You are on page 1of 19

chuyên đề động lực học

CHUYÊN ĐỀ : ĐỘNG LỰC HỌC

Động lực học : Các lực cơ học (Trọng lực, lực đàn hồi, lực ma sát, lực
Acsimet), khối lượng riêng, trọng lượng riêng, áp suất chất lỏng và chất khí.
Yêu cầu : Nắm chắc và vận dụng thành thạo công thức tính độ lớn lực đẩy
Acsimet của chất lỏng tác dụng lên vật nhúng trong nó
I. Các kiến thức cần nắm vững:
1. Các kiến thức về lực đẩy Ác-si-mét
1.1 Lực đẩy Ác-si-mét: (FA)
Một vật khi nhúng vào trong chất lỏng (hay chất khí) đều bị chất lỏng (hay
khí) đẩy thẳng đứng từ dưới lên một lực bằng trọng lượng phần chất lỏng (hay khí)
mà vật chiếm chỗ.
* Điểm đặt của lực đẩy Ác-si-mét là trọng tâm của vật.
* Phương của lực đẩy Ác-si-mét là phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
* Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét được tính theo công thức:
FA= d.V
Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (hay khí) (N/m3)
V là thể tích phần chất lỏng (hay khí) bị vật chiếm chỗ (m3)
1.2 Cân bằng lực khi vật nổi:
Khi một vật nổi trên một chất lỏng, vật chịu tác dụng của 2 lực là trọng lực P
và lực đẩy Ác-si-mét FA và ta có : P = FA
Trong đó FA = d.V với V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng ( không
phải là thể tích của vật), d là trọng lượng riêng chất lỏng.
2. Một số kiến thức khác cần nắm vững:
2.1 Tương tác (Định luật ba Newton)
Nếu vật A tác dụng lên vật B một lực F AB thì vật B cũng tác dụng lên vật A
một lực FBA cùng phương, ngược chiều, có cùng cường độ (hai lực trực đối).
FAB =- FBA
2.2 Hợp lực :
Hợp lực của n lực F1, F2,...., Fn là một lực F sao cho tác dụng của lực F vào
vật tương đương với tác dụng của tất cả các lực F 1, F2,...., Fn đồng thời cùng tác
dụng vào vật

1
chuyên đề động lực học

F = F1+ F2 +.... + Fn
Phép tìm hợp lực gọi là tổng hợp lực. Để tổng hợp lực ta dùng phép cộng véc
tơ (đây là kiến thức thuộc chương trình toán THPT song ta có thể giới thiệu một
cách khái quát, chỉ yêu cầu học sinh vận dụng trong những trường hợp đặc biệt:
Hai véc tơ cùng phương, hoặc hai véc tơ có phương vuông góc với nhau) theo quy
tắc sau:
Nếu F = F1+ F2 ta xét 2 trường hợp sau:
* TH1: F1, F2 cùng phương thì F có phương trùng phương với 2 lực thành
phần F1,F2; chiều cùng chiều với lực có độ lớn lớn hơn trong hai lực F 1, F2 ; độ lớn
được tính theo công thức:
F = F1- F2 
* TH2: F1, F2 không cùng phương thì F là đường chéo hình bình hành tạo
bởi hai cạnh là hai lực F1, F2 F1

O F
F2
Nếu F1 F2 thì hình hình bình hành trở thành hình chữ nhật.
Ngược lại: Một lực F bất kỳ bao giờ cũng có thể phân tích thành nhiều lực
thành phần sao cho F chính là hợp lực của các lực thành phần đó.
F có thể phân tích thành các lực thành phần F1, F2,...., Fn sao cho
F = F1+ F2 +.... + Fn
2.3 Các lực cân bằng:
Nếu các lực F1, F2,...., Fn cùng tác dụng vào một vật và có hợp lực F bằng 0
thì các lực F1, F2,...., Fn là các lực cân bằng.
Tính chất:
+ Khi các lực tác dụng vào một vật cân bằng thì vận tốc của vật không đổi.

2
chuyên đề động lực học
+ Ngược lại khi vận tốc của một vật không đổi (vật đứng yên hay chuyển
động thẳng đều) thì các lực tác dụng vào vật cân bằng.
+ Cân bằng theo phương:
Nếu các lực F1, F2,...., Fn cùng tác dụng vào một vật cân bằng thì hình chiếu
của chúng trên một phương nào đó cũng cân bằng.
Lưu ý: Với các bài tập dạng này chủ yếu chỉ xét các lực cùng phương
2.4 Công thức tính công cơ học:
* Công thức tính công:
A = F.S
trong đó: F là lực tác dụng (N)
S là quảng đường dịch chuyển theo phương của lực tác dụng (m)
* Nếu trên quảng đường S, lực biến đổi đều từ F 1 đến F2 thì công được tính
1
theo công thức: A = (F1 + F2).S
2
2.5 Điều kiện cân bằng đòn bẩy:
Điều kiện cân bằng đòn bẩy là lực tác dụng tỉ4 lệ nghịch với cánh tay đòn.
F1 l 2
 hay F1.l1 = F2.l2
F2 l1

Trong đó l1 là cánh tay đòn của lực F1, l2 là cánh tay đòn của lực F2.
2.6. Một số công thức tính thể tích thường dùng:
- Tính thể tích hình hộp lập phương:
V = a3 ( trong đó a là độ dài cạnh hình hộp ).
- Tinhd thể tích hình hộp chữ nhật:
V = a.b.c ( Trong đó a,b,c là ba kích thước của hình hộp ).
- Tính thể tích hình trụ đứng tiết diện đáy S, chiều cao h :
V = S.h
- Tính thể tích hình cầu bán kính R.
4
V=  .R3
3

