You are on page 1of 19

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ HỌC KỲ I 2017 - 2018

I/ Lý thuyết
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Thế nào là chuyển động cơ học? Làm thế nào để biết một vật chuyển động
hay đứng yên?
- Chuyển động cơ học: Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với một vật
khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học.
- Để biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so
với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc). Người ta thường chọn trái đất và những vật
gắn với trái đất như nhà cửa, cây cối … làm vật mốc.
Câu 2: Vận tốc là gì? Nêu công thức tính vận tốc của chuyển động đều, chuyển
động không đều.
- Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động,
được xác định bằng độ dài quãng đường của vật đi được trong một đơn vị thời gian.
- Công thức tính vận tốc của chuyển động đều

- Công thức tính vận tốc của chuyển động không đều:
s
vtb =
t

vtb: Vận tốc trung bình s: độ dài quãng đường đi được.


t: thời gian đi hết quãng đường đó.
Câu 3: Quán tính là gì? Hãy giải thích:
* Quán tính là:

a. Vì sao các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa lúc tiếp đất chên đều
khuỵu xuống?
Các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa lúc tiếp đất chân đều khuỵu xuống vì
chân tiếp đất đã dừng lại rồi nhưng do theo quán tính toàn bộ cơ thể vẫn tiếp tục chuyển
động theo hướng ban đầu, vì vậy các vận động viên phải khuỵu chân để giảm dần tốc
độ của cơ thể và dừng lại.
b. Vì sao khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang
phóng nhanh, phải thắt dây an toàn.
Khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang phóng nhanh, phải
thắt dây an toàn vì do quán tính hành khách sẽ bị xô về phía sau ngược chiều với chiều
chuyển động của máy bay và xe, dễ bị va đập vào thành ghế, bàn …
Câu 4: Nêu các loại lực ma sát? Mỗi loại lực ma sát đó sinh ra khi nào?
Các loại lực ma sát là: Lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ.
Mỗi loại lực ma sát đó sinh ra khi:
- Lực ma sát trượt là lực ma sát sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt
một vật khác.
- Lực ma sát lăn là lực ma sát sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
- Lực ma sát nghỉ là lực xuất hiện giữ cho vật không bị trượt khi vật chịu tác dụng
của lực khác.
Hãy giải thích tại sao ô tô, xe máy, các máy công cụ, sau một thời gian sử dụng lại
phải thay “dầu” định kỳ?
Dầu nhớt trong ô tô, xe máy, các máy công cụ có tác dụng làm giảm ma sát giữa các
bộ phận chuyển động như pit-tông với xi lanh, bi với ổ bi, bạc đạn … Nhưng sau một
thời gian sử dụng các chất bẩn sẽ thải vào dầu nhớt, làm cho ma sát giữa các bộ phận đó
tăng lên và do đó các bộ phận này bị bào mòn, chóng hư hỏng. Vì vậy, phải thay dầu
định kỳ.
Câu 5: Áp lực là gì? Định nghĩa áp suất? Đơn vị của áp suất?
- Áp lực là: Áp lực lên một mặt nào đó là lực ép có phương vuông góc với mặt đó.
- Định nghĩa áp suất : Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích của
mặt bị ép.
- Đơn vị của áp suất: Pa (paxcan)
F
- Công thức: p=
S

p: áp suất (Pa) F: áp lực tác dụng lên mặt bị ép (N)


