You are on page 1of 17

Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2019 - 2020

ĐỀ SỐ 1

PHÒNG GD&ĐT ………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I


TRƯỜNG THPT ………….. NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN : VẬT LÝ- LỚP 8
Thời gian làm bài: 45 phút

ĐỀ BÀI
A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1. Một ôtô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, đối với vật mốc nào thì ôtô xem là
chuyển động?
A. Bến xe. B. Một ôtô khác đang rời bến.
C. Cột điện trước bến xe. D. Một ôtô khác đang đậu trong bến.
Câu 2. Đơn vị của vận tốc là:
A. km/h B. m.s C. km.h D. s/m
Câu 3. Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Acsimet có độ lớn bằng:
A. trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
B. trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
C. trọng lượng của vật.
D. trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
Câu 4. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát ?
A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
B. Tăng lực ép lên lên mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 5. Một quả mít có khối lượng 5kg rơi từ trên cây cách mặt đất 3m. Công của trọng lực là:
A. 15J B. 50J C. 1500J D. 150J
Câu 6. Càng lên cao, áp suất khí quyển
A. càng tăng. C. càng giảm.
B. không thay đổi. D. có thể tăng và cũng có thể gảm.
B. TỰ LUẬN (7 điểm): Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau:
Câu 7. Một con báo đang đuổi riết một con linh dương. Khi báo chuẩn bị vồ mồi thì linh
dương nhảy tạt sang một bên và thế là trốn thoạt. Em hãy giải thích cơ sở khao học của biện
pháp thoát hiểm này?
Câu 8. Hai người đạp xe. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi
quãng đường 7,5km hết 0,5 giờ .
a. Người nào đi nhanh hơn?
b. Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách
nhau bao nhiêu km?
Câu 9. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp
xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?

HƯỚNG DẪN CHẤM


A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án B A B C D C

B. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 7(2điểm):
Linh dương nhảy tạt sang một bên, do có quán tính báo lao về phía trước vồ mồi 2,0 điểm
nhưng không kịp đổi hướng nên linh dương trốn thoát.
Câu 8(3điểm):

Vận tốc của người thứ nhất là: v1= = = 18km/h 1,0 điểm

Vận tốc của người thứ hai là: v2 = = = 15km/h 0,5 điểm

Người thứ nhất đi nhanh hơn (v1 > v2)


0,5 điểm

Sau t = 20 phút = giờ người thứ nhất vượt và cách người thứ hai một đoạn
1,0 điểm
đường: S = (v1 - v2 ).t = (18 – 15). = 1km.

Câu 9(2điểm):
a. Trọng lượng của người đó là: 1,0 điểm
P = p.S = 1,7.104.0,03 = 510N
b. Khối lượng của người đó là:

m= = 51kg 1,0 điểm


ĐỀ SỐ 2
PHÒNG GD&ĐT.......… KIỂM TRA TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
TRƯỜNG................. Năm học 2019 - 2020
Môn: Vật lí - Lớp 8
Thời gian làm bài: .. phút

I. TRẮC NGHIỆM (4đ): Chọn đáp án đúng


Câu 1: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất:
F P
A. p  B. p  F .s C. p  D. p  d .V
S S

Câu 2: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:


A. Phương của lực B. Chiều của lực
C. Điểm đặt của lực D. Độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 3: Muốn tăng áp suất thì:
A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ
B. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực
C. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
D. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực
Câu 4: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực
nào?
A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu B. Trọng lực của tàu
C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray D. Cả ba lực trên
Câu 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?
A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng
nó.
B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.
C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.
Câu 6: Một bình đựng chất lỏng như bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất? °M
°N
A. Tại M B. Tại N °P
°Q
C. Tại P D. Tại Q
Câu 7: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào
khi cục nước đá tan hết:
A.Tăng B.Giảm
C. Không đổi. D. Có thể tăng, cũng có thể giảm
Câu 8: Công thức tính áp suất chất lỏng là:
d h
A. p  B. p= d.h C. p = d.V D. p 
h d

