You are on page 1of 23

CHUYÊN ĐỀ 3: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

A.Lý thuyết trọng tâm


1.Hiện tượng vật lý – hiện tượng hóa học
a) Hiện tượng vật lý
  - Là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái (rắn, lỏng, khí,
plasma,...), hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
VD: Đun sôi nước ở 1000C, nước lỏng chuyển thành
hơi nước (khí).
b) Hiện tượng hóa học
- Là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
VD: Khi bị đun nóng, đường phân hủy biến đổi thành
than và nước.
Khi đốt cháy giấy (xenlulozo), giấy sẽ bị phân hủy
thành khí cacbonic và hơi nước.
2.Phản ứng hóa học
a) Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này sang chất
khác.
- Chất bị biến đổi trong phản ứng là chất phản ứng(chất
tham gia).
- Chất mới sinh ra là sản phẩm.
- PT chữ của phản ứng hóa học:
Tên các chất tham gia → Tên các sản phẩm.
o
Ví dụ: Đường t Than + Nước

b) Diễn biến của phản ứng hóa học


Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử
thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
c) Điều kiện để có phản ứng hóa học xảy ra
- Chất tham gia phản ứng tiếp xúc nhau.
- Có thể cần có nhiệt độ.
- Có thể cần xúc tác thích hợp.
Ví dụ:
- Trộn xi măng, cát, đá thì ta sẽ thu được bê tông. (các
chất tiếp xúc với nhau)
- Đường khi bị đun nóng sẽ phân hủy thành than và
nước.
- Dùng men (chất xúc tác) để biến đổi cơm thành rượu.
(chất xúc tác)
d) Dấu hiệu có thể nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.
- Có thể thay đổi màu sắc, trạng thái, mùi.
- Tỏa nhiệt, thu nhiệt hoặc phát sáng.
- Tạo ra kết tủa, bay hơi, hoặc đổi màu.
3. Định luật bảo toàn khối lượng:
 “ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản
phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng”
Giả sử có phản ứng giữa A + B tạo ra C + D có công thức
khối lượng được viết như sau :
mA + mB = mC + mD
VD: Bari clorua + natri sunfat  bari sunfat + natri clorua.
Có CT khối lượng là:
mbari clorua + mnatri sunfat = mbari sunfat + mnatri clorua
- Trong một phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của (n –
1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.
B. Các dạng bài tập
Dạng 1: Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học
1. Phương pháp
- Hiện tượng vật lí: là hiện tượng chỉ biến đổi về thể, trạng
thái của chất, không có chất mới sinh ra.
- Hượng tượng hóa học: là hiện tượng biến đổi chất này
thành chất mới.
- Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng
hóa học là có chất mới tạo thành.
2. Bài tập
Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học trong các
hiện tượng hóa học sau.
a. Thanh sắt đun nóng, dát mỏng và uốn cong được.
=> Hiện tượng vật lí. Vì không sinh ra chất mới mà chỉ thay
đổi hình dạng.
b. Thổi khí cacbonic vào nước vôi trong , làm nước vôi trong
vẩn đục.
=> Hiện tượng hóa học. Do nước vôi trong bị vẩn đục, tức là
có sự thay đổi về mặt hóa học.
c. Đá lạnh để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.
=> Hiện tượng vật lí. Do chỉ là sự thay đổi trạng thái từ rắn
sang lỏng.
d. Nhựa đường đun nở nhiệt độ cao nóng chảy.
=> Hiện tượng vật lí. Do chỉ là sự thay đổi về hình dạng
(giãn nở).

Hướng dẫn:
- Hiện tượng vật lí là câu: a, c, d vì không tạo ra chất mới
- Hiện tượng hóa học là câu: b. tao ra chất mới vẩn đục
Dạng 2: Dấu hiệu phản ứng hóa học
1. Phương pháp
Có chất mới tạo thành dựa vào dấu hiệu:
- Thay đổi màu sắc.
- Tạo chất bay hơi.
- Tạo chất kết tủa.
- Tỏa nhiệt hoặc phát sáng.
 2. Bài tập
Bài 1: Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohidric thấy sủi bọt
ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohidric đã tác dụng với canxi
cacbonat (chất này trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua (chất
này tan), nước và khí cacbon dioxit thoát ra. Hãy chỉ ra dấu
hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình
chữ của phản ứng?
Lời giải
Dấu hiệu để nhận biết phản ứng xảy ra là quả trứng sủi bọt,
do khí cacbon dioxit thoát ra ngoài.