3
chuyên đề động lực học
II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ÁP DỤNG:
II.1. Bài tập về sự nổi, chìm, lơ lửng của vật:
Bài 1:Hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau:
Điều kiện để vật nổi trong chất lỏng là gì ?
A. Trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.
B. Trọng lượng của vật lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.
C. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
D. Trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
Trả lời: Đáp án đúng là câu C.
Bài 2: Cho một khối gỗ hình hộp lập phương cạnh a = 20 cm có trọng lượng
riêng d = 6000 N/m3 được thả vào trong nước sao cho một mặt đáy song song với
mặt thoáng của nước.Trọng lượng riêng của nước là dn = 10 000 N/m3.
a) Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên khối gỗ.
b) Tính chiều cao phần khối gỗ ngập trong nước.
Hướng dẫn: Bài tập này vận dụng trực tiếp kiến thức về sự nổi của vật mà
học sinh đã được học và công thức tính lực đẩy Ác-si-mét .
Giải:
a) Có 2 lực tác dụng vào vật là trọng lực P và lực FA
đẩy Ác-si-mét FA. Vật đứng yên nên các lực tác
dụng vào vật cân bằng => P = FA
=> FA = d.a3 = 6000. 0,23 = 48 (N) P
b) Mặt khác gọi x là chiều cao phần vật ngập
trong nước ta có:
FA
FA = dn .a2 .x => x = = 0,12 (m) = 12 (cm)
d n .a 2
Nhận xét: Đây là bài tập đơn giản, học sinh chỉ cần năm vững bài “ Sự
nổi của vật và công thức tính lực đẩy Ác-si-mét là đủ. Nhưng nếu ta đổ vào phía
trên nước một lớp dầu thì bài toán trở nên khó hơn, ta có bài 3.
Bài 3: Một khối gỗ hình trụ tiết diện S = 200 cm2, chiều cao h = 50 cm có
trọng lượng riêng d0 = 9000 N/m3 được thả nổi thẳng đứng trong nước sao cho đáy
song song với mặt thoáng. Trọng lượng riêng của nước là d1 = 10 000 N/m3.
a) Tính chiều cao của khối gỗ ngập trong nước.

4
chuyên đề động lực học
b) Người ta đổ vào phía trên nước một lớp dầu sao cho dầu vừa ngập khối
gỗ. Tính chiều cao lớp dầu và chiều cao phần gỗ ngập trong nước lúc này. Biết
trọng lượng riêng của dầu là d3 = 8000N/m3.
c) Tính công tối thiểu để nhấc khối gỗ ra khỏi dầu.
Hướng dẫn:
Câu a giải tương tự bài tập trên.
Câu b, các em biểu diễn các lực tác dụng vào vật và để ý rằng trọng lượng
của vật không đổi nên tổng lực đẩy của nước tác dụng vào vật và của dầu tác dụng
vào vật bằng trọng lương.
Mặt khác, tổng chiều cao phần vật ngập trong nước và ngập trong dầu bằng
chiều cao của vật.
Câu c, các em chia thành 2 giai đoạn, lập luận về sự thay đổi của lực đẩy Ác-
si-mét từ đó suy ra sự thay đổi của lực kéo, áp dụng công thức tính công trong
trường hợp lực thay đổi đều để tính.
Giải:
a) Gọi x là chiều cao phần vật ngập trong nước
Ta có FA = P <=> d1.S .x = d0 . S . h
d0
=> x = d .h = 45 (cm)
1

b) Gọi lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên


vật là FA1, của dầu tác dụng lên vật là F A2, chiều
cao vật ngập trong nước là y thì chiều cao phần
dầu là h - y. Ta có:
P = FA1 + FA2 <=> d0.S.h = d1.S.y + d2.S.(h - y)
d 0 .h  d 2 .h
=> y = d1  d 2
= 25 (cm)

=> chiều cao lớp dầu là: h- y = 25 (cm).


c) Ta xét công trong hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Bắt đầu kéo đến khi vật vừa ra khỏi nước:
Lúc này chiều cao phần vật ngập trong nước giảm dần đến 0 nên lực kéo
phải tăng dần từ 0 N đến F1 = FA1 = d1.S.y = 50 (N)
Quảng đường kéo S1 = y = 0,25 (m)
1
Công thức hiện là: A1 = (0 + F1).S1 = 6,25 (J)
2

5
chuyên đề động lực học
Giai đoạn 2: Tiếp đó đến khi vật vừa ra khỏi dầu:
Lúc này chiều cao phần vật ngập trong dầu giảm dần từ h-y đến 0 nên lực
đẩy Ác-si-mét giảm dần từ F A2 = d2.S.(h- y) = 40 (N) đến 0 (N) nên lực kéo vật
phải tăng dần từ F1 đến F2 = FA1+ FA2 = 90 (N) (cũng bằng trọng lượng P của vật)
Quảng đường kéo vật S2 = h- y = 0,25 (m)
1
Công thức hiện: A2 = .(F1 + F2). S2 = 11.25 (J)
2
Tổng công thức hiện là : A = A1 + A2 = 17,5 (J).
Nhận xét: trong các bài toán trên ta đều cho vật nổi tự do trên chất lỏng,
nếu bây giờ ta dùng dây giữ cố định với đáy bính chứa sẽ gây cho học sinh gặp
nhiều khó khăn, ta có bài toán sau:

Bài 3:Một khối gỗ đặc hình trụ, tiết diện đáy


S = 300 cm2, chiều cao h = 50 cm, có trọng lượng S
3
riêng d = 6000 N/m được giữ ngập trong 1 bể
nước đến độ sâu x = 40 cm bằng 1 sợi dây mảnh, h x
nhẹ, không giãn ( mặt đáy song song với mặt
thoáng nước) như hình vẽ.
a) Tính lực căng sợi dây. l
b) Nếu dây bị đứt khối gỗ sẽ chuyển động
như thế nào ?
c) Tính công tối thiểu để nhấn khối gỗ ngập sát đáy.Biết độ cao mức nước
trong bể là H = 100 cm, đáy bể rất rộng, trọng lượng riêng của nước là d 0 = 10 000
N/m3. Hướng dẫn:
Câu a: Trước hết các em cần biểu diễn các lực tác dụng vào vật. Xác định rõ
những lực nào ở đây đã tính được, từ đó lìm lực căng sơi dây.
Câu b: Khi dây đứt thì còn lực căng sợi dây nữa không ? Từ đó dưới tác
dụng của 2 lực còn lại vật sẽ chuyển động thế nào ? Vật sẽ dừng lại khi nào ?
Câu c: Tiến hành giải tương tự bài trên song lưu ý lực để nhấn vật bắt đầu
chuyển động tăng dần từ lực căng sợi dây. FA
Giải:
a) Vật đứng yên => P + T = FA
=> T = FA - P = d0.S.x- d.S.h = 30 (N)
Vậy lực căng sợi dây là 30 N
b) Dây đứt, khi đó chỉ có 2 lực tác dụng vào vật là
trọng lượng P và lực căng sợi dây mà: T
P = d.S.h = 90 (N); FA = d0.S.x = 120 (N) P
=> FA > P => vật sẽ chuyển động thẳng đứng đi lên
và nổi trên nước. Gọi y là chiều cao vật ngập trong nước lúc này ta có:

6
chuyên đề động lực học
d
P = FA’ <=> d0.S.y = d.S.h => y = d .h = 30 (cm)
0

Vậy nếu dây đứt, vật sẽ chuyển dộng thẳng đứng đi lên cho đến khi chiều
cao phần vật ngập trong nước là 30 cm thì vật đứng yên (nổi trên nước).
c) Ta xét công trong hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ khi bắt đầu nhấn đến khi vật vừa ngập hoàn toàn trong
nước:
Lúc bắt đầu nhấn, dây chùng nên lực căng sợi dây bằng 0 => lực nhấn phải
bằng T, sau đó chiều cao phần vật ngập trong nước tăng dần cho đến khi ngập hoàn
toàn nên lực nhấn phải tăng dần từ F1 = T = 30 (N) đến
F2 = FA” - P = (d0 - d).S.h = 60 (N)
Quảng đường dịch chuyển: S1 = h - x = 0,1 (m)
1
Công thức hiện: A1 = . ( F1 + F2). S1 = 4,5 (J)
2
Giai đoạn 2: Tiếp đó đến khi vật chạm đáy:
Lực tác dụng không đổi bằng F2= 60 (N)
Quảng đường dịch chuyển: S2 = l - S1 = 0,5 (m)
Công thực hiện: A2 = F2.S2 =30 (J)
Tổng công tối thiểu thực hiện là:
A = A1 + A2 =34,5 (J)
Nhận xét: Nếu thay lực kéo của đáy bể bằng lực kéo của một khối gỗ khác
ngập trong nước, ta được bài toán mới khó và hay hơn sau:
Bài 4: Hai khối gỗ A và B hình hộp lập phương cùng có cạnh là a = 10 cm,
trọng lượng riêng của khối A là d 1 = 6000 N/m3, trọng lượng riêng của khối gỗ B là
d2 = 12 000 N/m3 được thả trong nước có trọng lượng riêng d 0 = 10 000 N/m3. Hai
khối gỗ được nối với nhau bằng sợi dây mảnh dài l = 20 cm tại tâm của một mặt.
a) Tính lực căng của dây nối giữa A và B.
b) Khi hệ cân bằng, đáy khối gỗ B cách đáy chậu đựng nước là 10 cm. Tính
công để án khối gỗ A cho đến lúc khối gỗ A chạm mặt trên của khối gỗ B.
)
Hướng dẫn:
Câu a: Trước hết các em giả sử cả 2 vật đều bị nhúng chìm trong nước, xác
định hợp lực tác dụng vào hệ ( không quan tâm đến lực căng sợi dây- nội lực) để
xem cả hai vật đều chìm trong nước hay một vật còn nổi trên nước. Sau đó tìm lực
đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối gỗ A. Sau đó xét riêng cân bằng lực của một trong
hai khối gỗ để tìm lực căng sợi dây.
Câu b:Chia giai đoạn giải tương tự bài trên song lưu ý khi khối gỗ B chạm
đáy thì lực căng sợi dâybằng 0 ( dây chùng).
Giải :
a) Giả sử cả hai vật đều bị nhúng ngập trong nước, lực đẩy Ác-si-mét tác
dụng lên vật A và B lần lượt là:
FA1 = FA2 = d0 .a3 = 10 (N)
7
chuyên đề động lực học
Trọng lượng vật A, vật B lần lượt là: FA1
P1 = d1 . a3 = 6 (N); P2 = d2 . a3 = 12 (N)
Vì FA1 + FA2 > P1 + P2 => hai vật không ngập hoàn
toàn trong nước mà vật A nổi một phần trên nước.
Gọi FA1’ là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào vật A T
khi hệ cân bằng ta có:FA1’ + FA2 = P1 + P2 FA P1
=> FA1’ = P1 + P2 - FA2 = 8 (N).
Vì vật A đứng yên nên các lực tác dụng vào vật
cân bằng=> FA1’ = P1 + T => T = FA1’ - P1 = 2 (N)
b) Gọi x là chiều cao phần vật ngập A trong nước
'
2
FA1
ta có: FA1’ = d0.a .x => x = = 0,08 (m) = 8 (cm). P2
d 0 .a 2
Ta xét công trong ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Bắt đầu nhấn đến khi vật A vừa ngập hoàn toàn trong nước:
Lực tác dụng tăng dần từ 0 (N) đến F1 = FA1 + FA2 - (P1 + P2 ) = 2 (N)
Quảng đường dịch chuyển: S1 = a - x = 0,02 (m)
1
Công thực hiện: A1 = ( 0 + F1 ). S1 = 0,02 (J)
2
Giai đoạn 2: Tiếp đó đến khi đáy vật 2 chạm đáy bể:
Lực tác dụng không đổi: F2 = F1 = 2 (N)
Quảng đường dịch chuyển: S2 = 0,1 - S1 = 0,08 (m)
Công thực hiện: A2 = F2 .S2 = 0,16 (J)
Giai đoạn 3: Tiếp đó đến khi vật A chạm mặt trên vật B.
Lực tác dụng không đổi: F3 = FA1 - P1 = 4 (N)
Quảng đường dịch chuyển: S3 = l = 0,2 (m)
Công thực hiện: A3 = F3 .S3 = 0,8 (J)
Vậy tổng công thực hiện là: A = A1 + A2 + A3 = 0,44 (J).
Nhận xét: Trong các bài toán trên, các vật thả vào trong chất lỏng đều có
vật nổi trên chất lỏng, bây giờ nếu ta cho vật ngập hoàn toàn trong chất lỏng sẽ
tạo cho học sinh nhiều bõ ngỡ. Ta xét bài toán sau:
Bài 5: Thả một khối săt hình lập phương, cạnh a = 20 cm vào một bể hình
hộp chữ nhật, đáy nằm ngang, chứa nước đến độ cao H = 80 cm.
a) Tính lực khối sắt đè lên đáy bể.
b) Tính công tổi thiểu để nhấc khối sắt ra khỏi nước.
Cho trọng lượng riêng của sắt là d1 = 78 000 N/m3, của nước là d2 = 10 000
N/m3. Bỏ qua sự thay đổi của mực nước trong bể.
Hướng dẫn:
Tương tự những bài trên, các em biểu diễn lực và dựa vào điều kiện cân bằng
lực để giải, chia các giai đoạn để tính công, song lưu ý vật chìm sát đáy, đè lên đáy
nên đáy sẽ nâng một vật một lực theo tính chất tương tác. Khi tính công lưu ý khi
kéo vật rời khỏi đáy thì không còn lực nâng của đáy bể lên vật.
Giải:
8
chuyên đề động lực học
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật: FA = d2 . a3 = 80 (N)
Trọng lượng của vật là: P = d1. a3 = 624 (N)
Gọi N là lực đáy bể nâng vật ta có:
P = N + FA => N = P - FA = 544 (N)
Ta xét công trong hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Bắt đầu nhấc, đến khi mặt N FA
trên của vật bắt đầu chạm mắt thoáng:
Lực tác dụng không đổi F1 = N = 544 (N)
Quảng đường dịch chuyển: S1 = H - a = 0,6 (m)
Công thực hiện: A1 = F1.S1 = 326,4 (J)
Giai đoạn 2: Tiếp đó đến khi vật vừa ra khỏi nước:
Lực tác dụng tăng dần từ F1 đến F2 = P = 624 (N) P
Quảng đường dịch chuyển: S2 = a = 0,2 (m)
1
Công thực hiện: A2 = (F1+F2).S2 = 116,8 (J)
2
Vậy tổng công thực hiện là: A = A1 + A2 = 443,2 (J).
Nhận xét: Từ bài toán trên, nếu ta nối thêm một vật nổi phía trên ta sẽ
được bài toán tương tự bài 4 như sau:
Bài 6: Hai khối đặc A và B hình hộp lập phương cùng có cạnh là a = 20 cm,
khối A bằng gỗ có trọng lượng riêng là d1 = 6000 N/m3, khối B bằng nhôm có trọng
lượng riêng là d2 = 27 000 N/m3 được thả trong nước có trọng lượng riêng
d0 = 10 000 N/m3. Hai khối được nối với nhau bằng sợi dây mảnh dài l = 30 cm tại
tâm của một mặt.
a) Tính lực mà vật đè lên đáy chậu.
b) Tính lực căng của dây nối giữa A và B.
c) Khi hệ cân bằng, mặt trên của khối gỗ A cách mặt thoáng nước là h = 20
cm. Tính công tối thiểu để nhấc cả hai khối ra khỏi nước. Bỏ qua sự thay đổi của
mực nước trong chậu.
Hướng dẫn:
Cách giải bài toán này tổng kết hợp cách giải bài 4 và bài 5
Giải:
a) Trọng lượng của vật A là: P 1 = d1.a3 = 48
(N) FA1
3
Trọng lượng của vật B là: P2 = d2.a = 216 (N)
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên mỗi vật bằng P1
nhau và bằng: FA1 = FA2 = d0.a3 = 80 (N). FA2 N
Vì FA1 + FA2 < P1 + P2 => hai vật ngập hoàn T
toàn trong nước và vật B chìm, đè lên đáy. Gọi N là
lực mà đáy bể nâng vật, hệ hai vật cân bằng
=> FA1 + FA2 + N = P1 + P2
=> N = P1 + P2 - (FA1 + FA2 ) = 104 (N)
b) Vật A cân bằng => P1 + T = FA1 P2
9
chuyên đề động lực học
=> T = FA1 - P1 = 32 (N)
c) Ta xét công trong 4 giai đoạn;
Giai đoạn 1: Bắt đầu kéo đến khi mặt trên của vật A chạm mặt thoáng.
Lực tác dụng không đổi F1 = N = 104 (N)
Quảng đường dịch chuyển: S1 = h = 0,2 (m)
Công thực hiện: A1 = F1.S1 = 20,8 (J)
Giai đoạn 2: Tiếp đó đến khi vật A vừa ra khởi nước:
Lực tác dụng tăng dần từ F1 đến F2 = P1 + P2 - FA2 = 184 (N)
Quảng đường dịch chuyển: S2 = a = 0,2 (m)
1
Công thực hiện: A2 = (F1+F2).S2 = 28,8 (J)
2
Giai đoạn 3: Tiếp đó đến khi mặt trên vật B vừa chạm mặt thoáng:
Lực tác dụng không đổi: F3 = F2 = 184 (N)
Quảng đường dịch chuyển: S3 = l = 0,3 (m)
Công thực hiện: A3 = F3.S3 = 55,2 (J)
Giai đoạn 4: Tiếp đó đến khi vật B vừa ra khỏi nước:
Lực tác dụng tăng dần từ F3 đến F4 = P1 + P2 = 264 (N)
Quảng đường dịch chuyển: S4 = a = 0,2 (m)
1
Công thực hiện: A4 = (F3+F4).S4 = 44,8 (J)
2
Vậy công tổng cộng tổi thiểu phải thực hiện là:
A = A1 + A2 + A3 + A4 = 149,6 (J).

