You are on page 1of 5

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 9 – NĂM HỌC 2021-2022

DÀN Ý CÁC BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


1. TÍNH KỈ LUẬT
* Nêu vấn đề:
- “Kỉ luật mang trong mình tiềm năng tạo ra những điều kì diệu ở tương lai”. (Jim Rohn)
- Kỉ luật vô cùng cần thiết với cuộc sống con người. Sống có kỉ luật và tôn trọng kỉ luật cũng là
đức tính cần hình thành, rèn luyện suốt cuộc đời.
* Giải thích:
- Tính kỉ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách
nghiêm khắc nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Kỉ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và
tính cách hướng tới tạo ra tính tự chủ.
* Biểu hiện:
- Người có tính kỉ luật luôn tự giác chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định của tập thể, pháp
luật của nhà nước.
- Họ có lối sống khoa học, đặt ra nền nếp phù hợp và tuân thủ thời gian biểu đặt ra.
- Luôn kiên định với mục tiêu đã đặt ra, hành động đi đôi với lời nói.
- Có bản lĩnh trước những cám dỗ gây ảnh hưởng tới cá nhân và tập thể.
* Ý nghĩa, vai trò:
- Với cá nhân:
+ Tính kỉ luật là nền tảng giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thần lạc quan, nếp sống
lành mạnh. Từ đó, con người trưởng thành vững vàng cả về thể chất và tinh thần.
+ Tính kỉ luật giúp con người tập trung, không bao giờ rời bỏ mục tiêu dù có khó khăn, trở ngại.
+ Nhờ tính kỉ luật, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian, đạt được năng suất lao động cao hơn.
+ Người có tính kỉ luật lúc nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, dễ gặt hái được nhiều
thành công, được mọi người kính trọng, tin tưởng.
- Với cộng đồng:
+ Tính kỉ luật có sức mạnh lan truyền nghị lực cho người khác, khơi dậy được tình yêu và niềm
hăng say lao động trong tập thể và cộng đồng.
+ Tính kỉ luật góp phần tạo nên môi trường xã hội an toàn, văn minh.
* Dẫn chứng/ví dụ minh họa:
- Nếp sống kỉ luật của Bác Hồ.
- Nếp sống khoa học, có kỉ luật của người Nhật: luôn luôn đúng giờ, tôn trọng quy định, lắng
nghe người khác, làm việc đúng tiến độ…
* Mở rộng vấn đề: Trong cuộc sống, còn có rất nhiều người không biết tự kỉ luật bản thân,
không tuân thủ kỉ luật của tập thể. Những người như thế thật đáng chê trách.
* Liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức, hành động:
- Trong cuộc sống cần có ý chí, quyết tâm, hoài bão.
- Trong công việc phải hăng say, sáng tạo, kiên trì với mục tiêu cho đến khi đạt được nó.
- Không có kỉ luật thì không có thành công.
- Tự chủ được bản thân, vượt qua được những cám dỗ đời thường, hướng đến lí tưởng cao đẹp.
- Quyết tâm duy trì và phát triển tính kỉ luật của bản thân, của tập thể, không lúc nào lơ là.
- Biết cân bằng giữa làm việc, nghỉ ngơi để tính kỷ luật không trở nên gò bó, cứng nhắc, làm
giảm sức sáng tạo.
* Kết thúc vấn đề:
“ Không có tính kỉ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung” (Erich
Fromm). Hãy sống có kỉ luật theo cách tự giác và chủ động nhất, bạn sẽ đạt được những mục
tiêu hữu ích.
2. SỰ CHĂM CHỈ
* Nêu vấn đề:
- Đúng như nhà bác học A. Einstein khẳng định: “Thiên tài chỉ là 1% còn 99 % là mồ
hôi và nước mắt”. Để có được thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống, chúng
ta cần có sự cố gắng, nỗ lực bền bỉ vì vậy, chăm chỉ trở thành đức tính quý báu của con
người.
* Giải thích:
- Chăm chỉ (cần cù) là nghĩa là có sự chú ý thường xuyên để làm công việc gì có ích một
cách đều đặn (theo Từ điển tiếng Việt).
- Người chăm chỉ là người nỗ lực không ngừng nghỉ để sống có ý nghĩa, theo đuổi mục
tiêu tốt đẹp.
* Biểu hiện:
- Luôn tự giác, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ dù đòi hỏi nhiều thời gian.
- Họ luôn kiên trì, sáng tạo, chủ động tìm ra giải pháp để vượt qua khó khăn khách quan,
chủ quan trong quá trình đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Ví dụ: một học sinh miệt mài, tập trung, kiên trì trong học tập sẽ đạt được những mục
tiêu quan trọng; một nhân viên chịu khó hoàn thành công việc, cần cù sáng tạo sẽ thành
công trong môi trường công tác; một nhà bác học không bỏ cuộc sẽ tạo ra những phát
kiến vĩ đại.
