You are on page 1of 5

BÀI: ÔN TẬP

I. Lý thuyết:
1. Chuyển động cơ học là gì ?
Sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với mốc gọi là chuyển động cơ học.
2. Công thức tính vận tốc
V=
Trong đó:
. S : là quãng đường đi được (m, km).
. t : thời gian đi hết quãng đường đó ( , , h).
. V : là vận tốc (m/ , km/h)
3. Công thức tính vận tốc trung bình
Vtb = = (S1+ S2+ ... + Sn )/ (t1+ t2+ ... + t2 )
Trong đó :
. S : là quãng đường đi được (m, km).
. t : thời gian đi hết quãng đường đó (s, h).
. Vtb : là vận tốc trung bình (m/s, km/h)
4. Biểu diễn lực.
Lực là một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :
. Gốc là điểm đặc của lực.
. Phương chiều trùng với phương chiều của lực.
. Độ lớn biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
. Véctơ lực kí hiệu : F
Cường độ lực kí hiệu F.
5. Sự cân bằng lực – Quán tính.
- Hai lực cân bằng là hai lực
. Cùng đặt vào một vật
. Phương cùng nằm trên một đường thẳng
. Chiều ngược nhau.
. Có cường độ bằng nhau.
6. Lực ma sát.
- Lực ma sát trượt.
- Lực ma sát lăn.
- Lực ma sát nghỉ.
7. Công thức tính lực đẩy Ác si mét ?
+ F A = P 1 – P2
. P1 là trọng lượng của vật ở ngoài không khí, đơn vị N.
. P2 là trọng lượng của vật ở trong nước đơn vị N.
. FA là lực đẩy Ác si mét, đơn vị N.
+ FA = d.V
. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị N/m3
. V thể tích của phần vật chìm, đơn vị m3.
. FA là lực đẩy Ác si mét, đơn vị N.
8 . Điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng ?
Một vật nhúng trong chất lỏng :
. Vật chìm xuống khi : FA < P hay dl < dv
. Vật lơ lửng (đứng yên) khi : FA= P hay dl = dv
. Vật nổi lên khi : FA > P hay dl >dv

9. Công thức tính áp suất chất rắn:


p = F/s
Trong đó:
. F là áp lực, đơn vị N
. S là diện tích bị ép, đơn vị m2
. p là áp suất, đơn vị N/m2
10. Công thức tính áp suất chất lỏng:
p = d.h
Trong đó:
. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị N/m3
. h là độ cao của cột chất lỏng, đơn vị m
( độ sâu từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng của chất lỏng)
. p là áp suất chất lỏng, đơn vị N/m2
11. Độ lớn của áp suất khí quyển:
Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống tô ri xe li. Do đó người ta chọn
mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.