II.2 Bài tập về đòn bẩy- lực đẩy Ác - si - mét :

Bài 7: Cho hệ thống như hình vẽ:


m2 là một vật đặc hình trụ tiết diện S = 200
cm2, chiều cao H = 50 cm, trọng lượng A O B
3
riêng d1 = 78 000 N/m , được nhúng ngập
trong nước đến độ cao h = 30 cm. Thanh m1 m2
AB mảnh, có khối lượng không đáng kể
cân bằng năm ngang. Biết OA = OB, trọng
lượng riêng của nước là d = 10000 N/m 3 ,
tính khối lượng vật m1.
Hương dẫn: Bài toán này rất dễ, các em chỉ cần tính hợp lực tác dụng và
đầu B và áp dụng điều kiện cân bằng của đòn bẩy là các em tính được m1.

10
chuyên đề động lực học
Giải:
Trọng lượng của vật 2 là: P2= d1.S.H =780 (N)
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật 2 là: A O B
FA = d2.S.h = 60 (N) FA
Vì OA =OB nên đòn bẩy cân bằng
<=> P1 = P2 - FA = 720 (N) P1
=> m1 = 72 (kg)
Nhận xét:Với bài toán này học sinh chỉ P2
cần nắm vững hợp lực của 2 lực cùng
phương, ngược chiều và điều kiện cân bằng
đòn bẩy là được. Bây giờ nếu ta cho thay đổi cánh tay đòn và cho m 1,m2 yêu cầu
tính chiều cao phần vật ngập trong nước ta có bài toán sau:
Bài 8: Cho hệ thống như hình vẽ, m1= 16,6
kg, m2 là một vật đặc hình trụ tiết diện S =
100 cm2, chiều cao H = 40 cm, trọng lượng A O B
3
riêng d1 = 27 000 N/m . Thanh AB mảnh, có
khối lượng không đáng kể.Biết OA = OB, m1
1
trọng lượng riêng của nước Biết OA = OB,
2
trọng lượng riêng của nước là d = 10000
N/m3 .Hỏi phải nâng bình chứa nước lên cho
vật m2 ngập trong nước đến độ cao bao nhiêu
thì hệ thống cân bắng nằm ngang ?
Hương dẫn: Bài toán này rất dễ, các em áp dụng điều kiện cân bằng tìm hợp lực
tác dụng vào đầu B rồi tính lực đẩy Ác-si-mét .
Giải:
Trọng lượng của vật 1 là: P1=10.16,6 =
166(N) A O B
Trọng lượng của vật 2 là: P2= d1.S.H =108 (N) FA
1
Vì OA = OB nên đòn bẩy cân bằng
2 P1
<=> P1 =2 ( P2 - FA)
2 P2  P1 P2
= > FA = = 25 (N)
2
Mặt khác ta có:
FA
FA = d2.S.x => x = d .S = 0,25 (m) = 25 (cm)
2

