You are on page 1of 8

Câu 1: Chính sách ngoại giao của Liên Xô trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XX

đã đưa tới nhiều tác động tích cực, ngoại trừ việc
A. tạo nên những biến đổi nhiều mặt, có lợi cho nhân dân Liên Xô.
B. khẳng định uy tín và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
C. giải quyết được mâu thuẫn giữa Liên Xô và các nước phương Tây.
D. góp phần giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.
Câu 2: Tại sao Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga
tuy cùng một chính Đảng lãnh đạo nhưng lại có sự khác biệt về tính chất của cách
mạng?
A. Do nội bộ Đảng Bônsêvích ngày càng phân hóa mạnh mẽ.
B. Do liên minh công - nông đã mở rộng hơn trước.
C. Do mục tiêu và nhiệm vụ của mỗi cuộc cách mạng đặt ra.
D. Do vai trò của quần chúng nhân dân thay đổi.
Câu 3: Sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX
là gì?
A. Quy mô và tính ác liệt của chiến tranh.
B. Tác động tới tình hình thế giới sau chiến tranh.
C. Thành phần tham gia cuộc chiến tranh.
D. Sự thay đổi về tính chất của cuộc chiến tranh.
Câu 4: Để gây tiếng vang trong nước, thức tỉnh đồng bào, Việt Nam Quang phục
hội đã bí mật cử người về nước để
A. tuyên truyền lí luận cách mạng trong quần chúng nhân dân.
B. trừ khử những tên thực dân, tay sai có nợ máu với quần chúng.
C. rèn luyện cán bộ, hội viên trong phong trào yêu nước.
D. tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi quyền lợi.
Câu 5: Theo Phan Châu Trinh, điều kiện tiên quyết để Việt Nam tiến tới độc lập là
A. đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước.
B. đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại.
C. bạo động vũ trang chống Pháp và tay sai.
D. kêu gọi sự ủng hộ và giúp đỡ của Nhật Bản.
Câu 6: Những chuyển biến về kinh tế và xã hội trong hai cuộc khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có mối quan hệ với nhau như thế
nào?
A. Chuyển biến về kinh tế chỉ dẫn tới tác động xấu về mặt xã hội.
B. Chuyển biến về kinh tế chỉ dẫn tới tác động tích cực về mặt xã hội.
C. Mọi chuyển biến về xã hội đều kìm hãm sự phát triển kinh tế.
D. Những chuyển biến về kinh tế kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.
Câu 7: Mối quan hệ giữa các nước thành viên của Liên hợp quốc được xây dựng
dựa trên nền tảng
A. tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết.
B. tôn trọng quyền độc lập và tự quyết.
C. tôn trọng quyền bình đẳng và tự chủ.
D. tôn trọng quyền tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ.

