You are on page 1of 30

Nội dung ôn tập

Note:

- Câu nào ngắn, chỉ có gạch đầu dòng thì chỉ là các ý chính như
slide/trong sách, nên phân tích mỗi ý thêm 2 – 3 câu (đọc trong sgt)

- Bôi xanh lá: nội dung ok, học được luôn

- Bôi vàng: ko chắc lắm, có thể thay đổi theo cách viết

Chương 1:
Câu 1: Ý nghĩa của việc học tập môn học tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc góp
phần nâng cao năng lực tư duy lý luận. (tr 28 sgt)

Cùng với chủ nghĩa mác lenin làm thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động của đảng v à cách mạng việt nam, tư tưởng hồ chí minh là những
phương hướng về lí luận và thức tiễn hành động cho những người việt nam yêu
nước. Môn học tư tưởng hồ chí minh góp phần:

- Trang bị cho sinh viên tri thức khoa học về hệ thống quan điểm toàn diện
và sâu sắc về cách mạng việt nam.

- Hình thành năng lực, phương pháp làm việc, niềm tin, tình cảm cách
mạng.

- Góp phần củng cố cho sinh viên về lập trường, quan điểm cách mạng trên
nền tảng chủ nghĩa mac-lenin, tư tưởng hồ chí minh.

- Đấu tranh phên phán những quan điểm sai trái để bảo vệ sự trong sáng
của chủ nghĩa mác leenin, tư tưởng hồ chí minh, đường lối, chủ trương
của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

- Biết vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong
cuộc sống

Ví dụ: phương pháp cách mạng của bác vận dụng triết lí “ dĩ bất biến ứng vạn
biến”.

- Trong cách mạng: “dĩ bất biến” chính là cái không thay đổi: mục tiêu
cách mạng để đối phó với cái “vạn biến”, cái thường xuyên thay đổi đó là
tình thế cách mạng => người làm cách mạng phải đứng vững trên mục
tiêu cách mạng của mình là độc lập thống nhất đất nước; toàn vẹn lãnh
thổ; con đường đi của dân tộc xác định là độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội.

- Vận dụng tư duy trong cuộc sống: “dĩ bất biến” chính là sự kiên định,
nhất quán, có nguyên tắc , lập trường là những cái vững vàng, không thay
đổi còn cái vạn biến chính là biện pháp, bước đi, cách thức tức là chúng
ta có thể mềm dẻo, linh hoạt biến hóa để phù hợp với thời đại.

Câu 2: Ý nghĩa của việc học tập môn học tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc
giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền
với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước. (Câu này cô Thảo
trẻ đã sửa, “A” là đoạn đạt điểm A)

- Người học hiểu biết sâu sắc về cuộc đời, sự nghiệp HCM: Em đã biết
nhiều hơn về cuộc đời cơ cực (bố, mẹ mất sớm, tự nuôi em trai nhỏ tuổi)
của chủ tịch HCM nhưng Bác đã vượt qua những khó khăn ( vừa học vừa
làm nơi đất khách) để tìm được con đường cứu nước đúng đắn. B
- Học tập tư tưởng và gương sáng của Người: Bản thân em học được rất
nhiều ở Bác. Đó là tinh thần cần cù và tiết kiệm. Em hiểu rằng trên đời
này không có việc gì thành công mà không cần khổ luyện. Chính sự chăm
chỉ, cần cù làm việc giúp em tìm ra được phương pháp học hiệu quả và
phù hợp với em. Em cũng tiết kiệm hơn, khi cần chi tiêu cái gì em suy
nghĩ thật kỹ mới quyết định, cái gì cần thiết cho việc học em sẽ đầu tư
còn những cái có cũng được, không có cũng được em sẽ tiết chế. A.
- Góp phần thực hành đạo đức CM, chống CN cá nhân, sống có ích cho
xã hội, yêu và làm điều tốt, ghét và tránh cái ác: Em đã thấm nhuần tư
tưởng CM của Bác, trong đó sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong 1 xã
hội, đất nước cần được đặt lên hàng đầu. Một công dân nên có tình yêu
thương, đoàn kết với mọi người trong đất nước, sống cống hiến cho xã
hội và dám đứng lên bảo vệ lẽ phải. A
- Nâng cao lòng tự hào về đất nước, chế độ XHCN: Em vô cùng tự hào
về đất nước ta, một đất nước dù bé nhỏ trên bản đồ thế giới nhưng là
người khổng lồ về ý chí quyết tâm chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược hùng
mạnh và nghị lực vượt qua tất cả mọi khó khăn để thực hiện được khát
khao đi lên chủ nghĩa xã hội. Em cảm thấy may mắn khi được là một
công dân của nước Việt Nam, sinh ra trong thời bình và đang được hưởng
nền chính trị ổn định. Nhờ đó em mới có thể nuôi dưỡng và thực hiện
được ước mơ của mình. A
- Nâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định ý thức và trách nhiệm công dân:
Em biết được rằng 1 người công dân tốt nên có trách nhiệm sống và làm
việc theo pháp luật, cố gắng phấn đấu và cống hiến giúp xã hội ngày 1 tốt
đẹp và phát triển. Em cũng kiên quyết đấu tranh với những luận điểm sai
trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội.
- Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình theo tư tưởng, đạo
đức phong cách Hồ Chí Minh: Em luôn cô gắng tu dưỡng đạo đức,
phẩm chất đáng quí của Bác ( tính giản dị, cần cù, dám nghĩ dám làm,...).
Ngoài ra, em còn cố gắng học tập để trở thành 1 dược sĩ và chăm chỉ tập
thể thao để nâng cao sức khỏe. A
- Ra sức học tập, phấn đấu đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của đất
nước: Em luôn cố gắng học tập chăm chỉ và tu dưỡng đạo đức để góp
công sức giúp nền CNXH ở Việt Nam ngày 1 vững mạnh. Em luôn theo
dõi và ủng hộ các đường lối cách mạng nhằm đổi mới đất nước, phát triển
xã hội của Đảng. A
 Liên hệ bản thân (trong cả ngành Dược phẩm).
- Người Dược sĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của cộng
đồng nên học tập tư tưởng tấm gương HCM giúp người dược sĩ hoàn thiện cả
tài và đức, thúc đẩy sự phát triển của xã hội
- Sinh viên cần nắm vững trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh
của nhân dân, chiến thắng trong cuộc chiến đấu với virút, vi khuẩn Nếu nhân
viên y tế mà trình độ chuyên môn kém thì sẽ để lại hậu quả là chữa trị sai cách
cho bệnh nhân khiến bệnh ngày càng nặng thêm thậm chí nguy hiểm đến tính
mạng
- Có lòng đam mê, ham học hỏi, nghiên cứu khoa học. Trên con đường nghiên
cứu khoa học, tìm tòi tìm ra các chất mới để tổng hợp thuốc, phát hiện và thay
đổi công thức thuốc để nâng cao hiệu quả sử dụng hay đơn giản nhất là tìm hiểu
thông tin lâm sàng em đều gặp rất nhiều khó khan. Tuy nhiên dù có khó khan
thì em đều cố gắng vượt qua khó khan để tiến bước, góp phần cống hiến cho
nền y học nước nhà.
- Kiên trì, cẩn thận,nghiêm túc, chỉn chu khi làm việc. Sự cẩu thả trong bất kỳ
ngành nghề gì cũng là 1 sự bất lương. Trong ngành y dược, nếu có bất kì sự cẩu
thả nào cũng dẫn đến sự nguy hiểm đối với tính mạng của mỗi con người. Cùng
một chất nếu với liều lượng khác nhau thì cũng đem lại các hiệu quả khác nhau
nên khi tổng hợp, phân tích, kiểm nghiệm thuốc đều cần sự tỉ mẩn, nghiêm túc
và chỉn chu nhất.
- Đam mê, nhiệt huyết với nghề, khao khát tiến bộ và trở thành chuyên gia trong
lĩnh vực của mình. Bất kỳ ngành nghề gì cũng cần giỏi trong lĩnh vực ấy, đó sẽ
là lựa chọn của chúng ta, lựa chọn trở thành chuyên gia sẽ thôi thúc mỗi người
cần nỗ lực hết sức còn nếu chúng ta xác định mình chỉ làm việc ở mức độ làng
nhàng, không giỏi không dốt thì dần dần mình cũng triệt tiêu năng lực của chính
mình.
- Sẵn sàng đối mặt với áp lực và khó khăn để vươn lên vượt qua giới hạn của
chính mình. Bản thân em là một sinh viên trường Dược xuất phát từ một học
sinh chuyên Toán, kiến thức môn Hóa và Sinh không quả vững, khi học trong
ngôi trường có rất nhiều thầy cô và bạn bè giỏi đặc biệt là hóa và sinh em cảm
thấy nhiều lúc rất áp lực. Từng phút từng giây em đều cần cố gắng hơn các bạn
khác, đôi khi muốn buông nhưng rồi cảm thấy tiếc và tiếp túc cố gắng. Em tìm
đến niềm vui khi được thực hành tại trường, nghe nhạc và xem phim để giải tỏa
áp lực sau mỗi bài kiểm tra và từ đó mà em đã gắn bó với trường Dược đến giờ.
- Thương yêu bệnh nhân, quan tâm đến sức khỏe cộng đồng. Cái này có thể
phân tích theo hướng: Một người khỏe mạnh là phải khỏe mạnh cả về thể chất
lẫn tinh thần. Người bệnh không chỉ cần được khám, kê đơn đúng bệnh, họ cũng
cần được yêu thương, quan tâm, an ủi. Đặc biệt là trẻ em, người già, người mắc
bệnh trọng, họ càng yếu đuối, dễ tổn thương nên càng cần nhân viên y tế chăm
sóc bằng tấm lòng yêu thương của mình. Mình cứ bám vào thực tiễn để nói thôi
- Hoàn thiện kỹ năng mềm để giao tiếp tốt với bệnh nhân... Khi giao tiếp với
bệnh nhân chúng ta cần kết nối với họ. Việc nắm bắt được tâm tư nguyện vọng,
tình trạng bệnh của bệnh nhân 1 cách rõ ràng giúp chúng ta chữa bệnh cho bệnh
nhân hiệu quả hơn, đồng thời giúp họ suy nghĩ tích cực hơn, tăng hiệu quả điều
trị.

