You are on page 1of 7

CHỦ ĐỀ 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

Câu hỏi: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển như thế
nào?
Lời giải:
- Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991:
+ Trước năm 1945, Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân
ở các nước Đông Âu (1945 - 1949), chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước,
trở thành một hệ thống thế giới.
Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

- Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu tiến hành cải cách ruộng đất, xoá bỏ chế
độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản, ban hành các
quyền tự do dân chủ,....
- Từ năm 1950 đến nửa đầu thập niên 1970, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông
Âu nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô đã đạt nhiều tiến bộ: công nghiệp hoá, điện khí hoá,
phát triển nông nghiệp,...
- Nửa sau thập niên 1970 và trong thập niên 1980, các nước Đông Âu lâm vào suy thoái,
khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
* Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ Latinh
Thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng minh, cùng lực lượng dân chủ thế giới chống
phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân
tộc bùng nổ mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời của nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á (Trung
Quốc, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, CHDCND Triều Tiên) và Cu-ba (khu vực Mỹ Latinh).
♦ Trung Quốc
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1949, Trung Quốc đã hoàn thành thắng lợi cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, kết thúc thời kì nô dịch và thống trị của đế quốc,
phong kiến.
+ Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Trung Quốc lựa chọn con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
♦ Mông Cổ
+ Năm 1924, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã được thành lập, nhân dân Mông Cổ xây
dựng chế độ mới với nhiều khó khăn.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mông Cổ tiếp tục phát triển theo con đường xã hội chủ
nghĩa, trở thành thành viên của Liên hợp quốc (1961), thực hiện cải cách, phát triển kinh tế
- văn hoá.
♦ Triều Tiên
+ Ngày 9/9/1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập ở phía bắc bán
đảo Triều Tiên.
+ Sau chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên (1950 - 1953), nhân dân Bắc Triều
Tiên tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện các kế hoạch khôi phục và
phát triển kinh tế - xã hội.
♦ Việt Nam
+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
(ngày 2/9/1945), Việt Nam bước vào kì nguyên mới.
+ Thời kì 1945 - 1975, Việt Nam từng bước xây dựng xã hội mới trong khói lửa của chiến
tranh nhân dân chống chủ nghĩa đế quốc.
+ Năm 1975, sự nghiệp cách mạng thành công, đất nước thống nhất, Việt Nam từng bước
đi lên chủ nghĩa xã hội.
♦ Lào
+ Sau khi Nhật đầu hàng, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập
(ngày 12/10/1945).
+ Sau năm 1975, Lào chuyển sang thời kì phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng đất
nước hoà nước hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba ngày càng phát
triển. Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phi-
đen Cát-xtơ-rô đứng đầu.
- Năm 1961, chính quyền Cách mạng Cuba thực hiện nhiều chính sách kinh tế, văn hoá, xã
hội đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
=> Từ đầu thập niên 60 đến nửa đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa
thế giới bao gồm 14 quốc gia ở châu Âu, châu Á và khu vực Mỹ Latinh, chiếm khoảng 1/4
diện tích Trái Đất (hơn 35 triệu km 2), với khoảng 1,2 tỉ dân (chiếm 35% dân số thế giới)
lúc bấy giờ. Đồng thời, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về
chính trị, quân sự, kinh tế và chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ thuật thế giới.

+ Do những sai phạm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách và sự chống phá của các
thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở các nước Đông
Âu (vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX) và Liên Xô (năm 1991).

