You are on page 1of 13

Họ và tên ..............................................................Lớp..............

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I – KHỐI 12


Câu 1. Những nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào năm 1945 là
A. Việt Nam, Inđônêxia, Lào. B. Thái Lan. Việt Nam, Lào.
C. Việt Nam, Lào, Campuchia. D. Việt Nam, Inđônêxia, Mianma.
Câu 2. Ngày 26/1/1950 đánh dấu sự kiện gì ở Ấn Độ?
A. M.Ganđi, lãnh tụ của Đảng Quốc đại bị ám sát.
B. Thành lập hai nhà nước tự trị ở Ấn Độ.
C. Thực dân Anh thực hiện “Phương án Maobattơn”.
D. Ấn Độ tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa.
Câu 3. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội nhằm mục tiêu
A. xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
B. xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
C. nâng cao đời sống nhân dân và chất lượng nguồn lao động.
D. xây dựng nền kinh tế có năng lực khẩu mạnh mẽ.
Câu 4. Từ năm 1954 đến 1970, Chính phủ Xihanuc ở Campuchia thực hiện đường lối
A. chỉ liên kết với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
B. liên minh với các nước xã hội chủ nghĩa.
C. hòa bình, trung lập.
D. liên minh với các nước Đông Dương.
Câu 5. Ngày 2 -12- 1975, ở Lào diễn ra sự kiện
A. nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa thắng lợi.
B. hoàn thành việc giành chính quyền trong cả nước.
C. chính thức thành lập nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
D. Mĩ kí Hiệp định Viêng Chăn công nhận nền độc lập ở Lào.
Câu 6. Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á tiến hành chiến lược Công nghiệp hóa thay
thế nhập khẩu gồm
A.Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan. B. nhóm 5 nước sáng lập ASEAN.
C. Malaixia, Philippin, Xingapo. D. ba nước Đông Dương.
Câu 7. Ý nào dưới đây không đúng về quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu
những năm 90 của thế kỷ XX?
A. Quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN đã được cải thiện tích cực.
B. Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
C. Các nước ASEAN chống lại sự hình thành trật tự “đa cực” sau Chiến tranh lạnh kết thúc.
D. Các nước ASEAN thực hiện hợp tác, phát triển có hiệu quả theo các nguyên tắc của Hiệp ước Bali.
Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đối tượng và mục tiêu cơ bản mà Ấn Độ đưa ra trong các cuộc
đấu tranh là
A. chống thực dân Anh, giành độc lập dân tộc.
B. chống chủ nghĩa thực dân Anh đòi quyền tự trị.
C. chống chế độ phong kiến, xây dựng xã hội dân chủ.
D. chống thực dân Anh, thành lập Liên đoàn Hồi giáo.
Câu 9. Quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979 là
A. hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học.
B. chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại.
C. giúp đỡ ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ.
D. đối đầu căng thẳng trong sự chi phối của trật tự hai cực.
Câu 10. Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là
A. nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á.
B. mong muốn duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
C. các nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước.
D. những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều.
Câu 11. Nội dung nào không phải mục tiêu của Hội nghị cấp cao ASEAN ở Bali (2/1976)?
A. Xây dựng khu vực Đông Nam Á trở thành đối trọng với các tổ chức khác.
B. Xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
C. Thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập ở Đông Nam Á.
D. Tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực.
Câu 12. Thực hiện “Phương án Maobáttơn”, thực dân Anh chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ
sở
A.Tôn giáo. B. Kinh tế. C. Địa lí. D. Văn hoá.
Câu 13. Quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương lần đầu tiên được một Hội nghị quốc tế ghi
nhận là
A. Hội nghị Pốtxđam năm 1945. B. Hội nghị Ianta năm 1945.
C. Hội nghị Giơnevơ năm 1954. D. Hội nghị Pari năm 1973.
Câu 14. Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi năm 1945, nhưng ở Đông Nam Á chỉ có ba nước Việt Nam,
Lào, Inđônêxia tuyên bố độc lập là do
A. ba nước này chớp được thời cơ Nhật đầu hàng Đồng Minh.
B. ba nước này đề có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. ba nước này có quá trình chuẩn bị cho khởi nghĩa chu đáo, kỹ lưỡng.