Câu 3: Quá trình nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh. (cái này ko
có trong sách, copy trên mạng + lược bỏ 1 ít, trang t trích nguồn ở dưới, check
nha)

Tư tưởng Hồ Chí Minh gắn bó với toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (02/1951), Đảng ta bắt đầu
kêu gọi: “Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo
đức cách mạng của Hồ Chủ tịch” và chỉ ra rằng “sự học tập ấy là điều kiện tiên
quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng đi mau đến thắng lợi hoàn
toàn”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội, toàn Đảng ra sức học tập tư tưởng, đạo
đức của Người, lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết dân tộc, đưa cuộc kháng chiến
chống Pháp đến thắng lợi.

Vào những năm 50 của thế kỷ XX, Đảng ta chưa đặt hẳn vấn đề tư tưởng Hồ
Chí Minh nhưng đã nhấn mạnh đến đường lối chính trị của Người và thực chất
đây cũng chính là phần chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta học
tập, nghiên cứu, vận dụng và đưa vào đường lối của Đảng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001), Đảng ta đã nhận thức
về tư tưởng Hồ Chí Minh một cách đầy đủ hơn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một
hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3/1982), Đảng ta nhấn mạnh: “Đảng ta
phải đặc biệt coi trọng tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức,
tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng”

Đến Đại hội VI tiếp tục khẳng định những giá trị to lớn mà Hồ Chí Minh để lại
cho Đảng và nhân dân ta, là “đạo đức sáng mãi trong sự nghiệp cách mạng của
nhân dân ta”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1991) thông
qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam

Như vậy, từ Đại hội II (1951) đến trước Đại hội VII (1991), Đảng Cộng sản
Việt Nam chưa trực tiếp đề cập nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
nhưng Đảng đã quan tâm đến vấn đề này và đã nhấn mạnh học tập, học hỏi Hồ
Chí Minh về: tư tưởng; đạo đức cách mạng; tác phong; đường lối chính trị...

Đại hội VIII của Đảng diễn ra nửa sau thập niên 90 của thế kỷ XX, đã tổng kết
sáu bài học chủ yếu trong đó bài học hàng đầu là “Giữ vững mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới, nắm vững hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh”

Ở bình diện quốc tế, nhiều đảng chính trị, nhiều chính phủ, nhiều tổ chức chính
trị - xã hội, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO), đã ra Nghị quyết số 24CV18.6.5 về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó xác nhận “việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh
các nhân vật trí thức lỗi lạc và các danh nhân văn hóa trên phạm vi quốc tế góp
phần thực hiện các mục tiêu của UNESC0 và đóng góp vào sự hiểu biết trên thế
giới
http://truongchinhtri.caobang.gov.vn/index.php/news/Nghien-cuu-khoa-hoc/Tim-hieu-qua-trinh-nhan-thuc-
cua-Dang-ta-ve-tu-tuong-Ho-Chi-Minh-697/

Chương 2

Câu 4: Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam (38 sgt)

- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường bất khuất đấu tranh để dựng
nước và giữ nước. Đây là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam. Chính chủ nghĩa yêu nước là nền tảng tư
tưởng, động lực thúc đẩy chủ tịch HCM ra đi tìm đường cứu nước, tìm
thấy CN Mác – Lenin cứu nước, cứu dân.
- Yêu nước gắn liền với yêu dân, có tinh thần đoàn kết, nhân ái, khoan
dung trong cộng đồng. Trong tư tưởng HCM, con người là vốn quý nhất,
là nhân tố quyết định thành công của cách mạng, dân là gốc của nước,
nước lấy dân làm gốc => gốc có vừng cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên
nền nhân dân, nhân dân đoàn kết hợp nhất => tạo nên tập thể vững mạnh,
đất nước đi lên
- Đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc
và sức mạnh thời đại.
- Tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa, thương người
- Niềm tự hào về lịch sử, trân trọng nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập
quán và các giá trị tốt đẹp của dân tộc. HCM với chủ trương văn hóa là
mục tiêu, là động lực của cách mạng, cần giữ gìn cốt cách văn hóa dân
tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa
mới của Việt Nam

Câu 5: Chủ nghĩa Mác-Lênin (cơ sở lý luận hình thành TTHCM) (tr 44 – 45
sgt)

- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và thời đại mới cũng như chủ
nghĩa Mác Lenin là cơ sở lý luận quyết định bước pt mới về chất trong
TT HCM, giúp Người vượt hẳn lên phía trước so với những ng yêu nước
cùng thời.

- Vận dụng và pt sáng tạo CN Mác – Lênin, HCM giải quyết được cuộc
khủng hoảng đường lối cứu nước và người lãnh đạo cách mạng ở VN

- Cung cấp cho HCM thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn. Trên
cơ sở lập trường, pp của CN M-L, HCM đã triệt để kế thừa, đổi mới, phát
triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa vh
nhân loại, kết hợp thực tiễn CM trong nước và thế giới => tạo ra toàn
diện về CM VN

- Là tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình
thành TT HCM

- HCM vận dụng sáng tạo và bổ sung, pt làm phong phú CN Mác – Lênin

Câu 6: Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh (47 – 49)

 Phẩm chất Hồ Chí Minh

- Lý tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu nước cứu dân cùng nghị lực phi thường.
Người dám một mình đi ra nước ngoài khảo sát thực tế các nước đế quốc giàu
có cũng như các dân tộc thuộc địa nghèo nàn lạc hậu, chỉ với 2 bàn tay trắng.
Người đã làm rất nhiều nghề để kiếm sống, tự học hỏi và hoạt động CM =>
Người có vốn học thức văn hóa sâu rộng => vận dụng vào hoạt động CM

- Tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại đưa Cách mạng Việt Nam và dòng
chảy chung của Cách mạng thế giới

- Suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp
cách mạng của Việt Nam và thế giới.

- Bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê phán; vận dụng đúng
quy luật vào VN => đề xuất tư tưởng, đường lối CM mới đáp ứng đúng đòi hỏi
thực tiễn, có năng lực tổ chức biến tư tưởng, đường lối thành hiện thực

 Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn

- Hiện thực hóa tư tưởng, lý luận cách mạng thành hiện thực. Người đã sáng lập
Mặt trận dân tộc thống nhất, sáng lập QĐND VN, khai sinh ra nhà nước kiểu
mới ở VN

- Tổng kết thực tiễn cách mạng, bổ sung, phát triển lý luận, tư tưởng cách mạng.

- Vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường. Người hđ CM ở gần
30 nước trên thế giới => hiểu sâu sắc về chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân
qua tìm hiểu tài liệu và cả trong thực tế => xác định được bản chất, thủ đoạn của
chủ nghĩa đế quốc, thấu hiều tình cảnh người dân ở nhiều nước thuộc hệ thống
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở châu Á, Phi, Mỹ Latinh

- Người thấu hiểu về phong trào gpdt, về xd CNXH, xd ĐCS... qua nghiên cứu
lý luận và hđ thực tiễn
Câu 7: Cơ sở thực tiễn Việt Nam (tr 33 sgt)

- 1858: Pháp xâm lược VN >pt yêu nước theo khuynh hướng PK diễn ra sôi nổi
nhưng thất bại

- Pháp tiến hành khai thác thuộc địa VN: công nhân cao su bị đánh đập; Pháp ép
buộc, khuyến khích ND sử dụng thuốc phiện, rượu; hang loạt nhà tù được lập
nên: nhà tù Côn Đảo, nhà tù Hỏa Lò

- XH VN xhien những giai cấp, tầng lớp mới: gc công nhân VN, tầng lớp tiểu tư
sản, gc tư sản VN…

- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản thất bại: pt Đông Du,
pt Duy Tân

- Phong trào đấu tranh của GCCN giúp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở VN
xuất hiện dấu hiệu mới của 1 thời đại mới sắp ra đời: Công nhân VN lao động
tại các hầm mỏ của thực dân Pháp; cuộc bãi công Ba Son

Chương 3:
Câu 8: Quan niệm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội (tr 92 sgt)

- Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh không để lại một định nghĩa cố
định về chủ nghĩa xã hội. Với cách diễn đạt dung dị, dễ hiểu, dễ nhớ, khái niệm
“chủ nghĩa xã hội” được Người tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau bằng cách
chỉ ra đặc trưng ở lĩnh vực nào đó (kinh tế, chính trị, văn hóa…) của chủ
nghĩa xã hội song tất cả đều hướng đến mục tiêu cơ bản: “Nói một cách tóm tắt,
mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát
nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn, việc làm, được ấm no và sống
một đời hạnh phúc”, là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”.

- So sánh các chế độ XHCN tồn tại trong lịch sử => sự khác nhau về bản chất
giữa CNXH với chế độ khác. Hồ Chí Minh khẳng định mục đích của cách mạng
Việt Nam là tiến lên chủ nghĩa xã hội, rồi đến chủ nghĩa cộng sản vì: Cộng
sản có hai giai đoạn. Giai đoạn thấp, tức là CNXH. Giai đoạn cao, tức là chủ
nghĩa cộng sản. Hai giai đoạn ấy giống nhau ở chỗ: Sức sản xuất đã phát triển
cao; nền tảng kinh tế thì tư liệu sản xuất đều là của chung; không có giai cấp áp
bức, bóc lột. Hai giai đoạn ấy khác nhau ở chỗ: Chủ nghĩa xã hội vẫn còn chút
ít vết tích xã hội cũ. Xã hội cộng sản thì hoàn toàn không còn vết tích xã hội
cũ”.
- Như vậy, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là xã hội ở giai đoạn đầu của
chủ nghĩa cộng sản. Mặc dù còn tồn đọng tàn dư của xã hội cũ nhưng chủ
nghĩa xã hội không còn áp bức, bóc lột, xã hội do nhân dân lao động làm chủ,
trong đó con người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập
thể vừa thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau.

Câu 9: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan (94)

- Quan điểm của CN Mác Lênin

Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác khẳng định sự phát triển của
xã hội loài người là quá trình lịch sử - tự nhiên. Theo quá trình này, “sự sụp đổ
của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau”.

- Quan điểm của Hồ Chí Minh

+ Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, song, tùy theo bối cảnh
cụ thể và thời gian, phương thức tiến lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi quốc gia sẽ
diễn ra một cách khác nhau. Những nước đã qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa sẽ đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Những nước chưa qua giai đoạn phát
triển này có thể đi lên chủ nghĩa xã hội sau khi “đã đánh đổ đế quốc và phong
kiến” dưới sự lãnh đạo của Đảng vô sản và được tư tưởng Mác – Lênin dẫn
đường.

+ Ở Việt Nam, tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam
sau khi nước nhà được độc lập theo con đường cách mạng vô sản. Người khẳng
định: “chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là nguồn gốc của tự do, bình đẳng, bác ái,
xóa bỏ những bức tường dài ngăn cản con người yêu đoàn kết, yêu thương
nhau”.

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân loại nói chung, của Việt Nam nói
riêng vừa là một tất yếu của lịch sử, vừa đáp ứng được những khát vọng của
những lực lượng tiến bộ xã hội trong quá trình đấu tranh tự giải phóng mìn

Câu 10: Một số đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa (97) (câu này tự
đọc sách để chém nhá, dài quá nên t ko them vào)

- Thứ nhất, về chính trị: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ
- Thứ hai, về kinh tế: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát triển
cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
chủ yếu.

- Thứ ba, về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội. Xã hội xã hội chủ nghĩa có
trình cao về văn hóa và đạo đức, đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong các quan
hệ xã hội.

- Thứ tư, về chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội: chủ nghĩa xã hội là công trình
tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Câu 11: Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Động lực bao hàm những động lực cả trong quá khứ, hiện tại và
tương lai; cả về vật chất và tinh thần; nội lực và ngoại lực…ở tất cả các
lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục,… Trong quá
khứ, các thế lực thù địch luôn chèn ép, áp bức, bóc lột nhân dân ta, từ đó
khơi dậy sự căm phẫn, không cam chịu trong long mỗi người dân. Khát
vọng tự do trồi dậy mãnh liệt, họ hy vọng về một xã hội mới, một xã hội mà
nhân quyền được nêu cao. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với xu thế
tiến bộ của thời đại. Đặc biệt, vào những năm 60 của thế kỷ XX, khi hệ
thống XHCN thế giới ở vào thời kỳ hùng mạnh, đang quyết định xu hướng
phát triển của xã hội loài người…Tất cả các yếu tố động lực đều đưa đến sự
hình thành xã hội chủ nghĩa là tất yếu
Tất cả các động lực đó đều rất quan trọng và có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Ví dụ như khát vọng giải phóng đất nước, giải phóng dân
tộc (động lực về tinh thần) không thể đứng riêng một mình, nó vẫn chưa đủ
để nhân dân ta thành công đứng lên đấu tranh giành lại độc lập mà còn cần
có mối quan hệ với các động lực khác như sự hỗ trợ về vật chất (vũ khí,
thuốc men, khoa học kĩ thuật…) của các nước ủng hộ nền xã hội chủ nghĩa
(động lực về vật chất). Tương tự, nếu như chỉ có vật chất mà chúng ta không
có mong muốn, niềm thôi thúc được tự do thì những vật chất đó đều trở nên
vô giá trị. .
Giữ vai trò quyết định là nội lực của dân tộc. Dân tộc là nền tảng, là
sức mạnh để thực hiện được cách mạng. Để thúc đẩy tiến trình cách mạng xã
hội chủ nghĩa phải đảm bảo lợi ích của dân, dân chủ của dân, sức mạnh
đoàn kết toàn dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là động lực hàng đầu
của chủ nghĩa xã hội.
Về lợi ích của dân: Hồ Chí Minh quan tâm đến lợi ích của cả cộng
đồng người và lợi ích của những con người cụ thể. Lợi ích cuả dân, dân chủ
của dân, đoàn kết toàn dân gắn bó hữu cơ với nhau, là cơ sở tiền đề của
nhau, tạo nên những động lực mạnh mẽ nhất
Về dân chủ: Theo Hồ Chí Minh, dân chủ trong chủ nghĩa xã hội là
dân chủ của nhân dân, là của quý báu nhất của nhân dân. Người dân được
làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị đến kinh tế, văn
hóa, xã hội.
Về sức mạnh đoàn kết toàn dân: Hồ Chí Minh cho rằng đây là lực
lượng mạnh nhất trong tất cả các lực lượng và chủ nghĩa xã hội chỉ có thể
xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ của nhân dân về quyền lợi và quyền
hạn, trách nhiệm và địa vị dân chủ của mình; với sự lao động sáng tạo của
hàng chục triệu quần chúng nhân dân
Lợi ích cuả dân, dân chủ của dân, đoàn kết toàn dân gắn bó hữu cơ
với nhau, là cơ sở tiền đề của nhau, tạo nên những động lực mạnh mẽ
nhất. Đoàn kết thật sự mới có dân chủ và thực hành dân chủ là nền tảng
vững chắc để xây dựng đoàn kết trong Đảng, là hạt nhân, động lực để xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mục tiêu cao nhất để đi lên chủ nghĩa
xã hội là vì lợi ích của dân, vì cùng chung mục tiêu cao cả đó mà toàn dân
càng trở thành một khối đại đoàn kết, cùng nhau chống giặc và xây dựng đất
nước mới.