1
Câu 8: Điểm hạn chế từ những quyết định của Hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế
giới thứ hai?
A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.
B. Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chỉ phục vụ lợi ích
của các cường quốc thắng trận.
C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận.
D. Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này.
Câu 9: Theo Hiến pháp tháng 12/1993, Tổng thống Liên bang Nga được bầu như
thế nào?
A. Hạ viện bầu ra. B. Đại biểu các nước cộng hoà bầu ra.
C. Dân bầu trực tiếp. D. Thượng viện bầu ra.
Câu 10: Đâu không phải là lý do khiến Nga chuyển từ chính sách định hướng Đại
Tây Dương sang định hướng Âu - Á ?
A. Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa.
B. Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng.
C. Do chính sách định hướng Đại Tây Dương thực hiện không hiệu quả.
D. Do lãnh thổ Nga ở khu vực châu Á kinh tế phát triển năng động.
Câu 11: Trong năm 1945, tận dụng thời cơ phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh,
những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã giải phóng phần lớn lãnh thổ?
A. Miến Điện, Inđônêxia, Philippin. B. Miến Điện, Mã Lai, Philíppin.
C. Miến Điện, Mã Lai, Brunây. D. Miến Điện, Mã Lai, Xingapo
Câu 12: Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các
nước Mĩ Latinh vì
A. đã làm sụp đổ tổ chức Liên minh vì tiến bộ do Mĩ thành lập.
B. đã làm phá sản âm mưu biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.
C. Cuba là nước đầu tiên trong khu vực lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ.
D. Cuba là nước đầu tiên trong khu vực lật đổ nền thống trị thực dân cũ.
Câu 13: Việc thực dân Anh giúp Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam ngay sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhằm mục đích chủ yếu nào?
A. Lôi kéo Pháp trở thành đồng minh chiến lược.
B. Ngăn chặn ảnh hưởng của đế quốc Mĩ ở châu Á.
C. Ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam.
D. Liên minh với Pháp để cùng thống trị Việt Nam.
Câu 14: Đâu không phải là lí do để giải thích: Từ 1967-1975, ASEAN là tổ chức
lỏng lẻo, non trẻ, liên kết về chính trị là chủ yếu?
A. Không có nét tương đồng về sự phát triển kinh tế và văn hoá giữa các thành
viên sáng lập ASEAN.
B. Cục diện căng thẳng của Chiến tranh lạnh chi phối.
C. Các nước Đông Nam Á giành độc lập ở các thời điểm khác nhau.
D. Quan hệ giữa các nước sáng lập ASEAN và Đông Dương căng thẳng.
Câu 15: Điểm chung trong chính sách đối ngoại giữa Tây Âu và Nhật Bản trong
những thập niên cuối thế kỷ XX là gì?
A. Mở rộng quan hệ đối ngoại. B. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. D. Hướng đến khu vực châu Phi.
2
Câu 16: Từ sau năm 1991 đến năm 2000, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới một
cực trong hoàn cảnh nào sau đây?
A. Nhiều quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
B. Mĩ xây dựng được hệ thống căn cứ quân sự ở tất cả các nước.
C. Mĩ đã kiểm soát được tất cả các liên minh kinh tế - chính trị - quân sự khu vực.
D. Mĩ là trung tâm kinh - tế tài chính duy nhất của thế giới.
Câu 17: Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) không có điểm chung nào sau đây?
A. Là những tổ chức liên kết khu vực thành công trên thế giới.
B. Nhằm hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
C. Bắt đầu trên cơ sở liên kết kinh tế, có tổ chức tiền thân.
D. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của các nước thành viên.
Câu 18: Nhân tố chủ yếu chi phối sự biến đổi mối quan hệ Mĩ - Nhật Bản sau
chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Sự tương đồng về hệ tư tưởng. B. Sự tương đồng về kinh tế.
C. Lợi ích quốc gia dân tộc. D. Sự lớn mạnh của phong trào giải phóng
dân tộc.
Câu 19: Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh trong bối
cảnh quan hệ quốc tế như thế nào?
A. Mĩ và Liên Xô suy yếu về mọi mặt.
B. Xu thế hoà bình và đối thoại ngày càng chiếm ưu thế.
C. Tây Âu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ.
D. Các nước Á, Phi, Mỹ Latinh giành được độc lập.
Câu 20: Một trong những nhân tố đã và đang giúp cho Chủ nghĩa tư bản hiện đại
tạo ra những nguồn lực bên ngoài để thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển là
A. xu hướng toàn cầu hoá về kinh tế. B. nhu cầu hợp tác, liên kết khu vực.
C. khả năng tự điều chỉnh để thích nghi. D. sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Câu 21: Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, một trong những mâu thuẫn mới bắt
đầu xuất hiện trong quan hệ quốc tế là
A. mâu thuẫn về vấn đề sắc tộc và tôn giáo giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ.
B. mâu thuẫn giữa các nước xung quanh việc thiết lập một trật tự thế giới mới.
C. mâu thuẫn về hệ ý thức, hệ tư tưởng giữa các cực trong trật tự thế giới mới.
D. mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển.
Câu 22: Lí luận giải phóng dân tộc không được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong tờ
báo
A. Nhân đạo. B. An Nam trẻ. C. Người cùng khổ. D. Thanh
niên.
Câu 23: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Đông Dương Cộng sản đảng, An
Nam Cộng sản đảng đều
A. có cơ quan ngôn luận. B. có chi bộ Đảng đầu tiên.
C. có mâu thuẫn nội bộ. D. thực hiện vô sản hóa.
Câu 24: Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng
sâu sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này
A là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
3
B. giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nông dân.
C. lật đổ được sự thống trị của tư sản và phong kiến.
D. giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga.
Câu 25: Mục đích tìm hiểu văn minh, sức mạnh phương Tây của Nguyễn Tất
Thành có nét độc đáo gì so với cụ Phan Chu Trinh?
A. Trực tiếp khảo sát các cuộc cách mạng để nâng cao trí tuệ, mở rộng thế giới
quan.
B. Tìm và học cái mới mà dân tộc chưa có và xem đó là chỗ dựa là cứu cánh.
C. Tìm hiểu giá trị thật của cái mới và cái ẩn đằng sau nó.
D. Thấu hiểu được sự tương đồng và khác biệt giữa triết lí phương Đông và
phương Tây.