Phương trình phản ứng:
Axit clohidric  + canxi cacbonat  -> canxi clorua + cacbon
dioxit + nước
Chất phản ứng: axit clohidric và canxi cacbonat.
Sản phẩm: canxi clorua, khí cacbon dioxit và nước.
Bài 2
Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết các phản ứng hóa học sau:
a) Đun nóng thuốc tím kali pemanganat (màu tím) sau một
thời gian chuyển thành màu đen là mangan đioxit.
b) Thổi hơi vào dung dịch nước vôi trong chứa canxi
hidroxit, thì trên bề mặt xuất hiện một ván trắng là canxi
cacbonat.
c) Khi cho bồ tạt vào lọ mực xanh chứa  đồng sunfat, thì màu
của lọ mực nhạt dần đến trong suốt đồng thời có chất rắn
lắng xuống đáy lọ.
d) Cây nến đang cháy, cây nến càng lúc càng ngắn lại.
e) Sao chổi là một hành tinh mà khi di chuyển, kéo theo vô
vàn những hạt bụi vũ trụ. Khi tiến gần đến Mặt trời, các hạt
bụi này bốc cháy, sáng rực và ánh sáng này có thể nhìn thấy
từ Trái đất.
Lời giải
a) Dấu hiệu: từ màu tím chuyển sang màu đen.
b) Dấu hiệu: xuất hiện ván trắng.
c) Dấu hiệu: xanh trong suốt, có chất rắn lắng xuống.
d)  Dấu hiệu: hình dạng ngắn lại.
e) Dấu hiệu: bốc cháy, sáng rực.
Dạng 3: Phản ứng hóa học – Định luật bảo toàn khối
lượng
1. Phương pháp
- Từ hiện tượng hóa học →viết phương trình hóa học của
phản ứng.
- Tính theo phương trình hóa học.
- Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng tính đại lượng chưa
biết trong phương trình hóa học phản ứng.
2. Bài tập
Bài 1:Viết các phương trình chữ của các phản ứng hoá học
a) Đốt cồn (rượu etylic) trong không khí, tạo ra khí cacbonic
và nước.
b) Đốt bột nhôm trong không khí, tạo ra nhôm oxit
c) Điện phân nước, ta thu được khí hiđrô và khí oxi
Hướng dẫn:
a) Rượu etylic + Oxi → Nước +cacbonic
b) Nhôm + Oxi → nhôm oxit
c) Nước → Hidro + Oxi
Bài 2.
       a. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng
       b. Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra,
khối lượng các chất được bảo toàn?
Hướng dẫn:
       a. “ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của
các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng”
       b. Giải thích: Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi
liên kết giữa các nguyên tử. Sự thay đổi này chỉ liên quan đến
electron, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố vẫn giữ nguyên và
khối lượng nguyên tử không đổi. Do đó khối lượng các chất
được bảo toàn.

Bài 3: Trong phản ứng hóa học : bari clorua + natri sunphat
→ bari sunphat + natri clorua. Cho biết khối lượng của natri
sunphat Na2SO4 là 14,2 gam, khối lượng của bari sunphat
BaSO4 và natri clorua NaCl lần lượt là : 23,3 g và 11,7g.
Hãy tính khối lượng của bari clorua BaCl2 đã phản ứng
Hướng dẫn:
bari clorua + natri sunphat →  bari sunphat + natri clorua
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng (BTKL)
mbari clorua + mnatri sunphat = mbari sunphat + mnatri clorua
mbari clorua + 14,2 = 23,3 + 11,7
mbari clorua = ( 23,3 + 11,7) -
14,2
mbari clorua = 20,8 (g)
C. Bài tập tự luyện
Bài 1. Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là
hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học. Giải thích?
a. Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ. Hiện tượng
hóa học.
b. Quá trình quang hợp của cây xanh. Hiện tượng hóa học
c. Sự đông đặc (lỏng sang rắn) ở mỡ động vật. Hiện tượng
vật lí.
d. Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí. Hiện tượng
hóa học
e. Quá trình bẻ đôi viên phấn. Hiện tượng vật lí.
f. Quá trình lên men rượu. Hiện tượng hóa học.
g. Quá trình ra mực của bút bi. Hiện tượng vật lí.
Bài 2. Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là
hiện tượng hóa học?
a. Thủy tinh nóng chảy đươc thổi thành bình cầu.
b. Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước.
c. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng
dùng làm giấm ăn.
d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH)2
e. Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên.
