You are on page 1of 3

CÁC CÂU LIÊN HỆ

Câu 22: Liên hệ chủ trương của đảng ta trước đổi mới và từ khi đổi mới
đến nay?

- Trước đổi mới:


+ Chính sách phát triển của nước ta tập trung quan liêu bao cấp, xác định công nghiệp nặng là
kinh tế mũi nhọn
+ Kết quả: Nền kinh tế kém phát
+ Nguyên nhân: Chính sách phát triển kinh tế mang tính chủ quan, không dựa trên tình hình
thực tiễn kinh tế đất nước là một nước nông nghiệp lạc hậu lại chịu chiến tranh tàn phá nặng
nề không tuân theo quy luật KT khách quan
- Từ khi đổi mới năm 1986 đến nay:
+ Chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Kết quả: Nền kinh tế phát triển vượt bậc
+ Nguyên nhân: Các chính sách phát triển kinh tế đã ra đời dựa vào tình hình thực tiễn của đất
nước, tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan

Câu 23: Phân tích ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu nguyên lí
về mối liên hệ phổ biến. Liên hệ thực tiễn học tập của bản thân?

Từ ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến, em đã áp
dụng vào thực tiễn học tập của bản thân, đặc biệt là môn tiếng anh:
+ Trong việc học tập, em đã áp dụng quan điểm toàn diện để từ đó áp dụng rất nhiều các
phương pháp từ việc học từ vựng, từ mới, các cấu trúc câu, học trên lớp, học ở các trung tâm,
học qua mạng với các khóa học tiếng anh online; xem phim không phụ đề, nghe nhạc US-UK
khi rảnh rỗi.
=> Qua việc áp dụng các phương pháp học trên, đặc biệt là quan điểm toàn diện, em đã đạt
được kết quả mong muốn là 7.5 Ielts
Khi không áp dụng đúng quan điểm toàn diện như ở môn toán:
+Trong học tập, em chỉ nghe giảng trên lớp mà không ghi chép, về nhà không học bài.
Kết quả là sau một tuần em đã quên hết những gì học trên lớp. Cứ như vậy, điểm thi
THPTQG của em rất kém chỉ được 5.4 điểm
=> Kết luận khi áp dụng đúng quan điểm toàn diện, em đạt được kết quả cao và ngược lại khi
áp dụng không đúng quan điểm toàn diện em đã không được kết quả như mong muốn.

Câu 25: Phân tích ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan
hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Liên hệ thực tiễn địa phương?

Khi đối chiếu ý nghĩa phương pháp luận trên với thực tiễn ở địa phương em, em nhận thấy:
- Mỗi khi nào chính quyền ở địa phương em áp dụng rập khuôn một mô hình đã thực hiện
hiệu quả ở địa phương khác mà không tính đến tính đặc thù ở địa phương mình thì mô hình
đó không phát huy tác dụng nhiều. Nhưng ngược lại, có những lúc chính quyền ở địa phương
em áp dụng một cách linh hoạt chủ trương, chính sách của chính phủ thì lại đạt hiệu quả cao,
góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương
- Hơn nữa, ở địa phương em, nhờ có sự quyết tâm của chính quyền và sự ủng hộ của đa số
người dân mà một số hủ tục (trong cưới xin ma chay) đã dần được loại bỏ. Và một số nếp
sống mới đã dần hình thành và đến nay đã phổ biến trong địa phương.
=> Có thể kể đến đại dịch covid-19 năm 2020, chính phủ đã đưa ra những biện pháp phòng
chống dịch (cái chung). Riêng Hải Phòng đã thực hiện nghiêm túc các công tác phòng tránh:
giãn cách xã hội, ra đường phải đeo khẩu trang, sát khuẩn, đo thân nhiệt thường xuyên, lập
các chốt kiểm soát… Ta có thể thấy được sự tin tưởng của người dân đối với những chính
sách đã đề ra

Câu 28: Tại sao nói: “Sự phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội là một
quá trình lịch sử - tự nhiên”? Liên hệ chủ trương quá độ lên CNXH bỏ qua
chế độ TBCN của Đảng ta?

