You are on page 1of 3

Theo Bác “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên

trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu
ngửng lên trời. Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính,
nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng
sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho
cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho
dân”.
Bác đã coi “tứ đức” là nền tảng của cuộc sống mới, là nền tảng của việc
phát triển đất nước.
CẦN là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai, cần thì việc gì, dù khó
khăn đến mấy, cũng làm được. Lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có
năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh. Phải biết phân công. Hiểu
đúng về Cần nghĩa là luôn chăm chỉ, cố gắng không phải một sớm một
chiều mà thường xuyên và liên tục. Hiểu sâu sa hơn thì Cần cũng có
nghĩa là làm để nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, để làm việc
lâu dài, để đạt được mục đích đề ra. Cần tức là lao động cần cù, siêng
năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với
tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa
dẫm. Phải thấy rõ lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống,
nguồn hạnh phúc của chúng ta.
Về bản thân em, em sẽ hướng mình theo lối sống chuyên cần mà Bác đã
nói, sẽ cố gắng trong mọi việc mà bản thân đã đề ra và bằng mọi cách
thực hiện nó trong tương lai dù có nhiều khó khăn trắc trở. Sẽ không
lười biếng, không ỷ lại vào bản thân khi xem nhẹ những việc đơn giản,
thân thuộc và những việc tưởng chừng mình chắc chắn làm được, sẽ
không dựa dẫm vào nhiều người khác, sẽ cố gắng hết khả năng của bản
thân để hoàn thành công việc đã đề ra.
KIỆM là tiết kiệm, không quá xa xỉ, không tiêu xài hoang phí, không
bừa bãi và không phải là keo kiệt, bủn xỉn. Cần phải đi đôi với Kiệm vì
kiệm mà không đi đôi với cần thì sẽ không phát triển, sau một thời gian
thì vẫn sẽ dậm chân tại chỗ. Đồng thời cũng phải tiết kiệm về vật chất
phải đi đôi với tiết kiệm về thời gian, bởi nếu của cải mất đi rồi thì
chúng ta vẫn có thể kiếm lại được còn thời gian thì không. Và cũng phải
tiết kiệm thời giờ của người khác đừng để mình làm ảnh hưởng đến thời
giờ của họ. Nhưng khi có những việc có thể giúp ích cho đồng bào, cho
Tổ quốc thì có tốn bao nhiều thời giờ và tiền của cũng sẽ giúp hết mình
và vui lòng. Theo Bác thì như thế mới đúng là kiệm.
Về bản thân em sẽ cố gắng thay đổi những thói quen hằng ngày của
mình để làm những việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội nhiều
hơn thay vì làm những việc vô ích và tốn nhiều thời gian, tiền bạc của
mình. Em cũng sẽ không tiêu xài hoan phí nhiều, sẽ cố gắng tiết kiệm
làm những việc lớn hơn. Và sẵn sàng hết mình làm những việc có ích
cho đồng bào và tổ quốc khi có cơ hội và trong khả năng của em.

LIÊM là sống trong sạch, không tham lam và tham tiền của, tham địa vị,
tham danh tiếng mà muốn sống yên đều là bất liêm. Chữ liêm phải đi đôi
với chữ kiệm, vì phải có kiệm thì mới có liêm được. Vì mong muốn về
cuộc sống xa xỉ, giàu sang mà lòng nảy ra ý định tham lam. Tham lam sẽ
dẫn đến bất liêm, cho nên những người làm cán bộ, thuộc bộ máy lãnh
đạo của đất nước phải luôn giữ cho mình chữ liêm trong mình trước, để
làm gương cho nhân dân noi theo, hướng tới một xã hội thanh minh. Và
dân cũng phải có thêm hiểu biết, không chịu đút lót, thì những người có
chức có quyền dù không liêm cũng sẽ liêm, hai việc này dường như đi
đôi với nhau nếu không có cái kia cũng sẽ không hình thành cái còn lại.
Vì vậy dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để
giúp cán bộ thực hiện chữ liêm Bác nói: người không liêm không bằng
súc vật. Trong công việc phải liêm, đừng có “liếm”.
Bản thân em sẽ luôn hướng bản thân mình tới là một con người liêm
mình trong mọi việc từ những việc nhỏ nhất ở các môi trường nhỏ như
lớp học, trường học, gia đình tới những việc lớn và môi trường rộng hơn
như các việc liên quan đến lợi ích của nhân dân và đất nước, nếu có cơ
hội được làm những việc đó em sẽ thật nghiêm minh và sẽ cố gắng hết
sức hoàn thành tốt nhất công việc được giao một cách thật liêm minh và
đạt hiệu quả cao nhất.
CHÍNH là thẳng thắn, đúng đắn. Đối với bản thân mình không tự cao, tự
đại, tự phụ, phải biết khiêm tốn học hỏi, phát triển những cái tốt của bản
thân và phải biết sửa những cái xấu của mình. Không được tự kiêu tự đại
đối với mọi người và phải luôn luôn cầu tiến phát triển bản thân mình tốt
hơn và phải biết kiểm điểm bản thân khi làm sai và phải biết sửa chữa
nó. Không để bụng những việc không đáng, không quan tâm đến những
người không quan trọng với bản thân khi họ làm những điều ảnh hưởng
đến lợi ích bản thân mình, nếu nó không đáng kể thì đừng để tâm đến.
Đối với người khác không nên nịnh người ở trên mình và không khinh
người dưới, sống thật thà, không dối trá. Phải luôn học hỏi những điều
hay từ người khác để phát triển bản thân và hãy giúp người khác cùng
tiến tới. Đối với công việc hãy để việc công lên trước hết, việc thiện nhỏ
mấy cũng nên làm, việc ác nhỏ mấy cũng nên tránh.
Về bản thân em, em sẽ cố gắng thay đổi bản thân mình để trở thành một
người CHÍNH theo lời Bác, về mặt này có lẽ là sẽ khó thay đổi nhất vì
dường như là mình sẽ thay đổi con người của mình nhưng em sẽ cố gắng
thay đổi một cách phù hợp để hoàn chỉnh bản thân mình và ngày càng
tốt hơn.

You might also like