(vì CO2 bị nén trong đó thoát ra ngoài)
Bài 3. Hiện tượng nào sau đây là  hiện tượng vật lí, hiện
tượng nào là hiện tượng hóa học?
a. Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần.
b. Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi
trong vẩn đục.
c. Đốt cháy đường mía cháy thành màu đen và mùi khét.
d. Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và lưu
huỳnh.
e. Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống
nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn
màu xám.
Bài 4. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện
tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học trong
các hiện tượng sau:
“Khi sản xuất vôi sống, người ta đập đá vôi thành những cục
nhỏ có kích thước thích hợp cho vào lò nung, nung đá vôi ta
được vôi sống và khí cacbonic. Khuấy vôi sống với ít nước ta
được nước vôi đặc, thêm nước vào nước vôi đặc ta được
nước vôi loãng.”
Bài 5. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện
tượng hóa học:
a. Rượu etylic để lâu trong không khí bay hơi và loãng dần.
b. Đốt cháy rượu etylic thành khí cacbon đioxit với nước.
c. Khi ở 00C nước lỏng hóa rắn thành nước đá.
d. Cho một mẩu kim loại natri vào nước ta thấy mẩu kim loại
tan dần và tạo thành dung dịch có tính bazơ.
Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:
A. a, b                             B. b, d                C. a, c             
D. c, d
Bài 6. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý đâu là hiện tượng
hóa học trong các hiện tượng sau:
a. Hiện tượng cháy rừng gây ô nhiễm môi trường.
b. Để làm giảm độ chua của đất trồng cần phải bón vôi.
c. Để làm giảm độ mặn của đất, phải đưa nước vào ruộng để
rửa mặn.
d. Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi
qua.
e. Rượu etylic để lâu trong không khí có mùi chua.
f. Xăng cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước.
g. Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch nước đường.
Bài 7. Viết phương trình phản ứng từ các hiện tượng sau:
a. Thả một mảnh kẽm vào dung dịch axit clohiđric thấy sinh
ra khí hiđro và muối kẽm clorua.
b. Đốt khí hiđro trong oxi thu được nước.
c. Nung đá vôi ta được vôi sống và khí cacbonic.
Bài 8. Đốt cháy cacbon trong không khí sinh ra khí cacbon
đioxit. Viết phương trình bằng chữ của phản ứng trên.
Bài 9. Thanh sắt để lâu ngày trong không khí bị rỉ biến thành
oxit sắt từ. Hãy viết phương trình bằng chữ của hiện tượng
trên.
Bài 10. Canxi cacbonat là phần chính của đá vôi.
a. Khi thả cục đá nhỏ này vào axit clohiđric thì thấy sủi bọt
(khí cacbon đioxit) và tạo thành dung dịch nuối canxi clorua.
b. Nếu nung cục đá vôi trên ở nhiệt độ thích hợp thì cũng
thấy tạo ra chất khí (cacbon đioxit) và chất bột màu trắng
(canxi oxit)
Hãy viết phương trình chữ của các phản ứng trên.
Bài 11. Hãy đọc phương trình chữ sau:
a. Canxi cacbonat + axit clohiđric → Canxi clorua + khí
cacbonic + nước.
b. Rượu etylic + oxi → cacbonic + nước
c. Nhôm hiđroxit → nhôm oxit + nước.
d. Hiđro + oxi → nước.
Bài 12. Đốt photpho trong oxi thu được chất
điphotphopentaoxit. Phương trình chữ nào sau đây biểu diễn
đúng phản ứng hóa học trên.
A. Photpho + điphotphopentaoxit  khí oxi
B. Photpho khí oxi + điphotphopentaoxit
C. Photpho + khí oxi  điphotphopentaoxit
Bài 13. Trong số những quá trình dưới đây, cho biết đâu là
hiện tượng hóa học. Hãy viết sơ đồ phản ứng hóa học của
hiện tượng hóa học đó.
a. Đun nóng hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh thu được hợp chất
sắt(II)sunfua.
b. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
c. Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển thành vôi
sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit.
d. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
Bài 14. Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hóa
học giữa cacbon và khí oxi.
a. Hãy giải thích vì sao cần đập nhỏ than trước khi đưa vào lò
đốt, dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy
thì thôi?
b. Ghi lại phương trình chữ phản ứng , biết rằng sản phẩm là
khí cacbon đioxit 
Bài 15. Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie Mg trong không
khí thu được 15 g hỗn hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng
magie cháy là xảy ra phản ứng với oxi O2 trong không khí.
     a. Viết phản ứng hóa học trên.
     b. Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.
     c. Tính khối lượng của khí oxi phản ứng.
