hoạch năm, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước.
sản phẩm bánh tươi mang thương hiệu KIDO's Bakery và việc mở hàng loạt cửa hàng
offline trực thuộc chuỗi F&B Chuk Chuk tại khu vực TP. HCM trong giai đoạn cao điểm
cuối năm… đã tạo tiền đề cho kết quả hoạt động kinh doanh vào 3 tháng cuối năm 2021 của
Tập đoàn tăng trưởng một cách ngoạn mục.

Tính riêng quý IV, doanh thu thuần của KIDO đạt 3.057 tỷ đồng tăng 30,5% so với cùng kỳ,
lợi nhuận trước thuế quý IV tăng 154% so với cùng kỳ và đạt mức 200 tỷ đồng.

Tổng tài sản của KIDO đạt mức 14.073 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu 6.895 tỷ đồng. Doanh
nghiệp đạt được kết quả này là nhờ nhanh chóng ứng phó với tình hình thị trường, linh hoạt
35
điều chuyển hoạt động hình doanh, chủ động điều phối nguồn nhân lực, tập trung vào hoạt
động sản xuất kinh doanh và mảng kinh doanh cốt lõi như ngành dầu ăn, kem, chuỗi F&B,
snacking, bên cạnh việc hợp tác liên doanh và liên kết quốc tế.

Theo đó, KIDO tiếp tục đứng vị trí số 2 toàn ngành tại Việt Nam với sự ghi nhận thị trường
trong thị trường bánh trung thu theo tỷ lệ sở hữu và chi phối tăng lên mức 39%.

2.4.3. Tình hình thị phần (phần chiếm trên thị trường của công ty so với toàn bộ thị trường
cùng ngành hàng mà công ty kinh doanh) của công ty

Trong năm 2021

Từ đầu tháng 10 năm 2021, Chính phủ gỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội tại TP.HCM, thị trường
sôi động trở lại, sức mua tiêu thụ sản phẩm ở tất cả các ngành, đặc biệt ngành thực phẩm
thiết yếu tăng mạnh.

Cụ thể, trong quý IV/2021, doanh thu thuần của KIDO đạt 3.057 tỷ đồng tăng 30,5% so với
cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế tăng 154% so với cùng kỳ và đạt mức 200 tỷ đồng.

Tổng kết năm 2021, với nền tảng phát triển bền vững kết hợp với việc linh hoạt điều chỉnh
kế hoạch kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn, KIDO đã phát huy tối đa các thế mạnh
bên trong và bên ngoài, đem lại nhiều thành quả trong hoạt động kinh doanh. Tập đoàn
KIDO đã ghi nhận doanh thu thuần đạt 10.501 tỷ đồng, tăng 26% so với năm trước, hoàn
thành 91% kế hoạch năm. Hiệu quả trong điều hành sản xuất và kiểm soát chi phí, lợi nhuận
gộp năm 2021 đạt 2.054 tỷ đồng tăng 16% so với năm trước.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 681 tỷ đồng, tăng 67% so với năm trước. Lợi
nhuận trước thuế đạt 681 tỷ đồng, tăng 64% so với năm trước và hoàn thành 85% kế hoạch
năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 648 tỷ đồng, tăng mạnh 96% so với năm trước.

Trong năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng tập đoàn đã linh
hoạt thay đổi cách thức bán hàng phù hợp để tăng khả năng tiêu thụ khi thực hiện giãn cách
xã hội. Theo đó, chi phí bán hàng năm 2021 tăng 15% so với năm trước, đạt 1.204 tỷ đồng.
Và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021 đạt 242 tỷ đồng, giảm 43% so với năm trước.

Xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2021, biên lợi nhuận gộp đạt 19,6%; biên lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 6,5%, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước; và biên

36
lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 6,2%, tăng 55,6% so với cùng kỳ năm trước
(4%).
Riêng công ty mẹ, kể từ đầu năm 2021 đã đảm nhận vai trò thực hiện kinh doanh các sản
phẩm cốt lõi ra thị trường, đẩy mạnh khai thác các kênh phân phối trong và ngoài nước một
cách hiệu quả.

Cụ thể, doanh thu thuần của công ty mẹ năm 2021 đạt 11.509 tỷ đồng, tăng 270% so với
cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận trước thuế tăng từ 338 tỷ đồng lên 524 tỷ đồng, tăng 55% so
với cùng kỳ năm ngoái.

Thành quả đạt được nêu trên cho thấy dư địa các ngành hàng mà tập đoàn đang phát triển
còn tiềm năng tăng trưởng khá tốt, đi đúng với chiến lược và định hướng của Tập đoàn.

Những quý đầu năm 2022


Doanh thu thuần quý I/2022 của KIDO đạt 2.879 tỷ đồng, đạt 21% kế hoạch năm và tăng
24% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế trong quý I đạt mức 152 tỷ đồng và lợi
nhuận sau thuế đạt 121 tỷ đồng.