D. kẻ thù thống trị ở ba nước này thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 15. Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng
sự kiện nào?
A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976).
B. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995).
C. Campuchia gia nhập ASEAN (4/1999).
D. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN (11/2007).
Câu 16. Ý nào dưới đây không phải là điểm tương đồng về lịch sử của cả ba nước Đông Dương trong
giai đoạn 1945 -1975?
A. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Lào và Camphuchia góp phần vào sự sụp đổ của chủ nghĩa
thực dân kiểu cũ và kiểu mới.
B. Ba nước tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược.
C. Có những giai đoạn thực hiện chính sách hòa bình, trung lập và đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng.
D. Sự đoàn kết của ba dân tộc góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Câu 17. Những nước nào ở khu vực Đông Nam Á tiến hành cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực
dân mới của Mĩ?
A. Việt Nam, Lào, Campuchia. B. Việt Nam, Lào, Xingapo.
C. Việt Nam, Lào, Inđônêxia. D. Việt Nam, Inđônêxia, Campuchia.
Câu 18. Bài học rút ra từ sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đối với
phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á là gì?
A. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
B. Chớp thời cơ phát lệnh khởi nghĩa.
C. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin.
D. Có quá trình chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng, chớp thời cơ.
Câu 19. Điều kiện quyết định nhất để Việt Nam và Lào giành được độc lập năm 1945 là
A. phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
B. có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. các nước Đồng minh giúp đỡ để giải phóng.
D. quân Đồng minh chưa vào Đông Nam Á giải giáp quân đội Nhật Bản.
Câu 20. Tình hình chung của khu vực Đông Bắc Á trong nửa sau thế kỉ XX là:
A. Các nước Đông Bắc Á tập trung tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập
dân tộc, thống nhất đất nước.
B. Các nước ở khu vực Đông Bắc Á bắt tay xây dựng và phát triển nền kinh tế và đã đạt được những
thành tựu quan trọng, bộ mặt đất nước được đổi mới.
C. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều nằm trong tình trạng kinh tế thấp kém, chính trị bất
ổn định.
D. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội và đã
đạt được những thành tựu to lớn.
Câu 21. Thực chất của cuộc nội chiến 1946 - 1949 ở Trung Quốc là gì?
A. Là cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Trung Quốc.
B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nhằm lật đổ nền thống trị phong kiến lâu đời ở Trung Quốc.
C. Là cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: CNXH hay CNTB.
D. Là cuộc đấu tranh chống lại nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở Trung Quốc.
Câu 22. Điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kì đổi mới (1978 - 2000)
A. Là nền kinh tế nông - công nghiệp phát triển theo hướng tự cấp tự túc.
B. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
C. Xây dựng nền kinh tế thị trường tự do.
D. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Câu 23. Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là:
A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
B. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến tư bản trên đất Trung Hoa.
C. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải
phóng dân tộc.
D. Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội
Câu 24. Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời là do hệ quả của
A. Cuộc đối đầu Đông Tây B. Trật tự hai cực Ianta
C. Chiến tranh lạnh D. Xu thế toàn cầu hóa
Câu 25. Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất.
C. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
D. Đến thập kỉ 60 (thế ki XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
Câu 26. Một trong những thành công của Liên Xô trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950
- những năm 70) là:
A. Trở thành nước đi đầu trong các ngành công nghiệp mới như: công nghiệp điện hạt nhân, công
nghiệp vũ trụ.
B. Nước tiên phong thực hiện cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp.
C. Trở thành quốc gỉa hàng đầu thế giới về vũ khí sinh học.
D. Là quốc gỉa có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Âu.
Câu 27. Hội đồng tương trợ kinh tế là:
A. Liên minh kinh tế của các nước Tây Âu và Bắc Âu.
B. Liên minh kinh tế của các nước Đông Âu.
C. Liên minh kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
D. Liên minh kỉnh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa ờ châu Á.
Câu 28. Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã có tác động như thế nào đến tình
hình thế giới?
A. Thúc đẩy sự sụp đổ hoàn toàn của Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.
B. Phe xã hội chủ nghĩa không còn; trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn sụp đổ.
C. Mĩ - nước đứng đầu cực Tư bản chủ nghĩa, vươn lên nắm quyển lãnh đạo thế giới, xác lập trật tự thế
giới "một cực".
D. Chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang trên quy mô toàn cầu.
Câu 29. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ
bản gì để chống lại Liên Xô?
A. Tiến hành bao vây kinh tế. B. Phát động “Chiến tranh lạnh”
C. Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực. D. Tiến hành bao vây chính trị.
Câu 30. Từ năm 1946 - 1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn gì trong công cuộc khôi phục kinh
tế?
A. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm trước 9 tháng.
B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất
C. Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
D. Thành lập Liên bang cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Câu 31. Đường lối đối ngoại của nước Nga từ 1991 – 2000 là thân phương Tây, khôi phục và phát
triển mối quan hệ với các nước ở
A. Châu Á. B. Châu Phi. C. Châu Mĩ Latinh. D. Châu Âu.
Câu 32. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga là
A. quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.
B. quốc gia được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô.
C. quốc gia nắm mọi quyền hành ở Đông Âu.
D. quốc gia đứng đầu Liên bang Xô viết.
Câu 33. Vì sao Liên Xô phải tiến hành khôi phục kinh tế những năm những 1945–1950?
A. Tiếp tục xây dựng CNXH đã bị gián đoạn từ năm 1941.  
B. Xây dựng nền kinh tế mạnh để cạnh tranh với Mĩ.
C. Đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
D. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới.
Câu 34. Năm 1957 lịch sử nhân loại ghi nhận Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới
A. chế tạo thành công bom nguyên tử. B. chế tạo thành công tên lửa hạt nhân.
C. đưa con người thám hiểm Mặt trăng. D. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Câu 35. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay là
A. đối tác chiến lược toàn diện. B. quan hệ song phương.
C. hỗ trợ phát triển kinh tế. D. hỗ trợ phát triển quân sự.
Câu 36: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính
sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng
A. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
B. Nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
C. Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.
D. Xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.
Câu 37: Trật tự thế giới mới được hình thành ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trật tự hai cực Ianta. B. trật tự thế giới đơn cực.
C. trật tự thế giới đa cực. D. trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn.
Câu 38: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), Nhật Bản thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Trung Quốc.
D. Liên Xô.
Câu 39. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), khu vực nào dưới đây thuộc phạm vi ảnh hưởng
của Liên Xô?
A. Đông Âu, Đông Đức, Đông Béc Lin, bắc Triều Tiên
B. Tây Âu, Tây Đức, Tây Béc Lin, Nam Triều Tiên, Nhật
C. Đông Nam Á, Đông Béc Lin, bắc Triều Tiên
D. Tây Đức, Đông Béc Lin, bắc Triều Tiên
Câu 40. Những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế
giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mở đầu cho cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô.
B. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
C. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới sau chiến tranh.
D. Đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ.
Câu 41. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc địa của
A. các nước đế quốc châu Âu.
B. các nước đế quốc châu Mĩ.
C. các nước đế quốc Âu – Mĩ.
D. phát xít Nhật.
Câu 42. Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là
A. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Xingapo.
B. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Xingapo.
C. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Inđônêxia.
D. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Brunây.
Câu 43. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á?
A. Các quốc gia cần hợp tác phát triển kinh tế sau khi giành được độc lập.
B. Nhu cầu hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
C. Xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế có hiệu quả.
D. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam bước vào giai đoạn kết thúc.
Câu 44. “Phương án Maobattơn” mà thực dân Anh thực hiện ở Ấn Độ có nội dung như cơ bản là
A. chia Ấn Độ thành hai quốc gia độc lập trên cơ sở tôn giáo.
B. chia Ấn Độ thành ba quốc gia độc lập.
C. chia Ấn Độ thành ba quốc gia tự trị trên cơ sở tôn giáo.
D. chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị trên cơ sở tôn giáo.
Câu 45. Chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN
A. lấy phát triển sản xuất làm chỗ dựa.
B. lấy thị trường ngoài nước làm chỗ dựa.
C. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa.
