You are on page 1of 4

TRƯỜNG THCS NGHĨA HÀ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8


Năm học 2023-2024
PHẦN VẬT LÝ
A. LÝ THUYẾT
- Khối lượng riêng là gì? Kể tên các đơn vị thường dùng của khối lượng riêng?
- Viết công thức tính khối lượng riêng?
- Áp lực là gì? Công thức tính áp suất?
- Áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
- Lực đẩy Archimedes
B. BÀI TẬP
B1. Tự luận:
Câu 1: Treo một vật nhỏ vào một lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ F = 15N,
nhưng khi nhúng chìm hoàn toàn vật trong nước thì lực kế chỉ F’ = 8N. Cho khối lượng riêng
nước là 1000kg/m2. Thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó
Câu 2: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 5,45N.
Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết drượu = 8000N/m3, ddong =
89000N/m3
Câu 3: Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3,5m. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29
kg/m3. Tính trọng lượng của không khí trong phòng.
B2. Trắc nghiệm
Câu 1: Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29
kg/m3. Tính trọng lượng của không khí trong phòng.
A. 500 N B. 789,7 N C. 928,8 N D. 1000 N
Câu 2: Đặt một bao gạo 60kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với
mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là
A. p = 20000N/m2 B. p = 2000000N/m2
C. p = 200000N/m 2
D. Là một giá trị khác
Câu 3: Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm được đặt trên bàn nằm ngang.
Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là d = 2.104 N/m3. Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác
dụng lên mặt bàn là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
A. pmax = 4000Pa;pmin = 1000Pa B. pmax=10000Pa;pmin=2000Pa
C. pmax=4000Pa;pmin=1500Pa D. pmax=10000Pa;pmin=5000Pa
Câu 4: Treo một vật nhỏ vào một lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ F = 12N,
nhưng khi nhúng chìm hoàn toàn vật trong nước thì lực kế chỉ F’ = 7N. Cho khối lượng riêng
nước là 1000kg/m2. Thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó lần lượt là
A. V = 5.10−4m3; d = 24000N/m3 B. V = 5.10−3m3; d = 2400N/m3
C. V = 5.10−5m3; d = 24000N/m3 D. Một cặp giá trị khác.
Câu 5: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 4,45N.
Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết drượu = 8000N/m3, ddong =
89000N/m3
A. 4,45N B. 4,25N C. 4,15N D. 4,05N
Câu 6: Áp lực là
A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
Câu 7: Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật
khác?
A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.
B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.
C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.
D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.
Câu 8: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào
khi cục nước đá tan hết?
A. Tăng B. Giảm C. Không đổi D. Không xác định được
Câu 9: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng giảm?
A. Càng tăng B. Càng giảm
C. Không thay đổi D. Có thể vừa tăng, vừa giảm
Câu 10: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì
A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất
B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
C. để tăng áp suất lên mặt đất
D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất
Câu 11: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ
sâu.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau
Câu 12: Công thức tính lực đẩy Archimedes là
A. FA =DV B. FA = Pvat C. FA = dV D. FA = d.h
Câu 13: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại

A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp.
B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng.
C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.
D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi.
Câu 14: Tác dụng làm quay càng lớn khi nào?
A. Giá của lực càng xa, moment lực càng lớn
B. Giá của lực càng gần, moment lực càng lớn
C. Giá của lực càng xa, moment lực càng bé
D. Giá của lực càng gần, moment lực càng bé
Câu 15: Đâu là thiết bị sử dụng điện?
A. Cầu chì ống. B. Dây nối. C. Điot phát quang. D. Công tắc
Câu 16: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Câu 17: Muốn tăng áp suất thì
A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
Câu 18: Muốn giảm áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào?
A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
B. Giảm diện tích bị ép.
C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
Câu 19: Moment lực tác dụng lên vật là đại lượng
A. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực. B. véctơ.
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng. D. luôn có giá trị âm.
PHẦN HÓA
Câu 1: Than (thành phần chính là carbon) cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide.
a) Hãy viết phương trình phản ứng dạng chữ của phản ứng này. Chất nào là chất phản ứng?
Chất nào là sản phẩm?
b) Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần? Lượng chất nào tăng dần?
Câu 2: Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí carbon
dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt). Đây là phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt?
Câu 3: Hãy tìm số mol nguyên tử hoặc số mol phân tử của những lượng chất sau:
a) 0,6 N nguyên tử O; 1,8 N phân tử N2; 0,05 N nguyên tử C.
b) 24.1023 phân tử H2O ; 0,66.1023 phân tử C12H22O11 (đường).
Câu 4: Ở đkc 0,5 lít khí X có khối lượng là 0,48 gam. Khối lượng mol phân tử của khí X là
A. 56 B. 65 C. 24 D. 64
Câu 5: Khí NO2 nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
A. Nặng hơn không khí 1,6 lần. B. Nhẹ hơn không khí 2,1 lần.
C. Nặng hơn không khí 3 lần. D. Nhẹ hơn không khí 4,20 lần.
Câu 6: 64g khí oxigen ở điều kiện chuẩn có thể tích là
A. 49,58 lít B. 24,79 lít C. 74,37 lít D. 99,16 lít
Câu 7: Dãy các chất khí đều nặng hơn không khí là
A. SO2, Cl2, H2S B. N2, CO2, H2 C. CH4, H2S, O2 D. Cl2, SO2, N2
Câu 8: 0,35 mol khí SO2 ở điều kiện chuẩn có thể tích bằng bao nhiêu?
A. 0,868 lít B. 8,68 lít C. 86,8 lít D. 868 lít
PHẦN SINH
I/ Trắc nghiệm
Câu 1: Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm:
A. cơ đầu và cơ thân. B. xương thân và xương chi.
C. bộ xương và hệ cơ. D. xương thân và hệ cơ.
Câu 2: Chất nào trong xương có vai trò làm xương bền chắc?
A. Chất hữu cơ. B. Chất khoáng. C. Chất vitamin. D. Chất hóa học.
Câu 3: Xương sườn thuộc phần nào của bộ xương?
A. Xương đầu. B. Xương tay. C. Xương chân. D. Xương thân.
Câu 4: Nguyên nhân nào dưới đây thường gây bệnh loãng xương?
A. Tư thế hoạt động không đúng cách trong thời gian ngắn.
B. Cơ thể thiếu calcium và phosphorus.
C. Do tai nạn giao thông.
D. Cơ thể thiếu cholesterol và vitamin.
Câu 5: Trong các chất sau đây, chất nào được biến đổi hoá học qua quá trình tiêu hoá
1. vitamin 2. axit amin 3. gluxit 4. prôtêin 5. lipit
A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 3,4,5 D. 1,4,5
Câu 6: Cơ quan nào trong ống tiêu hoá ở người là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn?
A. Miệng B. Dạ dày C. Ruột non D. Ruột già
Câu 7: Sản phẩm được tạo ra nhờ hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng là
A. đường đơn B. đường maltose
C. protein chuỗi ngắn D. glixerin và Axit béo
Câu 8: Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá?
A. Vitamin B. Ion khoáng C. Gluxit D. Nước
Câu 9: Ăn uống hợp vệ sinh là:
A. không ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi
B. không ăn rau sống và hoa quả đã rửa sạch
C. ăn thức ăn ôi thiu hoặc gián bám vào
D. ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi
Câu 10: Cơ quan tiêu hóa nào không tiêu hóa thức ăn?
A. Miệng B. Thực quản C. Dạ dày D. Ruột non
Câu 11: Cơ quan tiết dịch mật tiêu hóa lipit là cơ quan nào?
A. Gan B. Tụy C. Ruột D. khoang miệng
Câu 12: Bộ phận trong ống tiêu hóa dài nhất là
A. dạ dày. B. ruột non. C. thực quản. D. Ruột già.
Câu 13: Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá?
A. Tuyến ruột B. Tuyến vị C. Tuyến tuỵ D. Tuyến nước bọt
Câu 14: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?
A. Uống nước lọc B. Ăn kem
C. Uống sinh tố bằng ống hút D. Ăn rau xanh
Câu 15: Bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em là?
A. Tiêu chảy B. Trào ngược acid
C. Bệnh sa dạ dày D. Bệnh viêm đại tràng
II/ Tự luận:
Câu 1: Sự tiêu hoá ở bộ phận nào là quan trọng nhất và vì sao?
Câu 2: Nêu được cấu tạo, chức năng và phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng
của hệ vận động.
Câu 3: Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động. Liên hệ được kiến thức đòn
bẩy vào hệ vận động. Giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.
Câu 4: Trình bày được một số bệnh, tật và bệnh học đường liên quan đến hệ vận động.
Câu 5: Nêu được biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống bệnh.

You might also like