Bài 16. Đốt cháy m(g) cacbon cần 16 g oxi thì thu được 22
gam khí cacbonic. Tính m
Bài 17. Đốt cháy 3,2 g lưu huỳnh S trong không khí thu được
6,4 g lưu huỳnh đioxit. Tính khối lượng của oxi đã phản ứng.
Bài 18. Đốt cháy m g kim loại magie Mg trong không khí thu
được 8g hợp chất magie oxit (MgO). Biết rằng khối lượng
magie Mg tham gia bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (không
khí) tham gia phản ứng.
       a. Viết phản ứng hóa học.
       b. Tính khối lượng của Mg và oxi đã phản ứng.
Bài 19. Đá đôlomit (là hỗn hợp của CaCO3 và MgCO3), khi
nung nóng đá này tạo ra 2 oxit là canxi oxit CaO và magie
oxit MgO và thu được khí cacbon đioxit.
       a. Viết phản ứng hóa học xảy ra và phương trình khối
lượng nung đá đolomit.
      b. Nếu nung đá đôlomit, sau phản ứng thu được 88 kg khí
cacbon đioxit và 104 kg hai oxit các loại thì phải dùng khối
lượng đá đôlomit là:
             A. 150kg                    B. 16kg                       C.
192kg                     D. Kết quả khác.
Bài 20. Hãy giải thích vì sao khi nung thanh sắt thì thấy khối
lượng thanh sắt tăng lên, con khi nung nóng đá vôi thấy khối
lượng giảm đi.
Bài 21. Hòa tan cacbua canxi (CaC2) vào nước (H2O) ta thu
được khí axetylen (C2H2) và canxi hiđroxit (Ca(OH)2).
       a. Lập phương trình khối lượng cho quá trình trên.
       b. Nếu dùng 41 g CaC2 thì thu được 13 g C2H2 và 37 g
Ca(OH)2. Vậy phải dùng bao nhiêu mililit nước? Biết rằng
khối lượng riêng của nước là 1g/ ml.
Bài 22. Khi cho Mg phản ứng với dung dịch HCl thấy khối
lượng MgCl2 nhỏ hơn tổng khối lượng của Mg và HCl. Điều
này có phù hợp với định luật bảo toàn khối lượng không?
Giải thích.
LỜI GIẢI
Bài 1.
a. Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ → Hiện
tượng hóa học.
b. Quá trình quang hợp của cây xanh → Hiện tượng hóa học
c. Sự đông đặc ở mỡ động vật → Hiện tượng vật lí
d. Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí→ Hiện
tượng hóa học
e. Quá trình bẻ đôi viên phấn Hiện tượng vật lí
f. Quá trình lên men rượu→ Hiện tượng hóa học
g. Quá trình ra mực của bút bi Hiện tượng vật lí
Bài 2.
a. Thủy tinh nóng chảy đươc thổi thành bình cầu→ Hiện
tượng vật lí
b. Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi
nước→ Hiện tượng hóa học
c. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng
dùng làm giấm ăn→ Hiện tượng vật lí
d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH)2→ Hiện
tượng hóa học
e. Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên.
→ Hiện tượng vật lí vì CO2 bị nén trong chai bị thoát ra
ngoài khi mở nút)
Bài 3.
a. Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần →Hiện tượng
vật lí
b. Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi
trong vẩn đục→ Hiện tượng hóa học
c. Đốt cháy đường mía cháy thành màu đen và mùi khét→
Hiện tượng hóa học
d. Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh
→Hiện tượng vật lí
e. Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống
nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn
màu xám→ Hiện tượng hóa học
Bài 4.
“người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước
thích hợp” là hiện tượng vật lí.
“nung đá vôi ta được vôi sống và khí cacbonic” là hiện tượng
hóa học.
“Khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc” là hiện
tượng vật lí.
“thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi loãng” là hiện
tượng vật lí.
Bài 5.
Đán án đúng là B.
Bài 6.
a. Hiện tượng cháy rừng gây ô nhiễm môi trường→ Hiện
tượng hóa học
b. Để làm giảm độ chua của đất trồng cần phải bón vôi→
Hiện tượng hóa học
c. Để làm giảm độ mặn của đất, phải đưa nước vào ruộng để
rửa mặn→Hiện tượng vật lí
d. Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi
qua→Hiện tượng vật lí
e. Rượu etylic để lâu trong không khí có mùi chua→ Hiện
tượng hóa học
f. Xăng cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước→ Hiện tượng
hóa học
g. Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch nước
đường→Hiện tượng vật lí
Bài 7.Hướng dẫn giải:
a. Kẽm + axit clohiđric → kẽm clorua + hiđro
b. Hiđro + oxi → nước.
c. Canxi cacbonat → canxi oxit + khí cacbon đioxit
Bài 8. Cacbon + oxi → cacbon đioxit
Bài 9. Sắt + oxi → oxit sắt từ.
