You are on page 1of 4

VẬT LÝ 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I


MÔN VẬT LÍ 8 - NĂM HỌC 2021 – 2022

Họ và tên HS: ................................................................................. Lớp: ..........................

A. LÝ THUYẾT:
Câu 1: Thế nào là chuyển động cơ học? Thế nào là chuyển động đều? Thế nào là chuyển
động không đều?
- Chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của một vật
theo thời gian so với vật khác.
- Chuyển động đều là chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời gian.
Ví dụ: Chuyển động của cánh quạt khi hoạt động ổn định.
- Chuyển động không đều là chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời gian.
Ví dụ: Chuyển động của xe máy khi đang xuống dốc.
Câu 2: Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chiụ tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như
thế nào? Xét một quả táo nằm yên trên bàn, hãy cho biết những lực tác dụng lên quả táo.
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, cùng phương
nhưng ngược chiều.
- Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang
chuyển động sẽ tiếp tục truyển động thẳng đều.
- Một quả táo nằm yên trên bàn sẽ có các lực cân bằng tác dụng lên nó:
+ Lực hút của trái đất, có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới.
+ Lực nâng của mặt bàn, có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên.
+ Độ lớn hai lực bằng nhau.
Câu 3: Thế nào là lực ma sát? Có mấy loại lực ma sát mà em biết? Kể tên?
- Các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó
được gọi là lực ma sát.
- Có 3 loại lực ma sát thường gặp: lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ.
Câu 4: Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Cho ví dụ?
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Ví dụ: Kéo
cái bàn trên mặt sàn; trượt băng…
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.Ví dụ: Bánh xe
lăn trên mặt đường; viên bi lăn trên mặt bàn.
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt hoặc lăn khi vật chịu tác dụng của lực
khác. Ví dụ: Tay cầm ly nước có lực ma sát nghỉ giữa ngón tay và ly nước; Lực ma sát
nghỉ giúp chân ta không trượt về phía sau khi thân nghiêng về phía trước.
Câu 5: Cho ví dụ về lực ma sát có lợi và lực ma sát có hại? Nêu cách làm tăng lực ma sát
có lợi và làm giảm lực ma sát có hại?
- Khi thắng xe đạp, lực ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe là có ích.
=> Cách làm tăng: Tăng lực thắng, tăng độ nhám má phanh.

Trang -1-
VẬT LÝ 8

- Khi đạp xe, lực ma sát giữa xích và và đĩa là có hại.


=> Cách làm giảm: Tra dầu nhớt vào xích và đĩa.
Câu 6: Áp lực là gì? Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào? Để thể hiện độ mạnh yếu
của áp lực người ta dung đại lượng nào?
- Áp lực là lực nén có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
- Áp lực có tác dụng càng mạnh khi áp lực càng lớn và diện tích tiếp xúc càng nhỏ.
- Để thể hiện độ mạnh yếu của áp lực người ta dùng đại lượng: Áp suất.
Câu 7: Công thức tính áp suất? Nêu tên gọi và đơn vị từng đại lượng trong công thức?
F
- Công thức: p = S
Trong đó: F là áp lực (N)
S là diện tích tiếp xúc (m2)
p là áp suất (Pa)
Câu 8: Chất lỏng có thể gây ra áp suất theo mấy phương? Tại một nơi trên mặt tiếp xúc
với chất lỏng, áp suất chất lỏng tác dụng có phương nào?
- Chất lỏng có thể gây ra áp suất theo mọi phương.
- Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất chất lỏng có phương tác dụng
vuông góc với mặt tiếp xúc tại nơi đó.
Câu 9: Công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu tên gọi và đơn vị từng đại lượng trong
công thức?
- Công thức: p = d . h
Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
h là độ sâu cột chất lỏng (m)
p là áp suất chất lỏng (Pa)
Câu 10: Cho biết phương, chiều và độ lớn của lực đẩy Acsimet?
Khi một vật nhúng trong chất lỏng, lực đẩy Acsimet do chất lỏng tác dụng lên vật có:
- phương: thẳng đứng
- chiều: từ dưới lên
- độ lớn: bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 11: Công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimet? Nêu tên gọi và đơn vị từng đại lượng
trong công thức?
- Công thức: FA = d . V
Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V là thể tích phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ (m3)
FA là lực đẩy Acsimet (N)
Câu 11: Khi nào vật nổi, khi nào vật chìm?
- Nhúng một vật vào chất lỏng:
+ Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng của vật: FA < P
+ Vật nổi lên khi lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật: FA > P
+ Vật lơ lửng khi lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật: FA = P