Tập đoàn KIDO cho hay trong quý đầu năm, tập đoàn đã đẩy mạnh bán hàng cho toàn bộ
danh mục các sản phẩm của từng ngành hàng và phát triển mạnh chuỗi F&B theo định
hướng chiến lược đã đề ra trước đó, khiến các chi phí hoạt động có liên quan đều gia tăng.
Cụ thể, chi phí bán hàng tăng 26% lên 296 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 100
tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Từ sau Tết, khi các lệnh giãn cách lần lượt được gỡ bỏ, các kênh trọng điểm của ngành kem
là điểm du lịch và trường học bắt đầu mở cửa trở lại, KIDO đẩy mạnh thực thi những chiến
lược phát triển, mở rộng thị trường bù lại cho thời gian ảnh hưởng bởi Covid-19. Theo đó,
bước vào giai đoạn cao điểm mùa hè nhu cầu thưởng thức kem tăng nhanh, hai nhãn hàng
kem Merino và Celano đã và đang kích hoạt các chiến dịch khuyến mãi.

Bên cạnh sự phát triển của 2 ngành hàng chủ chốt nêu trên thì trong những tháng đầu năm
KIDO đã hoàn thành xây dựng và chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy bánh kẹo KIDO’s
Bakery với diện tích 12.735 m2, công suất hoạt động đạt 19.044 tấn/năm đặt tại TP.HCM từ
ngày 17/4, doanh nghiệp đặt mục tiêu chiếm vị trí thứ hai trong ngành bánh tươi tại Việt
Nam.

Với chuỗi F&B Chuk Chuk Tập đoàn KIDO đang chuẩn bị cho kế hoạch Bắc tiến trong thời
gian tới.

37
Tính đến cuối tháng 3/2022, tổng tài sản của KIDO ghi nhận hơn 12.985 tỷ đồng. Trong đó,
tài sản ngắn hạn ghi nhận 5.974 tỷ đồng và tài sản dài hạn ghi nhận 7.011 tỷ đồng.

Đáng chú ý, hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm mạnh từ 2.494 tỷ đồng hồi đầu năm
xuống chỉ còn hơn 1.685 tỷ đồng.

Nợ phải trả của KIDO cũng giảm 16,6% xuống còn hơn 6.156 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là
sự sụt giảm của khoản nợ ngắn hạn với 4.617 tỷ đồng (so với đầu năm là 5.397 tỷ đồng).-
Thị phần tiêu thụ của một số sản phẩm chính của công ty trên thị trường
2.4.4. Tình hình, phương án mở rộng kinh doanh, đầu tư dự án mới, mở rộng thị trường, địa
bàn tiêu thụ mới của công ty trong thời gian đến
Tập đoàn sẽ tiếp tục tập trung vào chiến lược phát triển sản phẩm theo từng khu vực và thị
trường khác nhau, đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm của các khách hàng mới. Chú trọng đa
dạng hóa sản phẩm trong ngành dầu ăn, ngành kem, ngành Snacking, đặc biệt các sản phẩm
cốt lõi và cao cấp có lợi nhuận cao. Mở rộng kênh phân phối và gia tăng thị phần trong từng
ngành hàng, tạo đà bứt tốc nhằm sớm đưa Tập đoàn hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng
theo đúng lộ trình.

Chính thức đưa ra thị trường các sản phẩm liên doanh với Vinamilk trong lĩnh vực nước giải
khát và gia tăng doanh số tiếp tục nghiên cứu mở rộng lĩnh vực Thực phẩm thiết yếu.

Tiếp tục đầu tư công nghệ số hóa trong việc vận hành kinh doanh và quản trị nguồn nhân
lực. Qua đó, KIDO tối ưu hóa các đơn hàng tự động qua hệ thống DMS. Việc quản lý thông
tin chính xác và nhanh chóng cho phép KIDO tối ưu toàn bộ dây chuyền sản xuất. Linh hoạt
kết hợp giữa truyền thống và công nghệ trong công tác Marketing và truyền thông: Ưu tiên
thực hiện Marketing trực tiếp nhằm tiết kiệm chi phí ngoài cho quảng bá sản phẩm; đem lại
giá trị cho Người tiêu dùng với giá thành thấp hơn và lợi ích được chia sẻ nhiều hơn cho
Nhà phân phối và hệ thống các điểm bán truyền thống (GT) và hiện đại (MT).

Triển khai KIDO Shop và E-commerce để hàng hóa từ Nhà phân phối đến tay người tiêu
dùng và từ công ty đến người tiêu dùng một cách trực tiếp.

Dựa trên nền tảng về quản trị, tài chính, hệ thống, phân phối, Marketing, R&D… mạnh
được xây dựng suốt 27 năm qua, KIDO tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
để tăng trưởng nhanh và đạt được các mục tiêu Tập đoàn đề ra.