Bài 8.
a. canxi cacbonat + axit clohiđric → muối canxi clorua + khí
cacbon đioxit  + nước
b. Canxi cacbonat → canxi oxit + khí cacbon đioxit
Bài 10.  Phương trình hóa học :
b. Canxi oxit + nước → vôi tôi
c. Sắt + đồng sunfat → sắt sunfat + đồng
Bài 11.
a. “Canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric tạo ra canxi
clorua, khí cacbonic và nước”.
b. “Rượu etylic tác dụng với oxi tạo ra khí cacbonic và nước”
c. “Nhôm hiđroxit phân hủy tạo thành nhôm oxit và nước”
d. “Hiđro tác dụng với oxi tạo thành nước”
Bài 12. Đáp án đúng là C.
Bài 13.
- Hiện tượng hóa học là a và c
- Sơ đồ phản ứng của hiện tượng là:
       a. Sắt + lưu huỳnh → Sắt (II) sunfua.
       c. Canxi cacbonat → canxi oxit + khí cacbon đioxit.
Bài 14. Cần đập nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt để tăng bề
mặt tiếp xúc của than với khí oxi (trong không khí). Dùng
que lửa châm để làm tăng nhiệt độ của than, quạt mạnh để
thêm đủ oxi. Khi than bén chảy thì có phản ứng hóa học xảy
ra.
Chú ý: than cần được đập nhỏ vừa, nếu quá nhỏ thì các mảnh
than sẽ xếp khít lại với nhau làm hạn chế việc thông thoáng
khí khiến than sẽ khó cháy.
b. Than + khí oxi  cacbon đioxit   + nhiệt lượng
Bài 15
a. Phản ứng hóa học: magie + oxi → magie oxit.
b.mMg + mO2 = mMgO
c. khối lượng oxi phản ứng là:
d.mO2 = mMgO - mMg = 15 -9 = 6g
Bài 16:
Theo ĐLBTKL : mC + mO2 = mCO2 → mc = mCO2 - mO2 = 22
-16 = 6g
Bài 17
mO2 = 3,2 g
Bài 18.
a. Phản ứng hóa học: magie + oxi → magie oxit
b.Phương trình khối lượng của phản ứng (theo ĐLBTKL):
mMg + mO2 = mMgO (1)
gọi a (g) là khối lượng oxi phản ứng → khối lượng Mg phản
ứng là 1,5 a (g) thay vào (1) ta có: 1,5a + a = 8
2,5 a = 8
→ a = 8 : 2,5 = 3,2 (g)
Bài 19:
a. Phản ứng hóa học xảy ra:
CaCO3 → CaO + CO2 (1)
MgCO3 → MgO + CO2 (2)
(1) + (2) → MgCO3 + CaCO3 → CaO + MgO + 2
CO2 (*)
Phương trình khối lượng cho phản ứng (*) là:
mMgCO3 + CaCO3 = mCaO + MgO + mCO2 (3)
b.Theo (3) → mMgCO3 + CaCO3 = 104 + 88 = 192kg → đáp án C
Bài 20.
        Khi nung thanh sắt có khối lượng tăng vì ở nhiệt độ cao
sắt tác dụng với oxi tạo thành sắt oxit.
        Khi nung nóng đá vôi thấy khối lượng giảm đi vì khi
nung đá vôi tạo ra vôi sống và khí CO2 (khí CO2 là khí ở
nhiệt độ cao dễ dàng thoát ra ngoài), chỉ còn lại vôi sống nên
khối lượng giảm so với ban đầu.
Bài 21:
a. mCaC2 + mH2O = mCa(OH)2 + mC2H2
b.Theo a thì mH2O = mCa(OH)2 + mC2H2 - mCaC2 = 37 +13 – 41 =
9(g)
Mặt khác, VH2O = m : d = 9:1 = 9 ml.
Vậy cần lấy 9ml H2O để hòa tan.
Bài 22
Khi cho Mg phản ứng với dd HCl thấy khối lượng MgCl2
nhỏ hơn tổng khối lượng của Mg và HCl. Điều này đúng với
ĐLBTKL vì có khối lượng hidro thoát ra ngoài dung dịch:
mMg + mHCl > mMgCl2
Vì mMg + mHCl = mMgCl2 + mH2

You might also like