You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 : Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào thời gian nào?
A. 9-1977. B. 7-1977. C. 6-1977 . D. 8-1977 .
Câu 2 : Từ năm 1973 đến nay: Kinh tế Mĩ suy giảm tương đối, là do:
A. không chú trọng đầu tư phát triển sản xuất.
B. bị Nhật Bản và các nước Tây Âu cạnh tranh ráo riết. Đất nước thường xuyên
khủng hoảng. Chi phí cho quân sự nhiều. Chênh lệch giữa người nghèo và người
giàu quá lớn.
C. nhân dân không chăm lo sản xuất.
D. chú trọng gây chiến tranh xâm lược.
Câu 3. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển
sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

B. tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. làm giàu nhờ thu lợi nhuận từ các nước thuộc địa.

D. áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.

Câu 4. Nền kinh tế Mĩ mất dần ưu thế tuyệt đối về mọi mặt từ khoảng thời gian:
A. những năm 60 của thế kỉ XX.

B. những năm 70 của thế kỉ XX.

C. những năm 80 của thế kỉ XX.

D. những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 5. Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho
sự phát triển của nền kinh tế?
A. yếu tố con người.
B. vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế.

C. việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.

D. các công ti Nhật Bản có sức cạnh tranh cao.

Câu 6 Hậu quả mà cả thế giới phải gánh chịu trong “Chiến tranh lạnh” là gì?
A. Các nước đế quốc đã có một khối lượng khổng lồ về tiền và vũ khí.
B. Cả thế giới đều phát triển nhờ chiến tranh.
C. Thúc đẩy các nước phát triển vũ khí hạt nhân.
D. Cả thế giới ở trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế
giới mới sắp nổ ra.
Câu 7: Về đối ngoại, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã triển khai chiến lược:
A. Hòa bình. B. Trung lập. C. Toàn cầu. D. Cam kết và mở
rộng
Câu 8; Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản:

A. vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa.

B. đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa.

C. đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa.

D. đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa.

Câu 9 Tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
A. Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh.
B. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề.
C. Phụ thuộc chặt chẽ các nước Châu Âu.
D. Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và phát triển.
Câu 10 Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi
sau chiến tranh thế giới thứ 2?
A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.
B. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu.
C. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san.
D. Được sự giúp đỡ của Liên Xô.
Câu 11. “Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là gì?
A. “kế hoạch khôi phục châu Âu”.

B. “kế hoạch khôi phục nền kinh tế châu Âu”.

C. “kế hoạch trợ giúp châu Âu”.

D. “kế hoạch phục hưng châu Âu”.

Câu 12: Nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối
quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và
thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo là nhiệm vụ chính
của:
A. liên minh châu Âu. B. hội nghị I-an-ta.
C. tổ chức ASEAN. D. liên hợp Quốc.
Câu 13: Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học-kĩ thuật đã tham gia
tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
A. Phát minh sinh học. B. “Cách mạng xanh”.
C. Phát minh hóa học. D. Tạo ra công cụ lao động mới.
Câu14: Thế nào là “chiến tranh lạnh”?
A. “Chiến tranh lạnh” là quá trình chạy đua vũ trang giữa các nước tư bản chủ
nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
B. “Chiến tranh lạnh” là sự đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô.
C. “Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế
quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D. “Chiến tranh lạnh” là sự đối đầu giữa Mĩ và các nước xã hội chủ nghĩa
Câu 15. Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO)
nhằm mục đích gì?
A. chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

B. chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

C. chống Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.

D. chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới.

Câu 16: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nước nào phân chia chiếm đóng
lãnh thổ nước Đức?
A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật.

B. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản.

C. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.

D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh.

Câu 17. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời có ý nghĩa tích cực nhất là gì?
A. tạo ra một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng các
thành tựu khoa học kĩ thuật.

B. tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tài chính với Mĩ và Nhật Bản.

C. tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.

D. phát hành đồng tiền chung.

Câu 18 “Cộng đồng than thép châu Âu” thành lập nhằm mục đích :
A. liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực.
B. liên kết văn hóa giữa các nước trong khu vực.
C. liên kết kinh tế giữa các nước trên thế giới.
D. liên kết văn hóa giữa các nước trên thế giới.
Câu 19: Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời có ý nghĩa tích cực nhất là gì?
A. tạo ra một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng các
thành tựu khoa học kĩ thuật.

B. tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tài chính với Mĩ và Nhật Bản.

C. tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.

D. phát hành đồng tiền chung.

Câu 20: Họp hội nghị cấp cao giữa các nước EC họp tại Ma-xtrich quyết định đổi
tên Cộng đồng châu Âu (EC) thành:
A. cộng đồng châu Âu.

B. cộng đồng than thép châu Âu.

C. cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

D. Liên minh châu Âu.

Câu 21:. Tháng 2 – 1945, Hội nghị Ianta được tổ chức với sự tham gia của nguyên
thủ những nước nào?
A. Mĩ, Anh, Pháp.

B. Mĩ, Liên Xô, Đức

C. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản.

D. Mĩ, Liên Xô, Anh.

Câu 22: Theo quyết định của Hội nghị Ianta vùng Tây Đức và Tây Âu thuộc phạm
vi ảnh hưởng của nước nào?
A. Anh, Mĩ
B. Liên Xô

C. Anh

D. Mĩ

Câu 23: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đưa đến sự thay đổi như thế nào
trong cơ cấu dân cư lao động?
A. Cân bằng tỉ dân cư lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ.
B. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp tăng lên, tỉ lệ cư dân
lao động trong các ngành dịch vụ giảm dần.
C. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong
các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên.
D. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân
lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên.
Câu 24: Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế
kỉ XX là:
A. tìm ra phương pháp sinh sản vô tính.

B. chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. công bố “Bản đồ gen người”.

D. phát minh ra máy tính điện tử.

Câu 25: Những thỏa thuận của Hội nghị Ianta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự
thế giới như thế nào?
A. Trật tự thế giới đơn cực do Mĩ đứng đầu.

B. Trật tự thế giới đa cực do Mĩ đứng đầu.

C. Trật tự hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.


D. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

Câu 26: Việc Việt Nam là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc có ý nghĩa?
A. Tạo cơ hội để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế.
B. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
C. Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, chính trị của Việt Nam với các nước.
D. Góp phần thúc đẩy việc nhanh chóng ký kết các hiệp định thương mại của nước
ta.
Câu 27: Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những
lo ngại gì về mặt đạo đức?
A. già hóa dân số

B. sao chép con người

C. ô nhiễm môi trường.

D. tai nạn lao động.

Câu 28: Đâu là hạn chế cơ bản của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật?
A. nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân.

B. hàng hóa sản xuất ra nhiều dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

C. chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có sức hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi
trường, tai nạn, dịch bệnh,..

D. nạn khủng bố gia tăng.

Câu 29. Việc các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương
(NATO) làm cho tình hình châu Âu:
A. ổn định và có điều kiện phát triển.

B. có sự đối đầu gay gắt giữa các nước.


C. trở nên căng thẳng.

D. có nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.

Câu 30: Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi đều nhằm mục
đích:

A. đưa Mĩ trở thành cường quốc về chính trị.

B. đưa Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, tài chính.

C. thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.

D. mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau “chiến tranh lạnh”
Câu 2: Vì sao nước Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi Chiến
tranh thế giới thứ hai kết thúc?
Câu 3: Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ
từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Phong trào công nhân (1919- 1925) đã diễn ra như thế nào ? mang ý nghĩa gì?
Câu 4: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trong thời gian gần đây có những
thành tựu nào quan trọng đáng chú ý?
Câu 5: Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế
Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX? Phân tích các nguyên nhân làm cho
nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì trong những năm 70 của thế kỉ XX?
Câu 6: Phân tích những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật đối
với đời sống con người?
Câu 7:Phong trào công nhân (1919- 1925) đã diễn ra như thế nào ? mang ý nghĩa
gì?
Câu 8 : Những nét nổi bật của tình hình các nước Tây Âu sau năm 1945 là gì?

You might also like