You are on page 1of 2

Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra và được sử dụng máy tính cá nhân trừ loại

880.
Cho NTK: H=1, C=12, O= 16, Na= 23, Mg = 24, P = 31, S= 32, Cl = 35,5, K= 39, Ca= 40, Cu=64, Al=27
Số proton: H=1, C = 6, O = 8, Na= 11, Mg= 12, S= 16, Cl= 17
Câu I. (4 điểm)
1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
1. CuS + …. ⎯⎯→ 2. NOH + Fe2(SO4)3 → ….. + ……
0
t
CuO + SO2
3. Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O 4. FexOy + H2 ⎯⎯→
0
t
Fe + H2O
5. CxHy + O2 ⎯⎯→ …… + ……… 6. A2On + HCl → ….. + ……..
0
t

7. …. + ….. → CuBr2 8. …. + …… → Zn(NO3)2 + Ag


2. Copper (II) sulfate được dùng để diệt tảo, rong rêu trong nước bể bơi, dùng để pha chế thuốc
Bordaux (trừ bệnh mốc sương trên cây cà chua, khoai tây, bệnh thối thân trên cây ăn quả, cây
công nghiệp),… Trong công nghiệp copper (II) sulfate thường được sản xuất bằng cách ngâm đồng
phế liệu trong dung dịch sulfuric acid loãng và sục không khí:
Cu + H2SO4 + O2 → CuSO4 + H2O (1)
Copper (II) sulfate còn được điều chế bằng cách cho đồng phế liệu tác dụng với sulfuric acid đặc nóng:
Cu + H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + H2O (2)
a) Cân bằng hai phản ứng trên.
b) Trong hai cách trên cách nào sử dụng ít sulfuric acid hơn, cách nào ít gây ô nhiễm môi trường hơn?
Câu II. (3 điểm)
1. Giải thích các tình huống sau:
a) Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí carbon dioxide
vào không khí, nhưng vì sao tỉ lệ chất khí này trong không khí luôn ở mức ổn định?
b) Năng lượng ánh sáng cho cây quang hợp có thể lấy từ nguồn nào?
c) Ở một số loại cây như cây tía tô, cây huyết dụ, lá cây không có màu xanh lục. Ở những loại cây
này, lá cây có thực hiện chức năng quang hợp không? Vì sao?
2. Bảng sau cho biết lượng chất hòa tan trong 100 g nước của chất A, B, C ở các nhiệt độ khác nhau:
Tên chất Lượng chất tan trong 100 gam nước (g/100 g nước) ở
o
0C 20oC 60oC 100oC
A 30 36 47 56
B 15 20 34 7
C 112 218 440 733
a. Cho biết khối lượng của chất rắn hòa tan nước ở 20°C.
b. Trong 3 chất trên, chất nào tan trong nước nhiều nhất.
c. Khi tăng nhiệt độ thì khối lượng chất rắn hòa tan trong nước thay đổi thế nào (tăng hay
giảm)? Chất nào có sự thay đổi nhiều nhất?
Câu III. (4 điểm)
1. Quá trình tôi vôi gồm các giai đoạn như sau:
(1) Cho vôi sống vào nước, vôi sống kết hợp với nước tạo thành với tôi.
(2) Nhiệt lượng toả ra làm nước sôi.
1
(3) Một phần vôi tôi tan vào nước tạo thành dung dịch nước vôi.
(4) Dung dịch nước vôi ở bề mặt hố vôi hấp thụ khí carbon dioxide tạo thành đá vôi.
a. Các quá trình nào xảy ra sự biến đổi vật lí?
b. Quá trình nào xảy ra sự biết đổi hóa học, viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra?
c. Khi tôi vôi, phản ứng toả nhiệt rất mạnh; vì vậy, rất nguy hiểm nếu không may bị ngã vào các
hố với còn nóng. Em hãy đề xuất những giải pháp để đảm bảo an toàn tại các hố vôi.
2. Ethene (C2H4) là một chất sinh trưởng tự nhiên, có khả năng thúc đẩy quá trình chín của nhiều
loại trái cây. Ammonia (NH3) ở điều kiện thường là chất khí, có mùi hôi khó chịu. Khi hít phải NH3
nồng độ cao có thể tổn thương phổi, thậm chí tử vong.
a) Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử NH3 và C2H4.
b) Dự đoán (có giải thích) tính tan của hai khí trên trong nước.
3. a). Các quá trình sau đây tỏa nhiệt hay thu nhiệt, giải thích?
- Giọt sương đọng trên lá cây vào ban đêm.
- Cồn cháy trong không khí
b) Tại sao cơ thể đổ mồ hôi khi chạy bộ.
Câu IV. (5 điểm)
1. Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào đoạn văn sau:
OXYGEN
Oxygen là ………(1)…………. phổ biến nhất theo khối lượng trong vỏ Trái Đất. Oxygen là
nguyên tố phi kim hoạt động rất mạnh. Trong ………(2)……. nguyên tử oxygen có 8 proton, vì vậy
vỏ nguyên tử oxygen cũng chứa ………(3)…….. Ở dạng tự do, khí oxygen thường được gọi là dưỡng
khí, nó duy trì sự sống của ………(4)…….. Con người không thể nào sống được nếu thiếu ……(5)……..
Khí quyển Trái Đất chứa oxygen tự do, chúng gồm 2 nguyên tử oxygen ………(6)………... Oxygen tự
do được sinh ra trong quá trình ………(7)……… của cây xanh dưới tác dụng của ánh sáng. Hàm
lượng oxygen trong ……(8)……… xấp xỉ 21% về thể tích, đủ để con người thích nghi và tồn tại.
2. Nguyên tố M có trong máu người nồng độ bình thường là 3,5 – 5,0 mmol/l. Trong cơ
thể, nguyên tố M giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường,
đặc biệt là của hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu. Trên cơ tim ion M+ làm giảm lực co bóp,
giảm tính chịu kích thích và giảm dẫn truyền. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong
nguyên tử nguyên tố M là 58, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là
18. Nguyên tố X có trong thành phần của các chất có tác dụng oxi hoá và sát khuẩn cực mạnh,
thường được sử dụng với mục đích khử trùng và tẩy trắng trong lĩnh vực thuỷ sản, dệt nhuộm,
xử lí nước cấp, nước thải, nước bể bơi. Oxide cao nhất của X có công thức là X2O7. Trong hợp chất
hydride (hợp chất của X với H) nguyên tố X chiếm 97,26% về khối lượng.
a. Vẽ sơ đồ nguyên tử của nguyên tố M và X. Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học.
b. Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất và hydroxide tương ứng của M và X, xác định tính
acid-base của chúng.
c. Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử MX.
d. So sánh (có giải thích) bán kính ion M+ và X-.
Câu V: (4 điểm)
1. Hãy tính khối lượng nguyên tố Al có trong những lượng chất sau: 0,2 mol Al2O3; 25,65 gam
Al2(SO4)3; 284,4 gam K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
2. Hợp chất X thành phần phân tử có 40% C, 6,7%H còn lại là O.
a. Xác định CTHH của X, biết phân tử X nặng gấp 2,25 lần phân tử SO3.
b. Tính khối lượng của X, biết trong X chứa 1,8.1022 nguyên tử H.
c. Ở điều kiện chuẩn, cần bao nhiêu lít oxygen thì có số phân tử đúng bằng số nguyên tử có trong
45 gam hợp chất X.

You might also like