You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LẦN

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1 1


ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2022 - 2023
Đề thi gồm có 6 trang MÔN: LỊCH SỬ
Mã đề 628 Thời gian làm bài 60 phút
(không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Tại sao đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Mĩ lại thực hiện chính sách hoà hoãn với
Liên Xô và Trung Quốc?
A. Mở ra mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Đe dọa các đồng minh truyền thống của Mĩ.
C. Ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
D. Chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc trên thế giới.
Câu 2: Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 1957 có ý nghĩa như thế nào?
A. chứng tỏ tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. đánh dấu bước phát triển đâu tiên về khoa học kỹ thuật của Liên Xô.
C. thành công to lớn đầu tiên trong việc chinh phục vũ trụ của loài người.
D. mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Câu 3: “Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là sự cáo chung
của chủ nghĩa xã hội” là nhận định
A. sai vì chủ nghĩa xã hội vẫn duy trì thế đối trọng với chủ nghĩa tư bản.
B. đúng vì mô hình chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới.
C. đúng vì chủ nghĩa xã hội không còn tồn tại trên toàn thế giới.
D. sai vì đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa phù hợp, chưa
khoa học.
Câu 4: Phan Châu Trinh đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam trong quá
trình cải cách xã hội?
A. “Tự lực cánh sinh”. B. “Tự lực khai hóa”.
C. “Tự do dân chủ”. D. “Tự lực, tự cường”.
Câu 5: Từ chính sách kinh tế mới của Nga năm 1921 bài học kinh nghiệm mà Việt Nam
có thể học tập trong công cuộc đổi mới hiện nay là
A. thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.
B. quan tâm đến đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ty lớn
C. chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng.
D. chỉ tập trung một số ngành kinh tế mũi nhọn.
Câu 6: Phong trào cách mạng 1930-1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước năm 1945 ở
Việt Nam có điểm tương đồng nào dưới đây?
A. Đề ra những mục tiêu và hình thức đấu tranh mới.
B. Sử dụng các hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt.
C. Tổ chức các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất.
D. Để lại bài học về xây dựng khối liên minh công-nông.
Câu 7: Việc vận dùng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1930 - 1945 được thể hiện qua luận điểm nào ?
A. Đảng Cộng sản Đông Dương luôn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

Trang 1/8 - Mã đề thi 628


B. Xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai
cấp.
C. Luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Câu 8: Ý nghĩa của phong trào công nhân đối với phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất là
A. giữ vai trò quyết định, thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển theo khuynh hướng
vô sản.
B. giữ vai trò tiên phong, thúc đẩy phong trào yêu nước chuyển sang khuynh hướng vô
sản.
C. đóng vai trò quan trọng, phong trào yêu nước phát triển theo khuynh hướng vô sản.
D. đóng vai trò trung tâm, có tác dụng thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển theo
khuynh hướng vô sản.
Câu 9: Vì sao cách mạng Trung Quốc thắng lợi lại là nhân tố làm xói mòn trật tự 2 cực
Ianta?
A. Vì Trung Quốc là nước lớn và đông dân nhất thế giới sau khi giành thắng lợi đã tham
gia đời sống chính trị thế giới tạo thế cân bắng về lực lựng giữa 2 phe tư bản chủ nghĩa và
xã hội chủ nghĩa.
B. Vì đã làm mất đi phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô ở khu vực này .
C. Vì cách mạng Trung Quốc giành thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng
dân tộc trên thế giới.
D. Vì Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc góp phần tăng cường ảnh hưởng lực lượng
của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Câu 10: Để độc chiếm thị trường Đông Dương, Pháp đánh thuế rất nặng vào hàng hóa của
các nước nào khi nhập vào thị trường Đông Dương?
A. Hàng hóa của Triều Tiên, Mông cổ. B. Hàng hóa của Ấn Độ
C. Hàng hóa của Thái Lan, Xin-ga-po. D. Hàng hóa củaTrung Quốc, Nhật Bản.
Câu 11: Sự kiện nào là mốc mở đầu đánh dấu sự “Trở về” Châu Á của Nhật Bản?
A. Học thuyết kaipu (1991). B. Học thuyết Miyadaoa (1993).
C. Học thuyết Phucưđa (1977). D. Học thuyết Hasimoto (1997).
Câu 12: Nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?
A. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc
lập,tự chủ, có nhu cầu liên minh hợp tác.
B. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.
C. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có 6 nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước.
D. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh kinh tế, chính trị để thoát khỏi
sự chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài.
Câu 13: .“Cuộc kháng chiến rất lâu dài và đau khổ, dù phải sinh bao nhiêu và thời gian
kháng chiến đến bao giờ, chú chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ
nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất. Chúng ta 20 triệu chống lại 10 vạn thực
dân. Cuộc thắng lợi của chúng ta rất được bảo đảm”. Đoạn trích trên được trích trong
văn kiện nào?
A. Thư kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp
và nhân dân các nước Đồng minh ngày 21/12/1946.
B. Tuyên ngôn của Đảng lao động Việt Nam Nam tháng 2 năm 1951.
Trang 2/8 - Mã đề thi 628
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày ngày19/12/1946.
D. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh xuất bản
tháng 3/ 1947.
Câu 14: Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm1930

A. khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu
nước.
B. phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản chuyển sang khuynh hướng vô sản.
C. khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối nhờ kinh nghiệm từ khuynh hướng tư
sản.
D. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh.
Câu 15: Điểm mới giữa Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 của Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là:
A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc.
B. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
D. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc.
Câu 16: Nhận xét nào đúng phản ánh về ý nghĩa của hiệp ước Bali tháng 2 năm 1976 của
tổ chức Asean
A. bước đầu xây dựng được mục tiêu và cơ cấu tổ chức.
B. củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước.
C. đánh dấu chấm dứt thời kỳ đối đầu căng thẳng giữa các nước.
D. mở đầu cho sự hợp tác của tất cả các nước Đông Nam Á.
Câu 17: Nghệ thuật quân sự trong cuộc chiến đấu chống Pháp của quân dân Việt Nam ở
các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946 - 1947) có nét độc đáo là gì?
A. Tiêu hao sinh lực địch tại đô thị. B. Kết hợp giữa tiến công và nổi dậy.
C. Bao vây, chia cắt, cô lập địch. D. Chủ động tấn công và chủ động rút lui.
Câu 18: Đâu là nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 ở
Đông Dương?
A. Thất bại gần kề của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Mâu thuẫn Nhật – Pháp trở nên gay gắt.
C. Phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật Bản nhiều khó khăn.
D. Nhật Bản tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít.
Câu 19: Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường vô sản mà Nguyễn Ái
Quốc xác định có ý nghĩa gì đối với sự ra đời của ĐCS VN?
A. Là sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị, tổ chức cho sự ra đời ĐCSVN.
B. Là sự chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập ĐCSVN.
C. Là sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời ĐCSVN.
D. Bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập ĐCS VN.
Câu 20: Việc thực hiện kế hoạch Mácsan đã tác động như thế nào tới cục diện các nước
Đông Âu và Tây Âu?
A. Mở màn cho cục diện Chiến tranh lạnh những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Mở màn cho quá trình hợp tác, đối thoại về kinh tế.
C. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị.
D. Tạo nên cục diện đối lập về chính trị.