Về hoạt động của những tổ chức, trước hết là Đảng Cộng sản, Nhà
nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác, trong đó sự lãnh đạo của Đảng
giữ vai trò quyết định. Đảng “như người cầm lái” cho con thuyền cách mạng
Việt Nam. Vai trò lãnh đạo của Đảng là một tất yếu, điều đó xuất phát từ yêu
cầu phát triển của dân tộc Việt Nam. “Người cầm lái có vững thì thuyền mới
chạy”
Nhà nước quản lý xã hội để biến đường lối, chủ trương của Đảng
thành hiện thực. Nhà nước là công cụ quản lý đại diện cho công dân nhưng
chịu sự chi phối của đảng cầm quyền. Chi phối bằng chủ trương, quyết sách,
định hướng, hành động đưa chúng vào đời sống qua luật pháp, điều hành
hoặc phán quyết của tòa án.
Nêu cao cảnh giác, chống những kẻ địch phá hoại thành quả cách
mạng. Thứ nhất, chúng ta cần tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị. Hai là, chấn chỉnh, xử lý nghiêm đảng viên vi phạm trong
viết bài, phát ngôn và sử dụng mạng xã hội; tuyên truyền nâng cao nhận thức
cho người dân khi sử dụng mạng xã hội. Ba là, phát huy vai trò của các cơ
quan báo chí, truyền thông, mạng xã hội trong đấu tranh vạch trần bản chất,
âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính
trị, góp phần định hướng dư luận xã hội.
Về con người Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” 1. Đấy
là “những con người của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng và tác phong xã hội
chủ nghĩa”. Cần xây dựng con người xã hội chủ nghĩa: có ý thức làm chủ
nhà nước, tinh thần tập thể, cầu tiến, vì cộng đồng. Phải chống lại những tư
tưởng, tác phong xấu: tham ô, lãng phí, bảo thủ.
Các trở lực: Cùng với việc phát huy các động lực, Hồ Chí Minh còn chỉ
rõ phải tích cực đấu tranh chống lại các trở lực kìm hãm sự phát triển của chủ
nghĩa xã hội. Phải chống lại những tư tưởng, tác phong xấu là: chủ nghĩa cá
nhân; quan liêu, mệnh lệnh; tham ô, lãng phí; bảo thủ, rụt rè.

Câu 12: Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.

- Tính chất của thời kỳ quá độ: Đây là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất,
nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ

- Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
+ Đặc điểm lớn nhất: Từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH,
không trải qua CNTB. Đặc điểm này chi phối tác động đến mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, nhằm từng bước xóa bỏ triệt để các tàn tích của chế độ thực
dân, phong kiến, đồng thời từng bước gây dựng các mầm mống cho CNXH phát
triển, đó là một tất yếu. Bỏ qua chế độ TBCN là việc bỏ qua sự xác lập vị trí
thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, đồng thời bỏ qua
việc tước đoạt ruộng đất và tư liệu sản xuất của người lao động, bỏ qua việc tạo
dựng giai cấp thống trị, bóc lột người lao động, và đương nhiên tiếp thu, kế thừa
những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN.
+ Sự tồn tại đan xen giữa các yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những yếu tố của
xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Thời kỳ
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng khác
nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản. Giai cấp công nhân thông
qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản từng bước xây dựng văn hóa vô
sản, nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc và tinh
hoa văn hóa nhân loại, bảo đảm đáp ứng nhu cầu văn hóa- tinh thần ngày càng
tăng của nhân dân.
- Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
+ Nhiệm vụ khái quát: Đấu tranh cải tạo, xóa bỏ tàn tích của chế độ xh cũ, xây
dựng các yếu tố mới phù hợp với quy luật tiến lên của cnxh trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
 Kinh tế:
o Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Đối với Việt Nam,
khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ
trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và từ cuối thế kỷ XX
đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Đó là một quá trình kinh tế, kỹ thuật - công nghệ và kinh tế - xã hội
toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ
trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình độ
công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh.
o Đây là quá trình xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của cnxh : Xuất
phát từ đặc điểm nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa
nửa phong kiến, sức sản xuất chưa phát triển, đời sống vật chất và văn
hóa của nhân dân thấp kém, để có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội thành
công mà không qua TBCN thì chúng ta phải có nền tảng về vật chất và kỹ
thuật đầy đủ cho xã hội đó (những nền tảng và vật chất này vốn được xây
dựng tại thời kì TBCN).
o Giữa cải tạo và xây dựng thì xây dựng là yếu tố chủ chốt, thực hiện đầy
đủ quyền làm chủ của nhân dân. Trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội,
những tàn dư của xã hội cũ cần cải tạo có vẫn tồn tại ăn sâu vào lòng xã
hội bấy giờ vì vậy để có thể cải tạo dần xã hội cũ thì cần có sự dẫn
đường, một thước đo nhất định và thước đo đó là từ việc xây dựng xã hội
mới. Chính lẽ đó, việc xây dựng xã hội mới là yếu tố chủ chốt để thực
hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để xây dựng được xã hội mới, ta cần có
sự đồng lòng góp sức của nhân dân và thực hiện đầy đủ quyền làm chủ
của nhân dân.
 Chính trị:
o Phải xây dựng được chế độ dân chủ: người dân làm chủ chính quyền nhà
nước, nhà nước phục vụ nhân dân. “Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội
chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân
dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam”
o Bồi dưỡng, giáo dục để nhân dân có tri thức, năng lực làm chủ xã hội.
Tri thức luôn là thứ vũ khí quan trọng của mọi quốc gia. Có tri thức thì
mới có năng lực làm chủ xã hội vì có tri thức ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn
về các vấn đề trong cuộc sống như quyền con người, quyền độc lập, tự
do… và từ đó ta xác định được hướng đi, hướng phát triển một xã hội
mới phù hợp mà ở xã hội đó, con người được làm chủ bản thân.
o Chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân (lòng tham, cái ác bên trong
mỗi người) ở trong Đảng và cả chính quyền. Đảng và chính quyền là
những người lãnh đạo, là đầu não trong việc giúp đất nước đi lên chủ
nghĩa xã hội thành công. Vì vậy, vai trò của Đảng và chính quyền là vô
cùng quan trọng. Nếu đầu tàu của đất nước có chủ nghĩa cá nhân (long
tham, cái ác) thì đất nước từ đó cũng rối loạn và suy kiệt theo. Vậy chúng
ta phải tích cực chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong Đảng
và chính quyền.
 Về văn hóa:
o Xóa bỏ mọi ảnh hưởng nô dịch văn hóa của xã hội cũ. Trước khi nước ta
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Pháp thực hiện chính sách ngu dân và văn
hóa nô dịch để bắt người dân có tâm lý khuất phục, lệ thuộc. Để thay thế
văn hoá nô dịch của chủ nghĩa thực dân bằng một nền văn hoá mới cách
mạng, ngay sau khi vừa giành được độc lập, tại phiên họp đầu tiên của
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đề nghị mở ngay chiến dịch chống giặc dốt. Người coi dốt nát
cũng là một thứ giặc, xem đói nghèo cũng như những tập tục lạc hậu
cũng là một loại kẻ thù và một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.
o Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Người cho rằng, văn hóa là tinh hoa của dân tộc, văn hóa phải góp phần
khẳng định vị thế của dân tộc. Tính chất dân tộc là yếu tố quyết định nhất
của một nền văn hóa mới, là điều kiện để tiếp thu văn hóa nhân loại.
Người cho rằng càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin bao nhiêu thì
càng phải coi trọng những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp của cha
ông bấy nhiêu. Người đòi hỏi phải biết giữ gìn vốn văn hoá quý báu của
dân tộc, khôi phục những yếu tố tích cực trong kho tàng văn hoá dân tộc,
loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân
dân.
 Về xã hội:
o Xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh. Để thực hiện
mục tiêu dân giàu nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa, điều quan trọng nhất là phải
cải biến căn bản tình trạng kinh tế xã hội kém phát triển,…. Xây dựng một xã hội công bằng,
văn minh là vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người.
o Tôn trọng con người, bảo đảm những quyền lợi chính đáng của cá nhân.
Từ đó mỗi con người có điều kiện cải thiện đời sống riêng của mình, phát
huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình trong sự hài hòa với đời
sống chung, với lợi ích chung của tập thể.
- Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ

+ Thứ nhất, mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ
nghĩa Mác - Lênin.

+ Thứ hai, phải giữ vững độc lập dân tộc.

+ Thứ ba, phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em. Thứ tư, xây
phải đi đôi với chống.

Chương 4:

Câu 12: Nhà nước thượng tôn pháp luật.

