You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023 - 2024


MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9

I. GIỚI HẠN KIẾN THỨC THI


Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
Bài 4. Các nước châu Á.
Bài 5. Các nước Đông Nam Á.
Bài 6. Các nước châu Phi.
Bài 7. Các nước Mĩ La-tinh.
Bài 8. Nước Mĩ.
Bài 9. Nhật Bản.
Bài 10. Các nước Tây Âu.
Bài 11: Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN MINH HỌA (Các con làm ra vở ghi nhé)
Câu 1:
a, Trình bày nguyên nhân sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản sau năm 1945.
b, Từ sự phát triển của Mĩ, Nhật Bản sau năm 1945, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm
gì trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
Câu 2: Liên minh châu Âu (EU).
a, Trình bày nguyên nhân, quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu.
b, Đánh giá vai trò của liên minh châu Âu đối với quá trình phát triển của khu vực này từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Câu 3: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay.
a, Lập bảng thống kê những thành tựu chủ yếu.
b, Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đối với nhân
loại.

1
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MINH HỌA (Các con làm Quiz ôn tập)
Câu 1: Biến đổi có ý nghĩa quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh
thế giới thứ hai là
A. từ chưa có địa vị quốc tế trở thành khu vực được quốc tế coi trọng.
B. từ quan hệ biệt lập đã đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN.
C. từ những nước nghèo nàn trở thành những nước có nền kinh tế phát triển.
D. từ các nước thuộc địa, phụ thuộc trở thành các quốc gia độc lập.
Câu 2: Đâu không phải là vai trò của nước Mĩ trong quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay?
A. Là cường quốc đứng đầu, chi phối các quan hệ quốc tế trên thế giới.
B. Có tác động sâu sắc tới nền kinh tế thế giới.
C. Là thành trì cách mạng, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Có ảnh hưởng tới chính trị thế giới.
Câu 3: Kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc (1946 - 1949) là
A. Quốc dân đảng thua trận phải rút chạy ra Đài Loan.
B. Đảng Cộng sản Trung Quốc thất bại phải chấm dứt quyền lãnh đạo.
C. Cuộc nội chiến không phân thắng bại, lãnh đạo hai đảng kí hòa ước.
D. Mĩ và Liên Xô can thiệp cuộc nội chiến kết thúc trong hòa bình.
Câu 4: Công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (1978 đến nay) không mang lại bài học kinh
nghiệm nào cho Việt Nam?
A. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
B. Thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế.
C. Tích cực chạy đua vũ trang, tăng cường an ninh quốc phòng.
D. Áp dụng các thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất.
Câu 5: Ý nghĩa quốc tế của sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là
A. kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc với nhân dân Trung Hoa.
B. chấm dứt chế độ phong kiến tồn tại lâu dài trên lãnh thổ Trung Quốc.
C. đánh dấu hệ thống xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á.
D. mở ra kỷ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 6: Việc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (1997) và Ma Cao (1999) là thành tựu quan
trọng của Trung Quốc trên lĩnh vực nào?
A. Đối ngoại. B. Chính trị.
C. Kinh tế. D. Xã hội.

2
Câu 7: Trong hai thập niên 50 - 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô tăng trưởng mạnh mẽ, đứng
thứ hai thế giới về
A. công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. điện.
D. khai thác than.
Câu 8: Tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la gắn liền với phong trào đấu tranh
A. giải phóng của nhân dân Ai Cập.
B. chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Ăng-gô-la.
C. chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
D. chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Cu-ba.
Câu 9: Nội dung nào không phản ánh đúng hành động triển khai “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Hỗ trợ các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giành độc lập.
B. Viện trợ để “lôi kéo” các nước tư bản.
C. Lập các khối quân sự.
D. Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
Câu 10: Đâu không phải là thời cơ của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN?
A. Thu hút vốn và kĩ thuật, phát triển các ngành du lịch và dịch vụ.
B. Cơ hội giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hoá khác nhau.
C. Chung tay giải quyết những vấn đề toàn cầu, đảm bảo an ninh của khu vực.
D. Mở rộng lãnh thổ, trở thành cường quốc lớn mạnh trên thế giới.
Câu 11: Hội nghị I-an-ta đã thông qua các quyết định quan trọng về
A. thống nhất nước Đức.
B. lập lại hoà bình ở các nước châu Âu.
C. thành lập Cộng đồng kinh tế ở các nước châu Âu.
D. phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc lớn.
Câu 12: Sự kiện nào đã mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người trong thế kỉ XX?
A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (năm 1949).
B. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ (năm 1957).
C. Mĩ đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng (năm 1969).
D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (năm 1945).

3
Câu 13: Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu vào những năm đầu sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ ngoại giao.
B. Đối đầu với nước Mĩ.
C. Hợp tác với Liên Xô và các nước Đông Âu.
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại các nước thuộc địa cũ.
Câu 14: Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam có thể rút
ra bài học gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế.
B. Đảm bảo, củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế những ảnh hưởng từ bên ngoài.
D. Lấy cải tổ về chính trị - tư tưởng làm trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước.
Câu 15: Ý nào không phải là nguyên nhân đưa tới xu hướng liên kết kinh tế của khu vực Tây
Âu?
A. Có chung nền văn minh, mối liên hệ mật thiết về kinh tế.
B. Lịch sử đoàn kết từ lâu đời của các nước.
C. Yêu cầu mở rộng thị trường.
D. Khắc phục những chia rẽ trong quá khứ.
Câu 16: Đâu không phải là vai trò của Liên hợp quốc đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại từ
1945 đến nay?
A. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
B. Mở rộng thành viên, phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước.
C. Hợp tác quốc tế về nhiều mặt và thực hiện viện trợ nhân đạo.
D. Hạn chế tầm ảnh hưởng của Liên Xô và Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của cuộc “chiến tranh lạnh” (1947- 1989)?
A. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự.
B. Xuất hiện chủ nghĩa khủng bố đe doạ đến nền hoà bình và an ninh thế giới.
C. Mĩ tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.
D. Mĩ thành lập các căn cứ, khối quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 18: Đâu không phải là thách thức của Việt Nam khi tham gia thị trường kinh tế chung của
khu vực Đông Nam Á?
A. Yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.
B. Nguy cơ hoà tan, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.

4
C. Khoảng cách lớn về kĩ thuật, khoa học - công nghệ.
D. Sức ép của các doanh nghiệp lớn trong khu vực.
Câu 19: Ngày 1 - 1 - 1959 ở Cu-ba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. 135 thanh niên yêu nước tấn công trại lính Môn-ca-đa.
B. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ.
C. Chế độ độc tài Ba-ti-xta được thiết lập.
D. Cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố thúc đẩy sự phát triển “thần kì” của nền
kinh tế Nhật Bản trong những năm 60 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
A. Nhật Bản có lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên.
B. Hệ thống tổ chức, quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.
C. Con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật.
D. Áp dụng thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
---HẾT---

You might also like