You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKI LỊCH SỬ 9

1. Quốc gia nào giữ trụ cột trong Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)?
A. Liên Xô.
B. Việt Nam
C. Cộng hòa dân chủ Đức
D. Trung Quốc
2. Tổ chức nào dưới đây được coi là liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và
chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?
A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
B. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)
C. Tổ chức quân sự Đông Nam Á (SEATO)
D. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
3. Sau khi lên nắm chính quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô (3/1985), Goóc-ba-
chốp đã thực hiện
A. tăng cường quan hệ với Mĩ
B. tiếp tục thi hành những chính sách cũ
C. đường lối cải tổ
D. hợp tác với các nước phương Tây.
4. Trong giai đoạn 1945 – 1950, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là
A. phá thế bị bao vậy, cô lập, mở rộng quan hệ đối ngoại.
B. tiến hành cải tổ để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
D. xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
5. Thành tựu đánh dấu nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô có bước phát triển vượt bậc
trong giai đoạn 1945 – 1950 là
A. Đưa con người bay vào vũ trụ.
B. Đưa con người lên mặt trăng.
C. Chế tạo tàu ngầm.
D. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
6. Cột mốc đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới là
A. Các nước dân chủ Đông Âu được thành lập.
B. Khối SEV được thành lập.
C. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập.
D. Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
7. Tại sao Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng và hòa bình thế
giới?
A. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức
mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ.
B. Chính phủ Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực.
C. Tới nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng
hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mĩ)
1
D. Liên Xô là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ.
8. Thành tựu của công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô (1945 – 1950) có ý nghĩa nào
sau đây?
A. Tạo cơ sở vật chất, kĩ thuật cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Thể hiện tính ưu việt của CNXH ở Liên Xô.
C. Đạt thế cân bằng về chiến lược quân sự và sản xuất vũ khí hạt nhân với Mĩ.
D. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
9. Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích tiến hành cải tổ của Đảng và Nhà
nước Liên Xô?
A. Khắc phục sai lầm, thiếu sót trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn.
D. Đưa Liên Xô trở thành siêu cường quốc trên thế giới.
10. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973, tình hình nổi bật của kinh tế nước
Mĩ là
A. công nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất.
B. phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.
C. trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.
D. đạt được sự tăng trưởng “thần kì”.
11. Nguyên nhân cơ bản nào sau đây dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ giai đoạn
từ sau năm 1973 đến nay?
A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.
B. Do viện trợ cho các nước Tây Âu.
C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.
D. Sự chênh lệch giàu – nghèo lớn.
12. Vì sao những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên
căng thẳng?
A. Mĩ, Anh, Pháp thiết lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).
B. Do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.
C. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự.
D. Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-
chia.

2
13. Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là:
A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
14. Châu lục nào đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới
thứ hai?
A. Châu Âu
B. Châu Phi
C. Châu Mĩ La-tinh
D. Châu Á
15. Với sự kiện 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập, lịch sử đã ghi nhận năm 1960 là
A. Năm châu Phi thức tỉnh.
B. Năm châu Phi giải phóng.
C. Năm châu Phi trỗi dậy.
D. Năm châu Phi.
16. Ý nào không phải là nội dung của Đường lối chung trong cuộc cải cách mở cửa của
Trung Quốc?
A. Tiến hành cải cách và mở cửa.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
D. Tích cực chạy đua vũ trang, tăng cường an ninh quốc phòng.
17. Năm 1948, sản lượng công nghiệp của nước nào chiếm 56% sản lượng công nghiệp
toàn thế giới?
A. Mĩ
B. Liên Xô
C. Trung Quốc
D. Nhật Bản
18. Nhân tố nào chủ yếu quyết định đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây.
B. Ý thức dân tộc và sự lớn mạnh của lực lượng dân tộc.
C. Thắng lợi của phe Đồng Minh trong chiến tranh chống phát xít.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
19. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về tình hình châu Á sau Chiến tranh
thế giới thứ hai?