Nhận xét: Bây giờ nếu ta nhúng cả hai vật 2 bên vào 2 chất lỏng khác nhau ta
sẽ được bài toán khó hơn sau:
Bài 9: Hai quả cầu kim loại khối lượng A B
giống nhau, quả A có khối lượng riêng
D1 = 8900 kg/m3,quả B có khối lượng O
11
chuyên đề động lực học
3
riêng D2 = 2700 kg/m , được treo vào
hai đầu thanh kim loại nhẹ. Điểm treo
thanh là O (OA = OB), thanh cân bằng. A B
Nhúng quả cầu A vào chất lỏng có khối
lượng riêng D3, nhúng quả cầu B vào
chất lỏng có khối lượng riêng D4, thanh
mất cân
bằng. Để thanh cân bằng trở lại ta phải thêm một gia trọng vào phía B (không
nhúng trong chất lỏng) m1 = 17 g. Đổi vị trí hai chất lỏng cho nhau, để thanh cân
bằng ta phải thêm một gia trọng (không nhúng vào chất lỏng) m 2 = 27 g. Tìm tỉ số
khối lượng riêng của hai chất lỏng.
(Trích đề thi HSG huyện....., khối 9 năm học 1999-2000)
Hướng dẫn: Để giải bài tập này, trước hết các em cần xác định tỉ lệ thể tích
vật A và vật B dựa vào khối lượng bằng nhau và khối lượng riêng của chúng. Sau
đó lập tính hợp lực tác dụng lên mỗi vật, lập biểu thức liên hệ hai hợp lực hai bên
thông qua điều kiện cân bằng đòn bẩy cho hai trường hợp rồi rút ra tỉ lệ.
Giải:
Theo bài ra ta có trọng lượng hai vật A B
bằng nhau: P1 = P2 = P => D1.V1 = D2.V2
D1 89 O Pt1
=> V2 = D . V1 = V1 (1)
2 27 FA1 FA2
Vì OA = OB nên đòn bẩy cân bằng khi A B
và chỉ khi hợp lực tác dung vào A và B
bằng nhau.
TH1: Ta có đòn bẩy cân bằng <=> P1 P2
P1 - FA1 = P2 - FA2 + Pt1 <=> P - 10D3V1 = P - 10D4V2 + 10m1 kết hợp với (1) rút gọn
89
ta được: D4V1 - D3V1 = m1 <=> (89 D4 - 27 D3)V1 = 27 m1 (2)
27
TH2: Ta có đòn bẩy cân bằng <=> P 1 - FA1’ = P2 - FA2’ + Pt2 <=> P - 10D4V1 = P -
89
10D3V2 + 10m2 kết hợp với (1) rút gọn ta được: D3V1 - D4V1 = m2
27
<=> (89D3 - 27 D4)V1 = 27 m2 (3)
89 D4  27 D3 m1 17 D3 1431
Chia (2) cho (3) vế với vế ta được: 89 D  27 D = m = => D  1121
3 4 2 27 4

Nhận xét: Bây giờ nếu cho giữ kiện tương tự bài trên nhưng thay vì treo
thêm gia trong, ta cho thay đổi thể tích phần ngập trong nước của một vật ta có
bài toán sau:
Bài 10: Phía dưới hai đĩa cân: bên trái treo một vật nặng bằng chì, bên phải
treo một vật hình trụ bằng đồng bằng đồng được khắc vạch chia độ từ 0 đến 100.
Có hai cốc đựng chất lỏng A và B như hình vẽ. Ban đầu khi chưa nhúng hai vật vào
chất lỏng, cân ở trạng thái thăng bằng. khi cho vật A B
bằng chì chìm hẳn trong chất lỏng A thì phải nâng
12
chuyên đề động lực học
cốc chứa chất lỏng B đến khi mặt thoáng ngang 100
vạch 87 cân mới thăng bằng. Khi cho vật bằng chì
chìm hẳn trong chất lỏng B thì mặt thoáng chất lỏng 87
A phải ngang vạch 70 cân mới thăng bằng. Hãy tính
tỉ số khối lượng riêng của hai chất lỏng A và B và từ
đó nêu ra một phương pháp đơn giản nhằm xác định
khối lượng riêng của một chất lỏng. A B

Hướng dẫn:
Cách giải tương tự bài 9, song ở đây không biểu diễn tỉ lệ thể tích hai vật mà tính tỉ
lệ thể phần vật bằng đồng ngập trong chất lỏng.
Giải:
Theo bài ra ta có trọng lượng hai vật bằng nhau: P1 = P2 = P
Vì cân đĩa có cánh tay đòn bằng nhau nên cân thăng bằng khi và chỉ khi hợp lực tác
dung vào A và B bằng nhau.
TH1: Ta có đòn bẩy cân bằng <=> Pc - FAc = Pđ - FAđ
<=> P - DA.Vc = P - DB .S.h1 => DA.Vc = DB .S.h1 (1)
TH2: Ta có đòn bẩy cân bằng <=> Pc - FAc’ = Pđ - FAđ’
<=> P - DB.Vc = P - DA .S.h2 => DB.Vc = DA .S.h2 (2)
Chia (1) cho (2) vế với vế ta được:
D A DB h1 DA h1 87
 . => = =
DB D A h2 DB h2 70
* Phương pháp đơn giản xác định khối lượng riêng một chất lỏng: Sử dụng
một chất lỏng đã biết khối lượng riêng ( chằng hạn nước có d n = 10000 N/m3) rồi
DA h1 h2
thực hiện phương pháp như trên sẽ có : Dx
= => Dx = DA. , xác định
h2 h1
được h1,h2 sẽ suy ra được khối lượng riêng Dx của chất lỏng cần tìm.
Nhận xét: Bây giờ nếu ta thay đổi cánh tay đòn ta sẽ được bài toán khó
hơn sau:
Bài 11: Một chiếc cân đòn: Vật cần cân có khối lượng M, thể tích V, treo
cách trục quay một đoạn l 1 = 20 cm. Quả cân có khối lượng m, khoảng cách l 2 từ
trục quay đến quả cân có thể thay đổi được.
1/ Người ta nhúng vật M vào nước có trọng lượng riêng d = 10000 N/m3:
- Khi nhúng một nửa vật M, để cân thăng bằng thì l2 = 15 cm.
- Khi nhúng hoàn toàn vật M, để cân thăng bằng thì l2 = 10 cm.
Khi không nhúng vật M vào nước thì quả cân ở vị trí nào ? Tính khối lượng
riêng của vật M.
2/ Nhúng hoàn toàn vật M vào một chất lỏng, trọng lượng riêng của chất
lỏng bằng bao nhiêu để cân thăng bằng khi l2 = 5 cm ?
Hướng dẫn: Các em cần tính hợp lực tác dụngvào vật M rồi áp dụng điều
kiện cân bằng đòn bẩy trong từng trường hợp, lập 3 biểu thức liện hệ cho 3 trường
hợp rối rút ra l2.
13
chuyên đề động lực học
Giải: l1 l2
1) - Khi nhúng ngập nửa vật M cân thăng
V M m
10 M - d.
bằng ta có: 2  l 21 =>
10m l1
V l 21
10 M - d. =10m l (1)
2 1

