You are on page 1of 3

TRƯỜNG THCS ARCHIMEDES ACADEMY Ngày __ tháng __ năm_____

Họ và tên
PHIẾU ÔN TẬP THÁNG 10
Môn: Hóa học | Khối: 6 Lớp

A. Giới hạn ôn tập


Chương II: Chất quanh ta gồm các bài:
- Sự đa dạng của chất.
- Các thể của chất và sự chuyển thể của chất.
- Oxygen – không khí.
B. Câu hỏi ôn tập
I. TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)
Câu 1: Cho câu sau: “Sự quang hợp cây xanh tạo ra khí oxygen”. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Cây xanh là vật thể nhân tạo. B. Khí oxygen chiếm nhiều nhất trong không khí.
C. Oxygen là chất, cây xanh là vật sống. D. Cây xanh là chất, oxygen là vật thể.
Câu 2: Dãy gồm các vật sống là:
A. cây mía, cây cầu, con cá. B. con chó, cây thông, con cá.
C. cây cột điện, muối ăn, đường glucose. D. con chim, con mèo, cây rau cải.
Câu 3: Quá trình nào sau đây có sự biến đổi hóa học?
A. Nung đá vôi thu được vôi sống và khí carbon dioxide.
B. Đun nóng bát đựng muối đến khi có tiếng nổ lách tách.
C. Đun nóng chảy đồng để đúc tượng.
D. Hòa tan muối vào nước.

Câu 4: Dãy gồm các chất là:


A. calcium, đường trắng, trống đồng. B. glucose, muối ăn, nồi nhôm.
C. vôi sống, phèn chua, quạt điện. D. nước, oxygen, đường trắng.
Câu 5: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra ở nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ. B. Hóa hơi. C. Sôi. D. Bay hơi.
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá cây. B. Sự tạo thành sương mù.
C. Sự tạo thành hơi nước. D. Sự tạo thành mây.
Câu 7: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được. D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Câu 8: Trong suốt thời gian nước sôi, nhiệt độ của nước thay đổi như thế nào?
A. Tăng dần B. Không thay đổi
C. Giảm dần D. Ban đầu tăng rồi sau đó giảm
Câu 9: Nhận xét nào sau đây đúng về oxygen?
A. Oxygen là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.
B. Oxygen là chất khí ít tan trong nước, không màu, không mùi, không vị.
C. Oxygen là chất khí không duy trì sự cháy, hô hấp.
D. Oxygen là chất khí không tan trong nước và nặng hơn không khí.
Câu 10: Để phân biệt hai chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?
A. Quan sát màu sắc của hai khí. B. Ngửi mùi của hai khí.
C. Dẫn hai khí vào nước. D. Dùng que đóm còn tàn đỏ cho vào từng khí.
Câu 11: Quá trình nào dưới đây cần oxygen?
A. Quang hợp. B. Hô hấp. C. Hòa tan. D. Nóng chảy.
Câu 12: Thành phần các chất trong không khí là:
A. 9% nitrogen, 90% oxygen, 1% hơi nước, carbonic và các chất khác.
B. 91% nitrogen, 8% oxygen, 1% hơi nước, carbonic và các chất khác.
C. 78% nitrogen, 21% oxygen, 1% hơi nước, carbonic và các chất khác.
D. 50% nitrogen, 50% oxygen.
Câu 13: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí?
A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. B. Sự quang hợp của cây xanh.
C. Sự cháy của than, củi, bếp ga. D. Sự hô hấp của động vật.
Câu 14: Oxygen hóa lỏng ở nhiệt độ nào dưới đây?
A. 200C. B. -200C. C. -1830C. D. -1960C.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không phải là tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra?
A. Ảnh hưởng đến an toàn giao thông,gây biến đổi khí hậu.
B. Gây bệnh cho con người, động vật và thực vật.
C. Làm hỏng cảnh quan tự nhiên hoặc các công trình xây dựng.
D. Tiết kiệm nước và giảm xói mòn đất.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa sự sôi và sự bay hơi. Tại sao không nói “nhiệt độ bay
hơi” của một chất?
Câu 2: Đun nóng nước muối trong một xoong nhỏ. Đậy vung. Khi nước sôi, nhanh chống mở vung ra.
a. Quan sát hiện tượng trên nắp vung và giải thích.
b. Em hãy nếm xem những giọt nước đó có vị gì? Từ đó cho biết chất nào trong nước muối đã bay hơi.
Câu 3: Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sao cho hơp lý:
không màu oxygen quang hợp lửa
ánh sáng mặt trời oxygen lỏng sự cháy Bình oxygen
1/5 đá và khoáng vật hô hấp xanh nhạt
a. Hầu hết sự sống trên Trái Đất đều cần đến _______ Nó có trong cả không khí chúng ta thở và nước chúng
ta uống. Khi Trái Đất mới hình thành, có rất ít oxygen trong không khí nhưng lượng oxygen đã tăng lên do
nó là sản phẩm phụ của quá trình _______ Đây là quá trình thực vật biến đổi _______ thành chất dinh
dưỡng. Một quá trình khác sử dụng oxygen là _______ oxygen phản ứng với nhiên liệu để tạo ra _______.
b. Oxygen và các hợp chất của nó tạo nên một nửa _______ trên hành tinh của chúng ta. Oxygen nguyên
chất chiếm đến _______ khí quyển. Oxygen _______ khi ở thể khí nhưng chuyển màu _______ khi ở thể
lỏng.
c. Oxygen cũng có ích cho quá trình luyện thép. _______ giúp các nhà leo núi _______ dễ dàng trong điều
kiện nồng độ oxygen thấp khi lên cao. Các tên lửa như Atlan V mang theo _______ để đốt nhiên liệu trong
không gian (vốn không có không khí).
Trích “Thuyết minh trực quan nhất về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”.
Câu 4: Một lớp học có chiều dài 8m, chiều rộng 6m, chiều cao 3m.
a. Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong lớp, biết oxygen chiếm 20% thể tích không khí.
b. Trong lớp học có 30 em học sinh. Hãy tính thể tích khí carbon dioxide mà các em thở ra trong 45 phút,
biết rằng một học sinh thở ra khoảng 1,5 lít khí carbon dioxide một lần, một phút thở ra khoảng 28 lần.
--HẾT--

You might also like