II. Bài tập:


Câu 1: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như
thế nào?
A. Hành khách nghiêng sang phải B. Hành khách nghiêng sang trái
C. Hành khách ngã về phía trước D. Hành khách ngã về phía sau
Câu 2: Công thức tính vận tốc là:
A. V = t/s B. V = S/t
C. V = S.t D. V = m/s
Câu 3: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường
là:
A. Lực ma sát trượt. B. Lực ma sát nghỉ.
C. Lực ma sát lăn. D. Lực quán tính.
Câu 4. Độ lớn của lực đẩy Ácsimét được tính bằng biểu thức FA = d.V, trong đó d là trọng
lượng riêng của chất lỏng, còn V là gì ? Trong các câu sau, câu nào là không đúng?
A. V là thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ B. V là thể tích của cả miếng gỗ
C. V là thể tích của miếng gỗ chìm trong nước D. Cả A, C đúng, B sai.
Câu 5. Hai vật 1 và 2 có cùng thể tích được thả vào một bình đựng nước. Vật 1 chìm xuống đáy
bình, vật 2 lơ lửng trong nước. Nếu gọi P1 là trọng lượng của vật 1, F1 là lực đẩy Ác – si –mét
tác dụng lên vật 1; P2 là trọng lượng của vật 2, F2 là lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên vật 2 thì
:
A. F1 = F2 và P1 > P2 B. F1 > F2 và P1 > P2
C. F1 = F2 và P1 = P2 D. F1 < F2 và P1 > P2
Câu 6. Một đoàn tàu chuyển động với vận tốc trung bình 30km/h, quãng đường đoàn tàu đi
được sau 4 giờ là bao nhiêu ?
A. S = 120m B. S = 120km
C. S = 120cm D. Một kết quả khác.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
A. Người đứng cả hai chân. B. Người đứng co một chân.
C. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ. D. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập
xuống.
Câu 8.Chọn câu sai. Để làm giảm tác hại của lực ma sát do các phương tiện giao thông đường
bộ gây ra làm ảnh hưởng đối với môi trường sống thì cần phải làm gì ?
A. Giảm số phương tiện lưu thông trên đường.
B. Các phương tiện không đảm bào chất lượng lưu thông trên đường.
C. Vệ sinh mặt đường sạch sẽ.
D. Trường hợp A,C đúng, B sai.
Câu 10: Một máy bay đang chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách
đang ngồi trên máy bay thì:
A. Máy bay đang chuyển động. B. Người phi công đang chuyển động.
C. Sân bay đang chuyển động. D. Máy bay và người phi công đang
chuyển động.
Câu 11: Biểu diễn véctơ lực phải thể hiện được đầy đủ các yếu tố sau:
A. Phương và chiều của lực B. Độ lớn, phương và chiều của lực
C. Điểm đặt, phương và chiều của lực D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của
lực.
Câu 12: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc vào miệng.
B. Vật rơi từ trên cao xuống.
C. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
D. Bơm hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
Câu 13: Áp suất có đơn vị đo là:
A. Paxcan              B. N/m3           
C. N.m2              D. N
Câu 14: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
6.Chọn câu sai. Để làm giảm tác hại của lực ma sát do các phương tiện giao thông đường bộ
gây ra làm ảnh hưởng đối với môi trường sống thì cần phải làm gì ?
A. Giảm số phương tiện lưu thông trên đường.
B. Các phương tiện không đảm bào chất lượng lưu thông trên đường.
C. Vệ sinh mặt đường sạch sẽ.
D. Trường hợp A,C đúng, B sai.
Câu 15: Chọn câu sai. Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ
A. Bằng trọng lượng của vật.
B. Bằng thể tích của vật.
C. Bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Bằng trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật.
Câu 16. Một vật móc vào lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng vào nước lực
kế chỉ 1,83N. Tìm thể tích của vật, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3?
A. 213cm3 B.183cm3 C. 30cm3 D.396cm3
Câu 17. Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc.
Một người ngồi trên xe lửa thứ nhất sẽ:
A. Đứng yên so với xe lửa thứ 2
B. Chuyển động so với xe lửa thứ 2
C. Đứng yên so với xe lửa thứ nhất
D. Cả A và C đều đúng
Câu 18. Hãy chọn kết quả đúng:
A. 72 km/h = 28m/s
B .18km/ h = 4m/s
C . 120m/ph = 2,5m/s
D . 10m/s = 36km/h
Câu 19. Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, vật đang chuyển động sẽ:
A. Tiếp tục đứng yên
B. Chuyển động thẳng
C. Giữ nguyên độ lớn và hướng của vận tốc
D. Tất cả A, B, C đều đúng
Câu 20. Một số vật nổi được trên mặt nước,vì:
A. Có lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật
B. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
C. Cả A đúng, B sai.
D. Cả A,B đều sai
Câu 21. Nguyên lí Ác si mét phát biểu : “ Lực đẩy tác dụng lên một vật nhúng chìm trong
chất lỏng bằng…”
A. khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ
B. lực giữ cho vật nổi
C. trọng lượng của vật bị chất lỏng chiếm chỗ
D.trọng lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ
Câu 22. Thả một vật có trọng lượng riêng dv vào một bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng
dl thì:
A. Vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên lơ lửng trong chất lỏng khi dv > dl
B. Vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một phần trên mặt chất lỏng khi dv = dl
C. Vật sẽ chìm xuống đáy rồi nằm im tại đáy khi dv > dl
D. Vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi một nửa trên mặt chất lỏng khi dv = 2dl

Câu 23. Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang
trái, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột giảm vận tốc
B. Đột ngột tăng vận tốc
C. Đột ngột rẽ sang trái
D. Đột ngột rẽ sang phải
Câu 24. Với một áp lực nhất định, nếu muốn làm giảm áp suất ta phải:
A. Tăng kích thước của vật
B .Giảm diện tích mặt bị ép
C .Tăng diện tích mặt bị ép
D . A,B,và C đều sai
Câu 25: Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không
khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước là
10 000N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí.
a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước
b) Tính thể tích của vật.
Câu 26 Một người nặng 45kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn, biết diện tích tiếp xúc của mỗi
bàn chân với mặt sàn 45cm2. Tính Áp suất mà người ấy tác dụng lên mặt sàn:
a. khi đứng một chân.
b. khi đứng hai chân.
Câu 27: Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi với quãng đường 400m hết 1,5 phút, người thứ
hai đi với quãng đường 9km hết 0,5 h . Hỏi người nào đi nhanh hơn?
Câu 28: Một thỏi bằng đồng và một thỏi bằng sắt có khối lượng bằng nhau. Treo hai thỏi sắt và
đồng vào hai phía một cân treo. Đế cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai
bình đựng nước. Cân bây giờ còn thăng bằng không? Tại sao? ( Biết D đồng = 8900kg/m3, Dsắt =
7800kg / m3,)
Câu28:Thể tích của một miếng sắt là 2dm3.
a. Tính lực đẩy Ácsimét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước. ( Biết trọng
lượng riêng của nước là 10000N/m3).
b. Nếu miếng sắt được nhúng ở những độ sâu khác nhau thì lực đẩy Ácsimét tác dụng vào vật có
khác nhau không ? Tại sao ?

You might also like