- Sau cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, từ một nước thuộc địa nửa phong
kiến nước ta đã trở thành một đất nước độc lập, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản VN
ĐCSVN và nhân dân VN quyết định thực hiện thời kì quá độ lên XHCN bỏ qua chế độ
TBCN. Điều này hoàn toàn:
- Phù hợp với nguyên lí của chủ nghĩa Mac-Lenin: Các nước nghèo nàn, kém phát triển vẫn
có khả năng bỏ qua TBCN để tiến lên CNXH
- Phù hợp với điều kiện khách quan của đất nước
+ Đất nước vừa trải qua chiến tranh còn nghèo nàn lạc hậu, LLSX kém phát triển, vì vậy cần
phải có một thời gian lâu dài để chuẩn bị về cơ sở vật chất cho CNXH -> Tất yếu phải có thời
kì đó
+ Đất nước ta còn tồn tại nhiều hủ tục của xã hội cũ đó là hạn chế của chế độ phong kiến và tư
tưởng thực dân. Cho nên cũng cần phải có thời kì quá độ để cải tạo mối quan hệ cũ và xây
dựng các mối quan hệ mới, con người mới XHCN
=> Với các lí do chủ yếu trên thì việc lựa chọn thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta là một tất
yếu khách quan

Câu 29: Phân tích quan điểm của CNDVLS về vai trò của quần chúng nhân
dân? Liên hệ thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta?

- Trong thực tiễn lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong đấu
tranh, khi biết tận dụng đúng sức mạnh của quần chúng nhân dân thì trong thời kì nhà Trần
(1225-1400) nhờ có quần chúng nhân dân ủng hộ, hăng hái mạnh mẽ tham gia đấu tranh nên
đã ba lần đánh bại quân Mông Nguyên xâm lược
- Khi không được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân thì thời kì nhà Hồ (1400-1407)
đã bị đại bại trước sự xâm lược của quân Minh mặc dù nhà Hồ có vũ khi và đội quân hiện đại
- Kháng chiến chống Pháp, chống đế quốc Mĩ, ĐCSVN đã phát huy được sức mạnh
toàn thể dân tộc ta đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược dẫn đến thắng lợi to lớn
vào mùa xuân năm 1975- thống nhất đất nước, đưa nước ta vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội. Ngày nay, Đảng đã tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không ngừng đưa đất
nước ổn định về chính trị và phát triển kinh tế để sánh vai với các cường quốc năm châu
=> Kết luận: Như vậy, quần chúng nhân dân có vai trò quyết định lịch sử và quyết
định đến sự thắng lợi của các phong trào cách mạng, khi được quần chúng nhân dân ủng hộ,
đoàn kết thì cuộc cách mạng đó đã thành công và ngược lại
Câu 30: Phân tích các đức tính của con người VN để phát triển đất nước
theo quan điểm Đảng ta? Liên hệ bản thân?

Là một sinh viên một công dân của đất nước VN thân yêu, em ý thức được mình phải có các
đức tính cần thiết để phát triển đất nước theo quan điểm của Đảng ta. Với lòng yêu nước nồng
nàn, tinh thần tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc chúng em luôn cố gắng học tập
tốt, phấn đấu để góp một phần công sức nhỏ bé của mình để đưa đất nước phát triển, không
còn cảnh nghèo nàn lạc hậu, giúp đất nước ta thành một khối đại đoàn kết độc lập dân chủ
tiến bộ, hòa mình cùng với tinh thần chung của xã hội lá lành đùm lá rách. Vận động các bạn
học sinh, sinh viên ủng hộ miền Trung ruột thịt bằng những hành động như quyên góp, ủng
hộ quần áo cũ… Những hành động nhỏ nhưng lan tỏa ý nghĩa lớn. Ngoài việc học tập cố gắng
xây dựng đất nước thì việc có một lối sống lành mạnh, văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân
nghĩa là vô cùng quan trọng. Nếu một người không có đủ phẩm chất đạo đức tốt, một lối sống
tốt thì dù có thông minh tài giỏi cũng không thể làm tốt việc gì. Là giới trẻ, sinh viên sống
trong thời đại mới em luôn tự ý thức được rằng phải chăm chỉ lao động, học tập, phát huy
những điểm mạnh hạn chế những điểm yếu. Không chỉ học trên giấy, trên lí thuyết mà còn
phải thực hành sáng tạo, để vận dụng những kĩ thuật mới, khả năng sáng tạo để năng suất
công việc được cao nhất vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể, xã hội. “Học, học nữa, học
mãi” là một trong những câu nói mà mỗi thế hệ trẻ VN luôn ghi lòng tạc dạ trong sự nghiệp
đổi mới xã hội giúp xã hội luôn vận động và phát triển. Nếu không luôn luôn học hỏi để bổ
sung kiến thức thì chúng ta bị thụt lùi với xã hội, đất nước không thể phát triển. Ông cha ta đã
trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, là thế hệ trẻ tương lai gánh vác trọng trách xây
dựng và phát triển đất nước, em sẽ phấn đấu học tập, chăm chỉ lao động, xây dựng cho mình
một lối sống lành mạnh và luôn giữ cho mình một trái tim nồng nàn yêu nước.

You might also like