Trang -2-
VẬT LÝ 8

B. BÀI TẬP:
I. GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG
Câu 1: Khi xe đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe ngã về phía nào? Vì sao?
Câu 2: Tại sao vỏ bánh xe có rãnh?
Câu 3: Những chiếc xe tải nhẹ thường chỉ có bốn bánh xe. Tuy nhiên, những chiếc
xe tải nặng lại có đến sáu, tám bánh xe hoặc nhiều hơn. Em hãy giải thích vì sao.
Câu 4: Vì sao khi đi qua chỗ bùn lầy, người ta thường dùng một tấm ván đặt lên
trên để đi?
Câu 5: Tại sao mũi kim may vá thường được mài nhọn còn chân ghế thì không
nhọn?
Câu 6: Tại sao khi lặn sâu dưới biển thì người thợ lặn phải mặc bộ quần áo chịu
được áp lực cao?
Câu 7: Vì sao khi máy bay cất cánh thì hành khách trên máy bay lại có cảm giác
đau nhức tai?
Câu 8: Bình nước tinh khiết có gắn vòi ở đáy bình, nhưng phía trên còn có một lỗ
nhỏ. Hãy cho biết vai trò của lỗ nhỏ đó khi lấy nước từ vòi?

II. BÀI TẬP


Câu 9: Cứ trong một phút, tàu hỏa chuyển động đều đi được đoạn đường 180m,
tính:
a) vận tốc của tàu ra m/s và km/h.
b) thời gian để tàu đi được 2,7km.
c) đoạn đường mà tàu đi được trong 10s.
Câu 10: Một học sinh đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 150m. Trong 60m
đầu tiên học sinh đó đi hết nửa phút, đoạn đường còn lại hết 20 giây. Tính vận tốc
trung bình trên mỗi đoạn dốc và trên cả đoạn đường dốc đó?
Câu 11: Một vật có thể tích 0,8m 3 được nhúng chìm hoàn toàn trong dầu hỏa. Biết
trọng lượng riêng của dầu hỏa là 8000N/m 3. Tính lực đẩy Acsimet do dầu hỏa tác
dụng lên vật ?
Câu 12: Một người có trọng lượng 500N đứng trên nền nhà. Tính áp suất của
người đó lên nền nhà, biết diện tích tiếp xúc của hai chân là 250cm2.
Câu 13: Một thùng cao 1,5m chứa đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là
10000N/m3. Tính:
a) Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng ?
Trang -3-
VẬT LÝ 8
b) Áp suất của nước tác dụng lên một điểm cách đáy thùng 40cm ?

Câu 14: Một bình cao 2m chứa nước, mực nước cách miệng bình 50 cm. Cho
trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
a) Tính áp suất do nước tác dụng lên đáy bình.
b) Tính áp suất do nước tác dụng lên điểm M cách đáy bình 30 cm.
Bài 15: Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. cho trọng lượng
riêng trung bình của nước là 10300N/m3.
a) Tính áp suất ở độ sâu ấy.
b) Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016m 2. Tính áp lực của nước tác dụng
lên diện tích này.
c) Biết áp suất tối đa mà người thợ lặn còn có thể chịu được là 473800N/m 2, hỏi
người thợ lặn đó chỉ nên lặn xuống độ sâu nào để có thể an toàn?

Trang -4-

You might also like