10 M - d.V l 22
- Khi nhúng ngập nửa vật M cân thăng bằng ta có:  =>
10m l1
l 22
10 M - d.V =10m (2)
l1
Chia (1) cho (2) vế với vế rối rút gọn ta được: 10M = 2 d.V thay vào (2) ta
l 22 10 M 2l 22
được: 5 M = 10m l => 10m  l (3)
1 1

Mặt khác khi không nhúng vật M vào chất lỏng cân thăng bằng
10M l 23
<=> 10m  l (4)
1

Từ (3) và (4) => l23 = 2l22 = 20 (cm)


Vậy khi không nhúng vật M vào chất lỏng cân thăng bằng khi quả cân cách
trục quay một khoảng l23 = 20 cm.
2) Nhúng hoàn toàn vật M vào một chất lỏng có trọng lượng riêng d’ để cân
thăng bằng khi quả cân treo cách trục quay một khoảng l2 = 5 cm, theo (2) ta có:
l2
10 M - d ' .V =10m (5)
l1
5M
Từ (4) thay l1,l23 vào ta được M = m, mặt khác từ 10M = 2 d.V => V =
d
5M l2
thay toàn bộ vào (5) ta được: 10 M - d’. = 10M l =>
d 1

l2
d’ = (2 - 2 l ).d = 15000 (N/m3)
1

III - Một số bài tập nâng cao

BÀI 1:
Một thanh đồng chất, tiết diện đều và nhỏ, chiều dài AB
= 80cm, trọng lượng riêng d t=8800 N/m3..Cho thanh tựa A
lên điểm O của thành một bể nước có đáy nằm ngang với O
chiều cao thành bể OC=30cm. Đầu B chạm đáy bể sao B
C
cho OB =3OA (Hình 1). Ban đầu bể không có nước và
thanh có thể quay được quanh điểm O . Người ta đổ nhẹ Hình 1
nước vào bể cho đến khi thanh bắt đầu nổi lên và đầu B

14
chuyên đề động lực học
không còn chạm vào đáy bể nữa. Tìm độ cao của cột
nước biết trọng lượng riêng của nước là dn = 10000 N/m3.

Gọi chiều dài của thanh trong nước là x ( cm ) ĐK : x < OB = 60cm,


hình vẽ dưới đây thì x = BI.
Gọi S là tiết diện của thanh, thanh chịu tác dụng của trọng lượng P đặt tại trung
điểm M của AB và lực đẩy Acsimet F đặt tại trung điểm N của BI. Theo điều kiện
cân bằng của đòn bẩy thì :
P.MH = F.NK (1)

trong đó P = dt.S.l. Và F = dn.S.x .


trong đó P = dt.S.l. Và F = dn.S.x .

Thay vào (1)  x =

Xét cặp tam giác đồng dạng OMH và ONK ta có = ; ta tính được MO =

MA - OA =20cm và NO = OB - NB = . Thay số và biến đổi để có phương


trình bậc 2 theo x : x2 - 120x + 2816 = 0.

Giải phương trình và loại nghiệm x = 88 ( > 60 ) ta được x = 32 cm. Từ I hạ IE 


Bx, tam giác IBE vuông tại E thì IE = IB.sin IBE = 32.sin300 = 32. = 16cm
( cũng có thể sử dụng kiến thức về nửa tam giác đều ).

Bài 2 :
Một thanh AB hình trụ đặc, đồng chất, có tiết diện S, trọng H0
lượng riêng d, chiều dài L, được giữ thẳng đứng trong môi A
trường nước có trọng lượng riêng d0. Khoảng cách từ đầu
B
trên A của thanh đến mặt nước là H0. Người ta thả thanh ra
15
chuyên đề động lực học
để nó chuyển động đi lên theo phương thẳng đứng. Bỏ qua sức cản của nước và
không khí cũng như sự thay đổi của mực nước.
1. Biết rằng kể từ khi thanh bắt đầu nhô lên mặt nước đến khi thanh vừa lên
hoàn toàn khỏi mặt nước, lực đẩy Ác-si-mét luôn thay đổi và có giá trị trung bình
bằng một nửa lực đẩy Ác-si-mét lớn nhất tác dụng vào vật. Hãy lập biểu thức tính
công của lực đẩy Ác-si-mét kể từ lúc thanh AB được thả ra cho đến khi đầu dưới B
của thanh lên khỏi mặt nước.
2. Cho d = 6000 N/m3; L = 24 cm; d0 = 10000 N/m3
a) H0 = 12 cm. Tính khoảng cách giữa đầu B và mặt nước khi thanh lên
cao nhất.
b) Tìm điều kiện của H0 để thanh có thể lên hoàn toàn khỏi mặt nước.