Nhà nước quản lý bằng hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp có tác dụng khẳng
định tính chính đáng của nhà nước, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân, xác định những phương thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước và
ngăn chặn sự xâm phạm của chính quyền lực nhà nước đến các quyền và tựu do
của người dân. Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung do; Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện; thể hiện ý
chí của giai cấp thống trị; và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển
phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Hiến pháp và pháp luật do đó rất cần thiết
cho sự phát triển của một đất nước cũng như của mỗi người dân
Chúng ta cần làm tốt công tác lập pháp. Chủ tịch HCM là người khởi
xướng xây dựng hệ thống luật pháp dân chủ hiện đại ở nước ta. Ở cương vị là
chủ tịch nước, HCM đã 2 lần soạn thảo Hiến pháp (1946 và 1959). Người đã kí
lệnh công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh trong đó có 243 sắc lệnh quy định về tổ
chức Nhà nước và pháp luật cùng nhiều văn bản dưới luật khác.
HCM chú trọng xây dựng hệ thống luật pháp dân chủ, hiện đại. Trong
quá trình xây dựng Hiến pháp năm 1959, việc bảo đảm sự tham gia của đông
đảo các tầng lớp nhân dân vào xây dựng pháp luật được Người đặc biệt quan
tâm. Để đảm bảo pháp luật thực sự của nhân dân, trong quá trình xây dựng Hiến
pháp, Hồ Chí Minh yêu cầu: "Bản Hiến pháp chúng ta sẽ thảo ra… phải tiêu
biểu được các nguyện vọng của nhân dân… Sau khi thảo xong, chúng ta cần
phải trưng cầu ý kiến của nhân dân cả nước một cách thật rộng rãi. Có như thế
bản Hiến pháp của chúng ta mới thật sự là một bản Hiến pháp của nhân dân, của
chế độ dân chủ".
Hồ Chí Minh chăm lo đến việc tuyên truyền pháp luật nhằm đưa pháp
luật vào cuộc sống. Tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và gia
đình ngày 10/10/1959, Người nêu rõ: công bố đạo luật này chưa phải đã là mọi
việc đều xong mà còn phải tuyên truyền, giáo dục lâu dài mới thực hiện được
tốt. Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, không chỉ đề cao tinh thần pháp luật,
vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội, mà còn coi trọng việc tuyên truyền,
giáo dục pháp luật để người quản lý bằng pháp luật và thực thi pháp luật thực
hiện cho đúng.
Bảo đảm pháp luật được thi hành và có cơ chế giám sát việc thi hành
pháp luật. Xác định rõ cơ chế phân công, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ
quan, tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác
tổ chức thi hành pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
việc tổ chức thi hành pháp luật; cơ chế giám sát của cơ quan nhà nước và xã
hội; tăng cường thiết chế theo dõi và đánh giá tình hình thi hành pháp luật để đề
xuất các giải pháp thực thi hiệu quả; phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời
các hành vi vi phạm pháp luật; đối với các vụ việc vi phạm trong tổ chức thi
hành pháp luật, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp, kịp thời có
biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để, đúng pháp luật.
Cần nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực sử dụng luật của người dân.
Để người dân được biết và hiểu rõ, thì luật pháp sau khi được ban hành phải
được phổ biến công khai, bằng nhiều phương tiện truyền tải, và trong một
khoảng thời gian đủ dài để tất cả các thành phần trong xã hội có cơ hội được
biết và hiểu rõ. Đồng thời, luật pháp được ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, và
không được mập mờ, chồng chéo, rắc rối, khó hiểu, dễ gây hiểu sai, hiểu nước
đôi, từ đó dẫn đến việc giải thích, áp dụng không thống nhất, trái ngược nhau.

Phải làm cho dân biết hưởng quyền dân chủ, dám nói dám làm. Qua bao
nhiêu năm bị áp bức, chèn ép, một bộ phận nhân dân đã không còn dám đứng
lên, dám phát biểu, đưa ra ý kiến của bản thân nên khi tiến vào xã hội chủ
nghĩa, họ không biết hưởng quyền dân chủ của chính họ. Vì vậy, nhiệm vụ của
Đảng và Nhà nước là cần giúp dân hiểu rõ được quyền của mình, giúp họ dũng
cảm đưa ra ý kiến của bản thân.
Giáo dục ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật của nhân dân. Trước
hết, để người dân tôn trọng và tuân thủ pháp luật thì phải để nhân dân hiểu
được vai trò và tầm quan trọng của pháp luật đối với bản thân họ cũng như
toàn xã hội. Khi dân biết rằng pháp luật bảo vệ quyền của dân thì bản thân mỗi
người sẽ tự có ý thức bảo vệ quyền của chính mình.
Coi trọng công tác giáo dục pháp luật cho mọi người, đặc biệt thế hệ trẻ .
Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, nắm trong tay vận mệnh của
đất nước. Một đất nước phát triển là một đất nước có thế hệ trẻ có tri thức,
năng lực, khả năng phán đoán đúng sai. Việc giáo dục thế hệ trẻ nắm bắt được
pháp luật sẽ là yếu tố quan trọng để họ mai sau phát triển đất nước càng thêm
vững mạnh hơn.
Nêu cao tính nghiêm minh của pháp luật. Người khẳng định rằng “Pháp
luật Việt Nam tuy khoan hầu với những người biết cải tà quy chính nhưng sẽ
thẳng tay trừng trị những tên Việt gian đầu xỏ đã bán nước, buôn dân”. Điều
đó đòi hỏi pháp luật phảu đúng và phải đủ.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân. Khi tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần giải thích, phân tích cho người dân hiểu
được rằng pháp luật không chỉ bao gồm các quy định cưỡng chế, thực thi pháp
luật, biện pháp giải quyết tranh chấp. Pháp luật còn bao gồm các quy định bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khuyến khích sự giao dịch lành
mạnh giữa các thành viên trong xã hội vì sự phát triển và bảo đảm trật tự ổn
định. Pháp luật là một môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho con người giao
dịch với nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cho các thành
viên trong xã hội phụ thuộc và gắn bó với nhau một cách hợp lý.
Khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Nhà nước trong
quá trình thực thi pháp luật. Pháp luật được đặt ra vì nhân dân nên đối tượng
phục vụ của pháp luật cũng là nhân dân hay nói cách khác pháp luật thay đổi
để chất lượng cuộc sống của nhân dân được tốt hơn. Vì vậy, sự góp ý, phê bình
của nhân dân có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực thi pháp luật.
Cán bộ cần gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật . Pháp luật được ra
đời như một thước đo đểu điều hòa các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống,
nó duy trì sự ổn định và phát triển lâu dài của xã hội vì vậy những người quản
lý và thực thi pháp luật cần “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” mới có thể
đảm bảo việc thực thi pháp luật diễn ra bình thường.
Cần sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật để trở thành nền nếp,
thói quen. Việc sống theo Hiến pháp và pháp luật là điều tất yếu mà mọi người
cần tuân theo. Muốn việc thực thi Hiến pháp và pháp luật được duy trì và thực
hiện nghiêm túc thì mỗi chúng ta phải biến nó thành nề nếp và thói quen của
bản thân.

Câu 13: Nhà nước trong sạch, vững mạnh (157)

a. Kiểm soát quyền lực nhà nước

- HCM rất chú trọng vde kiểm soát quyền lực nhà nước

- Là tất yếu: cquan cán bộ nhà nước, ít hay nhiều đều nắm giữ quyền lực
trong tay => quyền lực do ndan ủy thác => nắm giữ quyền lực có thể ->
lạm quyền

- Hình thức kiểm soát

o Phát huy vtro của ĐCS VN

o Các cấp ủy Đảng tăng cường công tác kiểm tra => thúc đẩy và giáo
dục đảng viên và cán bộ làm tròn nhiệm vụ với Đảng, với nhà nước

o 2 điều kiện để kiểm soát tốt: việc kiểm soát phải có hệ thống +
người đi kiểm soát là ng uy tín: kiểm soát từ trên xuống + từ dưới
lên: “khéo kiểm soát”

- Vấn đề kiểm soát dựa trên cách thức tổ chứ bộ máy nn và việc phân công
giữa các cơ quan thực thi quyền lực nn bước đầu được HCM đề cập. Hiến
pháp 1946 ghi rõ 1 số hình thức kiểm soát bên trong nhà nước

- Nhân dân là chủ thế tối cao của quyền lực nn

b. Phòng, chống tiêu cực trong nhà nước (159)


- HCM thường nói đến những tiêu cực:

o Một là, đặc quyền, đặc lợi: cần tẩy trừ thói cậy mình là ng trong
cquan -> hách dịch với dân, lạm quyền, vơ vét tiền -> trục lợi cá
nhân => sa vào chủ nghĩa cá nhân

o Hai là, tham ô, lãng phí, quan liêu: HCM coi đây là “giặc nội
xâm”, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh với thực dân và
phong kiến => tội nặng như Việt gian => hình phạt: 5 – 20 năm tù,
khổ sai + nộp phạt x2 số tiền nhận hối lộ, mức phạt max là tử hình

 Lãng phí: HCM lên án gay gắt, HCM xđinh là lãng phí sức
lao động, thời gian, tiền

