You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – LỊCH SỬ 11

Nội dung ôn tập: Bài 1,3,4


Hình thức: 60% trắc nghiệm; 40% tự luận
Câu hỏi:
1. Thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay
đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam?
- Muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với tình hình.
- Kiên định con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội;
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh nghiệm của các nước
khác,… vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể, phù hợp với đặc điểm và tình hình
thực tiễn của đất nước.
- Không ngừng củng cố, nâng cao năng lực và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
coi trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng viên có năng lực và trình độ cao.
- Tiến hành cải cách toàn diện và đồng bộ, trong đó, trọng tâm là cải cách về kinh tế,
chú trọng vấn đề mở cửa, hội nhập sâu rộng với thế giới.
- Kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ.
- Luôn chú trọng phát huy và không ngừng củng cố, nâng cao sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

2. Vì sao Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất
thời cận đại?
Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận
đại vì nó đã thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản.
+ Lật đổ và xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến chuyên chế, xóa bỏ nhiều trở
ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Nông dân được giải phóng và vấn đề về ruộng đất được giải quyết, những cản trở
đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ,… tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Làm cho chế độ phong kiến bị lung lay trên khắp Châu Âu.
+ Mở ra thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước
Âu – Mỹ.
3. Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
Đối với Liên Xô:
- Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Nga và chính phủ tư sản; xác lập
chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô rộng lớn.
- Thể hiện quyền dân tộc tự quyết, sự liên minh đoàn kết của các nước cộng hòa
Xô viết đồng minh; làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù
địch trong và ngoài nước.
- Tạo nên sức mạnh tổng hợp để nhân dân Liên Xô tập trung vào xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước, chiến thắng ngoại xâm.

Đối với thế giới:


- Chứng minh học thuyết Mác - Lênin là đúng đắn, khoa học: giai cấp công nhân
đã thực hiện sứ mệnh lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa tư
bản, đế quốc, thiết lập nền chuyên chính vô sản.
- Xác lập và xây dựng mô hình nhà nước mới đối lập với mô hình nhà nước tư
bản chủ nghĩa; tác động lớn đến chính trị và quan hệ quốc tế.
- Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh; để lại nhiều bài học kinh
nghiệm quý báu cho các nước về sự lựa chọn con đường cứu nước giải phóng
dân tộc, về mô hình nhà nước sau khi giành được chính quyền.

4. Trình bày tiền đề về kinh tế và chính trị dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của các
cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XX?
* Kinh tế:
Trong các thế kỉ XVI – XVIII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh
ở các nước Âu – Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và công thương nghiệp.
+ Anh: Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc biệt là công nghiệp len, dạ. Sản xuất
công trường chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội. Tư sản, quý tộc mới giàu lên
nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.
+ Thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ngày càng phát
triển. Các công trường thủ công phổ biến ở miền Bắc; kinh tế đồn điền, trang trại phát
triển ở miền Nam.
+ Pháp: Công thương nghiệp ở Pháp rất phát triển, đặc biệt là ở vùng ven biển. Sử
dụng nhiều máy móc, ngoại thương có bước tiến mới, công ti thương mại Pháp buôn
bán với châu Âu và châu Á.

* Chính trị:
Đa số các nước theo chế độ quân chủ chuyên chế hoặc thuộc địa của chủ nghĩa thực
dân.
- Anh: Sác-lơ I làm vua với chỗ dựa là quý tộc và Giáo hội Anh, làm cản trở việc kinh
doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới.
- Thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Anh lập được 13 thuộc địa theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc
Mỹ. Chính phủ Anh thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển kinh tế của Bắc
Mỹ.
- Pháp: Pháp duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu-i XVI, vua có
quyền lực tuyệt đối.

You might also like