3
A. Cao trào giải phóng dân tộc dấy lên và lan nhanh ra cả châu Á.
B. Một số nước đạt được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế.
C. Đến những năm 50, các nước châu Á đã giành được độc lập.
D. Các nước giành được độc lập sớm sau đó lệ thuộc vào Mĩ.

20. Điểm khác biệt có ý nghĩa quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á trước và sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. từ chưa có địa vị quốc tế trở thành khu vực được quốc tế coi trọng.
B. từ quan hệ biệt lập đã đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN.
C. từ những nước nghèo nàn trở thành những nước có nền kinh tế phát triển.
D. từ các nước thuộc địa trở thành các quốc gia độc lập.
21. Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân
Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chống lại chế độ độc tài Ba-ti-xta.
B. chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha.
C. chống lại chế độ độc tài thân Mĩ.
D. chống lại chế độ thực dân Bồ Đào Nha.
22. Vai trò nào sau đây gắn với tên tuổi của Nelson Mandela?
A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.
B. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba.
23. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh sau Chiến
tranh thế giới thứ hai có tác động nào sau đây?
A. Thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của các nước đế quốc.
B. Dẫn tới sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên.
C. Dẫn tới cuộc Chiến tranh lạnh.
D. Mở đầu cho cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật.
24. Một trong những mục tiêu chủ yếu của Mĩ trong quá trình thực hiện chiến lược
toàn cầu là gì?
A. Làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
B. Phát động cuộc Chiến tranh lạnh trên toàn thế giới.
C. Can thiệp trực tiếp vào các cuộc chiến tranh xâm lược trên thế giới.
D. Cản trở Tây Âu, Nhật Bản trở thành các trung tâm kinh tế thế giới.
25. Trọng tâm của đường lối đổi mới ở Trung Quốc (1978 – 2000) là
A. cải tổ chính trị
B. phát triển kinh tế, chính trị.
C. phát triển kinh tế.
D. phát triển văn hóa, giáo dục.
26. Sự kiện 11/9 ở Mĩ đặt ra cho các quốc gia – dân tộc trên thế giới mối lo về
A. tình trạng ô nhiễm mỗi trường ngày càng quan trọng.
B. chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.
4
C. sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố.
D. tình trạng đối đầu căng thẳng giữa các nước trên thế giới.
27. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơ sở quan trọng nhất để Mĩ tự cho mình quyền
lãnh đạo thế giới là do
A. Mĩ nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.
B. Mĩ là nước thắng trận trong chiến tranh.
C. Mĩ là là Ủy viên thường trực của Liên hợp quốc.
D. nền kinh tế của Mĩ phát triển nhất thế giới.
28. Từ bài học sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cần
rút ra bài học gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Duy trì, củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
B. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển nền kinh tế.
C. Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế những ảnh hưởng từ bên ngoài.
D. Lấy cải tổ về chính trị - tư tưởng làm trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước.
29. Quốc gia nào được mệnh danh là “Là cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc
ở Mĩ La-tinh?
A. Agentina
B. Chi Lê
C. Cộng hòa Nam Phi
D. Cu ba
30. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân trực tiếp nào đòi hỏi Liên Xô phải
tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế đất nước?
A. Thu được nhiều chiến phí
B. Chiếm được nhiều thuộc địa
C. Bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh
D. Bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận
31. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại nổi bật của Liên Xô là
A. đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước
B. đặt quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa
C. hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
D. tập trung thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước lớn
32. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra
sớm nhất ở
A. Nam Phi
B. Bắc Phi
C. Tây Phi
5
D. Đông Phi
33. Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) là
A. kết thúc hơn 100 năm ách nô dịch của chế độ phong kiến
B. đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
C. đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
D. đưa đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
34. “Lục địa bùng cháy” là khái niệm dùng để chỉ phong trào giải phóng dân tộc ở
đâu?