 Bệnh quan lieu: có ở mọi cấp: với công việc (trọng hình
thức, ko đi sâu vào vde) => làm cho ta chỉ biết khai hội, viết
chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ ko ktra đến nơi đến chốn
=> bệnh này dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí

 “Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”: bệnh gây mất đoàn kết,
gây rối cho công tác: kéo ng than quen vào chức này chức nọ
dù ko có tài năng; ng có tài + đức nhưng ko vừa lòng mình
thì đẩy ra ngoài. Ngoài bệnh cậy thế, có ng còn kiêu ngạo,
cậy mình ở trong cơ quan Chính phủ => cử chỉ knao cũng
vác mặt “quan CM”

- Biện pháp phòng, chống:

o HCM luận giải nguyên nhân:

 “Bệnh mẹ”: Chủ nghĩa cá nhân: sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện


của bản than cán bộ

 Nguyên nhân khách quan: công tác cán bộ của Đảng, nn


chưa tốt; tổ chức, vận hành, phối hợp giữa Đảng và nn chưa
hiệu quả, trình độ pt còn thấp của đs xh

o 1 số biện pháp cơ bàn:

 Một, nâng cao trình độ dân chủ trong xh

 Hai là, pháp luật nn, kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh
 Ba là, phạt nghiêm minh, nghiêm khắc, đúng ng đúng tội là
cần thiết, song, việc gì cũng xử phạt thì lại ko đúng

 Bốn là, cán bộ phải đi trc làm gương, chức càng cao, trách
nhiệm làm gương càng lớn

 Năm, huy động đc sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước vào
cuộc chiến chống lại tiêu cực trong con ng, xh và bộ máy nn

Câu 14: Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Khẳng định đảng cộng sản như người cầm lái cho con thuyền cách mạng
là quan điểm nhất quán của hồ chí minh về vai trò lãnh đạo của đảng
cộng sản việt nam trong suốt quá trình cách mạng, cả trong cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, sự
lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam là tất yếu - điều đó xuất phát từ yêu
cầu phát triển của dân tộc việt nam. Việc đảm bảo, phát huy vai trò lãnh
đạo của đảng cộng sản việt nam trong suốt tiến trình phát triển của đất
nước theo mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là một nguyên tắc vận hành của
xã hội việt nam từ khi có đảng. Đảng cộng sản việt nam do hồ chí minh
sáng lập và rèn luyện là một đảng chính trị tồn tại và phát triển theo
những quan điểm của lenin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
- Quan điểm của hồ chí minh hoàn toàn phù hợp với xã hội thuộc địa và
phong kiến như việt nam, khi mọi giai cấp, tầng lớp , trừ tư sản mại bản
và đại địa chủ đều có mẫu thuẫn dân tộc. Đó là mâu thuẫn cơ bản giữa
toàn thể nhân dân việt nam với các thế lực đế quốc là tay sai. Đảng cộng
sản việt nam ra đời tồn tại và phát triển chính là nhu cầu tất yếu của xã
hội việt nam từ đầu năm 1930 trở đi. đảng đã được toàn dân tộc trao cho
sứ mệnh lãnh đạo đất nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Câu 15: Đảng là đạo đức, là văn minh

- HCM coi đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng.
Đạo đức của đảng được thể hiện trên những đặc điểm sau:
+ Thứ nhất, mục đích hoạt động của đảng là lãnh đạo đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Đó là sự nghiệp cách mạng theo chủ nghĩa mac lenin, làm cho dân tộc
được độc lập, nhân dân xcos cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, đoàn kết
hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
+ Thứ hai, cương lĩnh, đường lối, chủ trương và mọi hoạt động thực tiễn
của đảng phải nhằm các mục đích trên. Đảng phải luôn luôn trung thành
với lợi ích của dân tộc, không được có mục đích riêng; sự ra đời vafd
phát triển của đảng chỉ có một mục đich duy nhất là làm cho đát nước
hùng mạnh, đi lên chủ nghĩa xã hội, đưa lại quyền lọi cho dân.
+ Thứ ba, đội ngũ đảng viên phải luôn luôn thấm nhuần đạo đức cách
mạng, ra sức tu dưỡng, rèn luyện, suốt đời phấn đấu cho lợi của dân, của
nước. Người luôn chú trọng rèn luyện đạo đức cho cán bộ , đảng viên:
trung với đảng, trung với nước, hiếu với dân…
+ Xây dựng đảng cộng sản việt nam thành một đảng có đạo đức cách mạng
tức là xây dựng đảng để đảng trở thành một đảng văn minh. Điều này thể
hiện pử những nội dung sau:
 Một là đảng văn minh là một đảng tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ và
danh dự dân tộc.
 Hai là đảng ra đời là một tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển văn
minh, tiến bộ của dân tộc và nhân loại. Mọi hoạt động của đảng đều xuất
phát từ yêu cầu phát triên của dân tộc, lấy lợi ích toous cao của dân tộc
làm trọng.
 Ba là đảng phải luôn trong sạch, vững mạnh làm tròn sứ mệnh lịch sử do
dân tộc và nhân dân giao phó là lãnh đạo giành độc lập cho tổ quốc và
đem lại tự do ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
 Bốn là xây dựng đảng văn minh còn thể hiện ở việc đảng hoạt động trong
khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, đảng không phải là tổ chức đứng trên
dân.
 Năm là đảng văn minh còn thể hiện ở chỗ, đội ngũ đảng viên phải là
những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong công tác và cuộc sống hằng
ngày.
 Sáu là Đảng văn minh là đảng có quan hệ quoosv tế trong sáng, bảo vệ lợi
ích của dân tộc việt nam, đồng thời tôn trọng độc lập chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác vì hòa bình, hữu nghị và sự
phát triển chung của toàn nhân loại.
Chương 5:

Câu 16: Vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc

1. Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
thành công của cách mạng.
- Trong tư tưởng hồ chí minh, đại đoàn kết dân tộc là chiến lược lâu dài,
nhất quán của cách mạng việt nam. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề mang
tính sống còn của dân tộc việt nam nên chiến lược này được duy trì trong
cả cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Từ thực tiễn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Người đã khái quát
thành nhiều luận điểm mang tính chân lí về vai trò và sức mạnh của khối
đại đoàn kết dân tộc “ đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”; “ đoàn kết là
sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”… từ đó người tới một kết luận:
Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công, thành công đại thành công
2. Đại toàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng việt nam.
- Đảng là lực lượng lãnh đạo cách mạng việt nam nên tất yếu đại đoàn kết
toàn dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của đảng và nhiệm
vụ này phải được quán triêtj trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ
trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của đảng. HCM từng tuyên bố
“ mục đích của đảng lao động việt nam có thể bao gồm 8 chữ là : đoàn
kết toàn đan, phụng sự tổ quốc”.
- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do quần chũng và vì quần
chúng. Đại đoàn kết là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng và
là đòi hỏi khách quan của quần chũng nhân dân trong cuộc đáu tranh tự
giải phóng bới nếu không đoàn kết chĩnh họ sẽ thất bại trong cuộc đáu
tranh vì lợi ích của mình. Đảng cộng sản có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp,
hướng dẫn quần chũng để thực hiện có tổ chức trong khối đại đoàn kết
dân tộc,tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân
tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.