Câu hỏi: Em hãy cho biết ảnh hưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa đến quan hệ
quốc tế như thế nào?
Gợi ý trả lời
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa có ảnh hưởng to lớn đối với chiều hướng phát triển của
thế giới và tác động trực tiếp đến quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX.
- Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa làm cho bản đồ chính trị thế giới có sự
thay đổi to lớn.
- Sự hình thành và mở rộng hệ thống xã hội chủ nghĩa góp phần làm suy yếu hệ
thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới.
- Liên Xô – nhà nước lớn nhất trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đã đảm nhận vị trí
đi đầu cuộc đấu tranh cho hòa bình và an ninh thế giới, ngăn chặn âm mưu gây
chiến và tiến hành chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa trở thành thành trì của phong trào cách thế giới, là chỗ
dựa vững chắc cho cho phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ
hai:
+ Giúp đỡ tích cực về vật chất và tinh thần cho các nước xã hội chủ nghĩa trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Giúp đỡ các nước Á, Phi, Mỹ Latinh về vật chất và tinh thần trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân. Qua đó góp phần vào việc xoá bỏ chủ nghĩa thực dân
và chế độ phân biệt chủng tộc trên thế giới.
Sự hình thành và mở rộng hệ thống xã hội chủ nghĩa tạo ra sự cân bằng giữa hệ
thống tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế. Trong
những công việc quốc tế, những vấn đề khu vực và toàn cầu không thể thiếu vai trò
quan trọng của các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu hỏi: Giải thích những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã
hội ở Đông Âu và Liên Xô.

Lời giải:

- Từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX, công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu bộc lộ nhiều sai lầm, dẫn tới khủng hoảng và
sụp đổ.
- Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên
Xô là tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, nguyên nhân cơ bản bao gồm:
+Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông
Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung,
quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh
tế.
+Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại
không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động
xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế; sự sa sút, khủng
hoảng lòng tin trong xã hội.
+Thứ ba, quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách
thức tiến hành. Sự xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khiến cho khủng
hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở
Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô.
+ Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế
lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.
Câu hỏi: Trình bày những thành tựu cơ bản của công cuộc cải cách, mở cửa ở
Trung Quốc. Những thành tựu đó có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý trả lời
- Về chính trị: Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra và xây dựng được hệ thống lí
luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
- Về kinh tế:
+ Trung Quốc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm:
giai đoạn 1978 - 2012 đạt 9,6%, giai đoạn 2013 - 2016 đạt 7,2%.
+ Từ năm 2010, nền kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và duy trì vị trí thứ hai
thế giới (sau Mỹ).
+ Năm 2021, tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Trung Quốc đạt khoảng 17 700 tỉ
USD.
- Về khoa học - kĩ thuật:
+ Năm 1992, Trung Quốc thực hiện chương trình thám hiểm không gian.
+ Năm 2003, với việc phóng tàu “Thần Châu 5” vào vũ trụ, Trung Quốc trở thành
quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Liên Xô, Mỹ) có tàu đưa con người bay vào vũ trụ.
+ Hệ thống tàu cao tốc của Trung Quốc thể hiện sự phát triển nhanh chóng của khoa
học - kĩ thuật.
+ Trung Quốc cũng nâng cao năng lực tự chủ về khoa học công nghệ như trí tuệ nhân
tạo (AI), năng lượng sinh học, công nghệ sinh học,...
- Về đối ngoại:
+ Trung Quốc đa dạng hoá, đa phương hoá trong các mối quan hệ song phương và đa
phương. => Vai trò và vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao.
+ Từ năm 1997 đến năm 1999, thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông và Ma Cao.
- Các lĩnh vực khác:
+ Nền giáo dục quốc dân phát triển mạnh trên quy mô lớn và có nhiều tiến bộ, xuất
hiện nhiều trường đại học chất lượng cao.
+ Trung Quốc trở thành một cường quốc xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự.
* Ý nghĩa của những thành tựu trên:
- Khẳng định đường lối cải cách, mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đúng
đắn.
- Thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, ổn định tình hình chính
trị - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
- Góp phần nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời chứng tỏ
sức sống của chủ nghĩa xã hội.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có
Việt Nam.
Câu hỏi: Thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm
1978 đến nay đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Một số bài học kinh nghiệm từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đối với
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
- Kiên định con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; Vận dụng linh hoạt, sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh nghiệm của các nước khác,… vào việc giải quyết
những vấn đề cụ thể, phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tiễn của đất nước.
- Tiến hành cải cách toàn diện và đồng bộ, trong đó, trọng tâm là cải cách về kinh tế,
chú trọng vấn đề mở cửa, hội nhập sâu rộng với thế giới.
- Đầu tư cũng như áp dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ vào trong đời
sống và sản suất…
- Thực hiện cải cách giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đào tạo
nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ.
- Luôn chú trọng phát huy và không ngừng củng cố, nâng cao sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Câu hỏi: Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối
với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay?
Gợi ý trả lời
Những kinh nghiệm trên của Trung Quốc trong tiến trình cải cách hành chính là
những gợi mở cho Việt Nam khi đang trong quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả của
hệ thống hành chính trong giai đoạn hiện nay nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng
chính phủ kiến tạo trong sạch, vững mạnh. Cụ thể:

- Thứ nhất, cần thay đổi nhận thức trong cải cách. Để cải cách thành công, chúng ta
nên xây dựng lộ trình rõ ràng, đồng thời đề ra kế hoạch và mục tiêu cụ thể cho từng
giai đoạn. Việc cải cách cũng cần được thể chế, cơ chế hóa.

- Thứ hai, chú trọng đến việc thống nhất chỉ đạo, tạo ra sự đồng thuận và nhất quán
từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Bên cạnh đó, để cải cách hành chính mang lại
hiệu quả cao cho xã hội thì cũng nên tiến hành hài hòa, đồng bộ với cải cách lập
pháp, tư pháp, tiến tới xây dựng chính phủ pháp trị “hành pháp theo đúng pháp luật”.

- Thứ ba, coi việc đáp ứng mong mỏi của người dân, xã hội và doanh nghiệp là mục
tiêu hàng đầu của cải cách. Cải cách nên tập trung vào bốn nội dung chính: điều tiết
kinh tế, giám sát thị trường, quản lý xã hội và cung cấp dịch vụ công, trong đó cải
cách dịch vụ công nên tập trung vào việc nâng cao năng lực chuyên môn, tinh thần
trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ công vụ viên.

Câu hỏi: Liên hệ những lĩnh vực cải cách mở cửa của Trung Quốc và cho biết
những lĩnh vực này có gì tương đồng với Việt Nam trong công cuộc đổi mới.

Gợi ý trả lời

Từ cuối thế kỷ XX đến nay, Trung Quốc, Việt Nam đều điều chỉnh đường lối, chiến
lược, dồn trọng tâm cho các chủ trương, chính sách khắc phục khủng hoảng, bảo vệ
và phát triển chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh mới.

* Một là, Việt Nam và Trung Quốc đều xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung
tâm. Mọi nhiệm vụ khác phải góp phần phục vụ nhiệm vụ trung tâm này nhằm chấm
dứt tình trạng thiếu đói, khan hiếm hàng hóa, dịch vụ, khẩn trương giảm nghèo, giải
phóng sức sản xuất, tạo ra nhiều của cải, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân.

- Cụ thể, Trung Quốc đã ưu tiên phát triển các tỉnh duyên hải Đông Nam, tạo ra các
đầu tầu cần thiết kéo đoàn tàu khổng lồ của quốc gia hơn 1,4 tỷ dân ra khỏi nghèo
đói, khủng hoảng.

- Còn Việt Nam tập trung vào 3 chương trình kinh tế lớn: Chương trình sản xuất
lương thực - thực phẩm, chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và chương trình sản
xuất hàng xuất khẩu; nhờ vậy, đến năm 1996, về cơ bản đã ra khỏi khủng hoảng,
bước vào thời kỳ phát triển mới.

* Hai là, trên cơ sở phục hồi quan trọng đó, các nước xã hội chủ nghĩa đã năng động,
sáng tạo xây dựng mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với bối
cảnh mới của thời đại và điều kiện cụ thể của đất nước.

You might also like