S: diện tích mặt bị ép (m2)
N
1 Pa = 1
m2

Hãy giải thích tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng
một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi?
Khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên
đường để người hoặc xe đi là để tăng diện tích tiếp xúc và giảm áp suất tác dụng lên
mặt đường, để tránh sa lầy.
Câu 6: Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng
có trong công thức? Hãy giải thích tại sao khi lặn ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn
sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng?
Công thức tính áp suất chất lỏng: p =dh
p: Áp suất ở độ sâu h trong một chất lỏng (so với áp suất ở mặt thoáng của chất
lỏng); d: Trọng lượng riêng của chất lỏng.
Đơn vị tính của p là (Pa); d là (N/m3); h là (m)
Khi lặn ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng
tăng vì càng xuống sâu, áp suấ của nước càng tăng và tác dụng áp lực càng lớn lên
người lặn. Vì vậy, khi lặn ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức
ngực càng tăng.
Câu 7: Viết công thức tính lực đẩy Acsimet? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng
có trong công thức.
- Công thức tính lực đẩy Acsimet: FA = d.V
- Tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức:
+ FA: lực đẩy Acsimet. Đơn vị tính: N
+ d: là trọng lượng riêng của chất lỏng. Đơn vị tính: N/m3
+ V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Đơn vị tính: m3
Câu 8: Khi ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng, hãy nêu điều kiện để vật nổi, vật
chìm, vật lơ lửng. Hãy giải thích tại sao một lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống
nước thì chìm, còn gấp thành thuyền thả xuống nước lại nổi?
* Khi ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng vật nổi lên nếu trọng lượng của nó nhỏ
hơn lực đẩy Acsimet, vật chìm xuống nếu trọng lượng của nó lớn hơn lực đẩy Acsimet
và vật lơ lửng khi trọng lượng của nó bằng với lực đẩy Acsimet.
* Hãy giải thích tại sao một lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì
chìm, còn gấp thành thuyền thả xuống nước lại nổi?
Lá thiếc mỏng vo tròn thả xuống nước chìm vì trọng lượng riêng của thiếc lớn hơn
trọng lượng riêng của nước. Khi lá thiếc mỏng được gấp thành thuyền thả xuống nước
lại nổi vì trọng lượng riêng trung bình của thuyền nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
(vì thể tích của thuyền lớn hơn thể tích của lá thiếc khi vo tròn rất nhiều).
Câu 9: Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công? Nêu tên và đơn vị của
các đại lượng có trong công thức.
* Khi nào có công cơ học:
- Chỉ có công cơ học khi có tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển động.
* Công thức tính công: A = F . s
* Tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức:
- A là công của lực F. Đơn vị tính: J (jun)
- F là lực tác dụng vào vật. Đơn vị tính: N (Niutơn)
- s là quãng đường vật dịch chuyển. Đơn vị tính: m (mét)

II. BÀI TẬP


Bài 1: Một máy bay bay với vận tốc 800km/h từ Hà Nội đến thành phố HCM. Nếu
đường bày Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km, thì máy bay phải bay trong
bao nhiêu lâu?
Từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh máy bay phải bay mất số giờ là:
𝑠 1400
t= = = 1,75 giờ
𝑣 800

Bài 2: Một người tác dụng lêm mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của hai
bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?
Bài 3: Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích
tiếp xúc mặt đất của mỗi chân ghế là 8 cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt
đất.
Bài 4: Một bình hình trụ cao 1,5m và chứa đầy nước.
a/ Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bình. Biết trọng lượng riêng của nước là d
= 10.000N/m3.
b/ Nếu thay nước bằng dầu thì thấy áp suất lên đáy bình bây giờ là 12.000 Pa. Hãy
cho biết trọng lượng riêng của dầu.
Bài 5: Treo một vật vào một lực kế trong không khí lực kế chỉ 40,5N. Vẫn treo vật
bằng lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 25,5N.
Cho trọng lượng riêng của nước là d = 10.000N/m3
a/ Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm hoàn toàn trong nước.
b/ Tính thể tích của vật.
c/ Tìm trọng lượng riêng của chất làm vật.
Bài 6: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên
độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ HỌC KỲ I 2017 - 2018