Câu 17: Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

-Phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ, tôn trọng các lợi ích khác biệt chính
đáng: Các tầng lớp nhân dân, dân tộc luôn hướng đến 1 mục tiêu chung là xây
dựng đất nước độc lâp, tự do, hòa bình và hạnh phúc đồng thời cũng tôn trọng
sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ của nhau. B
-Mục đích của Mặt trận dân tộc thống nhất phù hợp từng giai đoạn CM nhằm
tập hợp tới mức cao nhất lực lượng: Trong thời kỳ cách mạng chống thực dân
Pháp xâm lược, nhất nhất các dân tộc đều tham gia vào các chiến dịch đánh giặc
của Nhà nước như tham gia quân đội, làm hậu phương cung cấp lương thực, chỗ
ăn ở cho người lính. B
-Đại đk phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân: Các khối đại đoàn kết dân
tộc giúp nhau cùng phát triển với mục đích nâng cao đời sống nhân dân, phát
triển đất nước văn minh và vững mạnh. Chỗ này mình viết thêm 1 câu ngắn nữa
nha Đại đoàn kết dựa trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột,
nghèo nàn lạc hậu
-Đoàn kết phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích căn bản của nhân dân làm
mục tiêu phấn đấu là nguyên tắc bất di bất dịch: Nhà nước luôn đặt lợi ích và
quyền, cuộc sống của nhân dân lên đầu tiên và qua đó phát triển dân tộc Việt
Nam theo con đườn đúng đắn. B
-Phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc: Trong
lịch sử dựng và giữ nước hàng nghìn năm, cha ông ta đã thể hiện những phẩm
chất tốt đẹp đó qua những trận chiến đuổi đánh giặc ngoại xâm hào hùng, những
áng văn thơ bất hủ. Chúng ta cần phải kế thừa và phát huy những truyền thống
tốt đẹp đó. A
-Các truyền thống tốt đẹp trên là cội nguồn sức mạnh để cả dân tộc chiến thắng
thiên tai, kẻ thù xâm lược: Nhân dân Việt Nam từ lâu đã thể hiện truyền thống
tương thân tương ái thông qua việc hỗ trợ bà con miền Trung khắc phục ảnh
hưởng của bão lũ. Chỗ này thêm 1 câu ngắn nữa nha Ngoài ra trong đại dịch
Covid vừa qua, trong cộng đồng xã hội xuất hiện những mô hình, cách làm hay
rất ý nghĩa, như: cây ATM gạo, ATM ô-xy, ATM khẩu trang, gian hàng 0 đồng,
phong trào “mở rộng vùng xanh trên bản đồ COVID-19”,... được kích hoạt trên
diện rộng nhằm lan tỏa tình yêu thương với đồng bào ruột thịt từ đó tạo sức
mạnh vượt qua đại dịch Covid.
-Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người: Dù Pháp và 1 số cường
quốc đã xâm lược nước ta trong nhiều năm, gây ra nhiều đau thương, mất mát
nhưng trong thời bình, ta luôn thể hiện sự thiện chí trong xây dựng mqh hữu
nghị với họ. Chỗ này nên lấy ví dụ khác vì vấn đề này không chỉ viết vài câu là
phân tích được hết ý, mà nếu viết nhiều ta lại không có thời gian
-Đối với những người lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa
họ: Nhà nước vẫn luôn có những chương trình ân xá với các tù nhân. Xã hội
luôn tạo điều kiện hết sức có thể để giúp những người từng lầm lỗi làm lại cuộc
đời. A
-Phải có niềm tin vào nhân dân: Nhà nước, chính quyền phải luôn tin tưởng vào
tiềm năng nhân dân, coi nhân dân là chủ thể quan trọng nhất trong phát triển đất
nước. B. Nên viết thêm 1 câu ngắn Dân là chỗ dựa vững chắc đồng
thời cũng là nguồn sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết
định thắng lợi của cách mạng
-Tin dân, dựa vào dân, yêu dân là nguyên tắc tối cao của cách mạng: Luôn đặt
lợi ích và quyền của nhân dân làm hàng đầu, mọi hành động đều nhằm mục đích
nâng cao đời sống nhân dân từ đó làm tiền đề xây dựng xã hội. A
-Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, dân là chỗ dựa vững chắc
của cách mạng: các cuộc cách mạng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều
phải có sự đồng tâm, giúp sức của nhân dân. VD: trong cách mạng công nghiệp
hóa- hiện đại hóa đất nước, mỗi cá nhân đều tham gia áp dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất. A
-Kết luận: Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quy tụ, đoàn kết được
mọi giai cấp tầng lớp thì phải bảo đảm các điều kiện trên

Câu 17: Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Môt là, làm tốt công tác vận động quần chúng (dân vận). HCm coi đoàn
kết và đại đoàn kết là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của đảng. Để
thực hiện tốt mục tiêu đó thì phải làm tốt công tác vận động quần chúng.
Vận động quần chúng là để thu hút quần chúng để đoàn kết mọi người,
tạo ra động lực để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa. Đảng và nhà nước
phải làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền, giúp đỡ và vận động quần
chúng nhân dân thực hiện mọi chủ trương, đường lối của đảng, chính
sách và pháp luật của nhà nước; phai rgiusp dân chiểu đầy đủ và sâu sắc
quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với đảng, với tổ quốc và với
dân tộc. Mọi phương pháp tiếp cận và vận động quần chũng phải phù hợp
với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng.
- Hai là, thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối
tượng để tập hợp quần chúng. Các đoàn thể, tổ chức quần chúng có
nhiệm vụ giáo dục động viên và phát huy tính tích cực của các tầng lớp
nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai
đoạn.
- Ba là, các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong
mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất càng rộng rãi,
càng chặt chẽ bao nhiêu thì khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng mạnh mẽ,
bền vững bấy nhiêu. Các đoàn thể, tổ chức quần chúng và mặt trận dân
tộc thống nhất là sợ dây gắn kết Đảng với nhân dân. Như vậy bản chất
của đoàn thể nhân dân, các tổ chức quần chúng là tô chức của dân, do đó
vai trò của mặt trận và các đoàn thể là phải vận động quàn chúng tham
gia vào tổ chức của mình. Phải đoàn kết accs dân tộc anh em, cùng nhau
xây dựng tổ quốc…, phải doand kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và
đồng bào tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây
dựng tổ quốc.

Câu 18: Nguyên tắc đoàn kết quốc tế.

- Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lí, có tình.
+ Đối với phong trào cộng sản và công nhân thế giới, hcm giương cao ngọn
cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết thống
nhất trên chủ nghĩa mac lenin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lí, có tình.
Là một chiến sĩ cách mạng quốc tế kiên định, bác đã suốt đời đấu tranh
cho sự nghiệp củng cố khối đại đoàn kết, thống nhất trong cách mạng thế
giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
+ Đối với các dân tộc trên thế giới, bác giương cao ngọn cờ độc lập, tự do
và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Bác không chỉ suốt đời đấu tranh
cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh vì độc lập tự do của các
dân tộc khác. Trong quan hệ với các dân tộc khác, bác thực hiện đúng
nguyên tắc: việt nam tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ và quyền tự quyết của tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới,
đồng thời cũng mong muốn các nước trên thế giới quan hệ hợp tác hữu
nghị với việt nam trên cở sở những nguyên tắc đó. Nêu cao tư tưởng độc
lập và quyền bình đảng giữa các dân tộc, bác đã trở thành người khởi
xướng , người cầm cờ và là hiện thân của những khát vọng của nhân dân
thế giới trong việc khẳng định cốt cách dân tộc, đồng thời thúc đẩy sự
đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế.
+ Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, bác giương cao ngọn cờ hòa
bình, chống chiến tranh xâm lược. Tư tưởng đó bắt nguồn từ truyền thống
hòa hiếu kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản với những giá trị nhân
văn nhân loại.
- Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ.
+ Đoàn kết quốc tế là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của lực
lượng quốc tế nhằm tăng thêm nội lực, tạo sức mạnh thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ của cách m,ạng đặt ra. Trong quan hệ quốc tế người nhấn
mạnh phải có thực lực, thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng,
chiêng có to tiếng mới lớn.
+ Bác chỉ rõ, muốn tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, đảng phải có đường lối
độc lập, tự chủ và đúng đắn. Trong kháng chiến chống thực dân pháp, với
đường lối đúng đắn, sáng tạo của đảng đúng đầu là hcm,cách mạng giành
thắng lợi…

Chương 6:

Câu 19: Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa

Hồ chí minh có 4 cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa:

- Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con
người.

- Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống gtinh thần xã hội, thuộc kiến trúc
thượng tầng.

- Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đi học,
xóa nạn mù chữ, bết đọc, biết viết.

- Tiếp cận theo phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt.

Tháng 8/1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, HCM đã đưa ra
quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa. Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng”.

Quan niệm văn hóa nêu trên của HCM xuất hiện trong một bối cảnh thời gian
và không gian đặc biệt, khi UNESCO chưa thành lập, cả nước đang tập trung
cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đây là quan niệm văn hóa duy nhất theo
nghĩa rộng. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, HCM có bàn đến văn hóa nhưng
theo nghĩa hẹp, với ý nghĩa là kiến trúc thượng tầng, là toàn bộ đời sống tinh
thần của xã hội.

Câu 20: Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng.
(trang 218-222 sgt)

- Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng thế
giới bàn nhiều về đạo đức và giáo dục, thực hành đạo đức
Hồ Chí Minh khẳng định: đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người;
đạo đức là cái gốc của con người; là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng
đầu của người cách mạng. Trong tác phẩm Sửa đối lối làm việc (1947), Người
viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.
Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng(1958), Hồ Chí Minh đã viết: “ Người cách
mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ
cách mạng vẻ vang”.

- Đạo đức trở thành nhân tố quyết định của sự thành bại của mọi côngviệc,
phẩm chất mỗi con người. Trong bài “Người cán bộ cách mạng (1955),Hồ Chí
Minh yêu cầu “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng…””

Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách
mạng, hay là không”. Bởi vì, có đạo đức cách mạng trong sáng mới làm được
những việc cao cả, vẻ vang.

- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực
tế làm thước đo. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng,
gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế. Người nói:
“Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản
xuất mà do ý chí cách mạng của mình, Hãy cương quyết chống bệnh nói suông,
thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản
xuất”

- Đức và tài phải là những phẩm chất thống nhất của con người. Nếu đạo đức là
tiêu chuẩn cho mục đích hành động thì tài là phương tiện thực hiện mục đích
đó. Vì vậy, con người cần có cả đức và tài, nếu thiếu tài thì làm việc gì cũng
khó, nhưng thiếu đạo đức thì vô dụng, thậm chí có hại. Trong tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh,đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực phải thống
nhất làm một. Trong đó, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng

- Vai trò của đạo đức còn thể hiện là thước đo lòng cao thượng của con người.
Trong bài Đạo đức cách mạng (1955), Hồ Chí Minh viết: “Tuy năng lực và
công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ;
nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”

Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh nâng cao giá trị
của mình mà còn tạo ra sức mạnh nội sinh giúp ta vượt qua mọi thử thách
Câu 21: Để học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
sinh viên cần phải làm gì? (copy ở bài seminar)

- Mỗi sinh viên phải luôn luôn nâng cao tinh thần học tập, lao động,
không sợ gian khổ, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và xung phong đi
đầu, hưởng ứng các hoạt động, phong trào Đảng và Nhà nước đề ra.
- Là một sinh viên, chúng ta phải luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng,
khiêm tốn và giản dị; chống kiêu căng, tự mãn; chống lãng phí, xa
hoa; thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng
tiến bộ
- Mỗi sinh viên chúng ta phải biết yêu thương gia đình, bạn bè, mọi
người xung quanh. Phải tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập
thể; tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao ý thức tổ chức và
kỉ luật; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do.
- Và cuối cùng là sinh viên phải có ý chí và nghị lực tinh thần to lớn,
quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích
cuộc sống của Bác.
=> Trong tình hình hiện nay để phong trào "Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh" của sinh viên có hiệu quả đòi hỏi phải có sự
phối kết hợp của nhiều nhân tố: sự giáo dục và việc tự tu dưỡng, rèn luyện
của sinh viên; sự nêu gương của mọi người trong xã hội, của bố mẹ trong gia
đình, của cán bộ, đảng viên, của các thầy, cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục
và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp luật. Nếu coi thường một trong
những nhân tố trên, việc học tập và rèn luyện sẽ khó đạt được kết quả như mong
muốn.
Câu 22: Trung với nước, hiếu với dân.

Trung vs nước, hiếu vs dân là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và
chi phối các phẩm chất khác.
Trung và hiếu là những khái niệm đạo đức cũ đã có từ lâu trong tư tưởng đạo đức truyền thống
VN và phương Đông, phản ánh mối quan hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất bao trùm nhất.
“Trung vs vua, hiếu vs cha mẹ”. Phẩm chất này được HCM sử dụng vs những
nội dung mới, rộng lớn: “Trung vs nước, hiếu vs dân”, đã tạo nên một cuộc cách
mạng sâu sắc trong lĩnh vực đạo đức. Người nói: “Đạo đức cũ như người đầu
ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng
vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”. Người chỉ rõ: “đạo đức, ngày trước thì
chỉ trung vs vua, hiếu vs cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải
mới. Phải trung vs nước. Phải hiếu vs toàn dân, với đồng bào”.

Tư tưởng “trung vs nước, hiếu vs dân” của HCM ko những thừa kế giá trị yêu
nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền
thống đó. Trung vs nước là trung thành vs sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Khi HCM đặt vấn đề “bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều
của dân... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Đảng và Chính
phủ là “đầy tớ nhân dân” chứ không phải “quan nhân dân để dè đầu cưỡi cổ
nhân dân”, thì quan niệm về nước và dân đã hoàn toàn đảo lộn so vs trước; rất ít
lãnh tụ cách mạng đã nói về dân như vậy, điều này càng làm cho tư tưởng đạo
đức HCM vượt xa lên phía trước. Trong “Thư gửi thanh niên, Người viết: “Phải
luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung vs nước, hiếu vs dân, nhiệm vụ
nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh
thắng””. Luận diểm đó của HCM vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định
hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam ko chỉ trong cuộc đấu tranh
cách mạng trước đây, hôm nay, mà còn lâu dài về sau nữa.

HCM cho rằng, “trung vs nước phải gắn liền hiếu vs dân”. Trung vs nước là
phải yêu nước, tuyệt đối trung thành vs Tổ quốc, suốt đời phấn đấu cho Đảng,
cho cách mạng, phải làm cho “dân giàu, nước mạnh”. Hiếu vs dân là phải
thương dân, tin dân, thân dân, học hỏi dân, lấy trí tuệ ở dân, kính trọng dân, lấy
dân làm gốc, “hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải yêu kính nhân dân. Phải
thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt
“quan cách mạng” ra lệnh ra oai”.

Câu 23: Văn hoá là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng.

* VH là mục tiêu. Mục tiêu của CMVN là độc lập dân tộc và CNXH, ĐLDT
gắn liền vs CNXH. Như vậy cùng vs ctri, kte, XH, VH nằm trong mục tiêu
chung của toàn bộ tiến trình cách mạng.

Theo quan điểm HCM, VH là mục tiêu – nhìn một cách tổng quát – là quyền
sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng
của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ. Đó là một xã hội dân chủ - dân là
chủ và dân làm chủ - công bằng, văn minh, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành; một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân luôn
luôn được quan tâm và không ngừng nâng cao, con người có điều kiện phát
triển toàn diện.
HCM đã đặt cơ sở cho một xã hội phát triển bền vững vs ba trụ cột là bền vững về kinh tế, xã hội
và môi trường. Chúng ta có thể nhận thức ở những mức độ khác nhau trong di sản HCM về các
mục tiêu của Chương tình nghị sự XXI, một phần quan trọng của chiến lược phát triển bền vững.

* VH là động lực. Động lực là cái thúc đẩy cho sự phát triển. Di sản HCM cho thấy động lực
ptr đất nước bao gồm động lực vật chất và tinh thần; động lực cộng đồng và cá nhân; nội lực và
ngoại lực. Tất cả quy tụ ở con người và đều có thể được xem xét dưới góc độ văn hóa. Tuy nhiên,
nếu tiếp cận các lĩnh vực văn hóa cụ thể trong tư tưởng HCM, động lực có thể
nhận thức ở các phương tiện chủ yếu sau:

VH chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa “soi đường cho quốc dân
đi”, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Tư duy biện
chứng, độc lập, tự chủ, sáng tạo của cán bộ, đảng viên là một động lực lớn dẫn
đến tư tưởng và hành động cách mạng có chất lượng khoa học và cách mạng.

VH văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng,
sự lạc quan, ý chí, quyết tân và niềm tim vào thắng lợi cuối cùng của cách
mạng.

VH giáo dục diệt giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu biết quy luật phát
triển của xã hội. Với sứ mệnh “trồng người”, văn hóa giáo dục và đào tạo con
người mới, cán bộ mới, nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cách
mạng.

VH đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con người,
hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Theo quan điểm của HCM, đạo
đức là gốc của người cách mạng. Mọi việc thành hay là bại, là do cán bộ có
thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không. Nhận thức như vậy để thấy văn hóa
đạo đức là một động lực lớn thúc đẩy cách mạng phát triển.

VH pháp luật bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước.

Câu 24: Văn hóa là một mặt trận

Văn hóa là một trong bốn nội dung chính của đời sống kinh tế-xã hội, quan
trọng ngang các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội. Nói mặt trận VH là nói đến
một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập, có mỗi quan hệ mật thiết với các lĩnh
vực khác, đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động VH.
MTVH là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng. Nội dung
MTVH phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống... của
các hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý luận, đặc biệt là định hướng giá trị
chân, thiện, mỹ của văn hóa nghệ thuật. MTVH là cuộc chiến đấu trên lĩnh vực
văn hóa; Vì vậy anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy; cũng như
các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, phục vụ
nhân dân.

Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật phải có lập trường tư tưởng vững
vàng, ngòi bút là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp “phò chính trừ tà”. Phải bám
sát cuộc sống thực tiễn, đi sâu vào quần chúng, để phê bình nghiêm khắc những
thói xấu như tham ô, lười biếng, lăng phí, quan liêu, và ca tụng chân thật những
người tốt, việc tốt để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay và giáo dục con
cháu đời sau. Đó chính là “chất thép” của văn nghệ theo tinh thần “kháng chiến
hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.

Theo HCM, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, thời đại ta là một thời đại vẻ
vang. Vì vậy chiến sĩ văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc
anh hùng và thời đại vẻ vang.

You might also like