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?
A. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
B. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.
C. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.
D. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ
B. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm
C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi
D. Uống nước trong cốc bằng ống hút
Câu 11: Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất
A. Tại đỉnh núi B. Tại chân núi C. Tại đáy hầm mỏ D. Trên bãi biển
Câu 12: Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì ?
A. Không khí càng đặc B. Lực hút trái đất giảm nên áp suất giảm
C. Không khí càng loãng D. Không khí càng nhiều tạp chất
Câu 13: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
A. Lực đẩy Acsimét B. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát
C. Trọng lực D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét
Câu 14: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là FA= d.V. Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào?
A. Thể tích toàn bộ vật B. Thể tích chất lỏng
C. Thể tích phần chìm của vật D. Thể tích phần nổi của vật
Câu 15: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng
đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
A.Tăng lên B. Giảm đi C. Không thay đổi D. Chỉ số 0.
Câu 16: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố:
A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng
II. TỰ LUẬN (6đ):
Câu 1 (1đ): Viết công thức tính lực đẩy Acsimet. Tên, đơn vị của mỗi đại lượng.
Câu 2 (2đ): Cho ba ví dụ về công cơ học. Chỉ ra lực thực hiện công trong mỗi ví dụ
Câu 3 (3đ): Một bình thủy tinh cao 1,2 m được chứa đầy nước.
a) Tính áp suất do nước tác dụng lên điểm A ở đáy bình. Cho dnước = 10 000 N/m3.
b) Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm B cách đáy bình 0,65 m?
-----------------------------------HẾT------------------------------------
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4đ): Mỗi câu đúng 0,25đ
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án A D B B A A C B A A C C D C B A
II. Tự luận (6đ):
Câu Đáp án Số điểm Tổng điểm

Công thức tính lực đẩy Acsimet:


FA= d.V 0,25
Trong đó:
Câu 1 1
FA : Lực đẩy Acsimet (N) 0,25
d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) 0,25
V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) 0,25

Vd1: Con bò đang kéo xe 0,5

Câu 2: Lực thực hiện công: lực kéo 0,5


2
Vd2: Người đẩy xe đang chuyển động 0,5
Lực thực hiện công: lực đẩy 0,5

Tóm tắt:

Câu 3 hA = 1,2m 0,25 3


hB = 1,2 – 0,65 = 0,55m 0,25
dnước = 10000 N/m3 0,25
pA = ? 0,25
pB = ?
a) Áp suất nước tác dụng lên điểm A ở đáy bình là:
pA = d . hA = 10000 . 1,2 = 12000 (N/m2) 0,5 - 0,5
b) Áp suất nước tác dụng lên điểm B cách đáy bình 0,65m
là:
pB = d. hB = 10000 . 0,55 = 5500 (N/m2)
0,5 - 0,5
ĐỀ SỐ 3
PHÒNG GD&ĐT ………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT ………….. NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN : VẬT LÝ- LỚP 8
Thời gian làm bài: 45 phút