38
Theo nhận định của Kantar Worldpanel, mức tăng trưởng của thị trường FMCG trong năm
2020 - 2025 sẽ đạt mốc 5% - 6% và thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đã đạt giá
trị 5 tỷ đô vào năm 2019 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 81% kể từ năm 2015. Dự kiến
con số này sẽ tăng lên 23 tỷ đô vào năm 2025, với mức tăng trưởng là 43%. Đây là dấu hiệu
đầy khả quan cho các công ty kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu, trong đó có
KIDO.

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ (2017-2021)

3.1. Tỷ số về tính thanh khoản

Năm 2017:

TSLĐ(Tài sản ngắn hạn) 5,406,718,261,845


Tỷ số thanh toán hiện hành¿ = = 2,34
Nợ ngắn hạn 2,301,648,696,226

Tài sản ngắnhạn−Hàng tồn kho


Tỷ số thanh toán nhanh = =
Nợ ngắn hạn
5 , 406 ,718 , 261 , 845−109,973,620,718
= 2,30
2,301,648,696,226

Năm 2018:

Tỷ số thanh toán hiện hành

TSLĐ(Tài sản ngắn hạn) 5,331,754,617,709


¿ = = 2,02
Nợ ngắn hạn 2,635,818,701,208

Tỷ số thanh toán nhanh

Tài sản ngắnhạn−Hàngtồn kho 5,331,754,617,709−1 ,195 , 847 , 032 ,120


= =
Nợ ngắn hạn 2 , 635 , 818 ,701 , 208
= 1,56

39
Năm 2019:

TSLĐ(Tài sản ngắn hạn) 4,912,948,952,221


Tỷ số thanh toán hiện hành¿ =
Nợ ngắn hạn 2,684,940,017,299
= 1,82

Tài sản ngắnhạn−Hàng tồn kho


Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
4,912,948,952,221−907 ,997 ,206 , 604
= = 1,94
2 ,684 , 940 ,017 ,299

Năm 2020:

TSLĐ(Tài sản ngắn hạn) 5,477,496,873,438


Tỷ số thanh toán hiện hành ¿ =
Nợ ngắn hạn 3,805,344,840,749
= 1,43
Tỷ số thanh toán nhanh

Tài sản ngắnhạn−Hàngtồn kho 5,477,496,873,438−1 ,211 , 415 , 709 , 803


= = = 1,21
Nợ ngắn hạn 3,805,344,840,749

Năm 2021:

TSLĐ(Tài sản ngắn hạn) 7,013,592,235,348


Tỷ số thanh toán hiện hành¿ =
Nợ ngắn hạn 5,397,243,062,107
= 1,29

Tàisản ngắnhạn−Hàngtồn kho


Tỷ số thanh toán nhanh = =
Nợ ngắn hạn
7 , 013 ,592 , 235 ,348−2 , 494 , 656 , 323 ,857
= 0,83
5 , 397 , 243 ,062 , 107

40
3.2. Tỷ số hoạt động

Năm 2017:

Giá vốn hàng bán


Tỷ số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bìnhquân
696,035,312,782
= = 6,17
( 109,973,620,718+115,605,457,111 ) :2

365 ngày 365


Thời gian lưu kho ¿ = = 59,15
Vòngquay hàng tồn kho 6 ,17

Doanhthu thuần
Vòng quay khoản phải thu ¿
Khoản phảithu bình quân
1 , 502, 953 , 006 , 107
¿ = 10,65
( 263 ,908 , 106 , 657+292 , 769 ,822 , 363+6 , 221 ,197 , 801+1 , 097 ,197 ,801 ) :4

365 365
Kỳ thu tiền bình quân ¿ = = 34,27
Số vòng quay khoản phảithu 10,65

Doanh thu thuần


Vòng quay tài sản cố định¿
TSCĐ ròng bìnhquân
1,502,953,006,107
= = 2,34
( 665,186,626,898+ 619,110,387,346 ) :2

Doanh thu tuần 1,502,953,006,107


Vòng quay tổng tài sản = = = 1,21
Tổng tài sản ( 1,241,130,535,240 )

Năm 2018:

Giá vốn hàng bán 96,260,018,347


Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = = =
Hàng tồn kho bìnhquân ( 23,620,530,760+ 284,053,013 ) :2
8,05

41
365 ngày 365
Thời gian lưu kho¿ = = 45,34
Vòngquay hàng tồn kho 8 ,05

Vòng quay khoản phải thu


Doanh thu thuần 157 , 672, 363 , 592
¿ =
Khoản phảithu bình quân ( 463 ,303 , 624 ,551+613 , 924 , 165 , 653+85 , 885 ,192 , 386+111 , 021, 410 , 665 ) :4
= 0,49

365 365
Kỳ thu tiền bình quân¿ = = 774,89
Số vòng quay khoản phảithu 0,49

Doanh thu thuần 157,672,363,592


Vòng quay tài sản cố định ¿ = = 2,71
TSCĐ ròng bình quân ( 50,734,703,574+65,416,866,872 ) :2