Do d0 > d nên lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của thanh  thanh chuyển
động thẳng đứng đi lên
Ta có: FA = d0.V = d0.S.L (S là tiết diện của thanh)
- Khi thanh bắt đầu chuyển động cho đến khi đầu trên chạm mặt nước, lực đẩy Ác-
si-mét không thay đổi. Thanh đi được một đoạn là H0.
- Vậy công trong giai đoạn này là: A1 = d0.S.L.H0
- Khi đầu trên của thanh bắt đầu nhô khỏi mặt nước thì lực Ác-si-mét giảm dần đến
bằng 0 cho tới khi đầu dưới lên khỏi mặt nước. Quãng đường đi trong giai đoạn này
là L.
Vậy: A2 = .d0.S.L2

- Công của lực đẩy Ác-si-mét trong toàn bộ quá trình là:
AA = A1 + A2 = dThanh lên tới điểm cao nhất thì đầu dưới của thanh cách mặt nước
là h.
Công của trọng lực thực hiện trong cả quá trình có độ lớn là:
A = P(H0 + L + h)
Mà P là trọng lượng của thanh: P = d.S.L
 A = d.S.L(H0 + L + h)
Theo định luật bảo toàn năng lượng: A = AA
 d.S.L(H0 + L + h) = d0.S.L.H0 + d0.S.L2

 d(H0 + L + h) = d0.H0 + d0.L


Thay số: h = 4 cm vào ta được
S.L.H0 + .d0.S.L2

16
chuyên đề động lực học
Để thanh ra khỏi mặt nước thì h  0
 
thay số: H0  6 cm
Bài 3 :
Trong một bình nước rộng có một lớp dầu dày h =1 cm. Người ta thả nhẹ vào bình
một cốc hình trụ thành mỏng, có khối lượng m = 4 g và có diện tích đáy S = 25
cm2. Lúc đầu cốc không có gì, đáy cốc nằm cao hơn điểm chính giữa của lớp dầu.
Sau đó rót dầu vào cốc, khi dầu trong cốc đầy tới miệng cốc thì mực dầu trong cốc
cũng ngang mực dầu trong bình. Biết rằng trước và sau khi đổ dầu vào cốc thì đáy
cốc đều cách mặt nước một đoạn a (hình vẽ). Bỏ qua sự dâng lên của lớp dầu trong
bình trong quá trình rót dầu vào cốc. 1. Tính lực đẩy Acsimet do dầu trong bình tác
dụng vào cốc khi chưa đổ dầu vào cốc?
2. Xác định khối lượng riêng D của dầu, biết khối lượng riêng của nước là D 0 = 1
g/cm3.

Trước

h Sau
a Dầu

a Nước

Lúc đầu cốc không chứa gì và nổi trong dầu thì lực đẩy Acsimet của dầu cân bằng
với
trọng lượng của cốc.
FA1 = 10m = 10.0,004 = 0,04N
FA1 = 10m 10(h - a)SD = 10m (1)
Sau khi rót dầu tới miệng cốc rồi thả vào bình thì trọng lượng của cốc dầu cân bằng
lực đẩy Acsimet của nước và dầu: 10m + 10(h + a )SD = FA2 = 10hSD + 10aSD0
(2)
Thay (1) vào (2) rồi rút gọn ta được: hD = aD0 (3)

Thay (3) vào (1) ta được: m= 0


Thay số ta được:
Giải phương trình bậc 2 trên, ta được hai nghiệm là: D = 0,8 g/cm3 và D = 0,2
g/cm3

Lập luận:

17
chuyên đề động lực học
3
+ thay D = 0,2 g/cm vào (3) a = 0,2cm < h/2 (loại)

+ thay D = 0,8 g/cm3 vào (3) a = 0,8cm > h/2 (thỏa mãn)
Vậy D = 0,8 g/cm3.
Bài 4 :
Một khối gỗ đồng chất hình lập phương có cạnh a = 10 cm, được thả vào
trong nước. Khi cân bằng, phần khối gỗ nổi trên mặt nước có độ cao cm (hình
vẽ 1). Các mặt đáy của khối gỗ luôn luôn song song với mặt nước. Bỏ qua áp lực
của không khí.
a. Tính trọng lượng riêng của gỗ. Biết trọng lượng riêng của nước là (N/m3)
b. Nối khối gỗ với một vật nặng có trọng lượng riêng (N/m3) bằng một sợi
dây mảnh có khối lượng không đáng kể (điểm nối ở tâm của mặt dưới khối gỗ).
Khi cân bằng, phần khối gỗ nổi trên mặt nước có độ cao là cm (hình vẽ 2).
Tính thể tích của vật nặng và lực căng của sợi dây?

Hình vẽ 2
Hình vẽ 1

a. Thể tích của khối gỗ: Vg = a3 = 0,13 =10-3m3


Diện tích đáy của khối gỗ : S = a2 = 10-2m2
- Thể tích của phần chìm của khối gỗ:
Vc = 10-2(0,1 – 0,03) = 7.10-4m3
- Lực đẩy Ac - si- mét do nước tác dụng lên khối gỗ là:
FA = Vcdn
- Trọng lượng của khối gỗ Pg = Vgdg
Vì khối gỗ nổi nên : FA = Pg  Vcdn = Vgdg

b. Khi nổi, khối gỗ và vật nặng chịu 4 lực tác dụng lên chúng.
+ Tính thể tích của vật
- Lực đẩy acsimet tác dụng lên khối gỗ:
18
chuyên đề động lực học
- Trọng lượng của khối gỗ:
- Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật: với V là thể tích của vật.
- trọng lượng của vật
Khi hệ cân bằng thì hay
suy ra

+ Tính sức căng của sợi dây


Các lực tác dụng vào khối gỗ Pg, T và FAg và Pg + T = FAg hay 7+T=9 suy ra T=2
(N)

Pg
FAg
T

FAvật
Pvật

19

You might also like