I/ Lý thuyết
Câu 1: Bản vẽ kỹ thuật có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống? Vì sao
nói bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ chung trong kỹ thuật?
* Bản vẽ kỹ thuật có vai trò trong sản xuất và đời sống là:
a) Đối với sản xuất:
- Bản vẽ kĩ thuật diễn tả chính xác hình dạng ,kết cấu của sản phẩm hay công trình.
- Bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” chung trong kĩ thuật.
b) Đối với đời sống :
- Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổỉ và sử
dụng.
* Nói bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ chung trong kỹ thuật vì: Bản vẽ là công cụ
chung, thống nhất trong các giai đoạn của kỹ thuật. Từ người thiết kế đến người chế
tạo, thực hiện đều dựa vào và hiểu một thứ chung đó là bản vẽ kỹ thuật. Nhờ vậy, việc
truyền đạt ý tưởng từ người thiết kế đến người thi công đơn giản hơn.
Câu 2: Nêu khái niệm về hình chiếu? có những phép chiếu nào?
* Khái niệm về hình chiếu:
- Vật thể được chiếu lên mặt phẳng. Hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình
chiếu.
* Có những phép chiếu sau:
- Phép chiếu xuyên tâm là phép chiếu mà các tia chiếu xuất phát từ một điểm.
- Phép chiếu song song là phép chiếu mà các tia song song với nhau.
- Phép chiếu vuông góc là phép chiếu mà các tia chiếu cùng tạo với mặt phẳng
chiếu góc 900.
Câu 3: Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng làm gì?
* Bản vẽ chi tiết mô tả chi tiết máy và các thông tin cần thiết để xác định chi tiết
máy gồm các hình chiếu, hình cắt, các kích thước, các yêu cầu kỹ thuật và khung tên .
* Bản vẽ chi tiết dùng để:
- Bản vẽ chi tiết là tài liệu kỹ thuật dùng trong việc chế tạo và kiểm tra chi tiết.
Câu 4: Thế nào là bản vẽ lắp? Bản vẽ lắp dùng để làm gì?
* Bản vẽ lắp là:
- Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các
chi tiết máy của sản phẩm.
* Bản vẽ lắp dùng để:
- Bản vẽ lắp dùng lắp ráp các chi tiết.
Câu 5: Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
* Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:
- Đọc nội dung trong khung tên.
- Phân tích các hình chiếu, hình cắt.
- Phân tích kích thước.
- Đọc yêu cầu kĩ thuật.
- Mô tả hình dáng và cấu tạo của chi tiết, công dụng của chi tiết đó.
Câu 6: Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?
* Trình tự đọc bản vẽ lắp là:
- Khung tên.
- Bảng kê.
- Hình biểu diễn.
- Kích thước.
- Phân tích chi tiết.
- Tổng hợp.
Câu 7: Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính công nghiệp có ý
nghĩa gì trong sản xuất?
* Các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí:
- Vật liệu cơ khí có 4 tính chất cơ bản là: cơ tính, lý tính, hoá tính và tính công
nghệ.
- Tính chất cơ học: Tính cứng, tính dẻo, tính bền.
- Tính chất vật lý: tính nóng chảy, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, khối lượng riêng...
- Tính chất hoá học: Tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn…
- Tính chất công nghệ: Tính đúc, tính rèn, tính hàn, khả năng gia công cắt gọt…
* Ý nghĩa của tính công nghiệp có trong sản xuất là:
- Dựa vào tính công nghệ để lựa chọn phương pháp gia công hợp lý, đảm bảo năng
suất và chất lượng.
Câu 8: Hãy nêu khái niệm về mối ghép cố định và mối ghép động? Lấy ví dụ về
mối ghép cố định, mối ghép động trong thực tế?
* Khái niệm về mối ghép cố định:
Mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động
tương đối với nhau.
Ví dụ: Mối ghép hàn, mối ghép bằng đinh tán, mối ghép bằng ren.
* Khái niệm về mối ghép động:
Mối ghép động là mối ghép trong đó các chi tiết có chuyển động tương đối với
nhau.
Ví dụ: Khớp quay ở quạt máy, ổ trục giữa xe đạp.
Câu 9: Nêu dấu hiệu nhận biết chi tiết máy? Nêu hai ví dụ về nhóm chi tiết có
công dụng chung, một ví dụ về nhóm chi tiết có công dụng riêng.