Doanh thu thuần 157,672,363,592


Vòng quay tổng tài sản = = = 0,02
Tổng tài sản 6,842,021,164,489

Năm 2019:

Giá vốn hàng bán


Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = =
Hàng tồn kho bìnhquân
5 , 579 , 074 , 788 ,205
(907 ,997 ,206 , 604+ 1, 195 , 847 , 032, 120):2
= 5,30

365 ngày 365


Thời gian lưu kho ¿ = = 68,86
Vòngquay hàng tồn kho 5 ,30

Doanhthu thuần
Vòng quay khoản phải thu¿
Khoản phảithu bình quân
7 , 209 ,927 ,173 , 169
¿ = 7,55
( 2, 724 , 695 , 662 ,881+941 , 524 , 929 , 912+60 , 436 , 916 , 890+91 , 128 , 007 ,889 ) : 4

42
365 365
Kỳ thu tiền bình quân¿ = = 48,34
Số vòng quay khoản phảithu 7,55

Doanh thu thuần


Vòng quay tài sản cố định¿ =
TSCĐ ròng bìnhquân
7 ,209 , 927 , 173 ,169
= 2,44
( 2, 851 , 640 , 024 ,787 +3 , 043 ,686 , 841 , 792 ) :2

Doanh thu tuần 7,209,927,173,169


Vòng quay tổng tài sản = = = 0,60
Tổng tài sản 11,932,153,628,005

Năm 2020:
Giá vốn hàng bán
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = =
Hàngtồn kho bình quân
6 , 558 , 627 ,299 , 300
= 6,18
( 1, 211 , 415 , 709, 803+ 907 , 997 ,206 ,604 ) : 2

365 ngày 365


Thời gian lưu kho ¿ = = 59,06
Vòngquay hàng tồn kho 6 ,18

Doanhthu thuần
Vòng quay khoản phải thu¿
Khoản phảithu bình quân
8 , 323 , 615 ,707 , 733
¿ = 6,43
( 2, 328 , 041 ,202 , 988+2 ,724 , 695 ,662 , 881+57 , 392, 752 ,293+ 60 , 436 , 916 , 890 ) : 4

365 365
Kỳ thu tiền bình quân¿ = = 56,76
Số vòng quay khoản phảithu 6,43

Doanh thu thuần


Vòng quay tài sản cố định¿ =
TSCĐ ròng bìnhquân
8 ,323 , 615 , 707 ,733
= 2,55
( 2, 676 , 569 , 905 ,670+ 3 ,851 , 640 , 024 , 787 ) :2

Doanh thu tuần 8 ,323 , 615 , 707 ,733


Vòng quay tổng tài sản = = = 0,67
Tổng tài sản 12, 349 , 155 ,156 , 247

43
Năm 2021:

Giá vốn hàng bán


Tỷ số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bìnhquân
2 , 435 , 704 , 958 , 029
¿ = 1,31
( 2, 493 , 936 , 345 , 916+1 , 211 , 415 ,709 , 803 ) :2

365 ngày 365


Thời gian lưu kho ¿ = =¿ 278,62
Vòngquay hàng tồn kho 1 , 31

Doanhthu thuần
Vòng quay khoản phải thu¿
Khoản phảithu bình quân
3 , 057 , 027 , 221, 046
= = 2,41
( 2, 612 , 106 , 943 ,292+2 , 328 ,041 , 202 , 988+ 64 , 568 ,132 , 352+ 57 ,392 , 752 ,293 ) :4

365 365
Kỳ thu tiền bình quân¿ = =¿ 151,45
Số vòng quay khoản phảithu 2,41

Vòng quay tài sản cố định


Doanh thu thuần 3 ,057 ,027 ,221 , 046
¿ = = 1,17
TSCĐ ròng bìnhquân ( 2 , 540 ,831 , 124 , 748+2 ,676 ,569 , 905 , 670 ) : 2

Doanh thu tuần 3,057,027,221,046


Vòng quay tổng tài sản = Tổng tài sản = =¿ 0,21
( 14,131,564,584,846 )

3.3. Tỷ số quản lý nợ

Năm 2017:

Tổng nợ 504,258,524,981
Tỷ số Tổng nợ = Tổn g tài sản = =¿ 0,40
(1,241,130,535,240 )

44
Tổng nợ 504,258,524,981
Tỷ số Tổng nợ trên VCSH = = =¿ 0,68
Vốn cổ phần 736,872,010,259

EBIT 1,774,252,191,253
Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay = =
Chi phí lãi vay 23,207,471,470
¿ 76,45

Năm 2018:

Tổng nợ 1,357,202,201,676
Tỷ số Tổng nợ = = =¿ 0,19
Tổn g tài sản 6,842,021,164,489