A. Châu Á
B. Châu Phi
C. Khu vực Đông Bắc Á
D. Khu vực Mĩ La-tinh
35. Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài thân Mĩ của nhân dân Cuba là
A. Nelson Mandela
B. Barack Obama
C. Phidel Castro
D. Hồ Chí Minh
36. Nguồn lợi nhuận mà Mĩ thu được trong Chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu từ
A. cho các nước kém phát triển vay với lãi suất cao
B. chiến lợi phẩm thu được sau các trận đánh với lực lượng phát xít
C. buôn bán vũ khí và hàng hóa cho các nước tham chiến
D. cho thuê các căn cứ quân sự ở các châu lục
37. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình
thức nào?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. Chế độ thực dân
D. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
38. Khu vực Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu nước?
A. 9
B. 10
C. 11
6
D. 12
39. Trong phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật
chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, Liên Xô ưu tiên phát triển ngành
A. Công nghiệp nhẹ
B. Nông nghiệp
C. Dịch vụ
D. Công nghiệp nặng
40. Để phục vụ chiến lược toàn cầu, Mĩ đã lôi kéo các nước Đông Nam Á tham gia khối
quân sự
A. Vác-sa-va
B. SEATO
C. NATO
D. CENTO
41. Yuri Gagarin (Liên Xô) là người đầu tiên
A. Đặt chân lên Mặt Trăng
B. Bay vòng quanh Trái Đất
C. Phóng vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ
D. Đưa vật thể sống vào vũ trụ
42. Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng
A. làm bá chủ thế giới
B. xóa bỏ chủ nghĩa xã hội
C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc
D. độc quyền vũ khí nguyên tử
43. Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích tiến hành cải tổ của Đảng và Nhà
nước Liên Xô?
A. Đưa Liên Xô trở thành siêu cường quốc trên thế giới
B. Khắc phục sai lầm, thiếu sót trong quá trình xây dựng CNXH
C. Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
D. Xây dựng CNXH theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn
44. Trọng tâm của đường lối đổi mới ở Trung Quốc (1978 – 2000) là
A. phát triển kinh tế
B. cải tổ chính trị
C. phát triển kinh tế, chính trị
D. phát triển văn hóa, giáo dục
45. Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai ở Nam Phi chứng tỏ
A. một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ
B. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản bị tan rã
C. cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội đã hoàn thành ở Nam Phi
D. chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu khủng hoảng và suy yếu
46. Ý nào dưới đây là mối lo ngại lớn nhất của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chủ nghĩa xã hội mở rộng, trải dài từ châu Âu sang châu Á
B. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản
7
C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ
D. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
47. Cơ hội lớn nhất khi Việt Nam gia nhập ASEAN là
A. học hỏi, tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật
B. tiếp thu nền văn hóa đa dạng của các nước trong khu vực
C. củng cố được an ninh, quốc phòng
D. tranh thủ sự giúp đỡ về mặt vật chất từ các nước trong khu vực
48. Điểm khác nhau giữa Liên Xô và các nước đế quốc trong thời kì từ năm 1945 đến
đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
A. thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
B. nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp
C. chế tạo nhiều loại vũ khí, trang bị kĩ thuật hiện đại
D. đẩy mạnh cải cách dân chủ sau chiến tranh.
49. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày
A. Ngày 6 – 8 – 1967.
B. Ngày 8 – 8 – 1967
C. Ngày 6 – 8 – 1976.
D. Ngày 8 – 8 – 1976.
50. Nội dung nào dưới đây không phải là những thách thức mà nhân dân châu
Phi phải đối mặt trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
A. Ách thống trị hà khắc, phản động của thực dân phương Tây
B. Các cuộc nội chiến do xung đột sắc tộc, tôn giáo
C. Bùng nổ dân số, trình độ dân trí thấp
D. Tình trạng đói nghèo, nợ nần, phụ thuộc vào nước ngoài

You might also like