Câu 10: Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền và biến đổi chuyển động?
Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay? Lập công thức
tính tỉ số truyền của các bộ phận truyền động.
Câu 11: Cần truyền chuyển động quay từ trục T1 với tốc độ n1 (vòng/ phút) tới
trục T3 vuông góc với T1 và cso tốc độ n3 < n1 hãy:
- Chọn phương án biểu diễn cơ cấu truyền động.
- Nêu ứng dụng của cơ cấu này trong thực tế.
Câu 12: Vì sao xảy ra tai nạn điện? Hãy nêu một số biện pháp an toàn điện khi
sử dụng điện?
II/ Bài tập:
Dạng 1: Hãy vẽ hình chiếu đứng, bằng, cạnh của các vật thể cho trước.
Dạng 2: Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền i
và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?
Dạng 3: Bánh dẫn có đường kính 100cm quay với tốc độ n1 = 10 (vòng/ phút),
bánh bị dẫn có đường kính 20cm. Tính tốc độ quay của bị dẫn (Tính n2).

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC KỲ I 2017 - 2018


I/ NỘI DUNG
- Chương III: Tuần hoàn
- Chương IV: Hô hấp
- Chương V: Tiêu hoá
II/ MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO
Câu 1: Tóm tắt quá trình hô hấp. Nêu vai trò của hô hấp
Câu 2: Trình bày quá trình tiêu hoá. Nêu vai trò của tiêu hoá đối với cơ thể
người.
Câu 3: Đặc điểm cấu tạo của dạ dày. Nêu các hoạt động tiêu hoá diễn ra tại dạ
dày.
Câu 4: Trình bày các biện pháp bảo vệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại. Liên
hệ bản thân.
Câu 5: Trình bày các hoạt động tiêu hoá diễn ra tại khoang miệng. Nêu ý nghĩa
câu thành ngữ “nhai kỹ no lâu”.
Câu 6: Trình bày cơ chế, vai trò của các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp.
Câu 7: Trình bày các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá. Nêu các biện pháp bảo
vệ hệ tiêu hoá.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HOÁ HỌC KỲ I 2017 - 2018
A. LÝ THUYẾT
1. Phân biệt tinh chất khiết, hỗn hợp? Đơn chất, hợp chất?
2. Nêu qui tắc hoá trị và vận dụng?
3. Phân biệt hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học? Cho ví dụ?
5. Nội dung định luật bảo toàn khối lượng, viết biểu thức.
6. Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
7. So sánh nguyên tử khối (phân tử khối) với khối lượng, thể tích và lượng
chất.
8. Tỷ khối của chất khí.
9. Tính toán theo công thức hoá học.
10. Tính theo phương trình hoá học.
B. BÀI TẬP
1. Dạng bài tập 1: Phân loại đơn chất và hợp chất
Phân loại các chất sau theo đơn chất, hợp chất: Khí hidro, nước, đường
saccarozơ (C12H22O11(Al2O3), đá vôi (CaCO3), khí sunfurơ (SO2), muối ăn (NaCl),
dây đồng, bột lưu huỳnh, khí Clo, khí oxi.
2. Dạng bài tập 2: Hoá trị
2.1: Tính hoá trị các nguyên tố khi biết CTHH của chất.
a/ Tính hoá trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O3.
b/ Tính hoá trị của nguyên tố S trong hợp chất SO3.
c/ Tính hoá trị của nhóm SO4 trong hợp chất BaSO4, biết nguyên tố Ba (II).
2.2: Lập CTHH và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi:
a/ S (IV) và O b/ Mg (II) và O c/ Al (III) và Cl (I)
d/ Fe (III) và nhóm (OH) hoá trị (I) e/ Na (I) và Cl (I) g/ Si (IV) và O
h/ Fe (II) và Br (I) i/ Ca (II) và nhóm (PO4) hoá trị (III)
3. Dạng bài tập 3: Phương trình hoá học
Lập phương trình hoá học cho các sơ đồ phản ứng sau, cho biết tỉ lệ số nguyên
tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng.
1/ Zn + O2 ---t0---> ZnO
2/ SO2 + H2O ------> H2SO3
3/ Al(OH)3 ---t0---> Al2O3 + H2O
4/ F2O3 + HCl -------> FeCl3 + H2O
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD HỌC KỲ I 2017 – 2018
I/ LÝ THUYẾT
Câu 1: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Tại sao trong cuộc sống, ta cần phải tôn
trọng lẽ phải?
* Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng
đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận
và không làm những việc sai trái.
* Tại sao trong cuộc sống, ta cần phải tôn trọng lẽ phải?
Trong cuộc sống chúng ta cần tôn trọng lẽ phải vì tôn trọng lẽ phải sẽ giúp ích cho
mọi người có cách cư xử phù hợp, góp phần xây dựng các mối quan hệ xã hội lành
mạnh, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển.
Câu 2: a/ Em hiểu thế nào là người giữ chữ tín? Em đã biết giữ chữ tín chưa?
Nêu một vài biểu hiện?
a/ Em hiểu thế nào là người giữ chữ tín?
Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và
biết tin tưởng lẫn nhau.
Em đã biết giữ chữ tín chưa? Em đã biết giữ chữ tín.
Một vài biểu hiện giữ chữ tín: - Làm tốt nhiệm vụ được giao.
- Biết giữ lời hứa, đúng hẹn.
- Nói đi đôi với làm.
b/ Tìm 5 câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về giữ chữ tín.
- Một lần bất tín vạn lần bất tin.
- Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.
- Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.
- Nhất ngôn cửu đỉnh.
Câu 3: a/ Phân biệt pháp luật và kỷ luật? Lấy 3 -> 5 ví dụ. Tại sao phải tôn
trọng kỷ luật và pháp luật?
b/ Có người cho rằng: Chỉ những người vô kỷ luật mới cần đến kỷ luật và
pháp luật. Còn những người có ý thức tự giác thì không. Ý kiến của em?
a/ Phân biệt pháp luật và kỷ luật? Lấy 3 -> 5 ví dụ. Tại sao phải tôn trọng kỷ luật
và pháp luật?
* Phân biệt pháp luật và kỷ luật:
- Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và
đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Kỉ luật là những qui định, qui ước (phải tuân theo qui định của phát luật và không
được trái với pháp luật) của một cộng đồng, một tập thể nhằm đảm bảo sự phối hợp
thống nhất và chặt chẽ.
* Lấy 3 -> 5 ví dụ:
- Ví dụ: Học sinh cần tự giác thực hiện đúng qui định của nhà trường, cộng đồng và
pháp luật của Nhà nước như:
+ Không đi xe dàn hàng ngang;
+ Chấp hành tốt nội qui của nhà trường: không đi học muộn, không nói
chuyện riêng trong giờ học…
+ Không vứt rác bừa bãi.
+ Không tiêm, chích ma túy.
+ Không vẽ bậy và viết bậy lên tường.
Phải tôn trọng kỷ luật và pháp luật vì:
- Những qui định của pháp luật và kỷ luật giúp mọi người có chuẩn mực chung để
rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
- Pháp luật và kỷ luật có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mọi người.
- Pháp luật và kỷ luật góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và toàn xã hội
phát triển theo một định hướng chung.
b/ Có người cho rằng: Chỉ những người vô kỷ luật mới cần đến kỷ luật và pháp
luật. Còn những người có ý thức tự giác thì không. Ý kiến của em?
Theo em quan niệm đó là không đúng. Bởi vì kỷ luật và pháp luật cần cho tất cả
mọi người, kể cả người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỷ luật, vì đó là những
qui định tạo ra sự thống nhất trong hoạt động - tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt
động xã hội.
Câu 4: Hoạt động chính trị - xã hội là gì? Tại sao mình cần phải tích cực tham
gia các hoạt động đó? Em đã tham gia những hoạt động nào?
* Hoạt động chính trị - xã hội là:
- Hoạt động trong việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị, trật tự
an ninh xã hội.
- Hoạt động giao lưu giữa con người với con người.
- Hoạt động của các đoàn thể quần chúng và tổ chức chính trị.
* Cần phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để :
- Hình thành phát triển thái độ tình cảm, niềm tin trong sáng.
- Rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử, năng lực tổ chức và hợp tác.
* Em đã tham gia những hoạt động như:
- Quyên góp quần áo, sách vở cho các bạn học sinh vùng lũ lụt.
- Tích cực tham gia các hoạt động của đoàn, đội.
- Tuyên truyền nếp sống văn hoá.
- Tham gia vào các câu lạc bộ văn hoá.
- Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
Câu 5: Theo em thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
Bản thân em và gia đình đã có những đóng góp nào trong việc xây dựng nếp sống
văn hóa ở khu dân cư mình?
* Theo em thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
- Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa tinh
thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh nơi ở; bảo vệ
cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục
tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội.
* Bản thân em và gia đình đã có những đóng góp nào trong việc xây dựng nếp
sống văn hóa ở khu dân cư mình?
Bản thân em và gia đình đã tích cực tham gia tổng vệ sinh, giữ gìn vệ sinh chung,
không xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường; sinh đẻ có kế hoạch, tích cực tuyên
truyền kế hoạch hóa gia đình; không tụ tập đánh bạc, chích hút ma túy; phòng chống
các tệ nạn xã hội; tích cực học tập; không chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép…

