You are on page 1of 4

PELKI – Chinh phục kiến thức THCS

TỔ CHỨC GIÁO DỤC PELKI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THCS


Năm học: 2023-2024
Môn: Hoá Học
Ngày soạn :
BAN CHUYÊN MÔN HOÁ
Câu 1: (2,0 điểm). Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ dưới đây. Biết M là kim loại, từ X
đến M là kí hiệu các chất vô cơ khác nhau (ở dạng nguyên chất hoặc trong nước).

Câu 2: (2,0 điểm).


1. Không dùng thêm thuốc thử, hãy trình bày cách phân biệt 5 dung dịch sau: NaCl, NaOH,
NaHSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.
2. Cho hỗn hợp chất rắn: Na2O, CaO, Al2O3 và Fe2O3. Hãy trình bày phương pháp hóa học điều
chế các kim loại trên sao cho khối lượng không đổi.
Câu 3:(2,0 điểm). Có hai dung dịch: Dung dịch A chứa 0,2 mol Na 2CO3 và 0,3 mol NaHCO3; dung
dịch B chứa 0,5 mol HCl. Người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Đổ rất từ từ dung dịch B vào dung dịch A cho đến hết.
- Thí nghiệm 2: Đổ rất từ từ dung dịch A vào dung dịch B cho đến hết.
- Thí nghiệm 3: Trộn nhanh hai dung dịch A và B với nhau.
Tính thể tích khí bay ra (ở đktc) trong ba thí nghiệm trên.
Câu 4:(2,0 điểm). Nung nóng hỗn hợp gồm BaCO3, Cu, FeO (trong điều kiện không có không khí)
sau một thời gian thu được chất rắn A và khí B. Hấp thụ khí B vào dung dịch KOH, thu được dung
dịch C, biết rằng dung dịch C tác dụng được với dung dịch CaCl 2 và dung dịch NaOH. Cho A vào
nước dư, thu được dung dịch D và chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí
B, dung dịch F và chất rắn G. Nếu cho A vào dung dịch H 2SO4 đặc, dư, đun nóng thì thu được hỗn
hợp khí H, dung dịch I và kết tủa K. Xác định các chất chứa trong A, B, C, D, E, F, G, H, I, K và
viết các phương trình hoá học của phản ứng.
Câu 5:(2,0 điểm).
1. Hòa tan 4,4 gam hỗn hợp A gồm một kim loại M hóa trị II và oxit của nó phải dùng 100 ml dung
dịch HCl 3M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Tìm kim loại M và tính nồng độ mol của dung
dịch X. (Biết kim loại M thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại – SGK hóa học 9 – NXB Giáo
dục).
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS
2. Xác định chất, hoàn thành các phương trình hóa học, ghi rõ điều kiện phản ứng, biết
rằng mỗi chữ cái là 1 chất vô cơ khác nhau, A là hợp chất của Ba.
A + NaOH → B↓ + C + D
C + E → F + G↑ + D
A+ H → B+D
F+D→ I + K↑ + L↑
Câu 6:(2,0 điểm).
1. Cho biết hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng khi thực hiện các thí nghiệm sau:
a. Dẫn khí Cl2 vào ống nghiệm chứa nước rồi nhỏ thêm vài giọt quỳ tím vào.
b. Cho một mẩu than vào dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng.
c. Sục từ từ đến dư khí SO2 vào dung dịch Br2.
d. Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2S.
2. Sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa hỗn hợp Ba(OH)2 và KOH, kết quả thí nghiệm được
biểu diễn bằng đồ thị sau:

Tìm giá trị của V để thu được lượng kết tủa cực đại.
Câu 7:(2,0 điểm).
1. Cho 16,8 lít CO2 (ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 600 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung
dịch A. Tính khối lượng các muối có trong dung dịch A.
2. Hoà tan a gam hỗn hợp kim loại R (hoá trị II) vào dung dịch HCl được dung dịch X. Để
trung hoà vừa hết X cần dùng 64 gam NaOH 12,5%. Phản ứng tạo dung dịch Y chứa 4,68%
khối lượng NaCl và 13,3% khối lượng RCl2. Cho tiếp lượng dư NaOH vào Y lọc kết tủa tạo
thành, đem nung đến khối lượng không đổi được 14 gam chất rắn. Xác định tên của kim loại
R.
Câu 8: (2,0 điểm).
Một hỗn hợp M gồm Sắt từ oxit, Đồng (II) oxit, Nhôm có khối lượng 5,54 gam. Sau phản ứng
nhiệt nhôm thì thu được chất rắn A. (Các phản ứng xảy ra đồng thời và hoàn toàn).
- Nếu hòa tan A trong dung dịch HCl dư thì sau khi phản ứng xong lượng Hiđro sinh ra tối đa
1,344 lít (đktc)
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS
- Nếu hòa tan A trong dung dịch NaOH dư thì sau khi phản ứng xong còn 2,96 gam chất
rắn.
Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A.

Câu 9: (2,0 điểm).


Cho 4,32 gam hỗn hợp gồm Na, Al, và Fe vào nước dư thu được 896 ml khí (đktc) và một lượng
chất rắn không tan. Tách lấy lượng chất rắn không tan này cho tác dụng với 120ml dung dịch
CuSO4 1M sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 6,4 gam Cu và dung dịch X. Tách dung dịch X
cho tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa trong
không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y.
a. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp?
b. Tính khối lượng của chất rắn Y?
Câu 10: (2,0 điểm)
1. Trong phòng thí nghiệm lắp đặt bộ dụng cụ điều chế khí như hình vẽ dưới đây:

Chất lỏng
Chất
A lỏng A

Chất khí C

H2O

Chất rắn B

Bộ dụng cụ trên có thể dùng để điều chế khí nào trong các khí sau: HCl, O 2, CO2, H2? Vì
sao? Với mỗi khí C thỏa mãn hãy chọn cặp chất A, B phù hợp và viết phương trình phản ứng
xảy ra.
2. Bằng phương pháp hóa học, hãy tách SO2 ra khỏi hỗn hợp gồm: SO2, SO3, O2.

(Cho: Na = 23; Al = 27; Fe = 56; Cu = 64; S = 32; O =16; K =39; H = 1; Mg = 24; C = 12; Cl
= 35,5; N =14; Ag = 108)
----------Hết---------
Họ và tên thí sinh:……………………………………SBD…...............................
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS

You might also like