You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ CUỐI KỲ I

I,TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá vỡ thế độc
quyền về vũ khí hạt nhân của nước nào?
C. Mĩ                                     
Câu 2. Hai nhà nước ở Tây Đức và Đông Đức chịu ảnh hưởng của hai
cường quốc nào?
B. Mĩ, Liên Xô
Câu 3. Những thành tựu Liên Xô đạt được trong lĩnh vực khoa học – kĩ
thuật từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm
A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.
Câu 4. Nội dung nào chủ yếu nhất chứng minh sự thắng lợi của cách
mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế?
D. Góp phần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa từ năm 1949.
Câu 5. Phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh
sau Chiến tranh thế giới thứ hai không chịu tác động bởi nhân tố khách
quan nào sau đây?
A. Mâu thuẫn dân tộc ở mỗi nước diễn ra gay gắt.
Câu 6. Nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của
phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
D. Các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước phát
triển.
Câu 7. Nội dung nào không đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
D. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Câu 8. Năm 1969, quốc gia đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng là
A. Mĩ
Câu 9. Ý nào sau đây không phải là chính sách đối ngoại của Liên Xô
sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
D. Chỉ quan hệ với các nước Đông Âu
Câu 10. Nguyên nhân chung nào đưa đến sự khủng hoảng của hầu hết
các nước trên thế giới vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX trong đó có
Liên Xô và Mĩ?
B.  Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.
Câu 11. Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp thất bại mang
đến hậu quả nghiêm trọng gì đối với Liên Xô?
A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
Câu 12. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ có tác
động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?
A. là một tổn thất nặng nề đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập của
các dân tộc.
Câu 13. Về thực tế, công cuộc cải tổ ở Liên Xô có nội dung cơ bản là
B. Cải tổ hệ thống chính trị.
Câu 14. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì
C. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa
thực dân.
Câu 15. Sau hơn 20 năm tiến hành cải cách - mở cửa (1979 - 2000), nền
kinh tế Trung Quốc đã
C. Phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
Câu 16. Ngày 1-10-1949, ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì
quan trọng?
C.  Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập  
Câu 17. Nhân tố nào sau đây không tác động tới sự thành lập của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
D.  Tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ
Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu
Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là
A.  Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnh          
Câu 19. Những quốc gia nào ở khu vực Mĩ Latinh đã được xếp vào
nhóm các nước công nghiệp mới (NICs)?
A. Braxin, Áchentina, Mêhicô                                             
Câu 20. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính sách đối ngoại của Mĩ có
gì khác so với Liên Xô?
A. Thực hiện chiến lược toàn cầu.
II,TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế
kỉ XX.
* Về kinh tế:
- Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô viết tăng
trưởng mạnh mẽ.
- Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%.
- Chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới
⟹ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới
sau Mĩ.
* Về khoa học - kỹ thuật:
- Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân
tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của
loài người.
- Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành
vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất và đây cũng là
nuớc dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ...
* Đối ngoại:
- Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống
hòa bình, quan hệ với tất cả các nước 
- Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc
lập tự do của các dân tộc áp bực. 

Câu 2: Để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông
Âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì
- Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.
- Cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản.
- Ban hành các quyền tự do dân chủ.
-Việc hoàn thành nhiệm vụ trên trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh giai cấp
quyết liệt, đã đập tan mọi mưu đồ của các thế lực đế quốc phản động.

Câu 3: Những nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?
- Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản, đưa nông dân vào con đường
làm ăn tập thể thông qua hình thức hợp tác xã.
- Tiến hành công nghiệp hoá nhằm xoá bỏ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu
từ lâu đời, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Câu 4: Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một
chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?
*Trước những năm 90 của thế kỉ XX: tình hình các nước Đông Nam
Á không ổn định. Đặc biệt về chính trị, có sự phân hóa trong đường lối
đối ngoại giữa các nước.
* Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX (Chiến tranh lạnh kết thúc)
- Tình hình chính trị khu vực cải thiện rõ rệt bằng vấn đề Campuchia
được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). 
- Sự phát triển của tổ chức ASEAN thông qua việc mở rộng thành viên:
01/1984 Brunây, 07/1995 Việt Nam, 09/1997 Lào và Myanma, 04/1999
Campuchia.
+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu
tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong
một tổ chức thống nhất.
+ Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh
tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để
cùng nhau phát triển phồn vinh.
- Sự phát triển của khu vực Đông Nam Á:
 + Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
 + Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.

Câu 5: Hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau
năm 1945.
- Ngay khi Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành độc
lập.
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, các nước đế quốc trở lại
xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống
xâm lược, đến giữa những năm 50 , các nước Đông Nam Á lần lượt
giành độc lập dân tộc.
- Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực Đông
Nam Á và tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
- Từ những năm 50, cấc nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong
đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở
thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin), một số nước thi
hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).

You might also like