Câu 6: Tự lập là gì? Tại sao mình phải sống tự lập? Nêu hậu quả của lối sống
dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác?
Giải thích ngắn gọn câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.
* Tự lập là:
- Tự làm lấy, tự giải quyết lấy công việc, tự tạo dựng cho cuộc sống của mình;
không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
* Phải sống tự lập vì có tự lập chúng ta mới dám đương đầu với những khó khăn,
thử thách; có ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên và đạt được thành công trong cuộc sống,
được mọi người kính trọng.
* Hậu quả của lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác:
- Không tự giải quyết được công việc của mình khi có khó khăn.
- Không dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
- Không có ý chí phấn đấu vươn lên, không thành công được trong cuộc sống.
- Không tạo dựng được cuộc sống cho mình.

Câu 7: Nêu quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
* Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà:
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không được phân biệt đối
xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, em buộc con làm những điều
trái pháp luật, trái đạo đức.
- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trong nom, chăm sóc, giáo dục
cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không
có người nuôi dưỡng.
* Quyền và nghĩa vụ của con, cháu:
- Con, cháu có bổn phận yêu quí, kính trọng, biết ơn cha mẹm ông bà; có quyền và
nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt là khi cha mẹ, ông bà ốm đau,
già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.
* Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau
nếu không còn cha mẹ.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ HỌC KỲ I 2017 – 2018
I/ Nội dung ôn tập:
1. Đặc điểm phát triển kinh tế các nước Châu Á.
2. Khu vực Tây Nam Á.
3. Khu vực Nam Á
4. Khu vự Đông Á.
5. Bài tập phân tích bảng số liệu dân cư, kinh tế.
II/ Kiến thức trọng điểm:
Câu 1: Trình độ phát triển KT các nước châu Á có sự phân hóa như thế nào?
Câu 2: Những thành tựu đạt được trong sản xuất nông nghiệp của các nước
châu Á trong những năm gần đây?
Câu 3: Khái quát đặc điểm, vị trí địa lý khu vực Tây Nam Á và ý nghĩa của vị
trí địa lý đối với sự phát triển KT – XH khu vực?
Câu 4: Trình bày khái quát đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á?
Câu 5: Trình bày đặc điểm địa hình và khí hậu của khu vực Nam Á?
Câu 6: Trình bày khái quát đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á?
Câu 7: Những nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến tình hình chính trị, xã hội bất
ổn ở khu vực Tây Nam Á?
Câu 8: Ảnh hưởng của hệ thống núi Hymalaya đối với sự phân hóa khí hậu ở
khu vực Nam Á?
Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về chế độ nước của sông Hoàng Hà
và sông Trường Giang?
Câu 10: Nhận xét bảng số liệu về cơ cấu kinh tế.
Câu 11: Nhận xét lược đồ phân bố cây trồng, vật nuôi châu Á.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ HỌC KỲ I 2017 – 2018