* Ý nghĩa, vai trò:
- Đức tính chăm chỉ giúp cho con người đạt được những mục tiêu trong cuộc sống.
- Chăm chỉ giúp ta rèn luyện đức tính kiên nhẫn, lạc quan và bản lĩnh khi đối mặt với khó khăn.
- Ông cha ta có câu “cần cù bù thông minh”, sự kiên trì bền bỉ cũng đóng vai trò quan
trọng không kém so với tài năng.
- Người chăm chỉ sẽ đạt được thành tựu trong cuộc sống cá nhân, nhận được sự tin
tưởng, quý mến của mọi người.
- Đức tính chăm chỉ được nhân rộng sẽ trở thành truyền thống đẹp, lan tỏa tinh thần lao
động, học tập bền bỉ, nhờ đó làm nền tảng cho sự phát triển của kinh tế, văn hóa...
* Dẫn chứng/ví dụ minh họa:
- A. Einstein đã tiến hành 1000 thí nghiệm để phát minh ra dây tóc bóng đèn như ngày nay.
- Thầy Nguyễn Ngọc Ký vượt qua khó khăn chăm chỉ học tập và trở thành tấm gương về
nghị lực, sự cần cù.
* Mở rộng vấn đề:
- Bên cạnh những người chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu trong học tập, lao động, vẫn còn
những người lười biếng, ỷ lại, không chịu tìm tòi, vươn lên. Có những người cho rằng
mình thông minh, có tài nên coi nhẹ việc học hỏi, rèn luyện dẫn đến thụt lùi trong học
tập.
* Liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức, hành động:
- Giữ vững niềm tin, tinh thần, niềm đam mê trong những hoạt động quan trọng của đời
sống như học tập, lao động.
- Đề ra thời gian biểu phù hợp, dành thời gian hợp lý để học tập thường xuyên, hướng
tới hình thành thói quen học tập suốt đời.
- Chăm chỉ học hỏi, quan sát, trao đổi cùng thầy cô, bạn bè để củng cố kiến thức, tiếp
thu tri thức bổ ích.
* Kết thúc vấn đề:
“Đức tính chăm chỉ không chỉ làm bản thân mỗi người chăm chỉ cảm thấy hạnh phúc,
mà còn là một tấm gương để mọi người noi theo”.
3. SỰ ĐOÀN KẾT
* Nêu vấn đề:
- “Một mình, ta làm được rất ít; cùng nhau, ta làm được rất nhiều”– Helen Keller.
- Đoàn kết là truyền thống quý báu, là thước đo phẩm chất đáng quý của con người trong cuộc
sống.
* Giải thích:
Đoàn kết là sự gắn kết, liên kết bền chặt, cùng đồng lòng giữa những cá nhân riêng lẻ để tạo
nên những tập hợp, kết thành khối thống nhất vững chắc, có sức mạnh to lớn nhằm giải quyết
vấn đề mà cả tập thể đang muốn làm, cùng hành động phát triển vì mục đích chung nào đó.
* Biểu hiện:
+ Thời chiến tranh: đồng lòng, chung sức chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc; quyết
tâm chống giặc, chấp nhận gian khổ, thậm chí hi sinh để bảo vệ chủ quyền đất nước.
+ Thời bình: thể hiện ở hành động chung tay xây dựng tổ quốc, khắc phục những khó khăn của
đất nước sau chiến tranh, từng bước khôi phục nền kinh tế, xây dựng xã hội tốt đẹp, phát triển...
* Ý nghĩa, sức mạnh:
+ Đoàn kết tạo nên một sức mạnh vô cùng to lớn đưa con người đến thành công bởi nó mang
đến tinh thần hợp tác; quy tụ được lực lượng lớn mạnh về trí tuệ, tài năng.
+ Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Đoàn 
kết giúp ta vượt qua những khó khăn, thử thách ấy.
+ Đoàn kết giúp con người gắn kết lại với nhau, tạo nên những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, làm
cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
+ Đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên
một sức mạnh tổng hợp không ai địch nổi… 
+ Người có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ người khác sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.
* Dẫn chứng/ví dụ minh họa:
+ Hành động chung tay ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền Trung vượt qua bão lũ, cùng nông dân
giải quyết tiêu thụ nôn sản, chuyển đổi quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động
+ Đoàn kết thực hiện 5K để đẩy lùi covid, các y bác sĩ từ khắp mọi miền tổ quốc giúp TP Hồ Chí
Minh chống chọi với dịch bệnh; những "siêu thị 0 đồng", những suất cơm miễn phí,….