Tổng nợ 1,357,505,201,676
Tỷ số Tổng nợ trên VCSH = = =¿ 0,24
Vốn cổ phần 5,484,515,962,813

EBIT 18,921,779,722
Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay = = =¿ 0,20
Chi phí lãi vay 91,895,867,470

Năm 2019:

Tổng nợ 3,776,502,113,916
Tỷ số Tổng nợ = = =¿ 0,31
Tổn g tài sản 11,932,153,628,005

Tổng nợ 3,776,502,113,916
Tỷ số Tổng nợ trên VCSH = = =¿ 0,46
Vốn cổ phần 8,155,651,514,089

EBIT 283,313,819,051
Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay = = =¿ 1,77
Chi phí lãi vay 159,918,346,837

Năm 2020:

Tổng nợ 4,649,767,703,507
Tỷ số Tổng nợ = = =¿ 0,37
Tổn g tài sản 12,349,155,156,347
45
Tổng nợ 4,649,767,703,507
Tỷ số Tổng nợ trên VCSH = = =¿ 0,60
Vốn cổ phần 7.699 .387,452,740

EBIT 416,077,353,144
Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay = = =¿ 2,39
Chi phí lãi vay 143,874,132,256

Năm 2021:

Tổng nợ 7,178,062,904,992
Tỷ số Tổng nợ = Tổn g tài sản = =¿ 0,51
(14,072,705,557,933 )

Tổng nợ 7,178,062,904,992
Tỷ số Tổng nợ trên VCSH = = = 1,04
Vốn cổ phần 6,894,642,652,041

EBIT 200,218,873,938
Tỷ số Khả năng t hanh toán lãi vay = = =¿ 3,54
Chi phí lãi vay 56,516,411,788

3.4. Tỷ số khả năng sinh lợi

Năm 2017:

LNST
Tỷ suất LNST/Tài sản(ROA) ¿ =
Tổngtài sản bình quân
152, 375 , 315 ,087
= 0,24
( 1, 241 ,130 , 535 , 240+1 ,242 , 031 ,557 , 509 ) :2

LNST
Tỷ suất LNST/VCSH (ROE) ¿ =
VốnCSH bình quân
152 ,375 , 315 , 087
= 0,21
(736 , 872 , 010 ,259+662 , 896 , 695 ,172):2

46
LNST 152, 375 , 315 ,087
Tỷ suất LNST/Doanh thu ¿ = = 15,84
Doanh thu 9 ,617 ,298 , 563

Năm 2018:

LNST
Tỷ suất LNST/Tài sản(ROA)¿ =
Tổngtài sản bình quân
27,322,199,674
= 3,99
( 6 , 842, 021 , 164 , 489+6 , 828 , 020 , 539 ,527 ) :2

LNST
Tỷ suất LNST/Vốn CSH (ROE) ¿ =
VốnCSH bình quân
27,322,199,674
= 4,83
( 5,484,515,962,813+5,818,171,588,739 ) :2
LNST 27,322,199,674
Tỷ suất LNST/Doanh thu ¿ = = 0,087
Doanh thu 313 ,689 , 201 ,234

Năm 2019:
LNST
Tỷ suất LNST/Tài sản(ROA)¿ =
Tổngtài sản bình quân
207 , 258 , 286 , 486
= 0,01
( 11, 932 , 153 ,628 , 005+12 , 534 , 417220 , 030 ) :2

LNST
Tỷ suất LNST/Vốn CSH (ROE) ¿ =
VốnCSH bình quân
207 , 258 , 286 , 486
= 0,025
( 8 ,155 , 651 ,514 , 089+8 , 358 , 416 ,223 , 539 ) :2

LNST 207 ,258 , 286 , 486


Tỷ suất LNST/Doanh thu ¿ = = 1,52
Doanh thu 135 ,648 , 029 , 485

Năm 2020:

47
LNST
Tỷ suất LNST/Tài sản(ROA) ¿ =
Tổngtài sản bình quân
330 , 347 ,706 ,749
= 0,027
( 12, 349 , 155 ,156 , 247+11 , 932 ,153 , 628 , 005 ) : 2

LNST
Tỷ suất LNST/Vốn CSH (ROE) ¿ =
VốnCSH bình quân
330 , 347 , 706 , 749
= 0,041
( 7 ,699 , 387 , 452 , 740+8 , 155 ,651 , 514 , 089 ) :2

LNST 330 ,347 , 706 , 749


Tỷ suất LNST/Doanh thu ¿ = = 4,07
Doanh thu 80 ,969 , 902 , 910

Năm 2021:

Tỷ suất LNST/Tài sản(ROA)


LNST 160 ,509 , 632 , 953
¿ = ¿ 0,012
Tổngtài sản bìnhquân ( 14 , 131 ,564 ,584 ,846+ 12, 349 , 155 ,156 , 247 ) :2

Tỷ suất LNST/Vốn CSH (ROE)