I/ Phần trắc nghiệm:
1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
2. Cuộc cách mạng tháng 10 Nga.
3. Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939).
4. Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939).
5. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939).
6. Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 - 1945).
II/ Phần tự luận:
1. Nếu kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)? Suy nghĩ của
em về cuộc chiến tranh này.
* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là:
- 10 triệu người bị chết, 20 triệu người bị thương.
- Nhiều thành phố làng mạc bị phá hủy.
- Chi phí cho chiến tranh khoảng 85 tỷ USD.
- Đức mất hết thuộc địa, thuộc địa của Anh, Pháp, Mỹ được mở rộng.
* Suy nghĩ của em về cuộc chiến tranh này:
- Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.Chiến tranh do giới cầm quyền ở các nước
đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
Nhưng nhân dân lao động lại là người phải gánh chịu mọi đau thương, hi sinh, mất mát
về người và của. Chiến tranh gây biết bao đau thương tan tóc cho nhân loại, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tình hình thế giới sau chiến tranh.

2. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử của cách mạng
tháng mười ở Nga năm 1917? Tại sao nói cuộc cách mạng tháng 10 là cuộc cách
mạng vô sản.
3. Nêu nội dung của chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga và tác động của NEP
đến tình hình của nước Nga.
* Nội dung của chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga:
- Nông nghiệp thực hiện chế độ thuế lương thực thay cho chế độ trưng thu lương
thực thừa.
- Công - thương nghiệp.
+ Mở lại các chợ.
+ Thực hiện tự do buôn bán.
+ Tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ.
+ Khuyến khích tư bản đầu tư kinh doanh.
* Tác động của NEP đến tình hình của nước Nga:
- Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được khôi phục.
- Xã hội ổn định, đời sống được nâng cao.
- Tháng 12/1922 Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xố Viết (Liên Xô) ra đời.
4. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ trong thập niên
20 của thế kỷ XX.
* Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ trong thập niên 20 của
thế kỷ XX là:
- Mỹ có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- Thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.
- Giai cấp tư sản dùng mọi biện pháp để cải tiến kỹ thuật.
- Sản xuất theo dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.
5. Nêu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đối với các
nước tư bản chủ nghĩa.
* Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đối với các nước
tư bản chủ nghĩa là:
- Kinh tế: bị tàn phá, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm.
- Xã hội: hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.
- Chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật.
=> Nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thết giới.
6. Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. Em có suy nghĩ gì về cuộc chiến
tranh này.
* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:
- Là cuộc chiến tranh tàn khốc trong lịch sử nhân loại.
- 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật.
- Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng 1000 năm các
cuộc chiến tranh thế giới trước đó cộng lại.
- Tình hình thế giới biến đổi căn bản.
Câu 1: Hình cắt là gì? Hình cắt dùng để làm gì? -Hình cắt dùng để biểu diễn phần vật thể phía sau mặt,
khi ta giả sử cắt vật thể, bằng mặt phẳng cắt tưởng tượng. -Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình
dạng bên trong của vật thể.

Câu 2: Em hãy nêu nội dung và trình tự đọc bản vẽ chi tiết: *Nội dung: Hình biểu diễn_Kích
thước_Yêu cầu kỹ thuật_Khung tên *Trình tự đọc bản vẽ chi tiết: 1.Khung tên 2.Hình biểu diễn
3.Kích thước 4.Yêu cầu kỹ thuật 5.Tổng hợp

Câu 3: Kể tên một số chi tiết có ren mà em biết? -Ren ngoài – Ren trong – Ren bị che khuất

Câu 4:Nêu nội dung bản vẽ lắp và trình tự đọc bản vẽ lắp: *Trình tự đọc bản vẽ lắp: 1.Khung tên
2.Bảng kê 3.Hình biểu diễn 4.Kích thước 5.Phân tích chi tiết 6.Tổng kết