Câu 26: Nhận định nào là chính xác về đặc điểm hình thành và phát triển của giai
cấp công nhân Việt Nam?
A. Ra đời muộn hơn so với giai cấp khác trong xã hội thuộc địa nữa phong kiến.
B. Đều xuất thân từ nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân
tộc. C. Phải chịu ba tầng áp bức bóc lột của thực dân, địa
chủ phong kiến và đế quốc. D. Đa dạng về nguồn
gốc xuất thân nhưng không có sự phân hoá trong thành phần.
Câu 27: Sự phát triển về tư tưởng của tư sản Việt Nam giai đoạn 1925 - 1930 so
với giai đoạn 1919 - 1925 được biểu hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Chú trọng lôi kéo quần chúng công nông.
B. Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp.
C. Chú trọng tuyên truyền lí luận cách mạng.
D. Nhận thức được yêu cầu của lịch sử dân tộc.
Câu 28: Có nhiều lí do để khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước
ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam ngoại trừ việc
A. chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng ở Việt Nam.
B. đánh dấu phong trào công nhân trở thành phong trào tự giác.
C. là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho những bước phát triển tiếp theo.
D. đánh dấu khối liên minh công - nông được hình thành trên thực tế.
Câu 29: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản
Việt Nam được thể hiện chủ yếu trong việc xác định
A. phương pháp cách mạng. B. nội dung của cách mạng tư sản
dân quyền.
C. mối quan hệ với cách mạng thế giới. D. lãnh đạo cách mạng.
Câu 30: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925) và Việt Nam Quốc dân đảng
(1927) có sự giống nhau về
A. khuynh hướng chính trị. B. lực lượng tham gia
C. phương pháp đấu tranh. D. động cơ cách mạng.
Câu 31: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1925
A. là tiền đề cho sự xuất hiện các tổ chức cách mạng.
B. tập trung vào nhiệm vụ đánh đổ đế quốc và tay sai.
4
C. chịu sự chi phối của hệ tư tưởng cách mạng vô sản.
D. mang tính thống nhất cao do công nhân làm nòng cốt.
Câu 32: Hình thức mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của Việt Nam là
A. Hội phản đế đồng minh Đông Dương. B. Hội Liên hiệp quốc dân Việt
Nam.
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng
minh.
Câu 33: Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1936
- 1939 là
A. chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương.
B. hệ thống tổ chức của Đảng và quần chúng chưa được phục hồi.
C. chính quyền thực dân ở Đông Dương đẩy mạnh khai thác thuộc địa.
D. có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng.
Câu 34: Nguyên nhân nào là quyết định làm cho phong trào cách mạng 1930 -
1931 ở Việt Nam đã nhằm được trúng hai kẻ thù chính là thực dân Pháp và phong
kiến?
A. Do mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp phát triển gay gắt.
B. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
C. Do Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo phong trào.
D. Do thực dân Pháp tiến hành khủng bố những người yêu nước Việt Nam.
Câu 35: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, khởi nghĩa tại các đô thị thắng
lợi có ý nghĩa quyết định nhất vì đây là nơi
A. có đông đảo quần chúng nhân dân được giác ngộ cách mạng.
B. tập trung các cơ sở chính trị và kinh tế của kẻ thù.
C. đặt cơ quan đầu não chỉ huy của lực lượng cách mạng.
D. tập trung nhiều nhất lực lượng thực dân và tay sai.
Câu 36: Thực chất của cặp sự kiện 9/3/1945 và 12/3/1945 là chỉ mối quan hệ giữa
A. Nhật đảo chính Pháp và thời cơ cách mạng chín muồi.
B. thời cơ cách mạng chín muồi và việc chớp thời cơ của Đảng.
C. tình thế cách mạng xuất hiện và việc chớp thời cơ cách mạng của Đảng.
D. tình thế cách mạng xuất hiện và việc tận dụng tình thế cách mạng của Đảng.
Câu 37: Ý nào sau đây thể hiện đúng vai trò của Mặt trận Thống nhất nhân dân
phản đế Đông Dương (7/1936)?
A. Đoàn kết các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
B. Tổ chức cuộc đấu tranh dân chủ công khai với nhiều hình thức phong phú .
C. Thực hiện chức năng của một chính quyền cách mạng.
D. Đưa nhân dân ta bước vào thời kì đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc.
Câu 38: Nhận xét nào sau đây là đúng về cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng
3 đến tháng 8 năm 1945) ở Việt Nam?
A. Là thời kì khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ, giành chính
quyền ở thành thị.
B. Là quá trình gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
C. Làm cho kẻ thù hoàn toàn gục ngã, thúc đẩy thời cơ cách mạng đến nhanh hơn.