Trang 3/8 - Mã đề thi 628


Câu 21: Một luận điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi vận dụng lí luận cách mạng vô
sản vào hoàn cảnh thực tiễn của các nước thuộc địa là thấy được vai trò của giai cấp
A. công nhân. B. nông dân. C. tiểu tư sản. D. tư sản.
Câu 22: Từ năm 1885 đến năm 1930 lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng kiến những hoạt
động sôi nổi, liên tục của các khuynh hướng cứu nước phong kiến và dân chủ tư sản
nhưng cuối cùng đều bị thất bại. Thực tiễn trên đã chứng tỏ
A. sự khắt khe của lịch sử trong việc quyết định con đường cứu nước.
B. Độc lập tự do không thể gắn liền với các khuynh hướng này.
C. độc lập tự do phải gắn liền với chế độ quân chủ.
D. chế độ phong kiến và dân chủ tư sản không có vai trò lịch sử.
Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến hiện tượng đầu thế kỉ XX trong khuynh hướng
cứu nước dân chủ tư sản xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách?
A. Do nhận thức khác nhau về vấn đề dân tộc - dân chủ.
B. Do ảnh hưởng của yếu tố quê hương, gia đình.
C. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa.
D. Do sự khác nhau về mức độ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản.
Câu 24: Trong cùng một hoàn cảnh thuận lợi năm 1945, nhưng ở Đông Nam Á chỉ có ba
nước Indonesia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập. Nguyên nhân quan trọng nhất là do
những nước này
A. đều có sự lãnh đạo đúng đắn sáng suốt của Đảng cộng sản.
B. có quá trình chuẩn bị cho khởi nghĩa chu đáo, kỹ lưỡng.
C. có kẻ thù thống trị bị thất bại trong chiến tranh thế giới thứ 2.
D. đã được quân đồng minh hỗ trợ để giành chính quyền.
Câu 25: Tại sao Chiến tranh lạnh chấm dứt lại mở ra chiều hướng mới để giải quyết hòa
bình các vụ tranh chấp và xung đột?
A. Liên Xô và Mĩ không còn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, các khu vực.
B. Xu thế hòa bình ngày càng được củng cố trong các mối quan hệ quốc tế.
C. Vai trò của Liên Hợp Quốc được củng cố.
D. Xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, liên kết khu vực.
Câu 26: Thực tiễn của việc xác lập trật tự thế giới trong thế kỷ XX của nhân loại chứng tỏ
A. quan hệ quốc tế là một vấn đề lớn và có những diễn biến phức tạp.
B. Các nước tư bản ở các châu lục đều giữ vai trò chi phối trật tự thế giới.
C. sự hình thành trật tự thế giới mới đều gắn liền với vai trò của Mỹ và Liên Xô
D. trật tự thế giới mới tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 27: Vì sao nói cuộc đấu tranh ngày 1/5/1930 là bước ngoặt của phong trào cách mạng
Việt Nam 1930 – 1931?
A. Cuộc đấu tranh có sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, có sự phối hợp giữa các địa
phương, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân.
B. Mục tiêu cuộc đấu tranh không chỉ đòi quyền lợi về kinh tế như tăng lương, giảm giờ
làm mà còn đòi các quyền tự do, dân chủ.
C. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ đấu tranh đòi quyền lợi cho
nhân dân trong nước mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.
D. Cuộc đấu tranh đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường,
bất khuất của nhân dân ta, buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số quyền lợi.
Câu 28: Tên gọi “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” có nghĩa là
A. Chính trị quan trọng hơn quân sự. B. Quân sự quan trọng hơn chính trị.
Trang 4/8 - Mã đề thi 628
C. Chỉ chú trọng hoạt động quân sự. D. Chỉ coi trọng hoạt động chính trị.
Câu 29: Nội dung nào phản ánh đúng và đầy đủ tính chất các cuộc kháng chiến của nhân
dân Việt nam chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945-1954 )?
A. Giữ nước và dựng nước. B. Giải phóng dân tộc.
C. Giải phóng và giữ nước. D. Bảo vệ Tổ quốc.
Câu 30: Vụ khủng bố 11 - 9 - 2001 ở Mĩ có tác động như thế nào đến tình hình thế giới
trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI?
A. Làm cho tình hình thế giới trở nên phức tạp.
B. Làm cho quan hệ giữa các nước ngày càng căng thẳng.
C. Tạo ra những cuộc nội chiến, xung đột khu vực.
D. Tạo ra cuộc chạy đua vũ trang mới trên thế giới.
Câu 31: Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
A. hình thành được đội quân chính trị hùng hậu cho cách mạng.
B. Đảng được tập duyệt trong thực tiễn đấu tranh.
C. quần chúng được tập hợp đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. Vai trò của Đảng và liên minh công – nông.
Câu 32: Thỏa thuận trong hội nghị Ianta về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp
quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á đã
A. trở thành vấn đề căng thẳng và quyết liệt giữa các nước tham dự hội nghị.
B. đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân thế giới.
C. quyết định đến sự thành bại của phong trào giải phóng dân tộc.
D. khắc phục được những hạn chế của trật tự Vécxai - Oasinhtơn.
Câu 33: Đỉnh cao về hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. biểu tình thị uy rồi tiến lên khởi nghĩa vũ trang
B. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
C. chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang
D. khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng
Câu 34: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam là đúng đắn sáng tạo