D. lấy nguồn vốn trong nước làm chỗ dựa.
Câu 46. Do hoạt động ngoại giao của Quốc vương N. Xihanuc, ngày 9/11/1953 Pháp đã kí hiệp ước
A. trao trả độc lập hoàn toàn cho Campuchia.
B. trao trả độc lập cho Campuchia nhưng Pháp vẫn chiếm đóng đất nước này.
C. trao quyền tự trị cho Campuchia.
D. tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.
Câu 47. Đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, ở khu vực Đông Nam Á diễn ra tình hình nổi bật là
A. tất cả các quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập.
B. hầu hết các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập.
C. các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.
D. các nước tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO).
Câu 48. Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ
độc lập vì
A. thực dân Pháp xâm lược trở lại.
B. quân phiệt Nhật Bản xâm lược trở lại.
C. Mĩ và Hà Lan xâm lược trở lại.
D. thực dân Âu - Mĩ trở lại xâm lược.
Câu 49. Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản được xác định trong Hiệp ước Bali (2.1976)?
A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc của nhau.
C. không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực đối với nhau.
D. Mọi quyết định của tổ chức phải được nhất trí của các nước thành viên.
Câu 50. Từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, nhóm các nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến
lược kinh tế hướng ngoại là do
A. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh lan rộng đến khu vực.
B. tầng lớp nhân dân trong nước biểu tình phản đối yêu cầu thay đổi.
C. chiến lược kinh tế hướng nội bộc lộ nhiều hạn chế.
D. xu thế hợp tác giữa các nước trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Câu 51. Để tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo, Ấn Độ đã
A. thực hiện biện pháp đẩy mạnh sản xuất ra nhiều máy móc hiện đại trong nông nghiệp.
B. áp dụng các kĩ thuật canh tác mới trong nông nghiệp.
C. tiến hành cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
D. thực hiện lai tạo nhiều giống lúa mới có năng suất cao.
Câu 52. Ý nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản trong chiến lược kinh tế hướng ngoại của
nhóm năm nước sáng lập ASEAN trong những năm 60-70 thế kỉ XX?
A. Các nước ASEAN tiến hành “mở cửa” nền kinh tế.
B. Các nước ASEAN lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
C. Các nước ASEAN tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
D. Các nước ASEAN thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài.
Câu 53. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng
dân tộc ở các nước Á, Phi, Milatinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai).
B. Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trên thế giới.
C. Làm căng thẳng thêm cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ.
D. Làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
Câu 54. Nguyên nhân quyết định đưa đến thắng lợi của nhân dân Việt Nam và Lào trong cuộc đấu
tranh giành độc lập năm 1945 là
A. có thời cơ thuận lợi – Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.
B. tình đoàn kết của nhân dân hai nước.
C. truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của các dân tộc.
D. vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 55. Điều kiện tiên quyết nhất đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là các quốc gia
thành viên đều
A. có nền kinh tế phát triển.
B. đã giành được độc lập.
C. có chế độ chính trị tương đồng.
D. có nền văn hóa dân tộc đặc sắc.
Câu 56. Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trở thành các quốc gia độc lập.
B. trở thành khu vực năng động và phát triển.
C. trở thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
D. thành lập tổ chức ASEAN, đẩy mạnh hợp tác trong khu vực.
Câu 57. Cơ hội của Việt Nam khi tham gia tổ chức ASEAN là
A. hội nhập, giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới về mọi mặt.
B. tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.
C. có điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển.
D. có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý kinh tế của các nước phát triển trên thế giới.
Câu 58. Trong quá trình đổi mới, Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ công cuộc xây dựng đất nước
của Ấn Độ và Trung Quốc ?
A. Đẩy mạnh cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo.
B. Đẩy mạnh cuộc “Cách mạng chất xám” để trở thành nước xuất khẩu phần mềm.
C. Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật trong xây dựng đất nước.
D. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên.
Câu 59. Việc thực dân Anh đưa ra  phương án Maobattơn đã chứng tỏ
A. thực dân Anh đã chấm dứt việc cai trị và bóc lột Ấn Độ.
B. thực dân Anh đã nhượng bộ trong quá trình cai trị ở Ấn Độ
C. cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn.
D. thực dân Anh muốn thay đổi phương án cai trị để xoa dịu mâu thuẫn dân tộc.
Câu 60. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 có ý nghĩa như thế nào?
A. Cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành, kỉ nguyên độc lập tự do, xây
dựng chủ nghĩa xã hội đã bắt đầu.
B. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã làm cho ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội lan rộng khắp
toàn cầu.
C. Trung Quốc đã hoàn thành cách mạng Xã hội chủ nghĩa, kỉ nguyên xây dựng chủ nghĩa Cộng sản đã
bắt đầu.
D. Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho sự phát triển của tư tưởng dân chủ tư sản
trên khắp toàn Trung Quốc.
Câu 61. Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của Đường lối chung là:
A. Lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.
B. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.
C. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.
D. Đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.
Câu 62. Điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kì đổi mới (1978 - 2000)
A. Là nền kinh tế nông - công nghiệp phát triển theo hướng tự cấp tự túc.
B. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
C. Xây dựng nền kinh tế thị trường tự do.
D. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Câu 63. Từ thập niên 60 của thế kỉ XX trở đi, ở Châu Á xuất hiện bốn con rồng kinh tế là:
A. Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Malaysia
B. Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Hồng Kông
C. Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapo, Malaysia
D. Trung Quốc, Đài Loan, Singapo, Malaysia
Câu 64. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc nổ ra là do:
A. Đảng cộng sản phát động.
B. Quốc dân Đảng phát động có sự giúp đỡ của Mĩ
C. Đế quốc Mĩ phát động
D. Quốc Dân đảng cầu kết với bọn phản động quốc tế.
Câu 65. Thành tựu của kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh ờ Liên Xô (1945- 1950)?
A. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp năm 1950 đạt mức sản lượng năm 1940.
B. Sản lượng nông nghiệp, công nghiệp đểu vượt mức sản lượng năm 1940.
C. Sản lượng cổng nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chỉến tranh (năm 1940).
D. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp đều tăng 73%.
Câu 66. Vị trí của nền kinh tế Liên Xô trong những năm 1950 đến nửa đầu những năm 70?
A. Liên Xô là siêu cường kinh tế duy nhất.
B. Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ hai ờ châu Âu.
C. Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới.
D. Liên Xô là một nước có nền nông nghiệp hiện đại nhất thế giới.
Câu 67. I-u-ri Ga-ga-rin là ai?
A. Là người đầu tiên thám hiểm Mặt Trăng.
B. Là nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất
C. Là người đầu tiên thám hiểm sao Hỏa.
D. Là người đã thiết kế - chế tạo thành công vệ tinh nhân tạo Spút-ních.
Câu 68. Tổ chức “Hiệp ước phòng thủ Vac-sa-va” là:
A. Một liên minh chính trị giữa các nước Xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
B. Một liên minh quân sự giữa các nước Xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
C. Một liên minh chính trị - quân sự giữa các nước Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
D. Một liên minh kinh tế - chính trị giữa các nước Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
Câu 69. Năm 1949 dã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?
A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. Liên Xô chế tạo thành công bom hạt nhân
C. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “chiến tranh lạnh” của Mĩ.
D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu 70. Quốc gia nào đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Liên Xô.
B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
D. Mĩ.
Câu 71. Sau năm 1945 Liên Xô thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?
A. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ
nghĩa.
B. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước tư bản chủ
nghĩa.
C. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai và giúp đỡ các nước xã hội
chủ nghĩa.
D. Bảo vệ hòa bình thế giới, đà áp phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 72. Thành tựu khoa học – kĩ thuật nào của Liên Xô có ý nghĩa mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ
trụ của loài người?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.     
B. Phóng thành công tàu vũ trụ.
C. Đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.
D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vòng quanh trái đất.
Câu 73. Tháng 12-1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định nước Nga theo thể chế
nào?
A. Tổng thống liên bang.
B. Dân chủ tư sản.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 74. Nguyên nhân khách quan nào dẫn tới sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước
Đông Âu?
A. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở ngoài nước.