LNST 160 , 509 , 632, 953
¿ = = 0,022
VốnCSH bình quân ( 6 , 889, 518 , 665 ,531+7 , 699 , 387 , 452 ,740 ) : 2

LNST 160 , 509 ,632 , 953


Tỷ suất LNST/Doanh thu ¿ = =¿ 96,39
Doanh thu 1 , 665 ,139 , 812

3.5. Tỷ số giá thị trường

48
Năm 2017:

Lợi nhuận sau thuế


Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) ¿
Số lượngcổ phiếu đang lưu hành
152, 375 , 315 ,087
¿ = 605,567
251,624,010

Giá thị trường của mỗi cổ phiếu 1 , 477


Tỷ số P/E của cổ phiếu ¿ = =0 ,06
Thunhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 26 , 74

Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B)


Giá thị trường của cổ phiếu 1 , 477
¿ ¿ =¿ 0,04
Giá trị sổ sách của cổ phiếu 38 ,011

Giá trị sổ sách (BVPS)


Tổng tài sản – Nợ phải trả 1 , 241 ,130 , 535 , 240−504 ,258 , 524 , 981
¿ = = 2928,46
Số lượngcổ phiếu đang lưu hành 251,624,010

Năm 2018:
Lợi nhuận sau thuế 27,311,199,674
Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) ¿ = =¿
Số lượngcổ phiếu đang lưu hành 251,624,010
108,53

Giá thị trường của mỗi cổ phiếu 190


Tỷ số P/E của cổ phiếu ¿ = =¿ 1,48
Thunhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 127,69

Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B)


Giá thị trường của cổ phiếu 190
¿ ¿ =¿ 4,67
Giá trị sổ sách của cổ phiếu 40 , 641

Giá trị sổ sách (BVPS)


Tổng tài sản – Nợ phải trả 6 , 842, 021 , 164 , 489−1 , 357 , 505 ,201 , 676
¿ = = 21796,47
Số lượngcổ phiếu đang lưu hành 251,624,010

49
Năm 2019:
Lợi nhuận sau thuế 207,258,286,486
Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) ¿ = =¿
Số lượngcổ phiếu đang lưu hành 251,624,010
823,68

Giá thị trường của mỗi cổ phiếu 284


Tỷ số P/E của cổ phiếu ¿ = =¿4,15
Thunhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 68,41

Giá thị trường của cổ phiếu 284


Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) ¿ ¿ =¿
Giá trị sổ sách của cổ phiếu 39,656
7,16

Giá trị sổ sách (BVPS)


Tổng tài sản – Nợ phải trả 11 , 932 , 153 ,628 , 005−3 ,776 , 502 ,113 , 916
¿ = = 32412,05
Số lượngcổ phiếu đang lưu hành 251,624,010

Năm 2020:

Lợi nhuận sau thuế 330,237,706,749


Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) ¿ = =
Số lượngcổ phiếu đang lưu hành 251,624,010
1312,42

Giá thị trường của mỗi cổ phiếu 987


Tỷ số P/E của cổ phiếu ¿ = =¿ 26,16
Thunhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 37,72

Giá thị trường của cổ phiếu 987


Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) ¿ = =¿
Giá trị sổ sách của cổ phiếu 33 ,659
20,32

Giá trị sổ sách (BVPS)


Tổng tài sản – Nợ phải trả 12 , 349 ,155 , 156 , 247−4 ,649 , 767 , 703 ,507
¿ = =30598,77
Số lượngcổ phiếu đang lưu hành 251,624,010

50
Năm 2021:

Lợi nhuận sau thuế 160,509,632,953


Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) ¿ = =
Số lượngcổ phiếu đang lưu hành 251,624,010
637,89

Giá thị trường của mỗi cổ phiếu 2,565


Tỷ số P/E của cổ phiếu ¿ = =¿ 0,1
Thunhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 21,07

Giá thị trường của cổ phiếu 2 ,565


Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B)¿ = =
Giá trị sổ sách của cổ phiếu 27,401
0,09

Giá trị sổ sách (BVPS)


Tổng tài sản – Nợ phải trả 14 ,131 , 564 , 584 , 846−7 , 242, 045 , 919 , 315
¿ = =¿ 28103,51
Số lượngcổ phiếu đang lưu hành 251,624,010

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (chỉ dùng biểu đồ line chart)

4.1. Trong thời gian từ ngày lên sàn đến nay

 Thời điểm lên sàn: 12/12/2005, giá 13.020


 Đến nay 31/12/2021: 1.665.000
 Các giá cao nhất:
Ngày 09/08/2007: 34.530
Ngày 05/07/2017: 947.870
Ngày 30/07/2021: 1.758.000
Ngày 25/11/2021: 3.519.000
51
 Các giá thấp nhất:
Ngày 19/01/2006: 5.320
Ngày 18/12/2008: 14.340
Ngày 11/01/2012: 78.980
Ngày 17/03/2020: 28.680

