You are on page 1of 3

TRƯỜNG THCS TỐ HỮU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÍ 8 HKI

Năm học 2021 - 2022


A. LÝ THUYẾT
1. Chuyển động cơ học
− Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật mốc gọi là chuyển động cơ học.
− Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác tuỳ thuộc vật chọn làm
mốc, vì vậy chuyển động và đứng yên có tính tương đối.
2. Vận tốc
− Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng
đường đi được trong một đơn vị thời gian
𝑠
− Công thức tính vận tốc: 𝑣 = 𝑡
Trong đó: v là vận tốc
s là độ dài quãng đường đi được
t là thời gian để đi hết quãng đường đó
− Đơn vị vận tốc là: m/s hoặc km/h.
− Nói ô tô có vận tốc 50 km/h, điều đó cho biết 1 giờ ô tô đi được quãng đường là 50 km.
3. Chuyển động đều – Chuyển động không đều
− Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
− Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn luôn thay đổi theo thời gian.
− Công thức tính vận tốc trung bình trong chuyển động không đều:
𝑠 𝑠1 + 𝑠2 + ⋯ + 𝑠𝑛
𝑣𝑡𝑏 = =
𝑡 𝑡1 + 𝑡2 + ⋯ + 𝑡𝑛
4. Biểu diễn lực
− Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
− Lực là một đại lượng véctơ. Để biểu diễn một véctơ lực, ta dùng một mũi tên:
+ Gốc của mũi tên chỉ điểm đặt của lực.
+ Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực.
+ Độ dài của mũi tên chỉ độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước .
5. Sự cân bằng lực – Quán tính
− Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng phương, ngược chiều, có cường độ bằng nhau.
− Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động
thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
− Vì có quán tính nên khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được.
6. Lực ma sát
− Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
− Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác.
− Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
− Lực ma sát có thể có hại hoặc có thể có ích.
7. Áp suất
− Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Ví dụ: Áp lực do người ngồi trên ghế tác dụng vào ghế.
− Áp suất được tính bằng độ lớn áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
F p: áp suất (N/m2) hay (Pa)
p= F: áp lực (N)
S
S: diện tích bị ép (m2)
8. Áp suất chất lỏng
− Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên thành bình mà lên cả đáy bình và các vật ở trong lòng chất lỏng,
hay chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.
p: áp suất ở điểm ta xét của cột chất lỏng (N/m2) hoặc (Pa)
p = d .h d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
h: chiều cao của cột chất lỏng tính từ mặt thoáng đến điểm ta xét (m)
− Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn có
cùng một độ cao.
− Máy nén thuỷ lực:
+ Cấu tạo: Là bình thông nhau gồm 2 xylanh một lớn (S) và một nhỏ (s), trong 2 xylanh chứa đầy chất
lỏng. Hai xylanh được đậy kín bằng 2 pittông.
f
+ Nguyên tắc hoạt động: Tác dụng lực f lên pít-tông nhỏ có diện tích s lực này gây áp suất p = lên chất
s
lỏng đựng trong bình kín và được truyền đi nguyên vẹn sang pít-tông lớn có diện tích S và gây nên lực nâng F
lên pít-tông này.
F S
=
f s
S có diện tích lớn hơn pít-tông nhỏ bao nhiêu lần thì F lớn hơn f bấy nhiêu lần.
9. Áp suất khí quyển
− Xung quanh Trái đất được bao bọc bởi một lớp không khí rất dày.
− Không khí có trọng lượng nên gây áp suất lên các vật trên Trái Đất.
− Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
10. Lực đẩy Ác-si-mét
− Lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
FA = d .V FA: lực đẩy Acsimet (N)
d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1:
a. Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào các yếu tố nào?
b. Viết công thức tính áp suất? Nêu tên gọi và đơn vị các đại lượng có trong công thức.
Câu 2:
a. Áp suất là gì?
b. Nêu cấu tạo vào nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực.
Câu 3:
a. Viết công thức tính áp suất chất lỏng, giải thích và nêu đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức?
b. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, độ cao các mực chất lỏng ở các nhánh có đặc
điểm gì?
Câu 4:
a. Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy có phương và chiều như thế nào?
b. Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét? Nêu tên đại lượng và đơn vị kèm theo.
Câu 5: Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? Phương và chiều của các lực đó có
giống nhau hay không?
Câu 6: Vì sao xe container lại có nhiều bánh xe hơn ô tô?
Câu 7: Tại sao máy kéo (hoặc xe tăng) nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm, còn ô tô nhẹ hơn
nhiều lại có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này.
Câu 8: Tại sao hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp sữa bị bẹp theo nhiều
phía?
Câu 9: Tại sao khi lặn xuống nước, người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp lực cao?
Câu 10: Tại sao mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển? Áp suất gây ra bởi chất lỏng và
áp suất gây ra bởi khí quyển có đặc điểm gì giống nhau?
Câu 11: Tại sao mũi kim (hoặc mũi đinh) thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn?
Câu 12: Một vật nhúng chìm hoàn toàn trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? Phương và chiều
của các lực đó có giống nhau hay không?
Câu 13: Một bình tiết diện đều cao 1,5m chứa đầy nước.
a. Tính áp suất của nước gây ra tại điểm A ở thành bình cách đáy 60cm.
b. Người ta đổ đi 1/3 nước trong bình và thay vào bằng dầu. Hãy tính áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình.
Biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là 10000N/m3 và 8000N/m3.
Câu 14: Một máy nén thủy lực dung để nâng giữ một ô tô. Diện tích của pittông nhỏ là 1,5cm2, diện tích của
pittông lớn là 140 cm2. Khi tác dụng lên pittông nhỏ một lực 240N thì lực do pittông lớn tác dụng lên ô tô là
bao nhiêu?
Câu 15: Một người có trọng lượng 500N đứng trên một cái ghế có trọng lượng 40N, diện tích của 4 chân ghế
tiếp xúc với mặt đất là 100cm2. Tính áp suất của người và ghế tác dụng lên mặt đất.
Câu 16: Một người có khối lượng 52 kg đang đứng trên sàn. Diện tích tiếp xúc của một bàn chân lên sàn là 200
cm2. Tính áp suất của người đứng hai chân lên sàn?
Câu 17: Một ô tô có trọng lượng 18 000N đang đứng yên trên mặt đường nằm ngang. Tổng diện tích tiếp xúc
là 60 cm2.
a. Tính áp suất do ô tô tác dụng lên mặt đường.
b. Nếu bác tài nặng 60kg ngồi trên ô tô thì áp suất lên mặt đường là bao nhiêu?
Câu 18: Một vật đặt trên mặt sàn. Diện tích tiếp xúc là 0,02 m2 gây nên một áp suất 10000Pa.
a. Tính áp lực của vật lên sàn.
b. Tính khối lượng của vật.
Câu 19: Một vật có khối lượng 9kg đặt trên bàn với diện tích tiếp xúc là 15cm2. Tính áp suất tác dụng lên bàn.
Câu 20: Một vật A chìm ở độ sâu 160m.
a. Tính áp suất nước tác dụng lên vật A biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
b. Vật B cũng chìm trong nước và chịu áp suất là 800000N/m2. Vật A hay vật B gần mặt nước hơn?
Câu 21: Một thùng chứa nước cao 1,2m. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a. Tính áp suất nước tại đáy thùng.
b. Tính áp suất nước tại điểm A cách đáy 0,2m.
Câu 22: Một vật được mốc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ
4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 104N/m3. Thể tích của vật
nặng là bao nhiêu?
Câu 23: Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì chỉ số
của lực kế giảm 0,2N. Hỏi chất làm vật đó có trong lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của
nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3.
Câu 24: Một vật được móc vào lực kế đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí lực kể chỉ
36N. Khi nhúng chìm trong nước lực kế chỉ 20N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Bỏ qua lực
đẩy Ác-si-mét của không khí.
a. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm trong nước.
b. Tính trọng lượng riêng của chất làm vật
c. Tính tỉ số trọng lượng riêng của chất làm vật và trọng lượng riêng của nước.

You might also like