B. Phạm nhiền sai lầm trong cải tổ.
C. Không bắt kịp bước phát triển của KH-KT.
D. Thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Câu 75. Điểm giống nhau cơ bản trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và cuộc cải cách mở cửa ở TQ là
A. Thực hiện đa nguyên đa đảng để cùng lãnh đạo đất nước.
B. Thực hiện đổi mới đồng bộ và toàn diện về kinh tế, xã hội.
C. Chú trọng đổi mới chính trị và xã hội.
D. Tiến hành khi đất nước khủng hoảng.
Câu 76. Bài học kinh nghiệm mà Việt Nam rút ra được từ sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và
Đông Âu là gì?
A. Kiên định con đường XHCN.
B. Nhà nước nắm toàn bộ nền kinh tế.
C. Thừa nhận chế độ đa nguyên đa đảng.
D. Cải cách kinh tế và chính trị triệt để.
Câu 77: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
gì?
A. Được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại
trận.
B. Là trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
C. Có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
D. Được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại
trận và các dân tộc thuộc địa.
Câu 78: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là nhiệm vụ chính của
A. Liên minh châu Âu
B. Hội nghị I-an-ta.
C. tổ chức ASEAN.
D. Liên hợp quốc.
Câu 79. Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta là:
A. đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.
B. thỏa thuận việc giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương.
C. thỏa thuận phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
D. các nước phát xít Đức, Italia kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh.
Câu 80. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), khu vực nào dưới đây thuộc phạm vi ảnh hưởng
của Mĩ?
A. Đông Âu, Đông Đức, Đông Béc Lin, bắc Triều Tiên
B. Tây Âu, Tây Đức, Tây Béc Lin, Nam Triều Tiên, Nhật
C. Đông Nam Á, Đông Béc Lin, bắc Triều Tiên
D. Tây Đức, Đông Béc Lin, bắc Triều Tiên
Câu 81. Khác với châu Á và châu Phi, từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh đã sớm giành được
độc lập dân tộc từ tay thực dân
A. Anh và Hà Lan. B. Pháp và Tây Ban Nha.
C. Anh và Mĩ. D. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Câu 82. Chế độ độc tài Batixta được thiết lập ở Cuba năm 1952 là
A. chế độ độc tài chuyên chế. B. chế độ độc tài thân Mĩ.
C. tay sai của thực dân Anh. D. tay sai của thực dân Bồ Đào Nha.
Câu 83. Phong trào đấu tranh vũ trang ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến
A. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai bị xóa bỏ hoàn toàn.
B. hệ thống thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sụp đổ hoàn toàn.
C. chính quyền dân chủ tư sản ở nhiều nước bị lật đổ, các nhà nước vô sản được thiết lập.
D. chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
Câu 84. Trước thế kỉ XIX, các nước ở Mĩ Latinh chịu sự thống trị của những đế quốc nào?
A. Bồ Đào Nha và Mĩ. B. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C. Anh và Hà Lan. D. Tây Ban Nha và Pháp.
Câu 85. Kẻ thù của nhân dân các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chế độ phân biệt chủng tộc. B. chủ nghĩa thực dân cũ.
C. chủ nghĩa thực dân mới. D. giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 86. Mĩ Latinh được gọi là “lục địa bùng cháy” từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì
A. ở đây thường xuyên xảy ra cháy rừng.
B. ở đây có nhiều núi lửa hoạt động.
C. cách mạng Cuba bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực này.
D. khởi nghĩa vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực này.
Câu 87. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là
A. Chủ nghĩa Apác thai B. Chủ nghĩa thực dân cũ
C. Chủ nghĩa thực dân mới D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới
Câu 88. Sự kiện Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) có ý nghĩa như thế nào?
A. Đánh dấu sự chấm dứt của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi.
B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
C. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới.
D. Đánh dấu sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 89. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai chịu ảnh hưởng
nhiều nhất của các nước nào ở châu Á?
A Việt Nam, Lào, Campuchia. B. Trung Quốc, Ấn độ.
C. Việt Nam, Trung Quốc. D. Trung Quốc, Ấn Độ và Philíppin.
Câu 90. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc vì
A chế độ phân biệt chủng tộc do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng.
B. chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của CNTD.
C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là con đẻ của CNTD
D. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có quan hệ mật thiết với CNTD
Câu 91:  Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh không diễn ra dưới hình thức nào?