A. Cương lĩnh kêu gọi các dân tộc trên thế giới đoàn kết chống kẻ thù chung là chủ
nghĩa đế quốc.
B. khẳng định cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
C. Cương lĩnh thể hiện rõ tư tưởng cốt lõi của dân tộc Việt Nam độc lập và tự do.
D. Cương lĩnh đã vạch ra vấn đề cơ bản về đường lối của cách mạng Việt Nam.
Câu 35: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đi từ
lập trường một người yêu nước chuyển sang lập trường một người cộng sản là
A. ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái
Quốc.
B. đọc sơ thảo luận cương của LêNin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7. 1920).
C. đưa bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai (1919).
D. bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản (12.1920).
Câu 36: Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến biểu hiện ở điểm nào ?
A. Mục đích của kháng chiến. B. Chủ trương kháng chiến của Đảng ta.
C. Nội dung đường lối kháng chiến. D. Quyết tâm kháng chiến của toàn dân ta.
Câu 37: Anh (chị) hãy chỉ ra mối quan hệ giữa hai sự kiện sau:

Trang 5/8 - Mã đề thi 628


1. Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin
2. Tháng 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế
cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
A. Mối quan hệ giữa thực tiễn với lí luận.
B. Mối quan hệ giữa chuyển biến trong hành động đến nhận thức.
C. Mối quan hệ giữa chuyển biến trong nhận thức đến hành động.
D. Mối quan hệ giữa lí luận với thực tiễn.
Câu 38: Điểm mới của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương tháng 5
- 1941 so với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương là
chủ trương
A. thành lập chính quyền nhà nước của toàn dân tộc.
B. thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng riêng.
C. thành lập hình thức chính quyền công nông binh.
D. hoàn thành triệt để nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
Câu 39: Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà yêu nước của Angiêri,
Marốc...thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari đã chứng tỏ Người.
A. trực tiếp truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.
B. trực tiếp tạo ra sự phân hóa của các tổ chức tiền cộng sản.
C. bước đầu tạo dựng mối quan hệ với cách mạng thế giới.
D. chuẩn bị xây dựng lý luận giải phóng dân tộc.
Câu 40: Điểm chung trong sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản trong những
năm 1973 -1991 là
A. tận dụng nguồn tài nguyên từ các nước thuộc địa.
B. không thể phục hồi do khủng hoảng năng lượng.
C. từng bước vượt qua khủng hoảng, suy thoái.
D. không phải chi ngân sách cho chạy đua vũ trang.
Câu 41: Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có đoạn: "Nước Việt
Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập". Đoạn
trích trên khẳng định
A. chủ quyền của dân tộc ta trên phương diện pháp lý và thực tiễn.
B. quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
C. quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam.
D. quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
Câu 42: Vì sao sự “dính líu” của Mĩ và Liên Xô đến cuộc chiến tranh Đông Dương lại
khiến tính chất cuộc chiến tranh thay đổi?
A. Vì cuộc chiến đẩy hai bên tham chiến gần về hai cực Xô- Mĩ.
B. Vì không gian chiến tranh được mở rộng ra ngoài Đông Dương.
C. Vì cuộc chiến khiến quan hệ quốc tế thêm căng thẳng, đối đầu gay gắt.
D. Vì cuộc chiến có dính líu đến nhiều nước và chịu sự chi phối của quốc tế.
Câu 43: Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch
Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm
1954 là có sự kết hợp giữa
A. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân. B. đánh điểm, diệt viện và đánh vận
động.