4.2. Trong thời gian từ đầu năm trở lại đây

 Đầu năm: ngày 04/01/2021: 488,200


 Đến nay 31/12/2021: 1,665,000
 Giá cao nhất:
Ngày 26/01/2021: 1,108,000
Ngày 28/06/2021: 1,164,000
Ngày 28/07/2021: 2,325,000
 Giá thấp nhất:
Ngày 05/02/2021: 506,000
Ngày 17/05/2021: 1,429,000
Ngày 03/12/2021: 1,934,000

52
4.3. Trong thời gian 06 tháng trở lại đây

 Giá cổ phiếu đầu tháng:


Ngày 01/06/2021: 919,900
 Giá cổ phiếu hiện nay:
Ngày 31/12/2021: 1,665,000
 Giá cao nhất:
Ngày 01/07/2021: 1,637,000
Ngày 28/07/2021: 2,325,000
Ngày 26/11/2021: 3,240,000
 Giá thấp nhất:
Ngày 01/06/2021: 919,900
Ngày 05/10/2021: 1,279,000
Ngày 23/12/2021: 1,096,000

53
4.4. Trong thời gian từ 01 tháng trở lại đây
 Đầu tháng 01/12/2021: 2,930,000
 Cuối tháng 31/12/2021: 1,665,000
 Giá cao nhất:
Ngày 02/12/2021: 2,420,000
Ngày 14/12/2021: 3,252,000
Ngày 29/12/2021: 2,331,000
 Giá thấp nhất:
Ngày 03/12/2021: 1,934,000
Ngày 15/12/2021: 2,116,000
Ngày 23/12/2021: 1,096,000

54
CHƯƠNG 5. ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ KẾT LUẬN (MUA HAY
KHÔNG MUA; NẮM GIỮ HAY BÁN RA…)
Bước 1: Dự báo doanh thu năm 2022 (T+1)
- Tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu 3 năm gần nhất (g)
Năm 1:

Doan h t h u 2021−Doanh t hu 2020


Y 2021 ¿
Doanh t h u 2020

(10501216705877−8323615707733)
¿ =0.261617
8323615707733

Năm 2:

Doan h t h u 2020−Doan h t h u 2019


Y 2020 ¿
Doanh t hu 2019

8323615707733−7209947173169
¿ =0.154463
7209947173169

Năm 3:

Doan h t h u 2019−Doan ht h u 2018


Y 2019 ¿
Doanh t hu 2018
55
7209947173169−7608567773092
¿ =-0.05239
7608576773092

0.261617+ 0.154463±0.05239
- Tốc độ tăng trưởng DT trung bình 3 năm ( g )= =0.12123
3

- Doanh thu 2022 (T+1) ¿10501216705877*(1+g)

= 11,774,279,207,130.5
Bước 2: Dự giá vốn hàng bán năm 2022 (T+1)
Giá vốn hàng bán
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên Doanh thu thuần ( R 1 )= . 100
Doanhthu thuần

Giá vốn hàng bán 2021 8447569980105


Năm 2021 = .100= *100=80.4437%
Doanh thu thuần 2021 10501216705877

Giá vốn hàng bán 2020 6558627299300


Năm 2020 ¿ .100= *100=78.7954%
Doanhthu thuần 2020 8323615707733

Giá vốn hàng bán 2019 5579074788205


Năm 2019 ¿ .100= *100=77.3802%
Doanhthu thuần 2019 7209947173169

- Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần trung bình 3 năm:

80.4437+78.7954+77.3802
R= =78.8731%
3

- Giá vốn hàng bán 2022 ¿ R 1× Doanh thu2022

¿ 78.8731%*11.774.279.207.130.50=9.286.374.010.663,830

Bước 3: Dự báo chi phí bán hàng năm 2022 (T+1)


Chi phí bán hàng
Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanhthu thuần ( R 2 )=
Doanh thu thuần

Chi phí bán hàng 2021 1,196,590,674


Năm 2021 ¿ = =0.113995
Doanhthu thuần 2021 10,496,864,471

Chi phí bán hàng 2020 1,044,233,676


Năm 2020 ¿ = =0,125454
Doanhthu thuần 2020 8,323,615,708
56
Chi phí bán hàng 2019 1,119,319,901
Năm 2019 ¿ = =0,144832
Doanh thu thuần 2019 7,209,947,173

Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanhthu thuần : ( R 2 )=0.128

Chi phí bán hàng 2022¿ R 2× Doanh thu 2022

¿0.128 x 11,774,279,207,130.5= 1,507,107738,512.7

Bước 4: Dự báo chi phí quản lý năm 2022 (T+1)


Chi phí quảnlý
Tỷ suất chi phí quản lý trêndoanh thu thuần ( R 3 )=
Doanh thu thuần