A. Đấu tranh vũ trang.  B. Đấu tranh nghị trường.
C. Bãi công chính trị. D. Đấu tranh ngoại giao.
Câu 92: Kết quả to lớn từ cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh trong những năm 60 - 80
của thế kỉ XX là gì?
A. Nhiều nước Mĩ Latinh giành được độc lập thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha
B. Làm cho các nước Mĩ Latinh bị phụ thuộc, trở thành sân sau của đế quốc Mĩ
C. Chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân chủ được thiết lập ở nhiều nước Mĩ Latinh.
D. Các nước Mĩ Latinh vươn lên, phát triển nhanh chóng và trở thành các nước công
Câu 93:  Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ
Latinh”?
A. Áchentina B. Chilê C. Nicaragoa D. Cuba
Câu 94:  Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh là ai?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc.        B. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
C. Chủ nghĩa thực dân cũ. D. Giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 95:  Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng
cháy”?
A. Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi
B. Cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra liên tục
C. Đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ
D. Phong trào đấu tranh có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội với nhiều hình thức phong phú
Câu 96:  Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào cách mạng ở các nước Mĩ Latinh những năm
60-80 của thế kỉ XX là gì?
A. Đấu tranh ngoại giao.        B. Đấu tranh vũ trang.
C. Đấu tranh chính trị.                  D. Bất hợp tác.
Câu 97: Tại sao năm 1961, Mĩ lại đề xướng việc tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” và lôi kéo các nước
Mĩ Latinh tham gia?
A. Để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội
B. Để củng cố ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực
C. Để biến Mĩ Latinh thành “sân sau”
D. Để ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba (1959)
Câu 98: Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh với châu Á và châu
Phi đầu thế kỉ XIX?
A. Kẻ thù B. Phương pháp đấu tranh
C. Lực lượng tham gia D. Kết quả
Câu 99:  Sự khác biệt căn bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi với Mĩ Latinh sau chiến
tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, khu vực Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa
thực dân mới.
B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ La-tinh là giai cấp tư sản dân tộc.
C. Hình thức đấu tranh ở Châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang, Mĩ La-tinh là đấu tranh chính trị.
D. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa
thực dân cũ.
Câu 100: Nước cộng hòa Cuba được thành lập (1959) là kết quả của cuộc đấu tranh chống
A. Chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Chế độ độc tài tay sai thân Mỹ.
C. Chủ nghĩa ly khai thân Mỹ.
D. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
Câu 101:  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thực hiện hành động gì tại khu vực Mĩ Latinh?
A. Can thiệp sâu vào tình hình kinh tế - chính trị các nước Mĩ Latinh.
B. Thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ.
C. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh trở thành đồng minh của Mĩ.
D. Đem quân sang chiếm đóng và đàn áp phong trào đấu tranh tại Mĩ Latinh.
Câu 102: Cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba chống chế độ độc tài Batixta thắng lợi
A.  Là mốc đánh dấu sự phát triển của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở khu vực Mỹ latinh.
B. Chứng tỏ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới ở khu vực Mỹ latinh đã giành thắng lợi
hoàn toàn.
C. Chứng tỏ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ ở khu vực Mỹ latinh đã giành thắng lợi hoàn toàn.
D. Là mốc đánh dấu sự phát triển của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ ở khu vực Mỹ latinh.
Câu 103: Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” bởi vì
A. Có 17 nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.
B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.
C. Tất cả các nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.
D. Châu Phi là lục địa mới trỗi dậy.
Câu 104: Sự kiện nào là mốc đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi?
A. Angiêri giành được độc lâp (1962)
B. “Năm châu Phi” (1960)
C. Môdămbích, Ănggôla giành được độc lập (1975)
D. Nam Rôđêdia giành được độc lập (1980)
Câu 105: Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã là
A. Năm 1952 nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pharúc.
B. Năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập (Năm châu Phi).
C. Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla.
D. Năm 1990 Cộng hòa Namibia tuyên bố độc lập.
Câu 106: Năm 1975 có ý nghĩa đặc biệt với châu Phi vì
A. Cơ bản chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.  
B. Nenxon Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên.
C. Chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai.
D. Có 17 quốc gia lần lượt tuyên bố độc lập.
Câu 108: Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi?