Trang 6/8 - Mã đề thi 628


C. bao vây, đánh lấn và đánh úp. D. chiến trường chính và vùng sau lưng
địch.
Câu 44: Bài học nào dưới đây được rút ra từ phong trào dân chủ 1936 - 1939 còn nguyên
giá trị trong thời đại ngày nay?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
B. Linh hoạt các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao.
C. Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
D. Kết hợp xây dựng lực lượng với đấu tranh giành quyền làm chủ.
Câu 45: Nội dung nào là điểm mới của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế
giới thứ hai so với trước năm 1945.
A. diễn ra trong bối cảnh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa.
B. phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu giành thắng lợi to lớn .
C. có sự liên minh chiến đấu giữa nhân dân các nước.
D. đấu tranh chống lại ách cai trị hà khắc của Chủ nghĩa thực dân.
Câu 46: Vì sao Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc lại tạo cơ hội để các dân tộc thuộc địa
đứng lên giành độc lập?
A. Do sự lớn mạnh của giai cấp tư sản và vô sản ở thuộc địa.
B. Do kẻ thù của các dân tộc thuộc địa đã bị tiêu diệt hoặc suy yếu.
C. Do sự giúp đỡ của Liên Xô.
D. Do sự phát triển gay gắt của mâu thuẫn dân tộc.
Câu 47: Đảng, chính phủ Việt Nam chủ trương phát động một cuộc kháng chiến toàn dân
không xuất phát từ lý do nào sau đây?
A. Do âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của thực dân Pháp.
B. Do kháng chiến toàn dân là cơ sở để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. Do nhu cầu huy động sức mạnh toàn dân tộc vào cuộc kháng chiến.
D. Do vận dụng lý luận Mác Lênin và kinh nghiệm đánh giặc của cha ông.
Câu 48: Chiến thuật chỉ đạo kháng chiến chống Pháp 1945-1954 của Đảng phát triển như
thế nào?
A. Du kích chiến, du kích vận động chiến, vận động chiến.
B. Vận động chiến, du kích chiến, du kích động vận động chiến.
C. Du kích vận động động chiến, vận động chiến, du kích chiến.
D. Du kích vận động chiến, du kích chiến, vận động chiến.
Câu 49: Điểm giống nhau cơ bản giữa "Cương lĩnh chính trị đầu tiên" (đầu năm 1930) với
Luận cương chính trị (10/1930)?
A. Xác định đúng đắn mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương.
B. Xác định đúng đắn khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp.
C. Xác định đúng đắn khả năng của tiểu tư sản trong cách mạng.
D. Xác định đúng đắn giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Câu 50: Ý nào thể hiện vai trò chủ yếu của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đối với
phong trào công nhân Việt Nam
A. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin, xây dựng cơ sở và thúc đẩy phong trào công nhân
phát triển.
B. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin, giác ngộ ý thức chính trị cho công nhân Việt Nam.
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin, giúp công nhân Việt Nam xây dựng tổ chức lãnh
đạo thống nhất.
D. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin, lãnh đạo công nhân Việt Nam đấu tranh.
Trang 7/8 - Mã đề thi 628
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 8/8 - Mã đề thi 628

You might also like