You are on page 1of 3

Câu 1 phân tích sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản :

-Đến nửa đầu thế kỷ XIX tại các thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha Bồ
Đào Nha ở khu vực Mĩ La tinh ,đã bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc
lập đưa đến sự thành lập ở các quốc gia tư sản .
-Ở Châu Á cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản Thành Công đưa Nhật Bản
phát triển thành nước tư bản khả mạnh.
-Ở Trung Quốc cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911 chấm dứt chế độ quân chủ
chuyên chế tồn tại lâu đời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển .
-Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cùng với việc các
nước đế quốc để lại xâm lược thuộc địa chủ nghĩa tư bản đã mở rộng phạm
vi ảnh hưởng trên toàn thế giới .

Câu 2 Phân tích chủ nghĩa đế quốc và quá trình xâm lược thuộc địa :
-Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh và mạnh từ khoảng XIX đầu XX và
phát triển lên thành chủ nghĩa đế quốc.
-Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao nhất và tột cùng của chủ
nghĩa tư bản do sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản ->kéo theo
nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và thị trường ,nguồn nhân công dẫn
đến việc tăng cường chính sách xâm lược mở rộng thuộc địa .
-Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa đế quốc đã thiết lập được
hệ thống thuộc địa ở Châu Á ,Châu Phi và Mĩ La tinh

Câu 3 giải thích ý nghĩa xuất hiện nhà nước Liên Xô :


Sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô có ý nghĩa đối với lịch sử nội bộ của
nước Nga , còn có tác động sâu rộng đối với thế giới,
Ý nghĩa trong nước : + Quá trình thành lập Liên Xô phù hợp với lợi ích
chung của các dân tộc trong nhà nước Liên bang ,tạo nên sức mạnh đoàn
kết giữa Nhà nước Liên Xô
+ Giải quyết đúng đắn, triệt để vấn đề dân tộc.
+ Việc thành Lập Nhà nước Liên Xô đã từng bước đưa Liên Xô từ một
nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp hàng đầu thế giới.Đồng
thời tăng cường vị thế của LX trên trường quốc tế

-Ý nghĩa với thế giới: + Liên Xô được thành lập đã trở thành biểu tượng và
chỗ dựa tinh thần, vật chất cho phong trào cách mạng thế giới.
+ Cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào cách mạng thế giới đặc biệt là phong
trào giải phóng dân tộc, thuộc địa ở các khu vực Á Phi Mĩ La tinh , đồng
thời tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống XHCN

Câu 4 giải thích nguyên nhân sụp đổ chủ nghĩa xã hội :


-Do đường lối lãnh đạo của các đảng Cộng sản Liên Xô và Đông Âu
Thứ nhất: + Mang tính chủ quan duy ý chí do áp dụng máy móc mô hình
kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trong nhiều năm.
+ Chậm đổi mới cơ chế và quản lý kinh tế
Thứ hai: + Áp dụng thành tưụ cách mạng khoa học kỹ thuật một cách
chậm chạp so với các nước tư bản.
Thứ ba: trong quá Trình cái tổ thì phạm nhiều sai lầm. ( quan trọng nhất)
Thứ tư : Giao hoạt động chống phá của các thế lực thù địch từ bên ngoài.
Từ đó bài học cho Việt Nam là :
-Đa dạng hóa Kinh tế: xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững
chắc, Việt Nam có thể học từ kinh nghiệm của Đông Âu và đa dạng hóa
kinh tế để tránh sự phụ thuộc quá mức vào một loại nguồn thu nhập hay
ngành công nghiệp cụ thể, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý
của Nhà nước đối với nền kinh tế.

-Quản lý Môi trường:Việt Nam có thể chú trọng vào bảo vệ môi trường và
sử dụng nguồn lực bền vững, tránh những vấn đề mà Đông Âu đã gặp khi
không quản lý tốt môi trường.

-Thực hiện Cải cách Xã hội:Học từ sự thay đổi chính trị và xã hội ở Đông
Âu, Việt Nam có thể xem xét cải cách trong quản lý chính trị và mở rộng
quyền tự do cá nhân và quyền lợi của công dân.

-Hợp tác Quốc tế:Việt Nam có thể học từ sự hợp tác quốc tế và mở cửa
biên giới, giúp tăng cường giao lưu văn hóa, kinh tế và chính trị với cộng
đồng quốc tế.

-Duy trì ổn định Chính trị và Xã hội: Việt Nam có thể chú trọng vào duy
trì ổn định chính trị và xã hội, xây dựng niềm tin của người dân vào hệ
thống chính trị và thúc đẩy sự thịnh vượng cộng đồng.
+ Cần chọn lựa những người có bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống tích
cực, đồng thời loại bỏ những phần tử không đáp ứng được tiêu chí này.
Quản lý cán bộ cần chặt chẽ, đánh giá và sử dụng cán bộ đúng đắn, ngăn
chặn sự xâm phạm của thế lực thù địch trong bộ máy lãnh đạo.

+ Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây
dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy
về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng
cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội phải làm gì?
-Hiểu rõ Chủ nghĩa Xã hội: lý tưởng và nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội,
nắm vững các giá trị nhân quyền, công bằng xã hội và sự phân quyền.

-Tham gia Học tập và Nâng cao Năng lực: Kiến thức và sự hiểu biết sẽ là
công cụ quan trọng để đối mặt với thách thức và đóng góp tích cực vào
xây dựng một xã hội công bằng và bền vững.

-Tổ chức/ Thực hiện Hành động Tích cực: Tham gia vào các hoạt động
tình nguyện và cộng đồng,

-Chấp nhận Đa dạng và Cân nhắc Đến Người Khác: tôn trọng và chấp
nhận sự đa dạng trong xã hội. Điều này bao gồm việc đối xử bình đẳng với
tất cả mọi người, không phân biệt về giới tính, tôn giáo, dân tộc hay địa vị
kinh tế.

-Thực hiện Tiết kiệm và Bảo vệ Môi trường: Chủ nghĩa xã hội thường đi
kèm với việc quản lý tài nguyên một cách bền vững. Do đó, hãy thực hiện
các hành động như tiết kiệm năng lượng, giảm rác thải, và bảo vệ môi
trường.

-Tham gia vào Quá trình Quyết định Cộng đồng: thể hiện quan điểm và ý
kiến của mình về các vấn đề xã hội và chính trị. Điều này có thể thông qua
việc tham gia các cuộc họp, đề xuất ý kiến, và bỏ phiếu trong các cuộc bầu
cử.

-Luôn Duy trì Tinh Thần Hợp tác và Hòa Bình: Xây dựng chủ nghĩa xã
hội cần sự hòa bình và hợp tác. Hãy tạo ra môi trường tương tác tích cực,
tránh xung đột không cần thiết và khuyến khích sự đồng lòng.

-Phát triển Tư duy Tự chủ và Tự quản lý: Khuyến khích phát triển tư duy
tự chủ và khả năng tự quản lý. Điều này giúp tạo ra một cộng đồng tự trị
và tự quyết định về các vấn đề quan trọng.

-Nghiên cứu và hiểu về các vấn đề xã hội, cũng như các mô hình CNXH
khác nhau để có cái nhìn toàn diện và có khả năng thảo luận có ý thức.

-Khuyến Khích Tinh Thần Đoàn Kết và Bình Đẳng:Hãy xây dựng tinh
thần đoàn kết trong lớp học và xã hội, khuyến khích sự bình đẳng và tôn
trọng đối với mọi người.

You might also like