A. Trắc nghiệm: Em hãy chọn đáp án đúng


1. Trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi lốp ô tô trượt trên mặt đường
B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày
C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn
D. Lực xuất hiện giữa day curoa với bánh xe truyền chuyển động
2. Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
A. Người đứng cả hai chân
B. Người đứng một chân
C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập người xuống
D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ
3. Hiện tượng nào sau đây là do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ
B. Săm xe đạp, xe máy để ngoài trời nắng có thể bị nổ
C. Dùng một ống nhựa hút khí của hộp sữa đã uống hết, hộp sữa bị bẹp
D. Dùng taykéo lò xo dãn dài ra
4. Lực đẩy ác-si-mét phụ thuộc vào:
A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích
C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật
D. Trọng lượng của vật
5. Điều kiện để vật nổi lên trên mặt thoáng của chất lỏng là:
A. Lực đẩy acssimét tác dụng lên vật bằng trọng lực của vật
B. Lực đẩy acssimét tác dụng lên vật lớn hơn trọng lực của vật
C. Lực đẩy acssimét tác dụng lên vật nhỏ hơn trọng lực của vật
D. Thể tích vật chiếm chỗ chất lỏng bằng lực đẩy acsi mét
6. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào không có công cơ học?
A. Quả bưởi rơi từ trên cây xuống
B. Học sinh đang ngồi học bài
C. Con trâu đang kéo cày ở ruộng
D. Người thợ bê thùng hàng lên xe ô tô
B. Tự luận:
Câu 1.(2đ). Phát biểu định luật về công
Câu 2.(1,5đ) Viết công thức tính công cơ học. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng trong công
thức?
Câu 3.(2đ) Một hòn bi sắt lăn trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Nếu coi như không có ma sát và
sức cản của không khí thì công trong trường hợp này bằng bao nhiêu? Vì sao?
Câu 4.(2,5đ) Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N, xe dịch chuyển một
quãng đường 15m. Tính công thực hiện của con ngựa.
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Một người đi bộ với vận tốc 4,4km/h, khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là bao
nhiêu km, biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 15 phút?
A. 15km B. 4,4km
C. 1,1km D. Một kết quả khác.
Câu 2: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo
nhiều phía. Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?
A. Vì không khí bên trong hộp sữa bị co lại.
B. Vì áp suất không khí bên trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất ở bên ngoài.
C. Vì hộp sữa rất nhẹ.
D. Vì hộp sữa chịu tác dụng của áp suất khí quyển.
Câu 3: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Lực ma sát xuất hiện giữa tay và cán dao là có ích.
B. Lực ma sát xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa đinh và tường là có ích.
C. Lực ma sát xuất hiện ở giữa má phanh xe đạp và vành bánh xe khi phanh là có hại.
D. Lực ma sát xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa que diêm và vỏ bao diêm là có ích.
Câu 4: Treo một vật nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị P1. Nhúng vật nặng
trong nước, lực kế chỉ giá trị P2. Kết quả nào sau đây là đúng?
A. P1 ≥ P2 B. P1 > P2 C. P1 = P2 D. P1 < P2
Câu 5: Tại sao khi lặn người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn?
A. Vì khi lặn sâu, lực cản rất lớn.
B. Vì khi lặn sâu, nhiệt độ rất thấp.
C. Vì khi lặn sâu, áp suất rất lớn.
D. Vì khi lặn sâu, áo lặn giúp cơ thể dễ dàng chuyển động trong nước.
Câu 6: Một hành khách ngồi trên xe ôtô đang chạy, xe đột ngột rẽ trái, hành khách sẽ ở trạng
thái nào?
A. Không thể phán đoán được. B. Nghiêng người sang trái.
C. Ngồi yên D. Nghiêng người sang phải.
Câu 7: Đơn vị áp suất là:
A. N/m B. N/m2 C. N D. N.m
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Ma sát hoàn toàn không cần thiết. B. Ma sát có thể có ích hoặc có hại.
C. Ma sát luôn có hại. D. Ma sát luôn có ích.
Câu 9: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào không có công cơ học?
A. Máy xúc đất đang làm việc.
B. Người lực sĩ đang nâng quả tạ lên cao.
C. Người thợ mỏ đang đẩy xe goòng chuyển động.
D. Một hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn.
Câu 10: Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến lạng sơn lúc 11 giờ. Vận tốc trung bình
của ôtô đó là bao nhiêu? Biết quãng đường Hà Nội – Lạng Sơn dài 150 000m.
A. v = 50m/h B. v = 5km/h C. v = 50km/h D. v = 150km/h
Câu 11: Chọn câu trả lời sai cho câu hỏi sau:
Hiện tượng nào sau đây có liên quan đến quán tính?
A. Giũ quần áo cho sạch bụi.
B. Chỉ có hai hiện tượng A và C.
C. Vẩy mực ra khỏi bút.
D. Gõ cán búa xuống nền để tra búa vào cán.
II. TỰ LUẬN: Trả lời các câu hỏi sau (7 điểm)
Bài 1 : Vận tốc di chuyển của một cơn bão là 5,2 m/s
a) Trong một ngày đêm bão di chuyển được bao nhiêu km ?
b) Vận tốc gió xoáy ở vùng tâm bão là 80 km/h. Vận tốc nào lớn hơn ?
Bài 2 :
Treo một vật vào lực kế, lực kế chỉ 10N, nếu nhúng vật chìm trong nước thì lực kế chỉ 8N.
a) Hãy xác định lực đâye Ác si mét tác dụng lên vật ?
b) Thả sao cho chỉ có ½ vật chìm trong nước thì số chỉ của lực kế là bao nhiêu?
Bài 3 : Một thợ lặn lặn ở độ sâu 100 m dưới biển.
a) Tính áp suất ở độ sâu ấy ?
b) Áp lực của nước tác dụng lên cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,02m2 . Biết trọng
lượng riêng của nước biển là 10300N/m3
ĐỀ SỐ 5

PHÒNG GD&ĐT ………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I


TRƯỜNG THPT ………….. NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN : VẬT LÝ- LỚP 8
Thời gian làm bài: 45 phút

