You are on page 1of 7

PELKI – Chinh phục kiến thức THCS

TỔ CHỨC GIÁO DỤC PELKI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THCS


Năm học: 2023-2024
Môn: Hoá Học
Ngày soạn :
BAN CHUYÊN MÔN HOÁ
Câu 1 (2,0đ)
1.1. Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 18, trong đó số hạt
mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.
Xác định tên nguyên tố R.
1.2 Cho hỗn hợp gồm Al2O3, Cu, Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X và rắn Y.
Cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch X thu được dung dịch Z và kết tủa M. Nung M ngoài
không khí tới khối lượng không đổi thu được rắn N. Cho khí H2 dư đi qua N nung nóng thu được rắn P. Sục
khí CO2 tới dư vào dung dịch Z thu được kết tủa Q. Xác định thành phần các chất trong X, Y, Z, M, N, P, Q.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu 2( 2,0đ)
2.1 Để điều chế 1 kim loại R người ta cần điện phân muối clorua của kim loại đó . Tìm R biết khi
điều chế 1g R cần điện phân trong 1 giờ cới cường độ dòng điện I = 3,83 ampe.
M R . I .t
Khối lượng R sinh ra được tính theo công thức sau mR = ( MR là khối lượng mol của R , t
96500
là thời gian tính theo giây )
2.Dung dịch X chứa 0,1 mol NaHCO3 và 0,2 mol Na2CO3. Thêm dung dịch chứa 0,32 mol Ca(OH) 2
vào X. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Câu 3 (2,0đ)
Lưu huỳnh là một chất rắn màu vàng còn có tên gọi khác là lưu hoàng hoặc diêm sinh. Trong thực tế lưu
huỳnh được sử dụng để thu hồi thủy ngân lỏng, ngoài ra lưu huỳnh còn được sử dụng để xông, sấy tạo khí
có khả năng làm trắng và chống nấm mốc cho một số sản phẩm như: đũa dùng một lần, măng, thuốc bắc...
a. Bằng phương trình hóa học em hãy giải thích một số ứng dụng trên của lưu huỳnh.
b. Dưới đây là sơ đồ chuyển hóa có sự tham gia của lưu huỳnh và một số hợp chất của lưu huỳnh:

(1) A + B Q (6) H2 + B E

(2) Q + HCl D+E (7) G + E I + H2O

(3) D + Cl2 H (8) I + FeSO4 Q +J

(4) H + E D + B + HCl (9) E + O2 SO2 + H2O


(5) E + F + H2O HBr + H2SO4 (10) SO2 + F + H2O ... + ...
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS

Biết: A, B là các đơn chất trong đó B là chất rắn màu vàng; Q là hợp chất rắn không tan trong nước (M Q =
88g/mol); J là hợp chất của natri; E là khí có mùi trứng thối được phát sinh trong quá trình phân hủy protein
và trong sản xuất công nghiệp.
Lập luận xác định các chất A, B, D, H, E, F, Q, G, I, J và hoàn thành các phương trình hóa học trên.