A. J. Nêru B. M. Gandi
C. Phiđen cátxtơrô D. Nenxơn Manđêla
Câu 109: Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) đánh dấu sự kiện lịch sử gì?
A. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ
B. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới
C. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới
D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi
Câu 110: Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) sụp đổ ở Nam Phi đã chứng tỏ điều gì?
A. Hình thức chủ nghĩa thực dân kiểu mới bắt đầu vào khủng hoảng, suy yếu.
B. Một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.
C. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ bị tan rã hoàn toàn.
D. Cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội đã hoàn thành ở châu Phi.
Câu 111: Đối tượng đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh
thế giới thứ hai là
A. chế độ phong kiến.             B. chế độ nô lệ.
C. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.          D. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
Câu 112: Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh
thế giới 2 là gì?
A. Chiến tranh cách mạng.          B. Khởi nghĩa vũ trang.
C. Đấu tranh nghị trường.     D. Chính trị- ngoại giao.
Câu 113: Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là
A. Kinh tế- xã hội phát triển ổn định
B. Hầu hết vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định
C. Kinh tế có bước phát triển nhưng chính trị bất ổn
D. Chính trị ổn định nhưng kinh tế lại lạc hậu
Câu 114: Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), châu Phi được mệnh danh là “Lục địa
mới trỗi dậy”?
A. Do đây là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp, Mĩ
B. Do phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước châu Phi đã giành được độc lập
C. Do cơn bão táp cách mạng chống chủ nghĩa thực dân bùng lên và giành thắng lợi sau một thời gian
dài diễn ra yếu ớt
D. Do làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở đây
Câu 115: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được gọi là “Lục địa trỗi dậy” vì?
A. Là “lá cờ đầu” trong phong trào đầu tranh chống đế quốc Pháp và Mĩ
B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ
C. Phong trào công dân diễn ra sôi nổi
D. Phong trào đấu tranh chống chế độc tài thân Mĩ phát triển
Câu 116: Điều kiện khách quan có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc châu Phi phát triển mạnh sau
chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta. B. Các thế lực đế quốc thực dân Anh, Pháp suy yếu.
C. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô. D. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 117: Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã có tác động trực tiếp đến phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) B. Hiệp định Giơnevơ (1954)
C. Hiệp định Pari (1973) D. Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân (1975)
Câu 118: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào
phong trào giải phóng dân tộc?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân
B. Cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc là sự tiếp nối của phong trào giải phóng dân tộc
C. Nó là sự áp bức, kì thị của người da trắng với người da màu
D. Nó lật đổ quyền thống trị của thực dân da trắng ở Nam Phi
Câu 119: Nhận xét nào dưới đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Xóa bỏ được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới.
B. Diễn ra liên tục, sôi nổi với các hình thức đấu tranh khác nhau.
C. Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của các chính đảng vô sản.
D. Bùng nổ sớm nhất và phát triển mạnh tại khu Nam Phi.
Câu 120: Năm 1960, 17 nước châu Phi được trao trả độc lập khởi nguồn từ sự kiện nào?
A. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) B. Hiệp định Giơnevơ (1954)
C. Tuyên bố “Phi thực dân hóa” (1960) D. Sự thành lập Phong trào không liên kết (1955)
Câu 121: Tuyên bố “Phi thực dân hóa” của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã có tác động như thế nào
đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
A. Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi.
C. Tạo điều kiện để nhân dân đứng lên lật đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa ở châu Phi.
D. 17 nước châu Phi giành độc lập năm 1960 ( “Năm châu Phi”).
Câu 122: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?
A. Bắc Phi B. Trung Phi C. Nam Phi D. Đông Phi
Câu 123: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi bùng nổ sớm nhất ở
quốc gia nào?
A. An-giê-ri B. Ai Cập C. Nam Phi            D. Xu-đăng
Câu 124: Tháng 11 -1993, Hiến pháp mới của Cộng hòa Nam Phi được thông qua đã
A. Chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai.
B. Xóa bỏ hệ thống chính quyền cai trị của người da trắng.
C. Đưa Nenxon Mađêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên.
D. Lật đổ ách cai trị trong nhiều thế kỷ của thực dân Anh.

You might also like