Chi phí quản lý 2021 242,722,787


Năm 2021 ¿ = =¿ 0.023
Doanh thu thuần 2021 10,496,864,471

Chi phí quản lý 2020 421,933,248


Năm 2020 ¿ = =¿ 0.051
Doanh thu thuần 2020 8,323,615,708

Chi phí quảnlý 2019 469,104,133


Năm 2019 ¿ = =¿0.065
Doanh thu thuần 2019 7,209,947,173

Tỷ suất chi phí quản lý trêndoanh thu thuần ( R 3 )=0,0463

- Chi phí quản lý doanh nghiệp 2022 = R 3 × Doanh thu 2022

¿ 0,0463 × 11,774,279,207,130.5

¿ 545,149,127,290.142 (VND)

Bước 5: Doanh thu tài chính của năm 2022 (T+1):


Tiền gửi = 405.812.219.178 VND

Lãi suất tiền gửi :

 Agribank: 4,8%
 Shinhanbank: 4,8%
 Vietcombank: 4,9%
57
4,8 %+ 4,8 % +4,9 %
Lãi suất trung bình = = 4,83%
3

Doanh thu tài chính2022=Tiền gửi × lãi suất=405.812.219 .178 ×4,83 %=19.600 .730 .186,297(VND)

Bước 6: Chi phí lãi vay năm 2022 (T+1):

Tiền vay=Vay ngắn hạn+Vay dài hạn=3.501.317 .726 .244+ 997.575.613 .014=4.498 .893 .339 .258(VND)

Lãi suất đi vay trong ngắn hạn của:

 Agribank: 6%
 Shinhanbank: 13%
 Vietcombank: 7,7%

6 %+13 % +7,7 %
Lãi suất trung bình 6 tháng cuối năm ¿ =8,9 %
3

Chi phí lãi vay = (vay ngắn hạn + vay dài hạn) × lãi suất đi vay

= 4.498 .893 .339 .258 × 8,9%

= 400.401.507.193,962 (VND)

Bước 7: Lợi nhuận trước thuế năm 2022 (T+1)

A: Lợi nhuận trước thuế = B + C, Trong đó:

 B: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 2022

= [(Doanh thu] – [Chi phí: giá vốn hàng bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh
nghiệp + chi phí khác]

=[11,774,279,207,130.5]-[9.286.374.010.663,83+1,507,107,738,512.7+545,149,127,290.142
]

= 435.648.330.663,828 (VND)

 C: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 2022


58
= [Doanh thu tài chính – chi phí lãi vay]

= 19.600 .730.186,297−400.401.507 .193,962= -380.800.777.104,265 (VND)

A = B + C = 435.648.330.663,828 + (-380.800.777.104,265) =
54.847.553.559,563(VND)

Bước 8: Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 (T+1)

Thuế TNDN 2021 = Thuế suất × Lợi nhuận trước thuế 2021

= 20% × 54.847.553.559,563

= 10.969.510.711,913 (VND)

Bước 9: Lợi nhuận sau thuế năm 2022 (T+1)

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN

= 54.847.553.559,563- 10.969.510.711,913

= 43.878.042.847,650 (VND)

Bước 10: Tính EPS dự báo 2022

EPS = LNST/ Số lượng CP đang lưu hành

43.878 .042.847,650
= =¿ 174,379
251.624 .010

Bước 11: P/E các DN cùng ngành

P/E ngành = P/E bình quân của các doanh nghiệp đối thủ

P/E BBC = 7.58

P/E HHC = 17.79

P/E QNS = 12.55

59
7.58+17.79+12.55
P/E ngành = = 12.,64
3

Bước 12: Target Price

Target Price = EPS 2022 × P/E ngành = 174,379× 12,64= 2204,15 (VND)

Giá thị trường ngày 31/07/2022 (Số liệu giá đóng cửa của HOSE): 70.300VNĐ

Qua các số liệu ước tính năm 2022, target price của năm 2022 đạt 2204,15 VND thấp
hơn giá hiện tại là 70.300VND, đã giảm khoảng 96.865%. Điều này tạo ra giá mua rất tốt tại
thời điểm khi giá về 2204,15 nếu xét đầu tư trung và dài hạn vì Công ty Cổ phần KiDo còn
rất nhiều tiềm năng lớn mạnh trong thời gian tới. Sau đại dịch Covid vừa qua, nhu cầu về ăn
uống của người dân cũng gia tăng trở lại đây là một trong những tiềm năng tốt để KiDo mở
rộng thị trường, gia tăng sản xuất để đẩy mạnh cung ứng cho nhu cầu của người dân về ăn
uống. Ngoài ra, các nhà đầu tư hiện đang nắm giữ cổ phiếu HVX thì nên bán ra trong thời
điểm này để thu được lợi nhuận lớn hơn 20%, nếu tiếp tục nắm giữ, khả năng sẽ bị tuột giá
và chịu lỗ vì theo số liệu thì giá của cổ phiếu sẽ giảm mạnh trong thời gian sắp tới đây

./.

60

You might also like