5
D. Là một cuộc tập dượt vĩ đại, tạo ra đầy đủ những điều kiện chủ quan cho một
cuộc Tổng khởi nghĩa.
Câu 39: Yếu tố quyết định để Đảng Cộng sản Đông Dương tạm gác khẩu hiệu
“cách mạng ruộng đất” trong giai đoạn 1939-1945 là
A. để giải quyết quyền lợi dân tộc trước quyền lợi giai cấp.
B. nhằm lôi kéo tầng lớp đại địa chủ tham gia cách mạng.
C. để tập hợp rộng rãi các lực lượng trong mặt trận dân tộc thống nhất.
D. để phân hóa, cô lập kẻ thù tiến tới đánh đổ chúng.
Câu 40: Nội dung nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa Cách mạng
tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga?
A. Giành chính quyền ở đô thị quyết định thắng lợi.
B. Là cuộc cách mạng bạo lực.
C. Thắng lợi bộ phận quyết định thắng lợi trên phạm vi cả nước.
D. Là cuộc cách mạng vô sản.
Câu 41: Hội nghị (11/1939) và hội nghị (5/1941) của Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm khác biệt là
A. chủ trương giải quyết quyền tự quyết dân tộc
B. chủ trương đoàn kết các lực lượng dân tộc
C. việc giải quyết quyền lợi ruộng đất cho nông dân
D. việc xác định hình thức chính quyền cách mạng
Câu 42: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của việc giải quyết những
khó khăn về tài chính - văn hóa ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn.
B. Bước đầu thể hiện được tính ưu việt của chế độ mới.
C. Chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc.
D. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam.

Câu 43: Đảng, Chính phủ Việt Nam chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa
Dân quốc sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì chúng
A. chỉ bắt nhân dân ta phải tiêu tiền quan kim, quốc tệ.
B. không có âm mưu tiêu diệt chính quyền mà ta mới thiết lập.
C. không công khai ra mặt chống phá chính quyền cách mạng.
D. không đủ khả năng thủ tiêu thành quả của cách mạng Việt Nam.
Câu 44: Nội dung nào sau đây là điểm khác của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
so với chiến dịch Biên giới thu đông (1950)?
A. Làm phá sản một kế hoạch quân sự của thực dân Pháp.
B. Kết hợp chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
C. Tiến công bao vây, chia cắt địch.
D. Loại khỏi vòng chiến đấu toàn bộ quân địch.
Câu 45: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam không có
điểm khác biệt nào về ý nghĩa so với các chiến dịch trước đó?
A. Làm thất bại ý chí xâm lược của Pháp.
B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh.
C. Quyết định đến thắng lợi của mặt trận ngoại giao.
6
D. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch quân sự của Pháp.
Câu 46: Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc ta “lấy ít địch nhiều, lấy
yếu thắng mạnh, lấy chính nghĩa thắng hung tàn” được thể hiện rõ nhất qua nội
dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng (1946 -1954)?
A. Kháng chiến toàn dân. B. Kháng chiến trường kỳ.
C. Kháng chiến toàn diện. D. Tự lực cánh sinh.
Câu 47: Nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến” được thể hiện rõ nhất trong đường
lối ngoại giao của Đảng thời kì nào?
A. 1930 - 1931. B. 1945 - 1946. C. 1954 - 1975. D. 1939 - 1945.
Câu 48: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, đánh thắng
chiến dịch có ý nghĩa quân sự và ý nghĩa chính trị quan trọng”. (Hồ Chí Minh)
Nội dung trên phản ánh tầm quan trọng của chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của nhân dân Việt Nam?
A. Chiến dịch Bắc Tây Nguyên năm 1954.
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
D. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
Câu 49: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), đường lối
kháng chiến lâu dài là sự kế thừa truyền thống nào trong sự nghiệp chống ngoại
xâm, giữ nước của dân tộc ta?
A.Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu. B. Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn.
C. Kết hợp khéo léo quân sự với ngoại giao. D. Lấy yếu thắng mạnh.
Câu 50: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc ta “chưa giành được thắng lợi trọn
vẹn trong hiệp định Giơnevơ năm 1954” là gì?
A. Hội nghị Giơnevơ chịu tác động của xu thế hòa hoãn giữa các nước lớn và bối
cảnh của cuộc chiến tranh lạnh.
B. Các lực lượng kháng chiến của 3 nước Đông Dương đã không thể phối hợp với
nhau trong đấu tranh trên bàn đàm phán.
C. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ dù đã thua ở Điên Biên Phủ nhưng vẫn giữ lập
trường thực dân ngoan cố.
D. Chiến thắng Điện Biên Phủ chưa đủ lớn để tạo cơ sở thực lực trên mặt trận đấu
tranh ngoại giao.

…………………………………………

7
8

You might also like