Câu 5: Em hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản
xuất? -Tính chất cơ học: tính cứng, tính dẻo, tính bền –Tính chất vật lý: Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn
điện, dẫn nhiệt và khối lượng riêng. – Tính chất hóa học: tính chịu axit, muối, tính chống ăn mòn. –
Tính chất công nghệ: tính đúc, tính hàn, tính rèn. *Tính công nghệ có ý nghĩa: sản phẩm cơ khí tốt,
cần có vật liệu phù hợp, tính chất khác nhau, để nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu.
Câu 6: Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? -Thước lá, thước đo góc – Dụng cụ tháo lắp: Ê – tô, kìm

Câu 7: Khái niệm về chi tiết máy? Gồm những loại nào? -Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn
chỉnh, có nhiệm vụ nhất định trong máy và gồm hai loại: chi tiết có công dụng chung và chi tiết có
công dụng riêng.

Câu 8: Thế nào là mối ghép cố định? Chúng gồm mấy loại? -Là mối ghép mà các chi tiết được ghép
không có chuyển động tương đối với nhau. –Gồm 2 loại: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo
được.

Câu 9:Nếu cấu tạo của mối ghép bằng ren và ứng dụng từng loại? -Mối ghép tháo được gồm mối ghép
bằng ren, then và chốt, có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép.*Ứng dụng:
mối ghép bu-lông, vít cấy, bánh răng, bánh đai, đĩa xích.

Câu 10: Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động? -Trong mối ghép động, các chi tiết
được ghép có chuyển động tương đối với nhau còn gọi là khớp động: như khớp tịnh tiến, khớp quay,
khớp cầu, chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều máy và thiết bị. -Nguyên lí: Khi tay quay 1, quay
quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm con trượt chuyển động tịnh tiến qua lại
trên giá đỗ 4. Nhờ đó, chuyển động quay của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại
của con trượt.

Câu 11:Em hãy viết công thức, tính tỉ số truyền của chuyển động ăn khớp? Tại sao cần truyền động
quay từ trục giữa tới trục sau? i=nbd/nd=n2/n1=z1/z2 Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều
được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống
nhau. Vậy nhiệm vụ của truyền động là truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ
phận trong máy.

Câu 12: Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật? Bản vẽ kĩ thuật (bản vẽ) trình bày các thông tin kĩ thuật dưới
dạng hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.

Câu 13: Hình trụ, hình nón, hình cầu được tạo ra như thế nào? -Hình trụ được tạo thành khi quay 1
hình chữ nhật 1 vòng quanh cố định. -Hình nón được tạo thành khi quay 1 tam giác vuông 1 vòng
quanh 1 cạnh góc vuông cố định. -Hình cầu được tạo thành khi quay nửa hình tròn 1 vòng quanh
đường kính cố định.

Câu 14: So sánh giống và khác nhau giữa bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết: -Giống: Bản vẽ lắp và bản vẽ
chi tiết đều có hình biểu diễn, kích thước, khung tên. -Khác: +Bản vẽ chi tiết có yêu cầu kĩ thuật khi
gia công và xử lí bề mặt, có các kích thước trên bản vẽ chi tiết dùng trong chế tạo chi tiết máy.+Bản vẽ
lắp có các bảng kê chi tiết, có kích thước tên bản vẽ lắp dùng để lắp ráp chi tiết thành sản phẩm hoàn
chỉnh.

Câu 15:Tên gọi và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ: -Hình chiếu đứng nằm bên trên hình chiếu bằng. –
Hình chiếu bằng nằm bên dưới hình chiếu đứng. – Hình chiếu cạnh nằm bên cạnh phải hình chiếu
đứng. Tải xuống 0 2/2 trang (2 trang) Tải xuống 0 Lịch sử tải xuống + Thành viên thường xem thêm

Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/4348254-de-cuong-on-tap-kiem-tra-hki-cong-


nghe-8-20172018.htm
Một vài biểu hiện không giữ chữ tín:
- Nói một đằng làm một nẻo.
- Chỉ nói không làm.
- Không giữ lời hứa.
- Tự lập thể hiện sự tự tin, bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với những khó khăn,
thử thách; ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc
sống.

You might also like