* Mở rộng vấn đề:
+ Cần phân biệt đoàn kết với chia bè kết phái.
+ Trong xã hội còn có nhiều người không có tinh thần đoàn kết. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ
biết đến lợi ích bản thân, sống thờ ơ vô cảm, không quan tâm tới cộng đồng, thường tách mình
ra khỏi tập thể, né tránh trách nhiệm chung-> Những người thật đáng chê trách.
* Liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức, hành động.
- Nhận thức: + Mỗi người chúng ta cần nhận thức rõ về đoàn kết bởi vì nó chỉ mang lại một kết
quả tốt đẹp khi ta có mục đích đúng đắn. Nhận thức sai lầm về tình đoàn kết sẽ hại người và đôi
khi ta cũng đã vô tình hại chính bản thân.
+ Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đoàn kết giữ vai trò quan trọng trong
việc hình thành, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Mỗi người cần nhận thức
được vai trò, biết phát huy tinh thần đoàn kết trong cuộc sống.
- Hành động:
+ Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức.
+ Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.
+ Là học sinh cần giúp đỡ, đóng góp cho tập thể vì lợi ích chung và phát huy tinh thần đoàn
kết trong tập thể,
* Kết thúc vấn đề:
“Riêng rẽ, mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước. Cùng nhau, chúng ta là đại dương”-Ryunosuke
Satoro.
4. LÍ TƯỞNG SỐNG
* Nêu vấn đề:
- Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì
không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Vì
vậy, mỗi chúng ta đặc biệt là thế hê trẻ cần có ký tưởng sống đúng đắn.
* Giải thích:
- Lí tưởng sống là những định hướng, mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới và
mong mỏi, khao khát đạt được.
- Khi có lý tưởng sống thì những suy nghĩ, hành động của mỗi người đều có tính tích cực
hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả.
* Biểu hiện:
- Luôn đặt ra mục tiêu đúng đắn trong cuộc sống và cố gắng để đạt được mục tiêu đó.
- Biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được
những thành tựu cho riêng mình.
- Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con
đường mình đã chọn.
- Biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã
hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn.
* Ý nghĩa, sức mạnh:
- Người có lý tưởng sống cao đẹp sẽ luôn suy nghĩ tích cực và hành động để hoàn thiện mình
hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước.
- Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên, mang đến cho con người những
thành quả sau bao nỗ lực, cố gắng.
- Lý tưởng sống tốt đẹp của mỗi người sẽ giúp cho xã hội ngày càng phát triển.
* Dẫn chứng/ví dụ minh họa:
- Bác Hồ quên cả bản thân mình vì mục đích tìm đường cứu nước cứu dân.
- Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân
tộc.
- Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.
(LLSP)
* Mở rộng vấn đề:
- Vẫn còn tồn tại một bộ phận thanh niên đang đánh mất mình, không tìm thấy mục đích cuộc
đời, thậm chí là lạc lối, không biết chọn lựa hướng đi cho đời mình.
- Nhiều bạn trẻ sống không mục đích, mỗi ngày trôi qua trở nên nhạt nhẽo, vô vị đến chán
chường, có khi sống chỉ để tồn tại một cách vô nghĩa, không tìm thấy chính mình trong đời
sống rồi mắc từ sai lầm này đến sai lầm khắc.
- Nhiều bạn còn hững hờ với cuộc sống, chẳng quan tâm đến thế giới hay mọi việc diễn ra xung
quanh, ngày ngày chỉ ham sống ảo rồi chơi game, một số còn lâm vào các tệ nạn xã hội như cờ
bạc, ma túy.
* Liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức, hành động.
- Thế hệ thanh niên chúng ta cần phải xác định cho mình một lý tưởng sống đúng đắn và có
trách nhiệm với lý tưởng đó.
- Phải không ngừng nỗ lực, học tập rèn luyện, trau dồi vốn tri thức của mình, nâng cao phẩm
chất đạo đức mỗi ngày.
- Mỗi người trẻ phải noi gương bao thế hệ đi trước, sống hết mình vì lý tưởng góp phần xây
đắp cuộc đời thêm đẹp thêm tươi, kết nối yêu thương với nhau, cùng nhau gắn bó, đoàn kết,
giúp đỡ xây đắp lý tưởng chúng của đất nước, của dân tộc.
* Kết thúc vấn đề:
Hãy sống có lý tưởng đúng đắn, hãy sống sao cho tuổi trẻ của mình đẹp đẽ nhất, tươi mới và
trọn vẹn nhất. 

You might also like