Câu 4 (2,0đ)
4.1 Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
b. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
c. Cho mẩu Zn dư vào dung dịch Fe2(SO4)3
d. sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2
4.2 Chỉ dùng thêm dung dịch phenolphtalein, phân biệt các dung dịch cùng nồng độ 0,1 mol/l trong
các ống nghiệm mất nhãn sau: HCl, NaOH, NaCl, BaCl2, H2SO4
Câu 5 (2,0đ)
5.1 Cho hỗn hợp rắn gồm FeS2, CuS, Na2O chỉ được dùng thêm nước, các điều kiện thiết bị có đủ, hãy viết
phương trình hóa học điều chế Fe(OH)2, CuSO4
5.2 Có hỗn hợp trộn lẫn gồm các kim loại: Ag, Al, Fe. Bằng phương pháp hóa học hãy nêu cách
tách riêng biệt từng kim loại ra khỏi hỗn hợp mà không làm thay đổi khối lượng ban đầu. Viết các
phương trình phản ứng hóa học chứng minh.
Câu 6 ( 2,0đ)
6.1. Hỗn hợp X chứa Fe, FeO, FeSO4 trong đó số mol FeSO4 gấp 9 lần tổng số mol hai chất còn lại. Hòa tan
hoàn toàn X trong dung dịch chứa 0,59 mol H 2SO4 đặc, nóng thu được 0,27 mol SO 2 và dung dịch Y. Cho
dung dịch chứa 1,48 mol NaOH và Y được 51,36 gam một chất kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của FeO
trong X.
6.2 Cho hỗn hợp A CuO, Cu , CuSO4 ( trong đó số mol của 2 hợp chất bằng nhau ) vào dd H2SO4
đặc nóng . Sau phản ứng chỉ thu được 1,12 l SO2 ( sán phẩm khứ duy nhất ) và 500g dd CuSO4 6.4%
. Làm lạnh dd ở trên từ 85 ℃ xuống 12℃ . Hỏi thu được bao nhiêu g muối kết tinh ( cho độ tan của
CuSO4 ở 85 ℃ và 12℃ lần lượt là 87.7g và 35.5g), tính số mol các chất trong hỗn hợp A
Câu 7 ( 2,0đ)
Lấy 22,32 gam hỗn hợp A gồm M, MO, MCO3 (M là kim loại) tác dụng hoàn toàn với 161,7 gam dung
dịch H2SO4 80% đặc, nóng, dư thu được dung dịch B và 0,33 mol hỗn hợp khí D gồm CO2 và SO2. Hấp thụ
hoàn toàn D vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy xuất hiện 38,4 gam kết tủa. Trung hòa B bằng dung dịch
NaOH thu được dung dịch G. Làm bay hơi dung dịch G thì thu được 277,5 gam hỗn hợp E gồm
Na2SO4.10H2O và muối kết tinh X (tỉ lệ số mol tương ứng là 4:1). Làm khan hoàn toàn E thì còn lại 145,2
gam hỗn hợp muối F. Xác định công thức của muối kết tinh X và thành phần % khối lượng các chất trong
hỗn hợp A
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS

Câu 8 ( 2,0đ)
8.1 Hấp thụ hoàn toàn 0,3 mol CO2 vào dung dịch X chứa KOH và K2CO3 thu được dung dịch Y chứa 2
chất tan. Nhỏ từ từ đến hết dung dịch Y vào 450 ml dung dịch HCl 1M, sau khi kết thúc phản ứng thu được
dung dịch Z và 0,36 mol khí. Mặt khác, nếu cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch
Ba(OH)2 thì thu được 118,2 gam kết tủa. Xác định số mol các chất trong dung dịch X.
8.2 Cho m g bột Cu vài 400ml dd AgNO3 0,2M , sau một thời gian phản ứng thu được 7.76g hỗn hợp
Rắn X và dd Y . Lọc tách X , rồi thêm 5.85g bột Zn vào Y , sau khi phản ứng xảy ra hoàn toán thu được
10,53g chất rắn Z . Xác định m
Câu 9 ( 2,0đ)
9.1 Một số chi tiết máy hoặc dụng cụ không thể sơn hoặc tráng men để bảo vệ kim loại . Nếu ngắn
gọn quy trình được thực hiện để bảo vệ kim loại đối với các dụng cụ này
9.2 Thân tàu biến được làm từ sắt và các hợp kim của sắt . Khi di chuyển trên biển thân tàu rất dễ bị
ăn mòn bởi nước biển , vậy nên người ta thương hay sơn lên tàu một loại sơn đặc biệt để chống ăn
mòn . Tuy nhiên ở phần đuôi tàu ( phần gần cánh quạt ) biện pháp sơn là chưa đủ , người ta thường
gắn thêm 1 tấm kẽm . Bằng kiến thức hóa học , hãy giải thích tại sao lại dùng tấm kẽm để gắn vào
đuôi tàu
Câu 10 ( 2,0đ )

a, Nêu 5 dụng cụ thí nghiệm có trong hình


b, Hãy cho biết bình 1 và 2 là gì , nêu tác dụng của chúng
c , Trong quá trình thí nghiệm , do táy máy nên bạn H đã rửa tay vào chậu có chứa axit , nêu cách
xử lí giúp bạn H ( trong phòng thí nghiệm có tương đối đầy đủ hóa chất

Đọc kĩ yêu cầu trước khi làm


Thí Sinh Được sủ dụng BTH ( không kèm bảng tính tan )
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS

You might also like