A. TRẮC NGHIỆM (3đ): Chọn đáp án em cho là đúng, rồi khoanh tròn.
Câu 1: Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau, câu nào đúng?
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường. B. Ô tô đứng yên so với cột điện bên đường.
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe. D. Ô tô đứng yên so với cây bên đường.
Câu 2: Đơn vị hợp pháp của vận tốc là:
A. km/s B. km/h C. m.s D. m/h
Câu 3: Một người đi xe đạp trong 2,5 giờ với vận tốc trung bình là 12 km/h.
Quãng đường người đó đi được là:
A. 2,5km. B. 4,8 km. C. 12 km D. 30 km.
Câu 4: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều?
A. Chuyển động của một xe đạp đang xuống dốc.
B. Chuyển động của đoàn tàu đang vào nhà ga.
C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.
D. Chuyển động của quả banh đang lăn trên sân.
Câu 5: Áp lực tác dụng lên mặt sàn 500N. Diện tích tiếp xúc với mặt sàn là 4m2.
Áp suất tác dụng lên sàn là:
A. 125 m2 /N B. 2000 N/m C. 125 Pa D. 125N
Câu 6: Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ,
ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa
phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại.
Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường. Để giảm thiểu tác hại này
cần:
A. Giảm số phương tiện lưu thông trên đường.
B. Tăng số phương tiện lưu thông trên đường.
C. Sử dụng các phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng.
D. Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.
B. CÂU HỎI TỰ LUẬN (7đ)
Câu 7: (1.5đ) Thế nào là hai lực cân bằng? Lấy một ví dụ về hai lực cân bằng và chỉ rõ
đó là những lực nào ?
Câu 8: (1.5đ)Viết công thức tính áp suất. Nêu rõ ý nghĩa và đơn vị đo của các đại lượng
có mặt trong công thức.
Câu 9: (1.5đ) Biểu diễn lực kéo 6 000N có phương nằm ngang, chiều từ trái sang
phải, tỉ xích 1cm ứng với 1500N.
Câu 10: (2.5đ) Một người đi môtô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 10km với vận tốc
40km/h, trên đoạn đường thứ hai dài 48km trong 45 phút. Hãy tính:
a) Thời gian để người đó đi hết đoạn đường thứ nhất.
b) Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 đoạn đường.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (3đ): Mỗi câu chọn đúng 0,5 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án đề 1 A B D C C A,D
II. TỰ LUẬN (7đ):

Câu Đáp án Điể


m

Câu 7 Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật,có cường độ bằng 0.75 đ
nhau,phương nằm trên một đường thẳng,chiều ngược nhau.
Học sinh lấy được ví dụ và chỉ rõ 2 lực cân bằng là 2 lực nào. 1đ

Câu 8 F 0.5 đ
p
S

Trong đó : F là áp lực (N); 0.75 đ


S là diện tích bị ép (m2)
p là áp suất(N/m2 , Pa)

Câu 9 Nêu được tóm tắt: Cho biết: 0.5 đ

Đề 1 Fk = 6 000N
Phương nằm ngang,chiều từ trái sang phải
Tỉ xích 1cm ứng với 1500N

Biểu diễn k
Biểu diễn được lực kéo 1đ

F = 6000N k

1500N

Câu 10 Câu 2 : 0.5 đ


đề 1 Cho biết :

Đề 2 s1 = 10km
tương tự v1 = 40km/h
đề 1
s2 = 48km
45
t2 = 45 phút = h= 0,75h
60

Tính : a. t1 = ?
b. vtb = ?
a. Thời gian để người đó đi hết đoạn đường thứ nhất là: 1đ
s1 s 10
v1 = => t1 = 1 = = 0,25 (h) = 15 (phút)
t1 v1 40

b. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là : 1đ


s  s1  s2  (10  45)
vtb =  = = 55 (km/h)
t  t1  t2  (0,25  0,75)
Đáp số: a) 0,25h hay 15 phút
b) 55 km/h
ĐỀ SỐ 6
PHẦN A: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 đ ).
I. Khoanh tròn vào câu trả lời mà em chọn là đúng.(2,5 đ)
Câu1. Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?
A. Sự rơi của chiếc lá. B. Sự di chuyển của đám mây
trên bầu trời.
C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước. D. Sự đong đưa của quả lắc
đồng hồ.
Câu 2. Chỉ ra câu phát biểu sai :
A. Trong một chất lỏng đứng yên , áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm
ngang đều bằng nhau B. Trong chất lỏng , càng xuống sâu , áp suất càng giảm .
C. Bình thông nhau là bình ít nhất có hai nhánh thông với nhau .
D. Chân đê, chân đập phải làm rộng hơn mặt đê, mặt đập .
Câu3. Đường từ nhà Lan đến trường dài 7,2 km. Nếu đi với vận tốc không đổi là 1m/s thì thời
gian đi tới trường của bạn lan là:
A. 0,5 h. B.1 h. C.1,5 h. D. 2 h.
Câu4. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, bỗng thấy mình bị nghiêng người
sang trái chứng tỏ xe :
A. Đột ngột rẽ sang phải. B. Đột ngột rẽ sang trái.
C. Đột ngột tăng vận tốc. D. Đột ngột giảm vận tốc.
Câu5. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì :
A. Để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất . C. Để tăng áp suất tác dụng lên mặt đất
B. Để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất. D. Để tăng trọng lượng của tường
xuống mặt đất .
Câu6. Câu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất trong lòng chất lỏng :
A. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng hướng từ dười lên trên .
B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương nằm ngang .
C. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại đáy bình chứa nó .
D. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình , thành bình và các vật ở trong lòng
nó.
Câu7 . Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường lúc phanh gấp.
B. Lực giữ cho vật còn đứng yên trên mặt bàn bị nghiêng.
C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
D. Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt sàn.
Câu8 .Càng lên cao thì áp suất khí quyển:(chọn câu đúng)
A. Càng giảm. B. Càng tăng. C. Không thay đổi. D. Có lúc tăng, lúc giảm.
Câu9 . Thả một vật rắn vào trong chất lỏng. Vật sẽ nổi lên khi nào?
A. Khi trọng lượng của vật lớn hơn lực đẩy Ác-Si-Mét.
B. Khi trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Ác-Si-Mét.
C. Khi trọng lượng của vật bằng lực đẩy Ác-Si-Mét.
D. Khi trọng lượng của vật bằng hoặc lớn hơn lực đẩy Ác-Si-Mét.
Câu10 .Nhúng ngập hai quả cầu một bằng sắt , một bằng nhôm có thể tích bằng nhau vào
nước . So sánh lực đẩy ac-si-met tác dụng lên hai quả cầu .
A. Quả cầu nhôm nhẹ hơn nên bị nổi trên mặt nước. C. Quả cầu nhôm chịu lực đẩy Ac-si-
met lớn hơn
B. Quả cầu sắt chịu lực đẩy Ac-si-met lớn hơn. D. Bằng nhau.
II. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống(…)
Câu11. Sự thay đổi vị trícủa một vật theo thời gian so với............................. gọi là chuyển
động cơ học.
Câu12. Chuyển động và đứng yên có tính ……………………………… tùy thuộc vào vật
chọn làm mốc.
Câu13. Trong bình thông nhau chứa cùng ………………………đứng yên , các mực chất lỏng
ở các nhánh luôn luôn ở một độ cao.
Câu14. Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp
suất………………………….theo mọi. phương.
Câu15. Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và ………………………………
càng nhỏ
Câu16. Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng lên vật và
làm…………………….…………….
Câu17. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về …………………………
Câu18. Chuyển động của ô tô từ Hoài châu đến Qui nhơn là chuyển
động…………………………………
Câu19. Điều kiện để vật chìm là trọng lượng riêng của vật………………trọng lượng riêng
của chất lỏng.
Câu20. Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì
có……………..
PHẦN B TỰ LUẬN: (5đ)

Câu21(1đ) Biểu diễn: Véc tơ lực F có phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều
từ trái sang phải hướng từ dưới lên trên có cường độ 60N với tỉ xích 1cm biểu diễn 20N.
Câu22(1đ) Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25 giây. Xuống hết dốc, xe
lăn tiếp một đoạn đường dài 50m trong 20 giây rồi mới dừng hẳn.Tính vận tốc trung bình của
người đi xe đạp trên cả hai đoạn đường ?
Câu23(2đ) Ngựa kéo xe chuyển động đều. Lực ngựa kéo là 600N. Trong 5 phút xe đã nhận
được một công do ngựa sinh ra là 360J.
a) Quãng đường xe đi được là bao nhiêu ?
b) Tính vận tốc chuyển động của xe ?
Câu 24(1đ)Một vật có khối lượng riêng D = 680 Kg/m3 thả trong một chậu đựng chất lỏng có
khối lượng riêng D/ = 1360 Kg/m3 . Hỏi vật bị chìm bao nhiêu phần trăm thể tích của nó ở
trong chất lỏng đó?

You might also like