You are on page 1of 4

1.

Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các
cuộc cách mạng tư sản.
-Mục tiêu
Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở
đường cho sự phát triển của tư bản chủ nghĩa.
-Nhiệm vụ
+ Nhiệm vụ dân tộc: Giành độc lập dân tộc,xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ,
thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc.
+ Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư
sản hoặc quân chủ lập hiến.
-Giai cấp lãnh đạo
Là lực lượng mới, có tư tưởng dân chủ tiến bộ, là bộ phận có thế lực trong xã hội.
+ Giai cấp tư sản (hoặc quý tộc tư sản hóa)như trong Cách mạng Anh, Đức, Nhật bản.
+ Thời kỳ sau, giai cấp vô sản lãnh đạo như cách mạng ở nước Nga đầu thế kỉ XX.
-Động lực cách mạng
Bao gồm: lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân ( nông dân, công nhân, ở Bắc
Mỹ, còn có cả nô lệ da đen và những người da đỏ).

2. Trình bày suy nghĩ của em về tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư
bản hiện đại.
Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản thể hiện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, khoa học - công
nghệ, cơ chế pháp quyền, kinh nghiệm quản lí có khả năng tự điều chỉnh và thích
nghi để tồn tại và phát triển, ... Từ những tiềm năng này, ta thấy rằng, chủ nghĩa tư
bản hiện đại có sự phát triển vượt bậc, nó góp phần không nhỏ trong việc phát triển
của thế giới. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng phải đối mặt với nhiều thách
thức đến từ những mâu thuẫn nội tại như: tình trạng bất ổn, khủng hoảng kinh tế,
chính trị, bất bình đẳng xã hội...
3. Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ mô hình CNXH ở Liên Xô
và Đông Âu.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Các nhà lãnh đạo của đảng, nhà nước đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong
việc đề ra và thực hiện các đường lối, chính sách cải tổ.
+ Những hạn chế của mô hình kinh tế - xã hội không được nhận thức đầy đủ và
sửa chữa tích cực.
+ Thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật chưa được khai thác tốt. Trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng tụt hậu so với các nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa.
+ Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức đã làm suy giảm sự
nhiệt tình của quần chúng và động lực phát triển của xã hội. Xu hướng dân tộc
chủ nghĩa và ly khai xuất hiện. Niềm tin vào đảng, nhà nước của các tầng lớp nhân
dân suy giảm.
- Nguyên nhân khách quan: sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm làm thay
đổi chế độ chính trị - xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

4. Thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ 1978 đến
nay, đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam?
- Một số bài học kinh nghiệm từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc

đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

- Muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với tình

hình.

- Kiên định con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội;

- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh nghiệm của các nước

khác,… vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể, phù hợp với đặc điểm và tình

hình thực tiễn của đất nước.

- Không ngừng củng cố, nâng cao năng lực và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản;

coi trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng viên có năng lực và trình độ

cao.
- Tiến hành cải cách toàn diện và đồng bộ, trong đó, trọng tâm là cải cách về kinh

tế, chú trọng vấn đề mở cửa, hội nhập sâu rộng với thế giới.

- Kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ.

- Luôn chú trọng phát huy và không ngừng củng cố, nâng cao sức mạnh của khối

đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

5. Chọn và phân tích một thành tựu của chủ nghĩa tư bản hiện đại có tác
động đến cuộc sống ngày nay.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã phát triển lực lượng sản xuất. Sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản hiện đại đã phát triển lực lượng sản xuất với trình độ kỹ thuật và công
nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí, từ giai đoạn cơ khí hóa
sang tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ
thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá
và chinh phục thiên nhiên của con người.

6. Tìm hiểu mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) và bản
Tuyên ngôn Nhân quyền –Dân quyền của Pháp (1789) với bản Tuyên ngôn
Độc lập của Việt Nam (1945).
- Trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham khảo và trích dẫn một phần trong
Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền của nước Pháp (1789). Cụ thể:
+ Trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (1776): “Tất cả mọi người đều sinh
ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc”.
+ Trích dẫn từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (1789): “Người
ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng
về quyền lợi”.

- Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam đã kế thừa, chắt lọc và phát triển giá trị cốt
lõi, mang tính bền vững và phổ quát nhất của Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp. Với những giá trị đó, Tuyên
ngôn Độc lập của Việt Nam không chỉ là lời tuyên bố độc lập, khai sinh cho
một Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà còn đóng góp quan trọng cho
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người và vì hạnh phúc
của con người.
7. Vì sao cuộc cải cách của vua Rama 5 là cuộc cách mạng không triệt để?
- Năm 1861, Ra ma V đã tiến hành cải cách toàn diện đất nước mang tính chất
một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và trở thành nước duy nhất ở Đông
Nam Á không bị mất độc lập.
- Là cuộc cách mạng tư sản dưới hình thức cải cách do giai cấp phong kiến tiến
hành đã xóa bỏ những cản trở của phong kiến mở đường cho kinh tế TBCN
phát triển đưa nước Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Nhưng là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì không xóa bỏ phong kiến,
không giải quyết ruộng đất và dân chủ cho nông dân.

8. Nhận xét về công cuộc cải cách ở Xiêm?


- Năm 1861, Ra ma V đã tiến hành cải cách toàn diện đất nước mang tính chất
một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và trở thành nước duy nhất ở Đông
Nam Á không bị mất độc lập.
- Là cuộc cách mạng tư sản dưới hình thức cải cách do giai cấp phong kiến tiến
hành đã xoá bỏ những cản trở của phong kiến mở đường cho kinh tế tư bản
chủ nghĩa phát triển đưa nước Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ
nghĩa.
- Nhưng là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì không xoá bỏ phong kiến,
không giải quyết ruộng đất và dân chủ cho nông dân.

You might also like